1. Trang chủ
  2. » Mầm non - Tiểu học

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng bán trú ở trường mầm non Hoa Mai

84 505 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 3,05 MB

Nội dung

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng bán trú ở trường mầm non Hoa MaiSKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng bán trú ở trường mầm non Hoa MaiSKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng bán trú ở trường mầm non Hoa MaiSKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng bán trú ở trường mầm non Hoa MaiSKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng bán trú ở trường mầm non Hoa MaiSKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng bán trú ở trường mầm non Hoa MaiSKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng bán trú ở trường mầm non Hoa MaiSKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng bán trú ở trường mầm non Hoa MaiSKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng bán trú ở trường mầm non Hoa MaiSKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng bán trú ở trường mầm non Hoa Mai

Trang 1

MỤC LỤC

1 PHẦN MỞ ĐẦU Trang

1.1 Lý do chọn đề tài……… 2

1.2 Mục đích nghiên cứu………4

1.3 Đối tượng nghiên cứu……… 4

1.4 Phương pháp nghiên cứu……… 4

1.5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu……… 4

2 NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề……… 5

2.2 Thực trạng của vấn đề……… 6

2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề………10

2.4 Kết quả đạt được……….36

3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận……… 39

3.2 Kiến nghị……….39

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………41 PHỤ LỤC

Trang 2

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BÁN TRÚ Ở

TRƯỜNG MẦM NON HOA MAI

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài

Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng - giáo dục trẻ là một nội dung đượcquan tâm hàng đầu trong chương trình giáo dục mầm non Toàn ngành Giáodục và Đào tạo đang nỗ lực đổi mới căn bản toàn diện về giáo dục Trườngmầm non đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục, rèn luyện kỹnăng sống, thói quen nề nếp vệ sinh, chăm sóc bữa ăn, giấc ngủ… đối với trẻ

Vì vậy việc chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng công tác bán trú trongtrường mầm non là một trong những yêu cầu cấp thiết

Trong những năm gần đây trường mầm non đã và đang là nơi phụ huynhtin tưởng gửi gắm con trẻ Góp phần không nhỏ vào việc đáp ứng nhu cầu,nguyện vọng của người dân gửi con ở trường từ sáng đến chiều yên tâm làmkinh tế, hơn thế nữa là đáp ứng việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng

và giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non hiện nay Không phải ai xa

lạ với chúng ta, đấy chính là nhân viên cấp dưỡng, các cô giáo vừa trực tiếpđứng lớp giảng dạy vừa kiêm nhiệm công tác bảo mẫu trong trường mầm non.Một bộ phận đã âm thầm ngày qua ngày làm việc dù trời nắng hay mưa, trưahay xế, trong điều kiện cơ sở vật chất thuận tiện hay khó khăn nhưng bằng cáitâm của mình lặng lẽ khắc phục để hoàn thành nhiệm vụ

Nhân viên cấp dưỡng: Thỉnh thoảng còn đeo trang sức, chưa thườngxuyên mặc trang phục, đeo bảo hộ khi làm việc Chế biến thực phẩm, thức ăn

có thói quen như ở nhà, chưa đảm bảo hết các công đoạn theo quy trình 1chiều Chưa có bằng cấp, chứng chỉ nghề Trong tư tưởng đi học mất công,tốn tiền rồi học xong không biết có được xét tuyển không? Lâu nay không họccũng làm được chứ có sao đâu

Trang 3

năm chỉ tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm tại trung tâm y tếhuyện Cô công tác lâu năm thì có kinh nghiệm trong việc rèn nề nếp vệ sinh

cá nhân cho trẻ đúng cách, thực hiện tốt giờ ăn giấc ngủ cho trẻ, tuy nhiên họcsinh mỗi năm một khác Một số giáo viên thì mới vào nghề chưa cọ xát nhiềuvới yêu cầu thực tế trong công tác vệ sinh cho trẻ ăn, cho trẻ ngủ Báo ăn vềnhà trường chưa kịp thời, chưa sáng tạo trong rèn nề nếp giờ ăn, giờ ngủ chotrẻ qua việc đọc thơ Trẻ ngủ một số cô không thức trực giấc ngủ cho trẻ trọnvẹn Trẻ đi vệ sinh cô chưa thường xuyên theo dõi

Nhưng thực tế các cô cấp dưỡng làm việc mức lương theo thỏa thuận,nguồn thu nhập chủ yếu từ sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh Các cô giáokiêm nhiệm công tác bảo mẫu thì được hỗ trợ 20.000đ/cháu/tháng

Là Hiệu phó phụ trách chuyên môn nhiều năm liền, khi về nhận công táctại cơ quan mới (trường mầm non Hoa Mai) được Hiệu trưởng phân côngnhiệm vụ phụ trách bán trú, tôi nhận thấy đây là một công việc chăm lo antoàn, chăm sóc vệ sinh, bữa ăn giấc ngủ cho học sinh Đây là một công việchết sức quen thuộc gần gũi hằng ngày nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp lớn đến

sự phát triển của trẻ Tuy nhiên từ những công việc hết sức gần gũi này nếuchúng ta không để ý, không đặt cái tâm của mình vào dù là chi tiết rất nhỏ thìbữa ăn của trẻ không đảm bảo vệ sinh, không đảm bảo chất dinh dưỡng, sựcân đối các chất cần thiết trong bữa ăn ở trường Trẻ không được an toàn, ngủkhông sâu, không đủ giấc liệu có phát triển thể chất bình thường không? kéotheo đó là sự phát triển các khả năng về trí tuệ sẽ ra sao?

Một điều không kém phần quan trọng nữa chính là đạo đức nghề nghiệp,các cô cấp dưỡng, cô bảo mẫu có thực hiện nhiệm vụ chuyên môn tốt đếnmấy mà không động viên nhắc nhở trẻ ăn hết suất, hết khẩu phần lại cắt xénkhẩu phần ăn của trẻ, thì làm sao các cháu được đảm bảo nhu cầu dinh dưỡngkhi ở trường

Tôi luôn trăn trở đặt ra cho mình một nhiệm vụ là làm sao để trẻ được antoàn, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ khi ở trường, làm sao để nhân viên

Trang 4

cấp dưỡng, các cô bảo mẫu đặt cái tâm của mình vào công việc, xem học sinhnhư con em như người thân yêu của mình để bữa ăn của trẻ được “Ngon mắt,ngon mũi, ngon miệng” Bữa ăn của trẻ phải đảm bảo vệ sinh, nghe mùi thơm,nhìn hấp dẫn kích thích thèm ăn, ăn ngon miệng, ăn hết suất, không nhàmchán món ăn Làm sao cho trẻ ngủ đủ giấc khi ở trường, trẻ ngủ phải đảm bảo

ấm áp khi trời lạnh, thoáng mát khi trời nóng

Để làm được điều này tôi đã không ít băn khoăn và tự đặt cho mìnhnhiệm vụ cần tìm ra một số biện pháp giúp chất lượng bữa ăn, giấc ngủ, sự antoàn cho trẻ trong trường mầm non đạt hiệu quả cao đó chính là lý do tôi chọn

đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng bán trú ở trường mầm non Hoa Mai”

1.2 Mục đích nghiên cứu

Đánh giá được thực trạng công tác tổ chức bán trú ở trường và tìm ra một

số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bán trú cho trẻ ở trường Mầm nonHoa Mai

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Nhân viên cấp dưỡng

- Các cô giáo đang làm công tác bảo mẫu

- Học sinh trong toàn trường mầm non Hoa Mai

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: thu thập thông tin, phân tích tổnghợp

- Phương pháp khích lệ, động viên

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: kiểm tra, quan sát, khảo sát thực tế,thống kê số liệu, thực hành

1.5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

- Nhà bếp trường mầm non Hoa Mai

- Và 9 nhóm, lớp tại Trường mầm non Hoa Mai

Trang 5

2 NỘI DUNG

2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề

Trong hầu hết sách, tài liệu nói về hướng dẫn thực hiện chương trìnhmầm non thì câu “Chăm sóc nuôi dưỡng và Giáo dục” luôn được nhắc đến.Chỉ qua câu từ này chúng ta cũng nhận thấy một điều rằng: Chăm sóc nuôidưỡng được đặt lên trước giáo dục Tôi thiết nghĩ và các nhà nghiên cứu tâmsinh lý trẻ mầm non cũng chỉ ra rằng: Chăm sóc nuôi dưỡng là một phần quantrọng quyết định sự khỏe mạnh về thể chất, một trí tuệ minh mẫn của conngười Đặc biệt là lứa tuổi mầm non giai đoạn phát triển đầu đời của trẻ

