1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kịch bản sân khấu hóa Từ Hải Thúy Kiều

15 3,6K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 323,44 KB
File đính kèm Kịch bản Từ Hải.rar (308 KB)

Nội dung

Kịch bản sân khấu hóa tác phẩm Truyện Kiều .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM

KHOA NGỮ VĂN

MÔN: NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN KIỀU

ĐỀ TÀI: NHÂN VẬT TỪ HẢI

GVHD: PGS.TS Lê Thu Yến

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM

KHOA NGỮ VĂN

MÔN: NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN KIỀU

ĐỀ TÀI: NHÂN VẬT TỪ HẢI

GVHD: PGS.TS Lê Thu Yến

DANH SÁCH NHÓM 12

1.Nguyễn Thị Mỹ Duyên K39.606.003 Thúy Kiều

2.Lê Thị Tố Huyên K39.606.009 Thị nữ

3.Phạm Thành Lâm K39.606.012 Lính

4.Vũ Minh Quân K39.606.026 Từ Hải

5.Nguyễn Văn Thịnh K39.606.034 Lính

6.Phạm Thị Thương (NT) K39.606.037 Kịch bản, thơ

7.Lê Dương Thành Trí K39.606.042 Dẫn chuyện

8.Nguyễn Phan Hồng Ý K39.606.048 Thị nữ

TP HCM, 28 tháng 11 năm 2015

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

THÚY KIỀU MỘNG THẤY TỪ HẢI 3

KỊCH BẢN TỪ HẢI 4

CẢM NHẬN VỀ NHÂN VẬT TỪ HẢI 8

1 Giới thiệu vấn đề 8

2 Người anh hùng lý tưởng Từ Hải 8

2.1 Từ Hải – một con người có tấm lòng hào hiệp 8

2.2 Từ Hải – một con người có chí khí 9

3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật Từ Hải 10

2.3.1 Miêu tả ngoại hình rất độc đáo: 10

4 So sánh Từ Hải trong “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài nhân và Từ Hải trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du 11

4.1 Giống nhau: 11

4.2 Khác nhau: 11

TỔNG KẾT 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 4

THÚY KIỀU MỘNG THẤY TỪ HẢI

- Thiếp còn nhớ ngày nào hẹn ước

Rằng chàng đi nguyện được cùng theo

Hoa kia nay tựa cánh bèo

Mặc cho sự thế hiểm nghèo đẩy đưa…

Chàng trách: “Thế là chưa tri kỷ

Tình nhi nữ vần nghĩ chẳng thông”

Dứt lời theo ngọn gió đông

Ra đi để thiếp ngóng trông mỏi mòn…

Chàng trở lại khải hoàn ngân khúc

Thiếp đền ân, rửa nhục ngày xưa

Tình kia trả bấy cho vừa

Chàng còn vì thiếp mắc lừa vong thân

Trách con tạo xoay vần ngang trái

Mắc mưu người Từ Hải thác oan

Từ lang ơi hỡi Từ lang

Mặt nào còn dám nhìn chàng nữa đây?

- Chim phượng biết chọn cây tùng đậu

Ta với nàng đã thấu tâm can

Âm dương cách biệt ly tan

Kiều ơi nàng chớ trách than thiệt mình

Ta gửi lại chút tình dương thế

Dẫu người đời có kẻ mỉa mai:

“Tưởng rằng Từ Hải hơn ai

Anh hùng dại gái nào sai bao giờ?”

Ta chẳng tiếc cơ đồ đã mất

Nhưng nhìn nàng lòng thật xót xa!

Mong người sớm được đoàn gia

Chân tình tri kỷ lòng đà khắc ghi!

(Phạm Thị Thương)

Trang 5

KỊCH BẢN TỪ HẢI

Diễn viên: Quân_Từ Hải

Duyên_Thúy Kiều

Trí: Dẫn chuyện

Lâm, Thịnh, Thanh, Dũng,…_quân lính

Huyên, Ý_thị nữ

Thương: kịch bản

Cảnh 1: Từ Hải đưa Kiều ra khỏi lầu xanh

(Thúy Kiều đang ngồi đàn trên ghế, khúc nhạc kết thúc, Từ Hải bước vào).

