Quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh tại các trường tiểu học quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Vấn đề cần quan tâm hiện nay về phương pháp cải cách giáo dục cả nước hiện nay
Trang 1— BỘ GIÁO DỤC TẠO ˆ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
NGUYEN HAI DANG
QUAN LY DANH GIA KET QUA HOC TAP CUA HOC SINH TẠI
CAC TRUONG TIEU HOC QUAN NAM TU LIEM, THANH PHO ; HÀ NỘI ĐÁP ỨNG YÊU CÂU ĐÔI MỚI GIÁO ĐỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Ban Giám hiệu, các giảng viên, cán bộ của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tình giảng
dạy, truyền đạt kiến thức và hỗ tro chu dao qua trình học tập của tác giả
Với tỉnh cảm trân trọng, tác giả xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đối với TS Phạm Ngọc Long người thầy đã trực tiếp hướng dẫn cho tác giả hoàn
thành luận văn
Xin tran trong cam on cac thầy cô lãnh đạo phòng Giáo dục — Đào
tạo quận Nam Từ Liêm, các đồng chí cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ
huynh và học sinh các trường TH quận Nam Từ Liêm, gia đình và bạn bè đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn này |
Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện luận văn tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý, xây dựng của các thầy cô và a ban bè đồng nghiệp dé luận văn được hoàn thiện hon
| Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Ha Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2017 Tác giả luận văn
đc
Trang 3- HLỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi Các tài liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn có nguôn dẫn rõ
rang, Cac két qua nghiền cựu la quả trình lao động trung thực của tÔI
TÁC GIÁ LUẬN VĂN
Trang 4MỤC LỤC
I/I95570002157. 1øđăA, )H,)H.HHH ÔỎ 1
1 LY DO CHON DE TAL woaceccssssssessssssssssssessscsessssseeecesssssssnnseessesensunseeeseessssen 1 2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU secsssseeeceeeeeeseestseenstencesee 4
3 KHÁCH THẺ VÀ ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - «¿ 4 4 GIÁ THUYẾT KHOA HỌC -CCVEEEEEEtEEttEEE11 0 222222ee 4
5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU -2-ces<2ccccez sscesssseeesssuecerssesessssseessees 5 6 GIỚI HẠN ĐỂ TÀI 11.1 11.1411 11trreerrrireeree Ổ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU cssiecetreerrreeersereoeee Ổ
8 CẤU TRÚC CỬA ĐỂ TÀI (5< E3EE<SEAEEEEEEAEE15EEEEExEkerrkrrkrred 7
00.110 010 .dd 8
CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUAN LY DANH GIA KET QUA HOC TAP CUA
HỌC SINH TIỂU HỌC DAP UNG YÊU CẦU ĐÔI MỚI GIÁO DỤC 8
1.1 TONG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐẺ Hee Tre 8
1.1.1 Những nghiên cứu của nước ngoài - H911 xe 8
1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước is etEreEtEeErereereree 9
1.2 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN "5 1.2.1 Đánh giá kết quả học tẬp 2- -©cs+csEEkeCEeEEEExEEerkerrerrrerkrrre 12
1.2.2 Học sinh tiểu học eon 14
1.2.3 Quản lý đánh giá kết quả học tập KH TH 1g 1K 1n ng ng gen 14
1.3 YÊU CÂU ĐÔI MỚI GIÁO DỤC TRONG ĐÁNH GIÁ KẾT QUA: HOC | TẬP CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC — ,ÔỎ 22
1.3.1 Xu thế kiếm tra đánh giá KH TH nọ ng nu ngờ TH treo 22, 1.3.2 Đánh giá theo thông tư 30 và thông tư 22 oi ii se 23 1.3.3 Đánh giá thường xuyên kết quả học tập của học sinh tiểu học 24
Trang 51.4 QUAN LY DANH GIA KET QUA HOC TAP CUA HOC SINH TIEU HOC
:i981:0)cs xe 29
1.4.1 Quản lý đánh giá thường xuyên kết quả học tập của học sinh tiểu học 29 1.4.2 Quản lý đánh giá định kỳ kết quả học tập của học sinh tiểu học 36 1:5- CÁC-YÊU-TỐ-ẢNH-HƯỚNG- "ĐẾN QUẦN LÝ ĐÁNH- GIÁ-KÉT-QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC -. 3! 22222222222222EErrrrrrd 37 1.5.1 Yếu tố khách quan - - ¿2+ se+xe+x+EEvEEEExvrerrxrrxerxerxerrerrerree 37
1.5.2 Yếu tố chủ quan - ¿5+ ©Sz©S+e+EEEAEEEEEEEEEEEEETEEEEEEEEErrkrrrerrrerrkee 39
Tiểu kết Chương Ì 2-2 +<+2x+Ek£ELEEEEEEEEEEEEEEEEEEETEEEEEEEEEEEETkorkrrrerrerrkd 42
Chương 2 ss-sx 2E 4VEEE11112211111171111112111322711171111712122111 re tren 44
THUC TRANG QUAN LY DANH GIA KET QUA HOC TAP CUA HOC SINH TAI CAC TRUGNG TIEU HOC QUAN NAM TU LIEM, THANH
PHO HA NOI DAP UNG YEU CAU DOI MOI GIÁO DỤC 44
2.1 KHAI QUAT VE CAC TRUONG TIEU HỌC QUẬN NAM TỪ LIÊM 44
2.1.1 Quá trình hình thanh va phat trién . - 2e ©e+ sec 44
2.1.2 Khái quát các trường tiểu học quận Nam Từ Liêm 44
2.1.3 Kết quả đào tạo
2.2 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KHẢO SÁT - 5 so 5]
2.2.1 Mục đích khảo sát eeehHhHehhhH HH 51
2.2.2 Mẫu khảo sát " 51
2.2.3 Nội dung khảo sất - - - cà HH HH nh 51
2.2.4 Các bước nghiên cứu thực trạng TH 1h vn ng ng ven 52
2.3 THUC TRANG ĐÁNH GIÁ KẾT QUÁ HỌC TẬP HỌC SINH TIỂU HỌC
QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHÔ HÀ NỘI THEO THÔNG TƯ 22 54
2.3.1 Thực trạng đánh giá thường xuyên (quá trình) kết quả học tập của học sinh
tại các trường Tiểu học quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội th 54
2.3.2 Thực trạng kiểm tra đánh giá định kì kết quá học tập của HS tại các
Trang 62.4 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ KÉT QUÁ HỌC TẬP HỌC SINH
TIỂU HỌC QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHÓ HÀ NỘI 62
2.4.1 Thực trạng quản lí hoạt động đánh giá thường xuyên kết quả học tập -
học sinh tiểu học quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội ceee.e 62
-2.4.2 Thực trạng quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá định kì kết t qua hoc tap hoc sinh tiéu hoc quan ‘Nam tir Liêm, thành phố Hà Nội tk te kee 67 2.5 DANH GIA CHUNG VE QUAN LY DANH GIA KET QUA HOC TAP
HOC SINH TIEU HOC QUAN NAM TU LIEM, THANH PHO HA NOI 11
2.5.1 Những kết quá đã đạt được s- sec E2 tr grkeerkree 71
2.5.2 Những tổn tại, hạn chế - sex St 1xx gExereereee 72 2.5.3 Nguyên nhận uc, 73 T16u Ket ch 75 6i 111 77 BIEN PHAP QUAN LY DANH GIA KET QUA HOC TAP CUA HOC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHO HA NOI DAP UNG YEU CÂU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 77 3.1 NHUNG YEU CAU CO TINH NGUYEN TAC KHI DE XUAT BIEN PHAP QUAN LÝ ĐÁNH GIA KET QUA HOC TAP CUA HỌC SINH TẠI
CAC TRUONG TIEU HOC DAP UNG YÊU CÂU ĐÔI MỚI GIÁO DỤC 77
3.1.1.Đảm bảo tính pháp chế 25-52 x23 CEEvEkeEEAerEkrrkerrrerrred 77
3.1.2 Đảm bảo tính khoa học . -G ng ce 77
3.1.3 Đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ -2222c+ev222zvetrrrrced sees 78
3.1.4 Đảm bảo tính kế thừa và phát triển sessssesssessusssscssuesssessuessutensees 78
3.1.5 Đảm bảo tính cần thiết và khả thỉ Keo 78
3.2 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ KÉT QUÁ HỌC TẬP CỦA HỌC
SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHÓ
Trang 73.2.2 Tổ chức tập huấn việc ra đề kiểm tra đánh giá theo tiếp cận năng
mm TY re 84
3.2.3 Tổ chức hội thảo với phụ huynh về đánh giá kết quả học tập của học
Eìni 0i 99i68i0: 01 "¬ 87
3.2.4 Tổ chức giám sát công tác kiểm tra định kỳ sssessuseacesseseavseceneacease 90
3.2.5 Chỉ đạo sự phối hợp chặt chẽ giữa đánh giá giáo viên, học sinh va phụ huynnh sọ TH Họ TT Hà HH kg 92 3.3 KHẢO NGHIỆM MỨC ĐỘ CAN THIET VA KHA THI CUA CAC BIEN 010 ÔỎ 95 3.3.1 Mục đích khảo 8134019 0100 95 3.3.2 Đối tượng khảo nghiệm se K11 sseerse TH HH ng kg ng ng 85 KP N9: ii 2i 95 3.3.4 Kết quả khảo nghiệm và phân tích kết quả - 2 se ccee xe 96
3.4 MỖI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ -e 98
Tiểu kết Chương 3 -©2222-cccccsecre sescssucecessecesssseseessssesenseseceesseeess 101
KET LUẬN VÀ KHUYỀN NGHỊ, LH eereerreee 102
Trang 8DANH MỤC BẰNG
