1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tại huyện yên dũng tỉnh bắc giang giai đoạn 2013 2015

47 310 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 327 KB
File đính kèm 5.rar (52 KB)

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Bảo hiểm xã hội là một chính sách quan trọng của hệ thống ASXH. Thực hiện tốt chính sách BHXH, chăm sóc tốt cho người dân sẽ góp phần đảm bảo ASXH, ổn định chính trị,từ đó đẩy mạnh sự phát triển kinh tế văn hóa xã hội của đất nước. Sớm nhận thức được vai trò của hệ thống BHXH, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến công tác thực hiện BHXH. Hiện nay hệ thống BHXH đang từng ngày hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ. Trong đó đối tượng tham BHXH ngày được mở rộng hơn trước, với nhiều đối tượng làm việc trong các lĩnh vực khác nhau. Vì thế công tác quản lý ngày càng phức tạp hơn đặc biệt là quản lý đối tượng tham gia BHXH. Việc thực hiện quản lý đối tượng có tốt thì hệ thống BHXH mới hoạt động tốt. Là một sinh viên khoa Bảo hiểm của trường Đại học Lao động xã hội em nhận thấy vai trò của công tác quản lý đối tượng tham gia đối với hệ thống BHXH là vô cùng quan trọng nên trong quá trình nghiên cứu Quản trị BHXH em đã lựa chọn đề tài “Công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tại huyện Yên Dũng Tỉnh Bắc Giang giai đoạn 20132015 “ làm đề tài nghiên cứu. Nội dung bài tiểu luận gồm có 3 phần: Chương 1: Khái quát chung về BHXH và công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Chương 2: Thực trạng quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tại huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang giai đoạn 20132015. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng trong công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tại huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang. Do kiến thức hiểu biết còn hạn hẹp, tài liệu tham khảo chưa phong phú và thời gian làm bài chưa nhiều nên bài tiểu luận của em không tránh khỏi những thiếu sót. Mong thầy cô nhận xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC VIẾT TẮT 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU 4

LỜI MỞ ĐẦU 5

Chương 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC 6

1.1 Một số lý luận chung về Bảo hiểm xã hội 6

1.1.1 Khái niệm Bảo hiểm xã hội 6

1.1.2 Vai trò của Bảo hiểm xã hội 6

1.2 Một số vấn đề về quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội 8

1.2.1 Đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội 8

1.2.2 Quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc 10

1.2.3 Nội dung quản lý đối tượng tham gia BHXH 12

Chương 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH HUYỆN YÊN DŨNG TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2013-2015 18

2.1 Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH Huyện Yên Dũng 18

2.1.1 Sơ lược về huyện yên dũng và cơ quan BHXH huyện Yên Dũng 18

2.1.2 Quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tại huyện Yên Dũng 2013-2015 22

2.2 Một số đánh giá về công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn huyện Yên Dũng 29

2.2.1 Kết quả đạt được 29

2.2.2Những hạn chế còn tồn tại Bên cạnh những thành tưu đạt được, 31

2.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế 32

Trang 2

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN YÊN DŨNG – BẮC GIANG 343.1 Định hướng phát triển hoạt động của Bảo hiểm xã hội huyện Yên Dũng trong những năm tới 343.1.1 Định hướng về công tác Bảo hiểm xã hội huyện Yên Dũng 343.1.2 Định hướng về công tác quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội 353.2 Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH trên bịa bàn huyện Yên Dũng 363.2.1 Quản lý chặt chẽ và mở rộng đối tượng tham gia BHXH 363.2.2 Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền chính sách Bảo hiểm xã hội373.2.3 Hoàn thiện cơ cấu bộ máy và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ 393.2.4 Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị 413.2.5 Tăng cường phối hợp với các cấp chính quyền địa phương 423.3 Một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH tại BHXH huyện Yên Dũng 433.3.1 Khuyến nghị đối với BHXH Việt Nam 433.3.2 Khuyến nghị với BHXH tỉnh Bắc Giang 433.3.3 Khuyến nghị với các cơ quan chức năng có liên quan đến công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn huyện Yên Dũng 44KẾT LUẬN 45DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

Trang 3

DANH MỤC VIẾT TẮT

ASXH An sinh xã hội

BHXH Bảo hiểm xã hội

BHYT Bảo hiểm y tế

CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

DNNN Doanh nghiệp nhà nước

DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc dân HCSN Hành chính sự nghiệp

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc (2013-2015) 23Bảng 2: Số lao động tham gia BHXHBB huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2013-2015 25Bảng 3: Quản lý hồ sơ tham gia BHXHBB huyện Yên Dũng giai đoạn 2013-2015 27Bảng 4: Tổng quỹ lương và mức đóng BHXH bắt buộc ( 2013-2015) 28