Từ Hải: Hay! (vỗ tay) Hay lắm!(vỗ tay) Quả là một cầm khúc trác tuyệt, làm

cho những kẻ lòng dạ sắt đá nhất cũng phải xiêu lòng!

Thúy Kiều (đặt đàn lên bàn, đứng dậy): xin chào tướng quân, người khen quá

lời rồi, thiếp nào dám múa rìu mà qua mắt thợ

Từ Hải: Khen cho nàng tài cao mà chẳng hề kiêu ngạo! Ta nghe nói nàng bấy

lâu chẳng nặng lòng với ai hết Chẳng lẽ anh hùng trong thiên hạ không kẻ nào xứng với nàng hay sao?

Thúy Kiều: Người lại nói quá lời rồi (nhìn khán giả) Thân thiếp giờ như cánh

bèo trôi, có còn gì đâu mà kén với chọn Nhưng nếu được chàng thương hại, thiếp cũng nguyện một lòng đi theo Thiếp tin rằng rồi đây chàng sẽ làm nên nghiệp lớn

Từ Hải: Lời nói ra nghe thật hợp lý hợp tình, rất vừa ý ta Nàng nói ta thương

hại nàng ư? Không, Kiều ơi! Ta đã xem nàng là tri âm tri kỷ Hãy theo ta, hãy

ra khỏi chốn nhơ nhớp này Dù mai này ta sa cơ lỡ vận, hay vinh hiển giàu sang thì cũng quyết che chở cho nàng!

Dẫn chuyện: Từ Hải chuộc Thúy Kiều ra khỏi lầu xanh, đưa nàng về sống

chung như vợ chồng Cuộc sống của cặp trai anh hùng – gái thuyền quyên ấy diễn ra trong êm đềm hạnh phúc, ước mơ bấy lâu của Kiều tưởng như đã thành hiện thực Nhưng sau nửa năm mặn nồng, Từ Hải vẫn không quên được chí hướng của mình, chí hướng của một người anh hùng

Cảnh 2: Từ Hải ra đi

(Từ Hải hết ngồi lại đứng, đi đi lại lại trong phòng Thúy Kiều từ trong bước

ra rót trà mời Hai người ngồi nói chuyện)

Thúy Kiều: Tướng công à, hình như mấy bữa nay chàng có điều chi lo nghĩ,

nếu đã xem thiếp là tri kỷ, có thể mở lòng nói ra được không?

Từ Hải (bối rối): Ta… ta không biết phải nói như thế nào.

Thúy Kiều: Hay là thiếp làm điều gì sai, chàng cứ nói đi, thiếp nhất định sẽ

sửa…

Trang 6

Từ Hải: Không! Nàng không làm sai điều gì hết, sống bên nàng ta thực sự rất

mãn nguyện Nhưng Kiều ơi, cuộc sống này êm đềm quá, chí khí làm trai đang thúc giục ta lên đường Nàng… nàng có hiểu cho ta không?

Thúy Kiều: Thiếp hiểu chứ! Chính vì hiểu nên thiếp sẽ không ngăn cản chàng

đâu Nhưng phận gái chữ tòng, xin chàng hãy cho thiếp đi theo, dù chẳng giúp được gì nhiều nhưng ít ra có người hầu hạ chàng chu đáo

Từ Hải: Sao nàng vẫn không hiểu ta như vậy? Bây giờ theo ta nàng phải chịu

khổ cực, mà ta cũng thêm bận lòng Hãy ở nhà để ta được an tâm, một khi nghiệp lớn thành, ta nhấtt định sẽ khiến nàng rạng rỡ, vợ chồng ta lại sum họp Lâu nhất cũng chỉ một năm nữa thôi, hãy chờ ta!

