MỤC LỤC 2 LỜI MỞ ĐẦU 3 1. Những vấn đề chung 4 1.1 Khái niệm tư tưởng yêu nước và nhân văn. 4 1.1.1Khái niệm tư tưởng yêu nước. 4 1.1.2 Khái niệm nhân văn và các khái niệm liên quan 5 1.2 Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. 6 1.2.1Vài nét về cuộc đời, quan điểm văn chương và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. 6 1.2.2Tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. 9 2. Sự gặp gỡ giữa tư tưởng yêu nước và tư tưởng nhân văn trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: 9 2.1 Yêu nước gắn liền với thương dân 9 2.2.1 Lên án các thế lực gây tổn hại cho nhân dân 9 2.2.2 Thấu hiểu và trân trọng những người nghĩa sĩ vô danh 12 2.2.3 Ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của người nông dân nghĩa sĩ 13 2.2.4 Cảm phục, tiếc thương trước cái chết của người nông dân nghĩa sĩ 16 2.2 Quan điểm về người anh hùng gắn liền với quan điểm nhân dân 20 3. So sánh điểm gặp gỡ giữa tư tưởng yêu nước và tư tưởng nhân văn trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc với: 22 3.1 Một số tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu 22 3.2 Một số tác phẩm của các tác giả khác 28 4. Nguyên nhân và ý nghĩa của sự gặp gỡ giữa tư tưởng yêu nước và tư tưởng nhân văn trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc 33 4.1 Nguyên nhân 33 4.2 Ý nghĩa 33 KẾT LUẬN 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
KHOA NGỮ VĂN
MÔN: TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC VÀ NHÂN ĐẠO TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
ĐỀ TÀI: ĐIỂM GẶP GỠ GIỮA TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC VÀ
TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN TRONG TÁC PHẨM VĂN TẾ
NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
GVHD: Cô Đoàn Thị Thu Vân
SVTH: Nhóm 9
Trang 2TP.HCM, ngày 22 tháng 12 năm 2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
KHOA NGỮ VĂN
MÔN: TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC VÀ NHÂN ĐẠO
TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
ĐỀ TÀI: ĐIỂM GẶP GỠ GIỮA TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC VÀ
TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN TRONG TÁC PHẨM VĂN TẾ
NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
GVHD: Cô Đoàn Thị Thu Vân
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
LỜI MỞ ĐẦU 3
1 Những vấn đề chung 4
1.1 Khái niệm tư tưởng yêu nước và nhân văn 4
1.1.1 Khái niệm tư tưởng yêu nước 4
1.1.2 Khái niệm nhân văn và các khái niệm liên quan 5
1.2 Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc 6
-1.2.1 Vài nét về cuộc đời, quan điểm văn chương và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu 6
1.2.2 Tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc 9
-2 Sự gặp gỡ giữa tư tưởng yêu nước và tư tưởng nhân văn trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: 9
2.1 Yêu nước gắn liền với thương dân 9
2.2.1 Lên án các thế lực gây tổn hại cho nhân dân 9
2.2.2 Thấu hiểu và trân trọng những người nghĩa sĩ vô danh 12
2.2.3 Ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của người nông dân nghĩa sĩ 13
2.2.4 Cảm phục, tiếc thương trước cái chết của người nông dân nghĩa sĩ 16
2.2 Quan điểm về người anh hùng gắn liền với quan điểm nhân dân 20
-3 So sánh điểm gặp gỡ giữa tư tưởng yêu nước và tư tưởng nhân văn trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc với: 22
3.1 Một số tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu 22
3.2 Một số tác phẩm của các tác giả khác 28
-4 Nguyên nhân và ý nghĩa của sự gặp gỡ giữa tư tưởng yêu nước và tư tưởng nhân văn trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc 33
4.1 Nguyên nhân 33
4.2 Ý nghĩa 33
KẾT LUẬN 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
Trang 4-LỜI MỞ ĐẦU
Tư tưởng yêu nước và nhân văn là truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dântộc Việt Nam, con người Việt Nam Truyền thống ấy trải qua bao thăng trầmcủa lịch sử không tránh khỏi sự biến thiên, nhưng xét về bản chất vẫn là kếttinh của những giá trị đẹp nhất, cao quý nhất về tình yêu đối với đất nước vàcon ngườ Hai tư tưởng ấy dường như càng được bộc lộ rõ nét nhất trongnhững giờ phút mà đất nước lâm nguy Đó có thể là khi bộ máy thống trị mụcruỗng, khi xảy ra nội chiến hay lúc phải chịu gót giày của quân xâm lược.Những lúc ấy văn học lại cất lên tiếng nói để thực hiện thiên chức của mình,
để nhà văn gửi gắm những tâm tư, tình cảm của mình mà tư tưởng yêu nước
và nhân văn là hai tư tưởng chủ đạo
Không nằm ngoài quỹ đạo ấy, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn
Đình Chiểu thậm chí còn độc đáo hơn ở chỗ có sự gặp gỡ, hòa quyện giữa hai
tư tưởng yêu nước và nhân văn Điều đó phần nào đã được làm rõ qua quátrình nghiên cứu, tìm hiểu tác phẩm này Bằng vốn kiến thức thu thập được
trong quá trình diễn ra học phần Truyền thống yêu nước và nhân đạo trong
văn học Việt Nam, nhóm cố gắng phát hiện và chứng minh những điểm gặp
gỡ giữa tư tưởng yêu nước và nhân văn trong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần
giuộc, đồng thời so sánh mức độ tương quan với một số tác phẩm khác để
thấy được ý nghĩa của sự gặp gỡ đó
Nhóm xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Đoàn Thị Thu Vân,người đã nhiệt tình giảng dạy trong suốt quá trình diễn ra học phần, giúp đỡchúng em giải đáp những thắc mắc về bài học trên lớp cũng như trong quatrình thực hiện đề tài Do thời gian, kiến thức và nhân lực có hạn, nên bài làmkhông thể tránh khỏi những thiếu sót Nhóm rất mong nhận được những nhậnxét, góp ý của cô để hoàn thiện bài và rút kinh nghiệm tốt hơn
Xin chân thành cảm ơn cô!
