1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 - 2016

33 566 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 742,42 KB

Nội dung

TIỂU LUẬN TÌNH HÌNH LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 2016 TIỂU LUẬN TÌNH HÌNH LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 2016 TIỂU LUẬN TÌNH HÌNH LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 2016 TIỂU LUẬN TÌNH HÌNH LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 2016 TIỂU LUẬN TÌNH HÌNH LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 2016 TIỂU LUẬN TÌNH HÌNH LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 2016 TIỂU LUẬN TÌNH HÌNH LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 2016 TIỂU LUẬN TÌNH HÌNH LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 2016 TIỂU LUẬN TÌNH HÌNH LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 2016 TIỂU LUẬN TÌNH HÌNH LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 2016

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

K KHOA QUẢN TRỊ - KINH TẾ QUỐC TẾ

Trang 2

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

hoàn thành

Hỗ trợ soạn chương II, làm

Trang 3

MỤC LỤC

Lời mở đầu 4

Chương I: Một số khái niệm cơ bản 6

Chương II: Tình hình lạm phát của Việt Nam từ 2000 - 2016 10

Kết luận 31

Nhận xét của GVHD 33

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Lạm phát, thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế là ba vấn đề cơ bản của

nền kinh tế vĩ mô Trong đó, lạm phát là một vấn đề vô cùng nóng bỏng

và có ảnh hưởng to lớn tới bề mặt kinh tế xã hội hiện nay Sự gia tăng

liên tục mức giá chung của nền kinh tế đã làm thay đổi mức sống, thu

nhập thực tế và chi tiêu mua sắm hàng hóa dịch vụ của một nước có thể

giảm, nền kinh tế phát triển chậm bởi lạm phát Lạm phát là một con

dao hai lưỡi Một mặt nó kích thích tăng trưởng kinh tế, mặt khác khi

lạm phát cao và không kiểm soát được thì nó để lại hậu qủa nghiêm

trọng đối với nền kinh tế cũng như xã hội

Việt Nam cũng như phần lớn các nước khác khi vừa trải qua chiến

tranh, đều phải đối mặt với tỉ lệ lạm phát rất cao, lên đến ba con số

Nhất là thời kì siêu lạm phát, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam khi ấy đạt tới

774,7% vào năm 1986 và vẫn kéo dài ở mức ba rồi hai con số cho đến

những thập niên 90 Hiện nay dù nền kinh tế nước ta đã chuyển thành

nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trải qua ba mươi

năm đã đối mặt với mức lạm phát cao, nhưng việc làm thế nào để giữ

mức lạm phát ổn định lâu dài vẫn là mối lo của những nhà hoạch định

chính sách Vậy, tại sao lạm phát lại là một bất lợi của một quốc gia ?

Cái giá thực sự mà lạm phát gây ra cho xã hội là gì ? Những điều đó cho

ta thấy được tầm quan trọng của lạm phát trong nền kinh tế, cũng như

khi lạm phát bùng nổ thì những biện pháp nào là hữu hiệu để khống chế

và kiểm soát lạm phát Nhận thấy được tầm quan trọng của lạm phát đối

với nền kinh tế của một quốc gia nhóm chúng em quyết định chọn đề tài

“ Tình hình lạm phát của Việt Nam từ năm 2000 - 2016”

Trang 5

Trong quá trình làm không tránh khỏi những sơ xuất hoặc có

những điểm chưa chính xác mong thầy thông cảm và đóng góp ý kiến

cho bài tiểu luận của chúng em được tốt hơn

Trang 6

CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1 Khái niệm lạm phát :

Trong kinh tế vĩ mô (macroeconomics), lạm phát là sự tăng mức

giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian, và sự mất giá trị của

một loại tiền tệ Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm

giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia

khác Theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ

tác động đến phạm vi nền kinh tế một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai

thì người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền

kinh tế sử dụng loại tiền tệ đó Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần

này vẫn là một vấn đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô

Ngược lại với lạm phát là giảm phát Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay

một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự "ổn định giá cả"

2 Các mức lạm phát :

Người ta phân biệt có ba mức lạm phát khác nhau : lạm phát vừa

phải, lạm phát phi mã, và siêu lạm phát :