Thúy Kiều: Nhưng thiếp…

Từ Hải: Thôi ta phải lên đường ngay mới kịp, nàng hãy bảo trọng! (cầm

thanh gươm đi ra Thúy Kiều trông theo)

Cảnh 3: (nhạc buồn, Kiều đi đi lại lại)

Thúy Kiều: Mặt trời sắp tắt, lại một ngày nữa trôi qua Ta đang làm gì ở chốn

này? Cha mẹ nơi cố hương có được mạnh khỏe không, có còn vì ta mà đau lòng nữa không? Mười mấy năm qua, chắc cha mẹ cũng đã da mồi tóc bạc Còn chàng Kim và Vân nhi chắc giờ đã yên bề gia thất Chỉ riêng ta, chỉ riêng

ta vẫn lênh đênh như con thuyền không bến đỗ Từ lang ơi, giờ chàng ở nơi nào, một năm rồi, chàng có nhớ người con gái vẫn một lòng một dạ chờ chàng hay không?

(Kiều gục xuống, nhạc binh đao)

Thúy Kiều: Chuyện gì đang xảy ra? Ta lại sắp phải dấn thân vào điều chi nữa.

Phải tránh đi thôi Mà không, giờ ta đi rồi, một mai Từ Hải về làm sao tìm được nhau Lời xưa đã hẹn, dẫu trong nguy hiểm cũng phải giữ trọn, ta phải

làm sao đây? (đi đi lại lại, hoảng hốt)

(Đoàn lính và hai thị nữ bước vào): xin bái kiến phu nhân!

(Thúy Kiều ngơ ngác, đoàn lính tách ra làm hai, hai thị nữ vòng ra phía sau

Kiều, Từ Hải bước vào, vừa đi vừa nói):

Anh hùng mới biết anh hùng

Phỏng xem dường đã cam lòng ấy chưa?

Thúy Kiều (vui sướng, lại gần Từ Hải): tướng công! Thiếp, thiếp có đang

nằm mơ không? (hai người ôm chầm lấy nhau)

Từ Hải: Không, đây là sự thật Kiều ơi, ta đã trở về và sẽ không bao giờ rời xa

nàng nữa (Thúy Kiều tựa vào Từ Hải)

Lính + thị nữ: Chúc mừng tướng quân và phu nhân!

Dẫn chuyện: Từ Hải mở tiệc ăn mừng và khao quân Thúy Kiều kể lại những

nỗi gian truân của mình ngày trước, Từ Hải nổi giận, giúp nàng báo ân báo

oán một cách công minh và trọn nghĩa vẹn tình (hai người nói chuyện phía

sau sân khấu)

Trang 7

Thúy Kiều: phận nội cỏ hoa hèn như thiếp, nhờ có tướng công mà ân oán mới

rạch ròi Ơn này thiếp nguyện khắc cốt ghi tâm, dẫu chết cũng không quên được

Từ Hải: Sao tới giờ nàng vẫn câu nệ như vậy, thấy sự bất bình mà ngoảnh

mặt làm ngơ thì sao gọi là anh hùng được Huống chi giờ chúng ta đã là vợ chồng, việc của nàng cũng chính là việc của ta vậy Bây giờ phải làm sao cho nàng được đoàn tụ với gia đình thì ta mới yên lòng

Thúy Kiều: tướng công!

Cảnh 4:

Dẫn chuyện: Trong năm năm Từ Hải chiếm cứ một phương sơn hà, uy danh

vang chấn khắp vùng Quân đội trong tay chàng hùng mạnh, thế như chẻ tre, binh uy như sấm rền bên tai Đạp đổ năm tòa cõi Nam tạo lập một triều đình riêng Bấy giờ có quan thống đốc là Hồ Tôn Hiến, vâng chỉ đi chiêu hàng Từ Hải Biết Từ Hải là đấng anh hùng khó đối phó, Hồ bèn quay sang dụ dỗ Thúy Kiều, Hồ sai mang ngọc vàng gấm vóc nói lời ngon ngọt, dễ nghe thuyết phục Kiều khuyên Từ Hải

Từ Hải: Kiều nhi à, sao nàng lại có vẻ u sầu như vậy?

