Để có căn cứ khoa học cho việc trả lời những câu hỏi trên, tôi tiến hành nghiêncứu đề tài“Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất mận tam hoa nằm trong đề án đưa cây mận tam hoa vào thay thế
Trang 1PHẦN 1: MỞ ĐẦU1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Các chất ma túy nói chung và thuốc phiện nói riêng đang là nguyên nhân gây racác tệ nạn cho nhân loại nói chung và người Việt Nam nói riêng Ma túy là một trongnhững nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tật, đói nghèo, hủy hoại giống nòi, nguồn laođộng và rất nhiều các tệ nạn khách đi theo nó
Đảng và Nhà nước ta xác định tệ nạn ma túy là tệ nạn cực kỳ nguy hại, trái vớiđạo đức truyền thống của dân tộc, ảnh hưởng rất xấu đến phát triển kinh tế, gây hạilớn cho sức khoẻ của một bộ phận nhân dân, ảnh hưởng xấu tới nòi giống dân tộc, đểlại hậu quả nghiêm trọng cho các thế hệ mai sau Đây là mối quan tâm, lo lắng củatoàn xã hội
Huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An do hợp đất, hợp khí hậu, cây thuốc phiện rất dễtrồng, lên tốt và có thu nhập cao hơn so với các loại cây khác nên thu hút người dân ởcác xã vùng biên tham gia trồng Trong tổng số 16 xã của huyện có trồng cây thuốcphiện thì xã Mường Lống là xã trồng nhiều nhất, được mệnh danh là “thủ phủ thuốcphiện” của tỉnh Nghệ An
Để thực hiện Nghị Quyết số 6 – CP của Chính Phủ về “Tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy”, năm 1996, tỉnh Nghệ An đã ban hành
chủ trương “xóa bỏ và chống tái trồng cây thuốc phiện trên toàn tỉnh” Hưởng ứng
và triển khai chủ trương của tỉnh, huyện Kỳ Sơn đã phát động cuộc vận động loại bỏcây thuốc phiện ra khỏi đời sống cộng đồng, đặc biệt là điểm nóng ở xã MườngLống Song song với biện pháp tuyên truyền, một số nghiên cứu khoa học để đưa ragiải pháp xóa bỏ cây thuốc phiện một cách bền vững đã được tiến hành Các nghiêncứu đưa ra một kết luận là phải đưa một cây trồng phù hợp nhất với điều kiện tựnhiên của xã Mường Lống Đoàn công tác phòng chống ma túy và xóa bỏ cây thuốcphiện của tỉnh Nghệ An được cử đi tìm hiểu các mô hình kinh tế của huyện Sapa tỉnhLào Cai Và thấy cấy mận tam hoa là phù hợp nhất với xã Mường Lống Khi đó đề
án “Đưa cây mận tam hoa vào thay thế cây thuốc phiện ở xã vùng cao Mường Lống”được xây dựng và triển khai từ năm 1996 Đến năm 1999, những cây mận tam hoabắt đầu cho thu hoạch
Trang 2Để không tái trồng cây thuốc phiện thì cây mận tam hoa phải có hiệu quả kinh
tế cao nhất Chưa có đề tài nào nghiên cứu, đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuấtcây mận tam hoa của xã vùng cao Mường Lống Một số câu hỏi đặt ra là: liệu rằngcây mận tam hoa có mang lại hiệu quả kinh tế cao hay không? Nó đóng vai trò nhưthế nào trong nguồn thu nhập của bà con dân tộc ở xã Mường Lống? Trong vòng 10năm cho thu hoạch thì cây mận tam hoa có những thuận lợi gì và đang gặp phảinhững khó khăn nào?
Để có căn cứ khoa học cho việc trả lời những câu hỏi trên, tôi tiến hành nghiêncứu đề tài“Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất mận tam hoa nằm trong đề án đưa cây mận tam hoa vào thay thế cây thuốc phiện ở xã vùng cao Mường Lống – huyện
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về hiệu quả kinh tế sản xuất đề xuất địnhhướng và một số giải pháp chủ yếu có căn cứ khoa học và thực tiễn nhằm phát triểnsản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế cho cây mận tam hoa
Trang 31.3 Phương pháp nghiên cứu
1.3.1 Phương pháp chọn điểm và phương pháp chọn đối tượng nghiên cứu
1.3.1.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu phải đại diện cho vùngnghiên cứu trên phương diện điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và các đặc điểm đặctrưng về tình hình nông thôn và nông dân của xã Căn cứ vào đặc điểm của xã, dựa vàođặc điểm năng suất, quy mô sản xuất mận tam hoa, xã Mường Lống chia thành cácnhóm hộ: nhóm hộ có qui mô trồng mận tam hoa nhiều, nhóm hộ có qui mô trungbình, nhóm hộ có qui mô ít Trong nghiên cứu chúng tôi chọn các hộ ở bản MườngLống I đại diện cho 3 nhóm hộ trồng mận trên
1.3.1.2 Phương pháp chọn đối tượng nghiên cứu
Đề tài chỉ chọn nghiên cứu những hộ nông dân trồng mận tam hoa trong xãMường Lống Về cơ bản, đề tài chọn đối tượng nghiên cứu dựa trên tiêu chí qui môsản xuất mận tam hoa (qui mô lớn, trung bình và nhỏ) việc phân chia qui mô này dựatrên sự so sánh tổng thể chung của các hộ nông dân trồng mận tam hoa trong xã
1.3.2 Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu thứ cấp thông qua phòng thống kê, phòng nông nghiệp và một sốphòng ban khác có liên quan của huyện Kỳ Sơn, của xã Mường Lống (từ năm 2007 đếnnăm 2009)
1.3.3 Thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc thiết kế phiếu điều tra phỏng vấn vàtiến hành phỏng vấn trực tiếp 45 hộ được lựa chọn ngẫu nhiên
1.3.4 Phương pháp xử lý thông tin, phân tích số liệu
1.3.4.1 Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê số liệu qua các thời kỳ để thấy được sự biến động về tình hình sảnxuất mận tam hoa của các hộ nông dân ở xã Mường Lống
1.3.4.2 Phương pháp thống kê so sánh
Dùng để so sánh giữa những hộ có điều kiện kinh tế khác nhau, những hộ có
Trang 4nhau có khác nhau hay không, nếu không khác nhau thì nguyên nhân tại sao, nếu khácnhau thì do những lý do gì? để từ đó đưa ra được những định hướng và giải pháp chophát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất mận tam hoa cho các hộ nôngdân trong xã.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Các hộ nông dân sản xuất mận tam hoa ở xã vùng cao Mường Lống – huyện KỳSơn – tỉnh Nghệ An
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung: đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất mận tam hoa nằm
trong đề án đưa cây mận tam hoa vào thay thế cây thuốc phiện ở xã vùng cao MườngLống – huyện Kỳ Sơn – tỉnh Nghệ An
* Phạm vi về thời gian: thời gian thực hiện đề tài từ ngày 5/02/2010 đến ngày
15/05/2010, cụ thể là nghiên cứu thực trạng sản xuất, hiệu quả kinh tế sản xuất mậntam hoa:
+ Từ khi được thu hoạch đến năm 2006, dựa trên số liệu thứ cấp của các cơquan, ban ngành huyện Kỳ Sơn và UBND xã Mường Lống
+ Trong 3 năm (2007 – 2009), dựa trên số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp thôngqua điều tra thực tế, phỏng vấn các hộ trồng mận tam hoa ở xã Mường Lống
* Phạm vi về không gian: nghiên cứu tình hình sản xuất mận tam hoa trên địa
bàn xã vùng cao Mường Lống – huyện Kỳ Sơn – tỉnh Nghệ An
Trang 5PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Một số lý luận cơ bản về sản xuất sản phẩm
* Khái niệm: Sản xuất là quá trình con người sử dụng lao động tác động vào tự
nhiên khai thác hoặc cải tiến các dạng vật chất của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầucủa mình để tạo ra sản phẩm
* Vai trò của sản xuất: Đời sống của xã hội rất phong phú có nhiều hoạt động
khác nhau như: hoạt động sản xuất, hoạt động chính trị, khoa học, văn hóa, nghệ thuật…Trong các hoạt động đó thì hoạt động sản xuất chiếm một vị trí quan trọng tạo ra của cảivật chất đáp ứng yêu cầu của mỗi con người trong xã hội để từ đó con người tiến hànhcác hoạt động khác, nếu không có sản xuất thì con người không thể thực hiện được cáchoạt động khác Vậy sản xuất là toàn bộ cơ sở của đời sống xã hội, là cơ sở tồn tại vàphát triển của loài người, sản xuất là yêu cầu khách quan của sự tồn tại xã hội
