1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng cán bộ công chức của UBND huyện Xín Mần

29 260 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 65,18 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 6. Bố cục đề tài 2 Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁN BỘ CÔNG CHỨC VÀ KHÁI QUÁT VỀ UBND HUYỆN XÍN MẦN 3 1.1. Lý luận chung về cán bộ công chức 3 1.1.1. Khái niệm, vai trò, đặc điểm của cán bộ công chức 3 1.1.2. Những tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức 4 1.2. Khái quát về UBND 5 1.2.1. Vị trí, vai trò của UBND huyện Xín Mần 5 1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBND huyện Xín Mần 6 Tiểu kết 8 Chương 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA UBND HUYỆN XÍN MẦN 9 2.1. Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ 9 2.2. Thực trạng cán bộ công chức tại UBND huyện Xín Mần 10 2.2.1. Đặc điểm huyện Xín Mần 10 2.2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ công chức 11 2.3. Đánh giá cán bộ, công chức UBND huyện Xín Mần 13 2.3.1. Ưu điểm 13 2.3.2. Nhược điểm 14 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 15 Tiểu kết 16 Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC CỦA UBND HUYỆN XÍN MẦN 17 3.1. Phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức 17 3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ, cán bộ UBND huyện Xín Mần 17 Tiểu kết 19 KẾT LUẬN 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 21  

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi thực hiện đề tài “Nâng cao chất lượng cán bộ công chức của UBNDhuyện Xín Mần” Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi trongthời gian qua Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực vềthông tin sử dụng trong công trình nghiên cứu này

Hà Nội, ngày 06 tháng 8 năm 2016

Sinh viên

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài này, trong quá trình khảo sát và thu thập thông tin tôi

đã nhận được sự giúp đỡ tận tình từ các cán bộ và nhân viên của UBND huyệnXín Mần

Nhân đây, cho phép tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy, cô.Đặc biệt là TS Bùi Thị Ánh Vân bởi cô đã hướng dẫn tận tình trong suốt quátrình thực hiện đề tài

Trong quá trình khảo sát và nghiên cứu tôi gặp khá nhiều khó khăn, mặtkhác do trình độ nghiên cứu còn hạn chế và những nguyên nhân khác nên dù rất

cố gắng song đề tài của tôi khong tránh khỏi những hạn chế thiếu sót Vì thế, tôirất mong nhận sự góp ý của các thầy cô

Những ý kiến đóng góp của mọi người sẽ giúp tôi nhận ra hạn chế và qua

đó tôi có them những tư liệu mới trên con đường học tập cũng như nghiên cứusau này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

6 Bố cục đề tài 2

Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁN BỘ CÔNG CHỨC VÀ KHÁI QUÁT VỀ UBND HUYỆN XÍN MẦN 3

1.1 Lý luận chung về cán bộ công chức 3

1.1.1 Khái niệm, vai trò, đặc điểm của cán bộ công chức 3

1.1.2 Những tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức 4

1.2 Khái quát về UBND 5

1.2.1 Vị trí, vai trò của UBND huyện Xín Mần 5

1.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBND huyện Xín Mần 6

* Tiểu kết 8

Chương 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA UBND HUYỆN XÍN MẦN 9

2.1 Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ 9

2.2 Thực trạng cán bộ công chức tại UBND huyện Xín Mần 10

2.2.1 Đặc điểm huyện Xín Mần 10

2.2.2 Thực trạng đội ngũ cán bộ công chức 11

2.3 Đánh giá cán bộ, công chức UBND huyện Xín Mần 13

2.3.1 Ưu điểm 13

2.3.2 Nhược điểm 14

Trang 4

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 15

* Tiểu kết 16

Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC CỦA UBND HUYỆN XÍN MẦN 17

3.1 Phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức 17

3.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ, cán bộ UBND huyện Xín Mần 17

* Tiểu kết 19

KẾT LUẬN 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 5

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

UBND – Ủy ban nhân dân

CBCC – Cán bộ công chức

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là cải cáchhành chính Đặc biệt nước ta đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nềnkinh tế thế giới, với những thời cơ và thách thức mới Xây dựng đội ngũ CBCC

là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta nhằm đáp ứng yêu cầu của

sự nghiệp đổi mới trong giai đoạn hiện nay Nhằm xây dựng bộ máy hành chínhkiện toàn, xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch Vững mạnh vững bước đi lênchủ nghĩa xã hội

