5. Kết cấu của luận văn
2.1.1. Khái lược về cốt truyện
Vấn đề cốt truyện trong tiểu thuyết từ lâu đã được ngành Tự sự học coi là một trong những yếu tố cơ bản để tìm ra cấu trúc đích thực của tác phẩm văn xuôi, một mắt xích quan trọng tạo nên kết cấu tác phẩm tự sự. Phải thừa nhận rằng các nhà nghiên cứu từ cổ điển đến hiện đại thuộc những trường phái khác nhau trên thế giới đã đề xuất nhiều cách tiếp cận tác phẩm nghệ thuật ngôn từ qua hệ thống cốt truyện, nhằm tìm ra mô hình tự sự mang phong cách riêng của nhà văn. Có rất nhiều bài viết khác nhau nghiên cứu, tìm hiểu về cốt truyện. Trong bài viết Cốt truyện trong tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ
XX, Phùng Quý Sơn phân tích: Ở Việt Nam, Từ điển thuật ngữ văn học cũng
đã khẳng định: “Cấu trúc đích thực của tác phẩm chỉ bao gồm hai yếu tố: Ngôn từ và cốt truyện” [56], tuy nhiên, vấn đề cốt truyện nhìn chung chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống và cách hiểu còn khá cứng nhắc. Từ xưa, cốt truyện vẫn bị coi là thành phần “bảo thủ”, ít thay đổi nhất thì đến giai đoạn này nó đã vận động khá mạnh mẽ, thậm chí bỏ qua lý thuyết cốt truyện
Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…
Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam 41
truyền thống, dù chưa thật đồng bộ. Trên phương diện chức năng, cốt truyện đảm bảo ba chức năng cơ bản: là phương tiện bộc lộ tính cách của các nhân vật; phản ánh những mâu thuẫn và xung đột điển hình của hoàn cảnh xã hội mà nhà văn miêu tả; giúp cho tư tưởng chủ đề và nội dung nghệ thuật có điều kiện bộc lộ một cách đầy đủ nhất. Xác định chức năng như thế nên trên phương diện lý thuyết, khái niệm cốt truyện cũng được hiểu rất sinh động và rộng mở. M.Gorki cho rằng “Cốt truyện như là một hệ thống các quan hệ qua lại của các nhân vật, về thiện cảm và ác cảm của chúng, đã xác định như là lịch sử của sự trưởng thành và tổ chức của một tính cách nào đó” [64]. B.Tomashevski lại viết “Tổng thể các sự kiện trong mối liên hệ qua lại nội tại của chúng, ta sẽ gọi là cốt truyện”[64]. Với chúng ta, ngay ở thời kỳ văn học này một số nhà lập thuyết phát biểu những luận điểm đáng lưu ý về cốt truyện như Phạm Quỳnh, Vũ Đình Long. Trong Thượng chi văn tập, Phạm Quỳnh
viết “Trong một truyện thời phải có người hành động, lại phải có những việc của các người ấy làm ra: Một người nào ở trong một cảnh ngộ nào, làm ra những công việc gì đó là cốt một bộ tiểu thuyết”. Với tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, sau khi phân tích hệ thống khái niệm, nhà nghiên cứu văn học Phan Cự Đệ cũng xác định “Cốt truyện chỉ là một hệ thống các sự kiện và hành động trong một tác phẩm”[17]. Như thế, khái niệm cốt truyện theo truyền thống và theo nghĩa khái quát nhất hiện nay thì sự kiện và hành động giữ vai trò quan trọng, thiết yếu, sự kiện luôn gắn liền với hành động. Truyện Nôm Việt Nam quan tâm đến các hành động, sự kiện với những nội dung cốt yếu mà hạn chế phát triển giông dài những yếu tố “thừa”, “lặt vặt” như tiểu thuyết hiện đại. Một số kiểu cốt truyện như kết tinh phẩm chất thẩm mỹ đông phương nay trở nên đông cứng nên các nhà văn trung đại còn dè dặt trong việc sáng tác những cốt truyện mới mà thường chỉ thuật lại hoặc chăng biến đổi đôi chút những tích truyện đã có sẵn. Ví dụ như kiểu cốt truyện điển hình:
Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…
Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam 42
Gặp gỡ – tai biến – lưu lạc – đoàn viên. Truyện Kiều, Sơ kính tân trang, Lục Vân Tiên... là các cốt truyện như thế. Chất truyện ở đây rất đậm và các