Quá trình sản xuất là cơ sở của đời sống xã hội đồng thời là quá trình phát triển
và hoàn thiện bản thân con người Để sản xuất có kết quả, con người không ngừngthâm nhập vào tự nhiên, khám phá phát hiện các quy luật của tự nhiên Lịch sử của xãhội loài người, nền văn minh nhân loại gắn liền và dựa trên sự phát triển, hoàn thiệnnền sản xuất
* Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất:
Trong sản xuất để tạo ra sản phẩm chịu tác động của nhiều yếu tố, đặc biệttrong sản xuất nông nghiệp chịu tác động của những yếu tố chủ yếu sau:
+ Các yếu tố tự nhiên: đây là điều kiện thời tiết, khí hậu, giao thông, thủy lợi…Các yếu tố này ảnh hưởng trong suốt quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm
+ Giá cả và các yếu tố đầu vào: giá cả đầu vào ảnh hưởng đến sản xuất và khảnăng cung ứng sản phẩm ra thị trường Nếu giá cả đầu vào tăng làm cho giá thành trênmột đơn vị sản phẩm cao lên, do vậy sản xuất sẽ giảm làm cho khả năng cung ứng sản
Trang 6+ Công nghệ sản xuất: là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng suấtgiảm chi phí lao động trong quá trình sản xuất, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, mẫu
mã đẹp, cải tạo công nghệ làm cho cung tăng lên như: thay thế dây chuyền sản xuất, ápdụng phương pháp mới đầu tư thâm canh sản xuất, đưa các giống mới có năng suất caovào sản xuất trong nông nghiệp…
+ Chính sách thuế: chính sách thuế của Chính phủ có ảnh hưởng đến quyết địnhsản xuất do đó ảnh hưởng đến cung sản phẩm, mức thuế cao sẽ làm giảm cung ra thịtrường và ngược lại
+ Các yếu tố đầu ra của sản xuất như năng suất, sản lượng, giá bán và hiệu quảsản xuất ảnh hướng lớn đến quá trình sản xuất cả về mặt lượng đến mặt chất của sảnxuất Khi năng suất và giá bán cao thì kích thích được sản xuất phát triển, hiệu quả sảnxuất ngày càng cao hơn
+ Số lượng người sản xuất: số lượng người tham gia vào sản xuất cung ứng sảnphẩm nhiều thì khối lượng sản phẩm cung ứng ra thị trường lớn và ngược lại nếu sốlượng người tham gia vào sản xuất ít thì khối lượng sản phẩm tạo ra ít từ đó khốilượng sản phẩm cung ứng ra thị trường sẽ ít Chính những điều này sẽ ảnh hưởng trựctiếp đến giá cả sản phẩm, tác động đến người sản xuất và khả năng cung ứng sản phẩmcủa những năm tiếp theo
+ Kỳ vọng về giá cả hàng hóa của người sản xuất: người sản xuất mong vàothời gian tới giá sẽ thay đổi tăng lên từ đó kích thích sản xuất và khả năng cung ứng rathị trường sẽ tăng
+ Dự đoán của người sản xuất về giá cả của các yếu tố đầu vào, đầu ra, nếuthuận lợi thì việc sản xuất và cung ứng ra thị trường sẽ thuận lợi
1.1.2 Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Sản xuất kinh doanh là một hoạt động mà trong đó mục tiêu chính của nó là làmsao cho đáp ứng tốt về nhu cầu sản phẩm, chất lượng cũng như dịch vụ đối với xã hội
và người tiêu dùng, mặt khác nó còn nhằm mang lại lợi ích cho nhà sản xuất – kinhdoanh Bởi vì nếu người tiêu dùng quan tâm đến chất lượng, giá cả của sản phẩm vàdịch vụ thì các nhà sản xuất – kinh doanh lại quan tâm chủ yếu đến lợi nhuận của họ.Như vậy lẽ dĩ nhiên giữa họ sẽ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Người sản xuất –
Trang 7kinh doanh muốn có lợi thì tất yếu là phải tiêu thụ được sản phẩm và như vậy cũng cónghĩa là họ cũng phải đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng về mặt chất lượngcũng như giá cả sản phẩm Vì vậy, lợi ích kinh tế hay nói theo thuật ngữ chuyên môn:Hiệu quả kinh tế (HQKT) là điều mà xã hội, chúng ta cần quan tâm.
HQKT là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế.Nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế có nghĩa là tăng cường trình độ lợi dụng cácnguồn lực sẵn có trong hoạt động kinh tế Đây chính là một đòi hỏi khách quan củamọi nền sản xuất xã hội do nhu cầu vật chất cuộc sống của con người ngày một tăng.Nói một cách khác thì do yêu cầu của công tác quản lý kinh tế cần thiết phải đánh giánhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh tế, và từ đó đã làm xuất hiện phạmtrù HQKT
Vào những năm 1878, Sapodonicop cùng nhiều nhà kinh tế, nhà khoa học khác
đã tổ chức tranh luận nhiều về vấn đề HQKT Những phải hơn 30 năm, tức năm 1910mới bắt đầu có văn bản pháp quy đánh giá HQKT đang được quan tâm nghiên cứu,phát huy và là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, chính trị học trong nền kinh tếthị trường Nhưng để mà nói rõ hơn về vấn đề hiệu quả kinh tế này thì các nhà kinh tế
ở nhiều nước và nhiều lĩnh vực có những quan điểm, cách nhìn khác nhau Tuy nhiên
ở đây có thể tóm tắt thành ba hệ thống quan điểm như sau:
* Hệ thống quan điểm thứ nhất cho rằng: HQKT được xác định bởi tỷ số giữa
kết quả đạt được và các chi phí bỏ ra (như là: các nguồn nhân lực, vật lực, tiền vốn …)
để đạt được kết quả đó Theo quan điểm này thì:
Hay: H =
Trong đó: H: là hiệu quả kinh tế
Q: là kết quả thu được
C: là chi phí bỏ ra
* Hệ thống quan điểm thứ hai cho rằng: HQKT được đo bằng hiệu số giữa giá
trị sản xuất đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó
Q
C
Trang 8Theo quan điểm này thì:
Hiệu quả kinh tế = Kết quả thu được – Chi phí bỏ ra
Hay H = Q – C
* Hệ thống quan điểm thứ ba cho rằng: khác với hai quan điểm trên, quan
điểm này trước tiên là phải xem xét HQKT trong thành phần biến động giữa chi phí vàkết quả sản xuất Nhưng bên cạnh đó HQKT còn được biểu hiện ở quan hệ tỷ lệ giữaphần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí, hay còn là quan hệ tỷ lệgiữa kết quả bổ sung và chi phí bổ sung
Để hiểu rõ hơn về quan điểm này thì ta có:
Phần tăng thêm của kết quả thu được
Hiệu quả kinh tế =
Phần tăng thêm của chi phí bỏ ra
Hoặc: Hiệu quả kinh tế = Phần tăng thêm của kết quả thu được – Phần tăng thêmcủa chi phí bỏ ra
Hay được viết theo công thức:
HQKT = ΔQ - ΔC
Mà: ΔQ = Q1 – Q0
ΔC = C1– C0
Trong đó: Q1, Q0là lượng kết quả ở hai kỳ
C1, C0là lượng chi phí ở hai kỳ
1.1.3 Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế
Quá trình phát triển của một nền kinh tế thường gắn liền với quá trình của khoahọc kỹ thuật và việc áp dụng chúng vào sản xuất Bản thân những tiến bộ đó đã chứađựng những tính ưu việt, nhưng nó chỉ phát huy được hiệu quả cao khi áp dụng chúngtrong những điều kiện sản xuất thích hợp Vậy để vận dụng một cách thông minh cácthành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất và phấn đấu để đạt HQKT cao trongứng dụng tiến bộ kỹ thuật như là một tất yếu Mà điều đó có ý nghĩa quan trọng và bứcthiết đối với bền sản xuất của nước ta
Trang 9Với một lượng dự trữ tài nguyên nhất định muốn tạo ra được khối lượng sảnphẩm lớn nhất thì chính là mục tiêu hàng đầu của các nhà sản xuất và quản lý Hay nóimột cách khác là ở một mức sản xuất nhất định cần phải làm thế nào để có được chiphí tài nguyên và lao động thấp nhất Như vậy điều đó chứng tỏ cho ta thấy rằng quátrình sản xuất là một sự liên hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào (input) và đầu ra(output), nó cũng chính là sự biểu hiện kết quả của các mới quan hệ thể hiện tính hiệuquả của sản xuất.