Trang 5
1 Những vấn đề chung
1.1 Khái niệm tư tưởng yêu nước và nhân văn.
1.1.1 Khái niệm tư tưởng yêu nước.
Yêu nước là một tình cảm tự nhiên của con người đối với quê hương xứ
sở, với ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử và các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.Cùng với sự hình thành dân tộc và nhà nước dân tộc thì yêu nước là một trongnhững tình cảm sâu sắc nhất được củng cố bởi sự tồn tại hàng trăm, hàngnghìn năm được kết hợp với nhận thức về nghĩa vụ của người dân đối với cảcộng đồng xã hội đã được thiết lập Yêu nước là tình yêu, lòng trung thànhvới Tổ quốc, ý thức phục vụ Tổ quốc, mong muốn cho Tổ quốc được pháttriển về kinh tế, xã hội và văn hoá, bảo vệ Tổ quốc chống lại sự xâm lược củanước ngoài Ý thức đó khi đã phát triển thành một hệ thống thì tình cảm yêunước có khả năng trở thành chủ nghĩa yêu nước - có giá trị như một hệ tưtưởng
Như vậy, tư tưởng yêu nước là tư tưởng và tình cảm phổ biến của nhândân ở mọi cộng đồng quốc gia, dân tộc trên thế giới, phản ánh các yêu cầu đặt
ra của tồn tại xã hội trong quá trình xây dựng và phát triển đời sống cộngđồng dân tộc; đồng thời, nó tác động trở lại cuộc sống đó Nói cách khác, nóvừa là kết quả của cuộc đấu tranh để cộng đồng dân tộc sinh tồn, phát triển,vừa là nguyên nhân, động lực thúc đẩy quá trình đó
1.1.2 Khái niệm nhân văn và các khái niệm liên quan
Nói đến khái niệm nhân văn trước hết không thể không quan tâm đếnthuật ngữ gần nghĩa, liên quan mật thiết với nó: nhân bản và nhân đạo
Nhân bản là lấy con người làm gốc Chủ nghĩa nhân bản là chủ nghĩa coitrọng con người với thực thể hiện hữu của nó - sự sống còn và bản chất người
Do vậy, có thể thấy, chủ nghĩa nhân bản nhấn mạnh đến khía cạnh bản thểcủa con người
Nhân đạo là đường đi của con người Con đường đó còn gọi là đạo lý
Đó là đạo lý phải tôn trọng quyền lợi chính đáng của con người, không đượcxâm phạm đến sinh mệnh, thân thể, tự do tư tưởng tình cảm của con người.Chủ nghĩa nhân đạo đòi hỏi sự yêu thương, quý trọng và bảo vệ con người
Có thể thấy thuật ngữ này nhấn mạnh đến khía cạnh đạo đức
Về thuật ngữ nhân văn, hiểu theo ý nghĩa từng từ tố, nhân là người, văn
là vẻ đẹp Nhân văn có thể hiểu như là giá trị đẹp đẽ của con người Một tác
Trang 6phẩm văn học có tính nhân văn là tác phẩm văn học thể hiện con người vớinhững nét đẹp của nó, đặc biệt là những giá trị tinh thần như trí tuệ, tâm hồn,tình cảm và phẩm cách,… Tác phẩm đó hướng đến khẳng định, đề cao vẻ đẹpcủa con người.
Biểu hiện tinh thần nhân văn trong văn học đó chính là giá trị văn hóađẹp của con người Đó phải là những cái đẹp vượt trội Nó phải được kết tinh
từ những quan niệm, thái độ, tư tưởng có tính chất triết học, đạo đức, văn hóacủa con người về lòng yêu thương đối với con người, sự mẫn cảm trướcnhững khổ đau và bất hạnh của con người, trước những niềm vui sướng và sựhạnh phúc của con người; sự tin tưởng và bảo vệ con người; sự tôn trọng và
đề cao các giá trị, phẩm giá của con người, các quyền cơ bản và vĩnh cửu(“quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”) của con người; sựđấu tranh chống lại mọi ách áp bức bóc lột, những cái phi nhân trong xã hội…Tất cả những tư tưởng này đã trở thành những giá trị phổ quát của nhân loạinói chung và văn học nói riêng