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Bảo hiểm xã hội là một chính sách quan trọng của hệ thống ASXH.Thực hiện tốt chính sách BHXH, chăm sóc tốt cho người dân sẽ góp phần đảmbảo ASXH, ổn định chính trị,từ đó đẩy mạnh sự phát triển kinh tế- văn hóa- xãhội của đất nước Sớm nhận thức được vai trò của hệ thống BHXH, Đảng vàNhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến công tác thực hiện BHXH Hiện nay hệthống BHXH đang từng ngày hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ Trong đó đốitượng tham BHXH ngày được mở rộng hơn trước, với nhiều đối tượng làm việctrong các lĩnh vực khác nhau Vì thế công tác quản lý ngày càng phức tạp hơnđặc biệt là quản lý đối tượng tham gia BHXH Việc thực hiện quản lý đối tượng

có tốt thì hệ thống BHXH mới hoạt động tốt

Là một sinh viên khoa Bảo hiểm của trường Đại học Lao động xã hội

em nhận thấy vai trò của công tác quản lý đối tượng tham gia đối với hệ thốngBHXH là vô cùng quan trọng nên trong quá trình nghiên cứu Quản trị BHXH em đã

lựa chọn đề tài “Công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tại huyện Yên Dũng Tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2013-2015 “ làm đề tài nghiên cứu.

Nội dung bài tiểu luận gồm có 3 phần:

Chương 1: Khái quát chung về BHXH và công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Chương 2: Thực trạng quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tại huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2013-2015.

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng trong công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tại huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang.

Do kiến thức hiểu biết còn hạn hẹp, tài liệu tham khảo chưa phong phú

và thời gian làm bài chưa nhiều nên bài tiểu luận của em không tránh khỏinhững thiếu sót Mong thầy cô nhận xét và góp ý để bài tiểu luận của em đượchoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

Chương 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM

XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM

XÃ HỘI BẮT BUỘC

1.1 Một số lý luận chung về Bảo hiểm xã hội

1.1.1 Khái niệm Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội là một bộ phận cấu thành quan trọng của vấn đề an sinh

xã hội, là cơ chế chính trong hệ thống an sinh xã hội Vì thế, chính sách bảohiểm xã hội ở nước ta trước tiên là một trong các chính sách an sinh

xã hội

Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về BHXH, tuỳ theo góc độnghiên cứu, cách tiếp cận mà người ta đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau Cóthể xác định khái niệm bảo hiểm xã hội như sau:

Theo ILO: BHXH có thể hiểu khái quát là sự bảo vệ của xã hội đối vớicác thành viên của mình thông qua các biện pháp công cộng, nhằm chống lại cáckhó khăn về kinh tế, xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau,thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; đồng thờiđảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con

Theo nghĩa thông dụng ở nước ta, có thể hiểu BHXH là sự bảo đảm bùđắp một phần hoặc thay thế thu nhập của người lao động khi bị ốm đau, thai sản,tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết …trên cơ sở đóng góp và sử dụng một quyc tài chính tập trung, nhằm đảm bảo ổnđịnh đời sống cho họ và an toàn xã hội

1.1.2 Vai trò của Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội ra đời và phát triển đã ngày càng khẳng định được vai trò củamình trên nhiều phương diện khác nhau trong thực tế cuộc sống cũng như trong pháttriển kinh tế Có thể khái quát vai trò của BHXH trên các mặt sau:

Một là, BHXH góp phần ổn định đời sống của người lao động tham giaBHXH, những người lao động tham gia BHXH sẽ được thay thế hoặc bù đắpmột phần thu nhập khi họ bị suy giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc

Trang 7

làm, chết Nhờ có sự thay thế hoặc bù đắp thu nhập kịp thời mà người lao độngkhắc phục nhanh chóng được những tổn thất về vật chất, nhanh phục hồi sứckhỏe, ổn định cuộc sống để tiếp tục quá trình hoạt động bình thường.

Hai là, BHXH góp phần đảm bảo an toàn, ổn định cho toàn bộ nền kinh tế

xã hội Để phòng ngừa, hạn chế tổn thất, các đơn vị kinh tế phải đề ra những quyđịnh chặt chẽ về an toàn lao động buộc mọi người phải tuân thủ Khi rủi ro xảy

ra với người lao động, quỹ BHXH kịp thời hỗ trợ, tạo điều kiện để người laođộng nhanh chóng ổn định cuộc sống và sản xuất…Tất cả những yếu tố đó đãgóp phần quan trọng làm ổn định nền kinh tế xã hội

Ba là, BHXH làm tăng thêm mối quan hệ gắn bó giữa người lao động,người sử dụng lao động và Nhà nước Người lao động, người sử dụng lao động

và Nhà nước đều tham gia đóng góp vào quỹ BHXH, điều đó làm cho:

Người lao động có trách nhiệm hơn trong công việc, trong lao động sảnxuất Người sử dụng lao động tham gia đóng góp vào quỹ BHXH cho người laođộng được hưởng các chế độ cũng thấy rõ trách nhiệm của mình với người laođộng Nhà nước vừa tham gia đóng góp, vừa điều hành hoạt động BHXH, đảmbảo sự công bằng, bình đẳng cho mọi đối tượng thụ hưởng Điều đó làm tăngthêm mối quan hệ gắn bó giữa Nhà nước, người sử dụng lao động, người laođộng, góp phần ổn định nền kinh tế xã hội

Bốn là, BHXH góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công bằng xãhội Quỹ BHXH được sử dụng để chi trả các chế độ BHXH cho người lao động

và gia đình họ, phần nhàn rỗi được đầu tư vào các hoạt động sản xuất, kinhdoanh để bảo tồn và tăng trưởng quỹ Như vậy, xét trên cả phương diện chi trảcác chế độ BHXH cũng như đầu tư tăng trưởng quỹ, hoạt động của quỹ BHXHđều góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế Mặt khác, phân phối trong BHXH

là sự phân phối lại theo hướng có lợi cho những người có thu nhập thấp, là sựchuyển dịch thu nhập của những người khỏe mạnh, may mắn có việc làm ổnđịnh cho những người ốm yếu, gặp phải những biến cố rủi ro trong lao động sảnxuất và cuộc sống Vì vậy BHXH góp phần làm giảm bớt khoảng cách giữa

Trang 8

những người giàu và người nghèo, góp phần đảm bảo sự công bằng xã hội.

BHXH là trụ cột của hệ thống ASXH, góp phần điều tiết các chính sách,các chương trình ASXH của mỗi quốc gia Khi BHXH phát triển, số đối tươngtham gia và hưởng BHXH được mở rộng sẽ góp phần nâng cao đời sống củangười lao động nói riêng và dân cư nói chung, từ đó góp phần làm giảm số đốitượng thuộc diện hưởng các chính sách ASXH khác như ưu đãi xã hội, cứu trợ

xã hội và làm giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước

Sáu là, đối với Việt Nam ta BHXH trực tiếp thể hiện vai trò mục tiêu, lýtưởng, bản chất tốt đẹp của chế độ chính trị, xã hội mà Đảng, Nhà nước và nhândân ta đã và đang phấn đấu, xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh,

xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

1.2 Một số vấn đề về quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội

1.2.1 Đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội

1.2.1.1 Khái niệm đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội

Đối tượng tham gia BHXH là những người lao động và người sử dụng laođộng là công dân Việt Nam thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật BHXH, có tráchnhiệm tham gia đóng góp vào quỹ BHXH

1.2.1.2 Đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Việt Nam

NLĐ tham gia BHXHbắt buộc ở Việt Nam bao gồm :

NLĐ là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắtbuộc, bao gồm:

+ Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, hợp đồng laođộng xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định

có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữaNSDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy địnhcủa pháp luật về lao động;

+ Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03tháng;

+Cán bộ, công chức, viên chức;

Trang 9

+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác kháctrong tổ chức cơ yếu;

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩquan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dânphục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học đượchưởng sinh hoạt phí;

+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật ngườilao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã cóhưởng tiền lương;

+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.”

- Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:

+ Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp

+ Các công ty Nhà nước thành lập theo Luật doanh nghiệp Nhà nước đangtrong thời gian chuyển đổi thành Công ty TNHH hoặc Công ty Cổ phần theoLuật doanh nghiệp

+ Các cơ quan Nhà nước, đơn vụ sự nghiệp của Nhà nước

+ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị XH- nghềnghiệp, tổ chức XH – nghề nghiệp, tổ chức XH khác

+ Tổ chức, đơn vị hoạt động theo quy định của pháp luật

+ Cơ sở ngoài công lập hoạt động trong các lĩnh vực: giáo dục – đào tạo,

y tế, văn hóa,thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, xã hội, dân

số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em và các ngành sự nghiệp khác

+ Hợp tác xã, liên hiệp HTX thành lập, hoạt động theo Luật HTX

+ Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuêmướn, sử dụng và trả công cho NLĐ theo quy định của pháp luật LĐ

+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên

Trang 10

lãnh thổ Việt Nam sử dụng LĐ là người Việt Nam, trừ trường hợp Điều ướcquốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc đối với quân nhân,công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu, bao gồm:

+ Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếuChính phủ

+ Cơ quan, tổ chức khác sử dụng người làm công tác cơ yếu

+ Doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chínhphủ

1.2.2 Quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

1.2.2.1 Khái niệm quản lý đối tượng tham gia BHXH

-Khái niệm quản lý:

Quản lý là sự tác động có kế hoạch, sắp xếp có tổ chức, chỉ huy, điềukhiển, hướng dẫn, kiểm tra của chủ thể quản lý (cá nhân hay tổ chức) đối với cácquá trình xã hội và hoạt động của con người, để chúng phát triển phù hợp vớiquy luật, đạt tới mục đích đề ra của tổ chức và đúng với ý chí của nhà nước quản

lý với chi phí thấp nhất

- Khái niệm quản lý đối tượng tham gia BHXH

Quản lý đối tượng tham gia BHXH là sự tác động có kế hoạch, có tổ chứccủa cơ quan BHXH đối với quá trình tham gia BHXH của các đối tượng thôngqua việc quản lý danh sách tham gia, hồ sơ tham gia, sổ BHXH, mức lượng,tổng quỹ lương, mức đóng vào quỹ BHXH, nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa

vụ của các đối tượng tham gia theo luật định

1.2.2.2 Vai trò của quản lý đối tượng tham gia BHXH

- Làm cơ sở cho việc tổ chức hoạt độngthu BHXH,BHYT, Bảo hiểm thấtnghiệp đúng đối tượng, đủ số lượng theo đúng quy định của pháp luật vềBHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp và đúng thời gian quy định

- Là điều kiện đảm bảo quyền tham gia BHXH, BHYT, Bảo hiểm thấtnghiệp của người lao động, của đơn vị sử dụng lao động và của công dân theo

Trang 11

quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp.

- Góp phần khai thác triệt để đối tượng tham gia BHXH, BHYT, Bảohiểm thất nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu mở rộng pham vi “che phủ” củaBHXH, tiến tới thực hiện BHXH, BHYT cho mọi người vì an sinh và công bằng

xã hội theo chủ trương của Nhà nước

- Làm cơ sở giải quyết quyền lợi hưởng BHXH, BHYT, Bảo hiểm thấtnghiệp cho các đối tượng tham gia theo đúng quy định của Luật BHXH, BHYT,Bảo hiểm thất nghiệp

- Góp phần tích cực vào việc phòng ngừa, hạn chế những hành vi vi phạmphát luật về BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp của các tổ chức, cá nhân cóliên quan trong quá trình thực hiên phát luật về BHXH, BHYT, bảo hiểm thấtnghiệp

1.2.2.3 Công cụ quản lý đối tượng tham gia BHXH

- Cơ sở pháp lý:

Hệ thống pháp luật là công cụ cơ bản và quan trọng để thực hiện việcquản lý đối tượng tham gia BHXH Bởi lẽ, đối tượng tham gia BHXH thườngđược quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật

Hệ thống pháp luật mà các nhà quản trị có thể dựa vào đấy để quản lý đốitượng tham gia BHXH bao gồm: pháp luật về lao động, pháp luật về BHXH vàcác văn bản pháp luật khác liên quan, như: Luật doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã,Luật Sĩ quân quân đội nhân dân, Luật Sĩ quan Công an nhân dân…

- Thông qua hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH và các nhà quản trịBHXH làm việc trong từng cấp quản trị của hệ thống tổ chức BHXH từ trungương đến địa phương Một cơ cấu tổ chức bộ máy BHXHđược thiết kế khoahọc, có sự phân công, phân cấp hợp lý, cụ thể, rõ ràng, cùng với sự phối hợpnhịp nhàng, thống nhất sẽ là một trong những công cụ chính để thực hiện việcquản lý đối tượng tham gia BHXH

- Hồ sơ tham gia và thủ tục thực hiện:

Hồ sơ tham gia BHXH là những quy định về các loại văn bản giấy tờ cần

Trang 12

thiết và các thủ tục hành chính mà đối tượng tham gia BHXH phải thực hiện.Trong đó, quy định rõ hồ sơ tham gia đối với người lao động và người SDLĐ.Đây là một trong những công cụ không thể thiếu đối với bất kỳ một hệ thốngBHXH nào, cho dù BHXH nước phát triển cũng vậy.

- Công nghệ thông tin:

Khi xã hội phát triển, việc ứng dụng công nghệ thông tin váo công tácquản trị BHXH nói chung, quản lý đối tượng tham gia BHXH nói riêng là mộtviệc tất yếu Khi công nghệ thông tin được sử dụng làm công cụ quản lý đốitượng tham gia, thì các thủ tục hành chính được cải cách, hiệu quả quản trị của

tổ chức BHXH sẽ tốt hơn

- Các cơ quan, tổ chức hữu quan:

Hoạt động BHXH liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức Do đó, việc quảntrị đối tượng TG BHXH đòi hỏi cần có sự kết hợp giữa tổ chức BHXH với các

cơ quan, tổ chức hữu quan khác trong việc kiểm soát sự tuân thủ pháp luật củaNLĐ và NSDLĐ Các cơ quan hữu quan thường bao gồm: các cơ quan quản lýnhà nước về BHXH, các tổ chức đại diện người lao động và đại diện NSDLĐ,các cơ quan thanh tra BHXH, các cơ quan cấp phép thành lập đơn vị SDLĐhoặc các đơn vị cấp phép hoạt động, tổ chức ngân hàng, kho bạc…

