Giọng điệu trong tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học (qua Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và Thời xa vắng của Lê L (Trang 89)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2.Giọng điệu trong tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975

Trong nghệ thuật kể chuyện, giọng điệu (voice) cũng là một yếu tố cơ bản. Phản ánh quan điểm, thị hiếu thẩm mĩ của người sáng tạo, giọng điệu có

Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…

Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam 90

vai trò quan trọng trong việc thể hiện cá tính sáng tạo của tác giả (gián tiếp qua hình tượng người kể chuyện). Giọng điệu được thiết lập từ mối quan hệ giữa người kể với người nghe từ thế giới sự kiện được miêu tả và tạo thành giọng điệu trần thuật. Chúng ta đã biết: giọng điệu là âm thanh được con người phát ra với sự can thiệp của trường độ, cường độ, âm sắc, âm lượng của nó. Giọng điệu trong văn học là phạm trù có liên quan đến các yếu tốtạo nên văn phong bao gồm: cách diễn đạt, hình tượng, cú pháp, âm thanh, nhịp điệu. Giọng điệu vừa biểu hiện một thái độ về đối tượng thẩm mỹ trong tác phẩm văn học vừa là thái độ của người phát ngôn văn học đối với người nghe. Giọng điệu trở thành một yếu tố quan trọng góp phần tạo ra đặc trưng riêng cho mỗi loại hình văn học và cũng góp phần xác định phong cách của mỗi một nhà văn, một trào lưu văn học. Giọng điệu và ngôn ngữ gắn bó trong quan hệ tương hỗ. Với giọng điệu của tiểu thuyết Việt Nam trước 1975 nói chung, tiểu thuyết viết về chiến tranh nói riêng, các công trình nghiên cứu văn học Việt Nam hiện đại đã tìm được sự thống nhất khi cho rằng: đó là giọng điệu đơn thanh đầy cảm xúc. Đó là "giọng điệu trữ tình rưng rưng hào sảng”. Đó là "giọng văn sử thi với” sự" trang nghiêm thiên về ngợi ca”... Và một số ý kiến tương tự như vậy đã xuất hiện. Sau 1975, trong sự chuyển đổi của xã hội, trong cuộc sống “hậu hiện đại” ngổn ngang, chồng chất nhiều mặt đối lập, bản hợp âm pha tạp của đời sống đã xâm nhập vào tiểu thuyết, quyết định một giọng riêng của thời đại. Mỗi nhà văn trong sự đổi mới thể loại cũng làm mới giọng điệu, góp phần cách tân nghệ thuật tổ chức truyện kể. Giọng điệu tiểu thuyết Việt Nam đương đại rất đa dạng. Tuy vậy, ở bài viết này, chúng tôi chỉ đi sâu vào những giọng chủ của tiểu thuyết đương đại, qua đó nhằm khẳng định sự phát triển của tiểu thuyết trên bình diện giọng điệu trần thuật.

Sau 1986, tiểu thuyết Việt Nam ngày càng nhạt dần chất sử thi, tiểu thuyết áp sát vào đời sống, tiếp xúc suồng sã đến thô bạo hiện thực. Sự

Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…

Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam 91

mở rộng các phạm trù thẩm mĩ khiến tiểu thuyết gần với đời thường hơn. Cái bi không còn phải dè dặt né tránh; tinh thần hài hước gia tăng. Cái nhìn ở thì hiện tại không hoàn kết, con mắt tiểu thuyết đã nhìn trực diện hiện thực cuộc sống đương đại. Khi những chuẩn mực bị lệch pha, cái hài xuất hiện. Cái nhìn

phi thành kính, suồng sã, giễu nhại của chất tiểu thuyết đã quy định một giọng

điệu riêng của tiểu thuyết đương đại.

Giọng điệu hài hước trong tiểu thuyết đương đại có nhiều cấp độ. Có giọng châm biếm nhẹ nhàng nhưng sâu cay (tiểu thuyết Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng), có giọng trào lộng, châm chích (tiểu thuyết Tạ Duy Anh), có giọng tự trào (tiểu thuyết Chu Lai, Lê Lựu), có giọng giễu nhại (tiểu thuyết Hồ Anh Thái, Thuận). Nhiều tác phẩm đã để lại ấn tượng sâu sắc nhờ người kể chuyện “biết đùa”. Giọng điệu trào phúng, hài hước trở thành một giọng chủ, đem lại sắc thái mới mẻ cho văn học nói chung và tiểu thuyết đương đại nói riêng.

