1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đổi mới tổ chức và hoạt động của hội liên hiệp phụ nữ ở hải dương hiện nay

115 385 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 660 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam là tổ chức chính trị xã hội tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ Việt Nam, là một thành tố trong hệ thống chính trị của nước ta hiện nay. Hội LHPN Việt Nam, trong đó có Hội LHPN Hải Dương, ngày càng thực hiện đúng đắn và đầy đủ hơn chức năng và nhiệm vụ của mình với tính cách là thành tố của hệ thống chính trị (HTCT) và góp phần to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới đất nước hiện nay, tổ chức và hoạt động của Hội LHPN Việt Nam, trong đó có Hội LHPN Hải Dương, vẫn gặp nhiều lúng túng và bất cập, chưa thực hiện hết, đúng và đủ chức năng và nhiệm vụ của mình trong HTCT. Trong tổ chức, còn nhiều cồng kềnh và mang tính hành chính; trong hoạt động còn nhiều khó khăn và mang tính hình thức; trong các mối quan hệ với tổ chức Đảng, Chính quyền, Mặt trận và các Tổ chức chính trị xã hội khác còn nhiều chồng chéo, chồng lấn. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội LHPN Việt Nam, trong đó có Hội LHPN Hải Dương, là một trong những nội dung và nhiệm vụ của đổi mới HTCT, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới ở nước ta. Với lý do trên, tôi chọn đề tài: “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ ở Hải Dương hiện nay” làm Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học của mình.

Trang 1

Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI

LIÊN HIỆP PHỤ NỮ Ở HẢI DƯƠNG HIỆN NAY 272.1 Khái quát về tình hình Hải Dương hiện nay 272.2 Khái quát về phụ nữ và tổ chức phụ nữ ở Hải Dương hiện nay 362.3 Khái quát về hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ ở Hải Dương

Chương 3: NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TỔ

CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ Ở

3.1 Những quan điểm đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội Liên

3.2 Những giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội Liên

Trang 2

Hội đồng nhân dân HĐND

Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ UBQG VSTBCPN

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội tậphợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ Việt Nam, là một thành tố trong hệ thốngchính trị của nước ta hiện nay Hội LHPN Việt Nam, trong đó có Hội LHPNHải Dương, ngày càng thực hiện đúng đắn và đầy đủ hơn chức năng và nhiệm

vụ của mình với tính cách là thành tố của hệ thống chính trị (HTCT) và gópphần to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới đất nước hiện nay, tổ chức và hoạtđộng của Hội LHPN Việt Nam, trong đó có Hội LHPN Hải Dương, vẫn gặpnhiều lúng túng và bất cập, chưa thực hiện hết, đúng và đủ chức năng vànhiệm vụ của mình trong HTCT Trong tổ chức, còn nhiều cồng kềnh vàmang tính hành chính; trong hoạt động còn nhiều khó khăn và mang tính hìnhthức; trong các mối quan hệ với tổ chức Đảng, Chính quyền, Mặt trận và các

Tổ chức chính trị - xã hội khác còn nhiều chồng chéo, chồng lấn

Đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội LHPN Việt Nam, trong đó có HộiLHPN Hải Dương, là một trong những nội dung và nhiệm vụ của đổi mớiHTCT, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới ở nước ta

Với lý do trên, tôi chọn đề tài: “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội

Liên hiệp phụ nữ ở Hải Dương hiện nay” làm Luận văn Thạc sĩ chuyên

ngành Chính trị học của mình

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về phụ nữ, phong trào phụ

nữ, tổ chức phụ nữ, Hội Liên hiệp phụ nữ ở Việt Nam nói chung và đổi mới tổchức cũng như hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ ở Việt Nam nói riêng

Có thể nêu một số sách và công trình nghiên cứu đã công bố như:

Trang 4

Chủ nghĩa Mác về vấn đề giải phóng phụ nữ, Nhà xuất bản (Nxb) Phụ

nữ, Hà Nội 1977 Nguyễn Thị Thập: Lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam, tập

1, 2, Nxb Phụ nữ, HN, 1981 Lê Thị Nhâm: Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1987 Bác Hồ với phong trào phụ nữ Việt Nam, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1990 Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hai mươi năm, một chặng đường phát triển của phụ nữ Việt Nam (1975-1995), Nxb Phụ nữ,

Hà Nội, 1996 Nguyễn Thị Mão: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ

nữ và xây dựng đội ngũ cán bộ”, Tạp chí Xây dựng Đảng, tháng 10/1996 Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hải Dương: “Lịch sử truyền thống cách mạng phụ nữ Hải Dương giai đoạn 1930-1975”, năm 2000 Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hải Dương: “Lịch sử phong trào phụ nữ tỉnh Hải Dương giai đoạn 1976-2000”, năm 2003 Đảng đoàn Hội LHPN Việt Nam: Mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với Hội LHPN VN - Thực trạng và những giải pháp đổi mới, Chuyên đề

số VI tháng 12/2004 Trịnh Xuân Giới, Nâng cao vị trí vai trò chính trị về năng lực hoạt động của Hội LHPN Việt Nam Hà Nội, năm 2004 Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng phụ nữ, Nxb Thông tấn, Hà Nội, 2005.

Có thể nêu một số luận văn, luận án khoa học đã công bố như:

Đặng Thị Lương: Hồ Chí Minh với vấn đề giải phóng phụ nữ trong cách mạng Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia

Hồ Chí Minh, năm 1993 Đào Tố Uyên: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ vào hoạt động thực tiễn của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Luận văn Cử nhân Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2003 Trương Thị Phúc: Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền bình đẳng của phụ nữ với việc thực hiện trong thời kỳ đổi mới,

Luận văn thạc sĩ Hồ Chí Minh học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,

năm 2006 Trần Thị Lan: Sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội LHPN Việt

Trang 5

Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Xây dựng Đảng, Học

viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2006

Các bài viết trên đây ở các phạm vi, góc độ khác nhau đều đề cập đến vaitrò của phụ nữ Việt Nam, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với Hội LHPNViệt Nam, công tác vận động phụ nữ, hoạt động của Hội v.v Tuy nhiên, chođến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về đổi mới tổ chức vàhoạt động của Hội LHPN nói chung và Hội LHPN ở tỉnh Hải Dương nói riêng

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

Nghiên cứu tổ chức và hoạt động của Hội LHPN Hải Dương trong thời

kỳ đổi mới, từ góc độ Chính trị học - Hội LHPN với tích cách một yếu tố cấuthành của hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Trang 6

Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về phụ nữ, tổchức và hoạt động của Hội LHPN.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng tổng hợp các phương phápphân tích và tổng hợp, tổng kết thực tiễn, so sánh, phương pháp thống kê, v.v

6 Đóng góp của luận văn

Nêu lên một số luận chứng khoa học về lý luận và thực tiễn cho việc xâydựng và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phụ nữ;những quan điểm và giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội LHPNnói chung và ở Hải Dương nói riêng trong thời kỳ đổi mới hiện nay

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảngdạy, học tập về Hội LHPN ở các Trường Chính trị tỉnh, các Trung tâm Bồidưỡng chính trị cấp huyện và Hội LHPN cấp tỉnh

Góp phần hoàn thiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vềphụ nữ; đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội LHPN nói chung và ở HảiDương nói riêng

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn gồm 3 chương, 7 tiết

Chương 1: Một số cơ sở lý luận và thực tiễn về phụ nữ và tổ chức phụ nữ

hiện nay

Chương 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội LHPN ở Hải Dương

hiện nay

Chương 3: Những quan điểm và giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của

Hội LHPN ở Hải Dương hiện nay

Trang 8

Chương 1 MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VỀ PHỤ NỮ VÀ TỔ CHỨC PHỤ NỮ HIỆN NAY

1.1 MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHỤ NỮ VÀ TỔ CHỨC PHỤ NỮ HIỆN NAY 1.1.1 Một số lý thuyết về phụ nữ và tổ chức phụ nữ hiện nay

1.1.1.1 Một số lý thuyết ngoài mỏc - xít về phụ nữ và tổ chức phụ nữ

a) Lý thuyết nữ quyền tự do:

Lý thuyết về phụ nữ ở đây là các quan điểm về phụ nữ và những biệnpháp để đạt được công bằng xó hội cho phụ nữ Lý thuyết về phụ nữ, chủ yếu

là lý thuyết về nữ quyền, quan tõm nhất tới mục đích đưa ra những tiếng nói

và đóng góp của phụ nữ trong xó hội

Trong lịch sử, hoạt động nữ quyền song hành với các sự kiện giải phóng

xó hội - cỏc cuộc cách mạng tư sản ở Phương Tây, nhất là ở Mỹ và Pháp thế

kỷ XVIII; các phong trào bói nụ ở những năm đầu thế kỷ XIX; các cuộc vậnđộng cho quyền bầu cử của phụ nữ cuối thế kỷ XIX; và các phong trào dânquyền những năm 60 - 70 của thế kỷ XX ở phương Tây Những chuyển động

lịch sử của nữ quyền cũn được gọi là sóng nữ quyền Sóng nữ quyền thứ nhất

bao gồm Công ước quyền của phụ nữ đầu tiên được tổ chức tại Seneca Falls,New York (Mỹ) năm 1848 và thông qua các Tu chính án 19, trong đó chophép phụ nữ quyền bỏ phiếu vào năm 1920, đặc trưng bởi cuộc đấu tranh củaphụ nữ đối với quyền chính trị Sóng nữ quyền thứ hai vào những năm 1960

và 1970 Sóng nữ quyền thứ ba của ngày hôm nay nhấn mạnh một loạt cácvấn đề, bao gồm sự tăng trưởng của các tổ chức nữ quyền và các ấn phẩm vàcon số ngày càng tăng của quyền phụ nữ trong chính phủ, trong hệ thống giáodục và các ngành nghề khác

Nguồn gốc tư tưởng của Lý thuyết nữ quyền tự do là triết học về tự dothế kỷ XVI - XVII ở Phương Tây, trong đó khẳng định niềm tin và sự tôn

Trang 9

trọng vào tư tưởng bỡnh đẳng và tự do Mọi cá nhân trong xó hội đều có tiềmnăng trở thành người tư duy duy lý và sự bỡnh đẳng giữa người với người đềuđược xem xét theo tinh thần duy lý Khái niệm “tự do” được hiểu là mọingười được “quản lý” chỉ với sự đồng ý của chính họ và trong phạm vi giớihạn nhất định, trong đó chính phủ chỉ được điều tiết lĩnh vực công cộng vàkhông thể hoặc chỉ được phép điều tiết lĩnh vực riêng tư một cách hạn chế.