Bảng 2.1 Thống kê số lượng giáo viên và nhân viên trong các trường TH trên -
địa bàn quận Nam Từ Liêm năm học 2016-2017 -cccccc+evvvvvvre 46
Bảng 2.2 Cơ cấu giới, độ tuổi của GV trong các trường tiểu học quận Nam
Từ Liêm năm học 2016-2017 Error! Bookmark not defined Bang 2.3 Về trình độ đào tạo của đội ngũ GV trong các trường TH quận Nam
Từ Liêm năm học 2016-2017 ¬ 47
Bang 2.4 Về trình độ lý luận chính trị của đội ngũ ŒV trong các trường TH
quận Nam Từ Liêm năm học 2016-20 Í 7 . 5c sssseserree ty 48 Bảng 2.5 Về trình độ ngoại ngữ của đội ngũ GV trong các trường TH quận
Nam Từ Liêm năm học 2016-2017 -. - sen ——- 48
Bảng 2.6 Trình độ tin học của đội ngữ -ccccsccceevcckevErkeerrreereerre 49
Bảng 2.7 Về trình độ QLNN của đội ngũ GV trong các trường TH quận Nam
(i81 i0 i0 22010201/ 01088 49
Bảng 2.8 Thống kê tên các trường và số học siỉnh ¬ se 20C
Bảng 2.9.D6 tin cay của thang đo 1 HH tt ng ghe = Bảng 2.10 Đánh giá của HS và GV về việc thực hiện đánh giá thường xuyên
KQHT của học sinh Tiểu IS 3-A 35
Bảng 2.11 Đánh giá của HS và GV về công tác kiểm tra, đánh giá định kì
_ KQHT của HS tại các trường TH quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội 60
Bảng 2.12 Đánh giá của CBQL và GV về QL đánh giá thường xuyên 63
Bảng 2.13 Tương quan hồi quy của các yếu tỐ -s-ccck2svcxeeerkree 66
Bảng 2.14 Đánh giá c tia CBQL, và GV về thực trạn ve vÀ Cha, ga xa ce Ỉ f a9
KQHT của HS tiểu học tại các trường tiểu học quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội — 68 Bảng 2.15 Tương quan của các hoạt động quản lí cuối kỳ 70
Trang 9Bảng 3.2 Nhận thức về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp Bảng 3.3 Mỗi quan hệ giữa các biện pháp về mức độ cần thiết
Trang 10DANH MỤC SƠ ĐỎ, BIÊU ĐỎ
Sơ đồ 2.1.Quy trình nghiên cứu "— s 92
Trang 11DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt - Nguyên nghĩa là 1 | CBQL Cán bộ quản lí 2 |DG Đánh giá 3, KQHT Kêt quả học tập
4 |KTDG | Kiêm tra đánh giá
5 GD &DT Giáo dục va Dao tao | 6 GV Giáo viên 7 HS Hoc sinh 8 TH Tiéu hoc 9 |GVCN Giáo viên chủ nhiệm 10 | TB Trung binh 11 |HSTH Học sinh tiểu học 12 |BGH Ban giám hiệu 13 |KT Kiểm tra 14 NTL Nam Từ Liêm 15 |GDTH Giáo dục tiêu học 16 | ĐGHS Đánh giá học sinh 17 |ĐGHSTH Đánh giá học sinh tiêu học 18 | DGKQHT Đánh giá kết quả học tập
19 | QLDGKQHT Quan lý đánh giá kết quả học tập
Trang 12MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐÈ TÀI
Thế kỷ 21 với sự phát triên mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, sự phát triển năng động của các nên kinh tế, quá trình hội nhập và toàn cầu hóa đang làm cho việc rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa các nước trở
nên hiện thực hơn và nhanh hơn Khoa học công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội Giáo dục là nền tảng của sự phát triển
khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại và đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tỉnh thần
trách nhiệm và năng lực của các thé hệ hiện nay và mai sau
Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo (GD&ĐT),
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và Nghị quyết 29/TW 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã nhân mạnh: “Tiếp tục đổi mới chương
trình, nội dung phương pháp gziáo dục và công tác quản lý giáo dục; khắc phục tình trạng mắt cân đổi trong cơ cấu giáo đục - đào tạo; nâng cao chất lượng giáo đục toàn diện, coi trọng cả nâng cao dân trí, phat triển nhân lực, đào tạo nhân tài, cả dạy chữ, dạy nghề, đạy làm người, đặc biệt coi trọng
giáo duc ly tưởng, nhân cách, phẩm chất đạo đức, lỗi sống” Đối với giáo dục
tiểu học “cần thiết phải tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bội dưỡng năng khiếu cho HS Nâng
cao chất lượng giáo đục toàn diện của HS, chủ trọng giáo dục lÿ tưởng,
truyễn thống, đạo đúc, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn” Muốn vậy phải “tăng cường đổi mới quá trình dạy học, đổi mới động bộ phương pháp day hoc va kiém tra, danh
giá HS tiểu học, lấy đổi mới kiểm tra, đánh gid HS là động lực đổi mới
phương pháp dạy học”[1] Như vậy, có thể thấy rằng đánh giá HS tiểu học có
Trang 13- Bậc tiểu học là nền móng của hệ thống giáo dục quốc dân Vi vay,
những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã triển khai nhiều giải pháp đổi mới giáo dục tiểu học như: Mô hình trường học mới Việt Nam
(VNEN); tiếng Việt lớp 1 theo tài liệu Công nghệ giáo dục; phương pháp
“Bàn tay nặn bột”; giáo dục mỹ thuật theo phương pháp Đan Mạch; đối mới
phương pháp đánh giá Trong đó, đổi mới phương pháp đánh giá là một khâu đột phá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 đã khẳng định đổi mới hình thức, phương pháp
thi, đánh giá kết quả giáo dục đào tạo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm | - trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước nhà
Hiện nay đánh giá HS tiểu học là khâu quan trọng trong dạy học và
| giáo dục Đánh giá HS tiểu học giúp người GV có những phản hồi tích cực trong việc thu thập thông tin để năm bắt sự tiếp thu kiến thức và kỹ năng của
HS, góp phan diéu chinh hoat động dạy học hay giáo dục của mình Với HS còn giúp chính bản thân HS tiểu học tự đánh giá trình độ của mình và từ đó,
hình thành động cơ học tập đúng đắn Ngoài ra, giúp các CBQL có được các thông tin cần thiết để có thể đề ra các chính sách phù hợp trong việc nâng cao -
chất lượng giáo dục của nhà trường và khuyến khích GV có những đổi mới
hợp lý trong hoạt động của họ
Đôi mới đánh giá sẽ là động lực thúc đẩy các quá trình khác như đổi
mới phương pháp dạy học, đổi mới cách thức tổ chức hoạt động dạy học, đổi
mới quản lý Đồng thời nó cũng đặt ra những yêu cầu mới đối với GV đó là
phải áp dụng đa dạng các hình thức đánh giá: đánh giá bằng trắc nghiệm, bằng kiểm tra viết kiểu tự luận, vấn đáp trong quá trình kiểm tra, đánh giá
_ H§ Bên cạnh đó việc kiểm tra, đánh giá HS phải được tiến hành một cách
Trang 14tập trung đánh giá khả năng tư duy và các kỹ năng như phân tích, tổng hợp,
vận dụng thực tiễn của HS
Đối với bậc giáo dục tiểu học việc đổi mới đánh giá học tập của HS
được quy định cụ thể trong Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 08/8/2014
của Bộ GD&ĐT và Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT của Bộ ngày 22/9/2016
về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá HSTH ban hành kèm
theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ GD&ÐT (có
hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/11/2016) Theo đó GV tiểu học khi thực hiện
đánh giá HS phải coi trọng đánh giá năng lực và phẩm chất HS; phải thực hiện đánh giá thường xuyên bằng nhận xét đối với HS; phải thực hiện đánh
giá toàn điện HS thông qua đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng và
một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của HS theo mục tiêu giáo dục tiểu học;
đồng thời phải có sự phối hợp với cha mẹ HS trong hoạt động đánh giá kết
_ quả học tập của HS |
_ Tuy nhién, hién nay việc đổi mới đánh giá trong các trường tiểu học trên toàn quốc nói chung và các trường tiểu học trên địa bàn quận Nam Từ Liêm nói riêng còn nhiều bất cập như: GV đánh giá HS chỉ chú trọng về kiến
- thức mà chưa để ý đến cơ sở khoa học, tính quy chuẩn của việc thiết kế đề thi hay đề kiểm tra Các đề thị, kiểm tra chủ yếu là nhằm đánh giá việc nhớ, hiểu -
kiến thức, kỹ năng thực hành, mà ít chú ý đánh giá khả năng HS van dụng kiến thức và giải quyết các tình huống trong thực tiễn đời sống Công tác đánh giá HS bằng nhận xét còn chưa được GV hiểu đúng và thực hiện một