Hiện nay đa số các trường Mầm non đều tổ chức bán trú cho học sinh,phần lớn điều kiện kinh tế của người dân tương đối ổn định Từ việc mongđược ăn no mặc ấm đến nhu cầu ăn ngon mặc đẹp, mong cho con đi học 1ngày hay 1 buổi cũng được miễn cho biết chữ chuyển sang nhu cầu cho conhọc bán trú tại trường Việc cho con đi học bán trú ở trường Mầm non phụhuynh cũng rất cân nhắc, có phụ huynh mong con em mình đi học trườngMầm non tại địa phương thì con có bạn trong xóm đi cùng cho vui mà lại gầnnhà thuận tiện cho việc đưa đón Ngược lại cũng có phụ huynh không ngại xaxôi chỉ mong gửi con vào học trường đáp ứng được mong muốn của mình: về

cơ sở vật chất, về tình hình cô giáo và đặc biệt là chất lượng chăm sóc nuôidưỡng Do đó đối với bậc học Mầm non việc trẻ em học trái tuyến là điều phổbiến

Tôi tin chắc hầu hết phụ huynh khi đón con về thì câu hỏi đầu tiên là

“hôm nay ở trường con ăn cơm có giỏi không?, con tự xúc hay cô giáo đút?các cô cấp dưỡng nấu ăn ngon không? Con ngủ có ngon giấc không? Cô giáo

có cho con vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn cơm không? Khi ngủ dậy con có xúcmiệng rửa mặt không? Con tự đi vệ sinh hay cô giáo đi cùng? rồi mới đếncâu hỏi “hôm nay cô giáo dạy con học gì?” Những câu hỏi này thể hiện rõ sựquan tâm của các bậc phụ huynh về chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng chính làcông tác bán trú của trường Mầm non

Trang 6

Để thu hút đông đảo phụ huynh cho con em nhập học trường mình thìphải xây dựng nên “thương hiệu” của nhà trường, ngoài chất lượng giáo dụccần phải khẳng định được chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, công tác tổ chứcbán trú của trường chính là sự chăm sóc sự an toàn, chăm sóc bữa ăn, giấcngủ cho các cháu lứa tuổi mầm non

- Với đứa trẻ phát triển bình thường khi chúng ta chăm sóc vệ sinh, bữa

ăn, giấc ngủ tốt thì trẻ lớn nhanh về thể chất: cân nặng, chiều cao, phản xạ của

cơ thể, mức độ linh hoạt, sự mềm dẻo, sức mạnh…song song với đó là sựphát triển về trí tuệ giúp trẻ phát triển toàn diện

Qua đây càng khẳng định vị trí của chăm sóc nuôi dưỡng đóng vai trò hếtsức quan trọng đối với sự phát triển của trẻ Trường Mầm non là nơi phối hợptrực tiếp cùng với gia đình trong công tác chăm sóc sự an toàn, vệ sinh, bữa

ăn, giấc ngủ theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ tốt nhất

Trang 7

TỈ LỆ

%

KHÔNG THƯỜNG XUYÊN

TỈ LỆ

%

KHÔN G THỰC HIỆN

TỈ LỆ

%

I ĐỐI VỚI CẤP DƯỠNG

1 Thực hiện giờ giấc theo

quy định

3 Mặc trang phục, đeo bảo

7 Tham gia hội thi “cấp

dưỡng giỏi” cấp trường

2 Báo ăn chính xác, kịp thời 6/9 66.7 3/9 33.3

3 Thực hiện vệ sinh cá nhân

5 Nêm thử, giới thiệu tên,

giá trị dinh dưỡng của

món ăn, động viên trẻ ăn

hết suất

2/13 15.3 13/15 84.7

Trang 8

KHÔNG THƯỜNG XUYÊN

TỈ LỆ

%

KHÔN G THỰC HIỆN

TỈ LỆ

- Ban giám hiệu nhà trường đã học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáodục

Trang 9

- Nhân viên cấp dưỡng là người địa phương, có uy tín với phụ huynh họcsinh, đã từng làm cấp dưỡng cho trường mầm non.

- 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được tập huấn kiến thức vệsinh an toàn thực phẩm, được khám sức khỏe định kỳ

- Nguồn nước nhà trường sử dụng đã qua kiểm nghiệm kết quả cho thấycác chỉ số nằm trong giới hạn cho phép sử dụng

- Các cô bảo mẫu chính là giáo viên đứng lớp hiểu được đặc điểm, tâm lýhọc sinh

- Hầu hết phụ huynh học sinh có nhu cầu cho con học bán trú, quan tâmđến việc

- Học sinh được phân chia theo lớp đúng độ tuổi, không có học sinhkhuyết tật, học sinh có chiều cao và cân nặng bình thường chưa có học sinhsuy dinh dưỡng về chiều cao và cân nặng mức độ nặng

2.2.3 Khó khăn

- Đường dây điện của nhà trường bắt từ ngoài đường chính vào khá xa và

là điện một pha Ổ cắm điện dùng nấu cơm cùng chỗ với cầu dao bơm nước,phích cắm tủ lạnh Đến mùa tưới cà phê để có được bữa cơm chin cho cáccháu ăn là cả một quá trình hết sức khó khăn Cấp dưỡng phải khéo léo xớicơm, thăm chừng nồi cơm và không được phép quên việc này Nếu ngày nàoquên ngày đó học sinh sẽ không kịp giờ ăn như bình thường được

- Trường chưa có nhà ăn cho học sinh, khu vực nhà bếp chưa có biển tênquy định chia từng khu vực chế biến riêng biệt

- Nhà trường đã thực hiện công tác bán trú hơn 5 năm nhưng chưa tổchức một hội thi, cuộc thi lý thuyết hay thực hành để nhân viên cấp dưỡng có

cơ hội nghiên cứu cọ xát với lý thuyết, thực hành mở rộng tầm nhìn qua việctham quan giao lưu học hỏi đồng nghiệp trường bạn, cũng như có động cơ đểcấp dưỡng nghiên cứu nâng cao tay nghề Đặc biệt là chưa qua lớp đào tạochứng chỉ nghề

Trang 10

2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

Với kinh nghiệm của người quản lý, sự nỗ lực của bản thân tôi đã tìm ramột số biện pháp để tác động khắc phục hạn chế như sau:

2.3.1 Biện pháp 1: Làm tốt công tác tham mưu – công tác phối hợp

a Công tác tham mưu

*Tôi tham mưu với Hiệu trưởng trong việc:

- Tuyển nhân viên cấp dưỡng là người phải trung thực có uy tín với nhândân địa phương, có sức khỏe, có chứng chỉ nghề hoặc đang theo học, đã từngnấu ăn cho học sinh Hầu hết xí nghiệp, các cơ quan dân lập hay công lập khituyển nhân viên hồ sơ bao giờ cũng đòi hỏi phải có bằng cấp hay chứng chỉnghề Dù biết rằng học và thực hành là 2 vấn đề nhưng khi đã qua học lýthuyết tất nhiên người ta có vỗn kiến thức áp dụng cho thực tế Mặt khácngười đã từng làm công việc nấu ăn cho học sinh thì ít nhiều cũng có kinhnghiệm, nhà trường tạo điều kiện vừa làm vừa học cũng được

- Mua sắm trang thiết bị phù hợp, thuận tiện, đủ sử dụng, đảm bảo chocông tác bán trú Những đồ dùng cá nhân của trẻ thì phụ huynh có thể tự muasắm mang lên nhưng đồ dùng dùng chung thì nhà trường phải mua sắm Ngay

từ đầu năm học căn cứ vào sĩ số học sinh tôi rà soát kiểm tra lại cần phải muasắm đồ dùng gì tham mưu Hiệu trưởng mua sắm đầy đủ kịp thời cả đồ dùngphục vụ chế biến, chứa đựng của nhà bếp, đồ dùng phục vụ giờ ăn, giờ ngủ

- Đặc biệt tham mưu Hiệu trưởng vay tiền quỹ tham quan du lịch củaCông đoàn nhà trường với lãi suất 5000đ/1 triệu/ tháng để mua tủ hấp cơmvận động phụ huynh đóng góp trong vòng 2 năm để trả lại cho Công đoànđược 100% phụ huynh nhất trí

- Hợp đồng thực phẩm với nhà cung cấp có uy tín: Hiện nay có rất nhiềunhà cung cấp thực phẩm muốn làm hợp đồng với các trường mầm non Tuynhiên qua tìm hiểu thực tế tôi tham mưu Hiệu trưởng làm hợp đồng với nhà

Trang 11

- Huy động phụ huynh hỗ trợ kinh phí 15.000đ lên 20.000đ/cháu/thángcho nhân viên cấp dưỡng có thêm thu nhập yên tâm công tác