1.2 Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
1.2.1 Vài nét về cuộc đời, quan điểm văn chương và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu.
* Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu
Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) tên tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủsau khi bị mù hiệu là Hối Trai Ông là nhà thơ lớn nhất của miền Nam ViệtNam trong nửa cuối thế kỷ XIX Cha là Nguyễn Đình Huy, người ThừaThiên, làm thư lại trong dinh Tổng trấn Lê Văn Duyệt tại Gia Định Mẹ ông làTrương Thị Thiệt, quê ở làng Tân Thới, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình,tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh)
Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 1/7/1822 tại quê mẹ Thuở nhỏ, NguyễnĐình Chiểu được mẹ nuôi dạy Sống bên cạnh mẹ, được mẹ giáo dục theocách truyền thống nói riêng và theo cách của người dân Nam Bộ nói chung,
đã hình thành nên nhân cách, tư tưởng của ông: trọng nghĩa khinh tài, thiệngiả ác báo,… Năm lên bảy tuổi ông được theo học với thầy đồ là học trò của
cụ nghè Chiêu (cụ nghè Chiêu là học trò của cụ Võ Trường Toản) Cuốn sáchgối đầu của ông lúc đó là “Minh tâm bửu giám” Năm Nguyễn Đình Chiểu 11tuổi, cha ông đem ông ra gửi cho một người bạn đang làm thái phó ở Huế đểtiếp tục việc học Năm 1843, ông đỗ tú tài ở trường thi Gia Định lúc 21 tuổi
Trang 7Khi ấy có một nhà họ Võ hứa gả con gái cho ông Năm 1847, ông ra Huế học
để chờ khoa thi
Năm 1848, mẹ ông mất tại Gia Định Được tin, ông bỏ thi trở về Namchịu tang mẹ Trên đường trở về chịu tang, vì quá thương khóc mẹ, vì vất vảđường xa, thời tiết thất thường nên ông đã ốm nặng rồi mù cả hai mắt Bị mùnên đường công danh của ông bị dang dở - đây là nỗi đau lớn trong ông bởigiờ đây ước vọng đỗ đạt làm quan đã không thể thành hiện thực
Lâm vào cảnh mù, hôn thê bội ước khiến đường tình duyên của ông trắctrở Nhưng vì cảm phục và thương mến thầy, học trò của ông đã xin gia đìnhmình tác hợp cho ông và em gái của mình Không chỉ chịu nỗi đau về hoàncảnh của riêng mình, ông còn phải chịu đựng nỗi đau chung: nỗi đau mấtnước khi thực dân Pháp xâm lược Ông tỏ thái độ bất hợp tác với Pháp, dạyhọc, bốc thuốc chữa bệnh và sáng tác thơ văn yêu nước Ngày 3/7/1888,Nguyễn Đình Chiểu qua đời tại Ba Tri, thọ 66 tuổi
* Sự nghiệp sáng tác
Sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu được chia làm hai giai đoạn:Trước khi thực dân Pháp xâm lược và sau khi thực dân Pháp xâm lược Sựnghiệp thơ văn đã đưa ông lên địa vị của một người mở đầu cho dòng văn họcyêu nước và là ngôi sao sáng trong bầu trời văn học nghệ thuật dân tộc trongthời cận đại
Nguyễn Đình Chiểu để lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị Các tác
phẩm chính của ông: các truyện thơ Lục Vân Tiên, Dương Tử - Hà Mậu, Ngư
Tiều y thuật vấn đáp…; một số bài văn tế như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh và một số bài thơ
Đường Luật
Các sáng tác trước khi Thực dân Pháp xâm lược nước ta của Nguyễn
Đình Chiểu tiêu biểu là truyện thơ Lục Vân Tiên Tác phẩm ca ngợi phẩm
chất sáng ngời của anh chàng họ Lục – một con người hiếu thảo, một trangnam nhi có lí tưởng, sẵn sàng quên mình cứu dân gặp nạn, đánh giặc Ô Qua,chung thủy với nàng Kiều Nguyệt Nga, trung thành với bạn bè, nhiệt tâm với
chính nghĩa Đề cao nghĩa khí, Lục Vân Tiên cũng là bản án kết tội những kẻ
phi nghĩa, bất nhân như cha con Võ Công tráo trở, viên Thái sư hiểm độc,Trịnh Hâm, Bùi Kiệm dốt nát, phản trắc đê tiện Thể hiện tinh thần đạo lý còn
có Dương Từ - Hà Mậu, một tác phẩm có tính luận đề Các nhân vật Dương
Từ và Hà Mậu đã đi theo đạo khác, bỏ gia đình nheo nhóc nhưng sau đượcgiác ngộ, trở về chính đạo
Trang 8Sau khi thực dân Pháp đánh chiếm nước ta, các sáng tác của NguyễnĐình Chiểu liền chuyển sang lên án mạnh mẽ quân xâm lược, phê phán triềuđình như nhược, ngợi ca tinh thần nghĩa khí và những tấm gương chiến đấucủa nhân dân Ngòi bút của ông gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân
mất nước Trong bài Chạy giặc (1859), ông đã tả cảnh “sẩy đàn tan nghé” khi giặc đến với niềm xót thương vô hạn Trong bài Ngóng gió đông (Xúc cảnh),
ông vừa thể hiện sự oán trách triều đình, vừa biểu lộ niềm mong mỏi triềuđình giúp dân giữ gìn bờ cõi Tiêu biểu hơn hết cho thơ văn yêu nước của ông
là những bài văn tế như: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (1861), Văn tế Trương
Định (1864), Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh (chưa biết đích xác thời điểm
sáng tác)
* Quan điểm sáng tác văn chương
Nguyễn Ðình Chiểu với quan điểm văn chương riêng, quan điểm “văn dĩtải đạo” của ông khác với quan niệm của Nho gia, càng khác với quan niệmchính thống lúc bấy giờ Nhà nho quan niệm “Ðạo là đạo của trời” là: nhânnghĩa, trung hiếu, tiết nghĩa,… Nguyễn Đình Chiểu cũng đồng quan điểm đó,song có khác:
Ðạo trời nào phải ở đâu xa
Gẫm ở lòng người mới thấy ra
(Dương Từ Hà Mậu, bài XII)
Trên nguyên tắc đạo trời được đề cao nhưng trong thực tế đạo làm người
“gẫm ở lòng” mới đáng quý hơn nhiều Ðây là quan niệm bao trùm văn ông:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà
(Than đạo)
Như vậy, quan điểm văn chương Ðồ Chiểu tiến bộ và gần gũi với vănchương dân tộc: Văn chương dùng để chở đạo, là vũ khí chiến đấu để “đâmgian”, là vị nhân sinh, đầy tinh thần tiến công và tinh thần nhân ái
Ngoài quan niệm trên, Nguyễn Đình Chiểu còn quan niệm văn chươngphải có sự kết hợp hài hòa cái hay, cái đẹp về hình thức và nội dung Vănchương như vàng, như đá, như “phượng múa rồng bay”, nói chung là rất đẹp.Nhưng đó không phải là thứ văn chương ngâm chơi, phù phiếm mà phải mang
ý nghĩa, giúp ích cho đời
Lòng hiềm kinh sử mấy mươi pho,
Vàng ngọc nào qua báu học trò.
