Tư tưởng yêu nước trong thơ văn Tản Đà ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
KHOA NGỮ VĂN
MÔN: VĂN HỌC VIỆT NAM CUỐI
TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1930
ĐỀ TÀI: TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC TRONG THƠ VĂN TẢN ĐÀ
GVHD: Lê Văn Lực
Trang 2TP.HCM, ngày 16 tháng 12 năm 2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
KHOA NGỮ VĂN
MÔN: VĂN HỌC VIỆT NAM CUỐI
TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1930
ĐỀ TÀI: TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC TRONG THƠ VĂN TẢN ĐÀ
Trang 3TP.HCM, ngày 16 tháng 12 năm 2015
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
NỘI DUNG 3
I/ Vài nét về Tản Đà 3
II/ Tư tưởng yêu nước trong thơ văn Tản Đà 4
1 Tình yêu quê hương, yêu thiên nhiên mọi miền đất nước 4
2 Niềm tự hào về truyền thống văn hóa – lịch sử của dân tộc 6
-3 Khâm phục, ngưỡng mộ những sĩ phu yêu nước và phê phán những kẻ bán nước, hại dân 8
4 Xót thương, lo lắng trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than 11
5 Nỗi bất lực, cô đơn trước tình cảnh đất nước 13
6 Thề nguyền, khẳng định tình cảm với nước non 15
7 Kêu gọi nhân dân đoàn kết, lạc quan về tương lai đất nước 19
8 Ước mong cải cách xã hội 20
III/ Nghệ thuật 23
1 Ngôn ngữ 23
2 Hình ảnh 23
3 Thể loại 23
4 Chất ca dao dân ca 24
TỔNG KẾT 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
Trang 4-NỘI DUNG I/ Vài nét về Tản Đà
Tản Đà tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, sinh ngày 8 tháng 5 năm 1889 ởlàng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây Ông sinh trưởng trong mộtgia đình dòng dõi khoa bảng đời Lê Khi nhà Lê mất ngôi, tổ tiên ông đã thềkhông ra phục vụ triều đình khác Bố ông là Nguyễn Danh Kế đã bỏ lời thề, đithi đỗ và làm quan đến Án sát, Ngự sử Anh cả là Nguyễn Tái Tích đỗ phóbảng, làm đốc học, sau tham gia ban Tu thư, làm hiệu trưởng trường Quy thức
là những tổ chức do Pháp lập ra để đối phó với phong trào Đông Kinh nghĩathục Mẹ ông là một người cô đầu có sắc đẹp, lấy lẽ Nguyễn Danh Kế lúc ônglàm tri phủ Lý Nhân, nên thường gọi là bà Phủ Ba Bà là người hát hay và cótài làm thơ Nôm Gia đình Nguyễn Khắc Hiếu là một gia đình nhà nho tiêubiểu cho một thái độ chính trị lúc đó Từ lúc nhỏ Nguyễn Khắc hiếu đã theocha rồi anh, sống nơi họ làm quan ở Nam Định, Sơn Tây, Vĩnh Yên Ông cũng
là người học trò đầu tiên của trường Quy Thức
Từ năm 1913 Tản Đà bắt đầu viết văn, và đến năm 1915 thì ông bắt đầu
công bố tác phẩm trên Đông Dương tạp chí.
Từ năm 1916 đến năm 1920, Tản Đà lần lượt cho xuất bản Khối tình con
I (1916), Khối tình con II (1918), Giấc mộng con I (1917), Khối tình bản chính, Khối tình bản phụ (1918), Đài gương, Đàn bà Tàu, Thần tiền, Lên sáu
(1919), Lên sáu (1919), Lên tám (1920) Cũng trong thời gian đó Tản Đà có
xuống Hải phòng viết tuồng cho rạp Nguyễn Đình Kao, rồi lại lên Hà Nội viết
cho rạp Thắng Ý, Sán Nhiên Đài Những vở tuồng ông soạn lúc đó là Tây Thi,
Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai.
Năm 1920, Tản Đà đi với nhà tư sản Bùi Huy Tín vào chơi Huế, Đà
Nẵng Lúc về ông viết Thề non nước (đến năm 1922 được xuất bản trong Tản
Đà tùng văn).