Mà ta biết HQKT được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạtđược và lượng chi phí bỏ ra Cho nên khi mà xác định HQKT thì nhiều nhà kinh tế ítnhấn mạnh quan hệ so sánh tương đối (phép chia) mà chỉ quan tâm đến quan hệ tuyệtđối (phép trừ) Ngoài ra nó còn được biểu hiện bằng giá trị tổng sản phẩm, tổng thunhập cũng như lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
Tuy nhiên muốn hiểu rõ hơn về nội dung HQKT, thì ta cũng phải cần phân biệt
rõ HQKT với hiệu quả xã hội Nếu như HQKT là mối tương quan so sánh giữa lượngkết quả kinh tế đạt được và lượng chi phí bỏ ra thì hiệu quả xã hội là mối tương quan
so sánh giữa kết quả xã hội và tổng chi phí bỏ ra của xã hội Cho nên HQKT và hiệuquả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là phạm trùthống nhất
Bản chất của HQKT, là nó xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh
tế xã hội nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần của mọi thànhviên trong xã hội Và để làm rõ hơn bản chất của hiệu quả kinh tế, thì cần phải phânđịnh sự khác nhau và mối liên hệ giữa “kết quả” và “hiệu quả”
Kết quả ở đây được hiểu theo là một kết quả hữu ích mà nó do mục đích củacon người tạo nên, được biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu, nhiều nội dung, tùy thuộc vàonhững trường hợp cụ thể xác định Do tính mâu thuẫn giữa khả năng hữu hạn về tàinguyên với nhu cầu tăng lên của con người mà người ta xem xét kết quả đó được tạo
ra như thế nào và chi phí bỏ ra là bao nhiêu, xem có mang lại kết quả hữu ích haykhông Chính vì vậy, khi đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉdừng ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất lượng công tác hoạt động sảnxuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm đó Mà chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh
Trang 10kết quả phải là chi phí lao động xã hội Vì vậy bản chất của hiệu quả chính là hiệu quảcủa lao động xã hội và được xác định bằng tương quan so sánh giữa lượng kết quả hữuích thu được với lượng hao phí lao động xã hội, còn mục tiêu của hiệu quả là sự tối đahóa kết quả và tối thiểu hóa chi phí trong điều kiện nguồn tài nguyên hữu hạn Do vậy
mà bất kỳ một nhà sản xuất – kinh doanh nào muốn hoạt động sản xuất thì đều cầnphải xác định 2 yếu tố đó là:
+ Yếu tố đầu vào: đó là chi phí sản xuất, chi phí trung gian, chi phí lao động,chi phí vốn đầu tư và đất đai
+ Yếu tố đầu ra (hay là mục tiêu đạt được): nó chính là mục tiêu chung của nềnkinh tế quốc dân cũng như của từng đơn vị sản xuất – kinh doanh (đã được xã hội chấpnhận) Và các kết quả đạt được chính là những hàng hóa trao đổi trên thị trường như:khối lượng sản phẩm, giá trị sản phẩm, giá trị sản xuất cũng như lợi nhuận … so vớichi phí bỏ ra
Song nhìn chung thì khoa học kỹ thuật đầu tư vào sản xuất nông nghiệp nước tavẫn còn thấp và lạc hậu do đó mà các yếu tố tự nhiên còn tác động rất lớn, kể cả tácđộng tích cực và tiêu cực Do đó mà việc xác định các yếu tố đầu vào sẽ gặp nhữngkhó khăn, trở ngại Vì thế mà khi đánh giá HQKT thì kết quả và chi phí đều dựa trên
cơ sở giá thị trường tại thời điểm xác định hay đôi khi vẫn sử dụng giá trị cố định hoặcgiá kỳ gốc để so sánh các hiện tượng cần nghiên cứu
1.1.4 Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả kinh tế
Đánh giá hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng, giúp biết được mức độảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả sản xuất như đất đai, lao động, phân bón… từ
đó người dân có thể sử dụng các yếu tố nguồn lực một cách hợp lý để có tạo ra mứcsản lượng tối ưu nhất
1.1.5 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất mận tam hoa
1.1.5.1 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất
+ Tổng giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị của cải vật chất do lao động
sáng tạo ra trong một thời kỳ nhất định
+ Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch
vụ,lao động thuê ngoài được sử dụng trong quá trình sản xuất
Trang 11+ Giá trị gia tăng (VA): là kết quả cuối cùng thu được sau khi trừ đi chi phí
trung gian của một hoạt động sản xuất kinh doanh
VA = GO – IC
+ Thu nhập hỗn hợp (MI): đây chính là thu nhập thuần kết quả sản xuất trong
một chu kỳ sản xuất
MI = VA – Thuế – Khấu hao TSCĐ
1.1.5.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất
+ Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí trung gian (GO/IC): Chỉ tiêu này
cho biết việc bỏ ra một đồng chi phí trung gian đầu tư thu được bao nhiêu đồng giátrị sản xuất
+ Tỷ suất giá trị tăng thêm theo chi phí trung gian (VA/IC): Chỉ tiêu này thể
hiện cứ bỏ ra 1 đồng vốn vào sản xuất thì sẽ thu được bao nhiêu đồng giá trị tăng thêm
+ Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian (MI/IC): chỉ tiêu này
phản ánh trình độ tổ chức quản lý và sử dụng vốn trong sản xuất
+ Thu nhập hỗn hợp bình quân trên 1 ngày công lao động: chỉ tiêu này
phản ánh mức độ giá trị 1 ngày công lao động với nguồn thu hiện tại
TNHH / ngày công lao động = TNHH của 1 đơn vị sản xuất / tổng số ngày công laođộng cho 1 đơn vị sản xuất
1.1.6 Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật trong sản xuất cây mận nói chung và mận Tam hoa nói riêng
1.1.6.1 Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của giống mận
Mận là giống cây ăn trái được trồng nhiều nơi trên thế giới Ở đô thị cây mậntrồng để làm cảnh, lấy bóng râm vì cây có tán lá sum - suê, xanh mướt quanh năm.Hoa, lá có mùi hương thơm dễ chịu Nếu được trồng chăm sóc đúng qui trình kỹ thuậtmận sẽ cho hoa trái theo ý muốn, bán được giá cao nên có thể xem là cây xóa đói giảmnghèo cho một số bà con nông dân
Có rất nhiều giống Hiện nay giống Thongsamsti có nguồn gốc từ Thái Lan, làgiống được ưa chuộng nhất Cây sinh trưởng khỏe, ít sâu bệnh Trồng sau một - hai
Trang 12và có màu trắng xanh, giòn - ngọt - ngon Năng suất cao, trọng lượng trái trung bình
80 - 120gram/trái
Các giống mận:
+ Mận tam hoa: có quả vỏ tím xanh, ruột tím đậm;
+ Mận tả van tím (mận đường): có vỏ tím ruột vàng;
+ Mận hậu: quả tím có ruột xanh lơ chuyển sang vàng, ruột vàng Ra hoa tháng
2, chín tháng 7 Khối lượng quả: 30-40 quả/kg;
+ Mận tả hoang ly: quả chín có vỏ vàng, ruột vàng Ra hoa tháng 1, đến đầutháng 2 Quả chín từ cuối tháng 6 sang tháng 7;
+ Mận trải trảng li: ra hoa tháng 2, quả chín tháng 7, quả thường chín khôngđều Quả nhỏ: 50-60 quả/kg Năng suốt đạt 28-30 tấn/ha Thường được trồng ở độ cao900-1000mét;
+ Mận đỏ: vỏ quả tím, ruột tím Là giống mận địa phương ăn có vị chua, khôngngọt như các giống mận đường
+ Mận chua: còn gọi là mận đắng, có vỏ quả màu tím vàng, ruột vàng Là giốngmận địa phương có vị chua đắng, sức sinh trưởng khoẻ, thường được làm gốc gép
1.1.6.2 Kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hái mận nói chung và mận Tam hoa nói riêng
Trang 13- Đất bằng phẳng đào hốc có kích thước 0,5 x 0,5 x 0,5 Bón mỗi hốc 0,5kg vôibột 0,2kg phân lan, mỗi ít phân hữu cơ Vun mô rộng 0,8m, cao 0,3m.
- Đất dốc, cách làm hốc trồng và bón phân như trên Nếu độ dốc nhỏ hơn 7%,hốc trồng ngang bằng mặt đất, độ dốc lớn hơn, độ dốc lớn hơn, hốc trồng có thể thấphơn mặt đất 10-20cm
* Cách trồng:
+ Móc một hốc nhỏ ở giữa vị trí trồng Rọc đáy túi dựng bầu Đặt cây vào vị trí,
và rọc một đường từ trên xuống để lấy túi đựng bầu ra Lấp đất giữ chặt cây
+ Cắm cọc cố định cây (cột cây bằng dây nilon)
* Bổ hốc, đánh cây:
+ Bổ hốc theo kỹ thuật thông thường và nên bổ sớm cho đất ải Mận cũngnhư hồng là một cây rụng lá nên thời gian trồng thuận tiện nhất là tháng 12, 1 khicây nghỉ Đông
+ Thời kỳ này có thể trồng rễ trần nghĩa là đánh cây lên, rũ hết đất; nếu có đấtbùn ao tốt nhúng vào rễ bùn sau đó bó từng bó 10, 20 cây sau vài ngày trồng vẫn cóthể sống 100%
+ Không thể trồng rễ trần các tháng khác khi cây đang sinh trưởng Muốn trồngsống vào bất cứ thời gian nào trong năm nên ương cây trong bầu bọc polyetylen, 6-10kg đất, ghép khi cây còn ở bầu, bóc vỏ bỏ polyetylen khi trồng
b) Kỹ thuật chăm sóc:
* Giữ ẩm: Sử dụng các vật liệu dễ tìm như rơm rạ, cỏ khô … đậy phủ xung
quanh gốc để giữ ẩm
* Tưới tiêu: Cung cấp nước cho cây thường xuyên nhất là ở thời kỳ mới trồng,
và khô hạn kéo dài Cây chuẩn bị ra hoa, cần giữ cho gốc cây khô ráo Thời kỳ mangtrái, cây rất cần nước để nuôi trái
* Tỉa cành tạo tán:
+ Chỉ có thể tạo hình trên cơ sở chăm sóc tốt cây con ngay từ đầu, cắm cọcchống khi cần để có thân chính thẳng Cũng như các cây ăn quả khác, hãm ngọn thân
Trang 14trên thân chính phải cách nhau đều, khoảng 20-30cm Khống chế chiều cao câykhoảng 3,5m, tạo thông thoáng giúp cây quang hợp tốt.