Một trong những yếu tố làm nên sự đổi mới giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết đương đại là giọng giễu nhại. Văn phong của Lê Lựu trong Thời

xa vắng giản dị, tự nhiên, lôi cuốn, sinh động và hài hước. Miêu tả hành động, cử chỉ của Tuyết, nhà văn sử dụng hàng loạt từ ngữ khôi hài: chuỗi động từ, từ láy tượng hình… (cô reo lên, cười toe toét, son són đi trước, bạch bạch ra ngoài, nói cười hớn hở, lại bạch bạch về, lại nói cười hổn hển, huyên thuyên táo tợn…) để người đọc thấy sự vô duyên đến nực cười

của Tuyết. Khai thác mối quan hệ giữa đôi vợ chồng Sài – Tuyết, Lê Lựu đã cho thấy những bất ổn, những khập khiễng trong cuộc sống của họ và từ đó, tiếng cười cất lên như một sự cảm thông cho những hành động lạc điệu. Đằng sau tiếng cười ấy là sự xót xa, chua chát của một trái tim giàu lòng nhân ái và mẫn cảm với cuộc đời, con người.

Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…

Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam 92

Thời xa vắng thể hiện tình cảm thẩm mỹ của thời đại mới, thời đại của

ý thức cá nhân, một thời đại không chấp nhận bất cứ cái gì là giáo điều. Thời đại ấy cho phép nhà văn thể hiện kinh nghiệm cá nhân của mình thông qua tác phẩm. Tình cảm thẩm mỹ của thời đại không chỉ thể hiện trong việc sử dụng phối hợp lời kể, lời tả, lời giải thích, bình luận mà còn được thể hiện trong giọng điệu trần thuật của tác phẩm. Thời xa vắng là một tác phẩm đa giọng

điệu, có khi ngậm ngùi, xót xa, có khi triết lý, có khi giễu nhại, trong đó giễu nhại là giọng điệu cơ bản nhất. Giọng giễu nhại này thường gắn với cảm hứng về cái hài. Nó biến thành trò cười tất cả những gì có cái vỏ bề ngoài nghiêm túc bằng cách tô đậm tính lố bịch, vô nghĩa, lỗi thời của nó. Trong tác phẩm, Lê Lựu giễu nhại thứ quan hệ giả dối của lũ người xu nịnh, cơ hội; giễu nhại thứ quan niệm giai cấp giáo điều, xơ cứng; giễu nhại cái lối đánh giá người khác chủ quan, theo một khuôn mẫu cứng nhắc, cứ thấy ai khác mình là xấu; giễu nhại cung cách làm ăn tập thể không chú trọng chất lượng lao động cũng như chất lượng cuộc sống; giễu nhại chủ nghĩa thành tích, chủ nghĩa hình thức,…Thời xa vắng là một tác phẩm giễu nhại độc đáo. Trong tác phẩm, khoảng cách thời gian và khoảng cách giá trị của sử thi hoàn toàn bị đảo ngược. Từ vị trí của người trần thuật từng trải, hiện thực hiện ra như một “thời xa vắng” đầy những bi hài.

Xét về tính đa giọng của tác phẩm, Thời xa vắng không phải là tác

phẩm đầu tiên, duy nhất trong văn xuôi thời kỳ đổi mới, nhưng xét riêng về giọng giễu nhại thì tác phẩm lại có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình đổi mới văn xuôi Việt Nam sau 1975. Giọng điệu này thể hiện một cái nhìn “phi thành kính” đối với hiện thực được miêu tả. Giọng điệu này cho phép tác giả tấn công vào cái cũ, cái lỗi thời, cái lạc hậu một cách trực diện, thể hiện sự căm ghét sâu cay đối với thói giả trá, xu nịnh, đối với những nguyên tắc cứng nhắc, ấu trĩ, đồng thời thể hiện nhu cầu khẳng định cá nhân, cá tính. Giọng điệu này nhập vào tiếng nói xã hội để biến tiếng nói ấy trở thành tiếng nói nghệ thuật.

Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…

Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam 93

Nỗi buồn chiến tranh lại mang giọng ngậm ngùi, buồn thương, đôi khi là giọng mỉa mai chua xót. Âm hưởng chung của Nỗi buồn chiến tranh là buồn thương ngậm ngùi. Tác phẩm đã tập trung khắc họa những tổn thương về mặt tinh thần của con người. Sau những hào quang chiến thắng, con người chợt nhận ra mình mất quá nhiều, nhiều khi có những hành động hết sức tàn nhẫn, phi nhân tính, từng có lúc đê hèn nhất. Nhưng đó là những hành động tất yếu đã xảy ra trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, một thời có nhiều sự hào hùng song cũng không ít những đau thương. Giọng điệu buồn đau được nhà văn tạo nên bởi mật độ dày đặc, lặp lại với tần số cao những từ, cụm từ miêu tả trực tiếp nỗi buồn trong tác phẩm: “nỗi quặn đau”, “nỗi buồn sâu thẳm”, “nỗi buồn nguyên khối”, “đau đớn”, “não nề”, “niềm đau”, “buồn thương”, “cõi thương tâm”, “nước mắt nóng rực đau nhói tròng mắt như kim châm”, “lê thê”, “ê ẩm”… Giọng điệu này là kết quả của cách nhìn về chiến tranh dưới cái nhìn cá nhân đặt trong mối quan hệ với thân phận từng con người cụ thể. Đó cũng là giọng điệu chung của Ăn mày dĩ vãng. Hai Hùng

luôn ngậm ngùi, đau xót khi nhớ về quãng thời gian trong chiến tranh; nghĩ về đồng đội với những năm tháng chinh chiến trong đội trinh sát bên bờ song Sì Gòn. Tổ trinh sát của anh mấy chục người, vậy mà trở về sau ngày hòa bình còn có mấy. Mỗi người mỗi kiểu hy sinh, họ đã mãi mãi nằm xuống cho ngày hôm nay được sống trong hòa bình, hạnh phúc. Nhưng hiện tại, mấy ai hiểu được điều đó, nên xen vào giọng ngậm ngùi, xót thương là giọng chua xót mỉa mai. Anh là anh hùng của thời chiến, là người lính đi ra từ chiến tranh, nhưng với hiện tại anh là một kẻ lạc loài, trở nên lạc lõng trên chính mảnh đất mình đã gắn bó và chiến đấu vì nó. Đó là tâm trạng chung của những cựu chiến binh chứ không phải chỉ của riêng Hai Hùng và Kiên. Cả Hai Hùng và Kiên đều bị quay lưng bởi xã hội thực tại.

Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…

Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam 94

Tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, thường viết về những người lính đi ra từ chiến tranh, viết về cuộc đời họ thời hậu chiến nên có giọng dung tục đời thường. Tóm lại giọng điệu tiểu thuyết Việt Nam về chiến tranh sau 1975 là đa thanh, nhiều bè, nhiều giọng điệu. Tạo nên giọng điệu đa dạng, phong phú đã đánh dấu một bước trưởng thành trong tư duy nghệ thuật.

Quan sát tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 không thể không ghi nhận những cách tân về nội dung và hình thức thể hiện của các tiểu thuyết gia đương đại. Ở đây vấn đề không đơn thuần chỉ là sự tìm tòi, lạ hoá mà còn là sự thay đổi quan niệm về thể loại nhằm vươn tới tầm vóc của tiểu thuyết và tầm đón đợi của người đọc trong tương lai. Sự đổi mới tiểu thuyết vì thế vừa hướng tới chủ thể sáng tạo, vừa hướng tới chủ thể tiếp nhận. Những nỗ lực cách tân của người viết đòi hỏi người đọc phải chủ động với cách đọc, cách cảm thụ tác phẩm, tránh tình trạng quen với lối đọc thời bao cấp: “Cái mà tác giả yêu cầu người đọc không còn là tiếp nhận ngay một thế giới đã hoàn hảo, đầy đủ, đóng kín đối với anh ta mà ngược lại anh ta phải tham gia vào việc sáng tác, đến lượt mình anh ta cũng phải sáng tạo ra tác phẩm - và cả thế giới nữa - và như vậy tức là anh ta học cả việc sáng tạo cuộc đời riêng của mình”.

Trong bối cảnh mở rộng giao lưu và hội nhập với thế giới, khả năng thông tin cũng như những nhu cầu chung của thế giới hiện đại đã khiến những quốc gia, những xứ sở khác nhau không thể hoàn toàn tách biệt, đóng cửa lại với nhau. Tác phẩm văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng chỉ được độc giả trong nước và bên ngoài đón nhận khi nhà văn đổi mới tư duy nghệ thuật và bút pháp sáng tạo. Khuynh hướng dân chủ hoá tiểu thuyết, nhu cầu trí tuệ của bạn đọc, một nghệ thuật thiên về gợi mở, liên tưởng nhiều hơn là miêu tả và bình luận đã xuất hiện.

Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam 95

bút tiểu thuyết đã có ý thức tìm tòi, đổi mới nghệ thuật và kỹ thuật tiểu thuyết trên cơ sở gắn nó với nội dung nhân bản, xã hội để thúc đẩy thể loại phát triển, góp phần cách tân và hiện đại hoá văn xuôi Việt Nam hiện đại. Mọi sự tìm tòi, đổi mới tư duy nghệ thuật tiểu thuyết chỉ thực sự có ý nghĩa khi nhà văn với tài năng và tâm huyết của mình có một cái nhìn mới về hiện thực cùng giao nhịp với dòng mách của văn học nhân loại tạo nên một sinh thể mới cho tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, nói rộng ra là cho nền tiểu thuyết đương đại.

Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…

Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam 96

KẾT LUẬN

Kể từ sau 1975, Văn học Việt Nam bước sang một giai đoạn mới trong tiến trình phát triển. Từ những tác phẩm mang đậm dấu ấn của văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước những năm đầu sau chiến tranh cho đến những năm 90 của thế kỉ XX, văn học đã có những bước chuyển mình và thể hiện sự đổi mới trên nhiều phương diện. Văn xuôi nói chung và tiểu thuyết nói riêng đã gặt hái được những thành công đáng kể, đưa văn học nước nhà tiến thêm một bước trên hành trình hòa nhập với nền văn học thế giới, trong đó tiểu thuyết viết về chiến tranh đóng một vai trò quan trọng. Đặt các tiểu thuyết viết về chiến tranh của Chu Lai, Bảo Ninh, Lê Lựu trong xu hướng vận động đổi mới của tiểu thuyết để tìm hiểu những đặc trưng nổi bật về phương diện trần thuật, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

Luận văn tìm hiểu và đánh giá quá trình đổi mới của nền văn học Việt Nam trong đó có tiểu thuyết viết về chủ đề chiến tranh sau năm 1975, từ đó đi tới khẳng định, văn học đổi mới đã có sự thay đổi trong quan niệm nhìn nhận về hiện thực, nhận ra tính đa dạng của hiện thực, thay đổi quan niệm về con người và nhận ra tính phức tạp của đời sống con người cũng như các mối quan hệ của nó. Tiêu biểu cho tiểu thuyết viết về chủ đề chiến tranh, thể hiện được sự kế thừa, vắt nối tạo nên dấu ấn quan trọng của văn học viết về chủ đề chiến tranh sau năm 1975 là các tác phẩm Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và Thời xa vắng của Lê Lựu. Đó là ba trong

những tác phẩm được đánh giá là có nhiều đóng góp quan trọng vào sự đổi mới của tiểu thuyết viết về chủ đề chiến tranh sau năm 1975 trong xu hướng đổi mới của nền văn học.

Tiểu thuyết viết về chủ đề chiến tranh sau 1975 qua ba tác phẩm đã có những sự thay đổi mới mẻ trong phong cách biểu hiện mới. Các sáng tác của hai nhà văn này đã thể hiện một quan niệm mới về hiện thực chiến tranh. Đó

Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…

Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam 97

là một hiện thực chiến tranh được soi chiếu toàn diện với cái nhìn toàn cảnh về chiến tranh với các cặp phạm trù đối lập: cái anh hùng bên cạnh sự phản bội, cái cao cả bên cạnh cái thấp hèn, sự chiến thắng vinh quang bên cạnh sự huỷ diệt tàn phá, khốc liệt.

Do có sự thay đổi về cảm hứng sáng tác và hiện thực phản ánh dẫn tới những thay đổi về nghệ thuật biểu hiện, đặc biệt là nghệ thuật trần thuật. Tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975 không còn chú trọng xây dựng những cốt truyện hấp dẫn, li kì với những đoạn cao trào đỉnh điểm giống như tiểu thuyết trước chiến tranh. Cùng với kiểu “truyện không có truyện” là sự phá vỡ kết cấu truyền thống, xây dựng những kết cấu hiện đại phù hợp với tâm trạng của nhân vật trần thuật. Nhân vật trần thuật, bên cạnh những tác phẩm được kể theo ngôi thứ ba với điểm nhìn “biết tuốt” là ngôi kể ở ngôi thứ nhất, người kể

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học (qua Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và Thời xa vắng của Lê L (Trang 89)