cách thường Ong xuyên, ơ xuyên Bên cạnh đó, GV còn chưa hrc sir avian tam ha tre tr ac st n tam, no ire tir ~
các cấp quản lý cao hơn trong việc tập huấn, hướng dẫn thực hiện công tác đánh giá HS theo quy định mới
Các trường tiểu học quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội, từ nhiều năm nay
Trang 15dẫn đầu trong hoạt động thi đua dạy tốt, học tốt của khối trường tiêu học công lập Tp Hà Nội Bên cạnh những thành tựu đó, là những hạn chế, khó khăn
còn tổn tại, trong đó có công tác đánh giá kết quả học tập (KQHT) của HS
Trước những thay đổi theo quy chế đánh giá HS tiểu học (HSTH) do Bộ
(BGD&ĐT) ban hành theo Thông tư số 30/2014/TT-BGD, thï hoạt động đánh
giá KQHT của HS gặp không ít khó khăn, nhiều GV còn bỡ ngỡ trước yêu
cầu đánh giá HS Những thay đổi này đòi hỏi có những biện pháp quản lý,
đánh giá HS của GV từ phía nhà trường, sao cho khoa học và hợp lý voi tinh
thần đối mới và phù hợp với tình hình thực tiễn trong nhà trường
Với những lý do nêu trên tác giả lựa chọn đề tài “Quân lý đánh giá kết quả học tập của HS tai cac truong tiéu học quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đỗi mới giáo dục” làm đề tài nghiên cứu Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn khảo sát, tác giả nêu ra hệ thống các
biện pháp quản lý đánh giá kết quả học tập của HS phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là cấp tiểu học nhằm đáp ứng yêu cầu đôi mới
3 KHÁCH THÊ VÀ ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1 Khách thể nghiên cứu: Hoạt động ĐGKOQ học tập của HS tiểu học
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý đánh giá kết quả học tập
(QLĐGKQHT) của HS tiểu học tại các trường tiểu học
4 GIÁ THUYET KHOA HỌC
Đổi mới quản lý ĐGKQ học tập của HS tiểu học tại các trường tiêu học có quan hệ biện chứng với đổi mới việc dạy học Nếu đề xuất được các biện
Trang 16_ nâng cao được hiệu quả hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT của HS, góp phần riâng cao chất lượng dạy học của nhà trường
5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về QLĐGKQHT của HS ở cấp tiểu học
- Điều tra, khảo sát thực trạng QLĐGKOHT của HS tại các trường tiểu hoc
Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội; đánh giá ưu điểm, hạn chế trong việc QLĐGKQHT
của HS các trường Tiểu học trên địa bàn Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội
- Đề xuất một số biện pháp QLĐGKQHT của HS các trường Tiểu học
trên địa bàn Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội góp phần nâng cao chất lượng dạy học
của nhà trường - |
6 GIOI HAN DE TAI
6.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Nâng cao chất lượng dạy học của HS các trường tiểu học có rất nhiều
biện pháp, do điều kiện thời gian và nguồn lực hạn chế, đề tài này chỉ đi sâu:
nghiên cứu các biện pháp quản lý đánh giá KQHT của HS theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT của Bộ ngày 22/9/2016 tại các trường tiêu học trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội
-_ 6.2 Giới hạn về đối tượng khảo sát
- Giới hạn về khách thể khảo sát: 30 cán bộ quản lý (gồm Hiệu trưởng,
Hiệu phó các trường tiểu học trên địa bàn quận Nam Từ Liêm), 102 GV các
trường tiểu học trên địa bàn quận Nam Từ Liêm
- Giới hạn về thời gian khảo sát: số liệu thu thập từ năm 2015 đến nay
7, PHT ƯƠNG PHÁPF AD NGHIEN coy
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu lý luận là phương pháp thu thập thông tin, dữ kiện cấp 2
Trang 17“1.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp quan sát |
Trong qua trinh nghién cứu, tác giả quan sát quá trình đánh giá KQHT
của HS đối với hoạt động của GV
7.2.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Để có được các kết qua nghiên cứu sử dụng trong chương 2, tác giả sử dụng phiếu điều tra bằng bảng hỏi với Hiệu trưởng, Hiệu phó, GV các trường TH
Nội dung điều tra trong phiếu hỏi là những nội dung cần nghiên cứu được tác giả đề cập trong luận văn đã được tác giả đề cập trong cơ sở lý luận và sẽ giải quyết khi đề xuất các biện pháp
7.2.3 Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin thông qua tác động tâm lý xã hội trực tiếp giữa người phỏng vấn và người đi phỏng vẫn trên cơ sở đề tài,
muc tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Nguồn thông tin phỏng vấn là câu trả lời của người được phỏng vấn Có thể phỏng vấn trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua điện thoại, thư (email )
Trong quá trình nghiên cứu, tac gia da tiến hành phỏng vấn một sỐ cán bộ quản lý của Nhà trường: 30 Hiệu trưởng, hiệu phó, 102 GV trong các
trường tiểu học Mục đích của việc phỏng vấn để tác giả hoàn tất quá trình
nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả đã thực hiện một số công đoạn như sau:
- Liên hệ với người được phỏng vẫn: Tác giả lựa chọn hai phương thức liên hệ: qua email và gặp trực tiếp để liên hệ Trong email liên hệ hay trong cuộc tiếp xúc với người được phỏng vấn, tác giả déu: (i) mô tả khái quát mục
đích nghiên cứu của Luận văn; (i¡) vấn đề sẽ phỏng vấn; (ii) xin phép xem
Trang 18-~ Quá trình phỏng vấn: Tác giả kết hợp hỏi, nghe, ghi chép và đề nghị
cung cấp tài liệu bổ sung khi cần thiết hoặc có thể, ghỉ âm nếu được phép
- Sau khi phỏng vấn: Tổng hợp, xử lý và sử dụng thông tin; kết hợp với các thông tin liên quan (các công bố, phát ngôn khác của đối tượng phỏng vấn) để kiểm tra chéo
7.2.4 Phương pháp phân tích sản phẩm
Trên cơ sở kết quả thu nhận từ GV trong quá trình nghiên cứu, tác giả
so sánh kết quả tự học của HSTH so với kết quả hoạt động thông thường, từ
đó tác giả phân tích để rút ra nhận xét/kết luận về vấn đề nghiên cứu
7.3 Phương pháp toán thống kê: Đó là việc trong quá trình nghiên cứu, tổng hợp số liệu, tác giả sử dụng phần mềm SPSS 11.5 để xử lý số liệu thu _ được Xử lý, phân tích các số liệu, kết quả điều tra, đồng thời xác định mức
độ tin cậy của việc điều tra và kết quả nghiên cứu 8 CẤU TRÚC CỦA DE TAI
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về quản lý đánh giá kết quả học tập của học
sinh tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục |
Chương 2 Thực trạng quản lý đánh giá kết quả học tập của HS tại các
Trang 19Chương 1
CO SO LY LUAN VE QUAN LY DANH GIA KET QUA HOC TAP CUA HOC SINH TIEU HOC DAP UNG YEU CAU BOI MOI GIAO DUC
1.1 TONG QUAN NGHIEN CUU VAN DE
1.1.1 Những nghiên cứu của nước ngồi
Nhiều cơng trình nghiên cứu về đánh giá kết quả học tập của người học của
tác giả nước ngoài, điển hình là các tác giả sau
Tác giả JA.Cômenxki ( Dẫn theo tác giả Đỗ Thị Thúy Hằng) đã đặt nền
móng cho hệ thống lý luận đạy học trong nhà trường và xây dựng thành hệ thống
vẫn đề trong tác phẩm “Lý luận dạy học vĩ đại” trong đó nêu ý nghĩa, vai trò của
kiểm tra, ĐG trong quá trình lĩnh hội tri thức của HS Ông lưu ý việc kiểm tra,
ĐG phải căn cứ vào mục tiêu dạy học và hướng dẫn HS tự kiểm tra, ÐĐG kiến
thức của bản thân [7]
Đầu thế kỷ XVI, nhà giáo dục vĩ đại J.A Comenxki (1592-1670) đã đưa
ra mô hình nhà trường và được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng Đó là
nhà trường được phân theo cấp học, bậc học ở những lứa tuổi nhất định; cải
cách môn học trong nhà trường được quy định chặt chẽ có chương trình, đương nhiên cách ÐG HS cũng được quy định rõ ràng [7]
Đầu thế kỷ XVII thì hệ ĐG chất lượng đầu tiên được áp dụng phổ biến trong nhà trường Lúc đầu hệ ĐG có 3 bậc chính: Tốt - Trung bình - Kém
Tuy nhiên, để ĐG được theo 3 bậc chất lượng HS thì phải kiểm tra như thế nào
dé DG được chính xác, phù hợp với đối tượng HS nhằm không ngừng nâng cao
chất lượng dạy và học mới là vấn đề được các nhà giáo dục quan tâm [12]