+ Tạo quả: Cây mận rụng lá mùa Đông, lại có nhiều mắt, có khả năng bật thànhcành lớn do đó mận là cây chịu đốn; vậy cành vượt, cành già bắt đầu khô, cành manh,đều có thể tỉa bớt, cắt bỏ từ chân cành Tất cả các giống mận của ta đều thuộc loại mậnTrung Quốc, nụ hoa ra nhiều nếu thụ phấn tốt không sợ thiếu quả mà thường hay xảy
ra tình trạng quả ra quá nhiều
* Tỉa quả:
Tỉa quả là một điều bắt buộc đối với mận vì:
+ Quả sau khi tỉa đều, to và mã quả đẹp hơn nếu không tỉa
+ Tỉa quả là một biện pháp quan trọng để ngăn ngừa gãy cành (cành mận dòn
dễ gãy)
+ Tỉa quả giảm số công thu hoạch vì quả to, phân bố đều trên cành
Phương pháp tỉa: có thể tỉa bằng tay, đợi đến tháng 4 khi quả đã to bằng hạt đỗtương (đậu nành) thì tỉa Nguyên tắc tỉa: không để chùm và quả nọ cách quả kia 4-5cmtrên cành quả
* Bồi đất cho cây: Hàng năm nên bồi thêm đất cho cây vào đầu mùa khô như
bùn mương, đất khô … dầy 2- 3cm, xung quanh tán cây kết hợp với việc bón phân hữu
cơ hay phân hóa học
* Bón phân, tưới nước, làm cỏ:
Mặc dù mận trồng được ở đất xấu, cần phải bón nếu muốn đạt sản lượng cao.Tốt nhất trong điều kiện Việt Nam là phân chuồng để ải; số lượng khi trồng bỏ dướihốc: 30-40kg
Những năm sau bón tháng 12 khi cây nghỉ Đông Sau khi cây ra quả, thời kỳcần bón nhất là tháng 6, 7 sau khi thu hoạch
Trong các yếu tố dinh dưỡng, đạm và kali cần nhất rồi đến lân Lượng phânkhoáng thường bón 300-500g/cây amôn sunfat khi cây chưa ra quả; 1-1,5kg khi cây đã
có quả rồi Tính ra NPK nguyên chất 1 hecta đương thu hoạch bón khoảng 100kg N,100-150 P2O5, 150-200kg K2O
Trang 15Mận thường trồng ở đất gò, dốc, xa nước nên tập quán là trồng không tưới Nếutrồng gần nhà một vài cây, tháng 3, 4 khi quả non đương lớn, và nếu trời hạn, tưới chomỗi gốc một vài thùng nước rất có lợi.
Mận sợ cỏ vì rễ ăn nông, vì vậy lúc nào gốc mận cũng nên giữ sạch cỏ Tốtnhất nên phủ rác quanh gốc, dưới tán cây, vừa chống cỏ, vừa giữ ẩm Dùng cuốc xới
cỏ quanh gốc thường làm đứt rễ, vì vậy khi có cỏ nên làm thật sớm khi cỏ chưa lớn đểkhỏi phải cuốc sâu và tốt nhất nên nhổ cỏ bằng tay
* Trừ sâu bệnh:
Trên núi cao, với điều kiện khí hậu thích hợp, nhất là về nhiệt, cây mận mọckhỏe, không có sâu bệnh đáng kể Ở đây trồng giống mận chua, chống sâu sâu bệnhcũng khỏe, nên ít khi người ta bắt sâu phun thuốc Nếu chăm bón tốt và nếu lại trồngnhững giống mận ngon quả to, sâu bệnh vẫn nguy hiểm Những loại chính là:
+ Bệnh chảy gôm: phổ biến ở đào, mận Cách phòng: không đốn cành non, đặcbiệt cành hơi to Khi phải đốn, dùng cưa và dao sắc để vết thương chóng lành, phòngtrừ sâu đục thân, sâu ăn vỏ cũng giảm bớt bệnh
+ Bệnh khô cành: mận Tam Hoa trồng ở vùng thấp hay mắc triệu chứng: cànhnhỏ khô từng vết khi vết loang ra bao trùm cả cành thành một vòng thì lá và quả nonđang lớn héo đi, lấy dao cạo vỏ thì thấy dưới vết khô gỗ biến màu nâu, ống dẫn nhựa
bị tắc do đó cành héo Có thể bệnh do một loại vi khuẩn gây ra Phòng trừ bằng thuốcbordeaux ít tác dụng Cắt cành khô đem đốt, tháng 12 khi cây ngừng sinh trưởng, làmgiảm bệnh Ở trại Lý Nhân ghép lên mận chua, mận Tam Hoa ít bệnh hơn trồng bằngcành chiết
+ Bệnh nấm đỏ (Polystigma rubrum) ở Sapa, Mèo Vạc, đặc biệt những nơi ẩm
lá mận bị hại thành từng vết tròn màu đỏ da cam có nhiều bào tử nấm Trị bằng thuốcbordeaux rất có hiệu lực
Ở trung du và đồng bằng, những sâu chính hại mận có: xén tóc, mối, sâu róm
ăn lá và quả non, sâu đục nõn, nhưng không có sâu nào đặc biệt nguy hiểm
+ Sâu ăn lá : Là loài sâu ăn tạp, thường cắn phá đọt non làm bộ lá còi cọc xơxác Dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật để xử lý : Vifast 5ND, Desic 2,5 ND,
Trang 16+ Rầy mềm, rệp sáp, rệp dính : Tấn công chồi non, cuốn lá cuốn trái, … làmcành lá quăn queo, bị muội hóng làm đen trái … Có thể dùng Bassa 50ND, Supracide40ND, Polytrin 10ND …
+ Sâu đục thân, đục cành : Ấu trùng đục vào cành, thân làm cho cành bị khô cóthể bị gãy ngang Đầu tiên chúng khoét những đường hang ngoằn – ngoèo, hay đụt sâuvào thân cây, cây suy kiệt dần rồi chết Có thể dùng Vibasu 10H, Vicarp 10H, Regent
… để bón định kỳ xung quanh gốc, hay sử dụng các loại thuốc có tính lưu dẫn để xịtphòng cho cây như : Basudin 50EC, BiAn 40EC, … (Lưu ý thời gian cách ly)
+ Sâu đục trái : Chúng đục sâu vào bên trong trái, đùn phân ra ngoài làm giảmphẩm chất trái Dùng các loại thuốc sâu có độc tính thấp để phun phòng ngừa như:Polytrin P440 ND, Vertmec 1,8 ND, …
+ Ruồi đục trái : Gây hại trên trái ở giai đoạn trái gần chín Ruồi đẻ nhiều trứngvào trái, trứng nở ra giòi, đụt khoét thành hang làm như hư thối Vào mùa mưa tráithường bị hư hại rất nặng nề Dùng chất dẫn dụ sinh học Vizubon - D để bẩy ruồi đực,làm giảm khả năng sinh sản của ruồi cái Với cách diệt ruồi đụt trái này sẽ không gây ônhiễm môi trường, giúp tăng chất lượng của cây trái
c) Thu hoạch chế biến:
+ Mùa mận chín là tháng 5 - 6 ở đồng bằng, 7 - 8 ở miền núi Xác định độ
chín căn cứ vào màu sắc quả Vị trí chuyển màu trước tiên là vết lõm ở đuôi quảnơi xa cuống nhất Màu xanh nhạt dần chuyển sang vàng nhạt rồi vàng sẫm, đỏhoặc tía tùy giống
+ Hái xanh hái chín căn cứ vào mục đích sử dụng Nếu để ăn tươi thì người tahái sớm, nhiều ít tùy theo nơi sử dụng xa hay gần nơi sản xuất vì quả càng chín càngnhũn khó vận chuyển, và càng phải mang đi xa càng phải hái sớm khi mận còn hơixanh Chú ý điểm sau đây: mận để lâu trên cây không những hàm lượng đường tăngnhanh mà thể tích, khối lượng quả cũng tăng Ví dụ mận Tam Hoa hái chín già so vớikhi mới chín cách nhau chỉ mươi ngày nhưng khối lượng có thể tăng tới 30% Vì vậyhái sớm có thể là một nguyên nhân thất thu Hái muộn quá thì ngược lại có thể làm chocây yếu sức đi
Trang 17+ Hái xanh hay chín còn tùy giống, ví dụ mận Hậu Bắc Hà khi chín rất nhũnkhông mang đi xa được, do đó phải hái tương đối xanh Nếu hái mận khi bắt đầu chín
có thể bảo quản 10-15 ngày, quả mềm dần nhưng chưa thối
+ Mận phơi khô phải hái lúc thật chín vì lúc này hàm lượng đường cao nhất.Chế mận khô có thể phơi, dùng nhiệt mặt trời, hoặc sấy ở lò Độ nhiệt sấy lúc đầu là50-60oC sau tăng dần lên nhưng không bao giờ được cao quá 72-73oC Thời gian sấyvào khoảng 24-36 giờ và sau khi sấy độ ẩm chỉ còn khoảng 20% 100kg mận tươi saukhi sấy còn khoảng 32-36kg mận khô
1.1.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất mận tam hoa
Trong qua trình sản xuất ra sản phẩm chúng ta đã sử dụng một lượng nhất địnhcác yếu tố về sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động được kết hợp vớinhau theo một kỹ thuật nhất định, với một không gian và thời gian cụ thể Hiệu quảsản xuất phụ thuộc vào số lượng và chất lượng các yếu tố đầu vào được huy động vàosản xuất Chúng ta cần đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sảnxuất mới có thể nắm bắt được những tác động trực tiếp hay gián tiếp, từ đó tìm ra cáchthức biến đổi các nhân tố đó, phát huy được hiệu quả kỹ thuật cũng như hiệu quả kinh
tế của hoạt động sản xuất
Các nhân tố ảnh hưởng có thể phân thành nhiều loại nhưng chủ yếu được nhìnnhận thành nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan
Nhân tố khách quan là những nhân tố thường phát sinh và tác động như nhucầu tất yếu, không phụ thuộc vào chủ thể tiến hành sản xuất Kết quả sản xuất của mỗinông hộ có thể chịu tác động bởi các nhân tố khách quan như thời tiết, khí hậu
Nhân tố chủ quan là những nhân tố tác động đến đối tượng ngiên cứu phụ thuộcvào năng lục chủ quan của chủ thể sản xuất Tức là khi xem xét từng nhân tố, mức độđược huy động về lượng và chất lượng theo các hướng khác nhau, nhưng khi sử dụnghài hoà, hợp lý tỷ lệ tham gia của từng yếu tố còn phụ thuộc vào trình độ của lực lượngsản xuất Những nhân tố đó như là lao động, vật tư, tiền vốn, trình độ khai thác nhữngnhân tố khác quan của chủ thể sản xuất làm ảnh hưởng toàn bộ kết quả sản xuất
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi chỉ đi sâu nhgiên cứu và phân tích nhữngnhân tố chủ quan nằm trong tầm kiểm soát của mỗi nông hộ Các nhân tố đó là:
Trang 18Ngoài ra giống còn là phương tiện để thâm canh tăng vụ Nhờ việc đưa vào sảnxuất các giống cây ngắn ngày làm tăng vụ gieo trồng, đồng nghĩa với việc tăng sảnlượng trên một đơn vị diện tích, tăng việc làm và tăng thu nhập cho nhà nông.