2.1 Lạm phát vừa phải :

Khi giá cả tăng chậm ( dưới 10%/ năm), còn gọi là lạm phát một

con số ( từ 1% đến 9%) Trong điều kiện lạm phát vừa phải, giá cả

tương đối không khác mức bình thường bao nhiêu, lãi suất thực tế và lãi

suất danh nghĩa chênh nhau không đáng kể, tiền giữ được phàn lớn giá

trị của nó từ năm này sang năm khác ( không bị mất giá) Những kế

hoạch dự đoán tương đối ổn định không bị xáo trộn

2.2 Lạm phát phi mã :

Tỷ lệ tăng giá trên 10% đến < 100% được gọi là lạm phát 2 hoặc

Trang 7

3 con số Đồng tiền mất giá nhiều, lãi suất thực tế thường âm, không ai

muốn giữ tiền mặt mọi người chỉ giữ lượng tiền tối thiểu vừa đủ cần

thiết cho việc thanh toán hằng ngày Mọi người thích giữ hàng hóa,

vàng hay ngoại tệ Thị trường tài chính không ổn định ( do vốn chạy ra

nước ngoài)

2.3 Siêu lạm phát :

Là lạm phát "mất kiểm soát", một tình trạng giá cả tăng nhanh

chóng khi tiền tệ mất giá trị Không có định nghĩa chính xác về siêu lạm

phát được chấp nhận phổ quát Một định nghĩa đơn giản là chỉ số lạm

phát hàng tháng từ 50% trở lên (nghĩa là cứ 51 ngày thì giá cả lại tăng

gấp đôi) Nếu trong lạm phát phi mã nền kinh tế có vẻ còn sống sót

được ( mặc dù không ổn định ) thì trong siêu lạm phát, nền kinh tế xem

như đi vào cõi chết Trong siêu lạm phát, tốc độ chu chuyển tiền tăng rất

nhanh còn hàng thì không tăng lên, có tăng thì tăng rất ít

3 Nguyên nhân dẫn đến lạm phát :

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến lạm phát, song

những nguyên nhân đó đều có những tính chất chung đó là :

Lạm phát do cầu kéo: Khi nhu cầu của thị trường về một mặt hàng

nào đó tăng lên sẽ kéo theo sự tăng lên về giá cả của mặt hàng đó Giá

cả của các mặt hàng khác cũng theo đó leo thang, dẫn đến sự tăng giá

của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường Lạm phát do sự tăng lên

về cầu (nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng) được gọi là “lạm phát do

cầu kéo”

– Lạm phát do chi phí đẩy: Chi phí đẩy của các doanh nghiệp bao

Trang 8

cho công nhân, thuế… Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên

thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp chắc chắn cũng tăng lên, vì

thế mà giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng lên nhằm bảo toàn lợi nhuận và

thế là mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng sẽ tăng được gọi là

“lạm phát do chi phí đẩy”

– Lạm phát do cơ cấu: Với ngành kinh doanh có hiệu quả, doanh

nghiệp tăng dần tiền công “danh nghĩa” cho người lao động Nhưng

cũng có những nhóm ngành kinh doanh không hiệu quả, doanh nghiệp

cũng theo xu thế đó buộc phải tăng tiền công cho người lao động

Nhưng vì những doanh nghiệp này kinh doanh kém hiệu quả, nên khi

phải tăng tiền công cho người lao động, các doanh nghiệp này buộc phải

tăng giá thành sản phẩm để đảm bảo mức lợi nhuận và làm phát sinh

lạm phát

– Lạm phát do cầu thay đổi: Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ

về một mặt hàng nào đó, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại

tăng lên Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính

chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm, như giá

điện ở Việt Nam), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá

Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá Kết quả là

mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm phát

– Lạm phát do xuất khẩu: Khi xuất khẩu tăng, dẫn tới tổng cầu

tăng cao hơn tổng cung (thị trường tiêu thụ lượng hàng nhiều hơn cung

cấp), khi đó sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu khiến lượng hàng

cung cho thị trường trong nước giảm (hút hàng trong nước) khiến tổng

Trang 9

cung trong nước thấp hơn tổng cầu Khi tổng cung và tổng cầu mất cân

bằng sẽ nảy sinh lạm phát

– Lạm phát do nhập khẩu: Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng (do

thuế nhập khẩu tăng hoặc do giá cả trên thế giới tăng) thì giá bán sản

phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên Khi mức giá chung bị giá nhập

khẩu đội lên sẽ hình thành lạm phát

– Lạm phát tiền tệ: Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng,

chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng

tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ; hay do ngân hàng trung

ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước làm cho lượng tiền trong