Trong quá trình đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước và hội nhập quốc tế là cả một chặng đường phấn đấu lâu dài Với nhữngnhiệm vụ cao cả vô cùng khó khăn, phức tạp hỏi Nhà nước phải đẩy mạnh cảicách hành chính, đặc biệt là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức.Chính vì vậy, đội ngũ cán bộ công chức luôn được Đảng ta quan tâm chú ý đàotạo, bồi dưỡng và có chính sách cụ thể trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kì cáchmạng Việt Nam

Thực tế cho thấy, đội ngũ CBCC hiện nay chưa thực sự ngang tầm vớiyêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp đổi mới Một số bộ phận cán bộ còn suy thoái

về đạo đức, tham ô, thực dụng cản trợ quá trình thực hiện đổi mới Do vậy, vấn

đề cần thiết được đặt ra là cần xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộcông chức có đầy đủ năng lực, phẩm chất, đủ đức đủ tài để đáp ứng nhu cầu của

sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Nhằm tìm hiểu và đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ côngchức UBND huyện Xín Mần

Nghiên cứu vấn đề này nhằm làm rõ mặt tích cực và hạn chế của chấtlượng đội ngũ, cán bộ công chức trên địa bàn huyện để từ đó đưa ra những kiến

Trang 7

nghị giải pháp để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức Pháthuy những mặt tích cực khắc phục những mặt hạn chế.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Đội ngũ cán bộ công chức của UBND huyện Xín Mần

Báo cáo thực tập tốt nghiệp “ Nâng cao chất lượng cán bộ công chức tạiUBND quận Tây Hồ, TP Hà Nội” của sinh viên Vũ Thị Yến - lớp hành chínhhọc K3B năm 2014

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tổng hợp lý luận có liên quan trực tiếp đến đề tài

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu và hệ thống văn bản của Nhà nước cóliên quan

- Phương pháp phân tích đánh giá và so sánh tài liệu đã thu thập đượcvới phần lý luận và quy định của nhà nước, của cơ quan, tổ chức; xác địnhđược điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đó Từ đó đưa ra một

số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức của UBND huyệnXín Mần

6 Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu ra, đề tài còn có cấu trúc 03 chương và kết luận:

Trang 8

Chương 1 Lý luận chung về cán bộ công chức và khái quát về UBND huyện Xín Mần

Chương 2 Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chứ của UBND huyện Xín Mần

Chương 3 nhằm nâng cao chất lượng cán bộ công chức của UBND huyện Xín Mần

Trang 9

Chương 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁN BỘ CÔNG CHỨC VÀ KHÁI QUÁT VỀ UBND HUYỆN XÍN MẦN 1.1 Lý luận chung về cán bộ công chức

1.1.1 Khái niệm, vai trò, đặc điểm của cán bộ công chức

* Khái niệm cán bộ, công chức nhà nước

Ngày 13/11/2008 tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XII, đã thông qua Luậtcán bộ, công chức Đây là một văn bản có giá trị pháp lý cao nhất từ trước đếnnay (luật) và cắt nghĩa được rõ rang hơn về các khái niệm về cán bộ, công chức.Tại điều 4 của Luật quy định:

“Khoản 1: Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổnhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sảnViệt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã,thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởnglương từ ngân sách nhà nước

Khoản 2: Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệmvào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam,Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơquan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhânchuyên nghiệp, công nhân quốc phòng

Khoản 3: Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) làcông dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trựcHĐND, UNND, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị -

xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chứcdanh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND xã, trong biên chế và hưởng lương từngân sách nhà nước.”

* Vai trò của cán bộ, công chức trong việc quản lý nhà nước

Trong cơ quan hành chính nhà nước, đội ngũ CBCC có vai trò, ý nghĩa rấtquan trọng đối với việc duy hoạt động quản lý, cụ thể như sau:

Trang 10

-CBCC là người trực tiếp tổ chức thực thi chính sách, kế hoạch của cơquan nhà nước Nói cách khác CBCC là những ngưởi quyết định đến thành cônghay thất bại của một chính sách hay kế hoạch của nhà nước Vai trò này cần đòihỏi cán bộ phải có năng lực và phẩm chất đạo đức để đáp ứng công việc đặt ra.

