1) Cuộc đời, sự nghiệp sáng tác: 4 1.1 Cuộc đời 4 1.1.1Gia đình, xuất thân: 4 1.1.2 Cuộc đời nhiều bất hạnh, đau thương: 4 1.1.3 Đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu cho đất nước, cho dân tộc: 4 1.2 Sự nghiệp sáng tác 5 1.2.1Quan điểm sáng tác văn chương 5 1.2.2 Tác phẩm 5 2) Quan niệm văn chương của Nguyễn Đình Chiểu 6 2.1 Chức năng của văn chương 6 2.1.1 Văn chương để “chở đạo” 6 2.1.2 Văn chương để “đâm gian” 9 2.2 Quan niệm về tính chất của văn chương 11 2.3 Quan niệm về người sáng tác văn chương 13 2.3.1 Người sáng tác văn chương phải có thực tài, khổ học 13 2.3.2 Người sáng tác văn chương phải có hoài bão 14 2.3.3 Người sáng tác văn chương phải trung thực, ngay thẳng, có tâm và tấm lòng trong sáng 17 2.3.4 Người sáng tác văn chương phải có ý thức trau dồi, tu dưỡng về tài năng và nhân cách. 19 2.3.5 Người sáng tác văn chương phải có đạo đức, nhân cách 21 3) Tổng kết 23
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
KHOA NGỮ VĂN
MÔN: NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
ĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM VĂN CHƯƠNG CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
Trang 3M c l c ụ ụ
Trang 41) Cuộc đời, sự nghiệp sáng tác:
1.1 Cuộc đời
Nguyễn Đình Chiểu (1822- 1888) tên tự là Mạch Trạch, hiệu Trọng Phủ sau khi
bị mù hiệu là Hối Trai Ông là nhà thơ lớn nhất của miền Nam Việt Nam trong nửacuối thế kỷ XIX
1.1.1 Gia đình, xuất thân:
Cha ông là Nguyễn Đình Huy, người Thừa Thiên, làm thư lại trong dinh Tổngtrấn Lê Văn Duyệt tại Gia Định Mẹ ông là Trương Thị Thiệt, quê ở làng Tân Thới,huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ ChíMinh)
Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 1 - 7- 1822 tại quê mẹ Thuở nhỏ, Nguyễn ĐìnhChiểu được mẹ nuôi dạy Sống bên cạnh mẹ, được mẹ giáo dục theo cách truyềnthống nói riêng và theo cách của người dân Nam Bộ nói chung, đã hình thành nênnhân cách, tư tưởng của ông: trọng nghĩa khinh tài, thiện giả ác báo,… Năm lênbảy tuổi ông được theo học với thầy đồ là học trò của cụ nghè Chiêu ( cụ nghèChiêu là học trò của cụ Võ Trường Toản) Cuốn sách gối đầu của ông lúc đó là
“Minh tâm bửu giá” Năm Nguyễn Đình Chiểu 11 tuổi, cha ông đem ông ra gửicho một người bạn đang làm Thái phó ở Huế để tiếp tục việc học Năm 1843, ông
đỗ Tú tài ở trường thi Gia Định lúc 21 tuổi Khi ấy có một nhà họ Võ hứa gả congái cho ông Năm 1847, ông ra Huế học để chờ khoa thi
1.1.2 Cuộc đời nhiều bất hạnh, đau thương:
Nguyễn Đình Chiểu sớm xa gia đình từ nhỏ
Năm 1848, mẹ ông mất tại Gia Định Được tin, ông bỏ thi trở về Nam chịu tang
mẹ Trên đường trở về chịu tang, vì quá thương khóc mẹ, vì vất vả đường xa, thờitiết thất thường nên ông đã ốm nặng rồi mù cả hai mắt Bị mù nên đường côngdanh của ông bị dang dở - đây là nỗi đau lớn trong ông bởi giờ đây ước vọng đỗ đạtlàm quan đã không thể thành hiện thực
Lâm vào cảnh mù, hôn thê bội ước khiến đường tình duyên của ông trắc trở.Nhưng vì cảm phục và thương mến thầy, học trò của ông đã xin gia đình mình táchợp cho ông và em gái của mình Không chỉ chịu nỗi đau về hoàn cảnh của riêngmình, ông còn phải chịu đựng nỗi đau chung: nỗi đau mất nước Nỗi đau lớn củamột sĩ phu yêu nước
Trang 51.1.3 Đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu cho đất nước, cho dân tộc:
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà sư phạm mẫu mực Ông xem việc dạy người caohơn dạy chữ, chú trọng giáo dục nhân cách đạo đức