Trang 9(Sĩ)
Nói ra, vàng đá chẳng xao,
Văn ra: dấy phụng, rời giao tưng bừng.
(Ngư Tiều y thuật vấn đáp)
Người sáng tác văn chương phải có thực tài, khổ học và có ý thức traudồi, tu dưỡng về tài năng và nhân cách Người cầm bút muốn thành công,đóng góp cho đời thì cần phải có thực tài, tài năng Đó là điều đương nhiênbởi không có thì ta không thể tiến xa được Nguyễn Đình Chiểu còn nêu rõquan điểm người viết văn chương không những phải có thực tài mà còn phảisiêng năng, tìm tòi, miệt mài khổ học “dày công bên đèn sách.”
Nhà nho đèn sách công dày,
Tài kiêm tám đấu sách đầy năm xe.
Người sáng tác văn chương phải trung thực, ngay thẳng, có tâm và tấmlòng trong sáng Ông có quan điểm rõ ràng rằng đã là người cầm bút thì phảitrung thực, con người giàu sang có số trời định sẵn, đừng tham lam nhưngphải giữ được cốt cách của người cầm bút, giữ lòng ngay thẳng không bị vậtchất làm cho nên mù quáng Và ông quý trọng cái chức trách của mình, ôngcăm ghét bọn lợi dụng văn chương để làm việc thị phi, dối trời lừa dân:
Đua nhau trở trắng thay đen
Hình hươu lốt chó thói quen dối đời.
(Ngư tiều y thuật vấn đáp)
Giàu sang có số trời giành
Trau mình giữ thẳng làm lành mới nên
(Dương Từ Hà Mậu)
1.2.2 Tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được Nguyễn Đình Chiểu sáng tác
ở hoàn cảnh nhân dân tổ chức truy điệu các nông dân nghĩa sĩ đã hi sinh trongtrận tấn công đồn Cần Giuộc ngày 16 tháng 12 năm 1861
Tác phẩm được ra đời vào cuối năm 1861, đầu năm 1862 Đây là thờiđiểm cả nước, đặc biệt là nhân dân miền Nam đang sôi sục đứng lên chống lạithực dân Pháp Ngày 16 tháng 12 năm 1861 xảy ra một trận đánh đồn CầnGiuộc, nhiều nghĩa sĩ nông dân đã tập kích, phá đồn, tiêu diệt được nhiều giặcPháp và tay sai, trong trận này, nghĩa binh chết gần 20 người Cảm kích trướclòng dũng cảm của nghĩa sĩ, tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang đã giao choNguyễn Đình Chiểu viết bài văn tế đọc tại buổi lễ truy điệu các nghĩa sĩ
Trang 10Bài văn tế đã khích lệ tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc và ý chíchiến đấu và bảo vệ tổ quốc Tác phẩm đã khái quát được bối cảnh bão tápcủa thời đại và khẳng định ý nghĩa cái chết bất tử của người nông dân nghĩa
sĩ Tái hiện chân thực hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ, từ cuộc đời lao độngvất vả, tủi cực đến giây phút vươn mình trở thành dũng sĩ đánh giặc và lậpchiến công Cuối cùng, tác giả bày tỏ lòng tiếc thương, sự cảm phục của nhândân, đất nước đối với người nghĩa sĩ, đồng thời ca ngợi linh hồn bất tử của cácnghĩa sĩ đã hi sinh anh dũng vì dân tộc
2 Sự gặp gỡ giữa tư tưởng yêu nước và tư tưởng nhân văn trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:
2.1 Yêu nước gắn liền với thương dân
2.2.1 Lên án các thế lực gây tổn hại cho nhân dân
Sau khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược, hoàn cảnh đất nước ngày càngrối ran và không có hi vọng, bởi chính quyền phong kiến nhà Nguyễn nhunhược thỏa hiệp với Pháp qua hòa ước Nhâm Tuất (5/6/1862) tại Gia Định.Hiệp ước gồm 12 điều khoản, theo đó 3 tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường
và đảo Côn Lôn (Côn Đảo) thuộc quyền cai trị của Pháp; triều đình phongkiến nhà Nguyễn phải bồi thường chiến phí cho Pháp với Tây Ban Nhakhoảng 4 triệu piastre trong 10 năm, mỗi năm khoản 400.000 đồng; đổi lạingười Pháp sẽ trả Vĩnh Long cho triều đình Huế, nhưng kèm theo điều kiện làtriều đình Huế phải có biện pháp chấm dứt các cuộc đấu tranh khởi nghĩachỗng lại người Pháp ở các tỉnh
Hành động đó chứng tỏ sự nhu nhược yếu hèn của triều đình phong kiếnnhà Nguyễn khi thực dân Pháp sang xâm lược nước ta, chẳng những không có
kế sách chống trả lại còn hiến đất cho giặc vô điều kiện, dùng uy lực triềuđình kìm hãm tinh thần đấu tranh của nhân dân để bảo vệ cho Pháp… Nhữnghành động đó là những hành động bán nước trắng trợn của những nhà cầmquyền nhu nhược, đáng bị lên án và tố cáo mạnh mẽ Qua những câu văn tế,
cụ Đồ Chiểu đã vạch trần tội ác của bọn vua quan bán nước trong Văn tế
Trương Định:
Vì ai khiến dưa chia khăn xé, nhìn giang sơn ba tỉnh luống thêm buồn Biết thuở nào cờ phất trống rung, hỏi nhật nguyệt hai vầng sao chẳng đoái
(Văn tế Trương Định)
Trang 11Trong văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Nguyễn Đình Chiểu cũng đã tố cáomạnh mẽ thế lực triều đình vô dụng này:
Súng giặc đất rền;
Lòng dân trời tỏ.