cốt truyện thường được lấp đầy bằng các sự kiện, hành động. Trọng tâm truyện dồn vào miêu tả tỉ mỉ nội tâm cũng như trạng thái tâm lý của nhân vật. Vì vậy, mâu thuẫn nghệ thuật thường là mâu thuẫn xã hội – mâu thuẫn bên ngoài, không phải mâu thuẫn nội tâm – mâu thuẫn bên trong. Cốt truyện mà hành động bên ngoài chiếm ưu thế thì chủ yếu xây dựng trên các “đột biến” trên các tiến trình sự kiện. Thuật ngữ này từ thời Arixtốt dùng để chỉ “các biến động bất ngờ, gay gắt trong số phận nhân vật – các loại bước ngoặt có thể từ hạnh phúc đến bất hạnh và ngược lại”[64]. Bước sang giai đoạn văn học đầu thế kỷ XX thì kiểu hành động bên trong có một ý nghĩa lớn lao. Nó không là các sự kiện đột biến mà là những cơn thăng trầm trong cảm xúc của nhân vật thường độc lập với bất cứ sự kiện nào; sự cảm thụ và lý giải các hiện tượng và thực tế khách quan ngày càng mới, những sự bừng sáng của con tim hay trí tuệ.
Ở vào thời điểm chúng ta, đang tiếp thu rất nhiều các trường phái lý thuyết khác nhau trên thế giới, việc nghiên cứu cốt truyện cũng đã tương đối sáng tỏ. Tuy nhiên khi nói đến cốt truyện, với cách hiểu theo nội hàm khái niệm mà trên thế giới đã sử dụng từ thế kỷ XIX chúng ta sẽ không lý giải được rất nhiều trường hợp vẫn được gọi là “vay mượn cốt truyện” từ hệ thống truyện cổ hay từ các nước khác. Nếu chỉ coi cốt truyện như là tiến trình của các sự kiện có thể tóm tắt theo quan hệ biên niên hay nhân quả, vô tình chúng ta đã bỏ quên vai trò của người kể, một nhân tố quan trọng trong quá trình trần thuật. Một sự việc xuất hiện trước hay sau không chỉ bị thúc đẩy bởi hành động của nhân vật mà biến hoá khôn lường dưới sự chỉ đạo, điều khiển từ
người kể. Ở đây cần phải hình dung là sự xuất hiện của bất cứ tín hiệu ngôn ngữ nào bao giờ cũng mang theo dụng ý của nhà văn (dù đó là những từ ngữ
Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…
Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam 43
vô nghĩa của một kẻ tâm thần. Khi được người kể kể lại tức là nó sẽ bao hàm một nội dung nào đó). Việc “kể như thế nào” là vô cùng quan trọng. Nó không chỉ là cách thức nhà văn tái hiện cuộc sống mà còn mang theo cả quan niệm tư tưởng của một nền văn hóa.
Theo ý của Cao Kim Lan trong bài viết Mấy vấn đề thi pháp cốt truyện thì ngày nay, khi mà lý thuyết tự sự ngày càng được quan tâm, vấn đề trần thuật trong truyện kể đã được phân biệt rõ ràng giữa việc “kể cái gì” và “kể như thế nào”. Chỉ có đi sâu nghiên cứu cách thức kể chuyện chúng ta mới có thể thấy được vai trò của chủ thể trong trần thuật. Nghiên cứu cấu trúc của tình tiết (đơn vị cơ bản của tự sự), các kiểu tổ hợp tình tiết, loại hình hoá cốt truyện chỉ là một hướng cụ thể trong rất nhiều các hướng nghiên cứu tự sự khác, chẳng hạn như vấn đề người trần thuật, vấn đề kết cấu của các tầng bậc trần thuật, vấn đề phương vị (góc nhìn) với điểm nhìn, vấn đề hành vi ngôn ngữ tự sự và các hình thức của nó v.v… Cốt truyện nghệ thuật sẽ giúp chúng ta tiếp cận với mô hình tự sự mang phong cách và tài năng của nhà văn. Trong xu thế liên ngành sự nghiên cứu cốt truyện không chỉ gắn bó chặt chẽ với các yếu tố khác của quá trình tự sự mà còn chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các yếu tố khác của tổng thể văn hóa và văn minh nhân loại. Chỉ trong sự liên kết chúng ta mới có thể lý giải được sự phát triển của tính cách cũng như tìm ra tính nội dung trong những hình thức mà nhà văn sáng tạo ra. Tách biệt và cô lập các yếu tố, mọi lập luận rất dễ rơi vào phiến diện, cứng nhắc.