Như vậy giống có ý nghĩa rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp Ngườinông dân không chỉ chọn các giống có năng suất cao mà phải đưa các giống có chấtlượng tốt vào sản xuất
* Phân bón:
Là thành phần quan trọng cung cấp chất dinh dưỡng, nước và muối khoáng chocây, vì vậy nó ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển từ đó ảnh hưởng đếnnăng suất cây trồng Trên thực tế người sản xuất cần quan tâm, cả về số lượng và chấtlượng phân bón Nếu bón quá ít cây trồng sẽ không đủ dinh dưỡng nên năng suất sẽthấp Ngược lại, nếu bón phân quá nhiều sẽ làm cho cây phát triển không bình thường
và hiệu quả đầu tư không cao
Như vậy phân bón rất quan trọng đòi hỏi người nông dân phải bón hợp lý: đúngliều lượng, đúng lúc và đúng kỹ thuật thì cây mới sinh trưởng, phát triển và cho năngsuất cao được
* Lao động:
Là yếu tố đầu vào quan trọng của mọi quá trình sản xuất, nếu không có laođộng thì quá trình sản xuất sẽ không được tiến hành và nếu lao động không đảm bảothì năng suất và chất lượng sản phẩm không cao, từ đó hiệu quả sản xuất cũng khôngcao Lao động chính là hoạt động có mục đích của con người thông qua các công cụlao động tác động lên đối tượng lao động nhằm biến đổi chúng thành của cải vật chấtcần thiết cho nhu cầu bản thân và xã hội
Trang 19Ngày nay với sự ra đời của nhiều loại máy móc hiện đại thì lao động thủ côngngày một ít đi đòi hỏi người lao động phải có trình độ nhất định Người nông dân đượchọc tập, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức sẽ mạnh dạn đầu tư và áp dụng các biện phápthâm canh, canh tác một cách hợp lý và có hiệu quả hơn, từ đó sẽ cho năng suất và sảnlượng cao hơn.
* Thuốc BVTV:
Thuốc BVTV là nhân tố rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nếu không
có thuốc BVTV thì cây trồng sẽ rất khó để có thể sinh trưởng, phát triển và cho năngsuất cao Thuốc BVTV sẽ giúp loại trừ được các loại cỏ dại, sâu bệnh, giúp cây trồngphát triển góp phần làm tăng năng suất cây trồng, làm cho người nông dân nhàn rỗi hơn
Hiện nay ngày càng có nhiều loại thuốc BVTV xuất hiện trên thị trường nênngười dân phải biết chọn đúng loại thuốctheo nguyên tắc 4 đúng:
1.2.1 Khái quát về cây mận tam hoa
Ở nước ta khi nhắc đến cây mận hoa người ta liên tưởng ngay đến giống mậnTam hoa huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai Huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai được coi là quêhương cho ra đời giống mận Tam Hoa Cách đây gần 30 năm, kỹ sư nông nghiệp VũĐức Lợi - Trạm trưởng Trạm nghiên cứu giống cây ăn quả Bắc Hà đã di thực giốngmận lạ từ Trung Quốc và lai ghép thành công với giống mận chua địa phương, để tạo
ra giống mận quý mang tên thương hiệu mận Tam Hoa Giống mận Tam Hoa sốngkhỏe, sai quả, quả to, giòn ngọt, màu tím đẹp Và đến nay giống mận Tam Hoa đãđược nhân rộng ra trồng rộng khắp cả nước ở những vùng có điều kiện tự nhiên tương
tự như huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai
Huyện Bắc Hà, được mệnh danh là “thủ phủ” của cây mận Tam Hoa của nước
ta Hiện nay huyện đã trở thành một vùng trồng cây mận Tam Hoa rộng hơn 1.000 héc
Trang 20ta, lớn nhất cả nước, với sản lượng hàng năm từ 10 - 15 ngàn tấn, mang lại nguồn thuđáng kể cho người dân địa phương Hiện nay thị trường tiêu thụ mận Tam Hoa củaBắc Hà đã vươn ra rộng khắp cả nước, là loại trái cây phổ biến và được ưa chuộng ởcác thành phố lớn như Hà Nội và các địa phương phía Bắc vào mỗi dịp đầu hè Ở miềnNam, mận Tam hoa đã xuất hiện ở những tỉnh, thành phố lớn như thành phố Hồ ChíMinh, Cần Thơ…
Mận Tam hoa, là loại cây đặc sản sinh trưởng và phát triển ở cao nguyên Bắc
Hà, ở độ cao trên dưới 1.000 mét so với mặt nước biển Tháng 6 là thời điểm chín rộcủa mận Tam hoa, thường kéo dài đến giữa tháng 7 dương lịch hàng năm Cách thànhphố tỉnh lỵ Lào Cai 65km về hướng Đông Bắc, huyện Bắc Hà nằm trong khu vực đầunguồn sông Chảy, thuộc vùng núi cao, địa hình biến thiên từ 116 - 1.900m so với mặtnước biển Nằm trên cao nguyên đá vôi có khí hậu quanh năm thoáng đãng, mát mẻ,không phải ngẫu nhiên mà Bắc Hà có vùng mận Tam hoa độc nhất vô nhị rộng hàngngàn héc ta Đầu thập niên 1980, cây mận Tam hoa được trồng thử nghiệm nơi đây vànhanh chóng bén rễ với đồi núi Bắc Hà, cho quả to, đẹp mã, cùi dày với hương vị đặctrưng, không đâu sánh được Đồng bào các dân tộc ở đây thấy đây là loại cây mang lạihiệu quả kinh tế cao nên đã nhanh chóng nhân giống lên 500 ha vào năm 1990, rồi xấp
xỉ 1.300 ha vào thời điểm hiện nay Vùng mận chuyên canh này cho sản lượng mỗinăm trên dưới 10.000 tấn Mận Tam hoa được trồng trên sườn đồi, mọc kín nhữngđồng bằng nhỏ kẹp giữa những ngọn núi và cả trong vườn nhà Ở đây, hầu như giađình nào cũng trồng mận quanh nhà
Giải pháp phát triển mận Tam hoa cho quê hương của giống cây ăn quả đặc sản:rút kinh nghiệm từ nhiều vụ mận Tam hoa giá bán bấp bênh do chín đồng loạt, khótiêu thụ, mấy năm gần đây, Chính quyền huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai khuyến khíchnông dân xóa bỏ hình thức trồng quảng canh, hướng vào thâm canh, nâng cao chấtlượng quả và áp dụng các biện pháp khoa học cho cây chín rải vụ Ở một số nơi, bàcon áp dụng kinh nghiệm thực tế, chọn những cây và cành có quả chín sớm để trồngxen với tỷ lệ thích hợp nên năm nay huyện Bắc Hà đã có ít nhất 100ha/700 ha diện tíchmận chín sớm hơn 1 tháng theo mục đích rải vụ Người trồng mận thu hái, đưa ra bántại thị trấn Bắc Hà từ 6.000 - 7.000 đồng/kg, cao gấp 5 đến 7 lần giá bán chính vụ
Huyện Bắc Hà hiện còn khoảng hơn 700 ha mận tam hoa, tập trung chủ yếu ởcác xã Bản Phố, Na Hối, Tà Chải và thị trấn Thời tiết thuận lợi, mận tam hoa đậu sai,
Trang 21quả to và chín sớm hơn, ước tính sản lượng thu hoạch khoảng 7.500 - 8.000 tấn quả.