Năm 1921, Bắc kì Công thương ái hữu Hội thành lập, ra báo Hữu thanh
để làm cơ quan ngôn luận Tản Đà được mời làm chủ bút Báo ra được 12 sốthì ông xin từ chức về quê ở Sơn Tây Năm 1922 ông ra Hà Nội lập Tản Đàthư điếm, sau hợp với Nghiêm hàm ấn quán thành Tản Đà tu thư cục Từ 1921
đến 1925 Tản Đà cho xuất bản: Còn chơi (1921), Tản Đà tùng văn (1922),
Truyện thế gian I và II (1923), Trần gian tri kỷ, Quốc sử huấn mông (1924),
nhuận sắc Truyện tỳ bà (tuồng) của Đoàn Tự Thuật và dịch sách Đại học (1922), Kinh thi (1924).
Trang 5Ở giữa quãng 1925 – 1926 có một biến chuyển lớn trong tư tưởng Tản
Đà Sau phong trào đòi thả Phan Bội Châu và để tang Phan Châu Trinh,phong trào chính trị yêu nước lại phát triển rầm rộ khắp nước Tản Đà chuyểnsang viết báo, muốn lập một sự nghiệp văn học “có bóng mây hơi nước đếndân xã” Từ 1926 đến 1933, tất cả hoạt động của Tản Đà gửi gắm vào việc
xuất bản, tái bản An Nam tạp chí Số phận tờ báo rất long đong: nhiều lần vì
thiếu tiền, nó phải tự đình bản Từ Hà Nội, báo phải chuyển xuống Nam Định,vào Vinh, nhưng cúng không sống nổi, phải tái bản, đình bản nhiều lần chođến năm 1933 thì đình bản hẳn Trong thời gian đó, năm 1928, Tản Đà có ý
cho xuất bản An Nam tạp chí ở Sài Gòn Ông vào Nam Kì nhưng lại không
xin được giấy phép Tản Đà ở lại cùng Ngô Tất Tố viết phụ trương văn
chương cho Đông Pháp thời báo một thời gian ngắn
Từ năm 1926 đến 1933, Tản Đà cho xuất bản Giấc mộng con II (1932),
Giấc mộng lớn II (1932), Khối tình con III (1933) và in lại những tác phẩm cũ
dưới những tên mới Chính Tản Đà tự nói: “Một tập thơ ca riêng từ đây(1925) không có”
Sau khi An Nam tạp chí đình bản, Tản Đà phải xoay sang làm trợ bút cho
Văn học tạp chí Ít lâu sau ông về quê ở Sơn Tây rồi ra Quảng Yên, chẳng
được bao lâu lại về ở Hà Đông
Cả giai đoạn cuối đời này Tản Đà không viết được bao nhiêu Năm 1934,
ông cho in Tản Đà xuân sắc, nhưng không được độc giả chú ý như trước Vì
sinh kế ông phải quảng cáo chữa văn, dạy quốc văn, xem số Hà Lạc… Cũng
trong thời gian này ông dịch thơ Đường cho báo Ngày nay, dịch Liêu trai chí
dị, chú bản Truyện Kiều…
Tản Đà mất ngày 7 tháng 6 năm 1939 ở ngã tư sở trong cảnh nghèo nàn
II/ Tư tưởng yêu nước trong thơ văn Tản Đà
1 Tình yêu quê hương, yêu thiên nhiên mọi miền đất nước
Từ xa xưa, làng quê đã trở thành dấu ấn sâu đậm về đất nước, về dân tộc.Không gian làng quê là một không gian gần gũi thân thuộc, nơi đó có hoa sen,bóng hạc, cánh diều, có tiếng chim hót vào lúc ban mai, có ruộng lúa, nươngdâu, con đò, có dòng sông bến nước, và ở đó còn có hội hè, lễ tết và cácphong tục tập quán thuần chất Việt Nam Trong thơ Tản Đà, làng quê ViệtNam vẫn được cảm nhận từ những dáng vẻ cổ truyền của nó Nhưng đôi khi,cảnh sắc quê hương được cảm nhận trong dáng vẻ thi vị hóa bằng tượng
Trang 6trưng, ước lệ Kí ức về dòng sông, ngọn núi quê hương cũng trở đi trở lạitrong thơ Tản Đà:
Con sông xuân nước chảy lờ đờ Thuyền trôi lững đững trăng tờ mờ soi
(Đò đưa)
Từ bao đời nay, “núi sông” hay “non nước” đã trở thành biểu tượngthiêng liêng về quê hương, về tổ quốc Trong thơ Tản Đà, hình ảnh “nonnước” cứ trở đi trở lại, xuất hiện dày đặc, trùng điệp tầng tầng lớp lớp, tạothành hình tượng “non nước”, biểu trưng cho đất nước, ý thức tinh thần dântộc
Trong thơ của ông, mỗi miền quê là một phần của Tổ quốc:
Ai xui ta nhớ Hàm Rồng Muốn trông chẳng thấy cho lòng khôn khuây
Từ ta trở lại Sơn Tây Con đường Nam, Bắc ít ngày vãng lai Sông cầu còn đó chưa phai Non xanh còn đổi, sông dài còn sâu.