2.1.2. Cốt truyện trong tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975
Cốt truyện là “hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch”. Cốt truyện chính là phương tiện cơ bản để nhà văn khắc họa nhân vật và tái hiện các xung đột xã hội. Các nhà văn khi cầm bút luôn có ý thức sáng tạo, làm mới
Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…
Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam 44
cốt truyện để có thể bộc lộ một cách hiệu quả nhất quan niệm của mình về cuộc sống, về con người và để lôi cuốn người đọc.
Trong cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm cũng như những yếu tố khác, cốt truyện đã trải qua những chặng đường khác nhau trong tiến trình văn học. Nghiên cứu sự vận động của cốt truyện sẽ góp phần lý giải sự chuyển đổi của tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 nói riêng và của tiểu thuyết sau 1975 nói chung. Tuy nhiên trong mỗi giai đoạn lịch sử, trong mỗi trào lưu, khuynh hướng, hoặc trong thi pháp sáng tạo của nhà văn, vai trò của cốt truyện trong tiểu thuyết nói riêng và trong thể tự sự nói chung có những cách thể hiện khác nhau. Trong một số tiểu thuyết trước đây, người ta có thể kể lại cốt truyện, chỉ chú ý đến cốt truyện mà ít để ý đến cách viết của nhà văn. Theo các tiểu thuyết gia của trào lưu tiểu thuyết mới (Pháp) thì càng ngày vai trò của cốt truyện càng giảm: “Cái làm nên sức
mạnh cho tiểu thuyết gia chính là ở chỗ anh ta sáng tạo, anh ta hoàn toàn tự do sáng tạo, không có mô hình mẫu”. Thực chất trong tác phẩm tự sự, cốt
truyện là sợi dây liên kết các mối quan hệ của nhân vật, tổ chức, sắp xếp các sự việc diễn ra trong đó, bộc lộ chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
Ở giai đoạn cách mạng và kháng chiến (1945-1975), tiểu thuyết bội thu vào thời điểm những năm 60 và những năm chống Mỹ. Ở đây, cốt truyện là phương tiện thể hiện cuộc sống và tính cách con người, ít nhiều đã chịu “áp lực sử thi”. Để phản ánh những vấn đề lớn lao của lịch sử và dân tộc, cốt truyện tiểu thuyết thường dựa trên hai tuyến đối lập địch-ta, tốt-xấu, cảm hứng chủ đạo là ngợi ca, khẳng định. Trong cốt truyện của tiểu thuyết Việt Nam trước 1975, chúng tôi không thấy có sự đảo lộn trình tự thời gian. Cốt truyện được triển khai tuần tự theo thời gian niên biểu và thời gian cốt truyện ở đây thường được đặt vào thời hiện tại. Thực ra trong loại thể tự sự, mọi chuyện kể đều thuộc về thời gian quá khứ, cái được kể lại là cái đã xảy ra,
Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…
Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam 45
nhưng nhân vật người kể chuyện thường có dụng ý hiện tại hoá câu chuyện. Với những câu chuyện xảy ra trong thời hiện tại và khi kết thúc vẫn đang còn tiếp diễn, cốt truyện của tiểu thuyết Việt Nam trước 1975 mang dấu ấn tiểu thuyết trong cấu trúc của nó, bởi đối tượng thẩm mỹ của tiểu thuyết là cái hiện tại dang dở, đang biến đổi và chưa hoàn kết. Thời gian cốt truyện của tiểu thuyết giai đoạn này được triển khai tuần tự xuôi chiều theo quy luật nhân - quả và trình tự đầu - cuối, trước - sau, tuân thủ khá chặt chẽ theo cấu trúc truyền thống của cốt truyện với các bước: trình bày - thắt nút - phát triển - cao trào - mở nút.