Từ mấy năm nay, người nông dân H’Mông của huyện được hướng dẫn cách chăm sóc,
sử dụng các loại phân ka li, phân lân thay thế cho phân đạm truyền thống, được hướngdẫn phương pháp trẻ hóa vườn mận, loại bỏ những cành khô, sức sống yếu, không cókhả năng cho quả, duy trì kiểu tán cây hình phễu để các cành cây nhận được ánh sángđều cho nhau Với cách làm này, năng suất mận được tăng cao, quả mận có độ cứng,
độ giòn, mẫu mã đẹp hơn và chín sớm, có khả năng bảo quản được lâu hơn
1.2.2 Thực trạng sản xuất mận tam hoa của huyện Kỳ Sơn
Nhờ mô hình đưa cây mận tam hoa vào trồng ở xã Mường Lống đem lại kết quảtốt, tạo ra sản phẩm hàng hóa và nguồn thu nhập cho người nông dân có một thời hệlụy vào cây thuốc phiện Nên cây mận tam hoa được nhân rộng ra trồng ở một số xãcủa huyện Kỳ Sơn mà có điều kiện tự nhiên, khí hậu và đất đai tương tự như “cổngtrời” Mường Lống Nhưng diện tích mận tam hoa được trồng ở các xã như Tây Sơn,
Na Ngoi, Huồi Tụ, Đoọc Mạy, Nặm Cắn, Nặm Cạn còn rất ít Và xã Mường Lống vẫn
là xã dẫn đầu về diện tích trồng mận tam hoa của cả huyện Kỳ Sơn
Qua bảng 1, cho thấy trong vòng 3 năm, diện tích trồng mận tam hoa của toànhuyện Kỳ Sơn có sự biến động không lớn Năm 2007, tổng diện tích mận tam hoa củatoàn huyện đạt 50 ha, đến năm 2009 diện tích mận tam hoa chỉ tăng lên 1 ha Diện tíchđược tăng thêm này là do xã Nặm Càn bắt đầu đưa cây mận tam hoa vào trồng thửnghiệm với diện tích là 1 ha Ở xã Mường Lống, là một xã có diện tích mận tam hoalớn nhất của cả huyện nhưng diện tích mận qua 3 năm cũng không có sự thay đổi, vẫnduy trì ở con số 30 ha
Tuy diện tích mận tam hoa trong 3 năm (2007 – 2009) không có sự biến độngnhưng năng suất mận có sự biến động nhiều nên dẫn đến tổng sản lượng mận tam hoacủa cả huyện Kỳ Sơn có sự thay đổi Năm 2007, tổng sản lượng mận của toàn huyệnđạt 2.500 tạ, đến năm 2008 giảm xuống còn 2.000 tạ nhưng đến năm 2009 sản lượnglại tăng lên đạt mức 2.422,4 tạ Sự biến động về sản lượng mận tam hoa của toànhuyện qua các năm có nguyên nhân chính là do thời tiết ảnh hưởng đến năng suất củacây mận
Trang 22Bảng 1: Diện tích, năng suất và sản lượng mận tam hoa của vùng triển khai dự án “Đưa cây mận tam hoa vào thay thế cây thuốc
phiện” qua 3 năm (2007 – 2009)
Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Kỳ Sơn
DT (ha) NS ( tạ/ha) SL (ta) DT (ha) NS ( tạ/ha) SL (ta) DT (ha) NS ( tạ/ha) SL (ta)
Trang 231.2.3 Thực trạng sản xuất mận tam hoa của toàn xã Mường Lống
Cây mận tam hoa, chính thức bén rễ trên mảnh đất được mệnh danh là “thủ phủcây thuốc phiện” của miền Tây xứ Nghệ từ năm 1996 Đến năm 1999, cây mận tamhoa ở xã Mường Lống bắt đầu cho thu hoạch lứa quả đầu tiên
Trong vòng 3 năm trở lại đây (2007 – 2009), diện tích mận tam hoa của xãMường Lống không thay đổi, duy trì ở mức 30ha Năng suất có sự biến động do thời tiếtthay đổi qua các năm: năm 2007, năng suất mận tam hoa bình quân của cả xã đạt 50tạ/ha; năm 2008, đạt 40 tạ/ha; năm 2009, đạt 45 tạ/ha Do năng suất biến động nên sảnlượng mận tam hoa của toàn xã cũng có sự thay đổi, năm 2007 sản lượng mận tam hoađạt 1.500 tạ thì đến năm 2009 chỉ còn 1.350 tạ Mặc dù sản lượng có giảm đôi chútnhưng do giá bán ngày càng tăng nhờ đường giao thông được nối từ trung tâm huyện
lỵ vào đến xã Mường Lống được xây dựng và hoàn thành vào năm 2007, vì thế giá trịthu từ cây mận tam hoa của toàn xã cũng có sự tăng lên: năm 2007, giá trị đạt khoảng375.00.000đ, đến năm 2009, giá trị cây mận tam hoa đạt 405.000.000đ
Bảng 2: Diện tích, năng suất và sản lượng mận tam hoa của toàn xã Mường Lống
5 Giá trị của cây mận tam hoa 1000đ 375.000 360.000 405.000
Nguồn: Phòng NN&PTNN huyện Kỳ Sơn
Trang 24CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ MƯỜNG LỐNG
2.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lý
Xã Mường Lống được hình thành cách đây hơn 300 trăm năm, khi đồng bào dântộc H’Mông di cư từ nước Lào sang lập làng trải khắp một vùng thung lũng nằm giữa
Trang 25những ngọn núi cao nhất trên dãy Trường Sơn Người ta ví đây như đường lên cổngtrời, vì quanh năm mây mù che phủ.
Mường Lống là xã nằm ở vị trí cao nhất của huyện Kỳ Sơn, có độ cao so với mặtnước biển hơn 1.800m, với:
- Phía Bắc, giáp với xã Mỹ Lý
- Phía Nam, giáp với xã Bảo Nam và Bảo Thắng
- Phía Tây, giáp với xã Huổi Tụ
- Phía Đông, giáp với huyện Tương Dương
Xã Mường Lống, nằm cách trung tâm huyện lỵ (thị trấn Mường Xén – huyện KỳSơn) khoảng 50km Giao thông nối từ trung tâm huyện lỵ với xã Mường Lống chỉ cómột lối đi độc đạo với hai bên là vách đá sừng sững và vực thẳm sâu hút
2.1.2 Điều kiện khí hậu, thời tiết và thủy văn
Hầu hết các huyện thuộc miền Tây của Nghệ An đều chịu ảnh hưởng rất lớncủa gió Lào Mặc dù nằm trên địa bàn “càn quét” của những trận gió Lào, nhưng khíhậu ở Mường Lống vào mùa hè mát mẻ chẳng khác các khu nghỉ mát Đà Lạt hay Sa
Pa Các đỉnh núi nơi đây quanh năm mây mù bao phủ, một ngày có đủ 4 mùa xuân, hạ,thu, đông Mường Lống nhờ vào sự khác biệt của khí hậu vào mùa hè so với các nơitrên địa bàn huyện Kỳ Sơn nên có thể nói, Mường Lống là một “thiên đường nghỉdưỡng” Nhờ môi trường trong lành, khí hậu mát mẻ nên Mường Lống là nơi duy nhấttrên cả nước có số đông các cụ già sống trên 100 tuổi
Trang 26Hệ thống sông ngòi lớn chạy qua địa bàn xã Mường Lống không có, nhưng bùvào đó là những khe suối nhỏ phân bố khá dày đặc từ các khe đá vôi chạy ra Đây lànguồn nước chính và chủ yếu cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho người dân nơiđây Nhưng lượng nước các con suối này lại phụ thuộc vào nước mưa nên về mùa khôthì nước rất ít, người dân phải đi xa hàng cây số để lấy nước rất vất vả Một số thôn lúanước chỉ được gieo cây 1 vụ trong năm.