- Ngoài ra xây dựng kế hoạch trình hiệu trưởng phê duyệt tổ chức hội thi

“Cấp dưỡng giỏi cấp trường”

b Công tác phối hợp

Công tác phối hợp với Ban Giám hiệu nhà trường, với các tổ chức, các tổ

có ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với việc thực hiện một kế hoạch, một côngviệc nào đó

b.1 Phối hợp với Ban Giám hiệu nhà trường đưa ra quy chế bán trú lấy

đó làm căn cứ trong công tác kiểm tra, xếp loại thi đua hàng tháng Ngay từđầu năm học phối hợp với các chị em trong Ban Giám hiệu xây dựng quy chếbán trú sau đó tôi thông qua trước tập thể nhà trường trong Hội nghị công

chức viên chức (quy chế thể hiện ở phần phụ lục)

b.2 Phối hợp với tổ chức Công đoàn nhà trường làm vườn rau sạch

Dựa vào điều kiện sẵn có của trường: đất đai, kinh nghiệm gieo trồnglàm rau của công đoàn viên trong nhà trường Tôi đề xuất Công đoàn nhàtrường nên làm vườn rau sạch, tạo thêm thu nhập để công đoàn có thêm kinhphí sinh hoạt vừa là thành tích đáng ghi nhận của tập thể sư phạm

Nhờ vậy Công đoàn nhà trường đã làm được vườn rau sạch, tự tin ký hợpđồng cung cấp rau, củ sạch cho nhà trường Ngược lại nhà trường cũng yêntâm với nguồn rau sạch tự cung tự cấp này

Dưới đây là hình ảnh một số loại rau mà Công đoàn nhà trường đã làmđược:

Trang 12

b.3 Phối hợp với Tổ cấp dưỡng, y tế nhà trường kiểm tra nhận thực

phẩm trước khi nhập

Tôi nhận thấy nguồn thực phẩm đầu vào rất quan trọng, để đảm bảo tínhkhách qua, chất lượng thực phẩm nhập vào tôi cùng với y tế nhà trường, tổcấp dưỡng trực tiếp nhận thực phẩm vào đầu buổi sáng Với mắt thườngchúng ta đánh giá chất lượng thực phẩm bằng kinh nghiệm và cảm nhận: thịt,tôm, cá có tươi không, rau củ có bị hư dập bị úng không, trứng có mùi hôi hay

vỡ không,…Nếu đảm bảo tiếp nhận và tiến hành chế biến Nếu không đảmbảo trả lại nhà cung cấp yêu cầu đổi lại trường hợp không có ta có thể dùngthực phẩm khác phù hợp thay thế cho đảm bảo Sau đó sửa lại thực đơn trong

sổ sách và bảng thực đơn công khai trong trường cho phù hợp giữa sổ sách vàthực tế Kết quả cho thấy không có hiện tượng trẻ bị ngộ độc thức ăn của

Trang 13

b.4 Phối hợp với Trạm y tế xã, y tế nhà trường trong việc khám sức

khỏe, cân đo theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ, tuyên truyền chăm sóccon theo khoa học

Để có cơ sở đánh giá học sinh trong trường có phát triển bình thường thìchúng ta phải cân đo, theo dõi Đầu năm có kế hoạch cụ thể về khám sứckhỏe, cân đo để nắm bắt tình hình thực tế Sau đó tổng hợp kết quả cân đoquý I có biện pháp phối hợp với phụ huynh kịp thời điều chỉnh khắc phục đểtrẻ phát triển bình thường về cân nặng, chiều cao Đồng thời chỉ đạo y tế có

kế hoạch tuyên truyền đến phụ huynh học sinh nuôi dạy con theo khoa họcđưa cho giáo viên chủ nhiệm nắm bắt, dán ở góc tuyên truyền của trường.Qua đây phụ huynh quan tâm theo dõi cân đo thường xuyên cũng như trongviệc cho con ăn uống, chăm sóc vệ sinh để phối hợp với nhà trường điềuchỉnh kịp thời hơn

2.3.2 Biện pháp 2 Xây dựng thực đơn khoa học

- Thực đơn là thước đo đầu tiên góp phần vào việc phát triển bình thườngcủa trẻ Việc xây dựng thực đơn hằng ngày cho học sinh không thể làm qualoa đại khái mà phải dựa vào nhiều yếu tố:

- Dựa vào nguồn thực phẩm vốn có của địa phương, cùng với sự cân đốicác chất dinh dưỡng, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tôi xây dựng thực đơn đảmbảo bữa ăn chính và bữa phụ phù hợp với mức tiền ăn mà phụ huynh đónggóp theo quy định chung nhưng đảm bảo cung cấp được 4 nhóm thực phẩm:+ Nhóm chất bột đường: Có trong cơm, cháo, nui

+ Nhóm chất đạm: Có trong thịt cá, tôm, cua, đậu khuôn, các loại đậu + Nhóm chất béo: Có trong dầu, mỡ…

+ Nhóm chất xơ: Có trong rau củ,…

- Thực đơn phải thay đổi xen kẻ thực phẩm: cá, thịt, trứng, tôm Raucũng phải xen ke như: Rau dền, mùng tơi, rau ngót, cải xanh, cải ngọt…Quảthì: Bí thì bí đỏ, bí xanh, bầu…

Trang 14

- Không chỉ thay đổi thực phẩm mà chúng ta cũng cần lưu ý đến dạngchế

biến Chẳng hạn cũng là thịt heo nhưng hôm nay là thịt nạc xay to kho với chảgiò, ngày mai là thịt đùi cắt nhỏ kho tàu với trứng hay với đậu khuôn Ngàykia lại xay nhỏ hấp với trứng vịt Cùng là thịt bò nhưng khi thì xay to hầm vớiđậu ve, bữa khác lại hầm với khoai tây cà rốt, rồi lại có bữa xay nhỏ nấu nướcsúp Tôm xay dùng nấu canh, tôm kho với thịt ba chỉ, tôm nấu súp Trứng thìkhi chiên, khi hấp, trứng ốp la…Cá thì cá sốt chua ngọt, cá nấu canhchua….Cua đồng khi thì nấu canh rau tập tàng, khi thì nấu bún riêu cua…

- Ngay cả bữa phụ cũng cần linh hoạt xen kẻ mặn, ngọt Cháo chè, nui,phở, súp…để tránh nhàm chán Ngoài ra cũng phải tính thời gian các côngđoạn chế biến của cấp dưỡng sao cho kịp giờ ăn của trẻ

- Những món ăn cầu kỳ, mất nhiều thời gian không thể xếp cùng mộtngày

- Tôi thay đổi thực đơn theo mùa, theo thời tiết cho phù hợp, thay đổithường xuyên thực đơn tuần, ngày để trẻ không nhàm chán món ăn, ăn hếtsuất Tạo cho học sinh sự bất ngờ, hấp dẫn trước giờ ăn vì không biết hômnay mình sẽ được ăn món gì? kích thích sự tò mò và thích ăn của trẻ hơn

(thực đơn tuần thể hiện ở phần phụ lục)

- Học sinh nhà trẻ trường tôi ngoài bữa xế chung theo các anh chị lớpmẫu giáo được bổ sung thêm bữa phụ vào khoảng từ 3 giờ 30 phút đến 3 giờ

45 buổi chiều Vì qua thực tế trẻ nhà trẻ vẫn ăn theo thực đơn trẻ mẫu giáonhưng ăn ít hơn và số tiền đóng vẫn bằng nhau Để đảm bảo tính công bằng

về mức tiền đóng góp của phụ huynh, cũng như đáp ứng lượng dinh dưỡngcần cung cấp ở số bữa phụ của trẻ nhà trẻ tôi đã xây dựng thực đơn như thế.Kết quả là trẻ ăn dặm hết suất, phụ huynh rất hài lòng

- Tôi cũng không quên lưu ý nếu hôm nào biển động nhà cung cấp không

Trang 15

hợp giữa thức ăn của trẻ hôm đó với thực đơn công khai Tránh tình trạngthực đơn món này mà học sinh lại ăn món khác.