Đến thế ki XUX, để ĐG đúng kết quả học tập của HS, các nhà giáo dục
Trang 20khuynh hướng này là O.W.Caldwell và S.A.Courtis, năm 1845 các ông đề
xướng kế hoạch sử dụng hình thức kiểm tra và thi theo tỉnh thần bảo đảm độ
tin cậy và tính khách quan bằng trắc nghiệm Năm 1894, Rice - nhà bác học Mỹ đề xuất quy trinh DG theo tỉnh thần đổi mới mở đầu cho việc ĐG, đo lường
có hệ thống trong giáo đục [10]
— Bước sang thế kỷ XX (Dẫn theo tác giả Lê Thị Thu Hiền), các công
trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào một số nội đung chính như làm sáng tỏ chức năng ÐG tri thức HS đối với việc góp phần phát huy tính tích cực, tự
lực, độc lập, hứng thú của HS trong hoạt động học tập; tìm ra các hình thức _
ĐG trí thức thích hợp với từng loại đối tượng HS, từng môn học [10]
Những năm gần đây, lĩnh vực nghiên cứu về ĐG và đo lường trên thế
giới đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận Có thể nói, hầu hết các tác giá tiêu
biểu như Hughes, Ducan Harris, A.J Nifko, (Dẫn theo tác giả Lê Thị Thu
Hiền) đã tập trung nghiên cứu và làm sáng tỏ định nghĩa, chức năng, vai trò
của ÐĐG đối với việc phát triển tri thức, năng lực, đặc biệt là tính tích cực, tự
giác của HS, giúp các em tự tin hon trong hoc tap va tu DG kết quả học tập của mình [10]
Từ tổng quan những nghiên cứu trên, có thể rút ra kết luận: Các nhà
nghiên cứu giáo dục đều khẳng định tầm quan trọng của ÐG và đổi mới ĐG
trong quá trình dạy học Nếu ÐG được tiến hành có hệ thống, đồng bộ, khoa -
học với các phương pháp và kỹ thuật thích hợp sẽ có tác dụng tích cực, ĐG
đúng kết quả học tập toàn diện của HS, điều chỉnh và tạo động lực mới cho
quá trình dạy học WC ULLAL Vit
1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước
| Trong giai doan (1954 - 1975), sự nghiệp giáo dục được cải cách theo
hướng học hỏi và tiếp thu mô hình giáo đục của Liên Xô (cũ), việc quản lý
Trang 21tích cực thông qua hệ thống kiểm tra, ĐG thường xuyên, hàng ngày, kiểm tra học kỳ, kiểm tra lên lớp Trong giai đoạn này chưa có nhiều những công trình
nghiên cứu chuyên sâu về kiểm tra, ĐG kết quả học tập của HS
Các nghiên cứu về kiểm tra, ĐG kết quả học tập của HS chỉ bắt đầu và
phát triển từ những năm 1990 đến nay Những nghiên cứu mở đầu tiên phong
cho sự phát triển của lý luận kiểm tra, DG kết quả học tập của HS phải kế đến Hoàng Đức Nhuận và Lê Đức Phúc — tác giả cuốn “Cơ sở lý luận của việc ĐÐG
chất lượng học tập của HS phổ thông” [20] Tài liệu làm nền tảng cho việc tiếp
cận các khái miệm, các thuật ngữ vé DG giáo dục cũng như những yêu cầu về nội
dung và kỹ thuật DG |
“Tác giá Trần Thị Tuyết Oanh [21] đã hệ thống rất đầy đủ các thuật ngữ và khái niệm, các nguyên tắc, phương pháp, kỹ thuật, các nội dung DG trong giáo dục Tác giá Lâm Quang Thiệp [28], [29] nghiên cứu về đo lường DG trong giáo dục bằng phương pháp định lượng được sử dụng trong giáng dạy và
có tính thực tiễn cao
Mới đây nhất, tác giá Nguyễn Công Khanh và các cộng sự đã nghiên cứu kiểm tra, DG két qua HS theo tiếp cận năng lực và xuất bản cuốn “Kiểm tra, DG trong giáo dục” [17] Tác giả đưa ra các van dé chung về kiểm tra
đánh giá, các kĩ thuật đánh giá trong đó đặc biệt nhẫn mạnh đến các phương
pháp kiểm tra đánh giá theo tiếp cận năng lực, đánh giá xác thực Công trình
là phản ánh những thành tựu mới nhất của kiểm tra đánh giá hiện đại
Ngoài ra, còn có một số luận văn, luận án đề cập đến quan ly DG két
quả học tập trong giáo dục Có thé ké dén nhu:
| - Phạm Khắc Quân (2010), Các biện pháp quán lý hoạt động ĐG chất
lượng HS của Hiệu trưởng trường tiểu học ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La khi
bỏ thì tốt nghiệp, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục, Đại học Sư phạm [26]
Trang 22~ Nguyễn Minh Phi (2011), Một số biện pháp quản ]j của Hiệu trưởng
trong việc kiểm tra, ĐG day học ở trường trung học phổ thông, Luận văn
Thạc sĩ Quản lý Giáo dục, Đại học Sư phạm [23]
- Nguyễn Thị Hoa (2014), Quản jý hoạt động ĐG HS tại trường tiểu
học Thành công B, Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục, Luận văn Thạc sĩ
Quản lý Giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục [1 1]
- Phạm Thị Hồng (2014), Quản by hoạt động ÐG HS theo Thông tư 30 của
Trưởng diểu học, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục
[is] —- |
- Tác gid Pham Văn Phát (2016) Quản lý hoạt động đánh giá kết qua
học tập môn 1: odn cua hoc sinh theo tiép cận năng lực ở các trưởng T: TICS huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định Luận văn đưa ra cách tiếp cận đánh giá theo
năng lực mơn Tốn của học sinh theo tiếp cận năng lực, trong đó tác giả chú
trọng tới đánh giá quá trình trong đánh giá năng lực, đây là đặc điểm nỗi bật
của đánh giá theo tiếp cận năng lực [22] |
Tac gia Thai Van Tai (2015) Quan ly đánh giá học sinh tiểu học theo tiếp cận phát triển năng lực & huyén Kréng Ana, tinh Dak Lak Dang trên tạp
chí quản lí giáo dục, số 75, công trình của tác giả dựa vào các chức năng của |
quản lí để tiến hành quản lí đánh giá theo học sinh tiểu học.[27]
Qua nghiên cứu tac gia nhan thay van dé DG kết quả học tập của HS
nói riêng và đổi mới hoạt động ÐG kết quả học tập của HS nói chung, đã
được thê hiện rất rõ ràng và cụ thể trong các nghiên cứu ĐG của các tác giả
Tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu cụ thê nào về quản lý và các biện pháp
quản lý ĐG kết quả học tập của HS tại các trường tiểu học quận Nam Từ
Liêm, Tp Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Do vậy, đề tài: “Quản ly
đánh giá kết quả học tập của học sinh tại các tường tiểu học quận Nam Từ
Liêm, ;hành phố Hà Nội đáp ứng yêu câu đổi mới giáo dục” không có sự trùng lặp
Trang 231.22 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.2.1 Đánh giá kết quả học tập 1.2.1.1 Đánh giá
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm “đánh giá” và được xét
trên những góc độ rộng, hẹp khác nhau: ĐG nói chung, DG trong giáo dục, DG trong day hoc va DG két qua hoc tap
Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu thập được, đối chiếu với những mục
tiêu và tiêu chuẩn, tiêu chí đề ra nhằm đưa ra những kết luận hay kế hoạch hành
động để cải thiện, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc „
Theo C.E Beeby (1997) (Dẫn theo tác giả Nguyễn Công Khanh): “ÐG
là sự thu thập và lý giải một cách có hệ thống những bằng chứng dẫn tới sự phán xét về giá trị theo quan điểm hành động” [17, 3 1]
Theo K.Ulbrich (Dẫn theo tác giả Nguyễn Công Khanh): “ÐG là hệ
thống hoạt động nhằm thu thập số liệu, sản phẩm, báo cáo có giá trị thực về
sự hiểu biết và năm vững những mục tiêu đã đề ra” [17,31]
_ ĐG là quá trình thu thập thông tin, minh chứng về đối tượng được ÐG
và đưa ra những phán xét, nhận định về mức độ đạt được dựa trên các tiêu chí
đã được đưa ra trong các tiêu chuẩn hay kết quả đạt được
ĐG là thu thập một tập hợp thông tin đủ thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy bên cạnh các tiêu chuẩn, tiêu chí để xác định tính phù hợp với các tiêu
chuẩn, tiêu chí đề ra ban đầu, hay đã điều chỉnh để đảm bảo tính phù hợp
nhằm đưa ra một quyết định
Trong đề tài tác giả sử dụng khái niệm “ĐG là /hw thập một tập hợp
thông tin đủ thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy bên cạnh các tiêu chuẩn,
tiêu chỉ để xác định tính phù hợp với các tiêu chuẩn, tiêu chỉ ra ban đâu, hay
đã điều chỉnh để đảm bảo tính phù hợp nhằm đưa ra một quyết định ”
Trang 241.2.1.2 Kết quả học tập
Kết quả học tập (KQHT) hay thành tích học tập hoặc thành quả hoạt động là một thuật ngữ chưa được thống nhất về cách gọi nhưng được hiểu theo nghĩa giống nhau Thông thường, khái niệm này được hiểu theo 2 nghĩa sau: [17], [21], [28],