Đất nước đang lâm vào cảnh bị giày xéo bởi bàn chân tàn ác, tiếng súng
dã man của thực dân Pháp, khiến cho nhân dân sợ hãi như “bầy chim dáodác” Từ chỗ sợ hãi, có lẽ người dân sẽ trở nên căm thù giặc, nhưng dù nhữngsinh linh đáng thương ấy có cảm thấy như thế nào, tấm lòng của họ với quê
hương đất nước mau thịt ra sao thì cũng chỉ có “trời tỏ” mà thôi Bởi triều
đình văn võ bá quan nào có thấy được nỗi lâm nguy của đất nước, nỗi khổ cựclầm than của những người dân Hay triều đình thấy hết, hiểu hết nhưng lúcnày đang lo lắng sợ sệt, rúc đầu vào một cái hang để lẩn trốn trách nhiệm vớidân với nước, để bảo toàn quyền lực (mà thực chất đã như bù nhìn) Khôngnhững thế, họ còn là bọn tay sai đắc lực của thực dân Pháp, tiếp tay cho chúngthẳng tay bóc lột nhân dân bằng đủ thứ loại thuế khóa để có tiền cống nạp chochúng và các quan lại triều đình, thẳng tay đàn áp các cuộc khởi nghĩa nôngdân để thực hiện chính sách hòa bình đã kí với Pháp Hành động của triềuđình thật đáng khinh bỉ Uổng công nhân dân ngày đêm vẫn mãi tin tưởng hivọng vào sự giúp đỡ của triều đình:
Tiếng phong hạc phập phồng hơn mười tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa;
Người dân đang ngày đêm trông chờ sự chỉ đạo, dẫn dắt của triều đình
để có kế sách chiến lược chống lại kẻ thù, sự chờ đợi như trời hạn đợi cơnmưa rào.Thế nhưng triều đình vẫn không thấy đâu, bỏ mặc dân đen con đỏ
của mình
Nguyễn Đình Chiểu cũng không quên vạch trần bộ mặt giả tạo, luận điệuxảo trá của thực dân Pháp Chúng mang theo danh nghĩa “khai hóa” để vàoViệt Nam ta, chúng rêu rao những điều gian dối rằng nước Việt ta cần mộtluồng ánh sáng của văn minh, và chính chúng sẽ là người khai mở nền vănminh đó
Nguyễn Đình Chiểu ghét thói đội lốt văn minh của chúng, ông gọi đó là
“lũ treo dê bán chó” Cứ nói đến bọn thực dân xâm lược, ông không kiêng
dè, mà chửi thẳng bọn chúng như loài man di mọi rợ: “thói mọi”, “ở với man
di rất khổ” Chúng đến nước ta “khai hóa” hay là bóc lột đến tận cùng xương
máu của người dân bằng nhiều thủ đoạn tàn ác?
Trang 12Bữa thấy bòng bong che trắng lốp,…;
Ngày xem ống khói chạy đen sì,
Bọn thực dân đem cái gọi là “văn minh” qua nước ta bằng “bòng bong
che trắng lốp” những đoàn tàu chiến lũ lượt kéo sang nước ta, “ống khói chạy đen sì” của những con tàu ấy bốc lên nghi ngút khắp bầu trời ta Một viễn
cảnh văn minh đang tiến gần ta hay một cuộc thảm sát đẫm máu của những
tên “man di, mọi rợ” khét tiếng đang chuẩn bị tàn sát đồng bào, quê hương ta?
Thực dân pháp còn gây ra cảnh máu đổ đầu rơi trên khắp các tỉnh Nam
Kì, khiến con phải xa cha, vợ phải lìa chồng, mẹ già phải mất con và sự hisinh oan uổng của những người nông dân nghĩa sĩ :
Đau đớn bấy, mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng thay, vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.
Trước tình cảnh đau thương mất mát này, Nguyễn Đình Chiểu phải thốtlên câu hỏi rằng:
Binh tướng nó hãy đóng sông Bến Nghé, ai làm nên bốn phía mây đen
bọn thực dân Pháp càng dâng cao bấy nhiêu Chúng đúng là kẻ “man di, mọi
rợ” hút xương máu người để sống, quả là kẻ độc ác xấu xa không ai bằng.
