Tính phong phú đa dạng của ngôn ngữ tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học (qua Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và Thời xa vắng của Lê L (Trang 78)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.2.Tính phong phú đa dạng của ngôn ngữ tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam

Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam 78

Ngôn ngữ trần thuật mang tính chính xác, cá thể hoá. Mỗi câu, mỗi chữ trong tác phẩm có thể chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa, nhiều cách giải thích. Nhưng mỗi từ thì lại phải mang tính chính xác và cá thể hoá. Ngôn ngữ trần thuật còn là ngôn ngữ đa thanh vì đặc trưng của ngôn ngữ văn xuôi là sự tác động qua lại rất phức tạp giữa tiếng nói tác giả, người kể chuyện và nhân vật, giữa ngôn ngữ miêu tả và ngôn ngữ được miêu tả.

Ngôn ngữ đa thanh trong trần thuật nhấn mạnh vào ngôn ngữ của người khác, hướng về một tiếng nói khác; chẳng hạn tiếng nói tác giả hướng về tiếng nói của nhân vật, hoặc tiếng nói nhân vật trong đó có xen lẫn giọng tác giả, hoặc là tiếng nói của nhân vật này xen lẫn giọng của nhân vật khác.

Ngoài ra, do đổi mới tư duy nghệ thuật, mở rộng phạm trù thẩm mỹ và cách tân về thi pháp nên ngôn ngữ trần thuật còn có các tính chất như: tính chất hiện đại thể hiện ở chỗ ngôn ngữ trần thuật không còn là tiếng nói quyền uy mà trở nên gần với ngôn ngữ đời sống hơn bao giờ hết; tính chất văn hoá vùng miền trong ngôn ngữ trần thuật thể hiện ở chất giọng nhà văn, người trần thuật không những kể chuyện mà còn chuyển tải những giá trị văn hoá nằm sâu dưới lớp ngôn ngữ, làm cho nội dung trần thuật phong phú, đặc trưng.

3.1.2. Tính phong phú đa dạng của ngôn ngữ tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 Nam sau 1975

Tư duy trần thuật trong tiểu thuyết giai đoạn 1945 - 1975 là tư duy phân tuyến địch - ta rõ ràng. Nó ảnh hưởng rõ rệt của tư duy bổ đôi phân cực trong cổ tích. Vì thế trần thuật thường đi theo ngôi thứ ba, khách quan, biết hết, nó không thể đi sâu vào những diễn biến tâm trạng, những suy nghĩ trăn trở của cá nhân, những biến cố bi kịch đời tư mà đặt hứng thú vào miêu tả hành động. Đối với tiểu thuyết về đề tài chiến tranh hôm nay, có thể coi xu hướng trần thuật thiên về góc nhìn đời tư là một bước tiến so với giai đoạn

Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…

Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam 79

trước đó. Từ góc nhìn này nhà tiểu thuyết đã đưa nhân vật về với đời thường tạo ra một sự dân chủ, bình đẳng đúng với bản chất thể loại của tiểu thuyết. Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh chỉ quan tâm kể về cái gì thì không tránh khỏi sự tẻ nhạt, đơn điệu, do vậy nó phải hướng tới những cách kể mới, chúng tôi thấy cách cảm thương hóa, tâm linh hóa lời kể là rất đáng chú ý. Việc tạo ra nhiều điểm nhìn và luân phiên thay đổi, dịch chuyển điểm nhìn trong trần thuật đã làm cho vấn đề sâu sắc hơn. Lời văn tiểu thuyết sử thi 1945 -1975 thường mượt mà êm đềm và yên tĩnh vì không có sự tranh biện phản bác giữa lời người trần thuật và lời nhân vật, giữa địa vị nhân vật với tính cách, ngôn ngữ nhân vật. Tất cả như đồng hướng để châu tuần về ngọn cờ sử thi. Tiểu thuyết hôm nay không vậy, lời văn của nó đầy sự tranh biện, khiêu khích. Điều ấy đã góp phần tạo ra sự đa thanh (chứ chưa phải là phức điệu) cần thiết cho tiểu thuyết. Dĩ nhiên tiểu thuyết sử thi hôm nay vẫn chưa thể “vứt bỏ” ngay được những hạn chế mà rõ nhất là sự kể khô khan, nhưng những nét tìm tòi trên đây là rất đáng được ghi nhận.