2.2 Điều kiện kinh tế xã hội
2.2.1 Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của xã Mường Lống
Qua bảng 3, cho thấy diện tích đất nông nghiệp (mà chủ yếu là đất lâm nghiệp đượcchính quyền giao cho người dân khoanh nuôi, bảo vệ) và diện tích đất khác (chủ yếu làđất núi đang để trống) chiếm tỷ lệ cao nhất Các loại đất chuyên dụng và đất thổ cưchiếm tỷ lệ rất ít
Tỷ lệ đất nông nghiệp được tăng dần qua các năm, năm 2007 loại đất này chiếm48,9% tổng diện tích đất tự nhiên Đến năm 2009, tỷ lệ này đã tăng lên 54,1% Sự tăngnày chủ yếu là do người dân tham gia thực hiện chủ trương xã hội hóa nghề rừng bằngcách nhận khoanh nuôi, bảo vệ, trồng mới bổ sung những khu rừng trên các núi cao.Bên cạnh đó người dân còn khai hoang những triền đất núi để trồng cây ăn quả
Diện tích đất canh tác không những không được mở rộng mà còn bị thu hẹp dohạn hán hoặc lũ quét làm sạt lở những mảnh đất trồng màu
Trang 27Bảmg 3: Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của xã trong 3 năm qua (2007 – 2009)
DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 08/07 09/08 BQ
II- Chỉ tiêu bình quân
Nguồn: Phòng NN&PTNN huyện Kỳ Sơn
Trang 282.2.2 Tình hình dân số và lao động của xã
Xã Mường Lống có 15 bản, với 100% dân số là đồng bào dân tộc H’Môngthuộc 7 dòng họ, đa số các hộ đều có 4 thế hệ cùng sống chung trong một mái nhà Tổtiên của 7 dòng họ này đều dư cư từ nước Lào sang từ cách đây khoảng 300 năm
Qua bảng 4, cho thấy năm 2007, toàn xã có 697 hộ, với 4.900 nhân khẩu trong
đó hộ nông nghiệp chiếm 86,7% Đến năm 2009, số hộ toàn xã đã tăng lên 735 hộ, với5.145 nhân khẩu và hộ nông nghiệp cũng chiếm tỷ lệ rất cao 86,6%
Do tập quán sinh hoạt của đồng bào dân tộc H’Mông là có nhiều thế hệ cùngsinh sống dưới một mái nhà, nên số nhân khẩu bình quân của một hộ rất cao Năm
2007, số nhân khẩu bình quân của một hộ là 7,2 người thì đến năm 2009 con số nàygiảm không đáng kể, giữ ở mức 7,1 người/hộ
Nguồn sinh kế chính của các hộ dân ở xã Mường Lống dựa chủ yếu vào nghềnông nghiệp nên số lao động tham gia vào hoạt động này rất lớn Năm 2007, số laođộng nông nghiệp bình quân của mỗi hộ chiếm 77,6% tổng số lao động của hộ Đếnnăm 2009, con số này vẫn đạt mức 77,5%
Trang 29Bảng 4: Tình hình dân số và lao động của xã trong 3 năm qua (2007 – 2009)
SốLượng CC (%)
SốLượng CC (%)
SốLượng CC (%) 08/07 09/08 BQ
II – Tổng số nhân khẩu người 4.900 100,0 4.948 100,0 5.145 100,0 100,9 103,9 102,5
III – Tổng số lao động người 3.405 100,0 3.423 100,0 3.915 100,0 100,5 114,4 107,5
3.1 Lao động nông nghiệp " 2.670 78,4 2.548 74,4 3.015 77,0 95,4 118,3 106,9
3.2 Lao động phi nông nghiệp " 735 21,6 857 25,6 900 23,0 116,6 105,0 110,8
IV – Một số chỉ tiêu bình quân
Nguồn: Phòng NN&PTNN huyện Kỳ Sơn
Trang 302.2.3 Một số kết quả sản xuất – kinh doanh của xã trong 3 năm qua (2007 – 2009)
Kết quả sản xuất – kinh doanh của xã Mường Lống qua 3 năm (2007 – 2009) đượcthể hiện thông qua bảng 5 Qua đó cho thấy, năm 2007 tổng giá trị sản xuất của toàn xãđạt khoảng 22,8 tỷ đồng trong đó ngành nông nghiệp chiếm 73,5%, trong ngành nôngnghiệp chủ yếu được đóng góp từ chăn nuôi Đến năm 2009, tổng giá trị sản xuất toàn xãđạt khoảng 29,7 tỷ đồng, trong đó ngành nông nghiệp chiếm 73,9% với mức đóng gópcủa lĩnh vực chăn nuôi là 79,4% trong tổng thu của ngành nông nghiệp
Về thương mại dịch vụ, có mức đóng góp thấp, nguyên nhân là đường giaothông vận tải còn khó khăn và hạ tầng còn kém nên việc phát triển ngành này còn hạnchế Nguồn này chủ yếu được đóng góp từ các hộ tư thương kinh doanh nhỏ lẻ nhữngnhu yếu phẩm cần thiết hàng ngày
Ở Mường Lống, nghề chăn nuôi đặc biệt là nuôi gia súc mà chủ yếu là giống bòvàng H’Mông và ngựa rất phát triển Vì thời tiết mát mẻ, đất đai khá tốt nên nguồnthức ăn cho chăn nuôi rất dồi dào, đặc biệt rất phù hợp với phương thức nuôi gia súcthả rông trên các triền núi
Trang 31Bảng 5: Kết quả sản xuất kinh doanh của xã trong 3 năm qua (2007 – 2009)
Nguồn: Phòng NN&PTNN huyện Kỳ Sơn
Chỉ tiêu
GT(tr,đ)
CC(%)
GT(tr,đ)
CC(%)
GT(tr,đ)
Trang 322.2.4 Tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu của xã năm 2009
Qua bảng 6, cho thấy, cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu của xã năm 2009, xét về
số lượng thì tương đối đầy đủ nhưng về chất lượng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầucủa người dân Đặc biệt là đường giao thông, nước sạch và điện thắp sáng
Về đường giao thông, số km đường đất mà các phương tiện đi lại rất khó khănđặc biệt là ô tô không thể đi được còn nhiều Có nhiều bản muốn đi từ trung tâm xãvào phải đi bộ mất hàng tiếng đồng hồ Việc này gây khó khăn cho người dân đặc biệt
là vận chuyển các nông sản đi tiêu thụ
Về điện, xã Mường Lống vẫn chưa có điện lưới quốc gia, hiện xã đang sử dụngmột máy phát điện mini chạy bằng sức nước, với công suất bé nên mới chỉ cung cấpđược cho 30% tổng số hộ trong xã, chủ yếu nằm ở trung tâm xã
Về nước sạch, tuy hệ thống chứa nước sạch đã được xây dựng nhưng về mùakhô không đủ nước cung cấp, nhiều công trình bỏ hoang, người dân vẫn phải đi bộhàng cây số để lấy nước trong các khe suối về sinh hoạt
Trang 33Bảng 6: Tình hình trang bị cơ sở vật chất chủ yếu của xã năm 2009
lượng I- Thủy lợi
1 Số trạm bơm hoặc đập chứa nước trên cao trạm 1
2 Kênh mương
- Trong đó kênh mương được bê tông hóa
3 Diện tích canh tác được tưới tiêu chủ động
- Chiếm tỷ lệ % diện tích canh tác
II- Giao thông vận tải
1 Tổng km đường xã quản lý (đường liên thôn, đường trục xã,
thôn, ngõ xóm)
Trong đó: - Đường nhựa
- Đường bê tông
2 Tổng km đường liên xã, liên huyện đi qua xã
Trong đó: - Đường nhựa
- Đường bê tông
3 Số km đường xã quản lý mà ô tô có thể đi lại được bình thường km 28
4 Số km đường liên xã, liên huyện đi qua xã mà ô tô có thể đi lại
Nguồn: Phòng NN&PTNN huyện Kỳ Sơn
Trang 34CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
3.1 Thực trạng sản xuất mận tam hoa của các hộ điều tra
3.1.1 Tình hình chung của các hộ điều tra
Để tiến hành điều tra, nghiên cứu thực hiện đề tài này chúng tôi đã chọn 45 hộđại diện cho các hộ trồng mận tam hoa ở xã Mường Lống, trên cơ sở dựa vào tiêu chíqui mô sản xuất mận của các hộ:
+ Những hộ trồng mận có qui mô lớn: > 200 cây, tương đương với diện tích >3.500 m2
+ Những hộ trồng mận có qui mô trung bình: 100 – 200 cây, tương đương vớidiện tích từ 1.000 – 3.500 m2
+ Những hộ trồng mận có qui mô nhỏ: < 100 cây, tương đương với diện tích là
< 1.000 m2
Dựa trên tiêu chí trên, chúng tôi chia các hộ điều tra vào 3 nhóm sau:
+ Hộ có qui mô lớn: 6 hộ, chiếm 13,3%
+ Hộ có qui mô trung bình: 13 hộ, chiếm 28,9%
+ Hộ có qui mô nhỏ: 26 hộ, chiếm 57,8%
3.1.1.1 Tình hình về nhân khẩu và nguồn lao động của hộ điều tra
Qua bảng 7, cho thấy tình hình về nhân khẩu và nguồn lao động của các nhóm
hộ điều tra, cụ thể như sau:
Về tuổi bình quân của chủ hộ, ở cả ba nhóm hộ tương đối đồng điều nhau:nhóm hộ qui mô lớn có mức tuổi bình quân của chủ hộ là 49,4 tuổi; nhóm hộ qui môtrung bình là 46,0 tuổi; nhóm hộ qui mô nhỏ là 46,5 tuổi Việc tuổi bình quân của cácchủ hộ nằm trong ngưỡng độ tuổi lao động nên rất thuận lợi cho việc ra quyết định vàchỉ đạo sản xuất của hộ gia đình