Ông là một thầy lang giàu y đức, lấy việc chăm lo sức khỏe của nhân dân làm yđức Cứu người là trên hết chứ không coi trọng tiền bạc
Nguyễn Đình Chiểu là ngọn cờ đầu của nền văn học yêu nước chống Pháp cuốithế kỷ XIX – niềm tự hào của người dân miền Nam
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà trí sĩ, một sĩ phu yêu nước, luôn tỏ thái độ bấthợp tác, khinh thường với Thực dân Pháp
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho tiết tháo, sống theo đạo nghĩa của nhân dân.Ông không chỉ là người con có hiếu, người thầy mẫu mực mà còn là một chiến sĩyêu nước tham gia bàn bạc mưu lược với các chiến sĩ chống Thực dân Pháp.Nguyễn Đình Chiểu có uy tín rất lớn trong dân chúng Tỉnh trưởng Bến Tre là Pôn-sông tìm mọi cách mua chuộc ông, cấp đất cho, nhưng ông một mực từ chối Khiông mất, cánh đồng Ba Tri rợp trắng màu khắn tang
1.2 Sự nghiệp sáng tác
Nguyễn Đình Chiểu để lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị Các tác phẩm chínhcủa ông: các truyện thơ Lục Vân Tiên, Dương Tử - Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấnđáp…; một số bài văn tế như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Văn
tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh và một số bài thơ Đường Luật
1.2.1 Quan điểm sáng tác văn chương
Chúng tôi sẽ trình bày mục này ở phần sau
1.2.2 Tác phẩm
1.2.2.1 Các sáng tác trước khi Thực dân Pháp xâm lược nước ta
Sáng tác tiêu biểu nhất của Nguyễn Đình Chiểu trong giai đoạn này là TruyệnLục Vân Tiên Tác phẩm ca ngợi phẩm chất sáng ngời của anh chàng họ Lục – mộtcon người hiếu thảo, một trang nam nhi có lí tưởng, sẵn sàng quên mình cứu dângặp nạn, đánh giặc Ô Qua, chung thủy với nàng Kiều Nguyệt Nga, trung thành vớibạn bè, nhiệt tâm với chính nghĩa
Đề cao nghĩa khí, Truyện Lục Vân Tiên cũng là bản án kết tội những kẻ phinghĩa, bất nhân như cha con Võ Công tráo trở, viên Thái sư hiểm độc, Trịnh Hâm,Bùi Kiệm dốt nát, phản trắc đê tiện
Trang 6Thể hiện tinh thần đạo lý còn có Dương Từ - Hà Mậu, một tác phẩm có tính luận
đề Các nhân vật Dương Từ và Hà Mậu đã đi theo đạo khác, bỏ gia đình nheo nhócnhưng sau được giác ngộ, trở về chính đạo
1.2.2.2 Sau khi Thực dân Pháp xâm lược nước ta:
Sau khi thực dân Pháp đánh chiếm nước ta, Nguyễn Đình Chiểu liền chuyểnsang lên án mạnh mẽ quân xâm lược, phê phán triều đình như nhược, ngợi ca tinhthần nghĩa khí và những tấm gương chiến đấu của nhân dân Ngòi bút của ông gắn
bó mật thiết với cuộc sống của người dân mất nước Trong bài Chạy giặc (1859),ông đã tả cảnh “sẩy đàn tan nghé” khi giặc đến với niềm xót thương vô hạn Trong
bài Ngóng gió đông (Xúc cảnh), ông vừa thể hiện sự oán trách triều đình, vừa biểu
lộ niềm mong mỏi triều đình giúp dân giữ gìn bờ cõi Tiêu biểu hơn hết cho thơ văn
yêu nước của ông là những bài văn tế như: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (1861), Văn
tế Tướng quân Trương Định (1864), Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh ( chưa biết
đích xác thời điểm sáng tác)
2) Quan niệm văn chương của Nguyễn Đình Chiểu
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà
2.1 Chức năng của văn chương
2.1.1 Văn chương để “chở đạo”
Có thể coi đây là chức năng truyền đạt, giáo dục của văn chương “Đạo” ở đâytrước hết được hiểu theo quan điểm Nho giáo: nhân nghĩa, trung hiếu, tiết nghĩa,…
Ba vua, năm đế dấu vừa qua Mối đạo trời trao đức thánh ta Hai chữ cương thường dằn các nước Một câu trung hiếu vững muôn nhà
(Dương Từ - Hà Mậu)
Cho hay muôn nước đều nhờ Đạo ông Khổng tử làm bờ chăn dân Trong đời biết chữ nhân luân Biết đường trị loạn cũng phần nhờ ai
