1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng công tác quản lý đăng ký hộ tịch tại UBND xã Tung Chung Phố,huyện Mường Khương,tỉnh Lào Cai

67 571 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 1,47 MB

Nội dung

MỤC LỤC MỞ ĐẦU1 1.Lý do viết báo cáo1 2.Tình hình nghiên cứu1 3.Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu2 4.Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu3 5.Đóng góp của đề tài3 6.Bố cục báo cáo.4 NỘI DUNG THỰC TẬP5 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ UBND XÃ TUNG CHUNG PHỐ6 1.1.Khái quát về xã Tung Chung Phố6 1.1.1.Địa vị pháp lý6 1.1.2.Quá trình thành lập và phát triển6 1.1.3.Thành tựu về mặt kinh tế - xã hội và mục tiêu phát triển7 1.2.Vị trí, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBND xã Tung Chung Phố.8 1.2.1.Vị trí, vai trò của UBND xã Tung Chung Phố8 1.2.2.Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn9 1.2.3.Cơ cấu tổ chức của UBND xã Tung Chung Phố11 1.3. Cơ cấu tổ chức tại phòng một cửa14 1.4. Điều kiện hoạt động của cơ quan14 1.4.1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị14 1.4.2. Tài chính của cơ quan15 CHƯƠNG 2. TÌM HIỂU CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH TẠI UBND XÃ TUNG CHUNG PHỐ16 2.1. Cơ sở lý luận công tác quản lý đăng ký hộ tịch16 2.1.1. Một số khái niệm về quản lý đăng ký hộ tịch16 2.1.2. Vai trò của quản lý đăng ký hộ tịch17 2.2.3.Nội dung quản lý nhà nước về hộ tịch18 2.2. Cơ sở pháp lý công tác quản lý đăng ký hộ tịch18 2.2.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác quản lý đăng ký hộ tịch18 2.2.2. Một số văn bản pháp lý liên quan19 2.3. Thực trạng công tác quản lý đăng ký hộ tịch tại UBND xã Tung Chung Phố20 2.2.1. Thành tựu công tác quản lý đăng ký hộ tịch tại UBND xã20 2.2.2. Hạn chế25 2.2.3. Nguyên nhân29 2.4. Đánh giá việc thực hiện quản lý đăng ký hộ tịch tại UBND xã30 2.4.1. Ưu điểm30 2.4.2. Khuyết điểm31 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH TẠI UBND XÃ TUNG CHUNG PHỐ33 3.1. Kiến nghị đối với cơ quan33 3.1.1. Về phía Đảng, nhà nước33 3.2.1.Về phía UBND xã Tung Chung Phố34 3.2.3. Cán bộ tư pháp – hộ tịch36 3.2.4. Về phía nhân dân38 3.2. Kiến nghị của sinh viên38 KÊT LUẬN41 TÀI LIỆU THAM KHẢO43 PHỤ LỤC

Trang 1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

VH – XH Văn hóa – xã hội

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do viết báo cáo 1

2 Tình hình nghiên cứu 1

3 Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu 2

4 Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu 3

5 Đóng góp của đề tài 3

6 Bố cục báo cáo 4

NỘI DUNG THỰC TẬP 5

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ UBND XÃ TUNG CHUNG PHỐ 6

1.1 Khái quát về xã Tung Chung Phố 6

1.1.1 Địa vị pháp lý 6

1.1.2 Quá trình thành lập và phát triển 6

1.1.3 Thành tựu về mặt kinh tế - xã hội và mục tiêu phát triển 7

1.2 Vị trí, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBND xã Tung Chung Phố 8

1.2.1 Vị trí, vai trò của UBND xã Tung Chung Phố 8

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn 9

1.2.3 Cơ cấu tổ chức của UBND xã Tung Chung Phố 11

1.3 Cơ cấu tổ chức tại phòng một cửa 14

1.4 Điều kiện hoạt động của cơ quan 14

1.4.1 Cơ sở vật chất, trang thiết bị 14

1.4.2 Tài chính của cơ quan 15

CHƯƠNG 2 TÌM HIỂU CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH TẠI UBND XÃ TUNG CHUNG PHỐ 16

2.1 Cơ sở lý luận công tác quản lý đăng ký hộ tịch 16

2.1.1 Một số khái niệm về quản lý đăng ký hộ tịch 16

2.1.2 Vai trò của quản lý đăng ký hộ tịch 17

2.2.3.Nội dung quản lý nhà nước về hộ tịch 18

2.2 Cơ sở pháp lý công tác quản lý đăng ký hộ tịch 18

Trang 3

2.2.1 Quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác quản lý đăng ký hộ tịch

18

2.2.2 Một số văn bản pháp lý liên quan 19

2.3 Thực trạng công tác quản lý đăng ký hộ tịch tại UBND xã Tung Chung Phố 20

2.2.1 Thành tựu công tác quản lý đăng ký hộ tịch tại UBND xã 20

2.2.2 Hạn chế 25

2.2.3 Nguyên nhân 29

2.4 Đánh giá việc thực hiện quản lý đăng ký hộ tịch tại UBND xã 30

2.4.1 Ưu điểm 30

2.4.2 Khuyết điểm 31

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH TẠI UBND XÃ TUNG CHUNG PHỐ 33

3.1 Kiến nghị đối với cơ quan 33

3.1.1 Về phía Đảng, nhà nước 33

3.2.1.Về phía UBND xã Tung Chung Phố 34

3.2.3 Cán bộ tư pháp – hộ tịch 36

3.2.4 Về phía nhân dân 38

3.2 Kiến nghị của sinh viên 38

KÊT LUẬN 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO 43 PHỤ LỤC

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do viết báo cáo

Về phương diện khoa học công tác quản lý đăng ký hộ tịch có vị trí trungtâm của hoạt động quản lý dân cư Đây là lĩnh vực quan trọng của nền hànhchinhsmaf mọi quốc gia đương đại đều phải quan tâm Sự vững mạnh của mộtquốc gia liên quan mật thiết với hiệu quả hoạt động quản lý dân cư nói chung vàquản lý hộ tịch nói riêng… Vì vậy quản lý đăng ký hộ tịch phải được điều chỉnhbằng một đạo luật do Quốc hội ban hành

Trong thời gian qua, các cấp chính quyền đã có nhiều cố gắng, tổ chứcthực hiện tốt công tác quản lý hộ tịch Vì thế quản lý đăng ký hộ tịch đã dần đivào nề nếp, đạt được những kết quả nhất định: số tre em được đăng ký khai sinhđạt tỉ lệ cao, đăng ký kết hôn đúng quy định…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được công tác quản lý đăng ký

hộ tịch còn có nhiều hạn chế như: thủ tục đăng ký và quản lý hộ tịch chưa khoahọc, chưa phù hợp thực tế, trình độ, năng lực của đội ngũ công chức làm côngtác quản lý hộ tịch ( nhất là cấp xã chưa đáp ứng được yêu cầu ); việc tuyêntruyền, giáo dục pháp luật về hộ tịch chưa được quan tâm đúng mức… Nhữnghạn chế này đã làm giảm đi hiệu lực, hiệu quả quản lý đăng ký hộ tịch

Là một xã của huyện Mường Khương, trong những năm qua, xã TungChung Phố đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong quản lý đăng ký hộ tịch tại UBNDxã.Chỉ ra những Nguyên nhân của các hạn chế, trên cơ sở đó, đưa ra những kiếnnghị, giải pháp góp phần nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả của quản lý đăng

ký hộ tịch tại UBND xã là một điều cấp thiết hiện nay.Công tác quản lý đăng ký

hộ tịch đã khẳng định vai trò vô cùng quan trọng nó phục vụ người dân đăng ký

hộ tịch thuận tiện, kịp thời, chính xác còn mang ý nghĩa chính trị xã hội to lớntrong tiến trình phát triển xã hội Chính vì vậy,em đã chọn chọn đề tài: “Thựctrạng công tác quản lý đăng ký hộ tịch tại UBND xã Tung Chung Phố,huyệnMường Khương,tỉnh Lào Cai” để làm đề tài viết báo cáo thực tập