Những hành động dã man ấy đáng bị trừng trị và lên án
Bởi thế nhân dân ta vô cùng câm ghét chúng, họ thề không đội trời
chung lũ “man di” Họ quyết đứng lên chống lại chúng dù chết cũng không hề
hối tiếc, để trả thù cho những người hi sinh và cũng để rửa nỗi nhục cho dântộc mà triều đình phong kiến yếu hèn luôn tránh né trách nhiệm thậm chí cònbán đất cho giặc
Bằng những lời lẽ đanh thép, hùng hồn Nguyễn Đình Chiểu đã vạch trầnthủ đoạn dã man của bọn thực dân Pháp và sự nhu nhược yếu hèn của triềuđình phong kiến nhà Nguyễn cùng bọn tay sai
Trang 132.2.2 Thấu hiểu và trân trọng những người nghĩa sĩ vô danh
Trước hết, Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng nên hình ảnh người nghĩa sĩ
vô danh, trân trọng nguồn gốc xuất thân của họ:
Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó
Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ
Họ chỉ là những người dân hết sức bình thường, hàng ngày thầm lặng, lẻloi với gánh nặng cơm áo gạo tiền một cách tội nghiệp Những người nôngdân ấy như phận con ong cái kiến, chỉ biết cần mẫn làm việc mong sao chongày đủ hai bữa gạo, mong cho cuộc sống đừng mãi lâm vào nghèo khó Họnào có đầu óc nhìn xa trông rộng, cái tài kinh bang tế thế hay chí lớn thay đổithời cuộc như các sĩ phu yêu nước cùng thời Quanh năm suốt tháng quen vớiviệc đồng áng “con trâu đi trước cái cày theo sau”, chưa từng ra khỏi lũy trelàng thì làm sao biết tới chiến trận, vũ khí, quân đội,…
Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.
Nhưng hoàn cảnh buộc họ phải đứng lên Thực dân Pháp đặt dấu giàyxâm lược lên quê hương cũng là lúc còn đâu cảnh thái bình âu ca thuở trước.Bây giờ, người nông dân chất phác phải trở thành những chiến sĩ ngày đêmxông pha cùng nắng mưa sương gió, phơi mình nơi mũi tên hòn đạn monggiành giật lại những gì quý báu nhất của dân tộc Hơn ai hết, Nguyễn ĐìnhChiểu thấy được hạn độ, chức năng của người biết yêu chân lý, biết căm thùcái phi nghĩa bạo tàn Lần đầu tiên trong lịch sử nước nhà, nhân dân ta phảichiến đấu trong một tình trạng hiểm nghèo nhất Những đội nghĩa quân vốn lànhững nông dân chưa thạo nghề quân lữ, bây giờ phải đối đầu với quân thùvới khả năng hết sức chênh lệch Nhưng nghĩa quân Cần Giuộc đã nói lên cảsức sống oai hùng của dân tộc làm cho quân thù nhiều phen nghiêng ngửa.Khí giới quyết định của họ là lòng tự tôn dân tộc, tình yêu thương giống nòi,quý trọng công trình của tiền nhân:
Tấc đấc ngọn rau ơn chúa, tài bồi cho nước nhà ta; bát cơm manh áo ở đời, mắc mớ chi ông cha nó.
Nguyễn Đình chiểu đã nói lên rất đúng tấm lòng yêu nước của nhữngngười nông dân áo vải, một tấm lòng yêu nước với những sắc thái riêng, rất
cụ thể mà vô cùng sâu sắc, một sự gắn bó có thể nói là máu thịt với từng “tấcđất ngọn rau”, từng vùa hương bát nước Một khi giặc đến là những con người
Trang 14bình thường vốn rất đỗi hiền lành ấy thay đổi hẳn về mặt tinh thần, nhưng sựgiản dị thì vẫn vẹn nguyên:
Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi đeo bao tấu bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu nón gõ.
Tấm lưng gầy yếu đã quen lam lũ chỉ cần một manh áo vải che thân,thêm ngọn tầm vông đơn sơ nữa là đủ; cần gì phải có bao đựng kiếm, bầuđựng thuốc nổ hay dao dài, nón đội như quân sĩ chuyên nghiệp của triều đình
Và mặc dù không biết võ nghệ, không đọc binh thư, trang bị lại hết sức sơ sàinhư vậy, nhưng họ lại sẵn sàng gia nhập nghĩa quân để cầm những vũ khí đơn
sơ ấy mà chống lại bọn giặc Tây, bảo vệ quê hương chòm xóm của mình:
Vốn chẳng phải quân cơ quân vệ, theo dòng ở lính diễn binh; chẳng qua
là dân ấp dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ.
Với gốc gác nông dân, họ vốn chẳng phải quân đội của triều đình –những người dòng dõi từ thời cha ông đã được tập luyện binh đao Họ lànhững người bình dị đến mức kì diệu và làm những việc anh hùng hết sứcthanh thản, không suy tính đắn đo, không hình thức kiểu cách Việc phải ởđâu là họ theo, chính nghĩa ở đâu là họ làm, với một tinh thần xung phong cao
độ Và họ đã làm nên những việc phi thường, những việc mà Đồ Chiểu đãthay lịch sử ghi lại trong những dòng văn tế bi tráng của mình
2.2.3 Ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của người nông dân nghĩa sĩ
2.2.3.1 Ca ngợi lòng căm thù, tinh thần tự nguyện đánh giặc
Đầu tiên, tác giả đã ca ngợi tinh thần tự nguyện tham gia chiến đấu củangười nông dân “chân lấm tay bùn” Vì nền độc lập tự do nên họ đã sẵn sàng
tự nguyện gánh vác trách nhiệm đối mặt với kẻ thù:
Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.