Trình độ văn hóa của chủ hộ ở cả ba nhóm hộ đều thấp, hầu hết mới học hết cấp
II tại xã Số chủ hộ không được đi học ở nhóm hộ qui mô trung bình vẫn 23,1% vànhóm hộ qui mô nhỏ là 26,9% Những chủ hộ không được đi học này hầu hết là những
Trang 35người tuổi đã cao trên 65 tuổi, sinh ra trong thời kỳ chiến tranh, thời gian đó nạn trồngthuốc phiện còn phát triển ở vùng đất này, cái đói luôn đeo bám người dân nên không
có điều kiện được đi học
Bình quân nhân khẩu của các hộ tương đối cao so với bình quân chung của cảtỉnh Nghệ An Ở nhóm hộ qui mô lớn là 5,4 người/hộ; ở nhóm hộ qui mô trung bình là
6,3 người/hộ; ở nhóm hộ qui mô nhỏ là 6,7 người/hộ
Bảng 7: Tình hình cơ bản của các hộ điều tra năm 2009
3 Trình độ văn hóa của chủ hộ
7 Bình quân lao động nông nghiệp/hộ LĐ 3,3 3,5 3,9
8 Bình quân lao động phi nông nghiệp/hộ LĐ 0,6 0,2 0,1
9 Bình quân diện tích đất canh tác/hộ m2 1.520,0 1.564,3 1.462,5
10 Bình quân diện tích đất trồng mận tam hoa/hộ m2 7.045,5 3.114,3 683,9
11 Bình quân số cây mận tam hoa/hộ cây 325,1 136,7 54,3
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra – 2010
Hoạt động kinh tế chính của các hộ dân là nông nghiệp nên hầu hết nguồn laođộng của các hộ đều tham gia hoạt động nông nghiệp Ở nhóm hộ có qui mô lớn cóbình quân 3,3 lao động nông nghiệp/hộ; ở các nhóm hộ qui mô trung bình và qui mônhỏ lần lượt là 3,5 và 3,9 lao động nông nghiệp/hộ
Trang 363.1.1.2 Tình hình về nguồn lực phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất mận tam hoa nói riêng
Hầu hết các hộ sản xuất nông nghiệp ở xã Mường Lống đều theo phương thứccanh tác truyền thống, thủ công, dùng lao động chân tay là chủ yếu nên nguồn lựcphục vụ cho sản xuất khá đơn giản, như: dao, rựa, cuốc, xẻng, cày, bừa, gùi Đối vớingười nông dân Mường Lống, hiện nay con trâu, con bò vẫn là đầu cơ nghiệp Giađình nào có điều kiện đều sắm xe máy để làm phương tiện đi
Bảng 8: Những phương tiện, công cụ phục vụ sản xuất mận tam hoa của các hộ
trong năm 2009 (Bình quân hộ)
Nhóm hộ Phương tiện, công cụ Số năm
sử dụng
Giá mua (đồng)
Giá trị hiện tại (đồng)
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra – 2009
và phục vụ cho sản xuất như chở hàng hóa, nông sản ra thị trấn Mường Xén để bán vàmua những nông cụ và nhu yếu phẩm cần thiết cho cuộc sống
Những phương tiện nghe, nhìn như tivi, radio cũng đã được các gia đình quantâm, mua sắm đặc biệt là những gia đình đã được sử dụng điện Nhờ có trạm thu phátsóng điện thoại của Viettel nên nhiều hộ đã sắm điện thoại để làm công cụ trao đổithông tin với bên ngoài và các đối tác làm ăn
Trang 373.1.1.3 Quỹ đất nông nghiệp của hộ điều tra
Do địa hình chủ yếu là núi có độ dốc cao, đất bằng ở thung lũng ít nên diện tíchdành cho canh tác lúa và các cây trồng ngắn ngày khác của các hộ nông dân khá ít Vềdiện tích đất trồng lúa nước bình quân của một hộ nhiều nhất cũng chỉ được 833,3m2 ởnhóm hộ có qui mô sản xuất mận tam hoa lớn; ở nhóm hộ có qui mô trung bình là769,2m2/hộ và nhóm hộ có qui mô nhỏ là 619,2m2/hộ
Bảng 9: Tình hình nguồn lực đất đai của hộ trồng mận tam hoa trong năm 2009
Loại đất
Bình quân chung
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra – 2010
Mặc dù chăn nuôi đại gia súc như trâu, bò và ngựa ở xã Mường Lống khá pháttriển nhưng chủ yếu nuôi theo hình thức thả rông nên diện tích dành cho xây dựngchuồng trại của các hộ ít, bình quân 160,9m2/hộ
Để tận dụng thế mạnh của vùng rừng núi và hưởng ứng phong trào xã hội hóanghề rừng, nên nhiều hộ gia đình đã đứng ra nhận khoanh nuôi, bảo vệ và trồng bổsung rừng để biến diện tích đất rừng tự nhiên thành đất lâm nghiệp Bình quân mỗi hộnhận khoanh nuôi và bảo vệ khoảng 15.095m2, trong đó nhóm hộ có qui mô sản xuấtmận lớn có bình quân 19.164m2/hộ; ở các nhóm hộ sản xuất mận có qui mô trung bình
và nhỏ lần lượt là 12.320m2/hộ và 9.016m2/hộ
Đứng sau diện tích đất lâm nghiệp là diện tích đất trồng mận tam hoa, diện tíchđất dành cho trồng mận khá lớn so với diện tích đất khác của hộ Bình quân mỗi hộ có
Trang 38nhóm hộ qui mô trung bình là 3.134,6m2/hộ; nhóm hộ qui mô nhỏ cũng có khoảng863,5m2/hộ.
3.1.1.4 Tình hình trồng trọt của hộ điều tra
Trước năm 1996, ở xã Mường Lống, cây trồng chính của các hộ nông dân là câythuốc phiện (hoa anh túc) Những cánh rừng, những ruộng lúa dành chỗ cho cây hoa anhtúc độc chiếm Nhưng từ năm 1996, có chủ trương xóa bỏ triệt để cây thuốc phiện, thìnhững cây trồng như: mận tam hoa, cây lúa, ngô, khoai, sắn trở thành cây trồng chính
Cây mận tam hoa đóng vai trò là nguồn nông sản hàng hóa của các hộ dân thìcây lúa, ngô, khoai, sắn là những cây trồng chính cung cấp lương thực cho các hộ dân
Do không có nhiều đất canh tác nên diện tích đất bình quân của các các hộ dành chosản xuất lương thực khá khiêm tốn Năm 2007, bình quân diện tích đất trồng lúakhoảng 800m2/hộ; đất trồng ngô khoảng 600m2/hộ; đất trồn khoai, sắn khoảng400m2/hộ Đến năm 2009, diện tích bình quân của các loại đất này lần lượt là 700,
lá cây để ăn
Trang 39Bảng 10: Tình hình sản xuất một số cây trồng chính (ngoài mận tam hoa) của hộ nông dân trồng mận tam hoa ở xã Mường Lống
DT (ha)
NS (tạ/ha)
SL (tạ)
Giá bán
(đồng/tạ)
DT (ha)
NS (tạ/ha)
SL (tạ)
Giá bán
(đồng/tạ)
DT (ha)
NS (tạ/ha)
SL (tạ)
Giá bán
Trang 403.1.2 Diện tích, năng suất sản lượng mận tam hoa của các hộ điều tra
Do tính chất đất đai và địa hình của xã Mường Lống nên cây mận tam hoa đượccác hộ dân tận dụng những khoảng đất trống, đất tốt ở các triển núi để trồng mận Quabảng 11, bình quân mỗi hộ gia đình trồng 146,9 cây tương đương với diện tích đấtbình quân là 2.700,8m2, với tỷ lệ sống đạt trên 90% Ở nhóm hộ qui mô lớn số câymận được trồng bình quân của mỗi hộ là 353 cây, ở nhóm hộ qui mô trung bình là 155cây và nhóm hộ qui mô nhỏ là 59,8 cây, với tỷ lệ sống của các cây giống được trồngđều trên 90%
Bảng 11: Diện tích và số cây bình quân mận tam hoa của 1 hộ được trồng từ năm
1996 đến nay
Bình quân chung
1 Số cây được trồng cây 146,90 353,00 155,00 59,80
2 Số cây sống được cây 132,80 325,10 141,70 54,30
4 Diện tích m2 2.700,80 7.045,50 3.114,30 683,90
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra - 2010
Mận tam hoa đưa vào trồng ở xã Mường Lống theo đề án xóa bỏ cây thuốcphiện nên cây giống của các hộ dân đều được cấp miễn phí Nên những hộ đăng kýtrồng nhiều hay ít là phụ thuộc vào khả năng đáp ứng về lao động và đất đai của hộ
Qua bảng 12, cho thấy năng suất, sản lượng của cây mận tam hoa tính bìnhquân cho 1 hộ và diện tích 1.000m2 qua các năm Năm bắt đầu cho thu hoạch (1999),năng suất bình quân là 46,8 tạ/ha với sản lượng 13,5 tạ/hộ Đến năm 2007, năng suấtbình quân đạt 52,9 tạ/ha với sản lượng 14,7 tạ/ha Năm 2008, đạt năng suất 43,4 tạ/ha
và sản lượng 12,1 tạ Năm 2009, đạt năng suất 46,8 tạ/ha và sản lượng là 13,2 tạ Có
sự giảm về năng suất trong thời gian qua, chủ yếu là do yếu tố thời tiết tác động đến
Vì vào thời điểm mận ra hoa gặp thời tiết xấu, kết hợp với việc người nông dân khôngđầu tư các hóa chất để hỗ trợ việc ra hoa kết quả nên làm giảm đi năng suất Mặt khác
do khả năng thâm canh mận tam hoa của các hộ nông dân còn yếu, như chưa sử dụngphân bón hóa học, thuốc phòng trừ sâu bệnh nên cũng dẫn đến cây mận bị thoái hóa,giảm năng suất