2 Tình hình nghiên cứu

Vấn đề quản lý hộ tịch không chỉ thu hút sự quan tân của các nhà lãnh đạo

Trang 5

mà còn là vấn đề quan tâm của những nhà khoa học và các nhà quản lý Đã cónhiều công trình nghiên cứu, các luận án, luận văn, bài báo cáo đề cập đến hộtịch và các chính sách thực hiện hộ tịch, trong thời gian qua Một số công trìnhkhoa học tiêu biểu về quản lý đăng ký hộ tịch đã được công bố trong thời gianqua:

- “ Hưỡng dẫn đăng ký và quản lý hộ tịch” biên soạn: Nguyễn QuốcCường, Lương thị Lnh…năm 2006;

- Bài “ Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức tư pháp – hộ tịchtrong giai đoạn hiện nay” Tác giả Trần Văn Quang;

Bài “ Công tác đăng ký và quản lý hộ tịch”

- Giáo trình “ Quản lý hành chính - tư pháp” của Học viện hành chính,nhà xuất bản khoa học kỹ thuật năm 2008;

- Chuyên đề “ Quản lý hành chính – tư pháp” ” trong chương trình bồidưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính của Học viện hànhchính…

Các công trình nghiên cứu khoa hoạc trên đã đề cập từng khía cạnh củaquản lý đăng ký hộ tịch Tuy nhiên, do đến nay, chưa có công trình khoa họcnào nghiên cứu trực tiếp thực trạng công tác quản lý đăng ký hộ tịch tại UBND

xã Tung Chung Phố, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai Đây cũng là mộttrong những lý do để đề tài này được lựa chọn

3 Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu

3.3.Mục tiêu.

Hướng đến mục tiêu làm rõ hơn về thực tiễn của công tác quản lý đăng ký

Trang 6

Hộ tịch nói chung và UBND xã Tung Chung Phố nới riêng Từ đó đánh giá thựctrạng quản lý đăng ký hộ tịch ở UBND xã Tung Chung Phố trong thời gian qua,nêu ra những kết quả đạt được và hạn chế cũng như nguyên nhân của chúng.

Đồng thời đưa ra những đề xuất góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quảcủa công tác quản lý đăng ký hộ tịch tại UBND xã Tung Chung Phố trong thờigian tới

4 Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu

4.1.Cơ sở lý luận

Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu đề tài là những luận điểm trong họcthuyết Mác – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý hành chính nhà nước;các quan điểm và chủ chương chính sách pháp luật của nhà nước, Đảng cộngsản Việt Nam về quản lý đăng ký hộ tịch

Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm cơ sở để các cấp chínhquyền ở UBND xã Tung Chung Phố nghiên cứu, vận dụng vào thực tế quản lýđăng ký hộ tịch

Trang 7

6 Bố cục báo cáo.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì bài báo cáocòn có phần nội dung, phần nội dung gồm có 3 chường

Chương 1: khái quát về UBND xã Tung Chung Phố

Chương 2: Tìm hiểu công tác quản lý đăng ký hộ tịch tại UBND xã TungChung Phố

Chương 3: Một số kiếm nghị và nhằm hoàn thiện công tác quản lý đăng

ký Hộ tịch tại UBND xã Tung Chung Phố

Trang 8

NỘI DUNG THỰC TẬP

Trong thời gian qua em đã thực tập tại Ủy ban nhân dân xã Tung ChungPhố, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai Cách trung tâm huyện 2km về phíaTây-Nam, cách thành phố Lào Cai 52km về phía Tây – Nam vàtrụ sở làm việcđặt tại trung tâm của xã Em được phân công thực tập tại văn phòng HĐND –UBND xã Tung Chung Phố bộ phận tiếp dân và trả kết quả Thời gian thực tập

em dã tìm hiểu về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của UBND xã TùgChung Phố và được giao làm những công việc như: Đánh văn bản, vào sổ côngvăn, chứng thực các văn bản giấy tờ…

Trang 9

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ UBND XÃ TUNG CHUNG PHỐ 1.1 Khái quát về xã Tung Chung Phố

1.1.1 Địa vị pháp lý

- Trung tâm xã cách trung tâm huyện 2 km về phía đông bắc của huyệnMường Khương Xã có đường Quốc lộ 4D chạy qua, với chiều dài 6 km, đây là điềukiện thuận lợi cho việc giao lưu thương mại, trao đổi kinh tế, văn hóa trong và ngoàivùng

- Các mặt tiếp giáp:

+ Phía bắc giáp nước bạn Trung Quốc

+ Phía nam giáp xã Nấm lư

+ Phía tây giáp xã thị trấn Mường Khương

+ Phía Đông giáp xã Tả Ngài Chồ, xã Dìn Chin

1.1.2 Quá trình thành lập và phát triển

Tung Chung Phố là xã vùng cao, biên giới của huyện Mường Khương,

có gần 10 km đường biên giới với nước bạn Trung Quốc Những năm qua, cùngvới các chính sách hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước, Tung Chung Phố đã phát huylợi thế, đẩy mạnh phát triển kinh tế, từng bước cải thiện đời sống nhân dân vàgiữ vững an ninh khu vực biên giới

Tung Chung Phố là xã thuần nông, có tổng diện tích đất nông nghiệp gần

400 ha, trong đó 280 ha trồng ngô và đậu tương Năm 2016, giá trị thu nhậpbình quân 1 ha đất canh tác của xã đạt gần 30 triệu đồng Xã Tung Chung Phố làmột trong những địa phương khó khăn của huyện Mường Khương, hiện tỷ lệ hộnghèo còn 70% (theo tiêu chí mới), cao hơn so với bình quân của toàn huyện

Với mục tiêu phát triển kinh tế, chính quyền địa phương đã chú trọngthực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lý, tích cực tuyên truyền, vận độngnhân dân thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa Cùngvới sự hỗ trợ của Nhà nước về kỹ thuật, hỗ trợ giống, phân bón, xã Tung ChungPhố đã phối hợp với Trạm Khuyến nông, Hội Nông dân huyện Mường Khươngtuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản

Trang 10

xuất; mở các lớp tập huấn về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo đất bạc màu,canh tác trên đất dốc, phòng, chống hạn, dịch bệnh trên đàn gia súc, phươngpháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật Riêng năm 2016, xã đã tổ chức 10 lớp tậphuấn kỹ thuật trồng ngô hàng hóa, phát triển chăn nuôi Toàn xã hiện có gần 700con trâu, 50 con bò và hơn 100 con ngựa Chị Vương Thị Thanh, thôn Tùng Lâu

1, xã Tung Chung Phố, cho biết: Tôi thường xuyên được tham gia các lớp tậphuấn khuyến nông nên đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, đời sống gia đình ngàycàng nâng cao

Với đặc thù là xã giáp biên giới, nên công tác an ninh chính trị khu vựcbiên giới cũng được Tung Chung Phố đặc biệt quan tâm Thời gian qua, TungChung Phố đã phối hợp với Đồn Biên phòng 241, Công an huyện MườngKhương tăng cường bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vựcbiên giới Xã phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh phong trào toàn dântham gia bảo vệ đường biên, mốc giới; phòng, chống, tố giác tội phạm gắn vớituyên truyền, nâng cao tinh thần cảnh giác của nhân dân trước âm mưu của cácthế lực thù địch Xã đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và các

tệ nạn xã hội, nhất là tội phạm buôn bán ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em quabiên giới Nhờ đó, tình hình an ninh biên giới trên địa bàn xã Tung Chung Phốnhững năm gần đây cơ bản không có hiện tượng xâm canh, xâm cư, tình trạngvượt biên trái phép được hạn chế, tệ nạn xã hội từng bước được đẩy lùi Mốiquan hệ đoàn kết, gắn bó giữa chính quyền và nhân dân hai bên biên giới đượccủng cố và tăng cường, tổ chức tốt các hoạt động đáp ứng nhu cầu thăm thân,giao lưu trao đổi hàng hóa của nhân dân hai bên

