Chuyên đề nghiên cứu hoạt động ngoại khóa cho sinh viên trường đại học tài nguyên và môi trường Hà Nội. CHuyên ngành Giáo dục thể chất. Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục Ban hành năm 2017 do PGS.TS Phạm Đông Đức.
Trang 1Ụ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
LE ĐỨC THIỆN
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kêt quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bô trong bat kỳ công trình nào
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Tác gia
gu, —
Trang 3MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC BANG DANH MỤC BIEU DO MỞ ĐẦU -2,12 2 2 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI . -6ccsccecreeresreeee 10
1.1 Quan điểm của Dang va Nha nước về công tac GDTC va thé thao trường học 10 1.2 Công tac GDTC và thể thao trong trường học ¬— 14
1.2.1 Mục đích, nhiệm vụ và nội dung công tác GDTC trong trường hoc 14
1.2.2 Các hình thức GDTC va thé thao trong trường học: - lồ
1.2.3 Đặc điểm cơ bản của hoạt động TDTT ngoại khoá ở các trường học .26 1.2.4 Các yếu tô ảnh hưởng đến hoạt động thé thao ngoại khóa trong trường học 27
1.3 Đặc điểm tâm — sinh lý của sinh viên (lứa tuổi 18-22) 30
1.3.1 Đặc điểm tâm lý của của sinh viên (lứa tuổi 18-22) 30
1.3.2 Đặc điểm sinh lí của của sinh viên (lứa tuổi 18-22) 32
1.5 Các công trình nghiên cứu có liên quan c scseeersererers.e 2
Kết luận chương 1 - 2+ 2s eEEEESEEEEEEEE71 213113112111 crk 40
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THẺ CHẤT VÀ HOẠT ĐỘNG THẺ DỤC THẺ THAO NGOẠI KHÓA CỦA TRƯỜNG
ĐẠI HỌC TAI NGUYEN VA MOI TRUONG HÀ NỘI 41
2.1 Giới thiệu về Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 41
2.1.1 Sứ mạng, Tầm nhìn & Giá trị cốt lõi s2t tren 41
2.1.2 Giá trị cốt lõi 1 2 ri 41
-2.1.3 Mục tiêu phát triển Trường -s-e seosstnesnessnsaneste 42
Trang 42.2.1 Thực trạng đội ngũ giáo viên TDTT của Trường Đại học Tai nguyên và
MOi truOng Ha NG 42 2.2.2 Thực trạng Cơ sở vật chất - "_— HH1 000 5 nh uy 43 2.2.3 Thực trạng về chương trình - «se +ke+k+kcEecEvkvkxEEvkerkerrerrkee 45 2.2.4 Thực trạng tổ chức quản lý công tác Giáo dục thê chất 48 243 Thực trạng hoạt động ngoại khóa của Trường Đại học Tài nguyên và Môi truOng, HA NOI 50 2.3.1 Thực trạng nội dung hoạt động TDTT ngoại khóa của SV 50 Bang 2.7: Kết quả phỏng vấn vẻ nội dung thê thao ngoại khóa của SV Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (n = 600) c-S- 50 2.3.2 Thực trạng về hình thức hoạt động TDTT ngoại khóa Trường Đại học
Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 222222 222222221222222122222122222 ccee 51
2.3.3 Thực trạng tập luyện ngoại khóa thể dục thể thao của SV Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội LH ng ng nex 53 2.3.4 Động cơ tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa của SV Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà NỘI SH HH2 111111112 gxee 53 2.3.5.Thực trạng về thời gian, địa điểm, thời điểm tham gia hoạt động TDTT
ngoại khóa của SV Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 55
Kết luận chương 2 - 5-5 cớ LH HH ng gu ng re 58
Chương 3: LỰA CHỌN VÀ ỨNG DỤNG NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC
HOAT DONG THE DUC THE THAO NGOAI KHOA CHO SV
TRUONG DH TAI NGUYEN VA MOI TRUONG HA NO1 59
3.1 Nhận thức đối với hoạt động TDTT ngoại khóa - "-
3.3 Những yêu cầu đảm bảo cho hoạt động TDTT ngoại khóa 62 3.4 Lựa chọn nội dung tập luyện thể duc thé thao ngoại khóa cho SV Trường
Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội - 5- 255cc cscceceeceeee 63
Trang 53.6 Kết quả phỏng vấn lựa chọn thời điểm, địa điểm, số buổi, thời gian tập
Trang 6
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Thực trạng về chất lượng và số lượng giáo viên TDTT 42 của Trường Đại học Tài nguyên và môi trường Hà Nội 42 Bảng 2.2 Thực trạng sân bãi dụng cụ phục vụ giảng dạy và tập luyện Trường Đại học Tài nguyên và môi trường Hà NộỘi - ĂcSSSSsSseeeersere 44 Bảng 2.3 Nội dung chương trình môn học Giáo dục thê chất của Trường Đại
học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội TT 46
Bảng 2.4 Kết quả phỏng vấn giáo viên, SV về nội dung chương trình môn GDTC tại trường Đại học tài nguyên và môi trường (n = 630) 47 Bảng 2.5: Thực trạng thể lực chung của SV -2©cccecrerrerrsereeee 49 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội . <<5- 49
Bang 2.6 Kết quả học tập môn Thể dục của SV ccccccccerrerrrreeeeee 49 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội .4Ø
Bảng 2.8: Thực trạng hình thức tham gia hoạt động ngoại khóa TDTT của SV Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (n = 600) 51 Bang 2.9: Thuc trang muc dé tham gia hoat déng TDTT ngoai khéa cia SV
Trang 7we Ee i ie Ee oo i Ị Bảng 3.3 Kết quả phỏng vẫn về mức độ sẵn sàng tham gia tập luyện TDTT
ngoại khóa (n = 60() án c nàng H011 0400 nghe gryp 61
Bảng 3.4: Những khó khăn và yêu cầu đảm bảo để tổ chức thành công hoạt
: động TDTT ngoại khóa cho SV Trường Đại học Tài nguyên và 62 _ Môi trường Hà Nội (n =30) -22.2-21.2.eerree 62
Bang 2.5: Kết quả phỏng vấn về nội dung thé thao ngoại khóa của SV Trường
Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (n = 600) Ắ.63
Bảng 3.6: Kết quả phỏng vấn lựa chọn nội dung hoạt động TDTT 65 : _ ngoại khóa môn Cầu lông của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (n=3(0) HH HH HH TH TH TT To HH TH Tu TH Tu nung 65
Bảng 3.7: Kết quả lựa chọn hình thức tô chức hoạt động TDTT 5-cs¿ 66
ngoại khóa cho SV Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (n=630) 66 ˆ Bang 3.8: Két qua phong vấn lựa chọn thời điểm, địa diém, sé budi, thoi giantap luyện TDTT ngoại khóa của SV Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường
HA NOi (M600) scsssscssccscsecesssssessssssessssessessssessssssessssssteesssstssessssessensseseen68
_ Bảng 3.9 Kết quả học tập môn Thể đục của SV nhóm thực nghiệm và nhóm
đối chứng trước thực nghiệm 2. 22+ 2S cHH E233 771 1 EEEAerrerrkee 70
Bảng 3.10 Kết quả kiểm tra thể lực của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm
true thre NghiG 00010707087 the 71
Bang 3.11 Kết quả học tập môn Thể dục của SV nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm tt TH E11.211171111111 1xx 72 Bảng 3.12 Kết quả kiểm tra thể lực của 2 nhóm đối chứng và 72 ụ thực nghiệm sau thực nghiệm 2-2 set +kvSEE+EEEEEEEEEEEEEEEerreererrrerreee 72
Bảng 3.14 Ý kiến đánh giá của giáo viên về tác động của hoạt động T4
thể thao ngoại khóa mới đến học sinh nhóm thực nghiệm (n = 8) 74
Bảng 3.15 Ý kiến đánh giá của SV về tác động của hoạt động thể thao ngoại
Trang 8DANH MỤC BIÊU ĐỎ
Trang 9MỞ ĐẦU 1 Ly do chon dé tài
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI (2011) đã nêu rõ mục tiêu tổng quát là: “Đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, Đảng đã xác định các khâu đột phá chiến lược, trong đó “Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguôn nhân lực ” được khẳng định là khâu đột phá thứ hai Đây được xem là khâu đột phá đúng và trúng với hoàn cảnh nguồn nhân lực nước ta hiện nay khi hội nhập quốc tế, cạnh tranh quyết liệt và đòi hỏi của thời đại khoa học, công nghệ Khâu đột phá trúng và đúng này đã và đang tập trung nâng cao sức mạnh nội sinh - nguồn nhân lực, để tồn tại và phát triển trong một thế giới năng động, thé giới của khoa học và công nghệ Vì thế, Đại hội XI của Đảng đồng thời cũng xác định rõ phải “gốn kết chặt chẽ giữa phát triển nguồn nhân lực với phát triển và img dụng khoa học, công nghệ” Đây chính là nội dung quan trọng thể hiện tính thực tế của chiến lược phát triển nhanh và bền vững của nước ta trong điều kiện hiện nay Để thực hiện chiến lược nay, Dai hoi XI cũng nêu rõ những giải pháp trực tiếp cho chiến lược phát triển nguồn nhân
lực, đó là: “xáy đựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam”;
“déi méi căn bản và toàn điện nền giáo dục quốc dân theo hướng chuẩn hóa,
hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ
Trang 10
vào thế kỉ XXI, chỉ thị 17/CT-TW ngày 23/10/2002, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã tiếp tục yêu cầu Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và đào tạo tăng
cường công tác giáo dục thể chất và TDTT cho SV_ trước yêu cầu mới của _
công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
TDTT trường học là bộ phận hữu cơ của sự nghiệp giáo dục đào tạo,
góp phần đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt nhằm mục tiêu
“Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước Đó là những con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thê chất, phong phú về tỉnh thần, trong sáng về đạo đức” để tham gia tích cực vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Do vậy, Đảng và Nhà nước đã giao trách nhiệm cho Uỷ ban TDTT (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ), Bộ Giáo
"duc va Đào tạo thường xuyên phối hợp chỉ đạo tổng kết công tác GDTC, cải tiến chương trình giảng dạy, tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, đào tạo giáo viên
TDTT cho trường học các cấp, tạo điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất để thực hiện chế độ GDTC bắt buộc ở tất cả các trường học các cấp