Đó là do ngay từ thời kỳ Phục Hưng thế kỷ thứ XVI - XVII chủ nghĩa tư bảnbắt đầu được thiết lập, giai cấp tư sản luôn đề cao sự tự do nhằm phục vụ lợiích của họ Những người khởi xướng cho thuyết này là những người phụ nữ

da trắng thuộc tầng trung và thượng lưu trong xó hội, có điều kiện tiếp cận với

tư tưởng tự do từ rất sớm Tư tưởng chủ đạo của lý thuyết nữ quyền tự do làcỏc vấn đề quyền tự do, bỡnh đẳng, bản chất con người, công bằng cơ hội,vấn đề cơ chế thể chế, ranh giới sự phân chia giữa lĩnh vực công cộng vàriêng tư

Quan điểm chính của Lý thuyết nữ quyền tự do cho rằng sự bị trị của phụ

nữ là do những ràng buộc của tập quỏn và phỏp lý Trong xó hội tồn tại quanniệm sai lầm cho rằng do bản chất của mỡnh mà phụ nữ kém năng lực hơnnam giới về trí tuệ và thể chất; xó hội cần ngăn cản phụ nữ tham gia và thànhcông trong công việc công cộng Do vậy, Lý thuyết nữ quyền tự do tranh luận

và vận động xó hội đảm bảo cho quyền tự do về chính trị, kinh tế của phụ nữ.Những khác biệt sinh học giữa hai giới không liên quan đến việc đảm bảoquyền tự do chính trị của phụ nữ Nguyên nhân của việc phụ nữ dường nhưthấp kém về trí tuệ chủ yếu là do điều kiện giáo dục thấp kém và là kết quảcủa bất bỡnh đẳng hơn là nguyên nhân của bất bỡnh đẳng do vai trũ của giỏodục trong việc thay đổi định kiến, lý thuyết này cũn chỳ ý làm sỏng tỏ đặc điểm

và ranh giới phân chia giữa lĩnh vực đời sống công cộng và riêng tư, các quyềnriêng tư của phụ nữ ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của họ và quan hệ bỡnhđẳng nam nữ Chú ý vấn đề vai trũ và quan hệ ở hộ gia đỡnh với những vấn đề

Trang 10

nội bộ của phụ nữ, trẻ em gái tại bối cảnh gia đỡnh; nghiờn cứu hoàn thiện cỏcbiện phỏp phỏp lý qui định điều chỉnh đời sống nhằm bảo vệ phúc lợi, sự an toànphụ nữ Theo đuổi cam kết bảo vệ tồn tại ranh giới riêng tư của phụ nữ.

Về bản chất con người, Lý thuyết nữ quyền tự do phê phán sự phân biệtđối xử giới tính trong xó hội Nú cho rằng con người được nhỡn nhận với tưcách là chủ thể tư duy duy lý cơ bản, giới tính chỉ là một đặc điểm ngẫunhiên Giới tính chỉ được tính đến khi liên quan đến khả năng cá nhân đó thựchiện một nhiệm vụ, một công việc đặc biệt hoặc chiếm lợi thế của cơ hội mớinào đó đang mở ra Do vậy, phụ nữ là một nhóm giới tính thường không đượctạo tự do và bỡnh đẳng như nam giới; cần đảm bảo công bằng về cơ hội cho

cả nam và nữ, không phân biệt nam nữ Ở nhiều xó hội hiện nay, khung phỏp

lý về bỡnh đẳng giới được cải thiện nhiều, song sự phân biệt này vẫn tồn tạidai dẳng trong các thiết chế phi chính thức về ranh giới lĩnh vực công cộng -riêng tư và sự phụ thuộc của phụ nữ, các tư tưởng tự do kinh điển phõn chiarạch rũi giữa lĩnh vực cụng cộng (chớnh trị, nhà nước) và riêng tư (gia đỡnh,mang tớnh ụn hoà, chức năng nuôi, dạy trẻ em)

Lý thuyết nữ quyền tự do phê phán sự phân chia tách biệt giữa 2 lĩnh vựcnày, cho rằng đó là cứng nhắc, giáo điều, là nguyên nhân dẫn đến hoặc duytrỡ sự bất lợi về văn hóa đối với phụ nữ.Về lý luận, quan điểm nữ quyền tự dotập trung nghiên cứu và xem xét đặc điểm cấu trúc xó hội chịu “ảnh hưởnggiới”, sự hạn chế của việc phân chia, tách biệt không gian hoạt động theotruyền thống (lĩnh vực công cộng và riêng tư), sự ảnh hưởng phân công laođộng theo giới tính và phân cực, tách biệt giữa 2 lĩnh vực công cộng và riêng

tư đối với phụ nữ, thu hút cộng đồng tham gia đối thoại rộng rói và dõn chủ

về những vấn đề nêu trên Nghiên cứu, xem xét lại quan niệm truyền thống vềlĩnh vực công cộng, riêng tư; đề xuất những điều chỉnh cần thiết nhằm thayđổi nhận thức và nâng cao năng lực lập pháp, góp phần đáp ứng tốt hơn cácquan tâm, nhu cầu của phụ nữ, hướng tới xây dựng mô hỡnh đáp ứng nhu cầu

Trang 11

thực tiễn hợp lý, trong đó quan tâm lợi ích đối với cá nhân - quyền con ngườicủa phụ nữ và nhà nước

Tuy nhiên, Lý thuyết nữ quyền tự do cũng có những hạn chế nhất định.Xuất phát điểm là quan điểm của phụ nữ trung lưu (da trắng, có học vấn) nêntrước hết nó phản ánh quan điểm lợi ích, kinh nghiệm của nhóm này hơn làmục tiêu bao quát và rộng mở nhằm hướng tới giải quyết căn bản sự áp bứccủa mọi phụ ở các tầng lớp khác Chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề tạoquyền cũng như vấn đề thái độ và vị thế của phụ nữ; chưa chú ý đầy đủ hoặcthách thức lại những cơ chế duy trỡ tập tục truyền thống Cú xu hướng tiếpnhận các giá trị nam giới như là những giá trị nhân loại được áp dụng chungcho cả 2 giới Quá nhấn mạnh vào tầm quan trọng của tự do cá nhân so vớicái tốt chung cho mọi người Ca ngợi chủ nghĩa nhân đạo trung lập về mặtgiới mà coi nhẹ thuyết nữ quyền có quan tâm đến vấn đề giới

b) Lý thuyết nữ quyền cấp tiến:

Các hệ tư tưởng của phong trào nữ quyền cực đoan ở Mỹ phát triển như

là một thành phần của phong trào giải phóng phụ nữ đó là do ảnh hưởng củaphong trào quyền dân sự đó đạt được trong những năm 1960 và rất nhiềunhững người phụ nữ đó cú kinh nghiệm trước đó với kháng nghị sự trongcuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc Họ đó nờu lờn nguyờn nhõn gõy ra

tệ phân biệt phụ nữ và ủng hộ nhiều vấn đề phụ nữ - phỏ thai, bỡnh đẳng vềquyền, tiếp cận tín dụng và trả tiền bằng nhau

Tuy nhiên, đa số phụ nữ da màu đó khụng tham gia phong trào nữ quyềncực đoan bởi nó không giải quyết được nhiều vấn đề liên quan đến nhữngngười từ một nền tảng giai cấp công nhân, trong đó họ đó là một phần khỏlớn Tại Mỹ nữ quyền cấp tiến phát triển như là một phản ứng cho một sốthiếu sót nhận thức của cả hai tổ chức mới, chẳng hạn như các sinh viên chomột xó hội dân chủ và các tổ chức nữ quyền tự do Ban đầu tập trung chủ yếu

ở các thành phố lớn như New York, Chicago, Boston, Washington DC, v.v

Trang 12

Nhóm nữ quyền cực đoan lan truyền nhanh chóng trên khắp nước Mỹ trongnhững năm 1968 - 1972 Tại Anh, nữ quyền phát triển trong các cuộc thảoluận trong cộng đồng dựa trên căn bản của các tổ chức phụ nữ và các cuộc thảoluận của phụ nữ Những năm 1970, quyền phụ nữ Anh chia thành hai trườngphái tư tưởng lớn là chủ nghĩa xó hội và chủ nghĩa cấp tiến Năm 1977, mộtphân chia xảy ra, một nhóm thứ ba - nhóm "cách mạng nữ quyền" xuất hiện.

c) Lý thuyết bất bỡnh đẳng giới:

Các quan điểm khác biệt giới tính sẽ trả lời câu hỏi này bằng cách kiểmtra xem vị trớ, kinh nghiệm và tỡnh huống xó hội của phụ nữ khỏc như thếnào so với nam giới “Văn hóa bênh vực phụ nữ” tỡm đến các giá trị khácnhau liên kết với phái nữ và nữ tính (ví dụ: chăm sóc, hợp tác và hũa bỡnh)như là một lý do tại sao người đàn ông và phụ nữ trải nghiệm thế giới xó hộikhỏc nhau Cỏc nhà lý thuyết nữ quyền khỏc tin rằng phụ nữ và nam giớiđược phân công các vai trũ khỏc nhau trong một tổ chức sẽ tốt hơn để giảithích sự khác biệt giới tính, tỡnh dục bao gồm sự phõn chia lao động trong giađỡnh và ngoài xó hội Một số quyền của phụ nữ được nhỡn thấy sự khỏc biệtrất rừ bởi chế độ gia trưởng hay phân biệt đối xử, mặc dù sự khác biệt nữquyền biện luận cho sự chấp nhận những khác biệt giới tính

Lý thuyết bất bỡnh đẳng giới xem xét để trả lời câu hỏi "Điều gỡ về phụnữ?" bằng cỏch nhận ra rằng vị trớ, kinh nghiệm và tỡnh huống xó hội giữa phụ

nữ và nam giới khụng cú sự khỏc nhau nhưng cũng không có bỡnh đẳng giữaphụ nữ và nam giới Một số quan điểm bênh vực phụ nữ cho rằng phụ nữ có khảnăng như nam giới, nhưng do chế độ gia trưởng, đặc biệt là khuôn mẫu định kiếngiới của phân công lao động Phụ nữ đó bị cụ lập để đảm bảo các nhu cầu tưnhân của hộ gia đỡnh do đó phụ nữ không có một tiếng nói trong lĩnh vực côngcộng hay xó hội Ngay cả sau khi phụ nữ bước vào lĩnh vực công cộng, xó hội

họ vẫn cũn phải đảm nhận việc các công việc chăm sóc gia đỡnh và nuụi con

d) Lý thuyết về sự đàn áp giới:

Trang 13

Lý thuyết về sự đàn áp giới đi xa hơn lý thuyết về sự khỏc biệt giới tớnh

và bất bỡnh đẳng giới bằng cách cho rằng không chỉ là phụ nữ khác nhauhoặc bất bỡnh đẳng với nam giới, nhưng họ đang bị áp bức, phụ thuộc và thậmchí bị lạm dụng bởi người đàn ông Sức mạnh là biến quan trọng trong hai giảthuyết chính của sự đàn áp giới - tõm lý nữ quyền và nữ quyền cực đoan Tâmhọc bênh vực phụ nữ cố gắng để giải thích mối quan hệ quyền lực giữa nam giới

và phụ nữ bởi lý thuyết của Freud của tiềm thức và vụ thức, cảm xỳc của conngười, và phát triển ở trẻ em Họ cảm thấy rằng ý thức tớnh toỏn có thể khônghoàn toàn giải thích sự sản xuất và sinh sản của chế độ gia trưởng Vớ dụ, sự sợhói vụ thức mà người đàn ông có tỷ lệ tử vong đối với riêng của họ có thể lý giảicho lý do tại sao người đàn ông được định hướng để kiểm soát phụ nữ Họ xácđịnh bạo lực thể chất như là tại chế độ gia trưởng, nhưng họ nghĩ rằng chế độ giatrưởng có thể bị đánh bại nếu phụ nữ biết nhận ra giá trị riêng và sức mạnh của

họ, thiết lập một liên kết của niềm tin với các phụ nữ khác, đối đầu với sự đàn ápnghiêm trọng và hỡnh thành mạng lưới nữ ly trong lĩnh vực công và tư

đ) Lý thuyết kết cấu thỉnh nguyện:

Lý thuyết kết cấu thỉnh nguyện cho rằng sự đàn áp của phụ nữ áp bức vàbất bỡnh đẳng là kết quả của chủ nghĩa tư bản, chế độ gia trưởng và phân biệtchủng tộc nữ quyền xó hội chủ nghĩa kết hợp chỉ người theo chủ nghĩa đó,lớp phân tích với nữ quyền phản đối xó hội trong một cố gắng trả lời cõu hỏi

"Điều gỡ về phụ nữ?" Họ đồng ý với Mác và Ăng-ghen rằng giai cấp côngnhân được khai thác như một hệ quả của chế độ tư bản của sản xuất, nhưng họtỡm cỏch mở rộng khai thỏc này khụng chỉ để học mà cũn để giới cỏc nhà lýthuyết Tỡm cỏch giải thớch sự ỏp bức và bất bỡnh đẳng trên một loạt cácbiến, bao gồm cả lớp học, giới tính, chủng tộc, sắc tộc, và tuổi tác Họ làmcho cỏi nhỡn sõu sắc quan trọng là khụng phải tất cả những kinh nghiệm ỏpbức phụ nữ trong cùng một cách Phụ nữ da trắng và phụ nữ da đen, ví dụ, đốimặt với nhiều hỡnh thức phõn biệt đối xử tại nơi làm việc Do đó, các nhóm

Trang 14

khác nhau của phụ nữ đến để xem thế giới qua một quan điểm chung của

“tính phổ biến không đồng nhất”

1.1.1.2 Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về phụ nữ và tổ chức phụ nữ

Các nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học đã chỉ rõ chỉ có cáchmạng vô sản là cuộc cách mạng xoá bỏ tận gốc chế độ bóc lột, xây dựng chế

độ xã hội mới, tự do, bình đẳng Đồng thời chỉ ra biện pháp giải phóng phụ nữnhằm động viên lực lượng lao động nữ tham gia vào lực lượng cách mạng.Ăng-ghen khẳng định, sự nghiệp giải phóng phụ nữ, quyền bình đẳng giữanam và nữ đều không thể có được chừng nào mà phụ nữ vẫn bị gạt ra sản xuất

xã hội và còn phải bị bó hẹp trong công việc riêng tư của gia đình Chỉ có thểgiải phóng người phụ nữ khi người phụ nữ có thể tham gia sản xuất trên mộtquy mô xã hội rộng lớn và chỉ phải làm công việc trong nhà rất ít

Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng nguyên nhân kinh tế của bất bình đẳngnam nữ mà biểu hiện đầu tiên là sự áp bức của đàn ông với đàn bà, từ đó lên

án, phê phán quan điểm phong kiến và tư sản đối với phụ nữ, đồng thời cũngkhẳng định sự nghiệp giải phóng phụ nữ là một quá trình gắn liền với thắng lợicủa CNXH và chủ nghĩa cộng sản và những điều kiện để giải phóng phụ nữ là

sự phát triển của nền đại công nghiệp hiện đại cùng với sự nghiệp giải phónggiai cấp công nhân Đưa phụ nữ tham gia lao động sản xuất, có khả năng độclập về kinh tế, có đóng góp về kinh tế chung trong gia đình và xã hội Phụ nữbiết làm việc nước, tham gia các hoạt động xã hội và trực tiếp tham gia quản lýnhà nước Những điều kiện trên có mối quan hệ hữu cơ với nhau để phụ nữ cóthể thoát khỏi mọi áp bức, tự giải phóng mình và ngày càng khẳng định rõ hơnvai trò của mình trong việc tham gia vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đấtnước

Chủ nghĩa Mác-Lênin, với học thuyết cách mạng và khoa học, đứng trênquan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử đã tìm

Trang 15

ra nguồn gốc của sự bất bình đẳng nam nữ, thấy được lực lượng và điều kiện

cụ thể cùng với những biện pháp để giải phóng phụ nữ, thấy được tiềm năng

và sức mạnh to lớn của phụ nữ trong quá trình cách mạng và tiến bộ xã hội.Chủ nghĩa Mác - Lênin đánh giá cao vai trò, vị trí và khả năng của phụ nữ vàcán bộ nữ Theo các nhà kinh điển thì trong lịch sử nhân loại không có mộtphong trào to lớn nào của những người bị áp bức mà không có phụ nữ thamgia, bởi vì phụ nữ cũng là những người lao động bị áp bức nhất trong tất cảnhững người bị áp bức, nên không bao giờ họ đứng ngoài và không thể đứngngoài các cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc

Mỗi bước chuyển của lịch sử, mỗi nấc thang tiến bộ của nhân loại đều inđậm công lao của phụ nữ vì cuộc đấu tranh cho sự bình đẳng của xã hội, vì sựphát triển của nhân loại Mác lấy mức độ giải phóng phụ nữ để làm một trongnhững tiêu chuẩn đánh giá trình độ văn minh, trình độ phát triển của mộtnước Mác cho rằng, ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã hội màkhông có phụ nữ giúp vào, thì chắc không làm nổi Xem tư tưởng và việc làmcủa đàn bà, con gái thì biết xã hội tiến bộ ra thế nào Lênin cho rằng, Đảngcách mệnh phải làm sao dạy cho đàn bà nấu ăn cũng biết làm việc nước, nhưthế cách mệnh mới gọi là thành công Lực lượng phụ nữ là một trong nhữngnhân tố quyết định sự thành công của cách mạng Coi giải phóng phụ nữ vừa

là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, đó là điểm phân biệt cách mạng

vô sản với các cuộc cách mạng xã hội khác

Chừng nào mà phụ nữ không những chưa được tự do tham giađời sống chính trị nói chung mà cũng được quyền gánh vác mộtcông việc thường xuyên và chung cho cả mọi người, thì chừng ấykhông những chưa nói đến chủ nghĩa xã hội được, mà chưa thể nói đếnngay cả một chế độ dân chủ đầy đủ và bền vững được [33, tr 201]

Trang 16

Đặc biệt, Lênin đã thực hiện giải phóng một bước phụ nữ ngay trên đấtnước Nga Xô viết Theo đó, có ba nhóm biện pháp quan trọng đã được lựachọn để xây dựng như những giải pháp then chốt để nhằm từng bước thực hiệnviệc giải phóng phụ nữ ở nước Nga Xô viết Các biện pháp này được thực hiệntrong bối cảnh của cuộc cách mạng vô sản và được tiến hành đồng thời nhưmột trong những nội dung của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Các biệnpháp đó bao gồm: một là, xây dựng và ban hành hệ thống luật pháp mới bảođảm quyền bình đẳng nam nữ; hai là, đưa phụ nữ tham gia quản lý Nhà nước,xây dựng chính quyền; ba là, giảm nhẹ gánh nặng công việc nội trợ của phụ nữbằng việc xây dựng nhà trẻ, nhà ăn công cộng.

Ngay sau Cách mạng tháng Mười (1917), Lênin đã chỉ rõ nhiệm vụ củaChính quyền Xô viết là phải xoá bỏ sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, thu hútlực lượng phụ nữ tham gia các hoạt động xã hội, tham gia công việc quản lýNhà nước, nhưng đây là cuộc cách mạng lâu dài và khó khăn, không thể dễdàng và ảo tưởng Mặc dù có một luật lệ giải phóng, nhưng phụ nữ vẫn còn là

nô lệ trong gia đình vì những công việc nội trợ còn đè nặng lên lưng họ, làmcho họ nghẹt thở Chỉ có CNXH mới có thể cứu giúp phụ nữ thoát khỏi tìnhtrạng đó Chỉ khi nào chúng ta chuyển từ nền kinh tế nhỏ lên kinh tế côngcộng và chế độ canh tác chung, thì phụ nữ mới có thể được hoàn toàn giảithoát và giải phóng triệt để Lênin đã đề ra và thực hành nhiều biện pháp hữuhiệu để đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục, nâng cao trình độ cho phụ nữ để họ có

đủ khả năng tham gia quản lý nhà nước Người cho rằng, có chính quyền Xôviết thì việc giáo dục chính trị cho phụ nữ lao động có tầm quan trọng hàngđầu, nhiệm vụ của chính quyền cách mạng là ngày càng có nhiều phụ nữ thamgia vào việc quản lý nhà nước Trong khi tham gia quản lý phụ nữ sẽ học tậpnhanh chóng và đuổi kịp nam giới

1.1.1.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về phụ nữ và tổ chức phụ nữ

Trang 17

Hồ Chí Minh là người kế thừa và phát triển sáng tạo quan điểm của chủnghĩa Mác - Lênin về vấn đề phụ nữ và tổ chức phụ nữ Người đánh giá đúngvai trò, khả năng của phụ nữ trong gia đình và xã hội Phụ nữ là người vợ, người

mẹ, người thầy đầu tiên của con người Người rất quan tâm đến vị thế, vai tròcủa phụ nữ trong phong trào cách mạng thế giới nói chung và sự nghiệp cáchmạng Việt Nam nói riêng, đặc biệt Người luôn luôn tạo điều kiện cho sự tiến bộcủa phụ nữ Người khẳng định: “Nói phụ nữ là nói phần nửa xã hội, nếu khônggiải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người Nếu không giảiphóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa” [6,tr.306]

Từ rất sớm, Người đã khẳng định muốn thế giới cách mệnh thành côngthì phải vận động đàn bà con gái và muốn vận động đàn bà thì “mỗi Đảng Cộngsản phải có một bộ phận phụ nữ, trực tiếp thuộc về phụ nữ quốc tế” [44, tr.288].Trong tác phẩm Đường Cách Mệnh (1927) Người đã nêu rõ trong lịch sử cáchmệnh, chẳng có lần nào là không có đàn bà, con gái tham gia Nhận thức đượctầm quan trọng của tổ chức phụ nữ, Người đã lãnh đạo, chỉ đạo, tích cực vậnđộng để phụ nữ Việt Nam trở thành hội viên của phụ nữ quốc tế: “trong thìđoàn kết toàn thể chị em, đặng giúp việc xây dựng nước nhà, ngoài thì cộng tácvới đoàn thể dân chủ phụ nữ thế giới" [46, tr 348]

Hồ Chí Minh đã nhận thấy một nhân tố quan trọng quyết định thắng lợicủa cách mạng Việt Nam, đó chính là sự tham gia của phụ nữ Việt Nam Từnăm 1926 Người đã vận động phụ nữ Việt Nam tham gia làm cách mạng và

đã xây dựng được một tổ chức tiền thân phụ nữ gần 12 hội viên, những hộiviên nay là cán bộ nòng cốt tiền bối của phong trào phụ nữ Người khẳngđịnh, “An nam cách mệnh cũng phải có nữ giới tham gia mới thành công”[48,tr.432] Trong thư gửi phụ nữ nhân dịp kỷ niệm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

và Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 năm 1952, Người đã ca ngợi non sông gấm vóc

Trang 18

nước Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốtđẹp rực rỡ.