1.2.3 Nội dung quản lý đối tượng tham gia BHXH

1.2.3.1 Đặc trưng của quản lý đối tượng tham gia BHXH

- Quản lý danh sách lao động tham gia BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc,bảo hiểm thất nghiệp trong từng đơn vị sử dụng lao động, danh sách điều chỉnhlao động, mức lương đóng BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc, bảo hiểm thấtnghiệp (trường hợp tăng, giảm lao động và mức đóng BHXH, BHYT, bảo hiểmthất nghiệp)

- Quản lý danh sách lao động tham gia BHXH tự nguyện, BHYT

tự nguyện

- Quản lý mức tiền lương, tiền công hoặc thu nhập làm căn cứ đóngBHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp Bảng kê khai mức tiền lương, tiền công

Trang 13

hoặc thu nhập làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp do đơn vị

sử dụng lao động, đơn vị quản lý đối tượng tham gia BHYT và người tham gialập theo mẫu quy định của BHXH Việt Nam

- Quản lý tổng quỹ tiền lương, tiền công hoặc thu nhập làm căn cứ đóngBHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp Bảng kê khai tổng quỹ tiền lương, tiềncông…do đơn vị quản lý đối tương tham gia lập theo mẫu quy định của BHXHViệt Nam

- Quản lý mức đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp của từng đơn vị

và từng người tham gia trên cơ sở danh sách tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểmthất nghiệp và bảng kê khai mức tiền lương, tiền công hoặc thu nhập làm căn cứđóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp do đơn vị sử dụng lao động, đơn vịquản lý đối tượng tham gia BHYT lập

- Cấp và quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT cho người tham gia BHXH vàhàng năm ghi bổ sung vào sổ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp theo các tiêuthức ghi trong sổ và quy định của pháp luật về BHXH

- Tổ chức thu BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp

1.2.3.2 Quy trình quản lý đối tượng tham gia BHXH

* Đăng ký tham gia Bảo hiểm xã hội

Thông thường việc đăng ký tham gia BHXH BB do Nhà nước quy địnhđến từng đơn vị SDLĐ, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết HĐLĐ, hợpđồng làm việc hoặc hợp động tuyển dụng Hồ sơ của từng NLĐ tham gia đượcngười SDLĐ nộp lên cơ quan BHXH

- Thủ tục đăng ký tham gia BHXH lần đầu

+ Người lao động: kê khai 03 bản “ Tờ khai tham gia BHXH, BHYT bắtbuộc” (Mẫu số 01-TBH) nộp cho NSDLĐ; trường hợp đã được cấp sổ BHXHthì không phải kê khai mà chỉ nộp sổ BHXH

+ Người sử dụng lao động: lập 02 bản “ Danh sách lao động tham giaBHXH, BHYT bắt buộc” ( Mẫu số 02a-TBH) và bản sao quyết định thành lậphoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giáy phép hoạt động; Trường

Trang 14

hợp NSDLĐ là cá nhân thì phải nộp bản hợp đồng lao động Trong thời hạnkhông quá 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyểndụng, NSDLĐ phải nộp toàn bộ hồ sơ theo quy định đã nêu trên và sổ BHXHcủa người lao động (nếu có) cho cơ quan BHXH.

+ Cơ quan BHXH

Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra số lượng, tính hợp pháp của các loại giáy tờ

Ký, đóng dấu vào “ Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT bắt buộc”(Mẫu số 02a – TBH), trong thời gian không quá 5 ngày làm việc kể từ ngàynhận đủ hồ sơ phải trả lại đơn vị 01 bản Danh sách để đơn vị thực hiện

- Trường hợp có biến động về lao động, tiền lương hoặc mức đóng BHXH, BHYT :

+ Tăng lao động: Lập 02 bản danh sách (mẫu số 02a - TBH) kê khaitrường hợp lao động tăng do tuyển dụng hoặc chuyển từ đơn vị khác đến, 03 tờkhai (mẫu 01 – TBH) kèm theo bản gốc các quyết định tuyển dụng hoặc hợpđồng lao động, bản sao giấy khai sinh của người lao động Đối với người laođộng từ nơi khác chuyển đến thì phải nộp bản ghi quá trình đóng BHXH,BHTN

+ Giảm lao động, điều chỉnh số tiền đóng BHXH bắt buộc, BHYT, bảohiểm thất nghiệp: Lập 02 bản danh sách điều chỉnh (mẫu số 03a – TBH) kèmtheo bản chính các Quyết định liên quan đến tuyển dụng, thôi việc, ngừngviệc… và các quyết định về tiền lương, tiền công hoặc hợp đồng lao động củaNLĐ

+ Cơ quan BHXH: Tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định hồ sơ, ký, đóng dấuvào danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT kịpthời cho NLĐ

* Đối chiếu hồ sơ tham gia:

Sau khi đã nhận đầy đủ hồ sơ tham gia của các đơn vi sử dụng lao độngnộp lên, bộ phận tiếp nhận và quản lý hồ sơ phân loại, chuyển hồ sơ cho các bộphận như sau:

Trang 15

- Chuyển cho bộ phận Thu danh sách lao động tham gia theo mẫu 02a – TBH.