Nội dung cơ bản của công tác GDTC trong trường học bao gồm các giờ học TDTT nội khoá; Tổ chức tập luyện và kiểm tra theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể; Tổ chức tập luyện ngoại khoá theo câu lạc bộ thể thao tự chọn; Ôn định
hệ thống thi đấu thể thao của SV theo chu kỳ Trong đó, các hoạt động TDTT
ngoại khóa như tập luyện theo câu lạc bộ thể thao tự chọn và thi đấu thể thao trong các Nhà trường có vai trò đặc biệt trong việc nâng cao hiệu quả của công
tác GDTC Nó bổ sung, hỗ trợ cho giờ học chính khóa, do giờ học chính khóa còn nhiều vấn đề hạn chế như: lớp đông, thời gian ít |
'Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác GDTC cho SV,
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã thực hiện đầy đủ những
Trang 11với điều kiện của Nhà trường Tuy nhiên, qua khảo sát sơ bộ, chúng tôi thấy
rằng công tác GDTC chưa đạt hiệu quả cao do một số nguyên nhân như: Cơ sở vật chất phục vụ hoạt đông TDTT còn kém, số lượng SV trong một lớp học môn học Thể dục còn đông , đặc biệt là hoạt động TDTT ngoại khóa chưa
được chú trọng Hoạt động thể thao ngoại khóa còn mang tính hình thức; hoạt
động thi đầu thể thao chưa phong phú và hiệu quả; trong quá trình tổ chức chưa
tính đến việc khắc phục những khó khăn cũng như tận dụng, phát huy những lợi thế của Nhà trường cũng như địa phương Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản làm ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác GDTC
Từ những vấn đề trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: " Nghiên
_cứu hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa cho SV Trường Đại học Tì ai nguyên và Môi trường Hà Nội"
2 Mục tiêu nghiên cứu
— Mục tiêu của đề tài là lựa chọn được nội dung và hình thức hoạt động thé duc thé thao ngoại khóa phù hợp với đặc điểm, điều kiện của SV và của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, góp phần nâng cao thể lực cho SV nói riêng và nâng cao hiệu quả công tác Giáo dục thé chat nói chung của Nhà trường
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động TDT ngoại khóa của SV Truong Dai học Tai nguyên va
Môi trường Hà Nội
3.2 Khách thể nghiên cứu
- 30 cán bộ, giáo viên và 600 SV Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội là đối tượng được phỏng vẫn của đề tài
- Đối tượng thực nghiệm là 70 SV Trường Đại học Tài nguyên và Môi
Trang 12_4 Giả thuyết khoa học
Đề tài đặt giả thuyết rằng: Hoạt động TDTT ngoại khóa của SV
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội còn nhiều bất cập, nếu c¿ được các nội dung và hình thức hoạt động TDTT phù hợp với điều kiện thực tế của Nhà trường và địa phương sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng hoạ động TDTTT ngoại khóa cũng như hoạt động đào tạo của Nhà trường
5 Nhiệm vụ nghiên cứu |
Để đạt được mục đích đề ra, đề tài xác định các nhiệm vụ sau:
- Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu thực trạng công tác GDTC và hoạt động TDTT ngoại khóa của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
- Nhiệm vụ 2: Lựa chọn và ứng dụng nội dung và hình thức hoạt động TĐTT ngoại khóa cho SV Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
6 Phạm vỉ nghiên cứu
- Đối tượng quan trắc: Là SV Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
- Khách thể nghiên cứu:
+ Cán bộ Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
+ SV Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội |
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện từ tháng 9 năm 2016 đết
tháng 6 năm 2017
_7, Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp phân tích và tông hợp tài liệu
Phương pháp này chúng tôi sử dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu các cơ sở lý luận về hoạt động TDTT ngoại khố trong trường học Thơng qua phương pháp này, chúng tôi nghiên cứu tìm hiểu các
chỉ thị, nghị quyết, các văn bản của nhà nước, các tài liệu, các công trình
nghiên cứu khoa học có liên quan đến công tác GDTC và TDTT ngoại khoá
Trang 13: cho 5V, để từ đó xây dựng cơ sở lý luận cho việc lựa chọn các nội dung và
! hình thức hoạt động TDTT ngoại khóa cho SV Trường Đại học Tài nguyên và
Môi trường Hà Nội
7.2 Phương pháp phông vẫn tọa đàm
Đề tài sử dụng phương pháp này trong quá trình điều tra thực trạng và lựa chọn các nội dung và hình thức hoạt động THYTT ngoại khóa Mặt khác, thông
qua hình thức dùng phiếu phỏng vấn, đề tài có thêm cơ sở thực tiễn để xác định
và đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động TDTT ngoại khóa
7.3 Phương pháp quan sát sự phạm
_ Chúng tôi sử dụng quan sát sư phạm với mục đích đánh giá thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa của SV Trường thông qua quan sát các buổi tập
ngoại khóa của SV để tìm hiểu về các nội dung và hình thức hoạt động ngoại
khóa; đánh giá điêu kiện cơ sở vật chât phục vụ và các vân đề khác cho công tác GDEC cũng như tình hình tập luyện ngoại khóa của SV Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
7.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm
Chúng tôi sử dụng để đánh giá hiệu quả công tác GDTC và hiệu quá của thực nghiệm sư phạm trong đề tài, đề tài đã sử dụng nội dung đánh giá kết quả học tập theo chương trình GDTC của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, và nội dung đánh giá thể lực theo Quy định về việc đánh
giá, xếp loại thể lực SV của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Các nội
dung cụ thể là: Bật xa tại chỗ, Chạy 30m xuất phát cao CRO), Chay con thoi 4 x 10m, Chay tùy sức 5 phút
Cách thức tiến hành các nội dung thể lực như sau: 7.4.1 Test chạy 30m xuất phát cao
_ - Mục đích: Đánh giá khả năng về tố chất sức nhanh của người tập |
- Dụng cụ, thiết bị: Đồng hồ bấm giây, đường chạy thẳng có chiều dài
Trang 14"hiệu ở hai đầu đường chạy Sau đích có khoảng trống 10m để giảm tốc độ sau khi về đích
- Cách tiến hành: Người được kiểm tra thực hiện tư thế xuất phát cao
Thực hiện một lần
- Đơn vị tính thành tích là giây (s) 7.4.2 Test chạy con thoi 4x10m
- Mục đích: để đánh giá khả năng phối hợp vận động và sức nhanh của
người tập
- Dụng cụ, thiết bị: Đường chạy có kích thước 10 x 1,2m bằng phẳng,
không trơn, bốn góc có vật chuẩn để quay đầu, hai đầu đường chạy có khoảng trống là 2m Dụng cụ gồm đồng hồ bấm giây, thước đo dài, bốn vật chuẩn
đánh dấu bốn góc đường chạy
- Cách tiễn hành: Người được kiểm tra thực hiện tư thế xuất phát cao Khi chạy đến vạch 10m, chỉ cần một chân chạm vạch, nhanh chóng quay 180° chạy trở về vạch xuất phát và sau khi chân lại chạm vạch xuất phát thì lại quay trở lại Thực hiện lặp lại cho đến hết quãng đường, tổng số bốn lần 10m với ba lần quay Quay theo chiều trái hay phải là do thói quen của từng người
Thực hiện một lần
- Đơn vị tính thành tích là giây (s) 7.4.3 Test bật xa tại chỗ
- Mục đích: đánh giá sức mạnh bột phát của người tập
- Dụng cụ, thiết bị: Thâm cao su giảm chấn, kích thước 1 x 3m Đặt một thước đo dài làm bằng gỗ kích thước 3 x 0,3m trên mặt phẳng nằm ngang
và ghim chặt xuống thảm, tránh xê dịch trong quá trình kiểm tra
- Cách tiến hành: Người được kiểm tra đứng hai chân mở rộng tự nhiên, ngón chân đặt sát mép vạch giới hạn; khi bật nhây và khi tiếp đất, hai
chân tiễn hành cùng lúc Thực hiện hai lần nhảy và lấy kết quả lần cao nhất
Trang 157.4.4 Test chạy tùy sức 5 phút (tính quãng đường, méf) |
- Mục đích: Dùng để đánh giá mức độ phát triển sức bền chung (sức bền ưa khí) của SV
- Dụng cụ, thiết bị: Đường chạy dài 52m, rộng 2m, hai đầu kẻ hai đường giới hạn, phía ngoài hai đầu giới hạn có khoảng trống 1m để chạy quay vòng Giữa hai đầu đường chạy đặt vật chuẩn để quay vòng Trên đoạn 50m
đánh dấu từng đoạn 5m để xác định phần lẻ quãng đường Thiết bị đo gồm có
đồng hd bam day, số đeo và tích - kê ghi số ứng với mỗi số đeo
- Cách tiến hành: Người được kiểm tra thực hiện tư thế xuất phát cao (tay cầm một tích — kê tương ứng với số đeo ở ngực) Khi chạy hết đoạn |
- đường 50m, vòng bên trái qua vật chuẩn và chạy lặp lại trong thời gian 5
phút Khi hết giờ, người được kiểm tra lập tức thả tích - kê của mình xuống ngay nơi chân tiếp đất Thực hiện một lần
- Đơn vị tính thành tích là mét (m) 7.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp này được sử dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm mục đích kiếm nghiệm hiệu quá thực tiến của các hình thức và nội dung hoạt động TDTT ngoại khóa mà đề tài lựa chọn Thời gian thực nghiệm được chúng tôi tiến hành trong một học kỳ Tô chức thực nghiệm được tiến hành theo hình thức thực nghiệm song song ( có nhóm thực nghiệm có nhóm đối chứng)
Cu thé:
- Thực nghiệm được tổ chức tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội với thời gian 01 học kỳ, trên đối tượng là 450 SV năm thứ 2
Trong đó Nhóm thực nghiệm 70 SV_ (32 nữ, 38 nam), còn Nhóm đối chứng
là 380SV_ (192 nữ, 188 nam)
7.6 Phương pháp tốn học thơng kê
Là phương pháp sẽ được chúng tôi sử dụng trong quá trình xử lý các số liệu đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu Các tham số đặc trưng mà
“ At A ` — 2 ` r # A +
Trang 161 Tính giá trị trung bình: > (xi) n x= 2 Tính phương sai: Ta n—l (Với n>30) 3 Độ lệch chuẩn: ö=4ð?