[29]
- Đó là mức độ thành tích mà một HS đạt được xem xét trong mỗi quan
hệ với công sức, thời gian đã bỏ ra và với mục tiêu giáo dục Theo quan niệm
này, kết quả học tập là mức thực hiện tiêu chí |
- Đó là mức độ thành tích đã đạt được của một HS so với các bạn cùng học Theo quan niệm này, kết quả học tập là mức thực hiện chuẩn
Như vậy, dù hiểu theo nghĩa nào thì KQHT đều thể hiện ở mức độ đạt
được các mục tiêu dạy học Trong đó, bao gồm ba mục tiêu lớn là kiến thức,
kỹ năng và thái độ Do vậy, KQHT là mức độ thành công trong học tập của
HS, được xem xét trong mối quan hệ với mục tiêu đã xác định, chuẩn tối thiểu
cần đạt và công sức, thời gian bỏ ra Hay nói cách khác, KOHT là mức thực
hiện các tiêu chí và các chuẩn mực theo mục tiêu học tập đã xác định
_1;2.1.3 Đánh giá kết quả học tập của học sinh
Hiện nay khái niệm về ĐGKQHT của HS đã được các chuyên gia giáo dục trên thế giới thống nhất cách hiểu như sau: “Đánh giá kết quả học tập của
HS là một quá trình thu thập, phân tích và xử lý các thông tin về kiến thức, kỹ
năng, thái độ của HS theo mục tiêu môn học (hoặc hành động) nhằm đề xuất các
giải pháp để thực hiện mục tiêu của môn học (hoặc hoạt động) đó” [17], [21],
[28], 1291 | |
Đánh giá hoạt động học tập không chỉ quan tâm đến việc thu thập thông tin về kết quả học tập của HS đạt mục tiêu môn học hoặc chuẩn đã đặt
ra thế nào (với tư cách là sản phẩm cuối cùng, HS đạt kết quả thế nào) mà cồn quan tâm tới toàn bộ quá trình dạy và học điễn ra như thế nào, HS thay
Trang 25đổi thế nào trên con đường đạt đến mục tiêu môn học, chuẩn đầu ra Nói cách
khác là đánh giá cả quá trình tạo ra sản phẩm, quá trình mỗi HS biến đổi dé trở thành chính mình Điều này đòi hỏi ĐG phải diễn ra thường xuyên trong suốt quá trình giảng dạy và học tập
1.2.2 Học sinh tiêu học
Học sinh Tiểu học là học sinh từ sáu tuổi đến mười bốn tuổi; được thực
hiện trong năm năm học, từ lớp một đến lớp năm Tuổi của học sinh vào lớp một là sáu tuổi[3] — -
Lứa tuổi từ 6 đến 11 tuổi hoc sinh tiểu học rất hồn nhiên, ngây thơ và
trong sáng Ở mỗi trẻ em tiềm tàng khả năng phát triển về trí tuệ, lao động, rèn luyện và hoạt động xã hội để đạt một trình độ nhất định về lao động nghề
nghiệp, về quan hệ giao lưu và chăm lo cuộc sống cá nhân, gia đình Trẻ em ở
lửa tuổi tiểu học là thực thể đang hình thành và phát triển cả về mặt sinh lý,
tâm lý, xã hội các em đang từng bước gia nhập vào xã hội thế giới của mọi
mối quan hệ Do đó, học sinh tiểu học chưa đủ ý thức, chưa đủ phẩm chất và năng lực như một công dân trong xã hội, mà các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của người lớn, gia đình, nhà trường và xã hội Học sinh tiểu học dễ thích
nghỉ và tiếp nhận cái mới và luôn hướng tới tương lai Nhưng cũng thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định chưa được phát triển
mạnh, tính hiếu động, dễ xúc động còn bộc lộ rõ nét Trẻ nhớ rất nhanh và
quên cũng nhanh
1.2.3 Quản lý đánh giá kết quả học tập 1.2.3.1 Khải niệm quản lý
Thuật ngữ “Quản lý” là một khái niệm rộng lớn và được sử dụng trong
nhiều lĩnh vực, ngành nghề, và các công trình nghiên cứu khác nhau, chính vì vậy mà theo những cách tiếp cận khác nhau đó quản lý cũng được các nhà
khoa học, các nhà nghiên cứu định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau:
Trang 26.-_W Taylor (Dẫn theo Bùi Minh Hiền) người đầu tiên nghiên cứu quá
trình lao động trong từng bộ phận của nó, đưa ra hệ thống tổ chức lao động
nhằm khai thác tối đa thời gian lao động, ông cho rằng “Quản lý là nghệ thuật
biết rõ ràng chính xác cái gì cần làm, và làm cái đó thế nào bằng phương pháp
tốt nhất và rẻ nhất” [9, l6] | |
Dan theo những tổng hợp của tác giả [8], [25] hoạt động quản lý nói
chung được định nghĩa qua các khái niệm sau:
- Quản lý là hoạt động được thực hiện nhằm đảm bảo sự hồn thành
cơng việc qua những nỗ lực của người khác
- Quản lý là phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những người
cộng sự khác trong cùng một tổ chức
-_ Quản lý là một hoạt động thiết yếu đảm bảo phối hợp những nỗ lực
cá nhân nhằm đạt mục đích chung của cả nhóm |
_~_ Quản lý là điều khiển con người và sự vật nhằm đạt mục tiêu đã định trước
- Hay đơn gián quản lý là sự có trách nhiệm về một cái gì đó
Đến nay quản lý được định nghĩa rõ ràng hơn: “Quản ly la quá trình đạt _tới mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các chức năng: Kế hoạch Tổ
chúc - Chỉ đạo - Kiểm tra” | | 1.2.3.2 Quan ly trudng hoc
Xuất phát từ khái niệm quản lý giáo dục nói chung được hiểu theo hai
nghĩa là quản lý ở cấp độ vĩ mô và quân lý ở cấp độ vi mô, quan lý trường học
(nhà trường) cũng được định nghĩa theo hai góc độ như sau: [18,20]
A ~
thana nhfrne tar AAna MULE, LIES La UIE | tự
,
At vy nhat- Ow’ an tứ trareyn co ha
vị t nĩ LAL © WU + V1 CÁ EE aye ic ity © là h
“(D>
giác của các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ GD&ĐT, sở GD&ĐT, Phòng GD&DT và các cấp chính quyền (đơn vị hành chính từ trung ưong đến địa phương) đối với một cơ sở giáo dục (trường học) nào đó :
Trang 27.~ Góc độ thứ hai: Quản lý trường học được hiểu theo nghĩa các hoạt
động của chủ thể quản lý một cơ sở giáo dục (trường học) như hiệu trưởng
hoặc người có chức vụ quyền hạn tương đương hiệu trưởng đối với các hoạt động giáo dục và dạy học của cơ sở hay trường học mà họ được giao trách
nhiệm quản lý
Trong đề tài này, quản lý trường học được tiếp cận chủ yếu ở góc độ
thứ hai Cụ thể là:
Quản lý trường học là những tác động có THỤC đích, có kế hoạch, có hệ
thống và phù hợp quy luật của chủ thể quan by nhà trường (hiệu trưởng) đến
khách thé quản lý nhà trường (GV, nhân viên, và người học ) nhằm đưa các hoạt
động giáo dục và dạy học của nhà trường đạt tới mục tiêu giáo dục đã đề ra
1.2.3.3 Đánh giá về > hoc tap
Đánh giá kết quả học tập của HS tiểu học nhằm mục đích [12], [13], [17], [21], [28], [29]: Làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về các
mục tiêu dạy học, tình trạng kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ của HS so với
yêu cầu của chương trình; phát hiện những sai sót và nguyên nhân dẫn tới những sai sót đó, giúp HS điều chỉnh hoạt động học tập của mình; công khai
hóa các nhận định về năng lực, kết quả học tập của mỗi em HS và cả tập thé
lớp, tạo cơ hội cho các em có kỹ năng tự ĐG, giúp các em nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích động viên và thúc đây việc học tập ngày một tốt hơn;
giúp GV có cơ sở thực tế để nhận ra những điêm mạnh, điểm yếu của mình,
tự điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động dạy, phấn đầu không ngừng nâng cao chất
lượng và hiệu quả dạy học |
Theo Hoàng Đức Nhuận và Lê Đức Phúc: “ĐG kết quả học tập là quá
trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học
tập của HS, về tác động và nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho
Trang 28những quyết định sư phạm của GV và nhà trường, cho bản thân HS để họ học `
tập ngày một tiến bộ hơn.” [20, 131]
Căn cứ vào đặc điểm hoạt động học tập của HS bậc tiểu học, Bộ
GD&DT đã ban hành Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT quy định việc đánh giá
và xếp loại HS tiểu học với các nội dung cơ bản sau:
- Thông tư khẳng định đánh giá kết quả học tập có tác động cụ thể đến
ban than GV, gia đình và các cơ quan quản lý giáo dục, chính vì vậy trong
quá trình đánh giá HS tiểu học phải có sự kết hợp giữa GV, gia đình và bản thân HS để đánh giá toàn điện vì sự phát triển của HS chứ không phải đánh