- Chuyển cho bộ phận Cấp sổ thẻ toàn bộ hồ sơ cấp sổ BHXH còn lại

Bộ phận cấp sổ thẻ thẩm định tờ khai của người tham gia BHXH, nhậptoàn bộ thông tin trên tờ khai vào chương trinh SMS, nhập khoảng số sổ theodanh sách người lao động của đơn vị và ghi số sổ BHXH vào tờ khai của từngngười lao động

* Cấp sổ BHXH:

Sổ BHXH được cấp cho người tham gia BHXH để theo dõi việc đónghưởng các chế độ BHXH và là cơ sở để giải quyết các chế độ BHXH theo quyđịnh của luật BHXH Mấu số sổ BHXH là do tổ chức BHXH quy định.Sau khi

đã thẩm định xong, bộ phận cấp sổ thẻ thực hiện in Tổ chức BHXH có tráchnhiệm cấp sổ BHXH cho từng NLĐ trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhậnđược hồ sơ hợp lệ đối với từng người tham gia BHXH BB

* Quản lý sổ Bảo hiểm xã hội:

- Đối với NLĐ:

Người lao động chỉ trực tiếp quản lý sổ BHXH khi di chuyển từ đơn vịlàm việc này sang đơn vị làm việc khác hoặc chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làmviệc NLĐ có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản sổ BHXH, làm mất mát, hư hỏng,sửa chữa các nội dung thông tin trong sổ…

Khi ký hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mới thì NLĐ phải nộp sổBHXH cho người SDLĐ mới để tiếp tục theo dõi, ghi chép và thực hiện việc thunộp BHXH và giải quyết các chế độ BHXH

- Đối với người SDLĐ:

Người sử dụng lao động có trách nhiệm lưu giữ, bảo quản sổ BHXH trongphạm vi quản lý trong suốt quá trình NLĐ làm việc tại đơn vị Khi NLĐ chấmdứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc thì người SDLĐ phải giao lại sổ cho NLĐ

- Đối với cơ quan Bảo hiểm xã hội:

Phải mở sổ theo dõi trong quá trình tiếp nhận, cấp sổ BHXH cho NLĐ

Sổ bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển, bảo quản đều được lưu riêng và phải

Trang 16

có biên bản ghi rõ số lượng, hiện trạng, nguyên nhân.

Sổ bị các đối tượng tham gia làm hỏng trong quá trình quản lý, ghi chépphải nộp lại, lập bản kê khai theo dõi, báo cáo BHXH Việt Nam để xử lý

Sổ BHXH thu hồi để giải quyết chế độ chính sách cho NLĐ thì được lưucùng hồ sơ hưởng BHXH

Tổ chức quản lý danh sách NLĐ tham gia BHXH theo từng đơn vị SDLĐđược cấp sổ và tham gia BHXH trên địa bàn và phạm vi phụ trách Hàng quýbáo cáo danh sách người tăng giảm về cấp sổ để gửi cơ quan BHXH cấp trên

Cơ quan BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hàng tháng báocáo BHXH Việt Nam tổng số người đã được cấp sổ BHXH, danh sách NLĐtham gia BHXH, tổng quỹ tiền lương và mức phải đóng BHXH và báo cáo số đãthu BHXH

1.2.3.3 Một số nhân tố tác động đến công tác quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội

- Chính sách bảo hiểm xã hội:

Chính sách Bảo hiểm xã hội là một yếu tố không thể thiếu trong quá trìnhquản lý, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của công tác quản

lý nói chung và có vai trò quan trọng trong quản lý đối tượng tham gia BHXHnói riêng

Trong quá trình tổ chức, quản lý BHXH, các chế độ, chính sách BHXH,các văn bản pháp luật về BHXH là những công cụ cơ bản và quan trọng để thựchiện quản lý đối tượng tham gia BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT và có tácđộng trực tiếp đến đối tượng tham gia BHXH Thông qua các chính sáchBHXH, các đối tượng thể hiện được quyền lợi và nghĩa vụ của mình, đồng thờigiúp cho công tác quản lý đối tượng được dễ dàng, công bằng, minh bạch hơn

- Cơ cấu dân số:

Nếu một quốc gia có dân số già, tức là lực lượng lao động chiếm tỷ trọngthấp trong dân số sẽ dân đến tình trạng đối tượng tham gia BHXH cũng thấptheo Ngược lại, nếu một quốc gia có dân số trẻ thì lực lượng lao động cũng sẽ

Trang 17

tăng lên, cá nhiều người tham gia vào thị trường lao động, được ký kết hợp đồnglao động, là tăng số đối tượng tham gia BHXH.