Thúy Kiều:Thiếp nhớ nhà, nhớ cha mẹ, nhớ quê hương Đã mấy năm trôi dạt

đó đây, may mắn gặp chàng mà có chốn về, bến đậu Nhưng nay khắp chốn binh đao khiến thiếp lo lắng, sợ hãi…

Từ Hải: mong nàng thông cảm cho ta Ta có hùng tâm tráng chí của mình,

muốn có cơ đồ riêng sánh ngang với các bậc anh hùng Nàng thấy không! Quân đội của ta, cơ đồ của ta ta đã làm được Rồi đây quân đội ta sẽ ngày càng lớn mạnh, uy chấn vang xa mà ai nghe cũng phải nể sợ

Thúy Kiều: thiếp biết, thiếp sao lại không biết nguyện vọng, hoài bão của

chàng Nhưng tướng công ơi! Thiếp là phận nữ nhi yếu mềm, chỉ ước mong cuộc sống yên bình, có một mái nhà ấm êm hạnh phúc, chồng mến con yêu… Bấy lâu chàng theo nghiệp binh đao, khát vọng mà chàng muốn chàng đã làm được, công đức của chàng ai ai cũng biết Hùng tâm của chàng thiếp thấy, người thấy… nhưng lửa binh đao ấy cũng kéo theo bao cảnh lầm than, con xa cha, vợ xa chồng… Từ Hải chàng ơi! Thánh trạch mênh mông, hoàng ân rộng lớn, sao không khép lửa chiến tranh mà hưởng bề gia yên, nhà nhà hạnh phúc Những gì chàng làm được đã đủ chứng minh chàng là bậc anh hùng, đấng quân tử rồi thiếp chỉ mong sống cảnh yên bình cùng chàng mà thôi

Từ Hải (bối rối, do dự): vậy nàng bảo ta phải làm như thế nào đây? Nhìn cơ

đồ đã tốn công gầy dựng… ta, ta thật không cam lòng buông bỏ

Thúy Kiều: Thiếp nghe triều đình muốn chiêu an, hay là chàng vâng mệnh

triều đình mà bãi binh, sống cuộc sống vương hầu, vừa không thua kém ai vừa trung với nước non, vẹn lẽ đôi đường

Trang 8

Từ Hải (đi đi lại lại suy nghĩ, Thúy Kiều đi theo, Từ Hải quay lại, hai người

nhìn mắt nhau): được rồi, ta nghe nàng Nàng đừng lo nữa, xong việc ta đưa

nàng về thăm cha mẹ có được không?

(Thúy Kiều gật đầu, nép vào lòng Từ Hải)

Cảnh 5:

Dẫn chuyện: Từ Hải nghe lời Kiều tiếp chiêu dụ của triều đình, hẹn ngày hạ

thành bãi binh Cứ nghĩ mọi sự sẽ yên bình, cho nên việc binh cũng lơ là theo Nào ngờ đâu Hồ Tôn Hiến quỷ kế đa đoan, lễ nghi đi trước, bác đồng phục sau Từ Hải yên dạ mà ra nghị hàng, nào ngờ bị quân giặc bao vây, Từ Hải liều mình chống trả

(nhạc binh đao, hai lính cầm cờ, hai lính cầm giáo, đâm giáo vào người Từ

Hải cùng một lúc, Từ Hải giữ ngọn giáo, đứng yên, mở mắt, nhạc bi tráng).

Thúy Kiều: Từ Hải chàng ơi! Khốn thay thiếp phận đàn bà, mà lòng nhẹ dạ cả

tin… chàng trí dũng hơn người, là đấng anh hùng, chỉ vì nghe lời xuẩn ngốc của thiếp mới nên nỗi này Từ Hải chàng ơi! Khắp chốn nhân gian, chẳng nhìn được mặt nhau Lòng thiếp đau quá Ước nguyện trăm năm nay như hoa lìa cành, chim gãy cánh Thiếp còn sống làm chi nữa? Chàng hãy đợi thiếp, thiếp

xuống tạ tội với chàng đây! (Thúy Kiều đập đầu vào một bên ngã xuống, Từ

Hải cũng ngã ra).