Trang 15thay cả họ tên, bỏ cả quê quán, “xuống thuyền nước mắt như mưa” thì ngàynay họ lại hăng hái tham gia chiến đấu Có lẽ bởi vì họ đã nhận thức được đâu
là chiến tranh phi nghĩa, đâu là chiến tranh chính nghĩa Ngày xưa, cái chếtcủa họ là vô ích cho những cuộc xâm chiếm thuộc địa, tranh giành quyền lựccủa vua chúa còn ngày nay, sự hy sinh của họ góp phần làm nên độc lập vẻvang cho dân tộc Hiểu được điều đó nên họ đã vô cùng giận dữ khi chứngkiến sự xâm lược của thực dân Pháp:
Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.
Ta có thể nhận thấy rằng lời văn đã thể hiện lòng căm thù giặc sục sôikhi thấy bàn chân của thực dân Pháp trên đất nước Việt Nam Đó là tàuthuyền của chúng nghênh ngang đi lại trên sông nước quê hương Hành động
“ăn gan”, “cắn cổ” cũng thể hiện phần nào tính cách bộc trực, thẳng thắn củangười dân Nam Bộ Khi ghét một ai đó là họ sẽ thể hiện ra bằng những hànhđộng cụ thể của mình.Và như thế họ tình nguyện ra trận với một khí thế hăm
là trái tim yêu nước rực cháy Chính tấm lòng yêu nước là vũ khí sắc bén nhất
để họ ra đi tiêu diệt kẻ thù:
Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.
Âm vang trong bài văn là niềm tự hào của người dân khi tự tay lập đượcchiến công vang dội chỉ bằng những vật dụng đơn giản “rơm con cúi”, “lưỡidao phay” Có ai ngờ rằng những vật dụng đó có thể “đốt xong nhà dạy đạokia”, “chém rớt đầu quan hai nọ” Ta như muốn chung vui với niềm vui chiếnthắng của người nông dân Nam Bộ
Tóm lại, tinh thần tự giác đứng lên đánh giặc của những người nghĩa sĩ
áo vải thể hiện hiện tình yêu đất nước Chính lòng căm thù giặc và tình yêunước nồng nàn đã biến họ trở thành những người có khí phách, nghị lực, dám
Trang 16đứng lên chống giặc Đây cũng là nét đẹp truyền thống của con người ViệtNam.
2.2.3.2 Ca ngợi tinh thần dũng cảm, quyết liệt
Đồ Chiểu cũng đã ca ngợi tinh thần dũng cảm, quyết liệt của người nghĩa
sĩ Điều đó thể hiện rõ nhất trong trận đánh công đồn giặc:
Chi nhọc quan quản gióng trống kỳ trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.
Những người nông dân tay không tấc sắt ấy tiến lên, chẳng cần biết phíatrước mình là những gian nguy gì Hay có biết, họ cũng chấp nhận hi sinh,
“coi giặc cũng như không”, “liều mình như chẳng có” Đó là tinh thần xả thân
vì nước, là khí chất nghĩa hiệp, bản lĩnh tự tin của người Nam Bộ
Kẻ đâm ngang, người chém dọc, làm cho mã tà, ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc, tàu đồng súng nổ
Chính sự dũng cảm, quyết liệt của dân ta đã khiến cho giặc hoảng sợ, runrẩy, khiến cho “mã tà ma ní hồn kinh” “Hè”, “ó” phải chăng đây là âm thanhhào hùng của những người nghĩa sĩ kêu gọi đồng đội hay đó là âm thanh sungsướng khi giết được kẻ thù? Ta cũng thấy được rằng dù lính thực dân đượctrang bị hiện đại “tàu thiếc”, “tàu đồng” vô cùng nguy hiểm nhưng họ vẫn bấtchấp, “trối kệ” trước họng súng kẻ thù Tại sao họ có thể dũng cảm, không sợhãi đến như vậy? Bởi điều quan trọng nhất đối với họ lúc này không còn làmạng sống của chính mình mà là giành lại độc lập cho non sông đất nước.Hành động của họ còn mang ý nghĩa lịch sử khi một dân tộc nhỏ bé như ViệtNam lại có thể đối đầu với đế quốc Pháp hùng mạnh Đó cũng là bản lĩnh củacon người Việt Nam
Như vậy, qua việc ca ngợi phẩm chất của người nghĩa sĩ nông dân,Nguyễn Đình Chiểu đã gửi gắm tình cảm yêu nước của mình vào nhữngngười anh hùng mới, những con người mà trước đó đất nước và văn học đãlãng quên
2.2.4 Cảm phục, tiếc thương trước cái chết của người nông dân nghĩa sĩ
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tiếng khóc của dân tộc khóc cho người
nông dân anh hùng đã hi sinh trong cuộc hiến đấu đuổi giặc thù ra khỏi quê
nhà.Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc còn là “một tượng đài nghệ thuật” hiếm có, cái
tượng đài nghệ thuật về người nông dân đánh giặc Pháp giữa thế kỉ XIX đã
Trang 17được dựng lên trong nước mắt Nguyễn Đình Chiểu nhân danh lịch sử mà cấttiếng khóc cho những anh hùng thất thế.
Không chỉ dành cho người nghĩa sĩ lòng cảm phục sâu sắc, cụ Đồ Chiểucòn tiếc thương trước cái chết của họ Niềm tiếc thương ấy đã được ông bày
tỏ qua bài văn tế với tiếng khóc, tiếng kêu xé lòng Nếu như Nguyễn ĐìnhChiểu dành giọng văn dồn dập như bão táp, thần phong làm rung chuyển cảmột bãi chiến trường cùng với sự cảm phục thì giờ đây giọng văn như lắngxuống, hoang lạnh, điêu linh:
Một chắc sa trường rằng chữ hạnh, nào hay da ngựa bọc thây; trăm năm âm phủ ấy chữ quy, nào đợi gươm hùm treo mộ.