Hồ Chí Minh xác định trách nhiệm của Đảng đối với sự nghiệp giảiphóng phụ nữ Từ nay, các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương khi giaocông tác cho phụ nữ, phải căn cứ vào trình độ của từng người và cần phải tíchcực giúp đỡ phụ nữ nhiều hơn nữa; Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạchthiết thực để bồi dưỡng, cân nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụtrách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo Người đặc biệt quan tâm đếnviệc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, chính Người đã mạnh dạn cân nhắc đề bạtcán bộ nữ và sử dụng đúng sở trường và khả năng cán bộ nữ Theo Người,muốn giải phóng phụ nữ một cách triệt để thì ngoài việc mang đến cho họnhững quyền lợi và sự bình đẳng với nam giới, cần phải đào tạo và bồi dưỡng

họ trở thành những cán bộ giỏi có ích cho đất nước Vì vậy, phải mạnh dạn cấtnhắc, đề bạt cán bộ nữ, nếu có cân nhắc cán bộ nữ nhưng chưa mạnh dạn tức

là còn phần nào chưa coi trọng trí tuệ, tài năng của phụ nữ Người tin tưởngvào khả năng to lớn của phụ nữ, mạnh dạn cất nhắc và đề bạt cán bộ nữ; bởi

vì cán bộ nữ có nhiều ưu điểm

Hơn nữa, Hồ Chí Minh nhấn mạnh vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ vàcho rằng, để giải phóng cho phụ nữ thì “Hội Liên hiệp phụ nữ phải là lực lượngmạnh mẽ giúp Đảng động viên, tổ chức và lãnh đạo phụ nữ tiến lên chủ nghĩa

xã hội” [49, tr.21] Để phong trào phụ nữ phát triển thì Hội Liên hiệp phụ nữphải là cầu nối giữa Đảng với các tầng lớp phụ nữ thông qua việc tuyên truyềncác chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, đặc biệt là các chủ trương liênquan đến phụ nữ Hội phải sâu sát chị em, phản ánh tâm tư của chị em, từ đótham mưu, tư vấn cho các cấp uỷ Đảng những chủ trương, chính sách phù hợpvới nguyện vọng của quần chúng và của phụ nữ nói riêng Sự lớn mạnh củaHội Liên hiệp phụ nữ đồng thời là sự phát triển trong đời sống người phụ nữ

Trang 19

1.1.1.4 Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về phụ

nữ và tổ chức phụ nữ

Đối với Đảng, thấm nhuần quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh về phụ nữ, ngay từ khi mới ra đời Đảng Cộng sản ViệtNam đã khẳng định giải phóng phụ nữ là một trong 10 nhiệm vụ quan trọngtrong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng Đảng đề ra mục tiêu giải phóng dân tộc,giải phóng giai cấp gắn liền với giải phóng phụ nữ, thực hiện nam nữ bìnhquyền Trên cơ sở quan điểm đó, Đảng đã tổ chức đoàn thể phụ nữ với mụcđích mang lại quyền lợi cho phụ nữ, triệt để giải phóng phụ nữ Đảng đã lãnhđạo việc thành lập tổ chức đại diện cho phụ nữ Việt Nam từ ngày 20/10/1930.Theo Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 20/10/1950 Hội LHPN ViệtNam được thành lập để tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ thành một tổchức thống nhất trong cả nước Kể từ đó đến nay, nhiều chủ trương, chínhsách của Đảng đã ra đời nhằm tạo điều kiện cho lực lượng lao động nữ nóichung và đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý nói riêng có được những cơ hội

để vươn lên, tự khẳng định mình và không ngừng phát triển Các hoạt độngcủa Hội đã góp phần to lớn trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, xâydựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay

Tháng 12/1960, lần đầu tiên Đảng ta triệu tập Hội nghị cán bộ phụ nữ đểkhơi dậy sức mạnh của phong trào phụ nữ Nghị quyết Đại hội III của Đảngkhẳng định phụ nữ nước ta là một lực lượng quan trọng trong đấu tranh và trongsản xuất, Đảng ta có trách nhiệm lớn đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ Năm

1967, tăng cường khả năng tham gia quản lý nhà nước, khả năng đóng góp củaphụ nữ trong xây dựng và phát triển đất nước, Ban Bí thư Trung ương (Khoá III)ban hành Nghị quyết số 152 về một số vấn đề tổ chức lãnh đạo công tác phụ vận

và Nghị quyết 153 về công tác cán bộ nữ tham gia chính quyền các cấp Sau đó

Trang 20

Ban Bí thư Trung ương (Khoá V) ra Chỉ thị 44-CT/TW, ngày 7/6/1984, về một

số vấn đề cấp bách trong công tác cán bộ nữ

Đại hội VI của Đảng (1986) đã đánh dấu một bước chuyển hướng và đổimới quan trọng trong sự lãnh đạo của Đảng trên mọi lĩnh vực Với mục tiêukhai thác mọi tiềm năng của đất nước, giải phóng năng lực sản xuất, cải thiệnđời sống nhân dân, ổn định tình hình kinh tế xã hội, phát huy nhân tố conngười, đã mở ra cho phụ nữ Việt Nam con đường phát triển đầy hứa hẹn Đạihội VI khẳng định để phát huy vai trò to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp cáchmạng, cần làm cho đường lối vận động phụ nữ của Đảng được thông suốttrong cả hệ thống chuyên chính vô sản, được cụ thể hoá bằng chính sách phápluật của cơ quan Nhà nước, với sự phối hợp của các đoàn thể, cần có biệnpháp thiết thực tạo thêm việc làm, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nữ, chăm sócsức khoẻ bà mẹ, trẻ em, thực hiện đúng Luật Hôn nhân và Gia đình Tạo điềukiện cho phụ nữ kết hợp được nghĩa vụ công dân với chức năng làm mẹ, xâydựng gia đình hạnh phúc

Tại Đại hội VII của Đảng (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nướctrong thời kỳ quá độ lên CNXH khẳng định thực hiện nam nữ bình quyền

về mọi mặt Ngày 12.7.1993 Bộ Chính trị (Khoá VII) ra Nghị quyết số04/NQ-TW về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tìnhhình mới; quan tâm giải quyết việc làm, đời sống; sức khoẻ và bảo hộ laođộng; giáo dục và bồi dưỡng cho phụ nữ; xây dựng gia đình ấm no, bìnhđẳng, tiến bộ và hạnh phúc Đảng đặt vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ nữthành nhiệm vụ có tính chiến lược trong công tác cán bộ của Đảng, Nhànước Ngày 16.5.1994, Ban bí thư Trung ương (Khoá VII) ra chỉ thị số 37/CT

- TW về một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới, nêu lên nămnhiệm vụ nhằm đẩy mạnh công tác phát triển cán bộ nữ trong tình hình tỷ lệcán bộ nữ đang giảm Chỉ thị nhấn mạnh vấn đề quy hoạch, tạo nguồn cán bộ

Trang 21

nữ, tạo điều kiện cho phụ nữ có thể làm việc, phát triển tài năng và đẩy mạnhcông tác phát triển đảng viên nữ.

Đại hội VIII của Đảng (1996) chỉ rõ cần đặc biệt coi trọng đào tạo nghềnghiệp, giúp đỡ chị em có việc làm, phát triển kinh tế gia đình, cải thiện đờisống, bảo vệ sức khoẻ của phụ nữ và trẻ em, quan tâm phát triển Đảng và đàotạo bồi dưỡng cán bộ nữ, tăng tỷ lệ cán bộ nữ trong cơ quan lãnh đạo Đảng vàNhà nước ở các cấp, các ngành Đại hội IX (2001) xác định cơ chế chính sách

để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý cáccấp, các ngành Chỉ thị 46 ngày 6.12.2004 của Bộ Chính trị (Khoá IX) về tỷ lệ

nữ tham gia cấp uỷ không quá 15% và tuổi tham gia của cán bộ chủ chốt ở cấptỉnh, trung ương thực hiện như nam giới Nghị quyết Đại hội IX của Đảng cònxác định "Cơ chế, chính sách để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các cơquan lãnh đạo và quản lý các cấp, các ngành" [16, tr.126]

Đại hội X của Đảng (2006) khẳng định đối với phụ nữ, nâng cao trình độmọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần thực hiện bình đẳng giới Tạo điềukiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người

mẹ, người thầy đầu tiên của con người Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ thamgia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo, quản lý ởcác cấp Đối với Nhà nước, cụ thể hoá chủ trương, đường lối của Đảng, Nhànước cũng đã ban hành, bổ sung nhiều văn bản nhằm bảo vệ quyền lợi, nghĩa

vụ của phụ nữ, tạo điều kiện để phụ nữ vươn lên phát triển về mọi mặt Khẳngđịnh vai trò, tầm quan trọng của phụ nữ, của tổ chức Hội phụ nữ trong hệthống chính trị

Đối với Nhà nước, Hiến pháp năm 1946, văn bản pháp lý có hiệu lực caonhất của Nhà nước đã quy định nước Việt Nam là một nước dân chủ cộnghoà Tất cả quyền bình đẳng trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam,không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo Đàn bà

Trang 22

ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện Từ các bản Hiến pháp năm

1946 đến Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp 1992 sửa đổi (2001) đều khẳngđịnh quyền bình đẳng nam nữ là một nguyên tắc và nội dung xuyên suốt quátrình lập hiến, lập pháp của Việt Nam Trên cơ sở quy định của Hiến pháp vềvấn đề bình đẳng nam nữ, nội dung những Công ước quốc tế về quyền conngười mà Việt Nam đã ký kết, 80 năm qua một hệ thống các văn bản luật vàdưới luật đã khẳng định cả nam và nữ đều được hưởng quyền bình đẳng vềmọi mặt

Trên tinh thần Hội nghị thế giới lần thứ IV về phụ nữ, do Liên hợp quốc

tổ chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc) tháng 9/1995, Chính phủ ta đã công bốChiến lược phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2000, hànhđộng vì sự bình đẳng, phát triển và hoà bình, nâng cao chất lượng cuộc sốngcho phụ nữ Ngày 21/1/2002 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số19/2002/QĐ-TTg về Phê duyệt Chiến lược Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữViệt Nam đến năm 2010 Mục tiêu tổng quát của chiến lược là nâng cao chấtlượng đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ; tạo mọi điều kiện để thựchiện có hiệu quả các quyền cơ bản và phát huy vai trò của phụ nữ trong mọilĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội Chiến lược đề ra cácmục tiêu cụ thể là: 1) thực hiện các quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnhvực lao động, việc làm; 2) thực hiện các quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnhvực giáo dục; 3) thực hiện các quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực bảo

vệ chăm sóc sức khoẻ 4) nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của phụ

nữ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội để tăng số phụ nữ đượcgiới thiệu và bầu tham gia lãnh đạo các cấp, các ngành; 5) tăng cường nănglực hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ

Năm 1986, Luật Hôn nhân và Gia đình được bổ sung, sửa đổi một sốđiều, phù hợp với đổi mới việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em Quyếtđịnh 163/HĐBT ban hành ngày 19/10/1988 và Nghị định 19/CP/2002 ngày