-Là chủ thể đứng ra tổ chức phối hợp với các nguồn lực khác, và CBCC làngười trực tiếp thực hiện các giao tiếp giữa cơ quan Nhà nước với bên ngoài tiếpnhận và trao đổi bên ngoài xử lý thông tin về sự phát triển của xã hội

-Là người hoạch định chính sách, đường lối, tổ chức hoạt động, đối với cơquan hành chính nhà nước, mục tiêu là đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu củanhân dân

* Đặc điểm của cán bộ công chức:

- CBCC có nhiều kinh nghiệm sống được tích lũy theo từng lĩnh vực mà

họ hoạt động Bởi là công chức, họ phải được đào tạo ở trình độ nhất định, cùngvới vị trí làm việc của mình trong bộ máy công quyền

- CBCC là những người có vị thế xã hội, vì họ là người đang giữ chức vụhoặc trách nhiệm nhất định theo trình độ đào tạo và được xếp vao ngạch bậctương ứng trong hệ thống hành chính Bởi vậy, công chức đang có một vị thế xãhội nhất định để thực hiện quyền lực của Nhà nước quản lý toàn xã hội

- Là những người trưởng thành về mặt thể chất và xã hội họ được tuyểndụng hoặc bổ nhiệm giữ một chức vụ thường xuyên trong bộ máy hành chínhNhà nước Trực tiếp tham gia vào bộ máy công quyền của nền hành chính quốcgia Như vậy, CBCC là những người làm chủ được hành vi, thái độ của mình, vàphải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là một công dân, một côngchức hành chính Họ trưởng thành ở mặt xã hội còn được biểu hiện ở giá trị sảnphẩm lao động của họ được công nhận bằng sức lao động của chính bản thân

1.1.2 Những tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

Công tác đánh giá cán bộ, công chức là công tác vô cùng phức tạp, nhạycảm Là cơ sở cho việc xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm,khen thưởng, kỷ luật,… và thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức Cóthể đánh giá chất lượng cán bộ, công chức qua các tiêu chí sau đây:

Trang 11

* Tiêu chí thứ nhất: Phẩm chất chính trị

Có phẩm chất, lập trường quan điểm chính trị vững vàng, nghiêm chỉnhchấp hành đường lối, chủ trường của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.Đồng thời phải biết tuyên truyền, giải thích, vận động nhân dân chấp hành tốtđường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật đó Đây là một trong những quanđiểm quan trọng phân biệt giữa cán bộ, công chức và quần chúng nhân dân, làmột trong những biểu hiện tư cách, vai trò tiên phong gương mẫu của người cán

bộ, công chức hiện nay

* Tiêu chí thứ hai: Trình độ năng lực

Trình độ chính trị biểu hiện ở sự hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm,đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước Trình độ văn hóa,chuyên môn, kiến thức về khoa học lãnh đạo, quản lý Năng lực dự báo và địnhhướng sự phát triển, tổng kết thực tiễn Tham gia xây dựng đường lối, chínhsách, thuyết phục các tổ chức, nhân dân thực hiện Ý thức tham gia đấu tranh,bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước

* Tiêu chí thứ ba: Khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao

Khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao là khả năng làm tốt mọi côngviệc, đạt được chất lượng hiệu quả công việc thực tế, luôn phấn đấu thực hiện cókết quả đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước

1.2 Khái quát về UBND

1.2.1 Vị trí, vai trò của UBND huyện Xín Mần

UBND huyện Xín Mần là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hànhchính nhà nước tại địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơquan nhà nước cấp trên

UBND huyện Xín Mần chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, cácvăn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấpnhằm đảm bảo thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng

cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách phát triển khác trên địa bànhuyện

UBND huyện Xín Mần thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa

Trang 12

phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hànhchính nhà nước từ trung ương đến địa phương.

1.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBND huyện Xín Mần

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên

Tổ chức bộ máy của UBND huyện Xín Mần bao gồm:

Ông Hoàng Nhị Sơn - Chủ tịch UBND huyện Xín Mần

Chỉ đạo, điều hành toàn bộ hoạt động của UBND huyện

Trực tiếp chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực sau: Tổ chức; Cải cách hànhchính; Văn bản quy phạm pháp luật; Bầu cử đại biểu HĐND các cấp và đại biểuQuốc hội; Chính quyền cấp xã; Địa giới hành chính; Thi đua khen thưởng, kỷluật cán bộ theo phân cấp quản lý; Tài chính, các quỹ tài chính theo quy định;Quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH; Đầu tư xây dựng cơ bản; Thanh tra;Quốc phòng, an ninh; Phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chốnglãng phí; Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Ông Bùi Minh Hiệu - Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách lĩnh vực phát