4 So sánh hai số trung bình quan sát: -
7 Công thức tính nhịp độ tăng trưởng (W%) W= 100(V, — V,) (%)
0,5(V, + V,)
Vị: Là trị số trung bình của lần kiểm tra 1 V;: Là trị số trung bình của lần kiểm tra 2
Việc phân tích và xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu của đề tài được xử lý bằng phần mềm SPSS 12.0, Microsoft Excel
8 Những đóng góp mới
- Đề tài đánh giá được thực trạng công tác giáo dục thể chất, nhất là
hoạt động thể thao ngoại khóa của sinh Trường Đại học Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội |
- Đề tài lựa chọn được những nội dung và hình thức hoạt động thể thao
ngoại khóa phù hợp với nhu cầu của SV và điều kiện của Trường Đại học Tài
Trang 179, Kế hoạch và tổ chức nghiên cứu 9.1 Thời gian nghiên cứu
| Đề tài được được chia làm 3 giai đoạn:
-_~ Giai đoạn 1: Từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 10 năm 2016: tham khảo
tài liệu, lựa chọn đề tài, xây dựng đề cương, bảo vệ và hoàn thiện đề Cương - Giai đoạn 2: Từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017 : Giải
quyết nhiệm vụ 1 và nhiệm vụ 2
- Giai đoạn 3: Từ tháng 5 năm 2017 đến tháng 6 năm 2017: hoàn thành
luận văn, báo cáo trước hội đồng khoa học
9.2 Địa điểm nghiên cứu
- Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
_~ Trường đại học Sư phạm Hà Nội 10 Cấu trúc của đề tài
| Ngoài phần mở đầu, kết luật và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn được trình bày gồm 3 chương: | | Chương 1: Cơ sở lý luận của dé tài
Chương 2: Thực trạng công tác giáo dục thê chất và hoạt động thể dục thê thao ngoại khóa của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Chương 3: Lựa chọn và ứng dụng nội dung và hình thức hoạt động thê
Trang 18Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC và thế thao trường học
TDTT trường học là bộ phận cơ bản và quan trọng của nền TDTT nước ta Vẫn đề này đã được làm rõ trong các văn bản, chỉ thị của Đảng và Nhà
nước về lĩnh vực GDTC và TDTT trường học Cụ thể:
Điều 41 Hiến pháp Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992 đã quy
định: "Nhà nước và xã hội phát triển nền thể dục, thể thao dân tộc, khoa học và nhân dân Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp phát triển thể dục, thể
thao; quy định chế độ GDTC bắt buộc trong trường học; khuyến khích và giúp đỡ phát triển các hình thức tổ chức thể dục, thể thao tự nguyện của nhân dân, tạo các điều kiện cần thiết để không ngừng mở rộng các hoạt động thể dục, thể thao quần chúng, chú trong hoạt động thể thao chuyên nghiệp, bồi dưỡng các tài năng thê thao” Trong Hiến pháp Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam sửa đổi năm 2013 tại Điều 37 đã quy định: "Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân; đi đầu
trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tô quốc"
Chỉ thị số 36/CT/TW ngày 24-03-1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VII) đã giao trách nhiệm cho Bộ GD-ĐT và Tổng cục TDTT thường xuyên phối hợp chỉ đạo tổng kết công tác GDTC, cải tiến chương trình giảng dạy, tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, đảo tạo GV TDTT cho trLờng
học các cấp, tạo những điều kiện cần thiết về CSVC để thực hiện chế độ GDTC bắt buộc ở tất cả các trường học, làm cho việc tập luyện TDTT trở
thành nếp sống hàng ngày của hầu hết HS, SV, qua đó phát hiện và tuyển chọn được nhiều tài năng thể thao cho quốc gia
10
Trang 19Các Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI của Đảng đã
xác định những quan điểm cơ bản và chủ trương lớn trong công tác TDTT của
thời kỳ đổi mới Chăm sóc sức khỏe, tăng cường thể chất của nhân dân luôn
được coi là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước ta Nhiệm vụ
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi nhân dân ta phải có sức khỏe đồi dào, thể
chất cường tráng, tinh than phẫn khởi Vận động TDTT là một biện pháp hiệu
quả để tăng cường lực lượng sản xuất và lực lượng quốc phòng của nước nhà
Đó chính là những quan điểm của Đảng ta về phát triển sự nghiệp TDTT ở
Việt Nam
Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II, năm 1960 đến Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ XI, năm 2011, trong các văn kiện và nghị quyết Đại hội,
Trung ương đều nêu quan điểm chỉ đạo công tác TDTT trong cả nhiệm kỳ
Đồng thời trong một số nhiệm kỳ, Ban chấp hành Trung ương đảng đã ban hành chỉ thi, nghị quyết chuyên đề về công tác TDTT
Hoạt động TDTT lần đầu tiên được luật hóa thông qua là Pháp lệnh TDTT được ban hành năm 2000 Sau một thời gian dải chuẩn bị, năm 2006 Luật TDTT được Quốc hội thông qua, ghi dấu ấn mới cho sự phát triển
TDTT của nước nhà Luật TDTT đã dành riêng một mục gồm 6 điều để quy định về công tác GDTC và hoạt động thể thao trong nhả trường, đây là cơ sở
pháp lý để tăng cường trách nhiệm đối với công tác TDTT nói chung, công tác TDTT trong trường học nói riêng
Bên cạnh đường lối, chính sách trên Đảng và Nhà nước còn đề ra
những giải pháp chỉ đạo thực hiện Một trong những giải pháp là đây mạnh công tác xã hội hóa (XHH) GD và TDTT Với quan điểm GD và TDTT là sự nghiệp của toàn dân, Chính phú đã ban hành Nghị quyết số 05/NQ-CP về việc đây mạnh XHH các lĩnh vực GD và TDTT (2005) về chính sách XHH
đối với các hoạt động trong lĩnh vực GD, dạy nghề, văn hóa, thể thao nhằm
Trang 20
huy động nguồn lực của toàn xã hội cho sự nghiệp GD và TDTT Các văn bản này đã tạo cơ sở pháp lý để các ngành đây mạnh công tác XHH, làm cho
mọi thành phần trong xã hội đổi mới quan điểm, nhận thức và giải pháp thực
hiện XHH, tao điều kiện để toàn xã hội tham gia HĐ và đầu tư các nguồn
lực để phát triển công tác GDTC và phong trào thể thao cho mọi người,
nâng cao thành tích thé thao đỉnh cao và hội nhập quốc tế
Luật Thể dục, Thể thao năm 2006 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã qui định: Giáo dục thể chât và thể thao trong nhà trường bao gồm 2 nội dung chính:
“GDTC là mơn học chính khố thuộc chương trình giáo dục nhằm
cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học thông qua các
bài tập và trò chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện”, đây còn được gọi là Thể dục nội khóa;
“Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của
người học được tổ chức theo phương thức ngoại khoá phù hợp với sở thích,
giới tính, lứa tuổi và sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện
quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao”, còn được gọi là thể duc, thé thao ngoại khóa | |
Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 31/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ “Quy định về GDTC và hoạt động thể thao trong nhà trường”: “GDTC trong nhà trường là nội dung giáo dục, môn học bắt buộc, thuộc chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo, nhăm trang bị cho trẻ em, HS,
thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện” [96] _
Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020 đã dành riêng
một phần quan trọng cho GDTC và hoạt động thể thao trường học Đề cập
Trang 21“đến những yếu kém, tồn tại của công tác GDTC, Chiến lược đã nêu: “Công
tác GDTC trong nha trường và các hoạt động thể thao ngoại khóa của HS, SV