Tung Chung Phố đang từng ngày đổi thay, trường học, trạm y tế đượcxây dựng khang trang, đường giao thông thuận lợi Ông Hầu Xuýnh Củi, Chủtịch UBND xã Tung Chung Phố cho biết: Đồng bào các dân tộc xã Tung ChungPhố luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, đoàn kết, yên tâm sảnxuất, ổn định đời sống và bảo vệ biên giới

1.1.3 Thành tựu về mặt kinh tế - xã hội và mục tiêu phát triển

Trong năm 2016 UBND xã đã chủ động xây dựng chương trình và tổ

Trang 11

chức thực hiện chương trình công tác chỉ đạo năm 2016; xây dựng kế hoạch vàgiao chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội cho các thôn trên cơ sở chỉ tiêu nhà nướccủa UBND huyện giao Điều hành thực hiện phát triển kinh tế - xã hội năm 2016

để đạt và vượt chỉ tiêu Kế hoạch giao Tập trung quán triệt và triển khai thựchiện Quyết định số 68/2015/QĐ-UBND, ngày 21/12/2015 của UBND tỉnh LàoCai, về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngânsách nhà nước năm 2016 Quyết định số 06/2015/QĐ - UBND, ngày 24/12/2015của UBND huyện Mường Khương, quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016

Chỉ đạo điều hành thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trongnăm 2016 để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển – kinh tế xã hội mà xã đã đạt ra vàcác chương trình trọng điểm các đề án, dự án của tỉnh, huyện, xã xây dựng kế hoạch,chương trình và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ban ngành

Chỉ đạo các ban ngành phối hợp với cơ quan chức năng của huyện triển khaithực hiện hiệu quả đề án 30a/NQ – CP, chương trình 135 đến với người dân Xâydựng kế hoạch thực hiện đề án cánh đồng một giống của huyện giao tại thôn VăngLeng

Chỉ đạo các ban ngành, cán bộ phụ trách thôn bám sát các thôn để tuyêntruyền vận động cho nhân dân thi đua phát triển sản xuất, phát triển kinh tế - xãhội, tháo gỡ khó khăn trong nhân dân Chỉ đạo sản xuất, phòng chống lụt bão,phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm Kiểm tra đôn đốc tiến độ xây dựng cáccông trình đang thi công trên địa bàn xã Chỉ đạo thực hiện tốt chương trình xắpxếp dân cư, chương trình hỗ trợ sản xuất cho đồng bào các dân tộc trên địa bànxã

1.2 Vị trí, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBND xã Tung Chung Phố.

1.2.1 Vị trí, vai trò của UBND xã Tung Chung Phố

UBND xã Tung Chung Phố là cơ quan hành chính nhà nước tại địaphương, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.UBND xã Tung Chung Phố chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, Luật, các

Trang 12

văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấpnhằm đảm bảo thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng

cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách phát triển khác trên địa bàn

Nhiệm vụ và quyền hạn

UBND cấp xã là cơ quan quản lý tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hộitrên địa bàn xã Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã tập trung ở những vấn đềsau:

- Trong việc thực hiện quản lý Nhà nước: UBND thống nhất quản lý Nhànước trên các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốcphòng…ở địa phương thuộc địa bàn xã Bằng việc xây dựng kế hoạch Quyhoạch, đề án phát triển Nông – Lâm – Ngư nghiệp, công nghiệp, thủ côngnghiệp, dịch vụ

- Thực hiện đăng ký các việc hộ tịch thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhândân cấp xã Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy địnhcủa pháp luật về hộ tịch;

- Quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của

Bộ Tư pháp; Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch; Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ

Trang 13

sổ hộ tịch;

- Trong lĩnh vực pháp luật: Tổ chức chỉ đạo việc thi hành Hiến pháp,luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùngcấp UBND tổ chức, chỉ đạo công tác thanh tra, tiếp nhận giải quyết khiếu nại, tốcác của công dân theo quy định của pháp luật UBND thực hiện chứng thực.giám định tư pháp trên địa bàn của xã

- Trong lĩnh vực xây dựng chính quyền địa phương: Chịu trách nhiệmchính trong việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc bầu cử địa biểu Quốc hội,HĐND tại địa phương UBND xây dựng đề án phân vạch, điều chỉnh các đơn vịhành chính ở địa bàn xã trình HĐND cùng cấp thông qua và trình lên cơ quan cóthẩm quyền quyết định.UBND thực hiện quản lý công tác tổ chức, thực hiện chế

độ chính sách đối với cán bộ, công chức Nhà nước trên địa bàn Thực hiện chínhsách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những người và giađình có công với nước theo quy định của pháp luật

- Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề ánkhuyến khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triểnsản xuất và hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôitrong sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch chung và phòng trừ các bệnh dịch đốivới cây trồng và vật nuôi

- Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngânsách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; dự toánđiều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết và lập quyết toánngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo

Uỷ ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp

- Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở điểmdân cư nông thôn theo quy định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật

về xây dựng và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền do pháp luật quy định

- Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫugiáo, trường mầm non ở địa phương; phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp trênquản lý trường tiểu học, trường trung học cơ sở trên địa bàn

Trang 14

- Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hoá giađình được giao; vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh; phòng, chống các dịch bệnh.

- Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thểthao; tổ chức các lễ hội cổ truyền, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch

sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh ở địa phương theo quy định của pháp luật

1.2.3 Cơ cấu tổ chức của UBND xã Tung Chung Phố

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND xã Tung Chung Phố

Chủ tịch UBND

Địa chính – Xây dựng

Tài chính

- Kế toán

Tư pháp –

Hộ tịch

Văn hóa –

Xã hội

Văn phòng

- Thống kê

Phó Chủ tịch

Trang 15

Ủy ban nhân dân cấp xã là cấp chính quyền địa phương cấp cơ sở, gầndân nhất ở Việt Nam

Ủy ban nhân dân cấp xã có từ 3 đến 5 thành viên, gồm: Chủ tịch, 2 PhóChủ tịch và các ủy viên(thường là chỉ huy trưởng BCH quân sự và Trưởng công

an xã) Thường trực Ủy ban nhân dân cấp xã gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch.Người đứng đầu Ủy ban nhân dân cấp xã là Chủ tịch Ủy ban nhân dân Về danhnghĩa, người này do Hội đồng nhân dân của xã bầu ra bằng hình thức bỏ phiếukín Thông thường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã đồng thời là một Phó Bí thưĐảng ủy của xã Ủy ban nhân dân xã hoạt động theo hình thức chuyên trách

Bộ máy giúp việc của Ủy ban nhân dân cấp xã gồm có 7 chức danh:Công an, quân sự, kế toán, văn phòng, tư pháp - hộ tịch, văn hóa - xã hội, địachính Mỗi chức danh tùy vào tình hình thực tế địa phương mà bố trí số lượngbiên chế phù hợp

a Chủ tịch UBND xã

Chịu trách nhiệm lãnh đạo và điều hành chung mọi công việc của UBND,chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình Cùng tậpthể UBND chịu trách nhiệm về hoạt động của UBND trước Đảng ủy, HĐND cùngcấp, chịu sự lãnh đạo cơ quan Nhà nước cấp trên, phụ trách công tác quân sự, công

an, xây dựng cơ bản, xây dựng Nông thôn mới và ký trình công tác bổ nhiệm cán bộ

Lãnh đạo công tác của UBND, các thành viên chuyên môn, ngành thuộcUBND, quản lý việc thu, chi ngân sách, trực tiếp làm chủ tài khoản, ký duyệtcác hợp đồng kinh tế, các văn bản về đất đai và các văn bản trình cấp trên Chủtrì các phiên họp UBND Cùng với thường trực Đảng uỷ, HĐND bàn, quyếtđịnh đình chỉ việc ban hành, bãi bỏ những văn bản trái pháp luật của các ban,ngành thuộc UBND cùng cấp