Trang 13

triển nông nghiệp; lâm nghiệp; thủy sản; tái cơ cấu nông nghiệp; thủy lợi và pháttriển nông thôn; Quản lý cụm công nghiệp làng nghề khu vực nông thôn và làngnghề; Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới

Giúp Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo và theo dõi các phòng, ban Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn; Tài nguyên môi trường, phòng công thương

Bà Vũ Thị Hòa – Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách lĩnh vực văn hóa Giúp Chủ tịch UBND theo dõi và chỉ đạo các phòng ban Giáo dục và Đàotạo, Văn hóa; Thể thao; Du lịch; Y tế; Đài phát thanh và truyền hình; các cơquan báo chí của huyện,…

* Các phòng ban trực thuộc của huyện: 13 phòng ban

+ Phòng Công thương

+ Phòng Nội vụ huyện

+ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện

+ Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện

+ Phòng Tư pháp

+ Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng

+ Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện

+ Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện

+ Phòng Y tế huyện

+ Phòng Tư pháp huyện

+ Thanh tra huyện

+ Phòng Văn Hóa Thông tin

+ Phòng Dân tộc

* Các cơ quan sự nghiệp thuộc của huyện:

+ Đài truyền thanh

+ Trung tâm cấp thoát nước

+ Đội dịch vụ công cộng môi trường

+ Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất và phát triển quỹ đất

+ Trung tâm văn hóa – thông tin và du lịch huyện

+ Trạm khuyến nông huyện

Trang 14

+ Bệnh viện đa khoa Nà Chì

+ Trung tâm dạy nghề

+ Bệnh viện đa khoa huyện

+ Trung tâm y tế huyện

+ Bảo hiểm xã hội

+ Phòng tài nguyên – môi trường

* Tiểu kết

Ở chương 1 tôi đã trình bày hai vấn đề lớn đó là cơ sở lý luận chung vềcán bộ công chức và tổng quan về UBND huyện Xín Mần trong đó có cac kháiniệm như: khái niệm về cán bộ công chức, trình bày vai trò và đặc điểm về cán

bộ công chức Vị trí, vai trò, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBND huyện XínMần Qua đó giúp bạn đọc phần nào khái quát được một cách cụ thể về đội ngũcán bộ Nhà nước

Trang 15

Chương 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA

UBND HUYỆN XÍN MẦN 2.1 Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

Nhắc đến bộ máy quản lý hành chính Nhà nước thì không thể không nhắctới nhân tố con người - ở đây là CBCC Nếu cán bộ, công chức có năng lực,phẩm chất chính trị, chuyên môn, đạo đức tốt thì mọi công việc của cơ quan, tổchức đều được thực hiện nhanh chóng và có hiệu quả Ngược lại, CBCC yếukém về năng lực, phẩm chất chính trị cũng như đạo đức, tham nhũng,… thì dẫnđến bộ máy Nhà nước kém hiệu quả, không có chất lượng Vì vậy, CBCC cầnphải đặt lợi ích quốc gia trên lợi ích cá nhân, sống và làm theo tinh thần “Cần,Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư”

Đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làmột nội dung quan trọng trong công tác cán bộ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5của BCH Trung ương Đảng khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng caohiệu lực, hiệu quả quản lí bộ máy Nhà nước xác định: “Đẩy mạnh đào tạo, bồidưỡng nâng cao tính chuyên nghiệp của bộ máy hành chính của cán bộ, côngchức Đặc biệt kĩ năng hành chính” Luật cán bộ, công chức được Quốc hội khóaXII, kì họp thứ 4 thông qua cũng đã nhấn mạnh: “Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản

lí công chức có trách nhiệm xây dựng và công khai quy hoạch, kế hoạch đào tạo,bồi dưỡng để tạo nguồn và nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụcủa công chức”

Nhiều chủ trương và giải pháp lớn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán

bộ, công chức được thể chế hóa, cụ thể hóa và từng bước đi vào cuộc sống.Công tác nâng cao chất lượng CBCC đã có những đổi mới về nội dung, phươngpháp và cách làm mang lại một số hiệu quả tích cực Hệ thống các quy định, quychế về quản lí và phân cấp quản lí cán bộ được bổ sung, đổi mới Các khâu trongcông tác nâng cao CBCC được thực hiện ngày càng đồng bộ, dân chủ công khaitrong công tác quản lí cán bộ Chất lượng đội ngũ cán bộ , công chức nhìn chung

Ngày đăng: 28/01/2018, 18:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w