(Nhớ cảnh cầu Hàm Rồng)Thi sĩ say đắm thưởng thức những sản vật của những làng quê mà ông đãtừng đi qua Với Tản Đà, ăn uống đã trở thành một thứ nghệ thuật:
Hà tươi cửa biển Tu – Ran Long Xuyên chén mắm, Nghệ An chấm cà
Sài Gòn nhớ vị cá tra Cái xe song mã, chén trà nhất liên
Đa tình con mắt Phú Yên Hữu tình rau bí ông quyền Thuận An
(Thú ăn chơi)Tình quê ở Tản Đà nồng nàn cả hương vị đất nước, nó bốc lên từ cảnhvật, từ con người mà nhà thơ mô tả Từ ngọn rau bí Thuận An, đến ngọn rausắn chùa Hương, từ chén cà xứ Nghệ đến đọi mắm Long Xuyên, cái bánhchưng xanh Mán Sừng, từ con sò huyết, con lợn rừng, từ “nắm nem thanhđóm”, từ chị làng chài, ông hát xẩm,… đều tỏa đượm những màu sắc tình ýthực đậm đà quyến rũ trong văn thơ ông Nhưng không gì mơn man đẹp đẽcho bằng cảnh quê nhà của thi sĩ, phát ra từ con cá nhảy và ngọn sóng gợnsông Đà man mác, từ cái diều bay và áng mây trùm non Tản xa xa Cái nỗi
Trang 7mê luyến mãnh liệt ấy, đã khiến cho nhà thơ đã lấy sông kia non nọ làm tênhiệu của mình trong những lời vọng gửi muôn phương:
Ta nhớ ai mà mãi đứng đây Nước dợn sông Đà con cá nhảy Mây trùm non Tản cái diều bay
Nỗi trìu mến gắn bó cùng đất nước quê hương này trong thơ ông thường vẫnnghe như những lời yêu thương tha thiết của một người tình quân cũ nhớnhung:
Năm xưa chơi ở Dương Quỳ, Trắng phau ngựa trắng, xanh rì rừng xanh.
Hàm Rồng nay lại qua Thanh, Dưới cầu nước biếc in hình thi nhân.
Người đâu sương tuyết phong trần, Non xanh nước biết bao lần vãng lai.
(Qua cầu Hàm Rồng cảm tác)
2 Niềm tự hào về truyền thống văn hóa – lịch sử của dân tộc
Trong thơ Tản Đà in đậm dấu ấn những truyền thuyết lịch sử của dân tộcnhư Lạc Long Quân – Âu Cơ, Mỵ Châu – Trọng Thủy:
Một đôi kẻ Việt người Tần Nửa phần ân ái, nửa phần oán thương Vuốt rùa chàng đổi móng
Lông ngỗng thiếp đưa đường Thề nguyền phu phụ
Lòng nhi nữ Việc quân vương Duyên nọ tình kia dở dở dang Nệm gấm vó câu
Trăm năm giọt lệ Ngọc trai nước giếng Ngàn thu khói nhang
(Mỵ Châu – Trọng Thủy)Ông tự hào về nguồn gốc cao quý và truyền thống anh hùng của dân tộc:
Dân số hai nhăm triệu, về giống da vàng Chi Hồng Bàng, họ dòng Hùng Vương Học cho trường, truyện nhà làm gương
Trang 8Xưa Văn Lang trường trị sau trước Chu, Đường
Ấy là đầu về đời hồng hoang Nhiều truyện còn phi thường, mặt anh hường, anh hường
… Trương thị quần hoa
Mê Linh tướng tài Đời Đông Hán, Hán quan vô loài Riêng thù chị, lận bận lòng ai Núi sông thề nguyền
Yên ngựa cành mai;
Cơ đồ bá vương, gái tài trai Sông Bạch Đằng giang Giồng cọc đứng là Ngô Quyền Hoằng Thao chìm thuyền…
(Nói về liệt đại anh hùng nước ta)Những giá trị của Truyện Kiều cũng phảng phất trong thơ Nguyễn KhắcHiếu:
Tiếng sấm ân tình bốn mặt ran Tướng quân chi tiếc cánh hoa tàn Đôi hàng nước mắt, đôi làn sóng Nửa đám ma chồng, nửa tiệc quan Tổng đốc ví thương người bạc phận Tiền Đường chưa chắc mả hồng nhan Trơ trơ nắm đất bờ sông nọ
Hồn có nghe chăng mấy giọng đàn?