Lãnh đạo và áp dụng các biện pháp giải quyết công việc đột xuất khẩn cấptrong phòng chống thiên tai, phòng chống cháy nổ, dịch bệnh, an ninh - quốcphòng, trật tự an toàn xã hội và báo cáo với UBND trong phiên họp gần nhất

Tổ chức tiếp dân, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân, racác quyết định, chỉ thị để thực hiện nhiệm vụ thuộc quyền hạn của mình

Trang 16

b Phó chủ tịch UBND xã: phụ trách kinh tế

Phụ trách khối Nông - Lâm nghiệp, chăn nuôi, thú y, giao thông thuỷ lợi,tài nguyên, môi trường, quản lý đất đai Xây dựng Nông thôn mới, phụ tráchcông tác khuyến nông, khuyến lâm Phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn,Phòng cháy chữa cháy, phòng chống các dịch bệnh ở vật nuôi, xây dựng cơ bản,giải quyết đơn thư khiếu nại theo đúng thẩm quyền và ký các loại văn bản liênquan đến công việc được giao

Chịu trách nhiệm cá nhân trước UBND và Chủ tịch UBND xã, chịu tráchnhiệm trước UBND huyện về lĩnh vực nhiệm vụ được phân công Cùng chủ tịchUBND điều hành công việc của Uỷ ban và Phó chủ tịch phụ trách Văn hoá - xãhội thống nhất nội dung triệu tập và chủ trì các cuộc họp của UBND, chịu tráchnhiệm cá nhân về việc ký, ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền thực hiệnmột số công việc khi được chủ tịch ủy quyền, và giải quyết mọi hoạt động thuộcthẩm quyền của UBND xã theo lĩnh vực đã được phân công

c Phó chủ tịch UBND xã: phụ trách văn hóa – xã hội

Phụ trách khối văn hoá - xã hội, giáo dục, y tế chịu trách nhiệm cá nhân trướcUBND và Chủ tịch UBND xã về nhiệm vụ hoạt động văn hóa - xã hội ở địa phương

+ Tham gia trưởng ban chỉ đạo một số ban do chủ tịch UBND xã phâncông và một số nhiệm vụ khác khi được giao

+ Phụ trách đối nội, đối ngoại thuộc khối mình phụ trách

+ Phụ trách khối giáo dục đào tạo, y tế, dân số - gia đình - trẻ em, chínhsách xã hội, thông tin tuyên truyền, tham mưu xây dựng các kế hoạch về cáchoạt động văn hóa - thể thao Xét duyệt trình chủ tịch đề án về nhiệm vụ hoạtđộng phát triển phong trào VH - XH, đề án xây dựng cơ bản về y tế, giáo dụcthuộc thẩm quyền

+ Ký các loại văn bản như: Các thông báo của UBND xã, các loại văn bản

có liên quan đến nhiệm vụ được giao

+ Kiểm tra đôn đốc mọi hoạt động trong lĩnh vực VH - XH trên địa bàn quảnlý

+ Phụ trách công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cho nhân dân

Trang 17

+ Làm một số công việc do chủ tịch UBND xã ủy nhiệm khi chủ tịch đivắng.

1.3 Cơ cấu tổ chức tại phòng một cửa

- Cơ cấu tổ chức của Bộ phận một cửa của UBND cấp xã gồm:

+ 01 Trưởng bộ phận là Lãnh đạo UBND cấp xã, làm việc theo chế độkiêm nhiệm

+ Các thành viên gồm có từ 02 đến 4 công chức cấp xã Tùy theo sốlượng giao dịch phát sinh của mỗi xã, phường, thị trấn đế bố trí số lượng côngchức làm việc tại Bộ phận một cửa cho phù hợp, nhưng tối thiểu phải có 01 côngchức Văn phòng - Thống kê và 01 công chức tư pháp - hộ tịch Trường hợp sốlượng hồ sơ phát sinh ít thì bố trí lịch làm việc của bộ phận một cửa phù hợp vớitình hình thực tế của địa phương

- Cơ chế phân công công việc cho các thành viên của Bộ phận một cửa:Mỗi thành viên được phân công phụ trách chính một hoặc một số lĩnh vựcnhưng đều phải thực hiện trên tất cả các lĩnh vực, công việc để phối hợp, hỗ trợlẫn nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ

- Việc phối hợp trong tiếp nhận hồ sơ: Khi tiếp nhận hồ sơ có tính chấtphức tạp, cần tham khảo ý kiến về chuyên môn thì công chức bộ phận một cửaliên hệ với công chức chuyên môn để thống nhất, tiếp nhận

- Bố trí các nhóm lĩnh vực TTHC tại bộ phận một cửa (phân quầy): Tùytheo số lượng công chức làm việc tại bộ phận một cửa và số lượng hồ sơ phátsinh thực tế, các địa phương sắp xếp, bố trí các nhóm lĩnh vực TTHC tại bộphận một cửa cho phù hợp theo 04 nhóm lĩnh vực TTHC như sau: Lĩnh vựcchứng thực, hộ tịch; Lĩnh vực đất đai - xây dựng; Lĩnh vực lao động, thươngbinh và xã hội; Các lĩnh vực khác Việc bố trí công chức theo nguyên tắc mộtngười phụ trách nhiều nhóm TTHC, một nhóm TTHC có thể do một người đảmnhận hoặc nhiều người kiêm nhiệm

1.4 Điều kiện hoạt động của cơ quan

1.4.1 Cơ sở vật chất, trang thiết bị

* Cơ sở vật chất

Trang 18

Trụ sở làm việc tại UBND xã Tung Chung Phố khang trang, đặt tại trungtâm của xã Tạo môi trường thoáng mát thuận lợi cho các cán bộ công công chứclàm tốt công việc của mình, môi trường không gian rộng rãi để tiếp đón và giảiquyết công việc cho nhân dân trên địa bàn.

* Trang thiết bị làm việc

Trang thiết bị làm việc được trang bị đầy đủ Đa số đã được áp dụng hệthống tin học hiện đại trong quá trình quản lý, thực hiện công việc của cơ quan

và giải quyết công việc cho người dân

1.4.2 Tài chính của cơ quan

* Tài Chính: Tổng thu ngân sách xã là: 6.268.641.996 đồng

Tổng chi ngân sách là: 6.036.349.990 đồng

* Thu các loại phí, lệ phí, quỹ ủng hộ :

- Thu phí và lệ phí trong năm 2016 là: 6.000.000đồng đạt 100% KH giao

+ Tổ Cựu Chiến Binh quản lý 5 tổ: 92 hộ = 1.835.000.000 đồng

* Tồn tại: Tinh thần trách nhiệm của một số tổ trưởng vay vốn chưa caonên dẫn đến việc thu nộp gốc và lãi xuất ngân hàng ở một số tổ còn chậm

Trang 19

Chương 2 TÌM HIỂU CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH TẠI UBND XÃ

TUNG CHUNG PHỐ 2.1 Cơ sở lý luận công tác quản lý đăng ký hộ tịch

2.1.1 Một số khái niệm về quản lý đăng ký hộ tịch

Khái niệm về hộ tịch

Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác nhận tình trạng nhân thân của mộtcon người từ khi sinh ra đến khi chết” Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của côngdân và quyền nhân thân của con người được Hiến pháp năm 1992 và Bộ luậtDân sự năm 2005 qui định để xác định sự kiện hộ tịch như: quyền thay đổi họtên; quyền xác định lại dân tộc; quyền được khai sinh; quyền được khai tử;quyền được kết hôn; quyền ly hôn; quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con; quyềnđối với quốc tịch…