2.3.3 Biện pháp 3: Chỉ đạo nhân viên cấp dưỡng thực hiện tốt quy định nhà trường đề ra

- Giờ giấc: Bất kỳ một cuộc họp, một công việc nào đó đã được dự kiếnthời gian hoàn thành trước nếu có sự trở ngại do yếu tố chủ quan hay kháchquan thì công việc sẽ không hoàn thành hoặc hoàn thành không như dự kiến.+ Công việc của nhân viên cấp dưỡng cũng không ngoại lệ, 1 trong 3người không thực hiện đúng giờ giấc thì kéo theo sự chậm trễ chung, khôngkịp giờ ăn cho học sinh

+ Để đảm bảo chế biến xong kịp giờ ăn của trẻ, nhà trường tạo điều kiệncho luân phiên nhau 1 cấp dưỡng đi sớm nhận thực phẩm cùng nhà trường, 2đồng chí còn lại được phép đến muộn hơn 30 phút Đồng chí nào đi muộn hơnthời gian quy định phải xin phép nhà trường với lý do chính đáng, trung thực.+ Nhà trường có biện pháp xử lý nếu phát hiện không trung thực trongviệc vi phạm khung thời gian quy định Tùy theo mức độ vi phạm có hìnhthức nhắc nhở trực tiếp, phê bình trong họp tổ cấp dưỡng hoặc trong hội đồngnhà trường Cần thiết sẽ áp dụng hình thức viết bản cam kết

+ Tôi luôn theo dõi sát xao nắm bắt tình hình để đánh giá xác thực

- Trang phục, bảo hộ:

+ Đầu năm học khi nhà trường ký kết hợp đồng tôi trao đổi, dặn dò cấpdưỡng phải trang bị cho mình ít nhất 2 bộ đồng phục, bảo hộ (áo quần, khẩutrang, mủ, tạp dề…) để mặc làm việc tại trường Nếu có đồng chí không chấphành tốt và nói là quên thì tôi yêu cầu may thêm 1 bộ để ở trường phòng khiquên có mặc làm việc

+ Trang phục phải thường xuyên giặt sạch sẽ, luôn luôn mặc khi chế biếnthực phẩm

Trang 16

- Chế biến thức phẩm:

+ Khi xem chương trình nào đó ta thường nói “cô ấy hát truyền cảm” “cô

ấy múa có hồn” “cô ấy diễn xuất hay thiệt”,… Tất cả những người này đãnhập tâm vào vai trò nhiệm vụ họ đang thực hiện là ca sĩ, diễn viên múa haydiễn viên điện ảnh Với cấp dưỡng thì sao? nhiệm vụ là người quản lý phụtrách bán trú tôi vừa như là trao đổi và là yêu cầu để với cái tâm của mình cấpdưỡng nhập tâm vào công việc dù rất nhỏ: nhặt rau, xắt thịt hay gọt củ, quả,bóc trứng…tạo cho cấp dưỡng cảm hứng “thổi hồn” mình vào chế biến, nấu

ăn cho bữa ăn được “Ngon mắt, ngon mũi, ngon miệng”

+ Mặc dù có một đồng chí cấp dưỡng làm tổ trưởng Tổ cấp dưỡng, tuynhiên tôi chỉ đạo 3 đồng chí có trách nhiệm chung, không có đồng chí nàochính hay phụ, trao đổi hỗ trợ lẫn nhau công việc gì ai cũng làm được Tránhtình trạng phân công nhiệm vụ theo dây chuyền, mỗi người phụ trách mộtcông đoạn sẽ có sự bất cập về sau

- Chế biến tuân thủ theo quy trình 1 chiều, đảm bảo nguyên tắc vàng:+ Có sự phân chia khu vực chế biến sống, chín riêng biệt

+ Đồ dùng chứa đựng thực phẩm sống, chín riêng biệt (có ký hiệu làmdấu)

+ Dụng cụ chế biến thực phẩm sống, chín riêng biệt (có ký hiệu làm dấu)

Trang 17

- Vệ sinh: Khu vực trong và ngoài nhà bếp phải được tổng vệ sinh sạch

sẽ, đồ dùng dụng cụ phải được bảo quản cẩn thận, lau dọn rửa sạch sắp xếpđúng nơi quy định

Dưới đây là hình ảnh cấp dưỡng đang làm việc tại bếp nhà trường:

- Tổ chức họp hội Tổ cấp dưỡng theo định kỳ: Cứ vào chiều thứ 6 củatuần 2 và tuần 4 mỗi tháng sẽ tổ chức họp Tổ cấp dưỡng Đồng chí tổ trưởnglàm chủ tọa, chị em trong tổ tự nhận xét và xây dựng chân thành để giúp nhaucùng tiến bộ Khi cần thiết tôi cùng tham gia tư vấn để cuộc họp thành cônghơn Cuối tháng sẽ tự xếp loại để trình hội đồng trường xếp loại thi đua hàngtháng, lấy đó làm căn cứ cho việc xếp loại thi đua cuối năm và tiếp tục hợpđồng làm việc Qua đó họ tự ý thức cao hơn về chức trách nhiệm vụ của bảnthân hoàn thành công việc chung một cách xuất sắc

2.3.4 Biện pháp 4: Tạo mối đoàn kết trong tập thể

- Trong trường mầm non mỗi người mang đậm một nếp sống, một phongcách của từng vùng miền Từ cách ăn nói, đi đứng, sở thích, năng lực… mỗingười một vẻ Tuy nhiên khi làm việc trong cùng một môi trường thì mọi

Trang 18

người đều phải tuân thủ theo khuôn khổ, theo quy định để cùng thực hiện mộtnhiệm vụ chung Ban Giám hiệu phải xem trường là ngôi nhà thứ 2, xem mỗigiáo viên nhân viên như là mỗi bộ phận rất quan trọng không thể thiếu trên cơthể của mình Nếu các bộ phận ấy khỏe mạnh thì ta đi lại hoạt động bìnhthường, khiếm khuyết đi một trong những bộ phận đó thì hiệu quả làm việc sẽkhó khăn hơn Cũng giống như trong trường nếu thiếu đi một vài vị trí, thiếu

sự nhiệt huyết của một đồng chí đồng nghiệp thì ảnh hưởng đến thời gian cũng như kết quả hoàn thành công việc Khi ta không xây dựng tình đoàn kếtnói người này thế này, người khác thế kia, chưa quan tâm, chưa yêu thương

họ thật sự, chưa vun vén xây dựng khối tình cảm như thành viên trong giađình mình thì làm sao có thể đòi hỏi họ xây dựng tình đoàn kết nội bộ được

- Muốn giáo viên nhân viên đoàn kết trước hết Ban Giám hiệu phải làmgương để mọi người soi theo Không ưu ái đồng chí nào và cũng không đượcphép xem nhẹ đồng chí nào Tôi luôn có ý thức vun vén tình cảm, tình đoànkết để ngoài trách nhiệm ra mọi người quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, gắn kếtnhau hơn làm việc và cùng nhìn về một cái đích mà mình mong muốn Nhưlời Bác dạy giữ gìn đoàn kết như giữ gìn con ngươi của mắt mình bởi vì

“Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết

Thành công thành công đại thành công”

2.3.5 Biện pháp 5 Tìm hiểu nắm bắt tâm tư nguyện vọng, tạo sự tự tin cho nhân viên cấp dưỡng.

- Qua tìm hiểu thực tế tôi nhận thấy: Trong cuộc họp các chị cấp dưỡngluôn ngồi phía sau các thành viên khác Không tham gia đóng góp ý kiến vìtrong tư tưởng không biết ý mình nói ra có đúng không? có được mọi ngườighi nhận không?

- Chị em trong trường nhiều lúc vô tư gọi nhân viên cấp dưỡng là “Nhà

Trang 19

thể là cách gọi thân thương vì có nhà bếp mới nấu cơm, có cơm ăn Nhưngngược lại ở vị trí của họ khi nghe gọi mình là “Nhà bếp” họ lại chạnh lòng.Bình thường họ chỉ loanh quanh ở nhà bếp họ cũng muốn được mọi người tôntrọng vì mỗi người một nhiệm vụ Trừ những việc làm không được pháp luậtchấp nhận, còn lại chỉ có người thấp hèn chứ không có công việc thấp hèn.Trong nhà trường thì phải có nhiều người đảm nhận những công việc vị tríkhác nhau Không có nhiệm vụ nào trong một cơ quan nhà nước mà thấp hèn,

bị mọi người phân biệt xem thường được

Vì vậy nếu ai đó lỡ gọi cấp dưỡng là “nhà bếp”Tôi luôn nhắc nhỏ đểtránh làm tổn thương lòng tự trọng của họ Trường hợp có nhiều lần thì tôi lựalời ý kiến xây dựng chung trong cuộc họp để mọi người rút kinh nghiệm Đơngiản chỉ lá cách xưng hô thôi nhưng họ luôn cảm thấy được tôn trọng, đượcđối xử công bằng vì mỗi công việc đều có một cái tên cho người làm nhiệm

vụ đó (ví dụ: người đứng lớp gọi là giáo viên, các cô y tế, kế toán văn thư, thủquỹ gọi là nhân viên văn phòng thì những người trực tiếp nấu ăn như họ thìmọi người phải gọi là cấp dưỡng) Ngồi họp tôi yêu cầu họ ngồi theo hàng vớicác thành viên khác, không ngồi sau như mọi khi dần dần họ quen và mạnhdạn bày tỏ ý kiến khi có điều gì đó chưa thông suốt, vướng mắc

- Động viên cấp dưỡng trích lương tham gia góp quỹ giống chị em kháctrong trường để khi nhận được quyền lợi từ công đoàn dù nhiều hay ít khôngcảm thấy ái ngại Tham gia các phong trào khi công đoàn phát động: làmvườn rau sạch, hội thao, văn nghệ… cùng các thành viên khác trong trường,qua đây giúp chị em có thời gian cởi mở gần gũi hiểu nhau hơn với nhữngcuộc trao đổi trò chuyện về công việc, về bản thân về gia đình Mọi ngườichung sức chung lòng cùng thực hiện một nhiệm vụ không còn là quản lý,giáo viên, hay cấp dưỡng…mà tất đều có tên gọi như nhau là công đoàn viên,cấp dưỡng cũng đóng góp công sức nhỏ bé cho hoạt động công đoàn nhàtrường Dần dần họ tự tin hơn khoảng cách giữa họ với các thành viên trongtrường ngay một được rút ngắn

Trang 20

Nhờ vậy tôi nhận thấy gương mặt cấp dưỡng mạnh dạn hơn, vui vẻ hơn,rạng rỡ hơn, chăm chút vào công việc ngày một tích cực hơn.