(Thúy Kiều hầu rượu Hồ Tôn Hiến)Tản Đà tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc mà ông đã nhiều lầnnhắc tới và tính thống nhất của đất nước là dựa trên cơ sở truyền thống ấy:
Ngã Việt tự thiên niên cố quốc Bức dư đồ tự Bắc mở vào Nam
Quê hương Sơn Tây và Ba Vì của Tản Đà là đất có truyền thống chốngxâm lược, chống áp bức dân tộc từ lâu đời và tới khi thực dân Pháp xâm lượcnước ta, truyền thống ấy đã được phát huy để viêt lên những trang sử bấtkhuất quật cường góp vào lịch sử chống xâm lược của dân tộc
Sông dài, sóng cả, con thuyền ngược, Vua tôi theo trót với sơn hà,
Trang 9Nghìn thu thơm để nước Nam Việt, Mười ba năm nối vận Đông A.
(Đời hậu Trần)
Ngày xuân chúc nước mừng dân,
Ba kỳ Nam, Bắc mười phân phú cường
… Hồng Lạc nhi tôn thiên vị tuyệt, Việt Thường hoa thảo nhất câu tân.
(Ngày xuân chúc quốc dân) Hồng Lạc nhi tôn kim hưu chủng, Bất tri thử hậu cánh hà như
hồ nghi thoái chí”, “ không vì khuất chiết mà thay lòng đổi dạ” Họ không coiung dung là đáng quý, nói cách khác đây là những nhà hoạt động cứu nước,không tán thưởng những kẻ yêu nước bằng đạo đức, bằng tấm lòng Hạng lấykhách khí mà yêu nước chỉ theo phong trào “khi vui thì vỗ tay vào” Tản Đàkính trọng cả hai hạng người trên Hạng người thứ ba “tuy so với hai hạngtrên thì kém xa,nhưng cũng đáng quý” Tuy vậy ông cho rằng “hai hạng trên ởnước ta có, nhưng ít” Chắc chắn Tản Đà tự coi mình là người yêu nước, yêunước ở hạng cao nhất: yêu nước bằng đạo đức Nhưng những người yêu nướclúc đó, nhất là hạng người yêu nước bằng nhiệt thành, hình như có ai đó có lời
chê trách bàn tán Nhà thơ viết bài Ếch mà để trả lời Trong bài thơ, mặt đối
Trang 10mặt với những người xuất dương cứu nước, không biết ông xếp vào loại đạođức hay nhiệt thành, nhà thơ rất ngưỡng mộ:
Phượng kêu trái núi bên tê, Hồng bay bốn bể, nhạn về nơi nao?
Cánh bằng đập ngọn phù dao, Đầm xa tiếng hạc lên cao vọng trời.
(Ếch mà)
Mừng cho ai nấy có tư cách, Trước biết ái quốc, sau hợp quần.
(Thơ mừng tết)Nhưng đối với người chỉ “hô hào”, “bôn tẩu” hay “phiến động”, “dãman” thì ếch nói một cách khinh bạc: không chỉ “Chàng ve khóc đói ănsương” mà cả “cô oanh học nói”, “chú khướu nỏ mồm” cũng đều làm nhữngviệc vô ích Ngay cả đến con cuốc, thường được dùng làm biểu tượng cholòng đau thương của người mất nước, ếch cũng nói với giọng khinh miệt
“Tiếc xuân cuốc đã gọi hè ai thương?” Về con cuốc, trong bài Mắng con
cuốc tiếc xuân, Tản Đà còn nói cay độc:
Sao cứ lo co trong bụi rậm, Lại còn eo óc với trời cao?
… Đen đủi chẳng nên năn nỉ phận, Mặc cơn mây sớm, hạt mưa chiều.