Trang 23

21/1/2002 của Chính phủ quy định về trách nhiệm của các cấp chính quyềntrong việc tạo điều kiện để các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham giaquản lý Nhà nước Luật Bảo vệ sức khoẻ trẻ em ban hành năm 1989 cóchương bảo vệ sức khoẻ phụ nữ và trẻ em với nội dung về sử dụng lao động

nữ, quyền khám chữa bệnh của phụ nữ Luật lao động ban hành năm 1994 làvăn bản pháp lý tương đối hoàn thiện với lao động nữ, tạo cơ hội cho phụ nữngày càng phát triển Quyết định 51 ngày 3.5.1999 về tuổi bổ nhiệm với cán

bộ nữ

1.2 MỘT SỐ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHỤ NỮ VÀ PHONG TRÀO PHỤ NỮ HIỆN NAY

1.2.1 Một số cơ sở thực tiễn về phụ nữ và tổ chức phụ nữ trên thế giới

Tổ chức phụ nữ của các nước trên thế giới được thành lập dựa trên thểchế chính trị của quốc gia đó, có thể là một tổ chức xó hội, tổ chức chớnh trị

xó hội hoặc tổ chức phi chớnh phủ Trong xó hội cụng dõn cú một bộ phận và

vị trớ, vai trũ, chức năng của nó gắn với các quá trỡnh chớnh trị Bộ phận đó ởmỗi nước có tên gọi khác nhau, nhưng nhỡn chung cú thể gọi đó là các tổchức chính trị - xó hội, trong đó có tổ chức phụ nữ Chức năng của các tổ chứcchính trị xó hội, trong đó có tổ chức phụ nữ gao gồm đại diện, vận động -nhất là vận động chính sách, phản biện và giám sát chính quyền

Ngày nay, cỏc tổ chức chớnh trị xó hội trong đó có tổ chức phụ nữ được

tự do thành lập, hoạt động độc lập trong khuôn khổ của pháp luật như ngàynay là kết quả của cả một quá trỡnh đấu tranh, phát triển cả về tư tưởng và lựclượng của các tầng lớp, giai cấp trong quan hệ với nhà nước Ở các nước tưbản phát triển, sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động chính trị, xó hộiđược coi như một giá trị dân chủ và như một cơ hội cho sự phát triển tự thân

và đầy đủ của mỗi cá nhân Để đảm bảo mở rộng tiến trỡnh dõn chủ trờn quy

mụ quốc gia, giải quyết cỏc xung đột một cách hũa bỡnh, thụng qua cỏ

Trang 24

phương tiện hợp hiến và hợp pháp, các học thuyết chính trị phương Tây chorằng cần phải có sự hiện diện của các tổ chức xó hội trong đó các tổ chức phụ

nữ tương đối độc lập

Dựa trên những cơ sở lý thuyết về nữ quyền và thực tiễn xó hội tại từng quốcgia trờn thế giới mà tổ chức phụ nữ được thành lập với những mục đích khác nhaunhưng chủ yếu vẫn nhằm đại diện, bảo vệ, đấu tranh dành quyền lợi, sự bỡnh đẳngcho phụ nữ Với đặc điểm của từng quốc gia, nhà nước không phải lúc nào cũng

đủ khả năng và nguồn lực để quan tâm tới mọi lĩnh vực của đời sống xó hội đặcbiệt là đáp ứng được những nhu cầu, nguyện vọng của phụ nữ Chính bởi vậy, cần

có sự ra đời của các tổ chức phụ nữ nhằm tận dụng được các nguồn lực và đáp ứngđược nhu cầu, nguyện vọng của từng nhóm đối tượng phụ nữ hoặc các tầng lớpphụ nữ Khi tổ chức phụ nữ được thành lập cũng sẽ là cơ hội được tiếp viện thêm

sự giúp đỡ từ các nguồn lực bên ngoài để đầu tư cho các hoạt động nhằm đạt đượcnhững mục đích đặt ra và giành quyền lợi cho giới mỡnh

Cỏc tổ chức phụ nữ là tổ chức xó hội, tổ chức chớnh trị xó hội đều bị ràngbuộc bởi hiện trạng xó hội, khi phụ nữ tham gia vào cỏc tổ chức thỡ lợi ớch của

họ mới được bảo vệ theo nghĩa là tiếng nói của họ chỉ có trọng lượng khi nhữngđũi hỏi đó là tiếng nói của một tổ chức quy mô Tổ chức phụ nữ tạo cho họ cảmgiác được bảo vệ và có điều kiện, cơ hội làm những điều mỡnh mong muốnhoặc đáp ứng được những nhu cầu của họ Như vậy thấy rừ được sự cần thiếtphải có tổ chức Hội ra đời, nhờ sự ra đời của tổ chức này mà những nhóm đốitượng phụ nữ , các tầng lớp phụ nữ thể hiện được tiếng nói của mỡnh một cỏch

cú trọng lượng, làm cho nhà nước, chính quyền biết đến những ý tưởng, nhucầu và quan điểm của mỡnh

Trong hệ thống chớnh trị, cỏc tổ chức chớnh trị - xó hội trong đó có tổchức phụ nữ mà tùy từng quốc gia sẽ có hệ thống tổ chức và tên gọi khácnhau, là cơ sở chính trị của các đảng phái, của nhà nước, cầu nối chặt chẽgiữa các tầng lớp, đối tượng phụ nữ với chính quyền Ở các nước phát triển,

Trang 25

các tổ chức chính trị - xó hội, trong đó có phụ nữ vừa đứng bên cạnh nhànước vừa đứng đối mặt với nhà nước Tại một số quốc gia, tổ chức phụ nữ

là một tổ chức chính trị - xó hội, đây là những tổ chức chính trị-xó hội hợpphỏp được tổ chức để tập hợp rộng rói cỏc tầng lớp nhõn dõn, cỏc tầng lớpphụ nữ theo nguyờn tắc tự nguyện, tự quản đại diện cho lợi ích của phụ nữ,tham gia vào hệ thống chính trị, tuỳ theo tính chất, tôn chỉ, mục đích củamỡnh nhằm bảo vệ quyền lợi dõn chủ của phụ nữ

1.2.2 Phụ nữ và tổ chức phụ nữ ở Việt Nam hiện nay

1.2.2.1 Về tổ chức phụ nữ ở Việt Nam hiện nay

Hội LHPN Việt Nam được thành lập ngày 20/10/1930 Hội LHPN ViệtNam đó trải qua và tham gia đóng góp vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và xâydựng đất nước Ngày 20/10/1930, Hội phụ nữ phản đế Việt Nam - tổ chức tiềnthân của Hội Liên hiệp phụ nữ (Hội LHPN) Việt Nam đó được lónh tụNguyễn Ái Quốc thành lập, trở thành một trong những tổ chức xó hội của phụ

nữ lâu đời nhất trên thế giới Mục đích của Hội LHPN Việt Nam là tập hợprộng rói cỏc tầng lớp phụ nữ, đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giaicấp và giải phóng phụ nữ theo đường lối của Đảng Hội LHPN Việt Nam là tổchức rộng rói của cỏc tầng lớp phụ nữ cả nước Hội là thành viên của Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam, là thành viên của Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ Quốc tế và làthành viên của Liên đoàn các Tổ chức Phụ nữ ASEAN Mục đích hoạt động củaHội là vỡ sự bỡnh đẳng, phát triển của phụ nữ, chăm lo bảo vệ quyền, lợi íchchính đáng và hợp pháp của phụ nữ vỡ bỡnh đẳng giới và phát triển

Sự kiện lịch sử này thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng và Bác đối vớivai trũ của phụ nữ trong sự nghiệp cỏch mạng, đối với tổ chức phụ nữ và sựnghiệp giải phóng phụ nữ Từ khi thành lập, HLHPN Việt Nam đó cú nhiềuđóng góp trong công tác vận động các tầng lớp phụ nữ tham gia sự nghiệpcách mạng giải phóng dân tộc Qua các cao trào cách mạng 1930 - 1931, 1936

- 1939, 1939 - 1945, dưới sự lónh đạo của Hội, phụ nữ Việt Nam đó thể hiện

Trang 26

rừ vai trũ quan trọng của mỡnh tựy theo đặc điểm riêng của từng giai đoạncách mạng Để thực hiện những nghị quyết về tổ chức, trong thời kỳ 1930 đến

1945, Đảng đó tổ chức ra những tổ chức đoàn thể của phụ nữ mang tên gọiphù hợp với từng giai đoạn cách mạng: Phụ nữ Hiệp hội (1930), Phụ nữ giảiphóng (1931 - 1935), Phụ nữ dân chủ (1936 - 1939), Phụ nữ phản đế (1939 -1940), Đoàn phụ nữ cứu quốc (1941)

Hội có nhiệm vụ vận động phụ nữ tham gia các phong trào phản phong,phản đế dưới sự lónh đạo của Đảng đấu tranh giành chính quyền về tay nhândân Tháng 5/1950, Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ nhất đó hợp nhất Đoàn phụ

nữ cứu quốc vào Hội LHPN Việt Nam thành một tổ chức chính trị duy nhất đóhợp nhất của cỏc tầng lớp phụ nữ Việt Nam Với 3 triệu hội viên và có 10/403phụ nữ là đại biểu quốc hội khoá I của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Hội

đó huy động hội viên cả nước tích cực tham gia kiến thiết đất nước và tham giakháng chiến chống Pháp thắng lợi, bảo vệ Nhà nước non trẻ của Việt Nam vàđánh thắng giặc Mỹ xâm lược

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chị em phụ nữViệt Nam đó gúp phần xương máu vào thắng lợi huy hoàng của dân tộc Têntuổi các nữ anh hùng là những biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa anh hùngcách mạng của nhân dõn ta Những hỡnh ảnh chúi ngời của những “đội quântóc dài”, những nữ chiến sĩ bất khuất trong tù, những người mẹ đào hầm bảo

vệ cán bộ, cất giấu thương binh, những đội nữ dân quân bắn rơi máy bay phảnlực, bắn cháy tàu chiến của địch, những nữ thanh niên xung phong “sống bámcầu bám đường, chết kiên cường dũng cảm” sẽ cũn sống mói trong lũng nhõndõn Việt Nam Hàng triệu người mẹ, người vợ đó vượt qua mọi hy sinh giankhổ, động viên chồng con đi chiến đấu, đảm đang việc nước, việc nhà, vữngvàng gan dạ vừa sản xuất, vừa chiến đấu xứng đáng với anh hiệu “Anh hùng,bất khuất, trung hậu, đảm đang”

Trang 27

Thời kỳ từ năm 1965 - 1975, Hội tập trung các hoạt động của mỡnh thamgia hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng chế độ xó hội chủ nghĩa ở miềnBắc và ủng hộ nhân dân miền Nam đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược đểgiải phóng và thống nhất đất nước Hội phụ nữ đó phỏt động các phong trào thiđua trên cả 3 miền như phong trào “5 tốt”: Đoàn kết, sản xuất, tiết kiệm vàcông tác tốt; Chấp hành chính sách tốt; Tham gia quản lý tốt; Học tập chớnhtrị, văn hoá, kỹ thuật tốt; Xây dựng gia đỡnh, nuụi dạy con chỏu; Phong trào

“3 đảm đang", v.v Các phong trào này nhằm giúp đỡ, động viên chị em phụ nữ

cả nước hăng hái tham gia lao động sản xuất, chiến đấu, học tập văn hoá, chínhtrị, nuôi dạy con và chăm sóc gia đỡnh Thời kỳ 1976 - 1985, đây là thời kỳsau chiến tranh, đất nước thống nhất và bắt đầu xây dựng khắc phục hậu quảchiến tranh.Hoạt động của Hội phụ nữ tập trung vào việc động viên phụ nữtham gia xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, Hội đó phỏt động phong trào

“Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”

Ngày nay trong công cuộc đổi mới đất nước với mục đích của Hội LHPNViệt Nam là hoạt động vỡ sự bỡnh đẳng, phát triển của phụ nữ, chăm lo bảo

vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ Chức năng của HộiLHPN là đại diện cho quyền bỡnh đẳng, dân chủ, lợi ích hợp pháp và chínhđáng của phụ nữ, tham gia quản lý Nhà nước, tham gia xây dựng Đảng, đoànkết, vận động, tổ chức, hướng dẫn phụ nữ thực hiện chủ trương, chính sáchcủa Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốcViệt Nam xó hội chủ nghĩa Trờn cơ sở ấy, Hội LHPN xác định nhiệm vụ cơbản là động viên, tạo điều kiện để phụ nữ tích cực học tập, nâng cao kiếnthức, trỡnh độ, năng lực về mọi mặt