2.3.6 Biện pháp 6: Động viên tham gia học chứng chỉ nghề, nâng cao trình độ chuyên môn

- Tiền lương ít ỏi cùng với tư tưởng của các chị cấp dưỡng là đi học mấtcông, tốn tiền, học về có được vô biên chế đâu mà đi

- Tôi động viên, chỉ ra những ưu điểm khi cấp dưỡng tham gia học tập: Nâng cao tay nghề, cơ hội giao lưu học hỏi, có thêm kinh nghiệm chế biếnmón ăn hằng ngày cho người thân trong gia đình Khi học xong tất nhiên mọingười sẽ nhìn nhận khác Năm sau nhà trường hợp đồng cấp dưỡng thì sẽ ưutiên cho ai có chứng chỉ nghề, có kinh nghiệm Các chị không thích làm nhà ởtrường nữa thì cũng tự tin xin việc nơi khác ví dụ như quán, nhà hàng phục vụ

ăn uống,…hay tự mở dịch vụ kinh doanh cho chính mình Hoặc bất ngờ cócông văn của cấp trên đưa về xét tuyển nhân viên cấp dưỡng với yêu cầu làngười địa phương, có sức khỏe, có bằng cấp, chứng chỉ nếu các chị không đihọc lúc này có phải tiếc không

- Đôi khi tôi lại kể cho các chị ấy nghe chuyện làm báo cáo có mục thống

kê trình độ cấp dưỡng Trường thì nhân viên cấp dưỡng đã học xong và cóchứng chỉ rồi việc báo cáo thuận tiện Trường thì nhân viên cấp dưỡng đanghọc không biết báo cáo thế nào vì chỉ báo cáo là có chứng chỉ hay chưa cóchứng chỉ Trường mình thì đang nợ mục này rồi các chị ạ! Em thấy điều nàythiết thực với công việc các chị đang làm mà, các chị phải cố gắng làm saotrường mình không nợ mục này Mặt khác tôi tham mưu Hiệu trưởng gia hạncho cấp dưỡng ngày hoàn thành khóa học mang chứng chỉ nộp về nhà trường.Qua trao đổi, đề nghị với chị em cấp dưỡng kết quả là họ đã lựa chọn nơiphù hợp nhất đăng ký tham gia học lớp ngoài giờ, một đồng chí học trước, sau

Trang 21

2.3.7 Biện pháp 7: Tạo điều kiện tìm tòi nghiên cứu qua hội thi

- Tổ chức hội thi nhằm nâng cao nhận thức của giáo viên, nhân viên, tạo

cơ hội để giáo viên và nhân viên tự học và sáng tạo Đồng thời đẩy mạnhphong trào thi đua, nhằm tuyên dương và nhân rộng những giáo viên, nhânviên trong hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Mặt khác đảm bảo an toàn vệsinh thực phẩm trong tổ chức bữa ăn cho trẻ Nâng cao tay nghề chế biến món

ăn, phù hợp với trẻ Coi trọng việc đánh giá thực chất năng lực chuyên môn,nghiệp vụ Tạo sự đoàn kết trong tập thể cùng nhau thực hiện nhiệm vụ chung

- Qua tìm hiểu nắm bắt tâm tư nguyện vọng tôi biết cấp dưỡng cũngmuốn được nhà trường tổ chức một cuộc giao lưu, một hội thi mà trong đó họ

là 1 thành viên thực thụ tham gia hội thi Không chỉ có nhiệm vụ quét dọn, bêbàn ghế khi nhà trường tổ chức cuộc giao lưu hội thi nào đó mà họ thườnglàm, tự sâu thẩm trong lòng họ một sự khát khao có cơ hội được khẳng địnhmình

- Tôi đã tham mưu với Hiệu trưởng, cùng với các bộ phận có liên quan,

vì các cô giáo chuẩn bị cho hội thi làm đồ dùng cấp huyện nên từ hội thi “Cấpdưỡng, bảo mẫu giỏi cấp trường” được chuyển thành hội thi “Cấp dưỡng giỏicấp trường”

- Sau khi trao giải, bế mạc hội thi chị em cấp dưỡng vui mừng sungsướng thốt lên “10 năm rồi bây giờ mới được thế này đây”! Họ thốt lên điều

đó không phải tự đắc với thành quả của mình qua hội thi mà là làm trongtrường mầm non 10 năm rồi nhưng đó là lần đầu cảm nhận được sự thấu hiểu,quan tâm của một tổ chức, lần đầu tiên được mọi người công nhận là thànhviên chính thức của hội thi

Trang 22

Phần trưng bày sản phẩm của 3 thí sinh dự thi

Trang 23

Đồng chí Nguyễn Thị Hoa Hiệu trưởng nhà trường trao giải cho thí sinh

đạt giải nhất trong hội thi.

2.3.8 Biện pháp 8: Tạo điều kiện trau dồi kiến thức tay nghề qua tài liệu, qua tham quan học hỏi trường bạn

Ngày nay cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhà nào cómạng thì muốn xem chương trình gì có chương trình ấy Nhà nào không cómạng thì cũng có ti vi, ít nhiều gì cũng nắm được ngày nào có chương trình

gì Tôi đề nghị cấp dưỡng tham khảo thêm các chương trình được phát sóngtrên truyền hình Qua đó học hỏi thêm, có thể tham mưu nhà trường xây dựngthực đơn mà mình cho là phù hợp Ngoài ra qua thực tế, qua học hỏi kiến thức

vệ sinh an toàn thực phẩm từ cơ quan quản lý cấp trên tôi cung cấp tài liệu đểcấp dưỡng có cơ sở tự nghiên cứu

Chúng ta thường nói “trăm nghe không bằng mắt thấy”, việc học hỏi traudồi kiến thức ở bất kỳ một công việc nào cũng không bao giờ là đủ Dù biếtrằng mỗi trường có kết cấu nhà bếp khác nhau nhưng ở đâu cũng chế biếntheo quy trình một chiều Để cấp dưỡng có dịp trải nghiệm thực tế, có cơ hộigiao lưu học hỏi đồng nghiệp, biết được mình làm tốt chỗ nào, chưa thực hiệntốt chỗ nào từ khâu sơ chế đến chế biến Cách sắp xếp bố trí đồ dùng vậtdụng…Vào đầu năm học tôi trao đổi với Ban Giám hiệu trường bạn tạo điềucho chị em cấp dưỡng trường mình đến tham quan trao đổi học hỏi Nhậnđược sự đồng ý trường bạn tôi sắp xếp cho nhân viên cấp dưỡng đi thamquan Các chị em rất hứng thú, khi đi tham quan học hỏi qua đó ít nhiều gìcũng giúp chị em cấp dưỡng có thêm kinh nghiệm trong công tác

2.3.9 Biện pháp 9 Lưu mẫu thức ăn

- Ngoài việc xem xét nguồn thực phẩm nhập vào, vào biên bản giaonhận, theo dõi quy trình chế biến của cấp dưỡng…để khẳng định thực phẩmnhập vào có đảm bảo chất lượng hay không?, cấp dưỡng chế biến có tuân thủtheo quy trình một chiều, theo nguyên tắc vàng hay chưa? Thì một việc không

Trang 24

kém phần quan trọng có liên quan đến sự an toàn thực phẩm đối với trẻ đó làlưu mẫu thức ăn.