Trang 7(Ngư tiều y thuật vấn đáp)
Rừng nhu: đạo lý nhà Nho Ý cả câu nói ra sức biểu dương, nêu cao đạo lý nhàNho
Học theo ngòi viết chí công Trong thơ cho ngụ tấm lòng Xuân thu
(Ngư tiều y thuật vấn đáp)
Lòng Xuân thu: lòng hăng hái vì chính nghĩa, chống gian tà, giữ gìn chính đạonhư tinh thần sách Xuân thu của Khổng Tử
“Đạo” trong thơ Nguyễn Đình Chiểu đôi lúc còn mang dáng dấp của Lão giáoqua hình ảnh ẩn dật, thoát tục của những ông Ngư, ông Quán, ông Tiều khôngmàng danh lợi Dù là Nho giáo hay Lão giáo thì “đạo” đó đã được tiếp biến chophù hợp với điều kiện của đất nước, dân tộc Sự tiếp biến đó thể hiện ở quan niệmtrung quân gắn liền với ái quốc Có nghĩa là nếu vua không yêu nước thương dânthì không nhất thiết phải trung theo một cách mù quáng Điều đó thể hiện rõ trongvăn tế Trương Định – người đã vì ý nguyện của nhân dân mà mang tiếng phảnnghịch:
Bởi lòng chúng chẳng nghe thiên tử chiếu…
(Văn tế Trương Định)
Trong Lục Vân Tiên, chữ “trung” được hiểu là thứ trung quân có điều kiện, trungvới vua đồng thời cũng là trung với nước, trung với lẽ phải, với lương tri của conngười Qua lời ông Quán chúng ta thấy rõ, tư tưởng trung quân của Nguyễn Đình
Trang 8Chiểu trước hết không phải xuất phát từ vua, mà là từ dân, từ lợi ích của dân, vànhà thơ thấy chỉ có thể trung với những ông vua tốt, biết chăm lo cho dân Còn đốivới những tên vua xấu, vua ác, làm hại và gây đau khổ cho dân thì ông lên án gaygắt:
Quán rằng ghét việc tầm phào Ghét cay ghét đắng, ghét vào tận tâm Ghét đời Kiệt Trụ mê dâm
Để dân đến nỗi sa sầm sẩy hang Ghét đời U Lệ đa đoan Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần
Ghét đời Ngũ bá phân vân Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằn Ghét đời Thúc quý phân băng Sớm đầu tối đánh lằng nhằng hại dân…
Nhớ câu kiến nghĩa bất vi Làm người thế ấy cũng phi anh hùng
Trang 9Chàng đã làm một việc mà đạo đức phong kiến khó có thể tưởng tượng được, đóchính là cách cư xử có tình, có nghĩa của con người Việt Nam.
Sự xâm lược của thực dân Pháp và cuộc chiến đấu của nhân dân ta chống xâmlược đã tác động hết sức sâu sắc đến đời sống của toàn dân tộc cũng như tâm tínhcủa từng người Nguyễn Đình Chiểu trước đó còn ca tụng nhân nghĩa, đề cao đạoKhổng thì bây giờ toàn bộ thơ văn của ông chuyển sang trận địa mới: đánh giặc cứunước Chính lúc này, “đạo” trong quan niệm của nhà thơ đã phát triển thành tưtưởng yêu nước thương dân
2.1.2 Văn chương để “đâm gian”
Theo một cách gọi khác thì đây chính là “tính chiến đấu của văn chương”
“Gian” ở đây là chỉ kẻ gian tà, bất nghĩa; bọn cướp nước và bán nước
Là một nhà thơ mù nhưng Nguyễn Đình Chiểu luôn chủ trương sáng tác văn học
để chở đạo, đâm gian Tác phẩm của ông vì thế luôn chứa đựng tinh thần nhân vănsâu sắc Ở đó bao giờ bạn đọc cũng bắt gặp những tình cảm rõ ràng cụ thể: yêu –ghét, cảm thông, căm giận… Những tình cảm ấy có thể được tác giả bộc lộ mộtcách trực tiếp trong các tác phẩm, hay gián tiếp gửi gắm qua phát ngôn của nhân
vật Và thái độ, tình cảm của ông Quán trong Lẽ ghét thương (Trích Lục Vân Tiên)
là một ví dụ tiêu biểu
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ, nhà văn giàu lòng yêu nước Khi thực dânPháp xâm lược nước ta, lòng yêu nước ở ông dồn tụ nung nấu để phát tiết lên ngòibút đâm gian, chở đạo “Đâm gian” là vạch tội ác kẻ thù, vạch trần tội ác của bọnvua quan bán nước:
Vì ai khiến dưa chia khăn xé, nhìn giang sơn ba tỉnh luống thêm buồng.