Trang 9

CẢM NHẬN VỀ NHÂN VẬT TỪ HẢI

1 Giới thiệu vấn đề

Đến với thế giới nhân vật Truyện Kiều của Nguyễn Du, chắc hẳn ai ai cũng nhớ đến những nhân vật như Sở Khanh, Tú Bà, Mã Giám Sinh với những đặc điểm riêng biệt, không trộn lẫn Nếu họ là đại diện cho tầng lớp xấu xa, bóc lột tàn ác trong xã hội phong kiến, làm hư hại cuộc đời Kiều thì

Từ Hải lại là ánh sáng của công lý, của niềm tin soi sáng cả thiên truyện Từ Hải là nhân vật thể hiện ước mơ của Nguyễn Du về một cuộc sống tốt đẹp hơn, về một người anh hùng có thể thay đổi xã hội thối nát

2 Người anh hùng lý tưởng Từ Hải

Nhân vật Từ Hải là một vị anh hùng Ở vị anh hùng này không chỉ có tình cảm thương yêu say đắm dành cho phận má đào mà còn có chí khí mạnh mẽ

2.1 Từ Hải – một con người có tấm lòng hào hiệp

Ngày xưa, những vị anh hùng thường đi với những mỹ nhân tuyệt thế và Thúy Kiều và Từ Hải cũng là một cặp như vậy Ở đây, chàng đã không chê bai thân phận nhơ nhuốc của Kiều mà còn thông cảm và chở che cho nàng Thật là một phẩm chất hiếm có của một vị anh hùng Vì vậy mà Từ Hải đã bày tỏ tình cảm sâu đậm của mình dành cho Thúy Kiều:

Bấy lâu nghe tiếng má đào Mắt xanh chẳng để ai vào có không?

Một đời được mấy anh hùng,

Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi

Đó là lời tỏ tình ban đầu tha thiết đầy tình cảm mà Từ Hải dành cho phận

má đào, mắt xanh Không chỉ yêu thương bằng lời nói mà còn bằng hành động chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh rồi kết duyên trăm năm với nàng Từ Hải tổ chức đám cưới rất linh đình: Đặt giường thất bảo, vây màn bát tiên… để từ đó

ta thấy vị anh hùng này tôn trọng Thúy Kiều đến dường nào Mối tình ấy thật đẹp và tuyệt vời, thật xứng với hai câu thơ:

Trai anh hùng gái thuyền quyên Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng

Yêu thương nàng Kiều còn là quan tâm đến nỗi khổ của nàng khi phải rời xa gia đình Rất nhiều lần trong tác phẩm, Từ Hải luôn luôn muốn làm sao

để Kiều được đoàn tụ với gia đình:

Trang 10

Bấy nay kẻ Việt, người Tần cách xa Sao cho muôn dặm một nhà Cho người thấy mặt là ta cam lòng

2.2

Từ Hải – một con người có chí khí

Chẳng nói đâu xa, ngay từ những dòng đầu tiên khi nói về ngoại hình của từ Hải thì ta cũng nhận ra đây là một anh hùng cái thể, ý chí phi thường, một người sẽ làm nên việc lớn:

Râu hùm, hàm én, mày ngài Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao, Đường đường một đấng anh hào Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài.

Đội trời, đạp đất ở đời

Họ Từ, tên Hải, vốn người Việt Đông.

Giang hồ quen thú vẫy vùng, Gươm đàn nữa gánh, non sông một chèo.

