Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 19

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học (qua Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và Thời xa vắng của Lê L (Trang 87)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 19

Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam 87

"những kì lễ lạt của giới các âm hồn", "cuộc điểm danh của các toán quân đã chết", "chim chóc khóc than như người", "các loại măng đỏ au như những tảng thịt ròng ròng máu", "đom đóm to kinh dị lớn tày cái mũ cối", "cây cối hoà giọng với gió rên lên những bản nhạc ma"... Rải rác toàn truyện, Bảo Ninh luôn sử dụng ngôn ngữ gây nhiều cảm giác này “lềnh bềnh xác người sấp ngửa”, “linh hồn lở loét”, “gờ núi lạnh lẽo”, “bóng đen trườn khỏi võng”, “nấm mồ bộ đội mọc lên nhấp nhô tựa sóng cồn”…Cảnh tượng mà Bảo Ninh gợi ra thông qua ngôn ngữ không khỏi khiến những con người yếu bóng vía "có thể điên lên hoặc chết rũ vì khiếp sợ". Hệ thống ngôn từ đầy ám ảnh gợi cảm giác này đã góp phần khắc hoạ chân thực hơn diện mạo tàn khốc của chiến tranh, khiến người đọc không khỏi ám ảnh.

Là "yếu tố thứ nhất của văn học" (M. Gorki), ngôn ngữ văn học một thời kì, nói như Trần Đình Sử, "gắn với đặc trưng tư duy hình tượng của thời ấy, là "hoá thạch" của đời sống tâm lí, xã hội một thời, là tấm gương phản chiếu gần xa ý thức thẩm mĩ, luân lí, chính trị thời ấy". Văn học, vì thế, không chỉ có nhiệm vụ ghi chép sự thay đổi của ngôn ngữ, nó còn là chính sự thay đổi đó nữa. Có thể nói, ngôn ngữ trong Nỗi buồn chiến tranh in đậm dấu vết chuyển mình của một giai đoạn văn học đầy sôi động.

3.2. Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 1975

3.2.1. Khái lược về giọng điệu

Tìm hiểu những công trình nghiên cứu về giọng điệu trần thuật của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học, chúng ta thấy có rất nhiều quan niệm về giọng điệu trong văn chương. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa, gần, thân, sơ, thành kính hay

Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…

Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam 88

suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” [56,112]. Trong tác phẩm tự sự, giọng điệu trần thuật có vị trí quan trọng. “Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ, tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc” [56, 91]. Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chưa thể viết ra được tác phẩm mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp xong hệ thống nhân vật. Giọng điệu tạo nên phong cách nhà văn và tạo âm hưởng cho tác phẩm. Khi thái độ, tư tưởng, tình cảm của người kể chuyện với các hiện tượng, sự việc đưa ra miêu tả được bộc lộ thì việc thâm nhập vào chiều sâu tác phẩm và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn sẽ thuận lợi rất nhiều cho người đọc. M.B Khrapchencô đã khẳng định: “Đề tài, tư tưởng, hình tượng chỉ được thể hiện trong môi trường và giọng điệu nhất định đối với đối tượng sáng tác, đối với những mặt khác nhau của nó. Hiệu suất cảm xúc của lối kể chuyện, của hành động kịch, của lời lẽ trữ tình trước hết thể hiện ở giọng điệu chủ yếu vốn là đặc trưng của tác phẩm văn học với tư cách là một thể thống nhất hoàn chỉnh”. Giọng điệu trần thuật góp phần tạo nên phong cách nhà văn và có tác dụng truyền cảm cho người đọc. Nhà văn Tsêkhôp đã nhận định rằng: “Nếu tác giả nào đó không có lối nói riêng của mình thì người đó không bao giờ là nhà văn cả”. Trong bài nghiên cứu Giọng điệu và giọng điệu văn xuôi hiện đại, Lê Huy Bắc đã

cho rằng: “Giọng điệu là âm thanh xét ở góc độ tâm lý, biểu hiện thái độ buồn, vui, giận hờn, hờ hững …” để phân biệt với “giọng là âm thanh xét ở góc độ vật lý” [tr 67]. Ở đây, tác giả đã phân biệt giọng điệu vốn có ở mỗi con người với giọng điệu văn chương. Như vậy, có thể khẳng định rằng giọng điệu trong văn chương là sự thể hiện thái độ tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ, sở trường, ngôn ngữ của tác giả, nó gắn chặt với đối tượng giao tiếp và cách thức tổ chức lời lẽ diễn đạt. Trong văn chương nói chung, giọng điệu là một yếu tố không thể thiếu để cấu thành hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn học. Đối

Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…

Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam 89

với tác phẩm tự sự, giọng điệu trần thuật cũng giữ một vai trò hết sức quan trọng. Đó là một phương diện cơ bản cấu thành hình thức nghệ thuật của tác phẩm tự sự, cũng là thước đo không thể thiếu để xác định tài năng và phong cách độc đáo của người nghệ sỹ. PGS.TS Bích Thu trong bài viết Giọng điệu

trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải những năm 80 đến nay quan niệm:

“Giọng điệu trần thuật là một trong những yếu tố quan trọng làm nên sức hấp dẫn trong các sáng tác tự sự của nhà văn” [tr49]. Qua tìm hiểu những quan niệm về giọng điệu trần thuật của các nhà nghiên cứu văn học, chúng tôi nhận thấy rằng: “Giọng điệu chính là thái độ, là tình cảm của nhà văn đối với sự vật, hiện tượng được miêu tả trong tác phẩm mà người đọc có thể cảm nhận được qua sắc thái biểu cảm của lời văn”. Do vậy, giọng điệu trần thuật là chất keo vô hình tạo nên mối liên kết chặt chẽ giữa nhà văn, tác phẩm và độc giả. Trong tác phẩm tự sự, giọng điệu có vai trò rất lớn đối với trần thuật và sự hình thành phong cách nhà văn. Giọng điệu chủ yếu tạo thành âm hưởng chung bao trùm lên toàn bộ tác phẩm. Nó quyết định nhiều khâu, nhiều yếu tố trong việc xây dựng tác phẩm, chi phối phương thức, cách thức xây dựng nhân vật. Giọng điệu là phương tiện để người kể chuyện đi sâu phản ánh bức tranh hiện thực đời sống của con người. Ngoài ra, giọng điệu còn mang đậm cá tính sáng tạo của tác giả. Vì vậy, mỗi nhà văn luôn nói bằng giọng điệu riêng của mình. Tìm được giọng điệu phù hợp sẽ giúp cho nhà văn kể chuyện hấp dẫn hơn, thể hiện sâu sắc hơn tư tưởng tác phẩm. Trong những trường hợp như vậy, giọng điệu trở thành “chìa khóa” để “mở” tác phẩm. Giọng điệu thể hiện tiếng nói từ trái tim tác giả. Nếu không có giọng điệu, tác phẩm chỉ là sự ghi chép đơn thuần, dàn trải của nhà văn về cuộc sống.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học (qua Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và Thời xa vắng của Lê L (Trang 87)