Trong những năm tiền đổi mới, ngôn ngữ đối thoại đóng vai trò quan trọng trong các tiểu thuyết của Nguyễn Khải. Ông là một trong số hiếm hoi các nhà văn hiện đại sử dụng một cách thuần thục nghệ thuật trần thuật thông qua đối thoại. Ngôn ngữ đối thoại gần như chiếm hết văn bản tác phẩm của Nguyễn Khải. Lời phát ngôn nào cũng thể hiện một đặc điểm tính cách cụ thể, luôn va đập, cọ xát. Ngôn ngữ đối thoại trong tác phẩm của Nguyễn Khải được cá thể hoá, đầy cá tính (Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người...).

Ý thức đối thoại trong tiểu thuyết thời đổi mới tiếp tục được triển khai và phát huy trong bối cảnh lịch sử mới, trong không khí dân chủ hoá của đời sống văn học. Dấu vết thời đại đã ảnh hưởng và qui định cách nói năng, đối đáp, nhiều lớp từ mới được hình thành, quan niệm về lời nói cũng được bổ sung những sắc thái biểu cảm mới. Ngôn ngữ tiểu thuyết gần với ngôn ngữ

Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…

Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam 80

đời thường, giàu khẩu ngữ (Thời xa vắng, Ngày hoàng đạo, Ngược dòng

nước lũ, Ăn mày dĩ vãng, Cơ hội của Chúa, Cõi người rung chuông tận thế, Cơn giông, Thoạt kỳ thuỷ, Đi tìm nhân vật, Mười lẻ một đêm, Luật đời và cha con...).

Bên cạnh đối thoại, độc thoại nội tâm cũng đóng vai trò chủ yếu trong phương thức trần thuật của tiểu thuyết thời kỳ đổi mới. Độc thoại nội tâm trở thành một thủ pháp nghệ thuật có hiệu quả trong quá trình tự ý thức của nhân vật, đi sâu vào thế giới nội tâm đầy bí ẩn của nhân vật.

Trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới, dường như các nhà văn đều sử dụng dạng tình huống những giấc mơ thông qua kỹ thuật dòng ý thức để biểu hiện độc thoại nội tâm. Việc vận dụng thủ pháp dòng ý thức giúp nhà văn khai thác và khám phá thế giới tâm linh của con người.

Do có điều kiện tiếp thu những sáng tạo nghệ thuật của các nền tiểu thuyết thế giới, đặc biệt là tiểu thuyết phương Tây, tiểu thuyết Việt Nam hiện đại đã vận dụng thủ pháp dòng ý thức như một phương tiện đi vào thế giới tâm linh một cách có hiệu quả. Kỹ thuật dòng ý thức sử dụng thời gian đồng hiện, hồi ức, hoài niệm, dòng suy tưởng, những giấc chiêm bao, nhằm để nhân vật tự bộc lộ những miền sâu kín của tâm hồn nằm ngoài vòng kiểm soát của ý thức con người. Giấc mơ và hồi ức là đặc điểm của nhân vật dòng ý thức.

Nhiều tiểu thuyết sau những năm đổi mới đến nay đã sử dụng môtíp giấc mơ, giấc chiêm bao như một ngôn ngữ độc thoại đặc biệt để giải mã thế giới vô thức của con người. Thủ pháp này thể hiện rõ trong các tiểu thuyết: Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Ngược dòng nước lũ (Ma Văn Kháng), Người đi vắng (Nguyễn Bình Phương),

Cơn giông (Lê Văn Thảo), Ngày hoàng đạo (Nguyễn Đình Chính), Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Mẫu thượng ngàn (Nguyễn Xuân Khánh)...

Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…

Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam 81

Trong sáng tạo văn học, ngôn từ có vai trò đáng kể đối với nhà văn - chúng tôi chia sẻ với ý kiến của Isa Kamari, nhà văn Singapore, n g ư ờ i được giải thưởng văn học Đông Nam Á năm 2006: “Trong sự hỗn độn và nông cạn hiện nay, các nhà văn đóng vai trò tái lập lại mục đích và sự kỳ diệu của ngôn từ. Nhà văn đóng vai trò chính trong việc giải phóng ngôn từ ra khỏi các hành vi đầu cơ. Nhà văn là người cứu tinh, có thể chuộc lại nhân loại bằng phương tiện ngôn ngữ”. Với những tìm tòi đổi mới nhằm mục đích cách tân về hình thức diễn đạt, các cây bút tiểu thuyết đã thể hiện những nỗ lực sáng tạo đáng kể của họ trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ, góp phần hiện đại hoá ngôn ngữ văn chương, thúc đẩy sự phát triển của thể loại

3.1.2.1. Ngôn ngữ tiểu thuyết gần với ngôn ngữ đời thường, giàu khẩu ngữ

Ngôn ngữ tiểu thuyết viết về chiến tranh sau 1975 giàu tính khẩu ngữ. Để tạo nên bức tranh hiện thực về cuộc sống hôm nay và hiện thực chiến trường hôm qua, các tác giả chú ý đlến việc sử dụng những câu khuyết thành phần, câu đặc biệt trong lời thoại của các nhân vật nhằm làm nổi bật những nét độc đáo của từng nhân vật, từng tính cách. Ngôn ngữ trong Ăn mày

dĩ vãng biểu hiện sự cá tính hóa mạnh mẽ và cao độ, ngôn ngữ mang tính chất

đời thường, góc cạnh đôi lúc “bỗ bã”. Tính cách nào lời nói ấy. Mỗi nhân vật có một ngôn ngữ riêng. Hai Hùng có cách nói trần trụi, thẳng thắn, đôi khi cục cằn: “Cút! Cút về phía sau mà giáo dục”, “Mẹ khỉ”, “Ăn mày, kệ bố tao”, tuy nhiên nó cũng chân thật và chất chứa tình cảm: “Thiệt! Thương nhiều lắm! Thương hơn cả mạng sống của anh. Sau này em có ốm đau què cụt anh vẫn thương”, “Thực ra anh là một thằng người yếu đuối Sương ạ (…) chiến tranh mờ mịt, bạn bè chết hết lớp này đến lớp khác, ngày kết thúc còn đang trong vô vọng, nhiều lúc anh muốn chạy trốn khỏi nỗi nhọc nhằn, khủng khiếp mà sức người có hạn, không thể mãi chịu đựng. Nhưng lại không có

Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…

Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam 82

gan chạy trốn đến tận cùng bằng sự tự sát. Càng không thể làm trò ô nhục đào ngũ hay chiêu hồi. Anh chỉ đủ can đảm tự thương.” Ba Sương có cách nói nhẹ nhàng, tế nhị, êm ngọt, sắc nhọn ở âm tiết cuối cùng: “Đừng buồn bã nữa anh Hai… em biết anh đang buồn lắm, khổ lắm!” Em ra đây là vì anh Viên, tụi em ở trong này có chết cũng đỡ tủi. Dầu sao cũng gần nhà, gần cửa, dầu sao người thân cũng biết mà hương khói. Còn mấy anh…”, “Thôi mà! Tôi xin các anh, các anh vì thương mà cứ nói quá lên như vậy, nghe kỳ lắm!”