chưả được coi trọng, chưa đáp ứng yêu cầu duy trì và nâng cao sức khỏe cho HS, là một trong số các nguyên nhân khiến cho thể lực và tầm vóc người Việt ‘Nam thua kém 1õ rệt so với một số nước trong khu vực Chương trình chính khóa cũng như nội dung hoạt động ngoại khóa còn nghèo nàn, chưa hợp lý, không hấp dẫn HS tham gia các hoạt động thể thao ngoại khóa” [93, tr.5]
Trong đó đã nêu ra các chỉ tiêu đến năm 2015 có 100% số trường phổ thông thực hiện đầy đủ chương trình GDTC nội khóa, 45% số trường phổ thông có -
CLB TDTT, có CSVC đủ phục vụ cho hoạt động TT T, có đủ GV và hướng dẫn viên TDTT, thực hiện tốt hoạt động thể thao ngoại khóa, 75% số HS được
đánh giá và phân loại thể lực theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể [93]
Nhằm phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH, Thủ tướng đã phê
duyệt Đề án tổng thê phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn
2011-2030; trong đó có chương trình phát triển thể lực, tầm vóc bằng giải pháp tăng cường GDTC Một trong những nội dung chủ yếu của chương trình này là: “Đảm bảo chất lượng dạy và học TD chính khóa, các hoạt động thể thao ngoại khóa cho HS, xây dựng chương trình GDTC hợp lý ” và “Tận dụng các công trình TDTT trên địa bàn để phục vụ cho hoạt động GDTC trong trường học”
Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 01 tháng 12 năm 2011
về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về
TDTT đến năm 2020: “Mục tiêu của Nghị Quyết này là nhằm tiếp tục hoàn
thiện bộ máy tổ chức, đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ _ thể dục, thể thao; tăng cường CSVC, đây mạnh nghiên cứu khoa học, công
nghệ làm nền tảng phát triển mạnh mẽ và vững chắc sự nghiệp TDTT; đến
Trang 22
laa 2020”[7]; Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương : Đảng khoá XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thê dục, thể thao đến năm 2020 (Ban hành kèm theo Nghị quyết số
16/NO-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ) đã khẳng định: “Đổi mới chương trình và phương pháp GDTC, gắn GDTC với giáo dục ý chí, đạo đức, giáo
dục quốc phòng, giáo dục sức khỏe và kỹ năng sống của HS, SV Mo rong va nâng cao chất lượng hoạt động TDTT quần chúng: Nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thé theo guong Bac Hồ vĩ đại”, vận động
và thu hút đông đảo nhân dân tham gia tập luyện thể dục, thể thao ; Các cấp uỷ
Đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng về công tác thé duc, thé thao”
Tóm lại, các văn bản, chỉ thị của Đảng và Nhà nước đã thể hiện tư tướng nhất quán: Coi trọng và đề cao vai trò của TDTT trong xã hội, trong đó có TDTT trong trường học các cấp; đồng thời, đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo là một yêu cầu khách quan và cấp bách tại nước ta trong
giai đoạn hiện nay GDTC là một môn học thuộc chương trình giáo dục quốc
dân, là một mặt giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất
nước nhằm đảo tạo cho đất nước một thế hệ phát triển cao về trí tuệ, cường tránh về thể chất, phong phú về tỉnh thần, trọng sáng về đạo đức, đáp ứng yêu
cầu của quá trình CNH, HĐH đất nước Chính vì vậy, đổi mới công tác
GDTC và TDTT trong trường học các cấp cững là vấn đề cấp thiết trong giai
đoạn hiện nay |
1.2 Công tác GDTC va thé thao trong trường học
1.2.1 Mục đích, nhiệm vụ và nội dung công tác GDTC trong trường học Việc giáo dục Đức —Trí - Thể - Mỹ là rất quan trọng, bởi vậy mục đích:
của giáo dục thể chất là tăng cường thể chất cho SV, nâng cao trình độ thể
thao, góp phần làm phong phú đời sống văn hóa và giáo dục con người để
phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
14
Trang 23Công tác GDTC trong trường học chiếm một vị trí quan trọng đối với
quá trình đào tạo đội ngũ trí thức nhằm đáp ứng những yêu cầu ngày cảng cao của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Nhằm thực hiện mục - tiêu trên, công tác GDTC trong trường học các cấp phải thực hiện các nhiệm
vu sau:
- Thời gian tham gia học tập lý thuyết cũng như thực hành theo thời khóa biểu của chương trình
- Kiểm tra trình độ thể lực, thực hiện được các yêu cầu tiêu chuẩn do
Bộ GD & ĐT quy định trong quyết định 53/2008 và nâng cao thành tích thể
thao có thé
- Thực hiện được các bải tập và yêu cầu kiểm tra giáo dục thể chất theo
_ chương trình quy định |
- Giáo dục đạo đức XHƠN, rèn luyện tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ
luật, xây dựng niềm tin, lỗi sống tích cực, lành mạnh, tinh thần tự giác học tập và rèn luyện thân thể, chuẩn bị sẵn sàng phục vụ sản xuất và bảo vệ Tổ quốc
_- Cung cấp cho SV những kiến thức lý luận cơ bản về nội dung và phương pháp tập luyện TDTT, kỹ năng vận động và kỹ thuật cơ bản của một số môn thê thao thích hợp Trên cơ sở đó, bồi đưỡng khả năng sử dụng các phương tiện dé rèn luyện thân thể, tham gia tích cực vào việc tuyên truyền và tổ chức các hoạt động TDTT của Nhà trường và xã hội
- Góp phần duy trì và củng cố sức khoẻ của SV, phát triển cơ thể một
cách hài hoà, cân đối, xây đựng thói quen lành mạnh và khắc phục những tật
xâu trong cuộc sống nhằm sử dụng thời gian vào những công việc có ích, có hiệu quả trong quá trình học tập đạt được những chỉ tiêu thể lực quy định
- Giáo dục thẳm mỹ cho SV và tạo điều kiện để nâng cao trình độ thể thao của SV, VĐV
Trang 24
: Hoat déng TDTT trong cdc trudng hoc 14 mét phan quan trong trong ibe gido duc toan dién cho SV Dé giai quyét các nhiệm vụ giáo dục trong
at động TDTT, cần quán triệt sự thống nhất của 2 mặt: Thứ nhất là GDTC
: trong các trường học là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục toàn diện
“cho thế hệ trẻ, là phương tiện quan trọng và có hiệu quả đề phát triển hài hoà,
- cân đối cơ thể và các tố chất thể lực cho SV; Thứ hai là GDTC trong các
"trường học là một quá trình sư phạm có tác dụng tích cực đến phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, tác phong và thâm mỹ, đóng vai trò quan trọng
trong việc hình thành nhân cách cho người cán bộ tương lai
1.2.2 Các hình thức GDTC và thể thao trong trường học:
1.2.2.1 Giáo dục thể chất nội khoá: _
Giáo dục thê chất nội khoá là tên thường gọi để chỉ giờ học chính khóa,
là hình thức lên lớp bắt buộc, là hình thức tổ chức cơ bản của dạy học Giáo
dục thể chất trường học, là lộ trình chủ yếu để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ
dạy học TDTTT trường học
Có 2 loại giờ học Giáo dục thé chất, đó là giờ học lý thuyết và giờ học
thực hành Giờ học lý thuyết trang bị cho SV_ kiến thức về Giáo dục thể chất và vệ sinh sức khỏe cho SV Giờ học thực hành là giờ học đặc trưng của dạy học các môn thể thao, được tiến hành trong nhà thể chất hoặc ngoài trời
và căn cứ vào chương trình, kế hoạch dạy học Giáo dục thê chất để tiến hành,
nhằm hoàn thành nhiệm vụ truyền đạt kiến thức, kỹ thuật, kỹ năng cơ bản về fr Giáo dục thể chất và thể thao, nâng cao sức khỏe, tăng cường thể chất, giáo ~ A 1 ch T/vtì nh am oh + KICLV/11= putes WELLL L duc và tk & T +1 o V
Nhiệm vụ trọng tâm của giờ học GÙTC nội khóa là trang bị tri thức chuyên môn, hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động cân thiết cho cuộc sống và
cho thé thao Trong các trường học, giờ học thể chất nội khóa có ưu điểm là
được tổ chức chặt chẽ theo thời khóa biểu trên sân tập hoặc trong nhà tập, ở
Trang 25
Ê bơi dưới sự điều khiển của giáo viên hoặc huấn luyện viên theo một kế
bach giang day chung (thong nhất và có tính pháp quy), đối tượng là SV
4 ủng lứa tuổi và trình độ học vấn với số lượng ổn định Các hoạt động vận