Vì vậy, một quốc gia có dân số hay trẻ sẽ trực tiếp ảnh hưởng đền lượnglao động bị thất nghiệp Từ đó ảnh hưởng đến công tác quản lý đối tượng nóichung và công tác quản lý đối tượng thất nghiệp nói riêng

- Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người cao

và ổn định thì đời sống của người dân ở quốc gia đó cũng cao, tình hình sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn vì thế các chủ SDLĐ sẽsẵn sang tham gia BHXH cho NLĐ của doanh nghiệp mình Đây là điều kiệnquan trọng để cho NLĐ tham gia BHXH

- Nhận thức của người tham gia:

Nhận thức của người tham gia là yếu tố được quan tâm hàng đầu trongviệc triển khai và thực hiện chính sách BHXH cũng như công tác quản lý đốitượng tham gia Nếu cả NLĐ và người SDLĐ đều có nhận thức đúng đắn vềBHXH thì họ sẽ tích cực thực hiện đầy đủ quyền tham gia của mình

- Công tác thông tin tuyên truyền

Công tác thông tin tuyên truyền có vai trò to lớn trong việc nâng cao nhậnthức của người dân về vai trò của BHXH trong đời sống Nếu như thực hiện tốtcông tác này sẽ giúp cho đối tượng tham gia hiểu rõ về chế độ, chính sách theoquy định của pháp luật, làm thay đổi thái độ đối với công tác BHXH theo hướngtích cực, phù hợp với pháp luật

Bởi vậy, tuyên truyền giúp các đối tượng hiểu được lợi ích từ chính sáchnày sẽ khuyến khích các đối tượng tham gia nhiều hơn, chấp hành đúng các thủtục trong quá trình tham gia, giúp việc quản lý đối tượng tham gia được thựchiện tốt hơn

Trang 18

Chương 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH HUYỆN YÊN DŨNG TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2013-2015

2.1 Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH Huyện Yên Dũng

2.1.1 Sơ lược về huyện yên dũng và cơ quan BHXH huyện Yên Dũng 2.1.1.1 Vị trí địa lý huyện Yên Dũng

Yên dũng là một huyện nằm ở vùng miền núi và trung du tỉnh BắcGiang được bao bọc bởi 3 con sông là sông Cầu, sông Thương và sông LụcNam Huyện có diện tích tự nhiên là 19042km2 bao gồm 19 xã và 2 thị trấn PhíaBắc giáp thành phố Bắc Giang, huyện Lạng Giang; phía Đông giáp huyện LụcNam; phía Nam giáp với huyện Quế Võ (Bắc Ninh), huyên Chí Linh (hảiDương); phía Tây giáp huyện Việt Yên

Yên Dũng có nhiều lợi thế phát triển kinh tế - xã hội, được xác định là 1trong 4 huyện, thành phố trọng điểm của tỉnh trong quy hoạch tổng thể phát triểnkinh tế - xã đến năm 2020 Cùng với sự nghiệp phát triển đất nước, huyện YênDũng đã phát huy được vai trò tiên phong là hạt nhân thúc đẩy sự phát triển kinh

tế xã hội của tỉnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt cao, công nghiệp, dịch vụ pháttriển mạnh; bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, đời sóng nhân dân từng bướcđược cải thiện

2.1.1.2 Sơ lược về BHXH huyện Yên Dũng

BHXH huyện Yên Dũng là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh Bắc Giang đặttại tiêu khu 4 thị trấn Neo, có chức năng giúp giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thựchiện chế độ chính sách BHXH, bảo hiểm y tế, quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện theo phân cấp quản lý của BHXHViệt Nam và quy định của pháp luật

BHXH huyện Yên Dũng chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của giám đốcBHXH tỉnh Bắc Giang và chịu sự quản lý hành chính Nhà nước của Uỷ bannhân dân huyện Yên Dũng

Trang 19

BHXH huyện Yên Dũng có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản vàtrụ sở riêng.

- Nhiệm vụ và quyền hạn của Bảo hiểm xã hội huyện:

+ Xây dựng, trình giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh kế hoạch phát triển Bảohiểm xã hội huyện dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm; tổchức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt

+ Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ,chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức khai thác, đăng

ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm

y tế theo phân cấp

+ Tổ chức cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những ngườitham gia bảo hiểm theo phân cấp

+ Tổ chức thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với các

tổ chức và cá nhân theo phân cấp

+ Hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các chế độ bảo hiểm

xã hội, bảo hiểm y tế theo phân cấp

+ Tổ chức chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo phâncấp; từ chối việc đóng hoặc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tếkhông đúng quy định

+ Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí và tài sản theo phân cấp

+ Tổ chức ký hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện,

tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp; giám sát thực, hiện hợp đồng và

giám sát việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, bảo vệ quyền lợi người có thẻbảo hiểm y tế và chống lam dụng quỹ bảo hiểm y tế

+ Tổ chúc ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân làm đại lý do ủy ban nhândân xã, phường, thị trấn giới thiệu và bảo lãnh để thực hiện chế độ, chính sáchbảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ở xã, phường, thị trấn theo chỉ đạo, hướng dẫncủa Bảo hiểm xã hội tỉnh

+ Kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện

Trang 20

chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức, cá nhântham gia bảo hiểm, cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của phápluật.

+ Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉđạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội tỉnh; tổ chức bộ phận tiếp nhận, trả kết quảgiải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo cơ chế ''một cửa'' tại cơquan Bảo hiểm xã hội huyện

+ Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ các đối tượng tham gia và hưởng các chế

độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định

+ Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho các tổchức và cá nhân tham gia bảo hiểm

+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xãhội ở huyện, với các tổ chúc, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đểgiải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xãhội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật

+ Đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm

tra các tổ chúc và cá nhân trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

+ Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởngcác chế dộ bảo hiểm, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế khi tổchức, cá nhân tham gia bảo hiểm hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu Cung cấp đầy

đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền

+ Quản lý và sử dụng công chức, viên chúc, tài chính, tài sản của Bảohiểm xã hội huyện

+ Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định.

Trang 21

- Sơ đồ hệ thống bộ máy tổ chức BHXH huyện Yên Dũng

Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban tại BHXH huyện Tiên Du được quyđịnh cụ thể như sau:

- Giám đốc: Là người đứng đầu cơ quan BHXH huyện, trực tiếp quản lý,điều hành, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước giám đốc BHXH tỉnh vềcông tác BHXH của huyện Giám đốc trực tiếp phụ trách công tác thu, quản lý

sổ BHXH, thẻ BHYT, kế hoạch tài chính, tổ chức cán bộ, công tác kiểm tra,công tác tuyên truyền và công tác Đảng, đoàn thể Ký các báo cáo có liên quanđến công tác mình phụ trách

- Phó giám đốc: Trực tiếp quản lý, điều hành, phụ trách cơ quan khi giámđốc vắng mặt Được ủy quyền ký, giải quyết một số vấn đề thuộc thẩm quyềncủa giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về những việc đã ký và giảiquyết

- Phòng thu:

+ Tổ chức thu BHXH của các đối tượng tham gia trên địa bàn huyện.+ Xây dựng kế hoạch thu BHXH theo tháng, quý, năm Báocáo lênBHXH tỉnh Bắc Ninh theo quy định tháng, quý, năm hoặc đột xuất

Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng tiếp nhận

Phòng chế độ, chính sách

Trang 22

+ Tổ chức nhiệm vụ khai thác mở rộng chỉ tiêu đối tượng tham gia.

+ Theo dõi sự biến động và xác nhận thời gian đóng, mức đóng BHXHcho người lao động

- Phòng kế toán: Bộ phận này cung cấp thông tin cho Giám đốc về kinh

tế, tổ chức hạch toán tất cả các nghiệp vụ xảy ra trong đơn vị, những quy địnhcủa đơn vị về công tác quản lý tài chính Tổng hợp quyết toán tháng, quý, năm

và các loại báo cáo có liên quan đến phòng kế hoạch tài chính BHXH tỉnh theoquy định

- Phòng tiếp nhận hồ sơ: Quản lý lưu trữ hồ sơ các loại cho từng đốitượng BHXH Đồng thời cung cấp hồ sơ, tài liệu cho phòng kế toán để thực hiệnchi trả cho đối tượng và giải quyết các chính sách…

- Phòng cấp sổ, thẻ: Bộ phận này cấp sổ, thẻ BHXH, BHYT kịp thời choNLĐ theo đúng quy định, nhận thẻ BHYT từ tỉnh cấp phát cho các đối tượng cóthẻ BHYT qua xã hoặc chủ sử dụng lao động, đổi, sửa thẻ cho các trường hợpphát sinh

- Phòng chế độ, chính sách: Giúp BHXH huyện giải quyết các chế độBHXH, BHTN; đồng thời quản lý các đối tượng hưởng các chế độ theo quy địnhcủa pháp luật

2.1.2.1 Quản lý số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc

Đối tượng tham gia BHXH được hiểu là các cá nhân và tổ chức có lợi ích

và nghĩa vụ liên quan đến quỹ BHXH, thuộc phạm vi điều chỉnh và thực hiệnchính sách, chế độ BHXH Đó cũng là đối tượng có nghĩa vụ đóng góp vào quỹ

Trang 23

BHXH theo luật định, đồng thời được thụ hưởng quyền lợi từ quỹ BHXH theochế độ của Nhà nước và pháp luật Một trong những mục tiêu của huyện YênDũng là quản lý được các đối tượng tham gia BHXH phù hợp với chức năng,nhiệm vụ mà BHXH tỉnh Bắc Giang giao phó Ta có bảng số liệu về tình hình sốđơn vị tham gia BHXH bắt buộc giai đoạn 2013-2015như sau:

Bảng 1: Số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc (2013-2015)

Số ĐVTG

Số ĐVthuộcdiệnTG

Số ĐVTG

Số ĐVthuộcdiện TG

Số ĐVTG

Ngày đăng: 18/01/2018, 09:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w