Hội tham gia tích cực vào các chương trỡnh phỏt triển kinh tế - xó hộicủa đất nước; Tuyên truyền, giáo dục phụ nữ giữ gỡn, phỏt huy giỏ trị đạođức, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc và phụ nữ Việt Nam; Hướngdẫn, giúp đỡ phụ nữ tổ chức tốt cuộc sống gia đỡnh no ấm, bỡnh đẳng, tiến

Trang 28

bộ, hạnh phúc; Xây dựng, củng cố tổ chức Hội; Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội

và cán bộ nữ; giới thiệu phụ nữ có đức, có tài tham gia vào các cơ quan lónhđạo Đảng, Chính quyền, cơ quan dân cử và đoàn thể các cấp, đáp ứng yêu cầucủa sự nghiệp đổi mới; Tham gia xây dựng và giám sát phản biện xó hội việcthực hiện luật phỏp, chớnh sỏch của Nhà nước có liên quan đến quyền và lợiích chính đáng của phụ nữ; Tham mưu, đề xuất chính sách với Đảng, Nhànước nhằm tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện quyền bỡnh đẳng và phát triển;Đoàn kết, hợp tác với phụ nữ các nước, các tổ chức, cá nhân tiến bộ trong khuvực và trên thế giới vỡ mục tiờu bỡnh đẳng, phát triển và hoà bỡnh Trongtừng giai đoạn lịch sử, Hội LHPN Việt Nam đó đúng gúp sức lực của mỡnh

vỡ lợi ớch của đất nước, vỡ lợi ớch của phụ nữ Hội đó hoàn thiện dần tổ chứccủa mỡnh, mở rộng được quan hệ quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ của bè bạn đểphục vụ các hoạt động nhằm nâng cao địa vị của người phụ nữ trong xó hội

và gia đỡnh Nõng cao vị trớ, vai trũ của tổ chức Hội trong hệ thống chớnh trị

1.2.2.2 Về phong trào phụ nữ ở Việt Nam hiện nay

Với trên 50% dân số và 54% lực lượng lao động xó hội, phụ nữ Việt Nam

có đóng góp to lớn và ngày càng khẳng định trên mọi lĩnh vực hoạt động củađời sống xó hội Phụ nữ nông dân chiếm khoảng 70% lao động, là lực lượnghùng hậu có vai trũ đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp Nữ côngnhân lao động và viên chức là lực lượng nũng cốt, cú mặt ở mọi lĩnh vực với47% lao động trong khu vực nhà nước, 51,5% lao động trong khu vực ngoàinhà nước Đến nay lao động nữ chiếm 60% - 70% ở một số lĩnh vực mới pháttriển như bưu điện, ngân hàng, du lịch, dịch vụ, v.v Đội ngũ trí thức có vai trũrất ngày càng quan trọng trong sự nghiệp đổi mới và quá trỡnh phỏt triển đấtnước Phụ nữ trong các lực lượng vũ trang đảm nhiệm công tác trên nhiều lĩnhvực của quốc phũng, an ninh trờn hầu hết cỏc địa bàn từ thành phố vùng rừngnúi hẻo lánh, hải đảo xa xôi Phụ nữ các dân tộc ít người đó nờu cao tinh thầnđoàn kết, khắc phục khó khăn tích cực hưởng ứng các chủ trương chính sách

Trang 29

đổi mới của Đảng và Nhà nước, góp phần bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.Phụ nữ các tôn giáo, với phương châm sống tốt đời đẹp đạo, tích cực tham giacác hoạt động xó hội nhõn đạo, chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách củaĐảng, Nhà nước, đoàn kết xây dựng cuộc sống mới.

Dưới sự lónh đạo của Đảng, Hội LHPN Việt Nam đó tuyờn truyền vậnđộng các tầng lớp phụ nữ tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước

do Đảng, Hội các cấp, các ngành phát động, góp phần thực hiện thắng lợi cácmục tiêu phát triển kinh tế - xó hội, an ninh quốc phũng của đất nước Đặcbiệt là phong trào "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng giađỡnh hạnh phỳc" với nội dung thiết thực, phù hợp, tiếp tục được các cấp Hộitập trung chỉ đạo, sức lan tỏa của phong trào ngày càng sâu, rộng trong cáctầng lớp phụ nữ và trong phạm vi toàn quốc Phong trào thi đua đó được vậndụng cụ thể hóa một cách sáng tạo đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của hộiviên, phụ nữ, phù hợp với điều kiện của địa phương và lĩnh vực hoạt độngnhư: phong trào "Giỏi việc nước, đảm việc nhà", "phụ nữ Quân đội tích cựchọc tập, lao động sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ", "Phụ nữ Bộ đội Biênphũng đoàn kết, năng động sỏng tạo, bỡnh đẳng, phát triển, vỡ chủ quyền anninh biờn giới", "Phụ nữ giỳp nhau phỏt triển kinh tế gia đỡnh", "Phụ nữ vượtnghèo", "Phụ nữ làm kinh tế giỏi", "Mỗi hội viên làm một việc tốt", v.v Nhiều phong trào đó đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xó hội, vỡlợi ớch của chớnh bản thõn, gia đỡnh và cộng đồng

Hưởng ứng cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh", Ban chấp hành TW Hội LHPN Việt Nam đó bỏm sỏt chủtrương chỉ đạo của Ban chỉ đạo TW cuộc vận động, cụ thể hóa chỉ đạo thựchiện trong các cấp Hội để việc học tập và làm theo Bác một cách thiết thực,trở thành ý thức tự giỏc trong cụng việc hàng ngày Đặc biệt, phong trào

"Thực hành tiết kiệm theo gương Bác" và cuộc vận động ủng hộ xây dựng

"Mái ấm tỡnh thương" được phát động sau khi các cấp Hội tổ chức học tập

Trang 30

tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đó nhanh chúng trở thành phong trào rộngkhắp trong phụ nữ cả nước Có thể khẳng định kết quả thực hiện các phongtrào thi đua yêu nước của phụ nữ Việt Nam trong những năm qua đó thực hiệnthắng lợi cỏc mục tiờu phỏt triển kinh tế, xó hội, an ninh quốc phũng của đấtnước Các phong trào thi đua tích cực học tập, lao động sáng tạo trong cáctầng lớp phụ nữ ngày càng được đẩy mạnh Năm năm qua, từ kết quả cácphong trào giúp nhau giảm nghèo, thực hành tiết kiệm theo gương Bác, bằng

sự nỗ lực của các cấp Hội và chị em hội viên, phụ nữ, đó cú 3.717.249 hộ giađỡnh nghốo do phụ nữ làm chủ hộ được giúp đỡ, trong đó có 735.334 hộ đóthoỏt nghốo

Trang 31

Chương 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA

HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ Ở HẢI DƯƠNG HIỆN NAY

2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TỈNH HẢI DƯƠNG HIỆN NAY

2.1.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội ở Hải Dương hiện nay

Về tự nhiên, Hải Dương là một tỉnh nằm ở vùng châu thổ sông Hồng,phía đông giáp thành phố cảng Hải Phòng, phía tây giáp tỉnh Hưng Yên, phíanam giáp Thái Bình, phía bắc giáp Bắc Ninh và Quảng Ninh Diện tích tựnhiên toàn tỉnh có 1.660,83 km2, trong đó đất nông nghiệp là 9.691 ha, đấttrồng rừng 12.143 ha, đất thổ cư có 1.367,32 ha Dân số là 1.749.779 triệungười, trong đó phụ nữ chiếm 51% Số người trong độ tuổi lao động là978.541 người, trong đó lao động nữ chiếm 54% Toàn tỉnh có 12 đơn vị hànhchính gồm 11 huyện và 1 thành phố, trong đó có 2 huyện miền núi là Chí Linh

và Kinh Môn Tổng số xã trong tỉnh là 263 xã, trong đó có 24 xã miền núi [7,tr.9]

Về dân tộc, Hải Dương có 12 dân tộc, trong đó có 11 dân tộc thiểu số: Hoa,Sán Dìu, Tày, Thái, Khơ me, Mường, Nùng, H'mông, Dao, Thổ, Cao Lau sinhsống ở 82 xã trong tỉnh Các dân tộc thiểu số sống đan xen trong cộng đồng cácdân tộc, không có làng, khu dân cư riêng, các phong tục tập quán riêng ít biểuhiện mà cơ bản giống người Kinh Phần lớn đồng bào thiểu số vẫn còn tâm lý tự

Trang 32

đô thị chiếm 8%, thanh niên là người dân tộc thiểu số chiếm 1% Thanh niênHải Dương luôn tin tưởng vào Đảng, vào công cuộc đổi mới, tích cực học tậpnâng cao trình độ, kiến thức, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, lập thân,lập nghiệp Tuy nhiên, trình độ tay nghề còn thấp, thiếu việc làm và còn nhiều

tệ nạn xã hội Đội ngũ trí thức ngày càng được nâng cao về trình độ, bản lĩnhchính trị vững vàng, năng động, sáng tạo, đoàn kết, tích cực tham gia côngcuộc đổ mới Một bộ phận chuyển sang làm việc ở khu vực tư nhân, liêndoanh, các văn phòng đại diện nước ngoài Hàng năm có hàng trăm sinh viênmới ra trường được bổ sung vào đội ngũ lao dộng tại địa phương

Về tôn giáo, trên địa bàn tỉnh hiện có ba tôn giáo lớn hoạt động là Thiênchúa, Tin lành và Phật giáo, trong đó đạo Thiên chúa chiếm số đông nhất.Nhìn chung hoạt động của các tôn giáo diễn ra bình thường, đúng pháp luật,đại đa số chức sắc và đồng bào có đạo tích cực tham gia phát triển kinh tế xãhội, xoá đói giảm nghèo và hoạt động nhân đạo, từ thiện, tích cực tham giacác phong trào thi đua yêu nước Tuy nhiên, tình hình tôn giáo vẫn còn phứctạp, tình trạng mua đất, mở rộng khuôn viên cơ sở thờ tự, việc đề nghị, kiếnnghị đòi lại đất đai, việc xây dựng cơ sở thờ tự chưa đúng quy định còn xảy

ra ở một vài nơi trong tỉnh, một số chức sắc, nhà tu hành đi lại, hoạt độngtôn giáo trái phép, tổ chức các hoạt động không đúng quy định, một số tôngiáo lén lút hoạt động trên địa bàn

Về kinh tế, Hải Dương nằm trong tam giác kinh tế Hà Nội Hải Phòng Quảng Ninh, có các đường giao thông chạy qua như quốc lộ 5A, quốc lộ 183,tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Kép - Bãi Cháy chạy qua Hải Dương, làcầu nối giữa thủ đô và các tỉnh phía Bắc ra cảng biển Về đường sông, có sôngThái Bình, sông Luộc, các sông trục Bắc Hưng Hải và An Kim Hải tạo điềukiện cho việc lưu thông hàng hoá giữa Hải Dương với các tỉnh khác trong cảnước Nằm trên địa bàn có tầm chiến lược đối với đồng bằng Bắc bộ, nằm ở vị

Trang 33

-trí có chiều hướng tác động mang tính liên vùng, Hải Dương có vai trò cungcấp sản phẩm hàng hoá, là địa bàn trung chuyển hàng hoá, do đó Hải Dươngđóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nói chung.