giá trên cơ sở so sánh với HS khác gây ra áp lực học tập cho HS, gia đình Theo Điều 4 của Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của
Bộ Giáo dục sửa đổi Quy định đánh giá HS tiểu học kèm theo Thông tư
30/2014/TT-BGDĐT quy định: “Đánh giá vì sự tiến bộ của HS; coi trọng việc
động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của HS; giúp HS
phát huy nhiều nhất khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan;
Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kỳ bằng điểm số kết hợp _
với nhận xét; kết hợp đánh giá của GV, HS, cha mẹ HS, trong đó đánh giá của
GV là quan trọng nhất." [5]
HS tiểu học được đánh giá về các nội dung sau:
- Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của HS theo
chuẩn kiến thức, kỹ năng từng môn học và hoạt động giáo dục khác theo
chương trình giáo dục phố thông cấp tiểu học - nano ALOLL ES tt Or 9 zy °F ` ` y ^^ “A
- Đánh giá sự hình thành và phát triên một 8 lực của HS bao
gồm: Tự phục vụ, tự quản; giao tiếp, hợp tác; tự học và giải quyết vẫn đề
- Đánh giá sự hình thành và phát triển một số phẩm chất của HS gồm:
Chăm học, chăm làm; tích cực tham gia hoạt động giáo dục; tự tin, tự trọng,
TRƯỜNG BA! HOG SU PHAM HA NOI
7 | THU VIEN
Trang 29tự chịu trách nhiệm; trung thực, kỉ luật, đoàn kết; yêu gia đình, bạn và những
người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước
* Đánh giá HS tiểu học sử dụng hai hình thức đó là: Đánh giá thường xuyên băng nhận xét và đánh giá định kỳ [5]
Thứ nhất, đánh giá thường xuyên bằng nhận xét là đánh giá trong qua
trình học tập, rèn luyện về kiến thức, kỹ năng, thái độ và một số biểu hiện
năng lực, phẩm chất của HS, được thực hiện theo tiến trình nội dung của các môn học và các hoạt động giáo dục
Đánh giá thường xuyên cung cấp thông tin phản hồi cho GV và HS
_ nhằm hỗ trợ, điều chỉnh kịp thời, thúc đây sự tiến bộ của HS theo mục tiêu
giáo đục tiêu học
Đánh giá thường xuyên gồm các hoạt động đánh giá sau:
+ Đánh giá thường xuyên hoạt động học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập theo chuẩn kiến thức, kỹ năng từng môn học, hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiêu học |
+ Đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển nang lye cia HS + Đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển phẩm chất của HS + Đánh giá thường xuyên về học tập gồm: ï) GV dùng lời nói chỉ ra cho
HS biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc
sản phẩm học tập của HS khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kip thoi; ii)
HS tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn; iii) Khuyén khich cha me HS trao đổi với GV về các nhận xét, đánh giá HS bằng các hình
_ thức phù hợp và phối hợp với GV động viên, giúp đỡ HS học tập, rèn luyện - Đánh giá thường xuyên về năng lực, phẩm chất: ¡) GV căn cứ vào các
biểu hiện về nhận thức, kỹ năng, thái độ của HS ở từng năng lực, phẩm chất
dé nhận xét, có biện pháp giúp đỡ kịp thời; 1ñ) HS được tự nhận xét và được
Trang 30tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn về những biểu hiện của từng năng lực, phẩm
chất để hoàn thiện bản thân; iii) Khuyến khích cha mẹ HS trao đổi, phối hợp
với GV động viên, giúp đỡ HS rèn luyện và phát triển năng lực, phẩm chất." Thứ hai, đánh giá định kỳ là đánh giá kết quả giáo dục của HS sau một
giai đoạn học tập, rèn luyện, nhăm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học
tập của HS so với chuẩn kiến thức, kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiêu học và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất HS
- Đánh giá định kỳ kết quả học tap cua HS là việc kiểm tra mức độ đạt
chuẩn kiến thức, kỹ năng theo chương trình giáo đục phổ thông cấp tiểu học
vào cuối học kỳ I và cuối năm học đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán,
Khoa học, Lịch sử và Địa lý, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc bằng bài kiểm tra định kỳ Kết quả của bài kiểm tra định kỳ được đánh giá bằng điểm
với thang điểm tối đa là 10 và không có điểm 0
- Vào cuối học kỳ I và cuối năm học, HS được tổng hợp đánh giá mức
độ hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất thông qua nhận xét của GV về
quá trình và kết quả học tập, cùng với các hoạt động giáo dục khác Theo đó: - HS sẽ được đánh giá hoàn thành hoặc chưa hoàn thành đối với quá trình học tập từng môn học
- HS sẽ được đánh giá đạt hoặc chưa đạt đối với mức độ hình thành y và phát triển năng lực và mức độ hình thành và phát triển phẩm chất
Trong quá trình thực hiện tổ chức đánh giá kết quả học tập của HS các
cấp quản lý có liên quan, GV, HS phải thực hiện đầy đủ các trách nhiệm của
mình dé haat AAna Avec dian a theo AvYina kế hnach mie ti hoat déng Vuyw `1, n ra theo đúng kê hoạch, mụ we! ©
_ *Đánh giá định kỳ vb he học tập
+ Vào giữa học kỳ I, cuối học ky I, gitta hoc ky II và cudi nam học, GV
căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và chuẩn kiến thức, kỹ năng để đánh giá HS đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:
Trang 31(1) Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập của môn học hoặc
hoạt động giáo dục; Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
(2) Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập của
môn học hoặc hoạt động giáo dục;
(3) Vào cuối học kỳ I và cuối năm học, đối với các môn học: Tiếng
Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lý, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc
có bài kiểm tra định kỳ; |
Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kỳ mơn Tiếng Việt, mơn
Tốn vào giữa học kỳ I và giữa học ky IL
* Quy định về hồ sơ đánh giá và việc ghi chép cua GV
- Theo Thông tư 22 có một số thay đổi về hồ sơ ĐGHS như thay vì có 5
loại như trước đây, nay gồm có: Học bạ và Bảng tông hợp kết quả đánh giá
giáo dục của lớp (mẫu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định)
Việc ghi chép của GV: Trong đánh giá thường xuyên, để có thời gian nhiều hơn đành cho đổi mới phương pháp dạy học và quan tâm, hỗ trợ giúp
đỡ HS trong quá trình học, thay vì “hàng tháng, GV ghi vào số theo đối chất
lượng giáo dục” như trước đây, nay ngoài việc dùng lời nói chỉ ra cho Hồ biết
được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa, khi cần thiết GV viết nhận xét
hay những lưu ý đối với HS có nội dung chưa hoàn thành hoặc có khả năng
vượt trội trong học tập và rèn luyện Tại thời điểm giữa và cuối mỗi học kỳ,
GV ghỉ kết quả đánh giá vào Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp
Tại thời điểm cuối năm học, GV chủ nhiệm ghi kết quả đánh giá HS vào Học bạ
Việc khen thưởng HS theo Thông tư 22 được quy định như sau:
- HS hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện: kết quả
đánh giá các môn học dat Hoan thành tốt, các năng lực, phẩm chất đạt Tốt;
Trang 32.~ HS có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc về ít nhất một môn học hoặc ít nhất một năng lực, phẩm chất được GV giới thiệu và tập thể lớp công nhận
Nhu vay, viéc DG két qua học tập của HS nhăm: Nhận định thực trạng, định hướng điều chỉnh hoạt động học tập của HS; tạo điều kiện nhận định
thực trạng, định hướng điều chỉnh hoạt động giảng dạy của GV
1.2.3.4 Đánh giá về năng lực, phẩm chất
Bên cạnh việc ÐG kết quả học tập thì việc DG năng lực, phẩm chất của
HSTH cũng rất quan trọng Theo Thông tư 22 thi DG nang luc, phẩm chất
HSTH vào giữa học ky I, cuối học ky I, gitta hoc ky II và cuối năm học, GV
chủ nhiệm căn cứ vào các biểu hiện liên quan đến nhận thức, kỹ năng, thái độ trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng năng lực, phẩm chất của mỗi HS, tổng hợp theo các mức sau:
- Tốt: đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên; - Đạt: đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên; - Cần cố gắng: chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện
_chưa rõ |
1 2.3.5.Quản ly đánh giá kết quả học tập của học sinh |
Từ các nội dung của quản lý trường học nêu trên có thể thấy rằng quản
ly DG két quả học tập là một bộ phận cấu thành hoạt động quản lý kiểm tra, DG két qua day học trong nhà trường Hiện nay chưa có một khái niệm cụ thể
nào về quản lý hoạt dong DG két quả học tập tuy nhiên dựa trên những đặc
trưng cơ bản của hoạt động quản lý nói chung có thê khái quát: |
^.dn nh lân kế hoach  chức chị Quản lý ĐG kết quả học tậ tap của HS là quá trình jap Ke noacn, tO chức, chỉ
dao và kiểm tra của Hiệu trưởng đối với hoạt động ĐGHS nhằm đưa hoạt động ĐG được diễn ra theo đúng các quy định đồng thời phát huy hết vai trò của DG trong quá trình đạy học góp phần đưa hoạt động dạy học đạt đến các mục tiêu đã đề ra
[18], [9], [14], [16] | |
Trang 33.ĐG là một bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học, đối với
người GV khi tiễn hành quá trình dạy học, họ phải xác định rõ mục tiêu của
_ bài học, nội dung và phương pháp cũng như kỹ thuật t6 chức quá trình dạy học sao cho phù hợp với đối tượng người học và đạt chất lượng, hiệu quả theo -
mục tiêu đã đê ra
Trong nhà trường, Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước về công tác quản lý toàn diện về: con người, cơ sở vật chất, tài
chính, chất lượng giáo dục Hiệu trưởng phải thể hiện được các vai trò: Đại diện cho chính quyền thực thi pháp luật, chính sách, điều lệ, các quy định về _
mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, ĐỢ chất lượng phổ thông
Hạt nhân thiết lập bộ máy tổ chức, phát triển, điều hành đội ngũ nhân lực để
mọi hoạt động nhà trường thực hiện đúng tính chất, nguyên lý, mục tiêu, nội
dung, chương trình, phương pháp giáo dục Người chủ chốt trong việc huy
động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực vật chất nhằm đáp ứng các hoạt động
giáo dục day và học trong nhà trường -
Do vậy, quản lý ĐGKQHT của HSTH theo tác giả hiểu là “nội dung của quản lý dạy học Quản lý ĐGKQHT của HS là nói đến vai trò của Hiệu trưởng trong việc nâng cao chất lượng dạy - học của nhà trường thông qua
việc DGHS D6 1a viéc quan ly day hoc viéc; 14 quan ly DG KQHT cia di
ngũ giáo viên trong nha trường
1.3 YEU CAU DOI MGI GIAO DUC TRONG DANH GIA KET QUA HOC TAP CUA HOC SINH TIEU HOC
1.3.1 Xu thế kiểm tra đánh giá
Các công trình nghiên cứu chỉ ra các xu thế kiểm tra đánh giá trên thé giới như sau [2], [12], [13], [19], [24], [28], [29], [31], [32], [33]
Một là, xu thế đổi mới GDTH hiện nay là chuyển từ trang bị kiến thức là chủ yếu sang phát triển phẩm chất, năng lực của người học, coi trọng vận
Trang 34dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống Hệ thống
ˆ giáo dục cũng đang được đổi mới theo hướng “mở”, tạo cơ hội học tập cho
mọi người, đồng thời huy động mọi nguồn lực xã hội để pát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập Các mô hình đổi mới ở tiểu học đang tiếp cận khá
tốt các yêu cầu đổi mới giáo dục và bước đầu khắc phục được những hạn chế
của mô hình giáo dục truyền thống
Hai là, đánh giá có sự tham gia của nhiều bên Bên cạnh sự đánh giá
của giáo viên đối với kết quả học tập của học sinh, còn có tự đánh giá của học
sinh, của cha mẹ và cộng đồng
Ba là, xem kiểm tra đánh giá như là một phương pháp đạy học
Bến là, hệ thống và ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá `
Nếu như hệ thống thông tin là một trong những yếu tố giúp người hiệu
trưởng có thể năm bắt được toàn bộ hoạt động đánh giá kết quả học tập của
HS nói chung, qua đó có thể đưa ra những điều chỉnh, đóng góp và quyết định kịp thời, thì việc áp dụng công nghệ thông tin vào đánh giá kết quả học tập
của HS là yêu cầu do quá trình đổi mới giáo dục, đổi mới quản lý giáo dục đặt
ra để phù hợp với sự phát triển nói chung của giáo dục nhà trường nói riêng
và nền giáo dục nước nhà nói chung |
1.3.2 Đánh giá theo thông tư 30 và thông tư 22
Dư luận xã hội và người đân thời gian qua đã đồng thuận và đánh giá cao công cuộc đổi mới nền giáo dục nước nhà, trong đó với những quy định
đối với đổi mới ĐGHSTH đã tạo nên một luồng sinh khí mới đối với GDTH
vị quản lý giáo dục, nhà trường, thầy cô và đặc biệt phụ huynh rất bất ngờ, có
chút hoang mang Sau một năm học, nhà trường, xã hội đã quen dần với
những nhận xét mang tính động viên, khích lệ không có điểm số Và việc đưa Thông tư 30 vào tiêu học có những mặt tích cực nhìn thấy rõ như trẻ sẽ được
Trang 35động viên, chia sẻ, khích lệ, giảm tải học Điều này không mang tính hình
thức, giảm thiểu được “bệnh” thành tích
Thông tư 30 tạo ra một cơ chế hoạt động, phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện nguyên lý giáo dục: Nhà trường — Gia đình - Xã hội Tuy nhiên,
một bộ phân cha mẹ Hồ và cộng đồng có thể băn khoăn với việc không có
điểm (ở đánh giá thường xuyên) sẽ gây khó khăn cho việc giáo viên trong việc theo dõi quá trình học tập của HS cũng như không động viên, khuyến khích HS học tập Do đó, công tác vận động, tuyên truyền để nâng cao nhận thức trong phụ huynh HS và cộng đồng về những ưu thế nỗi trội của đánh giá
bằng nhận xét trong việc giúp đỡ, hỗ trợ HS trong tiến trình học tập là việc
làm cần thiết trong thời gian tới Do vậy, Thông tư 22 đã ra đời và khắc phục hạn chế của Thông tư 30
Trong quản lý nhà trường nói chung và quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá nói riêng, các chế định về giáo dục đào tạo; các quy định, hướng dẫn, thông tư của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, có vai trò định hướng, dẫn dắt và cũng là một yêu cầu của quản lý
Hoạt động quản lý đánh giá nói chung phải tuân thủ các văn bản, quyết định, thông tư về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS Các văn bản chế định về đánh giá HS còn là cơ sở để xây đựng các mục tiêu, nội dung, phương
pháp và xác định các hình thức kiểm tra, đánh giá trong mỗi nhà trường
1.3.3 Đánh giá thường xuyên kết quả học tập của học sinh tiểu học
_Hoạt động ĐGHS là một trong những nhiệm vụ của trường tiểu học trong việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục và hoạt động giáo dục
Khoản 1, điều 31 của Điều lệ Trường Tiểu học (2010) quy định: “Trường tiểu
học tổ chức kiểm tra, ĐG, xếp loại HS trong quá trình học tập và rèn luyện
theo Quy định vé DG, xếp loại HS tiểu hoc do B6 GD&DT ban hành; tổ chức
Trang 36| cho GV bàn giao chất lượng giáo dục HS cuối năm học cho GV dạy lớp trên
- của năm học sau”[5 |]
Trong điều T của Quy định ĐGHS tiểu học ban hành theo Thông tư số 30/TT- BGĐ&ĐT ngày 28/8/014 của Bộ trưởng Bộ GD& ĐT quy dinh: “DG
HS tiéu hoc la nhiing hoat déng quan sat, theo doi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quả trình hoe tap, rén luyén cua HS; tư vẫn, hướng dan, động viên HS; nhận xét định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, ren luyén cua HS; tu vấn, hướng dan, động viên HS; nhận xét định tính hoặc định lượng về kết quả
học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất
của HS tiểu học ”
Phương pháp ÐĐG HS tiểu học bao gồm các phương pháp sau [12], [13],
[19], [24], [28], [29]: |
- Phương pháp quan sảf:Ciúp DG thao tác, các hành vị, các phản ứng
vô thức, kỹ năng thực hành và cả một số kỹ năng về nhận thức như cách giái
quyết vấn đề trong tình huỗng đang được nghiên cứu Phương pháp quan sát được sử dụng khi muốn ĐG kết quả học tập của HS theo quá trình, trong các giờ học, trong các hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài giờ lên lớp