Tản Đà đã từng than thở: “buồn cho ai vô trạng với quốc dân chỉ đoái
trông con cháu Rồng Tiên trên mặt nước…” (Giấc mộng lớn)
Bên cạnh tiếng ve, tiếng oanh, tiếng cuốc còn có cả tiếng “cú cầm canh”tiếng “vạc ăn đêm” và cả những tiếng:
To mồm xơi cắp là anh quạ đùng Diều hâu rít lưỡi giữa đồng, Tắc kè nghiến lợi, thạch sùng chép môi.
Gáy đâu? Gà mái nhà ai, Mèo gào, gió hú, trên trời lợn kêu.
Trong cái hòa âm xô bồ đến điếc tai nhức óc đó chắc có tiếng những con
đã chê ếch “từ khi ra với đời chỉ ăn cho no lòi tù và, rồi phi nhảy hão vô ích
thì cứ ngồi giương mắt ra” (Lời tiểu dẫn của bài Ếch mà) Đáp lại lời chê
trách, ếch ung dung tự tin:
Trang 11Ép mình rén bước ếch lui vào mà, Ngồi mà ngắn bạn ao ta,
Bèo xưa nước cũ vẫn là có nhau.
Tản Đà còn cực lực công kích “những kẻ mượn hai chữ ái quốc để lừa
dối thiên hạ” Trong những người đó có những kẻ phản bội “có tài trí đủ đánh lừa thiên hạ”, “có sự tích đủ đánh lừa thiên hạ” Ai cũng biết ông muốn
nói đến Phạm Quỳnh và Nguyễn Bá Trác khi ông kết luận bài viết “Tội ác xã
hội ngày nay không gì lớn hơn lợi dụng sự ái quốc”
Trong An Nam tạp chí Tản Đà lên tiếng công kích những “hạng người
vô ích cho xã hội” Trước hết là những người “đương đồ” (quan lại, công
chức) hoặc là xuất thân khoa mục hoặc là học qua các trường Pháp Bọn nó
chỉ biết lo cho bản thân và vợ con sung sướng, rồi cũng “biệt thự, sinh phần
lắm trò dơ dáng” Thứ đến bọn “hưu phu, hưu tẩu” quan lại về hưu đội lốp ẩn
dật thanh cao “no cỗ rồi mới lầm khách” Rồi đến “bọn khốn nạn kiếm ăn
theo bọn đương đồ, kiếm ăn quanh báo giới”, bọn “tự túc” (bàn quan, yên
thân), “trông vào tháng lương, chuyện ưu thời cũng có nghe, nghe để ngoài
tai, chuyện ái quốc cũng có nói, nói để đầu lưỡi” Chưa kể bọn quái ác làm
hại đến xã hội ghê gớm (Mấy lời cảnh báo bạn thanh niên ANTC số 8) Tất cảmấy hạng điều là những nhân vật thượng lưu của xã hội lúc đó Trong AnNam tạp chí số 9, dưới đầu đề Một cụ Phan mới, Tản Đà lên án tên tri phủ
Anh Sơn ăn hối lộ Tên tri phủ ấy cũng họ Phan Tản Đà viết “Nào cụ Phan
Bội Châu thì một lòng ưu ái, yêu nước thương dân, cụ Phan Tây Hồ thì hy sinh thanh thế vì vận mệnh giang sơn chủng tộc” Còn cụ Phan mới?
Thái Bình chưa dứt tiếng kêu oan, Lại tiếng “kêu trời” ở Nghệ An.
Một phủ Anh Sơn trong mấy tháng,
Mà tay Phan tử lấy ba ngàn.
Cũng phường dối nước, quân ăn cắp, Cũng lũ tàn dân, giống hại đàn.
Lạnh lẽo hơi sương tòa Tạp chí,
Lệ ai giàn giụa với giang san.
(Cảm đề)Ông ướm hỏi Đào Trọng Vận, tên tuần vũ Vĩnh Yên vì ăn hối lộ ở TháiBình, nến bị đổi lên đó:
Đào mà đào được lên đào mãi Mềm cứng bây giờ đất Vĩnh An?
Trang 12Với Từ Đạm, một ông nghè, tham nhũng nhưng lại làm bộ cao nhã, khắcthơ rồi lại đục đấu chân trên Non Nước, Tản Đà mỉa mai:
Quan lớn năm nay đục mấy vần, Năm nay quan lớn đục hai chân.
Khen cho đá cũng già gan nhỉ, Đứng mãi cho quan đục mấy lần.
(Ngàn năm non Thúy, ông Từ Đạm, ANTC số 1)
Thật có hay là mắc tiếng oan?
Kém năm trăm nữa đủ ba ngàn, Hơi đồng đã sạch mồm ông lớn, Mặt sắt còn bia miệng thế gian.