+ Lưu mẫu thức ăn là một việc mà bất kỳ trường học nào có tổ chức bántrú đều phải làm, nhưng làm thế nào cho đảm bảo đó là điều phải hết sức chú

ý dù là chi tiết nhỏ nhất

+ Tôi chỉ đạo y tế phải lưu mẫu kịp thời sau khi chế biến xong, kiểm tra

hủ lưu sạch sẽ khô ráo hay chưa rồi mới tiến hành lưu

+ Khi y tế lưu xong tôi kiểm tra lại mẫu lưu đã đạt hay chưa rồi mới kývào tem cho niêm phong bỏ vào hộp

+ Mẫu lưu phải đúng quy định về số lượng và quy cách: dụng cụ chứamẫu lưu phải bằng thủy tinh, lượng lưu món mặn, món canh, cơm phải đúng

đủ theo quy định Tem dán mẫu lưu phải ghi rõ: mẫu lưu, ngày giờ lưu, tênngười lưu, người kiểm tra, phải đảm bảo khi người khác mở sẽ bị rách Tất cả

hủ lưu phải được xếp gọn trong 1 hộp và cất trong ngăn mát của tủ lạnh Sau

đó vô sổ lưu và sau 24 giờ mới hủy mẫu lưu đó, phải ghi rõ ngày giờ lưu vàngày giờ hủy món đó

+ Mẫu lưu, tủ lưu chỉ người có trách nhiệm liên quan xem xét, kiểm tramới được đụng vào, phải được đảm bảo không có người khác xâm nhập,đụng vào

2.3.10 Biện pháp 10 Chỉ đạo tốt công tác chăm sóc vệ sinh, chăm sóc bữa ăn, giấc ngủ cho trẻ

* Chăm sóc vệ sinh

- Công tác vệ sinh cho trẻ: Trước khi ăn, Sau khi ăn, chuẩn bị đi ngủ, khingủ dậy… phải thực hiện thường xuyên Nếu muốn trẻ ăn giỏi, ăn hết suất,khi ngủ trẻ ngủ ngon, ngủ sâu mà chúng ta không chăm sóc vệ sinh tốt thì liệukết quả có như mong muốn không?

Trang 25

- Trước hết chỉ đạo cho giáo viên là trẻ phải có đủ đồ dùng vệ sinh cánhân 100%, mỗi đồ dùng đều có ký hiệu riêng, tránh trẻ lẫn lộn dùng chungvới bạn, tránh những bệnh lây lan khi trẻ dùng chung đồ dùng vệ sinh cánhân Tôi thường nhắc nhở đôn đốc giáo viên thực hiện tốt nề nếp thói quen

vệ sinh cho trẻ ngay từ đầu năm học trẻ luôn sạch sẽ, vệ sinh bữa ăn, giấc ngủđược đảm bảo

- Chỉ đạo cô giáo nắm vững các bước rửa tay, lau mặt, chải răng,… theoquy trình để hướng dẫn trẻ Tại khu vực vệ sinh các lớp cô giáo phải dán tranhhướng dẫn các bước chải răng, các bước rửa tay, lau mặt… theo quy trình đểhằng ngày các cháu được ghi nhớ thực hiện thuần thục hơn

Nhờ vậy sau vài tuần ổn định các lớp đã đi vào nề nếp, cô chỉ theo dõiquan sát trẻ thực hiện Riêng các nhóm trẻ cô vẫn luôn luôn giúp trẻ, chămsóc vệ sinh cho trẻ

*Chăm sóc bữa ăn cho trẻ

Dưới đây là hình ảnh cô giáo tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ tại hiên của lớpmình:

Trang 26

- Cô giáo phải mặc trang phục đeo bảo hộ theo quy định khi cho trẻ ăn,bàn ăn phải có khăn trải bàn.

- Cách sắp xếp bàn ghế, trẻ ngồi: Mặc dù nhà trường chưa có nhà ăn nhưng tôi hướng dẫn các cô giáo xếp bàn ghế chỗ ngồi phù hợp với địa thếcủa mỗi lớp

- Trẻ ở tuổi mẫu giáo chúng ta nói nhiều lần trẻ không nhớ bằng một câuchuyện, bài thơ Dựa vào yếu tố này tôi hướng dẫn cô giáo ổn định lớp dướihình thức đọc thơ vừa là giáo dục rèn nề nếp cho trẻ

Đến giờ ăn cơm Vào bàn bạn nhé!

Nào thìa bát đĩa Xúc cho gọn gàng

Chớ có vội vàng Cơm rơi cơm vãi

- Nếm, chia thức ăn: Để biết được hôm nay các cô cấp dưỡng nấu ăn hợpkhẩu vị trẻ chưa? Gia vị vừa đủ chưa? Cô giáo là người nêm nếm thử trướckhi cho trẻ ăn Cô dùng bát và thìa riêng nêm nếm xong mới tiến hành cho trẻ

ăn Việc làm này tưởng chừng đơn giản nhưng nếu ta không làm không biết gì

về mùi vị của món ăn mà cứ bắt ép trẻ ăn Cũng giống người lớn chúng ta nhỡthức ăn hơi nhạt, hơi mặn thì làm sao ta ăn ngon miệng như bình thườngđược Cứ ép trẻ ăn cho hết suất thì có phải thật đáng thương cho trẻ

- Giới thiệu tên, giá trị dinh dưỡng: Tạo không khí ấm cúng thân thiện,tăng thêm hương vị hấp dẫn cho bữa ăn thì cô giáo không thể bỏ qua chi tiếtgiới thiệu với trẻ tên món ăn, giá trị dinh dưỡng của món ăn Qua lời giớithiệu của cô giáo “ Hôm nay các con được ăn món…, ăn món này sẽ cung cấp

Trang 27

cho cơ thể chất… giúp các con…thì trẻ biết được mình ăn gì? Mình ăn giỏi,

ăn hết suất sẽ giúp mình cao lớn, đẹp da, thông minh…

- Không phải vì muốn cho khỏe cho nhanh mà cô giáo chia cơm thức ănmặn, canh cùng một lúc Đặc biệt với món có vị tanh như cá, trứng cô càngphải lưu ý hơn Phải cho trẻ ăn hết cơm với thức ăn mặn lần 1 trước, sau đó mới chia cơm lần 2 với canh cho trẻ ăn

- Động viên trẻ ăn hết suất

- Việc tạo không khí hưng phấn trong bữa ăn rất quan trọng, thức ăn cóngon đến mấy mà cô giáo không khéo gây áp lực cho trẻ ăn cơm như nhiệm

vụ phải thực hiện thì kết quả bữa ăn không thể như mong muốn Cô phải tạocho trẻ cảm giác them ăn, thích ăn qua lời giới thiệu, qua cách trò chuyện hếtsức quen thuộc, dơn giản mà hấp dẫn

- Không phải trẻ nào cũng tự ăn, ăn nhanh, ăn hết suất qua lời giới thiệucủa cô giáo Có trẻ ăn chậm kén ăn cô phải ân cần trò chuyện động viên đútcho trẻ ăn Cô giáo phải nhẹ nhàng tuyệt đối không được la mắng, quát nạt,không dùng hình thức phạt trẻ đứng bưng bát cơm ăn khi nhứng bạn khác ănxong trước

- Thông qua những cuộc sinh hoạt, hội họp tôi trao đổi thêm về kinhnghiệm tổ chức bữa ăn để giáo viên học hỏi nắm bắt tích góp kinh nghiệm thủthuật cho riêng mình

- Trẻ rất thích được khen: có cô thì động viên trẻ nào là ăn giỏi cuối tuần

cô tặng hoa bé ngoan, có cô thì nói các con có nghe cô giáo mình kể chuyệnông Bụt, cô Tiên…không? Bạn nào ăn giỏi nhiều lần không làm rơi vãi cơm

sẽ nhanh được thấy ông Bụt cô Tiên đấy…! Mình ăn nhanh sẽ giúp mình lớnnhanh khỏe mạnh, bạn nào ăn chậm, ngậm cơm trong miệng thì sẽ có vikhuẩn trong miệng, làm mình bị sâu răng đau lắm đấy! Nói như thế không

có nghĩa là chúng ta không rèn cho trẻ tự xúc ăn Mỗi cô một thủ thuật kếtquả là trẻ hầu hết trẻ mẫu giáo đã tự xúc ăn nhanh sau 1 tháng dưới sự nhiệt

Trang 28

tình tâm huyết của cô giáo Trẻ nhà trẻ thì cũng được một nữa số trẻ tự xúc ăngiỏi, ăn hết suất Cón lại trẻ tự xúc ít cô dỗ dành và đút trẻ ăn hết suất.