Biết thuở nào cờ phất, trống rung, hỡi nhật nguyệt hai vầng sao chẳng đoái
(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)
Khiến cho:
Ðau đớn bấy mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét ở trong lều.
Não nùng thay vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ
(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)
Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây, Một bàn cờ thế phút sa tay.
Trang 10Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy, Mất ổ bầy chim dáo dác bay.
Bến Nghé của tiền tan bọt nước, Đồng Nai tranh ngói nhóm màu mây.
Hỏi ai dẹp loạn rầy đau vắng?
Nỡ để dân đen mắc nạn này!
( Chạy Tây)
Ông đả kích tôn giáo mà ông cho là phản đạo lý, phản dân tộc và gọi là “tà giáo”.Ông bênh vực Nho giáo, lên án những nhà nho mất gốc Ngòi bút chính trị của ôngđâm thẳng vào bọn gian tà quen thói đè nén, cướp bóc dối trá đủ loại:
“Người thì mắc đạo vô luân,
Kẻ thì vô đạo rần rần dẫn ra.”
Như ông vặt mặt bọn tham quan ô lại:
“Kìa là thơ lại nhà quan Chuộng bề xảo trá, khoe khoang hơn người
… Ham ăn của cải cho sang cửa nhà”
Bọn gian thương và bọn tiểu chủ hám lợi :
" Hay là công cổ chư gia Đều tham chữ lợi, lại hòa chữ gian".
(Dương Từ - Hà Mậu)
Dấu chân của thực dân Pháp cùng tội ác của chúng đã in khắp đất nước, songsong với đó là sự phản bội đê hèn của bọn vua quan nhà Nguyễn đã gây nên baocảnh lầm than, phẫn nộ cho nhân dân Việt Nam Sống dưới cảnh một cổ hai tròng
đã khơi dậy tinh thần yêu nước, đấu tranh của mỗi con người Việt Với NguyễnĐình Chiểu, làm văn không chỉ để tải đạo mà còn để chiến đấu, chiến đấu trên mặttrận tư tưởng Ông dùng ngòi bút sắc bén của mình để vạch trần bộ mặt đen tối, xấu
xa của kẻ thù :
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà
Trang 11Truyền thống ấy đã và sẽ được kế thừa trong dòng lịch sử dân tộc Việt Nam:
"Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong".
( Hồ Chí Minh)
"Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền".
( Trường Chinh)
2.2 Quan niệm về tính chất của văn chương
Có rất nhiều người cho rằng giá trị trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu hầunhư chỉ nằm ở nội dung tư tưởng, chứ ông rất yếu về mặt hình thức, nghệ thuật.Quan niệm đó có đúng đi nữa thì cũng không đáng kể, bởi văn chương của ông làmột viên ngọc mà càng nhìn càng thấy sáng
Theo Nguyễn Đình Chiểu, văn chương phải có sự kết hợp hài hòa cái hay, cái
đẹp về hình thức và nội dung Trong bài thơ nhan đề Sĩ, Nguyễn Đình Chiểu đã
viết:
Lòng hềm kinh sử mấy mươi pho, Vàng ngọc nào qua báu học trò.
… Gặp thuở mày xanh siêng đọc sách, Mỗi câu đều hưởng phúc trời cho.
Trong Ngư Tiều y thuật vấn đáp, ở phần Lung khởi, Nguyễn Đình Chiểu có viết:
Ngư rằng: Vốn thật thày nhu, Lòng cưu gấm vóc, lại giàu lược thao.