động với nội dung chủ yếu là gồm các bài tập được quy định trong chương
“trình [46] |
_ —.- yếu tó và điều kiện đảm bảo công tác giáo dục thể chất trường
học:[3 8]
- Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục đào tạo trong Nhà trường
Do vậy, cần phải có sự đầu tư, trang bị những điều kiện đảm bảo cần thiết
phục vụ cho công tác giảng dạy và tập luyện ngoại khóa, cũng như rèn luyện thể thao, rèn luyện thân thể và hoạt động văn hóa thể thao của SV Từng
'trường phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu về các phương tiện dụng cụ phục vụ việc dạy và học thể dục theo chương trình giáo dục thể chất và hoạt động thể thao của trường
Do vậy, việc đầu tư phục vụ dạy và học môn GDTC đòi hỏi phải có sân
tập, nhà tập, các dụng cụ phục vụ giảng dạy và học tập theo nội dung học tập
nội khóa Các trường học phải có sân bãi, phòng tập giáo dục thể chất Phải
- tạo mọi điều kiện cần thiết và cơ sở vật chất và kinh phí để thực hiện việc dạy và học thể đục bắt buộc ở tất cả các trường học
- Các văn bản pháp quy đó là những văn bản quy chế, quy định tính
chất bắt buộc thực hiện công tác giáo dục thể chất trong Nhà trường Đó cũng
là những chỉ thị, hướng dẫn của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo Bộ Giáo dục —
Đảo tạo về việc tổ chức hướng dẫn thực hiện công tác giáo dục thể chất và các quy phạm đánh giá, cũng như những văn bản chế độ chính sách động viên, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với các tô chức, cá nhân tham -
Trang 26- Công tác cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý phong trào TDTT trong
các trường học là nhân tố quyết định chất lượng công tác giáo dục thể chất
trong Nhà trường Giáo viên thể đục có trách nhiệm lập kế hoạch công tác giáo dục thé chat, tiến hành việc dạy môn thê dục theo chương trình quy định, tổ chức hướng dẫn các hoạt động ngoại khóa và huấn luyện các đội tuyển thể
thao SV_, tô chức ngày hội thể thao của trường và tham gia các hoạt động
chung của ngành, địa phương và toàn quốc Đồng thời phối hợp với cơ quan,
y tế tổ chức khám và phân loại sức khỏe SV_ theo định kỳ, để có biện pháp
tập luyện riêng cho SV_ sức khỏe yếu, phát hiện và bồi đưỡng những $V
có năng khiếu về thể thao Tổ chức biên soạn giáo trình giáo án phục vụ công
tác giảng đạy học tập và tiến hành dạy tốt môn học GDTC theo chương trình quy định, ngoài ra tổ chức tốt các hoạt động tập luyện hình thức thể dục thể
thao ngoại khóa cho SV phù hợp với đặc thù cũng như điều kiện thực tiễn
của Nhà trường ˆ |
1.2.2.2 Hoat déng TDTT ngoai khoa
TDTT ngoại khóa là hoạt động TDTT tự nguyện có tổ chức và không
có tổ chức được tiến hành ngoài giờ học chính khóa của SV Hoạt động
TDTT ngoại khóa bao gồm hoạt động TDTT được quy định trong và ngoài giờ giải lao; huấn luyện đội tuyển; tập luyện câu lạc bộ; tập theo nhóm tổ; thi đâu thể thao Tính chất hoạt động TDTT ngoại khóa thể hiện sự phối hợp giữa tham gia bắt buộc và tham gia tự nguyện Hoạt động TDTI trong giờ
giải lao bắt buộc SV_ phải tham gia, còn hoạt động TDTT ngoài giờ thì tự
nguyện Nội dung hoạt động của TDTT ngoại khóa phong phú, vượt ra ngoài
những quy định của chương trình TDTT, không bị chương trình hạn chế Hoạt động TDTT ngoại khóa có thể tiến hành trong trường và ngồi trường nên
khơng gian hoạt động rộng lớn hơn nhiều so với hoạt động GDTC nội khóa Hình thức hoạt động TDTT ngoại khóa rất đa dạng, phương pháp linh hoạt có thể tiến hành dưới dạng toàn trường, toàn khóa, toàn lớp hoặc theo nhóm, theo cá nhân nên thỏa mãn yêu câu khác nhau của SV
Trang 27TDTT ngoại khóa có vị trí đáng kể trong giáo dục và GDTC trường học TDTT ngoại khóa đã làm cho cấu trúc giáo dục thể chất trường học hoàn
chỉnh hơn nhằm hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục TDTT ngoại khóa là bộ phận cầu thành quan trọng trong giáo dục Nhà trường, đồng thời là bộ
phận cấu thành quan trọng của GDTC trường học, là con đường trọng yếu để
thực hiện mục đích, nhiệm vụ GDTC trường học
và hoạt động TDTT ngoài giờ học cần tăng cường phối hợp hoạt động
giữa ngành TDTT với ngành Giáo dục và Đảo tạo và các đoàn thể, nhất là
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh để tổ chức các hoạt động TDTT cho thanh thiếu
niên Bên cạnh đó cần tăng cường công tác thông tin, truyền thông và vận động để nâng cao trách nhiệm của gia đình đối với việc chăm sóc sức khỏe
thể chất, đặc biệt giáo dục thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh của
SV, xây dựng nếp sống trong sạch lành mạnh và tạo điều kiện cho SV tham
gia các hoạt động TDIT
Hoạt động TU T ngoại khoá là nội dung quan trọng của công tác giáo dục thể chất trong Nhà trường Hàng năm, bằng văn bản hướng dẫn công tác giáo dục thể chất sức khoẻ, y tế trường học của mình, Bộ giáo dục và đào tạo đã xác định nhiệm vụ cụ thể là: tích cực đây mạnh các hoạt động ngoại khố
ngồi trời, khuyến khích SV tập luyện vào thời gian rỗi, các trường cần tạo
điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, giáo viên hướng dẫn để SV được tập luyện thường xuyên, nề nếp, hướng dẫn, khuyến khích SV tập luyện vào thời gian rối, duy trì nề nếp tập luyện thể lực buổi sảng, tập luyện và kiểm tra tiêu
chuẩn rèn luyện thân thể hàng năm
Hoạt động thể thao ngoại khóa là hoạt động tự nguyện, tự giác và chủ
_ yếu là tự quản của SV có sự hỗ trợ và định hướng của GV Đây là hoạt động
ma SV giữ vai trò chủ động do đó cho phép SV tham gia tích cực thỏa mãn hứng thú tập luyện, nhu cầu hoạt động vận động đa dạng và phong phú
Trang 28
Hoạt động thể thao ngoại khóa cho SV cơ hội phát triển tối đa năng lực sáng tạo trong hoạt động thé thao ngoại khóa phù hợp với điều kiện của SV
Nhờ quá trình giao tiếp thé thao SV có thêm kinh nghiệm, nhận thức đúng
"hơn về bản thân, bạn bè và xã hội, đây là điều kiện để phát triển nhân cách
và xây đựng lỗi sống lành mạnh tích cực |
Việc tổ chức tốt các hoạt động thể thao ngoại khóa có ý nghĩa quan trọng không chỉ nhằm nâng cao hiệu quả GDTC mà còn góp phần giáo dục đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh cho SV
Hoạt động thể thao ngoại khóa trong Nhà trường là hoạt động tự nguyện của người học được tổ chức theo phương thức ngoài giờ học phù hợp
với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thé thao
Việc tổ chức hoạt động ngoại khóa bên cạnh những đặc điểm chung còn phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố đặc thù như: Đặc điểm riêng của từng trường, nhu cầu của từng đối tượng SV, điều kiện cơ sở vật chất của Nhà trường Bởi hoạt động TDFI ngoài giờ học là hoạt động mang tính tự nguyện, tự giác và tự quản của SV Vai trò của người GV trong hoạt động này:
mang tính chất tư vấn, định hướng và dẫn dắt SV hoạt động nhằm mục đích
g1ữ gìn và nâng cao sức khỏe
Hoạt động TDTT ngoại khóa nếu không được xây dựng, sắp xếp phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng, sở thích và điều kiện của SV mà chỉ đựa vào chủ quan của GV, chắc chắn sẽ không thành công và không bền vững Vì lẽ đó không thể sao chép hoạt động TDTT ngoại khóa thành công ở trường này để áp dụng cho các trường khác được
Hiện nay hoạt động TDTT ngoại khóa vẫn chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục, chưa tổ chức hoạt động này một cách hệ thống và khoa học Hình thức và nội dung hoạt động còn nghèo nàn, kém hấp dẫn Vì vậy chưa thu hút được SV tham gia tập luyện