- Ngoài thức ăn nước uống đóng vai trò quan trọng đối với sự chuyểnhóa chất dinh dưỡng và đào thải chất bã, những chất mà cơ thể ta không hấpthụ được Nước còn giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể Nếu trẻ không đượcuống đủ nước thì sự tiêu hóa thức ăn và hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ cũng

sẽ bị kém đi Vì vậy cần cho trẻ uống nước phù hợp theo liều lượng nhu cầucủa từng độ tuổi

* Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ

- Để trẻ ngủ ngon, ngủ đủ giấc tôi chỉ đạo giáo viên phải phối hợp vớiphụ huynh trang bị đủ đồ dùng phục vụ giờ ngủ cho trẻ Phải thường xuyên vệsinh, gấp dọn gọn gàng, tránh cho trẻ dùng chung gối, nệm, chăn đắp Giăngmàn khi trẻ ngủ tránh muỗi hay những con vật khác làm ảnh hưởng giấc ngủsức khỏe của trẻ

- Trẻ ngủ cô phải theo dõi đảm bảo cho trẻ ngủ ngon ngủ đủ giấc, phảithả rèm cửa, tắt điện Không thể trời lạnh thì bật quạt vù vù Trời nóng lại đắpchăn kín toát mồ hôi Trẻ có tè dầm cô phải giặt giũ kịp thời, nếu không cóchỗ phơi thì nhờ phụ huynh giặt và mang lên lại cho trẻ sử dụng

- Cô sắp xếp trẻ trai, trẻ gái nằm riêng biệt Vào lúc trời nóng phụ huynh

có đưa đồ theo cho trẻ thay để ngủ thì cô cũng phải kín đáo khi thay đồ chohọc sinh Phải kiểm tra kỷ, đếm lại cẩn thận đã đủ trẻ lớp mình chưa rồi tiếnhành cho trẻ ngủ

- Cũng tương tự giờ ăn tôi tư vấn cho giáo viên sưu tầm những bài thơ,bài hát có ý nghĩa giáo dục hiệu quả giúp học sinh tự giác nằm ngoan, ngủngon mà cô không phải nhắc nhở nhiều

Vào giường đi ngủ Giờ đi ngủ

Không nghịch đồ chơi Em lên giường

Trang 29

Hoặc bài thơ Không cười khúc khích Nằm lặng im

Không ai tinh nghịch Ngủ cho ngoan

Giơ chân giơ tay Chiều bố mẹ đón bé về Phải nằm cho ngay

2.3.11 Biện pháp 11 Kiểm tra, công bằng trong đánh giá xếp loại

- Nếu chúng ta làm mà không kiểm tra thì cũng như chưa làm vì khôngbiết được kế hoạch đạt được hay không? Và đạt thì đạt đến mức độ nào Kiểmtra ở đây tôi không nhằm vào kết quả xếp loại mà là để tư vấn, thúc đẩy ngườiđược kiểm tra phát huy khả năng của mình thực hiện công việc đạt hiệu quảcao nhất Không để cá nhân len lỏi vào công việc chung Kiểm tra được thựchiện dưới nhiều hình thức

+ Kiểm tra theo kế hoạch kiểm tra, quyết định thành lập đoàn kiểm tracủa nhà trường: Khi nhà trường có quyết định kiểm tra thì các bộ phận có liênquan tiến hành làm việc với nội dung công việc và thời gian theo kế hoạch đề

ra Tôi cũng trao đổi rõ quan điểm của mình với các thành viên trong đoàn vềmục đích của việc kiểm tra là tư vấn, thúc đẩy người được kiểm tra phát huykhả năng của mình thực hiện công việc đạt hiệu quả cao nhất Tuy nhiên trongtrường không phải ai cũng như ai nên cũng tùy trường hợp mà có biện pháp

xử lý phù hợp, đánh giá xếp loại cụ thể ở mỗi lần kiểm tra

Trang 30

+ Kiểm tra theo định kỳ : Vào đầu năm học nhà trường tổ chức Hội nghịcông chức viên chức trong đó có nêu rõ kiểm tra theo định kỳ bao nhiêu lầntrên một tháng Qua hội họp tôi nhấn mạnh lại và tiến hành kiểm tra theo quyđịnh Sau mỗi lần kiểm tra có đánh giá xếp loại cụ thể

+ Kiểm tra vệ sinh nhà bếp, quy trình chế biến của cấp dưỡng hằng ngày:Công việc hằng ngày của tôi sau khi tiếp nhận thực phẩm cùng chị em, vô sổ,công khai tài chính trên bảng cho phụ huynh nắm bắt là theo dõi quá trình chếbiến Tránh tình trạng để chị em cấp dưỡng tiện đâu làm đó không theo quytrình đã quy định

+ Kiểm tra công tác vệ sinh trẻ hằng ngày: Dù biết rằng đây chỉ là mộtviệc mà cô thường xuyên phải thực hiện khi trẻ chơi tự do ngoài trời xong,trước khi ăn, sau khi ăn…nhưng lần nào cũng cần phải thực hiện một cáchchu đáo, cẩn thận Tôi hướng dẫn, chỉ đạo giáo viên vệ sinh sạch sẽ cho trẻđồng thời phải tiết kiệm nước Hướng cho giáo viên xem công việc này nhưhoạt động học trên lớp giáo dục trẻ biết tiết kiệm xà phòng, tiết kiệm nước.Nhờ vậy qua trò chuyện trẻ cũng nói “khi rửa mặt, rửa tay, rửa chân thì phảirửa cho sạch và phải biết tiết kiệm nước cô ạ!”

+ Kiểm tra giờ ăn, giờ ngủ hằng ngày: Tôi thường đi kiểm tra giờ ăn vìcác cô giáo có cô thực hiện tốt quy chế đưa ra Rèn nề nếp giờ ăn, tạo đượckhông khí ấm cúng vui vẻ thân thiện cho trẻ ăn hết suất Nhưng biết đâu đôikhi trong người mệt, tâm trạng không thoải mái thì không dỗ dành trẻ nhưbình thường mà lở la quát trẻ ăn chậm…,đặc biệt là phạt trẻ thì phải nhắc nhở,chấn chỉnh kịp thời

- Ngoài kiểm tra giờ ăn thì giờ ngủ cũng không kém phần quan trọng, trẻphải được ăn ngon, ngủ ngon phải được đảm bảo an toàn trong tầm kiểm soátcủa cô giáo

- Kiểm tra giờ ngủ hằng ngày: Tôi đi các lớp xem trẻ có đủ đồ dùng đểngủ hay chưa? Trẻ nằm hợp lý hay chưa? Trẻ có được đảm bảo ấm áp khi trời

Trang 31

phát hiện thấy trường hợp không bình thường có biện pháp can thiệp xử lý kịpthời.

- Kiểm tra biết được hiệu quả của công việc, có biện pháp phát huy ưuđiểm, hay khắc phục hạn chế ở từng bộ phận, từng cá nhân để đạt được mụctiêu đề ra

- Trong công việc thường chúng ta luôn mong muốn mọi việc diễn rađược thuận tiện, nhưng đôi khi ta bưng bát cơm ăn cơm còn bị rơi thì làm sao

mà công việc của mỗi người không mắc phải sai phạm Có đồng nghiệp nóivới tôi “kiểm tra không ngại mà ngại là kết luận như thế nào khi kiểm traxong” Tôi thì rõ ràng quan điểm: “có thưởng có phạt”, và tất nhiên thưởng,phạt góp ý xây dựng đúng lúc đúng chỗ Khen ngợi tuyên dương thì điều tốtrồi, còn góp ý xây dựng thì tôi cũng phải khéo léo làm sao để người nghekhông thấy bị xúc phạm mà vẫn nhận ra cái hạn chế để khắc phục

- Mỗi khi giáo viên, nhân viên có sai sót gì tùy trường hợp tôi có cáchgiải quyết Luôn đặt mình vào vị trí của người khác để xử lý Không vội vàngkết luận khi chưa biết sự thật, khi chưa tìm hiểu ngọn ngành vấn đề

- Không dựa vào chức vụ, quyền hạn của mình để lấn át quyền dân chủ,quyền được bày tỏ ý kiến của người khác Luôn lắng nghe tiếp thu có chọnlọc vấn đề từ nhiều phía Phải để cho giáo viên, nhân viên có ý kiến giải bày,nói như thế không có nghĩa là tôi để tình cảm lấn át nội quy, quy định, không

vì sợ mất lòng với mọi người mà giả lơ sự việc cần phải giải quyết

- Không thiêng vị bên nào, luôn là cán cân, là niềm tin về sự công bằngtrong tập thể sư phạm

- Trường hợp sự việc xảy ra quá thẩm quyền, tôi báo cáo, phối hợp vớinhà trường để giải quyết thấu đáo, kịp thời

- Đồng chí làm tốt sẽ được tuyên dương, đồng chí nào chưa làm tốt phải góp ý trên cơ sở xây dựng để họ tiếp thu một cách thoải mái và sửa đổimột cách hiệu quả nhất

Trang 32

- Không thể vì một mối quan hệ nào đó mà lẽ ra xếp loại B mà nâng lên

A Hay lẽ ra xếp loại A nhưng vì người được kiểm tra có điều gì đó làm phậtlòng nên tìm cách hạ xuống B

- Tuyệt đối không để tình cảm lấn át công việc, không vì lý do nào đó mà

đi kiểm tra lớp đó suốt, còn lớp lại ít kiểm tra nhắc nhở Hoặc kiểm tra trungtâm nhiều mà phân hiệu ít và ngược lại Phải làm sao cho phù hợp với thực tếcủa mỗi lớp và về số lượng lần kiểm tra giữa các nhóm lớp, giữa trung tâm vàphân hiệu