GDP của tỉnh giai đoạn 2000 - 2004 tăng trưởng bình quân 10,8%/năm, caohơn mức bình quân chung cả nước (7,5%/năm), giai đoạn 2005 - 2010 là11,2%/năm [10, tr.12] Trước năm 1995, Hải Dương chủ yếu phát triển kinh tếnông nghiệp và đó là kinh tế quan trọng Trong những năm gần đây, từ 2001 bắtđầu chuyển dịch sang phát triển kinh tế công nghiệp, dịch vụ, du lịch Côngnghiệp đã trở thành ngành sản xuất đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế củatỉnh Việc chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế đã góp phần tạo ra năng suấtlao động cao nhờ phát huy được sức sáng tạo và sức sản xuất của mọi tầng lớpnhân dân, gắn với nhu cầu thị trường và hội nhập quốc tế Kinh tế nông nghiệp

có sự chuyển dần sang sản xuất hàng hoá, đem lại giá trị kinh tế cao, sử dụng đấtđai, nguồn lao động tốt hơn Mặc dù năng suất cao hơn nhưng kinh tế nôngnghiệp của tỉnh đang gặp những khó khăn như giá cả đầu vào tăng cao, giá đầu

ra giảm, tiêu thụ sản phẩm khó khăn Các ngành dịch vụ đã có bước phát triển vàchuyển dịch khá tốt, đáp ứng nhu cầu của đời sống nhân dân Một số ngành thếmạnh của tỉnh là thương mại, du lịch, hoạt động kinh doanh ngày càng tốt hơn

Về lao động, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đội ngũ công nhânlao động ở tỉnh có sự phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng Hiện nay(2010), công nhân có khoảng 16 vạn người, phân bố ở các ngành nghề, cácthành phần kinh tế đa số ở khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanhnghiệp tư nhân Nhìn chung họ tích cực vào lao động, không ngừng học tập,nâng cao trình độ, tay nghề, tiếp nhận và cải tiến công nghệ áp dụng vào sảnxuất, nâng cao năng suất, chất lượng lao động, tăng thu nhập, cải thiện điềukiện làm việc Tuy nhiên, lực lượng lao động này gặp không ít khó khăn, đa số

Trang 34

là nữ công nhân, việc làm không ổn định, việc học tập và sinh hoạt văn hoácòn nhiều khó khăn.

Về đời sống và việc làm, những năm qua đời sống của nhân dân khôngngừng được tăng lên, niềm tin của nhân dân với Đảng bộ, chính quyền ngàycàng được củng cố, tăng cường mở rộng Nhìn chung nhân dân tin tưởng vào

sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp đổi mới của đất nước, yên tâm, phấn khởi laođộng sản xuất, tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triểnngành nghề, mạnh dạn đầu tư cho sản xuất, tăng thu nhập cho gia đình Tuynhiên, nông dân còn băn khoăn, lo lắng về diện tích đất nông nghiệp ngàycàng bị thu hẹp, thiếu việc làm, giá cả đầu vào với sản phẩm đầu ra khôngtương ứng, khó tiêu thụ, phân hoá giàu nghèo, ô nhiễm môi trường gia tăng

2.1.2 Khái quát tình hình chính trị và hệ thống chính trị ở Hải Dương hiện nay

2.1.2.1 Vài nét về hệ thống chính trị ở Hải Dương hiện nay

Đảng bộ tỉnh Hải Dương được thành lập năm 1940 Hơn 70 năm quadưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam,Đảng bộ tỉnh Hải Dương đã lãnh đạo nhân dân toàn tỉnh, cả hệ thống chính trịcủa tỉnh cùng với cả nước giành thắng lợi to lớn trong đấu tranh giải phongdân tộc thống nhất đất nước Đặc biệt là những thành tực to lớn đã đạt đượctrong thời kỳ đỏi mới đến nay đã qua 14 kỳ đại hội với 773 tổ chức đảng cơ

sở, trong đó có 473 Đảng bộ cơ sở, 16 đảng bộ cấp trên cơ sở, 300 chi bộ cơsở; 90.777 đảng viên, trong đó 26.524 đảng viên nữ Với những thành tích đạtđược Đảng bộ tỉnh Hải Dương đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiềuphần thưởng cao quý [11, tr.32]

Chính quyền là trụ cột của hệ thống chính trị của tỉnh, vai trò quản lýđiều hành toàn bộ các hoạt động kinh tế xã hội trên phạm vi địa bàn theo Hiến

Trang 35

pháp, pháp luật và nghị quyết của Hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân là cơquan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính Nhà nước của 3cấp trong tỉnh - cấp tỉnh, huyện, cấp xã Ủy ban nhân dân thực hiện nhữngnhiệm vụ theo nghị quyết của Hội đồng nhân dân, những nhiệm vụ do cơ quanhành chính nhà nước cấp trên ủy quyền và chỉ đạo tổ chức thực hiện, đôn đốc,kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ tự quản của địa phương.

Mặt trận tổ quốc tỉnh Hải Dương có 33 tổ chức thành viên, trong đó có tổchức Đảng các tổ chức chính trị - xã hội, các dân tộc, tôn giáo, các giới Mặttrận tổ quốc Việt Nam tỉnh Hải Dương, song song với thực hiện các chức năngchính trị, Mặt trận còn tích cực động viên nhân dân tham gia các phong tràothi đua yêu nước, các cuộc vận động các tác động xã hội rộng lớn Với cácphong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư",

"Ngày vì người nghèo", "Đền ơn đáp nghĩa", "Quỹ vì người nghèo", v.v Mặttrận đã thu hút được một bộ phận khá đông đảo nhân dân tham gia các côngtác cộng đồng, góp phần vào việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hộicủa tỉnh [2, tr.5]

Công đoàn cơ sở trong toàn tỉnh là 1.761 với 123.964 đoàn viên côngđoàn, trong đó khu vực nhà nước là 1.078 công đoàn cơ sở với 38.900 đoànviên công đoàn, khu vực kinh tế ngoài nhà nước là 693 công đoàn cơ sở với85.064 đoàn viên công đoàn Công nhân, viên chức, lao động trong toàn tỉnh

là trên 70 vạn người Các cấp công đoàn trong tỉnh đã tích cực tham gia vớichính quyền, chuyên môn đồng cấp thực hiện đúng chế độ chính sách chocông nhân viên chức, lao động Tích cực xây dựng mối quan hệ lao động hàihòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp, tham gia với chủ doanh nghiệp thựchiện "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp" nhằm ngăn ngừa các tranh chấplao động; cùng với các cơ quan chức năng kịp thời giải quyết những tranhchấp lao động tập thể xảy ra tại doanh nghiệp Nhiều phong trào thi đua như

Trang 36

"Lao động giỏi, lao động sáng tạo", "Xanh - sạch- đẹp đảm bảo an toàn vệsinh lao động", "Xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa", v.v của công nhân và laođông do Công đoàn phát động đang được đẩy mạnh [2, tr.6]

Hội nông dân Hải Dương hiện nay có 314.431 hội viên, chiếm trên89,46% hộ nông nghiệp có hội viên vào hội đang sinh hoạt tại 1.550 chi hội,3.056 tổ hội; 259 cơ sở hội Hội có 3 phong trào thi đua, trong đó trọng tâm làphong trào "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi", "đoàn kết giúp nhauxóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng"; trung bình hàng năm có 160.000

hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất kinh doanh giỏi 4 cấp [2, tr.5]

Hội cựu chiến binh tỉnh Hải Dương hiện nay có 93.005 hội viên đại diệncho trên 200.000 cựu chiến hinh, cựu quân nhân của tỉnh, số lượng hội viêntham gia công tác Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp chiếm tỷ lệ cao, trên70% cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể; 58% đang lao động trên mặt trận sảnxuất nông nghiệp, 41% hội viên đang công tác trong các cơ quan hành chính

sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, sinh hoạt trong 391 tổ chức hội cơ sở Đây

là tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền lợichính đáng, hợp pháp của Cựu chiến binh Tập hợp, đoàn kết tổ chức độngviên các thế hệ cựu chiến binh giữ gìn và phát huy bản chất, truyền thóng "Bộđội cụ Hồ", tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, chăm logiúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống, phát huy được tính tiền phong gươngmẫu trong mọi hoạt động nhất là giáo dục truyền thống cho thanh thiếu niên,phối hợp với công an trong việc bảo vệ an ninh trật tự, củng cố nền quốcphòng toàn dân và an ninh nhân dân Hoạt động của Hội luôn đổi mới, gắn vớicác phong trào thi đua "Hội viên cựu chiến binh gương mẫu", "Xây dựng Hộitrong sạch, vững mạnh", phong trào "Giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, làmgiàu chính đáng", "Tích cực tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền,giữ vững ổn định tình hình chính trị ở cơ sở" [2, tr.5]

Trang 37

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Hải Dương hiện nay có 79.861 đoàn viênđược tổ chức ở tất cả các đơn vị hành chính cơ sở và hầu hết các cơ quan,doanh nghiệp nhà nước, trường học.v.v, là tổ chức đại biểu cho lợi ích của trên30% dân số, gần 50% lao động xã hội Với các phong trào "5 xung kích pháttriển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc", "4 đồng hành với thanh niên lậpthân, lập nghiệp" đáp ứng được những lợi ích nhóm, câu lạc bộ văn hóa - vănnghệ, thể dục thể thao, các chương trình du khảo về nguồn hoạt động văn hóadân tộc và công tác xã hội thích hợp lứa tuổi trẻ, nhằm rèn luyện lý tưởngthanh niên [2, tr.6].

2.1.2.2 Vài nét về định hướng phát triển ở Hải Dương hiện nay

Mục tiêu của Hải Dương hiện nay là tiếp tục đoàn kết, đổi mới, tận dụngmọi thời cơ và chủ động tạo ra cơ hội mới, huy động và sử dụng hiệu quả mọinguồn lực để phát triển nhanh, bền vững, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranhcủa nền kinh tế trong quá trình hội nhập, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơcấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đạt mức tăngtrưởng kinh tế cao hơn mức bình quân chung cả nước, tạo tiền đề vững chắc

để phấn đấu cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020 Tập trung giảiquyết các vấn đề xã hội, cải thiện rõ rệt đời sống vật chất và văn hoá, tinh thầncho nhân dân, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, bảo vệ sức khoẻ cộngđồng Tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh, giữ vững an ninh chính trị,đảm bảo trật tự và an toàn xã hội Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngàycàng trong sạch, vững mạnh Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đó, đòi hỏi phảiđặc biệt chú trọng tới công tác dân vận nói chung, công tác phụ vận nói riêngnhằm tập hợp, đoàn kết lực lượng toàn dân, đoàn kết các lực lượng phụ nữ,đóng góp trí tuệ, sức lực vào thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đề ra

Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ; xâydựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và

Trang 38

sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, huy động và sử dụng hiệu quả cácnguồn lực; đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bìnhquân chung của cả nước, phát triển nhanh, bền vững, nâng cao đờisống vật chất và tinh thần của nhân dân; giữ vững an ninh chính trị,trật tự an toàn xã hội, tạo nền tảng để đến năm 2020 Hải Dương cơbản trở thành tỉnh công nghiệp [11, tr.53].