Trang 29
_ _ 1.2.2.3 Nói dung và hình thức hoạt động TDTT ngoại khóa:
* Nội dung hoạt động TDTT ngoại khóa: Cũng tương tự như giờ học
; nội khóa, nhưng cầu trúc của các buổi tập ngoại khóa thường đơn giản,tình
| - gọn hơn Nội dung TDTT NK thì đi sâu về chuyên môn hẹp nhưng phong phú | và đa dạng, vượt ra ngoài những quy định của chương trình GDTC, không bị chương trình hạn chế so với buổi tập nội khóa Nội dung hoạt động THDTT NK bao gồm: các bài tập phát triển chung, hoạt động tập luyện và hoạt động thi đấu các môn thể thao riêng lẻ hoặc phối hợp đa dạng nhiều môn Trông tiến trình lịch sử, thể thao không ngừng phát triển phong phú đa dạng cả về chất
hlượng số lượng lẫn hình thức Các môn thể thao mới liên tục xuất hiện, cho
đến nay, không kể các môn mang tính dân tộc chưa được phô biến rộng rãi, trên thế giới có khoảng 400 môn thể thao đã được luật hóa có thé thi đấu quốc tế Tùy theo các tiếp cận và mục đích nghiên cứu mà có những tiêu chí phân loại các môn thể thao khác nhau
Thực hiện các bài tập TD, erobic, khiêu vũ thê thao vào giờ nghỉ giải
lao giữa giờ là một trong những nội dung quan trọng để tổ chức TDTT NK Vận động TD giữa giờ rất quan trọng nhưng SV, SV và ngay cả CB, công chức nước ta chưa ý thức và thực hiện tự giác, hiệu quả Hãy lấy điển hình như Na-Uy một trong những nước có hệ thống phúc lợi xã hội cao nhất trên thế giới, mà gần đây 04/01/2001, Thorbjoem Jagland, Lãnh đạo Đảng Lao động đã đề nghị chính phủ nước này hãy cho phép người lao động được tập luyện trong giờ làm việc Hay mới đây 10/08/2010, chính quyền thành phố
Bắc Kinh đã quyết định khôi phục kênh phát thanh thể dục hàng ngày vào 10
giờ sang và 3 giờ chiều và có hơn 4 triệu công nhân viên chức trong toàn thành phố này đã tham gia tập thể dục giữa giờ theo nhịp điệu nhà đài Đây là cố gắng không mệt mỏi suốt hai năm qua của một số thành viên Ủy ban hiệp
thương chính trị (Chính hiệp) thành phố Bắc Kinh trong việc đề nghị giới
Trang 30- chức tỉnh này khôi phục chế độ phát thanh thể dục để kêu gọi toàn dân rèn
luyện sức khỏe nhằm thay đổi tình trạng các bệnh mãn tính văn phòng ngày
càng gia tăng Cơ quan này kêu gọi mỗi một người lao động mỗi ngày nên tập
thể dục ít nhất 1 lần không dưới 20 phút Theo Cơng đồn thành phố Bắc
Kinh, kết quả luyện tập thê dục giữa giờ sẽ được đưa vào tiêu chuẩn đánh giá, khảo hoạch công tác cơng đồn của các cơ quan đơn vị hàng năm
Trong khi đó, ở Việt Nam, trước đây việc tập thể đục giữa giờ được tiến hành gần như bắt buộc ở các công sở, các đơn vị hành chính sự nghiệp, nhưng về sau chỉ mang tính chất hình thức nên dần mai một và hiện nay không có cơ quan nào tập thể đục giữa giờ nữa Bộ GD&ĐT đã thể hiện quyết tâm chỉnh đốn và phục hồi lại giờ tập giữa giờ cho SV, SV qua việc yêu cầu tất cả các trường học trên toàn quốc nghiêm túc thực hiện: “Tổ chức cho SV,
SV tập luyện các bài thể dục, thể dục nhịp điệu, khiêu vũ thể thao trong giờ nghỉ giải lao ở giữa các tiết học (đối với SV phổ thông); thời gian ít nhất là 10
phút,thực hiện 01 lần trên 01 ngày.” |
Bên cạnh đó, có thể tổ chức nhiều môn thê thao để SV lựa chọn tập luyện theo sở thích như: bong 10, bong da, bong ban, cau lông, erobic, bơi lội, điền kinh, võ thuật Ngoài ra, nên thành lập duy trì, tập luyện thường
xuyên các đội năng khiếu thể thao theo câu lạc bộ (CLB) đề thu hút SV tham
gia Sau nữa là tô chức thi đấu giao lưu, thi đấu giải từ cấp cơ sở đến cấp toàn
thành, toàn quốc Tùy theo đặc tính có thể phân thí đấu TDTT trường học thành nhiều loại: Thi đấu trong trường và ngoài trường (không gian), Thi dau đơn môn, đa môn (nội dung), thi đối kháng, thi đấu giao lưu hữu nghị, thi
kiểm tra, thi tuyển chọn, thi biểu diễn, thi đẳng cấp, thi thông tin Dai hội
TDTT ( tính chất, nhiệm vụ,trình độ)
*Hình thức hoạt động TDTT ngoại khóa:
Khái niệm hình thức hoạt động TDTT ngoại khóa: Là phương thức tổ chức hoạt động TDTTT ngoại khóa, hoạt động dưới dạng cá nhân hoặc tập thé
Trang 31| Tap thé gồm; Nhóm, lớp, đội thé thao
_ Hoạt động TDTT trong Nhà trường là hoạt động tự nguyện của người học được tổ chức theo phương thức ngoại khóa phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao
Hình thức hoạt động TDTT ngoại khoá rất đa dạng Nói chưng có
những hình thức cơ bản như TD buôi sáng, TD giữa giờ, TDTT theo lớp, theo
khoá Ngày TDTT, thi đấu thể thao, TDTT ngoài trường, TDTT gia đình, đội
dai biéu thé thao, lớp nghiệp dư thể thao, CLB thể thao, trung tâm đào tạo -VĐV, kiểm tra tiêu chuẩn RLTT
Các hình thức hoạt động TDTT trong Nhà trường bao gồm: Thể dục
trong chế độ sinh hoạt của SV_ tại trường như: thể dục trước buổi học, thé
dục nghỉ ngơi tích cực vào giờ nghỉ giải lao giữa buổi học mà các trường quen gọi là “thể đục giữa giờ”; tập luyện đội tuyển một số môn thể thao; câu lạc bộ
một số môn thê thao; hoạt động thể dục thể thao trong các ngày lễ như: khai
giảng, hội khoẻ phù đồng, bế giảng; thi đấu, trình diễn các môn thể dục thể
thao với các lớp khác trong Nhà trường |
Các hình thức hoạt động thể dục thể thao ngoài trường bao gồm: Thể dục sáng ở gia đình; các bài tập do giáo viên giao cho SV_ sau mỗi tiết thể
dục; tham quan, cắm trại, du lịch; tham gia các hoạt động thể dục thê thao ở
địa phương; các hoạt động TDTT dưới hình thức vui chơi của từng cá nhân
hoặc theo nhóm ngẫu nhiên; hoạt động TDTT trong các nhóm sinh hoạt hè
Những điều kiện đảm bảo cho hoạt động ngoại khoá được phát triển
_ theo hướng tích cực:
Thứ nhất, về môi trường giáo dục:
Hiện nay đổi mới phương pháp dạy học đồng nghĩa với việc hoạt động của SV được tích cực hoá trong học tập, là kết quả đổi mới cách dạy của
Trang 32giáo viên, cách học tập của SV Giáo viên với vai trò chủ thể của hoạt động
day, SV voi vai tro chủ thể của hoạt động học, giáo viên đạy cho SV cách học, cách tự học, tự rèn luyện Hiện nay, nước ta đã có các kênh truyền hình
với nhiều thông tin văn hoá thể thao, phổ biến kiến thức Đây là nguồn thông
tin rất quan trọng giúp SV có thêm những hiểu biết kiến thức TDTT như các môn thể thao truyền thống, môn mới, càc hình thức tập luyện giữ gìn sức
khoẻ, tăng cường thê lực Tại các địa phương, phong trào thể dục thể phát
triển mạnh, có môn thể thao truyền thống và cả những môn thé thao hiện đại,
câu lạc bộ TDTT và sự đóng góp của các tổ chức quần chúng, cơng đồn,
đồn thanh niên Môi trường giáo dục của gia đình cũng hết sức quan trọng
trong đó có vai trò của các thành viên như: ông, bà, cha mẹ, anh, chị Ngoài ra, cơ sở vật chất, trang thiết bị và dung cu thé thao là yếu tố không thể thiếu
được, nếu trang bị đầy đủ không những giúp cho việc dạy học có hiệu quả mà
còn tạo thuận lợi cho hoạt động ngoại khoá | Thứ hai là bản thân SV phải có nhu cầu được tập luyện vì ham thích môn thể thao nào đó, vì sức khỏe, thành tích của tập thể muốn hoàn thành tốt |
nội dung môn học bởi vì thời gian học trên lớp không đủ cho việc tập luyện
Thứ ba là giáo viên thể dục có vai trò là người tổ chức, hướng dẫn Giáo viên cần phát huy tính năng động, sáng tạo trong việc lập kế hoạch tổ
chức, đánh giá phong trào ngoại khoá của SV
Thứ tư là chế độ bồi dưỡng thi đua, khen thưởng: Cán bộ quản lý giáo
dục cần quan tâm đến chế độ bồi dưỡng cho giáo viên thê dục theo các văn
_ bản hướng dẫn: Thông tư liên bộ số: 01-TT/LB; Công văn số 202/TDTT va