Khái niệm về quản lý hộ tịch

Hiện nay, hệ thống cơ quan quản lý hộ tịch ở nước ta được tổ chức theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ Theo đó, tương ứngvới mỗi cơ quan quản lý có thẩm quyền chung của một cấp hành chính có một

cơ quan chuyên ngành cùng cấp có nhiệm vụ giúp cơ quan quản lý có thẩmquyền chung đó thực hiện việc quản lý hộ tịch Quản lý hộ tịch là một nội dungquản lý Nhà nước trong lĩnh vực hành chính tư pháp Những cơ quan có thẩmquyền trong quản lý hộ tịch gồm có: Chính phủ - cơ quan hành chính Nhà nướccao nhất của nước ta; Bộ Tư pháp; Bộ ngoại giao; Cơ quan đại diện ngoại giao,lãnh sự của việt nam ở nước ngoài; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Tư pháp,

Ủy ban nhân dân cấp huyện và Phòng Tư pháp; Ủy ban nhân dân cấp xã và côngchức tư pháp hộ tịch Vì vậy, quản lý hộ tịch là nhiện vụ quan trọng, thườngxuyên của chính quyền các cấp, nhằm theo dõi thực trạng và sự biến động về hộtịch, trên cơ sở đó bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình,đồng thời góp phần xây dựng các chính sách về kinh tế, xã hội, an ninh quốcphòng và dân số, kế hoạch hóa gia đình

Khái niệm về đăng ký hộ tịch

Trang 20

Theo Bộ luật Dân sự năm 1995, Điều 54 qui định: “Đăng ký hộ tịch làviệc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận sự kiện sinh, tử, kết hôn, ly hôn,giám hộ, nuôi con nuôi, thay đổi họ, tên, quốc tịch, xác định dân tộc, cải chính

hộ tịch và các sự kiện khác theo qui định của pháp luật”

Khái niệm về đăng ký hộ tịch tiếp tục được ghi nhận ở Nghị định số83/1998/NĐCP ngày 10/10/1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch

“Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền:

- Xác nhận các sự kiện: sinh; kết hôn; tử; nuôi con nuôi; giám hộ; nhậncha, mẹ, con; thay đổi họ, tên, chữ đệm; cải chính họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng,năm sinh; xác định lại dân tộc; đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn; đăng ký lạicác việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi;

- Căn cứ vào quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, ghi vào sổđăng ký hộ tịch các việc về ly hôn, xác định cha, mẹ, con, thay đổi quốc tịch,mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, hủy hônnhân trái pháp luật, hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặcnhững sự kiện khác theo qui định của pháp luật”

2.1.2 Vai trò của quản lý đăng ký hộ tịch

Nếu như hoạt động quản lý dân cư được coi là nội dung quan trọng hàngđầu trong tổng thể hoạt động quản lý xã hội thì quản lý hộ tịch, với các lợi íchcủa nó được coi là khâu nằm ở vị trí trung tâm của hoạt động quản lý dân cư.Mặt khác, hoạt động quản lý hộ tịch là lĩnh vực thể hiện sâu sắc chức năng xãhội của Nhà nước, bởi các lý do sau:

Thứ nhất, quản lý hộ tịch là cơ sở để Nhà nước hoạch định các chính sáchphát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng,…và tổ chức thực hiện

có hiệu quả các chính sách đó Thông tin về hộ tịch ngày càng đầy đủ, chínhxác, kịp thời sẽ là nguồn tài sản thông tin hết sức quý giá hỗ trợ đắc lực cho việchoạch định các chính sách xã hội một cách chính xác, có tính khả thi, tiết kiệmchi phí xã hội

Thứ hai, hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch thể hiện tập trung nhất, sựtôn trọng của Nhà nước đối với việc thực hiện một số quyền nhân thân cơ bản

Trang 21

của công dân như: quyền đối với họ và tên, quyền thay đổi họ tên, quyền xácđịnh dân tộc, quyền được khai sinh, quyền được khai tử, quyền kết hôn, quyền

ly hôn, quyền được nuôi con nuôi và được nhận làm con nuôi, quyền đối vớiquốc tịch…đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992, Bộ luật dân sự năm

1995 và đến Bộ luật dân sự năm 2005 tiếp tục khẳng định lại

Thứ ba, quản lý hộ tịch có vai trò to lớn đối với việc đảm bảo trật tự xãhội Một hệ thống hộ tịch chính xác, đầy đủ sẽ giúp cho việc truy nguyên nguồngốc cá nhân được thực hiện một cách dễ dàng Các giấy tờ về hộ tịch được thựchiện theo thủ tục chặt chẽ có giá trị là sự khẳng định chính thức của Nhà nước

về vị thế của một cá nhân trong gia đình và xã hội Điều này càng có ý nghĩahơn trong hoạt động tư pháp.Từ sự phân tích trên cho thấy, sự cần thiết của côngtác đăng ký và quản lý hộ tịch có ý nghĩa rất quan trọng cho việc phát triển cácmặt đời sống xã hội của một quốc gia Để từ đó xây dựng nên một hệ thốngquản lý hộ tịch thật hiệu quả nhằm phục vụ cho công tác quản lý của Nhà nước

ta hiện nay

2.2.3.Nội dung quản lý nhà nước về hộ tịch

Một là, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quyphạm pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch; tổ chức triển khai thực hiện phápluật về hộ tịch;

Hai là, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đăng ký hộ tịch; xâydựng và quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử;

Ba là, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạmpháp luật về quản lý đăng ký hộ tịch;

Bốn là, thống kê hộ tịch;

Năm là, hợp tác quốc tế về hộ tịch

2.2 Cơ sở pháp lý công tác quản lý đăng ký hộ tịch

2.2.1 Quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác quản lý đăng ký hộ tịch

Đảng và nhà nước ta luôn chú trọng tới tư pháp - hộ tịch cấp xã, từngbước quan tâm xây dựng, đổi mới chế độ, chính sách đào tạo đối với đội ngũ cán

Trang 22

bộ công chức quản lý hộ tịch xã theo hướng không ngừng nâng cao vị thế, cũngnhư chính sách quản lý hộ tịch trong xu thế phát triển Coi công tác đào tạo, bồidưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý hộ tịch tại UBND cấp xã

là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong xây dựng và củng cố chính quyềnnhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Quan điểmcủa Đảng, Nhànước về công tác quản lý đăng ký hộ tịch đang được quan tâm nhiều

- Thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách hành chính,nhất là cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký hộ tịch theo hướngđơn giản, minh bạch, tạo sự kết nối với các lĩnh vực khác liên quan đến quản lýdân cư, tiết kiệm chi phí cho người dân và Nhà nước

- Bảo đảm phù hợp với các quy định có liên quan của Hiến pháp năm

2013, sự đồng bộ, thống nhất với các luật liên quan (như Luật Quốc tịch, LuậtNuôi con nuôi, Luật hôn nhân và gia đình), cũng như định hướng sửa đổi, bổsung Bộ Luật Dân sự, bảo đảm thống nhất với định hướng xây dựng Luật Căncước công dân

- Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về hộ tịch của Ủy ban nhân dâncấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện, trên cơ sở phân cấp hợp lý thẩm quyềnđăng ký hộ tịch cho cấp huyện và cấp xã; đề cao trách nhiệm, từng bước tăngcường tính chuyên nghiệp của đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch ở cấphuyện, cấp xã, tạo sự chuyển biến về chất trong công tác đăng ký và quản lý hộtịch