Từ sau 1975, nhất là trong thời kỳ đổi mới, thực tiễn văn học đã theo sự chi phối chung của quy luật thời bình, nghiêng về thể tài thế sự, đời tư. Trong tác phẩm văn học không phải cốt truyện nào cũng chứa đựng những tình huống gay cấn với những xung đột gay gắt mà có những câu chuyện về những cái bình thường, nhỏ nhặt, gây cảm giác như là không có chuyện. Chính những bước ngoặt của trạng thái tâm linh, những xung đột cá nhân đã trở thành yếu tố thúc đẩy sự hình thành cốt truyện. Tiểu thuyết từ sau đổi mới đa dạng hơn trong nội dung phản ánh, phong phú hơn trong hình thức diễn đạt, tự do hơn ở cách thức dựng truyện. Bên cạnh những cốt truyện giàu kịch tính là những cốt truyện giàu tâm trạng. Có những kết cấu cốt truyện rõ ràng, mạch lạc, có mở đầu, có kết thúc, cũng có những tiểu thuyết cấu trúc lỏng lẻo, lắp ghép, kết thúc mở. Bên cạnh những tiểu thuyết tuân thủ cốt truyện truyền thống là những cốt truyện dựa trên thi pháp hiện đại. Cốt truyện đã vận động thay đổi trong sự phát triển của thể loại. Về đoạn kết của tiểu thuyết, có mô hình kết thúc có hậu, các vấn đề được giải quyết một cách hoàn tất, trọn vẹn. Có đoạn kết kiểu kết thúc bỏ ngỏ, không hoàn kết. Tất cả các dạng thức trên đều nhằm phân tích, lý giải những vấn đề phức tạp và bí ẩn của con người, cuộc sống đương đại. Cốt truyện tiểu thuyết từ những năm đổi
Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…
Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam 46
mới đến nay, một mặt vẫn kế thừa và phát triển những đặc trưng của cốt truyện truyền thống, mặt khác đã tiếp cận với tiểu thuyết hiện đại thế giới ở những nét tinh tuý. Nghệ thuật đồng hiện, kỹ thuật độc thoại nội tâm, dòng ý thức, lắp ghép, sử dụng huyền thoại, nghệ thuật gián cách, đa giọng điệu là những vấn đề còn mới mẻ trong văn xuôi Việt Nam đã được tiểu thuyết vận dụng, biến hoá một cách linh hoạt và uyển chuyển trên tinh thần dân tộc hiện đại.
Trong đội ngũ những người viết tiểu thuyết có không ít tác giả đã cố gắng đổi mới tư duy tiểu thuyết, tìm một hướng đi mới trong sáng tạo thể loại: Chu Lai, Ma Văn Kháng, Lê Văn Thảo, Nguyễn Trí Huân, Nguyễn Xuân Khánh, Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà, Hồ Anh Thái, Võ Thị Hảo... Những cây bút kể trên đã cố gắng cách tân trong sáng tạo với những tiểu thuyết có cốt truyện lỏng lẻo, mơ hồ, co giãn, khó tóm tắt, khó kể lại. Có thể nói đến sự tan rã của cốt truyện trong tác phẩm tự sự. Cấu trúc tác phẩm được lắp ghép, chắp nối từ những mảnh vụn của hiện thực. Tiểu thuyết không tạo ra những tình huống kịch hoặc lối kể chuyện có trước, có sau. Các yếu tố sự kiện, tình tiết nhân vật được triển khai theo mạch vận động của cảm xúc, suy nghĩ. Tiểu thuyết vừa là tiếng nói của ý thức, vừa là tiếng nói của tiềm thức, của giấc mơ, thể hiện cái hiện tại đang vận động, biến chuyển, không khép kín ( Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh).
Bên cạnh những tiểu thuyết không trú trọng vào cốt truyện vẫn có những tác phẩm xây dựng một cốt truyện truyền thống. Có thể nói, cốt truyện
Thời xa vắng là một cốt truyện truyền thống, trong đó các sự kiện, biến cố
được trình bày theo trật tự thời gian khách quan và sự phát triển các biến cố ấy cũng phù hợp với lôgich khách quan. Đó là một cốt truyện đơn giản, mạch lạc, không có sự ly kỳ với những sự kiện, biến cố có tính chất ngẫu nhiên,
Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…
Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam 47
xuất hiện đột ngột, bất ngờ làm xoay chiều câu chuyện hoặc làm thay đổi số phận nhân vật. Một cốt truyện với hệ thống biến cố như vậy phù hợp với việc thể hiện tư tưởng luận đề của tác phẩm, nhưng lại khiến người đọc cảm thấy