Kết cấu truyền thống và sự phá vỡ kết cấu truyền thống trong tiểu thuyết

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học (qua Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và Thời xa vắng của Lê L (Trang 60)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Kết cấu truyền thống và sự phá vỡ kết cấu truyền thống trong tiểu thuyết

Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam 60

không thể qui những tác phẩm cụ thể vào một dạng kết cấu riêng biệt nào mà cần phải xem xét tác động nghệ thuật của kết cấu đối với người đọc cũng như chức năng cụ thể của nó trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

2.2.2. Kết cấu truyền thống và sự phá vỡ kết cấu truyền thống trong tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975

Từ đặc trưng của thể tài lịch sử- dân tộc, từ đặc điểm của cấu trúc thể loại tiểu thuyết sử thi, cảm hứng sử thi đã chi phối đến phương diện kết cấu. Cảm hứng sử thi với hạt nhân là cảm hứng anh hùng bao giờ cũng tập trung phản ánh những sự kiện lịch sử trọng đại và những nhân vật anh hùng của các biến cố lịch sử ấy. Bởi vậy cảm hứng sử thi không chỉ gắn bó mà còn có thể được bộc lộ chủ yếu qua hệ thống sự kiện lịch sử trong tác phẩm, các nhân vật anh hùng cũng chỉ có thể bộc lộ phẩm chất của mình trong và qua chuỗi sự kiện xuất hiện theo quy luật nhân quả và trong diễn tiến thời gian. Với đặc điểm này, kết cấu lịch sử- sự kiện mang tầm vóc lịch sử dân tộc trở thành xương sống của tiểu thuyết Việt Nam trước 1975. Kết cấu tâm lý tuy song hành gắn bó nhưng chỉ là hệ quả của kết cấu - sự kiện. Mọi diễn biến tâm lý nhân vật, chỉ có thể nảy sinh khi nhân vật đối diện và được thử thách bằng sự kiện. Sự kiện có thể đem lại cảm xúc thuận chiều hay nghịch chiều cho tâm trạng nhân vật. Nhân vật trong tiểu thuyết sử thi là nhân vật hành động và chủ yếu hướng ngoại. Bởi vậy, nếu thiếu sự cọ xát với hệ thống sự kiện, tâm lý nhân vật sẽ không vận động, biến đổi. Nhưng sự xuất hiện và vận động của tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam trước 1975 lại diễn ra trong tính quy phạm bởi bị đóng khung trong quy luật nhân quả: sự kiện và tâm lý, tâm lý bên trong và hành động bên ngoài. Nghĩa là luôn có một hệ thống mô típ tâm trạng nhân vật hô ứng với hệ thống sự kiện. Đặc biệt, sự hình thành mối quan hệ nhân quả: tính cách nào thì diễn biến tâm lý ấy; diễn biến tâm lý như thế nào thì hành động như thế ấy - đã tạo ra một đường ray định sẵn cho sự tái

Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…

Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam 61

hiện tâm lý nhân vật. Tính cách, phẩm chất của nhân vật không thay đổi mà mô típ tình huống - sự kiện lại cố định tất yếu dẫn đến những mô típ tâm lý công thức và bất biến. Chính bởi lý do này, kết cấu tâm lý có phần đơn điệu và mờ nhạt trong tiểu thuyết Việt Nam trước 1975.

Trong kết cấu tâm lý của tiểu thuyết Việt Nam trước 1975, chúng tôi đã bắt gặp hàng loạt mô típ tâm lý – hành động xuất hiện trước những mô típ tình huống - sự kiện. Những diễn biến lâm lý có thể bộc lộ trực tiếp qua độc thoại nội tâm hay gián tiếp qua hành động và ngoại cảnh, bởi vì tâm lý và hành động của nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam trước 1975 bao giờ cũng thống nhất. Kết cấu của tiểu thuyết Việt Nam trước 1975 thuộc loại kết cấu đơn và đóng khép: chỉ có một hệ thống sự kiện trải ra theo thời gian tuyến tính là trục chính của kết cấu. Kết cấu tâm lý ở vị trí thứ yếu gắn kết với kết cấu sự kiện theo. quy luật nhân - quả mang tính tất yếu. Tính quy phạm của kết cấu tâm lý đã tạo ra những mô típ tâm lý mang tính công thức, tuy làm người đọc xúc động bởi tính chân thực và tính thời sự nhưng chưa tạo được chiều sâu tâm lý cho nhân vật. Khi tính thời sự đi qua, sự cộng hưởng trực tiếp giữa sáng tạo và tiếp nhận không còn, người đọc chỉ nhớ nhân vật làm gì mà không nhớ nhân vật nghĩ gì trước và sau khi hành động. Sau 1975, tiểu thuyết có kết cấu đa dạng hơn do nhu cầu phản ánh hiện thực phong phú và sự thay đổi về cảm hứng sáng tác. Bên cạnh những tiểu thuyết có kết cấu truyền thống là những tiểu thuyết có kết cấu hiện đại bắt kịp với sự phát triển của nền tiểu thuyết thế giới.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học (qua Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và Thời xa vắng của Lê L (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)