- Luật hóa các quy định về đăng ký, quản lý hộ tịch trong các Nghị địnhcủa Chính phủ đã được thực tiễn kiểm nghiệm, bảo đảm tính kế thừa và pháttriển, đồng thời tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của một số nước có hệthống đăng ký hộ tịch phát triển, phù hợp với điều kiện của Việt Nam

2.2.2 Một số văn bản pháp lý liên quan

Để việc quản lý đăng ký hộ tịch trên địa bàn xã Tung Chung Phố đượcthực hiện đúng quy định của pháp luật và đạt được hiệu quả cao trong lĩnh vực

hộ tịch, UBND xã đã áp dụng một số văn bản pháp lý các luật, nghị định, thông

tư có liên quan

Trang 23

Nghị định số: 06/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của cácNghị định về hộ tịch, hôn nhân gia đình và chứng thực;

Luật Hộ tịch số: 60/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014

Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chínhphủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch;

Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 03 năm 2013 quy định chitiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân vàgia đình có yếu tố nước ngoài

Thông tư 15/2015/TT-BTP Quy địnhchi tiết thi hành một số điều của Luật

hộ tịch

Thông tư 01/2008/TT-BTP Hưỡng dẫn thực hiện một số quy định củaNghị định số 158/2005/NĐ-CP Ngày 27 tháng 12 năm 2005 của chính phủ vềđăng ký và quản lý hộ tịch

Thông tư số 179/2015/TT-BTC ngày 13/11/2015 của Bộ Tài chính vềviệc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/1/2014 hướng dẫn

về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

2.3 Thực trạng công tác quản lý đăng ký hộ tịch tại UBND xã Tung Chung Phố

2.2.1 Thành tựu công tác quản lý đăng ký hộ tịch tại UBND xã

UBND xãTung Chung Phố đã tổ chức triển khai đưa nghị định 123/2015/NĐ-CP và Luật hộ tịch số 60/2014/QH13… về đăng ký và quản lý hộ tịch vàocuộc sống, với những quy định mang tính cải cách mạnh mẽ, sâu rộng và khátriệt để về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời gian giải quyết đăng ký hộ tịch, tạođiều kiện thuận lợi hơn trong việc giải quyết đăng ký hộ tịch cho người dân,đồng thời đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác hộ tịch tạiđịa phương Trên cơ sở đó, công tác đăng ký hộ tịch của UBND xã dần đi vào

nề nếp Về thẩm quyền UBND xã có thẩm quyền đăng ký khai sinh; khai tử; kếthôn; giám hộ; nuôi con nuôi; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính, bổ sung hộ

Trang 24

tịch cho người dưới 14 tuổi.

Ví dụ: Một số thủ tục tại UBND xã

a, Thủ tục đăng ký kết hôn

Trình tự thực hiện:

- Người yêu cầu đăng ký kết hôn nộp hồ sơ trực tiếp tại UBND cấp xã nơi

cư trú của bên nam hoặc bên nữ

- Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt Đại diện UBND cấp

xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kếthôn, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhậnkết hôn Hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kếthôn, Chủ tịch UBND cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chínhGiấy chứng nhận kết hôn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ,chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình

- Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp theo yêu cầu của vợ, chồng

Thành phần hồ sơ:

- Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thânkhác;

- Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu

- Trong trường hợp một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này, nhưngđăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác, thì phải có xác nhận của UBNDcấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó

- Đối với người đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở nướcngoài về nước đăng ký kết hôn, thì phải có xác nhận của Cơ quan Ngoại giao,Lãnh sự Việt Nam tại nước sở tại về tình trạng hôn nhân của người đó

- Đối với cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang, thì thủtrưởng đơn vị của người đó xác nhận tình trạng hôn nhân

Việc xác nhận tình trạng hôn nhân nói trên có thể xác nhận trực tiếp vào

Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu) hoặc bằng Giấy xác nhận tình trạng hônnhân (theo mẫu)

Việc xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng, kể từ ngày xác nhận

Trang 25

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấyhai bên nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và giađình, thì UBND cấp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ

- Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dàithêm không quá 05 ngày

Lệ phí : 30.000đ

b,Về thay đổi, cải chính Hội tịch, bổ sung Hộ tịch, điều chỉnh Hộ tịch

và xác định lại dân tộc, giới tính.

Trình tự thực hiện:

Người yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác địnhlại giới tính, bổ sung hộ tịch phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định), xuất trìnhbản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lạidân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch và các giấy tờ liên quan để làmcăn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giớitính, bổ sung hộ tịch

+ Đối với trường hợp xác định lại giới tính thì phải nộp Giấy chứng nhận

y tế do Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép can thiệp y tế để xác định lạigiới tính theo quy định của Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 5 tháng 8 năm

2008 của Chính phủ về xác định lại giới tính

+ Trường hợp xác định lại dân tộc cho con dưới 15 tuổi phải nộp văn bản

Trang 26

thỏa thuận của cha mẹ về việc xác định lại dân tộc cho con.

+ Nếu công chức tiếp nhận không biết rõ về nhân thân hoặc nơi cư trú củađương sự, thì yêu cầu xuất trình các giấy tờ sau đây để kiểm tra:

 Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đi đăng ký hộtịch để xác định về cá nhân người đó;

 Sổ hộ khẩu, Sổ đăng ký tạm trú để làm căn cứ xác định thẩm quyềnđăng ký hộ tịch theo quy định

+ Người có yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch; xác định lại dântộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch không có điều kiện trực tiếp đến cơquan đăng ký hộ tịch, thì có thể ủy quyền cho người khác làm thay Việc ủyquyền phải bằng văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực hợp lệ Nếungười được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột củangười ủy quyền, thì không cần phải có văn bản ủy quyền, nhưng phải có giấy tờchứng minh về mối quan hệ nêu trên

+ Trong trường hợp gửi qua hệ thống bưu chính thì các giấy tờ có trongthành phần hồ sơ phải là bản sao có chứng thực; trường hợp trực tiếp thì nộp bảnsao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực (riêng giấy khaisinh trong cả 02 trường hợp phải là bản chính để ghi chú việc thay đổi, cảichính, bổ sung)

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

+ 03 ngày đối với hồ sơ thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc,xác định lại giới tính

+ 01 ngày đối với hồ sơ bổ sung hộ tịch

Lệ phí: 20.000đ

c, Thủ tục đăng ký khai

Trình tự thực hiện:

- Thân nhân hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn

- Bộ phận tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ,yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu chưa đầy đủ, chưa hợp lệ Sau đó chuyển hồ sơ

Trang 27

cho công chức Tư pháp - Hộ tịch

- Công chức Tư pháp - Hộ tịch xử lý hồ sơ và trình lãnh đạo ký, ghi vào

sổ đăng ký khai sinh, chuyển giấy khai sinh cho Bộ phận tiếp nhận và trả kếtquả

- Bộ phận tiếp nhận trả giấy khai sinh cho người đăng ký

Thành phần hồ sơ:

+ Tờ khai, Giấy chứng sinh (theo mẫu quy định) Giấy chứng sinh do cơ

sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấychứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng Trongtrường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy camđoan về việc sinh là có thực

+ Xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹcủa trẻ em có đăng ký kết hôn) Trong trường hợp cán bộ Tư pháp - Hộ tịch biết

rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trìnhGiấy chứng nhận kết hôn

+ Nếu công chức tiếp nhận không biết rõ về nhân thân hoặc nơi cư trú củađương sự, thì yêu cầu xuất trình các giấy tờ sau đây để kiểm tra: Giấy chứngminh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đi đăng ký hộ tịch để xác định về cánhân người đó;Sổ hộ khẩu, Sổ đăng ký tạm trú để làm căn cứ xác định thẩmquyền đăng ký hộ tịch theo quy định

Trang 28

lệ phí giải quyết được UBND xã Tung Chung Phố niêm yết công khai, minhbạch, rõ ràng tại địa điểm tiếp công dân của bộ phận một cửa tạo điều kiện thuậnlợi cho người dân trong việc đăng ký hộ tịch.