Để thực hiện mục tiêu phát triển nói trên, cùng với các lĩnh vực công táckhác, những năm qua Tỉnh uỷ Hải Dương luôn coi trọng công tác vận động phụ

nữ và lãnh đạo hoạt động của Hội LHPN Tỉnh uỷ coi đây là một trong nhữngnhiệm vụ trong công tác xây dựng Đảng Đồng thời yêu cầu các cấp uỷ Đảng,chính quyền, các ngành, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị quán triệt sâu sắc đườnglối phụ vận của Đảng, quan tâm thường xuyên, tạo mọi điều kiện cho phongtrào và hoạt động của phụ nữ phát triển, chăm lo cho phụ nữ tức là chăm lo cácthế hệ mai sau, chăm lo đến sự phát triển bền vững của đại phương

Trên cơ sở nhận thức đúng đắn đường lối công tác phụ vận, công tác cán

bộ nữ của Đảng, Tỉnh uỷ Hải Dương đã chỉ đạo các cấp uỷ từ cơ sở đến tỉnhquan tâm lãnh đạo hoạt động của Hội LHPN và xây dựng đội ngũ cán bộ quản

lý ở tất cả các cấp, trong đó có cán bộ nữ, thông qua các chủ trương, chỉ thị,nghị quyết của Tỉnh uỷ về công tác này Đồng thời cụ thể hoá và thực hiệnnghiêm túc chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về công tácvận động phụ nữ và công tác cán bộ nữ, nhất là sau khi có Chỉ thị 44-CT/TWcủa Ban Bí thư về công tác cán bộ nữ; Nghị quyết Trung ương 8B khoá VI về

"Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng

và nhân dân"; Nghị quyết 04-NQ/BCT của Bộ Chính trị ngày 12/7/1993 về

"Đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới"; Chỉthị 37-CT/BBT ngày 16/5/1994 của Ban Bí thư về "Một số công tác cán bộ nữtrong tình hình mới",v.v

Trang 39

Tỉnh uỷ Hải Dương đã ban hành một số văn bản triển khai thực hiện cóhiệu quả các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Trung ương Theo đó, ngày4/10/1984 có Nghị quyết 28-NQ/TU về "Một số vấn đề cấp bách về công táccán bộ nữ trong thời gian tới" để thực hiện Chỉ thị 44 của Ban Bí thư Chỉ thị04-CT/TU ngày 9/1/1998 về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối vớichương trình hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2000" Nghị quyết16-NQ/TU ngày 19/4/2002 về "Xây dựng đội ngũ cán bộ tỉnh Hải Dương đápứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới" Nghị quyết 17-NQ/TU ngày19/4/2002 về "Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, nâng cao chấtlượng các mặt công tác của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân giaiđoạn 2001 - 2005" Nghị quyết chuyên đề số 29 - NQ/TU ngày 15/5/2003 về

"Xây dựng đội ngũ cán bộ nữ là lãnh đạo quản lý trong hệ thống chính trị tỉnhHải Dương giai đoạn 2003 - 2010" Kế hoạch số 37-KH/TU ngày 8/8/2003 vềxây dựng quy hoạch cán bộ trong đó xác định cán bộ nữ là một trong nhữngđối tượng cần phát hiện

Tỉnh uỷ phê duyệt đề án xây dựng Trụ sở làm việc của Hội LHPN tỉnh vàTrung tâm DVVL 8/3 Hội phụ nữ Hải Dương, trên nền đất 10.000m2 (2003)

và trị giá công trình trên 10 tỷ đồng Quy định số 02 - QĐ/TU ngày 1/4/1999quy định về chế độ phụ cấp cho cán bộ nữ đi đào tạo bồi dưỡng cao hơn so vớinam giới cụ thể là: Đối với hệ đào tạo tập trung dài hạn hoặc tại chức mỗi đợt tậptrung từ 1 tháng trở lên phụ nữ được 200.000đ/tháng (nam giới 150.000đ/tháng).Đào tạo tại chức theo định kỳ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ dưới 1 tháng

nữ được 10.000đ/ngày (nam 8.000đ/ngày) Phê duyệt đề án cho Hội LHPNtỉnh phối hợp mở lớp đào tạo Cao đẳng Công tác xã hội cho cán bộ Hội, cán

bộ nữ cấp cơ sở (2004 - 2007) và đề án dạy nghề cho phụ nữ nông thôn vùng

có đất nông nghiệp chuyển đổi thành đất công nghiệp 2004 - 2005 (đào tạonghề cho 1200 lao động nữ) Chỉ đạo các cấp uỷ chú trọng công tác phát triển

Trang 40

Đảng viên nữ để làm nòng cốt cho công tác tuyên truyền vận động phụ nữ vàtạo nguồn cán bộ nữ Hàng năm tỷ lệ đảng viên nữ được kết nạp đạt từ 50-56% số đảng viên được kết nạp Tính đến tháng 6/2010 có 26.524 đảng viênnữ/90.777 đảng viên (29,21%).

Đối với chính quyền tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh có Nghị quyết số06/NQHĐ, ngày 13/1/2001 về việc Trợ cấp cho giáo viên mầm non ngoàibiên chế thuộc các trường do xã, phường, thị trấn quản lý Uỷ ban nhân dântỉnh đã phê duyệt 3 kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ, giai đoạn

1998 - 2000; 2001 - 2005; 2006-2010 Chỉ thị 17A/CT-UB ngày 24/8/2002 vềthực hiện chính sách, chế độ đối với lao động nữ theo quy định của Bộ Luậtlao động Uỷ ban nhân dân tỉnh có Chỉ thị 13/CT - UB ngày 16/6/2003 thựchiện Nghị định 19/NĐ-CP thay Quyết định 163/HĐBT của Hội đồng bộtrưởng (nay là Chính phủ) về quy định trách nhiệm của các cấp chính quyềntrong việc bảo đảm để Hội phụ nữ các cấp tham gia quản lý nhà nước Từ cácchỉ thị, chủ trương, nghị quyết trên đây đã giúp cho các cấp uỷ, các cấpchính quyền, các ban ngành, MTTQ và các đoàn thể trong tỉnh thực hiện, tạođiều kiện thuận lợi cho phong trào phụ nữ và hoạt động của Hội LHPN ngàycàng đạt hiệu quả thiết thực, chị em phụ nữ trên các lĩnh vực có điều kiệnphấn đấu và trưởng thành, đóng góp ngày càng nhiều cho sự nghiệp phát triểnkinh tế - xã hội của tỉnh, đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước

Cùng với việc đề ra những chủ trương, chỉ thị, nghị quyết về phụ nữ và

tổ chức Hội LHPN, Tỉnh uỷ Hải Dương đã chỉ đạo các cấp uỷ, chính quyềntiến hành nghiêm túc việc sơ, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện các chỉ thị,nghị quyết của Đảng và Nhà nước về công tác này, nhằm phát huy nhữngđiểm mạnh, khắc phục những điểm hạn chế, tồn tại Tháng 7/2000 Uỷ bannhân dân tỉnh tổng kết 12 năm thực hiện Quyết định 163/HĐBT của Hội đồng

bộ trưởng (nay thay bằng Nghị định 19/CP của Chính phủ) về Quy định trách

Ngày đăng: 18/01/2018, 00:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Dân vận trung ương (1995), Tư tưởng dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng dân vận của Chủ tịch Hồ ChíMinh
Tác giả: Ban Dân vận trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
4. Nguyễn Khánh Bật (2000), "Những quan điểm cơ bản về giải phóng phụ nữ trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh", Tạp chí Lý luận chính trị, (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những quan điểm cơ bản về giải phóng phụnữ trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Khánh Bật
Năm: 2000
5. Chủ nghĩa Mác và vấn đề giải phóng phụ nữ (1977), Nxb Phụ nữ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa Mác và vấn đề giải phóng phụ nữ
Tác giả: Chủ nghĩa Mác và vấn đề giải phóng phụ nữ
Nhà XB: Nxb Phụ nữ
Năm: 1977
6. Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng phụ nữ (2005), Nxb Thông tấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng phụ nữ
Tác giả: Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng phụ nữ
Nhà XB: NxbThông tấn
Năm: 2005
7. Cục thống kê Hải Dương (2008), Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương
Tác giả: Cục thống kê Hải Dương
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2008
8. Nguyễn Thị Kim Dung (2001), "Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ", Tạp chí Lịch sử Đảng, (11) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc đào tạo,bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Dung
Năm: 2001
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1987
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
18. Đảng Lao động Việt Nam (1967), Nghị quyết của ban bí thư về công tác cán bộ nữ, Nghị quyết của Ban Bí thư về một số vấn đề về tổ chức, lãnh đạo công tác phụ vận, NXB Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết của ban bí thư về công táccán bộ nữ, Nghị quyết của Ban Bí thư về một số vấn đề về tổ chức,lãnh đạo công tác phụ vận
Tác giả: Đảng Lao động Việt Nam
Nhà XB: NXB Sự thật
Năm: 1967
19. Trịnh Xuân Giới (2005), Cán bộ dân vận thấm nhuần lời dậy của Bác Hồ, in trong quyển “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác dân vận trong thời kỳ mới”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cán bộ dân vận thấm nhuần lời dậy của BácHồ", in trong quyển “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tácdân vận trong thời kỳ mới
Tác giả: Trịnh Xuân Giới
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2005
20. Nguyễn Thạc Hân (1998), "Công tác dân vận. Một số bài học kinh nghiệm", Tạp chí dân vận, (1 + 2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác dân vận. Một số bài học kinhnghiệm
Tác giả: Nguyễn Thạc Hân
Năm: 1998
21. Nguyễn Thạc Hân (2005), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác dân vận trong thời kỳ mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào côngtác dân vận trong thời kỳ mới
Tác giả: Nguyễn Thạc Hân
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2005
22. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh (2003), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tưtưởng Hồ Chí Minh
Tác giả: Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
23. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (1996), Hai mươi năm, một chặng đường phát triển của phụ nữ Việt Nam (1975-1995) (1996), Nxb Phụ nữ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hai mươi năm, một chặngđường phát triển của phụ nữ Việt Nam (1975-1995)
Tác giả: Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (1996), Hai mươi năm, một chặng đường phát triển của phụ nữ Việt Nam (1975-1995)
Nhà XB: NxbPhụ nữ
Năm: 1996
24. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (2002), Văn kiện Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần IX, Nxb Phụ nữ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu phụnữ toàn quốc lần IX
Tác giả: Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
Nhà XB: Nxb Phụ nữ
Năm: 2002
29. Nguyễn Văn Hùng (2005), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác dân vận trong thời kỳ mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào côngtác dân vận trong thời kỳ mới
Tác giả: Nguyễn Văn Hùng
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2005
30. Hà Thị Khiết (2006), "Quan tâm hơn nữa việc thực hiện bình đẳng giới, tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia các hoạt động quản lý nhà nước, xã hội", Tạp chí Xây dựng Đảng, (5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan tâm hơn nữa việc thực hiện bình đẳng giới,tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia các hoạt động quản lý nhà nước,xã hội
Tác giả: Hà Thị Khiết
Năm: 2006
31. Nguyễn Linh Khiếu (2003), Nghiên cứu phụ nữ giới và gia đình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu phụ nữ giới và gia đình
Tác giả: Nguyễn Linh Khiếu
Nhà XB: NxbKhoa học xã hội
Năm: 2003

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w