3.1.2.2. Đối thoại, độc thoại nội tâm qua dòng hồi ức của nhân vật Trong Ăn mày dĩ vãng, để giúp người đọc hiểu được những ẩn khuất trong cuộc đời nhân vật Ba Sương và sự đổi thay “tâm tính” của cô, ngoài việc chiếu sáng nhân vật qua suy nghĩ, cảm nhận của Hai Hùng và ông Tường, nhà văn Chu Lai đã dành cho nhân vật khoảng yên tĩnh cuối cùng để nhân vật tự hoàn chỉnh chân dung của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thông thường, để nhân vật “tự chiếu sáng” những bí ẩn trong tâm hồn, tiểu thuyết hiện đại thường sử dụng thủ pháp “độc thoại” (monologue), “độc thoại nội tâm” (interior monologue) hay “dòng ý thức” (stream of

consciousness). Nhưng ở đây, nhân vật Ba Sương lại “chiếu sáng” nội tâm

bằng “đối thoại” (dialogue). Tại sao như vậy? Vì trước khi gặp Hai Hùng, Ba Sương cố vùi lấp quá khứ để yên tâm sống với hiện tại nên không dám đối diện với chính mình, không một lần độc thoại nội tâm. Khi bị Hai Hùng đột ngột xé toang bức màn bí ẩn ngay trong phòng làm việc của mình, Ba Sương muốn quay đầu (vì “quay đầu là bờ”) thì cô lại không còn thời gian nữa. Ba Sương chỉ có thể đối thoại “một lần cho mãi mãi” với những người mình tin cậy nhất (Hai Hùng hoặc ông Tường).

Cuộc đối thoại ngắn giữa Ba Sương và ông Tường cuối tác phẩm đã diễn ra rất vội vàng. Vì nhân vật có cảm giác thời gian không chờ mình nữa. Hơn một lần, nhân vật thốt ra lời: “Chậm mất rồi!” [36, 350], “Muộn rồi!”

Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…

Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam 83

[36, 351]. Quả thật, đó là cơ hội duy nhất để Ba Sương trở về với con người thật của mình, “khác hẳn với một Sương giám đốc, Sương tỉnh ủy, Sương phó chủ tịch ngày hôm qua” [36, 348]. Nhưng lịch sử của cả một số phận, một cuộc đời không thể tái hiện đầy đủ chỉ trong khoảnh khắc ngắn ngủi của hiện tại. Vì vậy, tác giả đã “dồn nén”, đã “cô đặc” thời gian một cách nghệ thuật. Và “đối thoại” chỉ còn là hình thức để nhân vật truyền trao thông tin. Theo dõi cuộc thoại, chúng ta sẽ thấy nhân vật vi phạm hầu hết các nguyên tắc đối thoại: Nguyên tắc luân phiên, nguyên tắc liên kết, nguyên tắc cộng tác… Vì Ba Sương có hướng vào người nhận cụ thể (ông Tường) nhưng không chờ sự “hồi đáp tức khắc” ở nhân vật ấy. Thậm chí, nhiều lần cô “giành” quyền phát ngôn và gần như độc thoại: “Xin đừng ngắt lời tôi. Đây có thể là lần cuối cùng, cứ để cho tôi nói hết, nói một lần…” [36, 353]. Vì vậy, lời thoại của Ba Sương thường rất dài, có khi chiếm đến ba trang [36, 357-359]. Trong khi đó, lời thoại của ông Tường rất ngắn, có khi chỉ một câu nhưng dang dở: “Ý chị muốn nói là…” [36, 349], “Nhưng mọi người và cả tôi…” [36, 352], “Nhưng chị lại là…” [36, 355]. Và nội dung lời thoại của ông thường không liên kết với câu chuyện của Ba Sương...