(Xem tiểu thuyết “Tờ chúc thư” cảm đề)
4 Xót thương, lo lắng trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than
Non xanh xanh, Nước xanh xanh, nước non như vẽ bức tranh tình!
Non nước tan tành, Giọt lụy tràn năm canh!
Đêm năm canh, Lụy năm canh, Nỗi niềm non nước,
Đố ai quên cho đành!
(Bài hát của Tây Thi)
Biết bao lúc mới công vờn vẽ, Sao đến bây giờ rách tả tơi?
Ấy trước ông cha mua để lại,
Mà sau con cháu lấy làm chơi!
(Vịnh bức dư đồ rách)
Ở vào khởi điểm của cuộc mất nước, toàn dân cúi đầu nhận chịu ách nô
lệ, bài thơ trên đây của Tản Đà, nghĩa đen mộc mạc chỉ là nỗi lòng cảm độngkhi đứng nhìn tấm bản đồ bị rách nát, nhưng ý tại ngôn ngoại, cái tâm sự ẩn
dụ trong thơ lồ lộ quá rõ rệt, từng câu, từng chữ, là tiếng thở than vong quốcthật não nùng ai oán, là lời thống thiết nhắn gọi lớp sĩ phư hãy đứng lên cứu
Trang 13nguy Tổ quốc, hãy ra tay tài bồi mảnh giang sơn gấm vóc của Tổ tiên đang bịnạn ngoại xâm.
Luân thường đổ nát, phong hóa suy, Tiết nghĩa rẻ rúng, ân tình ly.
Vợ chồng kết tóc chưa khăng khít, Nhân tình, nhân ngãi còn kể chi.
(Đề truyện Trần ai tri kỷ)
Trăm năm cuộc thế còn man mác, Bốn bể thương ai luống lạnh lùng.
(Hủ nho lo mùa đông)
Lo vì tin nước đã lưng sông, Đâu đó đê điều có vững không?
Con cháu Rồng Tiên đương đói dở, Không hay Hà bá có thương cùng?
Lo vì xã hội thiếu tiền tiêu, Một kẻ phong lưu chín kẻ nghèo.
Cái nỗi sinh nhai mà khốn khổ, Con đường tiến hóa cố mà theo.
Lo vì phong hóa mỗi ngày suy, Thánh giáo không ai kẻ độ trì.
Hằng sản đã không, tâm cũng mất,
Sĩ còn chưa trách, trách dân chi!
(Hủ nho lo việc đời)
Nghĩ thương ôi! Ai những người, Trời làm tai vạ biết kêu ai.
Đói thời chịu đói, rét chịu rét, Đầy vơi mặt nước, lệ đầy vơi.
… Con bồ côi, tình thương ôi!
Trời làm tai vạ phải chia phôi.
Sinh con ai nỡ đang lòng bán, Thương con nào biết lấy gì nuôi.
Trang 14Lấy gì nuôi, lúc thiên tai.
Chẳng có ngô mà chẳng có khoai, Miếng ăn chẳng có, con nhìn bố.
Nông nỗi như kia, đáng ngậm ngùi.
(Khuyên người giúp dân lụt)
Lo nước thương đời đêm chẳng ngủ Vừng đông trông đã ngọn sào cao.
(Tháng ba không mưa)
Giang sơn còn nặng gánh tình, Trời chưa cho nghỉ thời mình cứ đi.
Bao giờ trời bảo thôi đi, Giang sơn cất cánh, ta thì nghỉ ngơi.
(Trách người tình nhân không quen biết)
5 Nỗi bất lực, cô đơn trước tình cảnh đất nước
Một đặc điểm trong thơ văn Tản Đà là trạng thái tâm hồn cô độc khácthường của ông Chính cái trạng thái đặc biệt này đã tạo nên sắc thái bi quan uuất trong thơ ca Tản Đà Ấy là một cái sầu của một nhà nho thời tàn cuộc, gặpnhiều thất bại éo le, của tầng lớp thị dân lưng chừng cầu an và bất lực dướichế độ Tây thuộc tham tàn trước đây Trong đời hoạt động của mình, Tản Đà
đã cảm thấy hoàn toàn trơ trọi:
Chốn ba đào phong vũ giận cười reo, Thuyền một lá một chèo ai với nước
Đánh đuốc đố ai tìm khắp nước, Kiếm đâu cho thấy mặt anh hùng?
(Đêm tối)