Nói ra, vàng đá chẳng xao, Văn ra: dấy phụng, rời giao tưng bừng
Qua các ví dụ trên ta có thể thấy Nguyễn Đình Chiểu đã ví văn chương nhưvàng, như đá, như “phượng múa rồng bay”, nói chung là rất đẹp Nhưng đó không
Trang 12phải là thứ văn chương ngâm chơi, phù phiếm mà phải mang ý nghĩa, giúp ích chođời, đặc biệt là phải chứa “đạo” …
Nguyễn Đình Chiểu say mê “đạo” đến nỗi mà trong Thư gửi cho em, ông đã viết:
“muốn cho em mùi đạo thơm tho” Và như thế, “đạo” và “văn” trong văn thơ ông
luôn luôn hài hòa, như hai một mà một
Trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, ta thấy tác giả sử dụng nhiều từ ngữ vô cùng
bình dị, gần gũi với đời sống thường ngày: manh áo vải, rơm con cúi, lưỡi daophay,… Đó là những chi tiết thực nhưng đồng thời lại mang tính ước lệ, tượng
trưng Ngọn đèn là có thực nhưng ngọn đèn leo lét đã cạn dầu lại là tượng trưng,
ước lệ, vì nó cho ta hình dung về bà mẹ già đã cạn bầu sữa nuôi con, giờ chơ vơ ở
đêm khuya khoắt Cũng vậy, bóng xế ở vế sau là bóng xế tả thực của một ngày,
nhưng còn là cái bóng xế, bóng đêm đen tối, bi thảm của cả một đời người phụ nữ.Chất hiện thực và tượng trưng cứ đan lồng vào nhau, tạo nên chất thơ lóng lánh cho
tác phẩm Nói Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một kiệt tác, một tác phẩm hài hòa toàn
mỹ giữa nội dung và hình thức là như thế
Ngoài ra, ông còn có những câu văn rất hay, rất đẹp, thấm đẫm chất thơ:
Hỏi thì ta phải nói ra
Ba ngàn thế giới, ta là vô danh
(Dương Từ - Hà Mậu)
Hay trong Lục Vân Tiên, khi mẹ mất, chàng khóc mẹ nhưng cũng chính là giọtnước mắt xót xa của tác giả Lời thơ đẹp, hòa vào tình cảm yêu thương, đau xóttrong lòng của tác giả:
Suối vàng hồn mẹ có linh, Chứng cho con trẻ lòng thành ngày nay Tưởng bề nguồn nước cội cây, Công cao nghìn trượng, ơn dày chín trăng
2.3 Quan niệm về người sáng tác văn chương
2.3.1 Người sáng tác văn chương phải có thực tài, khổ học
Người cầm bút muốn thành công, đóng góp cho đời thì cần phải có thực tài, tàinăng Đó là điều đương nhiên bởi không có thì ta không thể tiến xa được Các nhân
Trang 13vật tiều, ngư trong Dương Từ - Hà Mậu, Lục Vân Tiên hay Kỳ Nhân Sư trong
“Ngư tiều y thực vấn đáp” đều là những người có thực tài Khi nói đến tài học của
Lục Vân Tiên cụ Đồ Chiểu viết rằng:
Văn đà khởi phụng đằng giao.
(Văn đẹp như con phượng trỗi dậy, con rồng bay cao)
(Lục Vân Tiên)
Nguyễn Đình Chiểu còn nêu rõ quan điểm người viết văn chương không nhữngphải có thực tài mà còn phải siêng năng, tìm tòi, miệt mài khổ học “dày công bênđèn sách.”
Nhà nho đèn sách công dày, Tài kiêm tám đấu sách đầy năm xe.
Hay ông đã ca ngợi người thầy “Tuy ngồi một chỗ, suốt thông trăm đời” và cũng
vì thầy :
Nho, y, lý, bốc , đạo đời Mấy mươi pho sách đều nơi bụng thầy Chúng ta không biết về thuốc đông y, nhưng đọc Ngư Tiều y thuật vấn đáp cũng
thấy sự tìm học, uyên bác của cụ Đồ Chiểu:
… Như ông Biển Thước nhà ta, Tám mươi mốt quyển gọi là Nam kinh.
Như ông Hoàng Phủ tài lành, Dọn kinh Giáp Ất để danh thơm đời Mạch kinh đọc sách họ Vương,
Sự thân đọc sách ông Trương Tử Hòa…
Điều này biểu hiện rõ qua thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu Là một nhà Nho mùnếu không thực tài và khổ học thu nhập những kiến thức thì trong thơ ông khôngthể xuất hiện và sử dụng quá nhiều điển tích một cách uyên bác được Chẳng hạn:
“Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa; mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.”
(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)