“Hạnh” là may, trong câu trên ý nói ở chiến trường cứ mong rằng đượcmay mắn, “quy” là chết, nhưng cái chết ấy chẳng hề “đợi gươm hùm treomộ” Theo điển tích, có một nghĩa sĩ thời Chiến Quốc không thỏa được chícủa mình, trước khi chết dặn con treo gươm trên mộ để tỏ chí khí Nhưngnhững người nghĩa sĩ chân chất này lại chẳng cần chi đến tỏ chí khí, chẳngcần gì để lưu danh, để kể công, ca ngợi Cái chết đến với họ là điều hiểnnhiên, họ đón nhận nó một cách bình thản như những gì vốn có của họ Ngườinghĩa sĩ là thế, chết vẫn chiến đấu, khí phách và kiên cường
Trong một hoàn cảnh lịch sử như thế, khi mà triều đình Huế lúng túngnhu nhược đầu hàng để cố bấu víu vào cái ngôi vua của mình Khi ấy, ngườinông dân cả nước nói chung, Nam Bộ nói riêng và cụ thể hơn nữa là ngườinông dân – người nghĩa sĩ Cần Giuộc quá đơn độc trong cuộc chiến khôngcân sức với kẻ thù, và tất nhiên họ đã ngã xuống với tư thế của những dũng sĩ,của những anh hùng mang tầm vóc lịch sử, và trở thành những con người bấttử:
Những lăm lòng nghĩa lâu dùng; đâu biết xác phàm vội bỏ
Đất nước vô cùng tiếc thương, một không gian rộng lớn bùi ngùi, đauđớn:
Đoái sông Cần Giuộc, cỏ cây mấy dặm sầu giăng; nhìn chợ Trường Bình, già trẻ hai hàng lụy nhỏ.
Thật đau xót biết bao trước cảnh nước mất nhà tan, nhân dân đói khổ, giađình phải ly tán Nguyễn Đình Chiểu đã khóc cho những người nghĩa sĩ CầnGiuộc và cũng khóc cho gia đình họ Tiếng khóc của người mẹ già, nổi đauđớn của người vợ trẻ được nói đến vô cùng xúc động và chính Hoài Thanh
cũng đã nhận định “Hàng trăm năm sau, chúng ta đọc Nguyễn Đình Chiểu có
lúc như vẫn còn thấy ngòi bút nhà thơ nức nở trên từng trang giấy” Và đúng
Trang 18như thế, những áng văn của cụ đồ Chiểu vẫn vang lên những tiếng kêu xélòng, trước mắt hiện ra cảnh chết chóc, ly tan Có nỗi đau nào hơn nổi đau cha
xa con, chồng xa vợ, hay kẻ đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh Chính chiến tranh đãhiện thực hóa những nổi đau đó, chính sự nhu nhược của triều đình đã tiếp taycho bọn thực dân, để giờ đây tất cả những mất mát đau thương đều đè lên vainhững người nông dân chân chất Nếu như Nguyễn Đình Chiểu kêu gọi mọingười hãy nhìn “sông Cần Giuộc” nhìn những vật tưởng chừng như vô tri vôgiác như cỏ cây cũng biết buồn, biết u sầu, nhìn người già người trẻ “hai hànglụy nhỏ” thì giờ đây, người đọc lại càng thấy chạnh lòng hơn:
Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng thay! Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.
Những người nghĩa sĩ đã hy sinh để lại bao đau đớn cho mẹ già, chonhững người vợ Tiếng khóc của họ chứa đựng biết bao nổi đau về sự mất mát
và biết bao oán hận về sự tàn bạo của bọn thực dân Nguyễn Đình Chiểu đãđặt mình vào vị trí của những người dân chân chất ấy để hiểu họ hơn và dùng
cả trái tim của mình để cảm nhận nổi đau của nhân dân, đất nước Thật xót xakhi nhìn thấy hình ảnh ngọn đèn khuya thì đang “leo lét ở trong lều”, một thứánh sáng tưởng chừng như chỉ cần một cơn gió nhẹ thoáng qua cũng đủ làmngọn đèn kia vụt tắt bên một túp lều nhỏ bé, mà ở đó có những bà mẹ già tuổi
ở xế chiều đang ngồi khóc cho con Còn đau đớn nào hơn khi người “vợ yếu”đang chạy tìm chồng, tìm người mà họ yêu thương, tìm cha của các con họ,nhưng những người vợ ấy phải chấp nhận một sự thật là chồng mình đã chết
mà họ vẫn đi tìm, đi tìm dù biết là vô vọng Tất cả những đau thương ấy được
cụ đồ Chiểu dùng thơ văn của mình nói lên, trong từng câu ông viết chứađựng trong đó sự tiếc thương, đồng cảm cho số phận của người nghĩa sĩ, ôngthấu hiểu những gì mà người ở lại phải gánh chịu
Ông tiếc thương cho sự hy sinh của người nghĩa sĩ, tấm gương chiến đấu
và hy sinh của họ là “Tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm” đời đời bất diệt,sáng rực mãi, trường tồn cùng sông núi:
Ôi!
Một trận khói tan; nghìn năm tiết rỡ.
Sự hy sinh của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc là bài học quý báu mà
họ để lại Họ là tấm gương sáng để dân tộc Việt Nam noi theo mà làm, làngòn đèn soi sáng cho dân tộc Việt Nam Công lao của người nghĩa sĩ nôngdân Cần Giuộc sẽ đời đời nằm trong lòng mỗi người dân Việt Nam về tấmgương anh dung, sẵn sàng xả thân vì độc lập Tổ Quốc Nguyễn Đình Chiểu đã