lưu thông tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát

Trang 10

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM TỪ 2000

– 2016

Việt Nam đã từng trải qua thời kì lạm phát cao và kéo dài với

những ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế trong suốt thập kỉ 80 Đó

là những gì tất yếu xảy ra với một nền kinh tế tập trung bao cấp thời kì

chiến tranh, cơ chế quản lý yếu kém cùng với những chính sách không

còn phù hợp với thời đại đã trực tiếp đẩy nền kinh tế nước ta rơi vào

khủng hoảng Mặc dù tình trạng lạm phát trong những năm gần đây đã

được kiểm soát ở mức vừa phải, nhưng với những sự bất ổn thường

xuyên xảy ra và không thể lường trước được cùng với tình trạng giảm

phát liên tục đã gây không ít khó khăn cho những nhà hoạch định chính

sách Căn cứ mức độ và nguyên nhân diễn ra lạm phát trong suốt giai

đoạn từ 2000 đến 2016, có thể chia tình hình lạm phát ở Việt Nam ra

làm ba giai đoạn lớn :

 Giai đoạn từ 2000 – 2005:

Thực sự lạm phát đã xuất hiện nhiều năm trước đó chỉ có điều lúc

đó không ai thừa nhận có lạm phát trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa,

không ai dám đưa vấn đề ra để phân tích, bàn luận công khai Cuối thập

kỷ 80, cùng với sự cải tổ của Liên Xô, các nước Đông Âu lần lượt bị

sụp đổ, nguồn viện trợ cho Việt Nam bị cắt giảm mạnh, giá của sắt,

thép, dầu hỏa, máy móc thiết bị tăng lên, dẫn đến chi phí sản xuất tăng

Mặt khác, tình hình trong nước khó khăn, tiền không đủ chi cho các

hoạt động sản xuất kinh doanh Để giải quyết tình trạng này, chính phủ

phải in thêm tiền để các xí nghiệp quốc doanh mua nguyên vật liệu Tuy

nhiên lẽ ra trước khi làm cuộc cách mạng về tiền thì Chính Phủ phải

làm cuộc cách mạng về giá và lương, nhưng ta đã làm theo qui trình

Trang 11

ngược: Tiền - Lương - Giá Hậu quả là cuộc đổi tiền năm 1985 đã bị coi

là không thành công nhất trong lịch sử lưu thông tiền tệ Việt nam Ngay

sau khi đổi tiền, tình trạng lạm phát tiếp tục gia tăng hơn bao giờ hết,

chỉ 3,5 tháng sau ngày đổi tiền, Nhà nước đã phải cho phát hành thêm

vào lưu thông một khối lượng lớn tiền tương đương với 1,38 lần khối

lượng tiền mới đã phát hành trong đợt đổi tiền trước đó để phục vụ công

cuộc cải cách lương và giá Tiếp đó lại là một quá trình diễn biến phức

tạp mới về quan hệ tiền - hàng và kết quả là lạm phát đã không ngừng

gia tăng

Năm 1999 giá cả thị trường có diễn biến bất thường, giá cả liên

tục giảm trong suốt tám tháng liền từ tháng 3 đến tháng 12 Đặc biệt

tháng 10 năm 1999 CPI giảm 0,8% so với tháng 12 năm 1998 Điều đó

được thể hiện ở chỗ: Tỷ lệ lạm phát năm 1995 là 12.7%, năm 1997 là

3.6%, năm 1999 là 0.1% và năm 2000 tỷ lệ này là -0.6% Chỉ số giá

lương thực tháng 10 năm 1999 sút giảm 10.5% so với tháng 12 năm

1998 Sự sút giảm giá lương thực làm cho CPI chung hầu như không

tăng (do tỉ trọng của hàng lương thực trong rổ hàng hóa lớn)