Với bút phát ước lệ có sức gợi tả, Nguyễn Du đã làm hiện ra một tầm

vóc khổng lồ của một vị anh hùng “ đầu đội trời, chân đạp đất”, sánh ngang với vũ trụ, to lớn và hùng vĩ “Râu hùm, hàm én, mày ngài” cũng thể hiện

diện mạo khác thường đầy nam tính của các bậc trượng phu, như một vị thần sấm đứng hiên ngang giữa đời làm không gian như rộng ra, trời bớt xám, con

người tìm được mạch sống Câu thơ “Gươm đàn nửa gánh, non sông một

chèo” thể hiện rõ sức mạnh vô song của chàng Hay khi đang trong men say

của tình yêu thương, Từ Hải vẫn không quên có chí của một người anh hùng:

Nửa năm hương lửa đương nồng Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương

“Nửa năm” khoảng thời gian chung sống giữa hai người và chắc chắn nó không đủ để dập tắt lửa lòng của đôi uyên ương Tuy nhiên, Từ Hải vẫn dứt

áo ra đi vì chàng không thể nào quên được mình là người tráng sĩ Trong xã hội phong kiến,đã làm thân nam nhi là phải có chí khí vẫy vùng giữa trời cao đất rộng Ta có thể nhận ra rằng tác giả dung từ “ trượng phu” duy nhất và chỉ dành cho nhân vật Từ Hải “Trượng phu” là người có chí khí lớn Ta có thể nhận ra là tình cảm nhi nữ thường tình không thể níu chân người anh hùng tung hoành bốn bể Đó là cái chí bình thiên hạ, dẹp loạn, xây dựng cơ đồ quân đội Chàng ra đi làm nên sự nghiệp lớn lẫy lừng cũng để mà làm rạng danh phu nhân của mình, làm cho Kiều có một cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy hơn

Dù Kiều thì bịn rịn nhưng Từ Hải vẫn rất dứt khoát “Thanh gươm yên ngựa

Trang 11

lên đường thẳng dong”, khác với Thúc Sinh trước kia rất nhiều Sao có thể quên được lời hứa mà Từ Hải đã gửi trao cho phu nhân của mình như một lời khẳng định chí khí anh hùng:

Bao giờ mười vạn tinh binh, Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.

Làm cho rõ mặt phi thường, Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia

Phẩm chất của người anh hùng Từ Hải còn được thể hiện ở cảnh chàng chiến đấu ở nơi xa trường đầy hiểm nguy Qua đó ta thấy được tài năng kiếm thuật của chàng:

Huyện thành đạp đổ năm tỏa cõi nam

Và ngay cả khi thất bại thì người anh hùng này vẫn hiên ngang “ dọc ngang nào biết trên đầu có ai” Đối mặt với cái chết thì chàng vẫn không hề nao núng, lo sợ:

Tử sinh liều ở trận tiền Dạn dày cho biết gan lì tướng quân Khí thiêng khi đã về thần Nhơn nhơn còn đứng chôn chân giữa vòng

Trơ như đá, vững như đồng

Ai lay chẳng chuyển, ai rung chẳng rời.

Từ Hải đã chết nhưng đó lại là một chết đứng Chết đứng thể hiện khí chất anh hùng mạnh mẽ ở chàng Khi ấy ta có thể tưởng tượng được tư thế oai phong, kiêu hãnh của vị anh hùng này cả khi chết Đôi mắt của chàng như mở trừng trừng như cái nhìn bất khuất trước xã hội giả dối, lừa lọc, trước bao ước

mơ, hoài bão chưa hoàn thành Chính cái chết đứng này đã đầy hình tượng Từ Hải lên một tầm cao mới, bất tử hóa trong lòng bạn đọc hôm nay và mai sau

3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật Từ Hải

2.3.1 Miêu tả ngoại hình rất độc đáo:

Khi khắc họa người anh hùng Từ Hải, Nguyễn Du đã làm hiện lên một đấng trượng phu oai phong lẫm liệt:

Râu hùm, hàm én, mày ngài Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao

Nói chung, ông đã miêu tả bằng bút phát ước lệ, tượng trưng nhưng vẫn xây đựng nhân vật rất sinh động và chân thật

2.3.2 Khắc họa tính cách qua ngôn ngữ đối thoại:

Ngày đăng: 21/01/2018, 11:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w