Chính sự xử lý linh hoạt tình huống giao tiếp của tác giả đã giúp nhân vật có cơ hội bộc lộ thế giới bên trong đầy bí ẩn, cũng như có dịp “sám hối” tội lỗi của mình: “Tôi có lỗi với anh, với chị Hai, với tất cả bạn bè trong rừng. Chính vì điều đó, vì hương hồn chỉ ám ảnh mà tôi phải bỏ xứ ra đi, phải ráng quên đi hết thảy…” [36, 352]. “Tôi không thể xúc phạm các anh, càng không thể động chạm đến vong linh chị Hai, người chị đã chết thay cho tôi. Tôi không thể… Chính vì lẽ đó mà tôi phải chạy trốn, phải chối bỏ tất cả, chối bỏ bạn bè, chối bỏ quê hương, chối bỏ cả người đàn ông mà cho đến nay, sau bao nhiêu vui buồn, ngang ngửa, tôi vẫn không sao nguôi được những kỷ niệm đã có…” [36, 353-354]. Lời lẽ tuy chân thành nhưng vẫn còn là ngôn ngữ của lý

Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…

Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam 84

trí. Về cuối, nhân vật mới thực sự “sám hối’ bằng ngôn ngữ của “con tim” để có bản lĩnh “lột mặt” chính mình: “Tôi đã hèn nhát chọn nhẽ thứ hai (tiếp tục ỉm đi để có tất cả, cả cuộc sống và cả niềm vinh quang của người chết) bằng cách giạt hẳn về quê cũ, về cái nơi không một người nào biết tôi là ai để đầu thai làm một người khác” [36, 354]. Tội lỗi trong quá khứ sẽ dẫn đến những sai lầm trong hiện tại. Ba Sương đã dần dần soi sáng cái phần lâu nay còn ẩn khuất trong mình để đi đến quyết định sáng suốt cuối cùng cho hiện tại: “… tôi đã khóc và thấy mình không thể sống như cũ được nữa. Tôi quyết định trở về con người thật của mình vào ngay buổi trưa mai, dù cho có phải trả giá thế nào” [36, 360].

Quả thật, với một nhân vật có “lịch sử” phức tạp như Ba Sương, nếu chỉ qua điểm nhìn của nhân vật khác thì khó có thể thấu tỏ mọi bề. Vì vậy, nhà văn đã sử dụng có hiệu quả thủ pháp “chiếu sáng từ bên trong” khi xây dựng nhân vật. Viết về chiến tranh, Chu Lai đã thành công trong việc sử dụng lời gián tiếp tự do để khám phá thế giới tâm hồn người lính trong một thời kì bão lửa (nếu từ điểm nhìn bên ngoài và lời trực tiếp khó diễn tả được): “Sương ơi! Người ta nói trước khi em về đây, em là bông hoa dại của rừng. Hầu như tất cả đều phải lòng em, tất cả đều muốn có em, được em để mắt đến, đúng không? Anh đang nghĩ, đang dò tìm, cớ sao lại thế, em có cái gì ghê gớm lắm đâu! Không biết! Em không biết! Mặc kệ người ta. Người ta cũng nói em… Đừng giận nhé! Em có số sát chồng? Em đã sát ai? Sát những ai? Tức là em đã có yêu, yêu nhiều rồi phải không? Hay là em vẫn là em, một mình tinh khiết, thiên hạ tìm đến với em, thương em rồi ngã xuống, rồi bảo là tại em?”. Trong lời độc thoại nội tâm của Hai Hùng vang lên nhiều lời nói: tiếng của Ba Sương lẫn trong tiếng của Hai Hùng, tiếng của đám đông... Theo cách nói của Bakhtin, Chu Lai đã tạo nên cái gọi là vi thoại trong lòng một cuộc độc thoại. Cuốn tiểu thuyết có cấu trúc song hành hiện tại (thời điểm Hai Hùng lọ mọ ăn mày dĩ vãng) và quá

Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học…

Nguyễn Thị Vui – Văn học Việt Nam 85

khứ (câu chuyện còn tươi rói về chiến tranh). Ngôn ngữ trần thuật vì vậy đa dạng, nhiều giọng; có lời người kể chuyện ngôi ba, có lời người kể chuyện ngôi

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn tự sự học (qua Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và Thời xa vắng của Lê L (Trang 78)