UBND xã triển khai áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tácđăng ký, lưu trữ dữ liệu về hộ tịch đã có hệ thống máy tính kết nối mạng Internetphục vụ cho việc tra cứu các văn bản hộ tịch, cũng như nghiên cứu các thông tinphục vụ cho công việc hàng ngày; việc khai thác thông tin để phục vụ cho côngtác qua các trang thông tin điện tử ngày càng được các công chức Tư pháp - Hộtịch sử dụng và đã đem lại lợi ích thiết thực trong công tác đăng ký và quản lý

hộ tịch

Công tác hộ tịch, hộ khẩu năm 2016: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáodục pháp luật tại xã được 25 buổi = 1.080 lượt người Tiếp công dân được1.108lượt người Đăng ký kết hôn được 17 cặp, Đăng ký khai sinh được 52trường hợp (có cả đăng ký quá hạn và đăng ký lại) Đăng ký khai tử được 13trường hợp, cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được 14 người Công chứng,chứng thực được 1.012 lượt

Tuy nhiên, công tác quản lý đăng ký hộ tịch tại UBND xã Tung ChungPhố đang còn tồn tại một số hạn chế

2.2.2 Hạn chế

Những năm qua, hoạt động quản lý đăng ký hộ tịch ở UBND xãTungChung Phố đã đạt được nhiều hiệu quả tích cực song vẫn không thể tránh khỏinhững hạn chế, vướng mắc thấy được những hạn chế đó không chỉ có tác dụngnhằm nâng cao hơn nữa công tác quản lý hộ tịch trên địa bàn xãTung ChungPhố mà cả trên phạm vi các xã, huyện, tỉnh trên toàn quốc Sau đây là một sốhạn chế còn tồn đọng trong công tác quản lý đăng ký hộ tịch:

Thứ nhất, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch còn phức tạp Mặc

dù công tác hộ tịch có vị trí, vai trò quan trọng đối với quản lý nhà nước và bảođảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân như đã nêu ở trên, nhưng cho đếnnay, ngoại trừ các quy định mang tính nguyên tắc trong Bộ Luật Dân sự, LuậtHôn nhân và gia đình , văn bản điều chỉnh trực tiếp trong lĩnh vực hộ tịch chỉ là

Trang 29

Nghị định và Thông tư, chưa có đạo luật riêng về hộ tịch

Mặc khác, có tới 06 Nghị định, 01 Thông tư liên tịch và 05 Thông tư cùngđiều chỉnh trong lĩnh vực hộ tịch nên tạo độ phức tạp, gây khó khăn cho cơ quan

hộ tịch khi áp dụng (khó nhớ, khó áp dụng), người dân cũng khó phân biệt việc

hộ tịch của mình sẽ được áp dụng theo văn bản nào

Có quá nhiều văn bản cùng điều chỉnh trong lĩnh vực hộ tịch nên tạo độphức tạp, gây khó khăn cho cơ quan hộ tịch, người dân khi áp dụng trong thựctế; văn bản điều chỉnh trực tiếp trong lĩnh vực hộ tịch chỉ là Nghị định, Thông

tư, thiếu văn bản có hiệu lực pháp lý cao

Thứ hai, sự quan tâm và đầu tư cho công tác hộ tịch chưa đồng đều ở cácđịa phương Ở một số địa phương việc bố trí cán bộ làm công tác hộ tịch chưahợp lý, hạn chế trong công tác tập huấn về nghiệp vụ hộ tịch định kỳ, việc đầu

tư cơ sở, vật chất phục vụ công tác hộ tịch chưa được chú trọng

Thứ ba, vẫn còn tình trạng đăng ký hộ tịch không kịp thời, chưa đầy đủ(số liệu đăng ký khai sinh quá hạn vẫn chiếm tỷ lệ đáng kể; số nam nữ chungsống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn vẫn còn tồn tại; tỷ lệđăng ký khai tử còn rất thấp đặc biệt là ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa)

và thiếu chính xác (đăng ký sai thẩm quyền; cấp bản sao giấy tờ hộ tịch khôngcăn cứ vào sổ gốc; quá dễ dãi trong việc cấp giấy tờ hộ tịch; cấp khống giấy tờ

hộ tịch; chỉ cấp giấy tờ hộ tịch mà không ghi vào sổ hộ tịch; sổ hộ tịch bị tẩy xóanội dung…)

Thứ tư, chưa tạo điều kiện tốt nhất để bảo đảm quyền đăng ký hộ tịch củacông dân Yêu cầu đặt ra là Nhà nước phải có trách nhiệm đăng ký để thực hiệnviệc quản lý và cũng bảo đảm quyền đăng ký hộ tịch cho công dân; tuy nhiên,trên thực tế bên cạnh một số bất cập từ quy định của pháp luật, trong nhiều trườnghợp, tinh thần, thái độ phục vụ của một bộ phận cán bộ làm công tác hộ tịchchưa cao, còn gây phiền hà, sách nhiễu; việc thực thi các quy định của pháp luật

về đăng ký, quản lý còn chưa nghiêm, có nơi còn buông lỏng quản lý dẫn đến saiphạm bị xử lý kỷ luật, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự; trong một số trườnghợp đã có phản ánh về hiện tượng tiêu cực, nhưng lãnh đạo UBND không có

Trang 30

biện pháp xử lý kịp thời, vẫn để cho các công chức này tiếp tục làm việc, gâybức xúc cho nhân dân; cụ thể là:

- Quy định về thủ tục đăng ký các loại việc hộ tịch còn quá nhiều loại giấy

tờ khác nhau, lệ thuộc vào nơi cư trú đã dẫn đến trường hợp công dân không đápứng đủ thì không được đăng ký;

- Cán bộ trực tiếp giải quyết công việc hộ tịch tự đặt thêm thủ tục giấy tờkhi người dân có yêu cầu đăng ký hộ tịch (đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dâncấp xã nơi cư trú vẫn yêu cầu phải xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký lạiviệc sinh phải có xác nhận của Phòng Tư pháp về việc Phòng Tư pháp khônglưu được Sổ đăng ký khai sinh ); khi hồ sơ đăng ký hộ tịch chưa đầy đủ, cán bộ

hộ tịch không hướng dẫn một lần mà mỗi lần chỉ hướng dẫn một nội dung nênngười dân phải đi lại nhiều lần mới được giải quyết…

- Áp dụng quy định của pháp luật để giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịchcủa người dân một cách máy móc nên một số trường hợp quyền lợi của ngườidân giải quyết sai quy định, thậm chí có trường hợp không được giải quyết

Thứ năm, thực hiện việc áp dụng công nghệ thông tin còn hạn chế,phương pháp đăng ký hộ tịch chủ yếu được thực hiện thủ công

Thứ sáu, hạn chế trong cải cách thủ tục hành chính Mặc dù, việc cải cáchthủ tục hành chính trong lĩnh vực hộ tịch bước đầu đã phát huy hiệu quả; tuynhiên, việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông (theo Quyết định số181/2003/QĐ-TTg ngày 4 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việcban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại các cơ quan hành chính Nhànước ở địa phương) trong đăng ký hộ tịch đôi khi lại có tác động ngược lại, đặcbiệt là tiến độ xử lý hồ sơ

Ngoài những hạn chế sau còn một số hạn chế đáng quan tâm: Nguồncán bộ tư pháp xã, thị trấn còn thiếu, trình độ không đồng đều, đặc biệt là ở các

xã vùng cao (cán bộ có trình độ Trung cấp luật là 19/36, song không ổn định,luôn biến động, thay đổi qua các kỳ bầu cử, đại hội); chức năng, nhiệm vụ củaPhòng Tư pháp, tư pháp xã rất nặng nề, biên chế được giao ít; cơ sở, vật chấttrang bị cho công tác đăng ký hộ tịch ít được quan tâm, đặc biệt là ở các xã, thị