Trong năm 2000, CPI cả năm giảm 0.6% so với năm 1999 Bước

sang năm 2001, CPI tháng 6/2001 giảm 0.3% so với tháng 6/2000 và

giảm 0.7% so với tháng 12/2000 CPI giảm liên tục trong 3 tháng liên

tiếp: tháng 3 giảm 0.7%, tháng 4 giảm 0.5%, tháng 5 giảm 0.2% Kết

quả là đến cuối năm 2001, nhờ nhiều nỗ lực, chúng ta đã đẩy được tỷ lệ

lạm phát lên 0.8% Theo thống kê, trong giai đoạn này, tình trạng ứ

đọng sản phẩm, sản xuất cầm chừng xảy ra ở một số sản phẩm và một

số khu vực, đặc biệt là khu vực nhà nước Số hàng tồn kho của Tổng

Trang 12

công ty 90-91 trong 6 tháng đầu năm 1999 đã lên tới 60,000 tỷ đồng

Theo báo cáo của IMF, có đến 60% doanh nghiệp nhà nước bị thua lỗ,

trong đó 16% là thua lỗ triền miên Tình trạng các công ty tư nhân cũng

không có gì khá hơn, trong năm 1998 và 6 tháng đầu năm 1999, có hàng

ngàn xí nghiệp thua lỗ phải đóng cửa, các xí nghiệp lớn thì hoạt động

cầm chừng Tỷ lệ thất nghiệp năm 1999 ở Hà Nội là 10.3% và ở Thành

phố Hồ Chí Minh là 7.04% Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm: từ tốc độ

tăng trưởng GDP năm 1996 là 9.34% xuống còn 8.15% năm 1997, 5.8%

năm 1998, 4.8% năm 1999, 6.75% năm 2000

Việc lạm phát xuất hiện ở mức thấp như vậy là do giá hàng nông

sản giảm mạnh, đặc biệt là giá lương thực, cà phê, hạt tiêu, hạt điều làm

giảm thu nhập của nông dân, ảnh hưởng tới sức mua hàng công nghiệp

Từ 1998 đến 6 tháng đầu năm 2001, chỉ số lương thực liên tục giảm:

năm 1999 giảm 7.8%, năm 2000 giảm 7.9%, 6 tháng đầu năm 2001

giảm 5.7% Giá những hàng hóa trên giảm không chỉ làm cho CPI

chung giảm mà nó còn gián tiếp làm cho sức mua và giá cả đầu vào các

hàng hóa và dịch vụ khác giảm theo Bên cạnh đó, hàng hóa và dịch vụ

của Việt Nam chất lượng thấp, giá thành cao nên không có điều kiện

cạnh tranh được với hàng nhập khẩu, đặc biệt là hàng nhập khẩu lậu

trốn thuế, do đó giá cả hàng hóa công nghiệp và dịch vụ đang có xu

hướng giảm giá để có thể cạnh tranh được với hàng hóa nhập khẩu

Kèm theo đó cơ cấu tăng trưởng kinh tế giữa khu vực công nghiệp và

nông nghiệp là không hợp lý, làm cho thu nhập và theo đó là sức mua

của nông dân, là bộ phân cư dân lớn nhất nước không tăng lên được

Tình trạng vốn ứ động ở các ngân hàng phản ánh người có tiền không

Trang 13

muốn bỏ vốn vào đầu tư Nợ khó đòi và nợ quá hạn ở các ngân hàng lớn

cũng gây ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế Đặc biệt là sự chậm trễ

trong việc cải tiến những chính sách của chính phủ, làm cho nước ta đạt

được ít kết quả trong cạnh tranh, vai trò điều tiết của nhà nước còn rất

nhiều hạn chế

Diễn biến tình hình kinh tế trong giai đoạn từ năm 1996- 2000 là

không tốt đối với nền kinh tế, chính bởi lẽ đó gần cuối giai đoạn này

chúng ta đã áp dụng nhiều biện pháp kích cầu để đẩy tăng trưởng kinh

tế lên :

Để nâng cao sức mua của các tằng lớp dân cư chương trình giải quyết

việc làm được đẩy mạnh: Trong năm 2000, đã thu hút và tạo việc làm

cho khoảng 1.3 triệu người, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm xuống