chế độ khen thưởng thoả đáng đối với những giáo viên thể dục có thành tích
xây dựng phong trào ngoại khoá TDT của Nhà trường
Các hình thức tập luyện ngoại khóa phổ biến của SV_ hiện nay là: Tập
thê dục buổi sáng: tự tập; tập theo nhóm; tập theo câu lạc bộ; tập phối hợp
Trang 33Hoạt động TDTT ngoại khóa bao gồm hoạt động TDTT được quy định trong giờ giải lao, huấn luyện đội tuyển (lớp nghiệp dư), tập luyện ở CLB ngoài trời, thi đâu thể thao Các hoạt động này có đặc điểm:
Về tính chất hoạt động: thể hiện sự phối hợp giữa tham gia bắt buộc và tham gia tự nguyện như giờ giải lao bắt buộc và tự nguyện
Về nội dung hoạt động: vượt ngoài những quy định trong chương trình GDTC, có thể tiến hành trong trường và cũng có thể tổ chức ngoài trường
Về hình thức hoạt động rất đa dạng, phương pháp linh hoạt có thé tiễn hành dưới dạng toàn trường, toàn khóa, toàn lớp hoặc theo nhóm, theo cá nhân, thời gian không bó buộc
Vai trò của giáo viên và SV: giáo viên đóng vai trò chủ đạo, tư vẫn còn
SV thi phat huy vai trò chủ thể của mình từ đó tạo nên những động cơ hứng
thú bền ving cho SV tham gia hoạt động ngoại khóa
và quy mô hoạt động: nhiều đối tượng, tổ chức xã hội, đoàn thể củng
tham gia |
Về quan hệ giữa phố cập và nâng cao: Hoạt động TDTT ngoại khóa có đặc điểm là liên kết mật thiết giữa phô cập và nâng cao, với tấtcả SV_ thìnó
mang tính phổ cập, còn với đội thể thao thì nó mang tính nâng cao, tuy nhiên
ở đây nó cũng chỉ mang tính tương đối
Vừa có tính bỗ sung, vừa có tính độc lập: vì giờ học nội khóa không thể thỏa mãn yêu cầu vận động cho nên giờ ngoại khóa bỗ sung cho hoạt động nội khóa Nhưng ngược lại, nó không phải là sự kéo đài của TDTT nội khóa,
coi đó là hoạt động bắt buộc của “Giảng đường thứ hai” Do đó, các trường
học cần xây đựng quy hoạch hoạt động TDTT ngoại khóa, các khóa, các lớp cũng cần có kế hoạch cụ thể của đơn vị mình làm cho hoạt động TDTT ngoại khóa trở thành mạng lưới sâu rộng, có tổ chức chặt chẽ
Trang 341.2.3 Đặc điểm cơ bản của hoạt động TDTT ngoại khoá ở các trường học Hoạt động ngoại khoá có mối quan hệ chặt chẽ với giảng dạy trên lớp, nhưng đồng thời lại có sự khác biệt rõ rệt với giảng dạy trên giảng đường, từ đó làm cho hoạt động ngoại khoá có đặc trưng riêng biệt như sau:
Tính tự nguyện
Hoạt động ngoại khoá là sự lựa chọn tự nguyện của SV và là sự hoạt
động tham gia tự nguyện của SV.Vi vay hoạt động ngoại khoá vừa có nhân tố cuốn hút bên trong tốt hơn đối với học tập, đồng thời khích lệ tốt hơn tính tích cực hoạt động của SV Hoạt đông này rất thích hợp đối với những SV có hứng thú khác nhau và sự yêu thích khác nhau |
` lĩnh co giãn
Nội dung của hoạt động ngoại khoá và không chịu sự ràng buộc của - chương trình dạy học nên nó có tính co giãn rất lớn Nội dung và kế hoạch hoạt động là do người tô chức, căn cứ vào tình hình và yêu cầu cụ thể của Nhà trường đồng thời xem xét yêu cầu và nguyện vọng của người tham gia để xác định, hoàn toàn có thể vượt ra ngoài yêu cầu của kế hoạch giảng dạy và chương trình giảng dạy
Tĩnh linh hoạt
Hình thức tổ chức và hoạt động ngoại khoá rất đa dạng, quy mô hoạt
động lớn hay nhỏ, thời gian lao động dài hay ngắn có thể căn cứ vào đặc điểm
tuổi tác, giới tính, trình độ và điều kiện sân bãi, thời tiết để xác định
Tĩnh tự chủ
Về mặt phương pháp hoạt động ngoại khoá thông thường được tiễn hành theo cách: Dưới sự chỉ đạo của thầy giáo hoặc hướng dẫn viên SV sẽ tiến hành hoạt động một cách tự chủ và độc lập, trong hoạt động ngoại khoá, thể hiện rõ
tác dụng chủ thê của người SV, như vậy mới có thể có cơ hội cho việc bồi dưỡng `
năng lực tự giáo dục, tự đào tạo của SV, tự điều khiển của người SV
Trang 35Tinh da dang
Từ việc kiểm tra mà xem xét, kiểm tra hoạt động ngoại khóa mà thì
không giống với việc kiểm tra theo chuyên đề của các bài giảng trong quá trình mà hoạt động ngoại khoá thường sử dụng các hình thức, kiểm tra khá đa
dạng như qua đại hội TDTT, qua hội nghị trao đổi kinh nghiệm, qua buổi biểu diễn Cách làm này có thể giảm thiểu các áp lực tâm lý và bồi dưỡng cho
SV tình cảm và trách nhiệm đối với tập thé
1.2.4 Các yếu tổ ảnh hưởng đến hoạt động thể thao ngoại khóa trong
trường học
Trong thời kì công nghiệp hóa — hiện đại hóa hiện nay một nhiệm vụ
- rất quan trọng đặt ra cho giáo dục là phải nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy
học sao cho phù hợp với yêu cầu của đất nước và thời đại GDTC là một trong các nội dung giáo dục của ngành Giáo dục và Đào tạo Do đó, GDTC, cũng như các mặt giáo dục khác, cân phải có sự đâu tư về trang thiệt bị, sân bãi,
_ dụng cụ Đó là những điều kiện đảm bảo cần thiết để phục vụ cho công tác
giảng dạy và tập luyện ngoại khóa cũng như rèn luyện thê thao và các hoạt
động văn hóa của SV Đầu tư phục vụ cho hoạt động nội khóa TDTTT, cũng chính là đầu tư cho hoạt động ngoại khóa SV |
Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, công
tác GDTC trong trường học đã có những tiến bộ đáng kế và rõ nét Việc dạy và học thể dục nội khóa trong các trường học dần dần đi vào nề nếp Tuy
nhiên, trong thời đại ngày nay, khi nhu cầu cũng như nhận thức về vai trò
của TDTT đối với sức khỏe con người được tăng lên một cách rõ rệt, đặc
biệt với tầng lớp thanh thiếu niên — tầng lớp lao động chính trong xã hội
tương lai, thì khi ngồi trên ghế Nhà trường nếu mỗi em chỉ thực hiện và
hoàn thành chương trình TDTT nội khóa thôi chưa đủ; mà các em cần phải
có, phải tham gia vào các hoạt động TD FT ngoại khóa khác ngoài giờ học
Trang 36
Có như vậy năng lực thể thao của các em mới được phát huy triệt để, từ đây chúng ta mới phát hiện ra các tài năng thể thao cũng như nâng cao thể lực
cho các em Chính vì những lẽ trên đòi hỏi cần thiết phải phát triển phong
trào TDT ngoại khóa trong 5V
Đề nâng cao được hiệu quả của hoạt động thê thao ngoại khóa chúng
ta cần:
- Trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị sân bãi dụng cụ đầy đủ cho tập
luyện thê thao ngoại khóa |
- Thay đổi, củng cố phương pháp, hình thức tập luyện để thu hút SV
tham gia tập luyện thể thao ngoại khóa
Có rất nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách quan ảnh hưởng đến sự
a phát triển của phong trào TDTT ngoại khóa nữa Nếu được đáp ứng cơ bản
phong trào TDTT nội khóa cũng như ngoại khóa cũng sẽ phát triển mạnh mẽ
tạo điều kiện thúc đây GDTC phát triển
Theo các nhà khoa học về giáo dục và lý luận dạy học trong và ngoài
nước như: Thomas (Mỹ), Lâm Quang Thiệp, Thái Duy Tuyên, Vũ Văn Tảo, Trần Bá Hoành (Việt Nam) thì các yếu tố bảo đảm kết quả dạy học mỗi môn học nói chung và giáo dục thể chất nói riêng thường bao gồm:
- Chương trình môn học
- Số lượng và chất lượng người thầy
- Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy - Phương pháp giảng đạy mà người thầy sử dụng
- Ý thức và phương pháp học của học trò
Về chương trình môn học:
Theo các nhà khoa học giáo dục và lý luận dạy học trên thì chương _ trình đào tạo nói chung và môn học nói riêng là một bán thiết kế tổng thê hoặc
từng phần để tạo nên một mô hình đào tạo nhất định Nếu chương trình đào
Trang 37
tạo hoàn hảo, phù hợp với năng lực của SV và nhu cầu của xã hội sẽ giúp cho việc tạo các mô hình đào tạo có chất lượng cao đáp ứng được các yêu cầu - - của xã hội Cũng chính vì tầm quan trọng đó mà hầu hết các nước có nền giáo
, -dụG tiên tiến thường xuyên cái tiến và hoàn thiện chương trình khung cũng như chương trình từng môn học, cho từng đối tượng giảng dạy cụ thể