- Tôi nhận thấy làm người quản lý trong nhà trường cũng giống nhưngười cha, người mẹ trong gia đình Phải nắm bắt, hiểu tính cách của đồngchí, đồng nghiệp của mình để xử lý công việc cho thấu tình đạt lý Không đơnthuần trong mối quan hệ ngoài đời mà đối với công tác kiểm tra, giải quyếtcông việc trong nhà trường giữa đồng chí đồng nghiệp với nhau cũng cần ápdụng

“Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

“Mềm nắn rắn buông”; “Lấy nhu trị cương”…

Qua thực tế tôi xây dựng phiếu kiểm tra công việc của bộ phận cấpdưỡng, phiếu kiểm tra giờ ăn, giờ ngủ của các lớp để có cơ sở nhận xét, xếp

loại về sau (phiếu kiểm tra thể hiện ở phần phụ lục)

2.4 Kết quả sau khi tôi mạnh dạn đưa các những biện pháp vào áp dụng cho công tác bán trú ở trường mầm non Hoa Mai như sau;

BẢNG THỐNG KÊ CHI TIẾT KHI ĐÃ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP

TỈ LỆ

%

KHÔNG THƯỜNG XUYÊN

TỈ LỆ

%

KHÔNG THỰC HIỆN

TỈ LỆ

%

I ĐỐI VỚI 3 NHÂN VIÊN CẤP DƯỠNG

1 Thực hiện giờ giấc theo 3/3 100

Trang 33

5 Tự tin bày tỏ ý kiến,

tham gia các hoạt động

6 Tham gia học tập nâng

cao trình độ chuyên môn

%

KHÔNG THƯỜNG XUYÊN

TỈ LỆ

%

KHÔNG THỰC HIỆN

TỈ LỆ

%

7 Tham gia hội thi “cấp

dưỡng giỏi” cấp trường

II ĐỐI VỚI CÁC NHÓM LỚP, CÁC CÔ

BẢO MẪU ( 15 cô )

1 Thực hiện nề nếp vệ sinh

chung

2 Báo ăn chính xác, kịp thời 9/9 100

3 Thực hiện vệ sinh cá nhân

5 Nêm thử, giới thiệu tên,

giá trị dinh dưỡng của

món ăn, động viên trẻ ăn

Trang 34

8 Có cô giáo thức trực giấc

%

KHÔNG THƯỜNG XUYÊN

TỈ LỆ

%

KHÔNG THỰC HIỆN

TỈ LỆ

Quý III 13/189 trẻ SDDNC chiếm 6.87%

(giảm 6.33%) so với quý I, không có SDD nặng

5 Trẻ suy dinh dưỡng thể

thấp còi (TCĐ1)

Quý III 15/189 trẻ SDDTC chiếm 7.93%

(giảm 6.35%) so với quý I, không có TCĐ2

Trang 35

3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.1 Kết luận

Chăm sóc nuôi dưỡng là một hoạt động không thể thiếu được, nó có mốitương quan bổ trợ cho việc thực hiện “Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúptrẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu

tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành vàphát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mangtính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy vàphát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấphọc tiếp theo và cho việc học tập suốt đời”

Người làm công tác quản lý trong nhà trường phải “có tâm, có tầm, cónăng lực” Cô giáo không chỉ biết cầm thìa đút cho trẻ ăn mà phải có thủ thuậtlàm sao kích thích truyền cảm hứng cho trẻ phải tự xúc ăn, ăn để mau lớnkhỏe mạnh thông minh học giỏi… phải thật khéo léo để các hoạt động trongngày của trẻ diễn ra một cách thoải mái tích cực theo ý muốn của mình Nhânviên cấp dưỡng thì không chỉ biết chế biến theo thực đơn theo hướng dẫn củacấp trên mà phải phát huy tối đa, phải sáng tạo trong công việc của mình.Sau những gì tôi đầu tư về thời gian, tình cảm, kiến thức, nghiên cứuthực hiện các biện pháp chăm sóc vệ sinh, bữa ăn giấc ngủ, sự an toàn, cũngnhư theo dõi tình trạng cân nặng chiều cao của trẻ ở trường mầm non Cùngvới sự phối hợp thực hiện nhịp nhàng của từng thành viên trong bộ phận trựctiếp tham gia công tác bán trú Chất lượng được thể hiện trên giáo viên, nhânviên, học sinh, sự hài lòng của phụ huynh là niềm vui, niềm hạnh phúc làphần thưởng vô giá đối với tôi

3.2 Kiến nghị

Công đoàn, nhà trường, Phòng Giáo dục cần quan tâm hơn nữa, tạo điềukiện tổ chức hội thi, giao lưu dành cho đội ngũ bảo mẫu, cấp dưỡng trườngmầm non có cơ hội tiếp tục giao lưu học hỏi nâng cao tay nghề

Trang 36

Trên đây là những gì mà tôi đã thực hiện, không thể tránh khỏi nhữngthiếu sót Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của Hội đồngchấm sáng kiến kinh nghiệm để tôi tiếp thu và áp dụng vào thực tiễn, giúpchất lượng bán trú trường Mầm non Hoa Mai đạt hiệu quả cao hơn.

Xin chân thành cảm ơn./

Đăk Sôr, ngày tháng năm 2016

Người viết

Nguyễn Thị Thái Thanh

Trang 37

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Chương trình Giáo dục mầm non (Ban hành kèm theo Thông tư số:

17 /2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

2 Điều lệ trường Mầm non (ban hành kèm theo văn bản số BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2015)

04VBHN-3 Hướng dẫn của phòng Giáo dục và Đào tạo Krông Nô về việc ban hành khung thời gian ở trường mầm non tổ chức bán trú.

Trang 38

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang 39

PHỤ LỤC

UBND HUYỆN KRÔNG NÔ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MN HOA MAI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.

Đăk sôr, ngày tháng năm 20

QUY CHẾ BÁN TRÚ

1.Thực hiện thời gian biểu

- Ban giám hiệu, y tế trực trường theo lịch phân công hàng tháng

- Cấp dưỡng: 1/3 nhân viên luân phiên nhau có mặt 6 giờ 30 phút hằngngày nhận thực phẩm cùng với phụ trách bán trú và y tế nhà trường, 6 giờ 45phút 3/3 đều có mặt để làm việc

+ 14 giờ 00 phút đến 14 giờ 30 phút: Tổ chức cho trẻ ăn bữa phụ

- Giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo:

+ 10 giờ 15 phút đến 10 giờ 30 phút: Vệ sinh cho trẻ để chuẩn bị ăn trưa+ 10 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút: Tổ chức cho trẻ ăn trưa

+ 11 giờ 30 phút đến 11 giờ 45 phút: Tổ chức cho trẻ vệ sinh răng miệng+ 11 giờ 45 phút đến 14 giờ 15 phút: Tổ chức cho trẻ ngủ trưa

+ 14 giờ 15 phút đến 14 giờ 30 phút: Tổ chức cho trẻ rửa mặt, vệ sinhrăng miệng

+ 14 giờ 30 phút đến 14 giờ 50 phút: Tổ chức cho trẻ ăn bữa phụ

2 Công tác đảm bảo an toàn cho trẻ

- Giáo viên chủ nhiệm hoặc người được phân công dạy thay nhóm lớp phải

Trang 40

đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.

- Theo dõi sát xao giờ ăn, giờ ngủ, cũng như khi trẻ đi vệ sinh, không đểhọc sinh tự ý ra khỏi lớp

3 Nhân viên cấp dưỡng khi nấu ăn

- Nhân viên cấp dưỡng mặc trang phục đeo bảo hộ theo quy định

- Đảm bảo quy trình chế biến

- Tuân thủ nguyên tắc vàng trong chế biến thức ăn

- Chế biến hợp khẩu vị

4 Công tác vệ sinh

- Vệ sinh nhóm lớp sạch sẽ, cô không mang dép trong lớp

- Giờ vệ sinh cá nhân của trẻ thực hiện đúng theo quy định dưới sựhướng dẫn của cô, trẻ đi vệ sinh cô phải theo dõi

- Trẻ được vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng:

+ Trước khi ăn

+ Sau khi ăn

+ Sau khi đi vệ sinh

+ Sau khi ngủ dậy

5 Lưu mẫu thức ăn

- Đông chí y tế có trách nhiệm lưu mẫu thức ăn theo quy định: vệ sinh,liều lượng lưu, tem dán, dụng cụ lưu, hộp đựng mẫu lưu

- Vào sổ đúng ngày giờ lưu, ngày giờ hủy, hủy mẫu lưu sau đúng 24 giờđồng hồ

6 Giờ ăn của trẻ

- Đảm bảo vệ sinh, bàn ăn phải có khăn trải bàn

- Cô bảo mẫu phải mặc trang phục, đeo bảo hộ đầy đủ

- Giới thiệu tên món ăn, giá trị dinh dưỡng, cô và trẻ có sự giao tiếp tronggiờ ăn

- Động viên trẻ ăn hết suất, hạn chế rơi vãi

Ngày đăng: 29/01/2018, 16:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w