còn khoảng 6.5% so với 7.4% năm 1999, sử dụng lao động ở nông

thôn được nâng lên Các chương trình xóa đói giảm nghèo, các chính

sách phúc lợi xã hội được thúc đẩy, cải thiện chất lượng cuộc sống

của người dân, xây dựng cơ sở hạ tầng

Song song đó là những biện pháp nhằm đẩy mạnh đầu tư sản xuất

kinh doanh : Năm 2000, Ngân hàng Nhà nước bỏ lãi suất trần,

chuyển sang điều hành theo lãi suất cơ bản, tạo điều kiện cho cung

cầu về vốn theo cơ chế thị trường và các NHTM chủ động hơn trong

kinh doanh Lãi suất tiền gửi của hệ thống ngân hàng cũng liên tục

giảm xuống đến mức thấp nhất từ trước đến nay Chính phủ và Ngân

hàng Nhà nước ban hành các văn bản nhằm nới lỏng điều kiện vay

vốn trong khu vực nông thôn Cùng với việc ngân hàng hạ lãi suất

cho vay, một loạt các tỉnh và thành phố dành một phần vốn ngân

Trang 14

doanh nghiệp, một số chương trình kinh tế trọng điểm của địa

phương Sử dụng chính sách tài chính: giảm thuế suất các mặt hàng

nhập khẩu Thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng theo mức ưu

đãi, thấp nhất là 25% đối với các dự án đầu tư có giá trị xuất khẩu đạt

trên 30% tổng giá trị hàng hóa và miễn thuế thu nhập doanh nghiệp

bổ sung nếu có giá trị hàng hóa xuất khẩu trên 50% Nhà nước cũng

quy định miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu co các

doanh nghiệp sản xuất, vận tải, xây dựng mới được thành lập và giảm

50% thuế thu nhập trong 2 năm tiếp theo

Những biện pháp trên góp phần khuyến khích đầu tư, mở rộng sản

xuất kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư phát triển theo hướng

chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng có lợi cho quốc tế dân sinh, góp

phần khôi phục và ổn định kinh tế, kích thích tiêu dùng

Với những vấn đề nêu trên, những năm đầu của giai đoạn từ 2001-

2005, chúng ta đã áp dụng nhiều biện pháp hạn chế thiểu phát nhằm đưa

tỷ lệ lạm phát lên một mức hợp lý và để đạt được tốc độ tăng trưởng

kinh tế cao hơn Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và

ổn định

Trang 15

Trong những năm này, nền kinh tế của nước ta đạt được nhiều

thành tựu khả quan: Năm 2001, tăng trưởng đạt 6.89%, năm 2003:

7.24%, năm 2004: 7.26%, năm 2005: 7.8% Nền kinh tế tăng trưởng với

tốc độ tương đối cao, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng công

nghiệp hóa hiện đại hóa, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt Mọi

mặt của đời sống xã hội được cải thiện và phát triển Tỷ lệ lạm phát

trong các năm này cũng tăng dần, năm 2000 là -0.6%, năm 2002 là 4%,

năm 2004 là 9.5% Ở giai đoạn này, bên cạnh thực hiện các biện pháp

kích cầu như thực thi chính sách nới lỏng tiền tệ, các công cụ lãi suất, tỷ

giá, hạn mức tín dụng,… Được sử dụng hết sức nhạy bén phù hợp với

cung cầu hàng hóa và giá cả thị trường Nhưng đến năm 2004, tình hình

biến động trên thị trường thế giới cũng như trong nước, lạm phát lại như

một “bóng ma”, một lần nữa rình rập gây bất ổn nền kinh tế Với chỉ số

giá 9.5% là một ranh giới mỏng manh giữa lạm phát kiểm soát được và

lạm phát cao

Trang 16

Nhà nước lại tiếp tục thực hiện những biện pháp nhằm giữ lạm

phát ở mức kiểm soát được cho đến hết năm 2006

Năm 2008 được biết đến như một năm năm đầy biến động và sóng

gió trên tất cả các thị trường của nền kinh tế Việt Nam Từ thị trường

trong nước cho đến nước ngoài, từ thị trường hàng hóa dịch vụ thông

thường, cao cấp đến thị trường tài chính và thị trường bất động sản Dấu

hiệu lạm phát đã xuất hiện từ tháng 6 năm 2007 khi CPI tháng 6 tăng

vọt lên 1%, trái hẳn với thông lệ giá cả hơn một thập kỉ qua Tín hiệu

này đã được ghi nhận và xử lý kịp thời Tuy nhiên, do không phân tích

đúng nguyên nhân của lạm phát, thêm vào đó việc triển khai thực hiện

không nghiêm túc nên mặc dù tăng trưởng kinh tế cả năm 2007 ở mức

cao trên 8.5%, song lạm phát cũng ở mức kỷ lục 12.63% Nửa đầu năm

2008, cùng với đà suy thoái kinh tế thế giới, đồng USD mất giá, giá dầu

thô tăng cao, giá cả lương thực, nguyên vật liệu tăng đột biến cùng với

tác động của thiên tai dịch bệnh đã làm lộ rõ những nhược điểm của một

nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi như Việt Nam Tăng

trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2008 giảm xuống còn 6,31%, năm

2009 còn 5,32% Trong bối cảnh lạm phát quá cao, kết quả tăng trưởng

đã mất đi khá nhiều ý nghĩa, nhất là đối với các tầng lớp nghèo dễ bị tổn

Ngày đăng: 24/01/2018, 20:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w