- Phương pháp vấn đáp: Phương pháp này có tác dụng tạo cho người
GV thu được tín hiệu ngược nhanh chóng từ HS có những trình độ khác nhau; -
thúc đấy cho HS học tập thường xuyên, có hệ thống, liên tục; giúp HS rèn „ luyện kỹ năng biểu đạt bằng ngôn ngữ một cách nhanh, gọn, chính xác, rõ rang Phuong pháp vẫn đáp thường được sử dụng trước, trong và sau mỗi bài
~ r A cA A học trên lớp Phương pháp này cũng có thể được sử dụng trong việc kiểm tra
định kỳ mỗi học kỳ của HS
- Phương pháp ĐG viế:: Phương pháp ĐG viết được chia thành hai
nhóm chính là: Phương pháp trắc nghiệm tự luận và phương pháp trắc nghiệm
khách quan
Trang 37Tư] + Phương pháp tự luận được áp dụng khi muốn khuyến khích, tìm hiểu,
: ĐG ý tưởng, cách diễn đạt HS trong điều thực số lượng HS không quá đông;
- đồng thời GV có đủ thời gian để chấm bài
+ Phương pháp trắc nghiệm khách quan thường được sử dựng khi muốn ĐG một cách khách quan kết quả học tập của HS trong phạm vị hiểu biết rộng và tồn diện mà khơng phụ thuộc vào người chấm, trong điều kiện số lượng HS tham
gia kiểm tra rất đông đồng thời muốn chấm bài nhanh và có điểm số tin cậy
- Phương pháp kiểm tra, DG qua thuc hanh: Phuong phap kiém tra thực hành thường được tiến hành trên lóp; trong vườn trường hoặc bên ngoài thiên nhiên nhằm kiểm tra kỹ năng, kỹ xảo thực hành ở HŠ như đo đạc, thí
nghiệm lao động, khả năng vận dụng lý thuyết của HS
— * Yêu cầu [12], [13], [19], [24], [28] [29]
-DG phải bảo đảm tính khách quan và trung thực
Phải đảm bảo sự vô tư của người kiểm tra, tránh tình trạng cá nhân, thiên vị Phải đảm bảo tính trung thực của người được ĐƠ, chống gian lận
trong khi tiến hành hoạt động ĐG Việc ĐG phải phù hợp hoàn cảnh, điều
-_ kiện dạy học, tránh những nhận định chủ quan, áp đặt thiếu căn cứ
- ĐG phải toàn diện
Theo quan điểm của tác giá Trần Bá Hoành (Dẫn theo tác giả Trần Thị
Tuyết Oanh) thì: “Một bài kiểm tra, một đợt ĐG có thể nhằm vào một mục
địch trọng tâm nào đó nhưng toàn bộ hệ thống kiểm tra, ĐG phải đạt yêu cấu đánh giá toàn diện, không chỉ về mặt số lượng mà quan trọng là mặt chat
lượng, không chỉ mặt kiến thức mà cả về kỹ năng, thái d6, tu duy” [21, 11]
_ DG phai dam bảo tính hệ thống
Việc kiểm tra, ÐĐG phải được tiến hành theo kế hoạch, có hệ thống và
có sự phối hợp giữa ĐG thường xuyên và ĐG định kỳ, giữa ĐG của GV và tự
Trang 38Ị
|
{
|
: kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm khách quan, tự luận và các hình thức DG
khác Bên cạnh đó hoạt động ĐG kết quả học tập của HS phải căn cứ vào
| chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về kiến thức, thái độ của từng môn học,
- từng hoạt động giáo dục ở từng lớp, cấp học để từ đó có hướng sử dụng công
- cụ ÐG thích hợp
- ĐG phải đảm bảo tính phát triển
Quá trình dạy học luôn vận động và phát triển ĐG tri thitc, kỹ năng, kỹ | xảo là một khâu của quá trình dạy học nên khi tiến hành quy trình ÐG thành tích học tập cần được xem xét theo hướng phát triển trong tương lai của HS _ Điều đó có nghĩa là, khi ĐG cần nhìn chung cả quá trình trên cơ sở xem xét,
- ĐG từng giai đoạn, từng khâu của hoạt động học tập, rèn luyện của các em
| GV cần biết trân trọng sự cố gắng, biết ĐG cao những tiến bộ trong học tập của HS dù đó chỉ là những dấu hiệu, những mam mồng, những tia hy vọng _ nhỏ bé nhất là đối với những HS yếu kém
- ĐG phải công khai
Việc DG phai duoc tién hanh céng khai, kết quả phải được công bố kịp thời để mỗi HS tự ĐG, xếp hạng trong tập thé
1.3.4 Đánh giá định kỷ kết quả học tập của học sinh cấp tiểu -
_ học lớp 1,2,3
Việc đánh giá HSTH được quy định cụ thể trong Điều 6 của Thông tư 22{[5] Việc đánh giá KQHT của HS lớp 1,2,3 quy định:
- Đánh giá thường xuyên về học tập: Pine cách GV dùng lời nói chi ra
cho HS biết được chỗ đúng, chưa đúng và cá cac, a chữa; hoặc việt nhận xét vào 1 SưC
vở, HS tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn _ trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn; cha me
_ Phụ huynh thường xuyên trao đổi với GV về tình hình học tập của con em mình
Trang 39.- Đánh giá định kỳ về học tập: Vào giữa học ky I, cuỗi học kỳ 1, giữa
học kỳ H và cuối năm học, GV căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên : và chuẩn kiến thức, kỹ năng để đánh giá HS đối với từng môn học, hoạt động
: giáo dục theo các mức sau: Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập
của môn học hoặc hoạt động giáo dục; Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục; Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
Vào cuối học kỳ I và cuối năm học, đối với các môn học: Tiếng M Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lý, Ngoại ngữ, Tìn học, Tiếng dân tộc có bài
kiểm tra định kỳ;
- Đánh giá thường xuyên về năng lực, phẩm chất: GV căn cứ vào các
biểu hiện về nhận thức, kỹ năng, thái độ của HS ở từng năng lực, phẩm chất để nhận xét, có biện pháp giúp đỡ kịp thời; HS được tự nhận xét và được
tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn về những biểu hiện của từng năng lực, phẩm
chất để hoàn thiện bản thân; Khuyến khích cha mẹ HS trao đổi, phối hợp với
GV động viên, giúp đỡ HS rèn luyện và phát triển năng lực, phẩm chất
- Đánh giá định kỳ về năng lực, phẩm chát: Vào giữa học kỳ I, cuối học
kỳ L, giữa học kỳ II và cuối năm học, GV chủ nhiệm căn cứ vào các biểu hiện
liên quan đến nhận thức, kỹ năng, thái độ trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng năng lực, phẩm chất của mỗi HS, tổng hợp theo các mức sau: Tốt: đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và
thường xuyên; Đạt: đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường
xuyên; Cần cô gắng: chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ."
* Đánh giá kết quả học tập của học sinh cấp tiểu học lớp 4,5
Theo Thông tư 22 thì việc đánh giá thường xuyên về học tập và năng lực, phẩm chất của HSTH lớp 4,5 cũng tương tự như lớp 1,2,3
Trang 40Nhưng riêng đối với HS lớp 4,5 việc kiểm tra thường xuyên về học tập
_ giống như lớp 1,2,3, nhưng có thêm bài kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt,
- mơn Tốn vào giữa học kỳ I và giữa học kỳ H vì: Lớp 4, lớp 5 là các lớp cuối
| cấp tiểu học Các khối lớp này so với các khối lớp 1, lớp 2, lớp 3 có yêu cầu
kiến thức, kỹ năng cơ bản ở mức sâu hơn, khái quát hơn, tường minh hơn; Môn tiếng Việt và mơn Tốn ở các khối lớp này là hai môn học công Cụ, chiếm nhiều thời lượng hơn so với các môn học khác; việc thêm bài kiểm kiểm tra định kỳ môn tếng Việt, mơn Tốn vào giữa học kỳ I và giữa học kỳ
II sẽ tạo điều kiện cho HS quen dần với cách kiểm tra đánh giá ở cấp trung học cơ sở và các cấp học cao hơn
1.4 QUAN LY DANH GIA KET QUA HOC TAP CUA HOC SINH
TIEU HOC THEO THONG TU 22 |
Quan li danh gia két qua hoc tập của học sinh tiểu học được phân chia
thành hai nội dung: quản lí đánh giá thường xuyên và quản lí đánh giá định kỳ
(cuối kỳ) [22], a
1.4.1 Quản lý đánh giá thường xuyên kết quả học tập của học sinh tiểu học
1.4.1.1 Phổ biến, nâng cao nhận thức tô chức năng lực đánh giá theo
hướng đổi mới
Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/06/2014 đã khẳng định đổi mới hình
thức, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đào tạo là một
trong những nhiệm vụ trong tâm trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện
nền giáo dục nước nhà [6]
Chỉ đạo đổi mới đánh giá kết quả giáo dục nhằm đánh giá toàn diện cả
quá trình học tập và rèn luyện của HS; chỉ đạo GV tăng cường hình thức, cách
thức và phương pháp đánh giá kết hợp chặt chẽ giữa định lượng và định tính;