Về số lượng và chất lượng người thầy:
Mặc đù giáo dục hiện đại đã lấy người học làm trung târn, đồng thời
cũng tạo ra nhiều phương tiện kỹ thuật, cũng như hình thức, phương pháp dạy hoc hiện đại giúp cho việc nâng cao chất lượng dạy học, song giáo dục hiện , _ đại vẫn coi trọng vai trò của người thầy Nếu người thầy có trình độ chuyên a môn cao, có phương pháp giảng đạy tốt, có phẩm chất đạo đức tốt và lòng yêu : | thương học trò thì sẽ đào tạo được thế hệ trẻ có trình độ, có chất lượng lao
động cao Trong giảng dạy môn GDTC thì yếu tố người thầy cũng quan trọng ~ _ như các chuyên ngành khác
Về yếu tổ sân bãi dựng cụ và phương tiện giảng dạy:
Trong dạy học môn giáo dục thể chất yếu tố này đóng vai trò vô cùng quan trọng Nếu cơ sở vật chất như sân bãi dụng cụ thiếu, chất lượng kém sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy và học Đặc biệt là trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ về khoa học kỹ thuật, công nghệ thì các phương tiện đạy học như các phương tiện trực quan: băng, đĩa hình, máy chiếu đã giúp ích rất nhiều cho việc nâng cao chất lượng dạy và học
Về phương pháp dạy học mà người thay sie dung:
Trong vài thập ký trở lại đây, nhất là khoảng 10 năm trở lại đây một loạt các phương pháp dạy học mới ra đời như phương pháp giảng dạy phát huy tính | tích cực của SV, phương pháp nêu vẫn đề, phương pháp thảo luận, phương pháp
bài tập đã góp phần nâng cao chất lượng giảng đạy Vì vậy vẫn đề người thầy -_ sử dụng phương pháp giảng dạy nào, mức độ vận dụng thành thục ra sao, kinh a nghiệm giảng dạy thế nào sẽ quyết định tới chất lượng đào tạo
Trang 38
Vẻ ý thức học tập của SV:
Như chúng ta đã biết trong quá trình đào tạo SV đóng vai trò là trung
tâm Nếu SV có động cơ, thái độ học tập đúng đắn sẽ tạo ra ý thức tự giác tích cực trong học tập Điều này có vai trò quan trọng đối với kết quả học tập của SV Giáo dục hiện nay rất coi trọng quá trình tự đào tạo Vì vậy ý thức học
tập của SV có tính chất quyết định tới chất lượng đào tạo (trong giáo dục thể
chất nguyên tắc tự giác tích cực quyết định kết quả học tập của SV)
1.3 Đặc điểm tâm — sinh lý của sinh viên (lứa tuổi 18-222)
_1.3.1 Đặc điểm tâm lý của của sinh viên (lứa tuổi 18-22)
- Trí tuệ của thanh niên mang tính chất nhạy bén và phát triển đến trình
độ tương đối cao Tư duy của thanh niên tỏ ra chặt chẽ và nhất quán, phân
biệt được bản chất và hiện tượng, tư duy trở nên sâu sắc hơn nhờ khả năng khái quát hoá, trừu tượng hoá được phát triển cao Ngôn ngữ của thanh niên
phát triển gắn chặt với sự phát triển của tư duy Trí nhớ của thanh niên cũng
có sự chuyền biến, thiên về nhớ có ý nghĩa, thường không ghi nhớ một cách
máy móc Đó là cơ sở cho những sáng tạo của thanh niên
- Sự hình thành thế giới quan: Đến tuổi thanh niên, thế giới quan về cơ bản được phát triển hoàn chỉnh, đã hình thành hệ thống các quan điểm xã hội,
về tự nhiên, về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử Phần lớn thanh niên của
chúng ta bắt đầu hình thành thế giới quan duy vật biện chứng và nhân sinh
quan Cộng sản chủ nghĩa Ngược lại, còn một số thanh niên có thế giới quan
sai lầm, phản khoa học, thậm chí rất lạc hậu và đầy mâu thuẫn
- Hướng về tương lai: Là nét nỗi bật của thanh niên Họ đang có khát
vọng tiễn lên phía trước, phấn đấu cho một ngày mai sáng lạn hơn Do đó, họ có những ước mơ táo bạo và muốn làm những việc có ý nghĩa xã hội lớn lao Đây là thời kỳ mà thanh niên rất khát khao lý tưởng và muốn xây dựng cho mình một lý tưởng tốt đẹp Họ biết gắn hình ảnh lý tưởng với con đường
Trang 39
đâu tranh để thực hiện lý tưởng, gắn với sự tu dưỡng bản thân và do đó tự ý
thức phát triển mạnh Xu hướng về tương lai gắn liền với nghề nghiệp, cần
phải gắn chặt công tác hướng nhgiệp cho thanh niên với việc giáo dục lý tưởng của họ
- Đời sống tình cảm: Thanh niên có một đời sống tình cảm phong phú - và sâu sắc hơn tất cả các lứa tuổi trước Vấn đề nỗi bật trong đời sống của
thanh niên là tình bạn, tình yêu, tình đồng chí Thanh niên có nhu cầu bạn bè
rất tha thiết, họ khao khát có bạn thân để tâm tình, chia sẻ, trao đổi về quan niệm sống, về hạnh phúc, tương lai Trong quan hệ với bạn khác giới, bên Be cạnh tình bạn, tình yêu cũng đã xuất hiện Tình yêu nam nữ có một tính chất
đặc biệt, đó là những mối quan hệ mang tính chất thuần khiết, lý tưởng và chưa rõ ràng, chưa dứt khoát ranh giới giữa tình bạn và tình yêu Các nhà tâm lý học gọi tình cảm này là tình yêu đương bạn bè Tình yêu cũng là nguồn động viên thanh niên trong học tập và công tác nhưng tình yêu cũng chiếm nhiều thời gian của họ, có khi mang nhiều ảnh hưởng tiêu cực Trong tỉnh cảm của thanh niên cũng có những nét đặc sắc như tình yêu đối với cái mới, cái đẹp Thanh niên rất nhạy bén với cái mới nên tình yêu cái mới, cái đẹp khơi dậy ở thanh niên niềm khát vọng sáng tạo khoa học, lao động và trong đấu tranh Họ khát khao được đưa cái đẹp vào cuộc sống Cần làm cho thanh
niên thấy được cái đẹp hoàn thiện chỉ xuất hiện khi ở nó có sự kết hợp hài hoà
giữa cái đẹp bên trong và cái đẹp bên ngoài
- Tính độc lập: Sự hình thành tính độc lập là đặc trưng biểu hiện của
thanh niên, biểu hiện ở sự tìm hiểu đào sâu giải quyết mọi việc theo ý riêng
của mình, Tính độc lập của thanh niên còn biểu hiện năng lực tự kìm chế Họ luôn kiểm tra mình một cách chặt chẽ và tự đặt mình ngang hàng với người lớn Trong mọi việc họ thường tỏ ra chủ động sáng tạo
Trang 40
- Tính kiên quyết và quả cảm: Cũng là nét tiêu biểu của tính cách thanh niên Nó gắn liền với tính cách độc lập Nhờ đó, thanh niên có thái độ rứt khoát trong hoạt động, tăng cường sự nỗ lực ý chí để vượt qua mọi khó khăn trở ngại trong bước đường đi lên của mình, khó khăn trở ngại thường hấp dẫn
họ, thôi thúc họ lập chiến công
- Tính thăng thắn: Thanh niên nghĩ thế nào nói thế đó, họ thẳng thắn nói
suy nghĩ của mình về người khác Họ không nễ nang, lấp lửng, không cư xử xảo quyệt hai mặt Họ muốn cho lời nói và việc làm hoàn toàn phù hợp với nhau
Tuổi thanh niên có một vị trí đặc biệt quan trọng trong cuộc đời mỗi
con người Đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất về thể chất và tỉnh thân,
được coi là mùa xuân của cuộc đời Họ chuẩn bị khẩn trương bước vào đời
với nhiều khát vọng về tương lai và hứa hẹn một sự cống hiến lớn cho Tổ
quốc Gia đình, Nhà trường và xã hội cần có sự quan tâm đặc biệt với lứa tuổi
này, giáo dục, bồi dưỡng họ trở thành người có đạo đức, có tài kế tục sự |
nghiệp cách mạng của Đảng ta, của nhân dân |
1.3.2 Đặc điẫm sinh lí của của sinh viên (lứa tuổi 18-22)
Lita tudi 16 - 18 cơ thể các em đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, các
hệ cơ quan trong cơ thể tiếp tục lớn lên, nhưng chậm dần Chức năng sinh lý đã tương đối ôn định, khả năng hoạt động của các-cơ quan, bộ phận của cơ thể được nâng cao hơn Cơ thể của các em SV trung học cơ sở phát triển theo chiều cao nhiều hơn, nhưng đến lứa tuổi này lại phát triển theo chiều ngang nhiều hơn, tuy chiều cao vẫn phát triển nhưng cham dan
* Đặc điểm giải phẫu sinh lý ˆ |
- Hệ thần kinh:
Các tổ chức thần kinh của lứa tuổi 18-22 đang tiếp tục phát triển để đi
đến hoàn thiện Tuy nhiên tổng khối lượng của vỏ não không tăng mẫy, chủ
yếu cấu tạo bên trong phức tạp hơn, khả năng tư duy, nhất là khả năng phân