Trang 31

trấn Đến thời điểm hiện nay, tư pháp 15/15 xã, thị trấn chưa được trang bị máy

vi tính, vẫn phải dùng chung với các bộ phận khác Việc kết nối mạng Internet15/15 xã đã có, nhưng mạng còn yếu chưa đảm bảo kết nối sử dụng Phần mềmđiện tử đăng ký hộ tịch Kinh phí phục vụ công tác đăng ký và quản lý hộ tịchcòn hạn chế; trình độ dân trí của nhân dân trên địa bàn huyện còn hạn chế đãlàm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả công tác tham mưu quản lý nhà nước vềcông tác tư pháp tại huyện nói chung, công tác đăng ký và quản lý hộ tịch nóiriêng

Tuy nhiên, thực trạng công tác quản lý hộ tịch thời gian qua còn một sốhạn chế, bất cập đó là: trình độ, năng lực của công chức tư pháp hộ tịch khôngđồng đều, cán bộ tư pháp hộ tịch xã, phường, thị trấn nhiều người chưa đượcđào tạo chuyên môn, nghiệp vụ Đa số cán bộ tư pháp hộ tịch đảm nhận nhiềucông việc như: công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật, chứngthực, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, hoà giải ở cơ sở , do vậy thờigian dành cho nghiên cứu về công tác hộ tịch chưa nhiều Trình độ tin học củacán bộ tư pháp hộ tịch còn hạn chế Toàn tỉnh hiện có 219 công chức hộ tịch xã,phường, thị trấn thì hiện có 34,6% chưa có chứng chỉ tin học, thậm chí ở một sốnơi cán bộ quản lý hộ tịch chưa biết sử dụng máy vi tính Công tác lưu trữ hệthống sổ hộ tịch, hồ sơ hộ tịch tuy đã được quan tâm nhưng vẫn còn bất cập, một

số xã không lưu được loại sổ hộ tịch nào, nhiều nơi có sổ lưu nhưng cũ nát,không cập nhật được đầy đủ thông tin

Tình trạng phổ biến ở UBND cấp xã là không có kho lưu trữ riêng nên hồ

sơ hộ tịch lưu trữ cùng với các hồ sơ khác của UBND nên khó khăn trong việctra cứu, khai thác hồ sơ, cấp bản sao hộ tịch Mặt khác, việc ghi chép của cán bộ

hộ tịch xã, phường, thị trấn còn tuỳ tiện, thiếu chính xác, có trường hợp giữabiểu mẫu và sổ hộ tịch không trùng khớp về nội dung đăng ký hộ tịch Ngoài ra,thường xuyên biến động sau mỗi kỳ đại hội cáp cơ sở Do vậy, đa số là cán bộtrẻ ( dưới 35 tuổi chiếm tỷ lệ 76,92% ), kinh nhiệm công tác chưa nhiều, chưađược đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ hộ tịch

Cả về nguyên nhân chủ quan và khách quan như: Các sự kiện hộ tịch

Trang 32

phát sinh trên địa bàn phường chưa được đăng ký kịp thời, còn nhiều trường hợpđăng ký khai sinh, khai tử quá hạn hoặc chưa được đăng ký; Nhận thức củangười dân đối với công tác hộ tịch còn hạn chế; Điều kiện cơ sở vật chất cònthiếu, chưa được trang bị đầy đủ và đồng bộ; Công tác tuyên truyền, phổ biếngiáo dục pháp luật cho người dân chưa được quan tâm đúng mức; Công chức Tưpháp - Hộ tịch còn thiếu các kỹ năng nghiệp vụ.

Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp trên sẽ góp phần nâng cao hiệu lực,hiệu quả của công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn xã Tung ChungPhố, góp phần tích cực trong việc xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội, quốcphòng, an ninh của xã Tung Chung Phố trong thời gian tới

2.2.3 Nguyên nhân

Những hạn chế trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch đã nêu trên do một

số nguyên nhân cơ bản sau đây:

Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo chưa đồng bộ, lãnh đạo UBND xãchưa thực nhận thức được tầm quan trọng của công tác hộ tịch nên không quantâm, đầu tư cho công tác này (kể cả về cơ sở vật chất, con người, phương tiện làmviệc, kinh phí triển khai…) Đăng ký hộ tịch là trách nhiệm của UBND, nhưng cónơi còn phó mặc, khoán trắng cho Tư pháp, không quan tâm, đầu tư cũng nhưkhông có sự chỉ đạo kiểm tra

Chưa có bước đột phá trong xây dựng thể chế Việc xây dựng văn bảnquy phạm pháp luật về hộ tịch trong thời gian qua chỉ mang tính chắp vá bằngcách sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế những văn bản cũ mà chưa quan tâm đếnviệc xây dựng một đạo Luật chung điều chỉnh thống nhất trong lĩnh vực hộ tịch

Đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch phải kiêm nhiệm nhiều công việc khácnhau và không ổn định, công chức Tư pháp - Hộ tịch ngoài việc tham mưu, giúp

Ủy ban nhân dân xã phải đảm nhiệm 12 đầu việc, trong đó có việc đăng ký vàquản lý hộ tịch Trong khi đó, trên thực tế, tính chất chuyên môn của công tác hộtịch và các công tác tư pháp khác (công tác văn bản, tuyên truyền pháp luật, hòagiải…) rất khác nhau, không phù hợp với việc ghép chung một cách cơ học hai loạinhiệm vụ này trong cùng một chức danh Tư pháp - Hộ tịch Cũng chính vì phải

Trang 33

kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau, nên công chức Tư pháp - Hộ tịch không

có thời gian đầu tư cho việc nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn cũngnhư cập nhật kịp thời những văn bản mới; cũng từ nguyên nhân này mà đội ngũcông chức Tư pháp – Hộ tịch không được chuyên nghiệp Mặt khác, công chức

Tư pháp - Hộ tịch là vị trí dễ bị thay đổi theo nhiệm kỳ của Ủy ban nhân dân nênchuyên môn bị hạn chế do không được bồi dưỡng nghiệp vụ kịp thời Đây chính

là nguyên nhân làm giảm hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực hộ tịch

Việc phân cấp thẩm quyền đăng ký hộ tịch chưa triệt để (vẫn còn nhiềucấp có thẩm quyền đăng ký hộ tịch); việc quy định về ghi sổ và cấp giấy tờ hộtịch chưa khoa học (không có sổ hộ tịch chung và cũng không có một loại giấy

tờ hộ tịch chung cấp cho cá nhân trong đó tích hợp mọi thông tin về hộ tịch của

cá nhân) Yêu cầu cải cách thủ tục hành chính chưa gắn với đặc thù của côngviệc hộ tịch Chưa ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong đăng ký và quản lý hộtịch chưa có cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử kết nối giữa các cơ quan hộ tịch ở trongnước với nhau, cũng như với các Cơ quan đại diện để chia sẻ và kết nối thôngtin phục vụ cho việc tra cứu, xác minh thông tin về hộ tịch của cá nhân lànguyên nhân gây tốn kém về kinh phí, không bảo đảm độ chính xác về thông tin,kéo dài thời hạn giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch của công dân Việt Nam

Những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trên đây được Đảng, Nhà nước,chính quyền địa phương, cán bộ tư pháp hộ tịch phát hiện và đang có hướng giảiquyết phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý của chính quyền cơ sở

2.4 Đánh giá việc thực hiện quản lý đăng ký hộ tịch tại UBND xã

gỡ những vưỡng mắc, thủ tục rườm rà trong việc cấp và quản lý đăng ký hộ tịch

Ngày đăng: 31/01/2018, 13:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w