1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận Văn Tín Dụng Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Ngân Hàng

116 279 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 2,58 MB

Nội dung

MỤC LỤCTrangMỞ ĐẦU1Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA61.1. Sự cần thiết phát triển tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam 61.2. Hình thức và đặc điểm tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 221.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 32Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM402.1. Tổng quan hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 402.2. Thực trạng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam 472.3. Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 56Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM813.1. Phương hướng mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 813.2. Các giải pháp phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam84KẾT LUẬN108DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO110DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTAFTA:Khu vực mậu dịch tự do ASEAN(ASEAN Free Trade Agreement)BIDV : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Bank of Investment and Development) BLC1: Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam CTTC: Cho thuê tài chính DNNN: Doanh nghiệp nhà nướcDNNQD:Doanh nghiệp ngoài quốc doanhDNTN:Doanh nghiệp tư nhânDNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừaNHNN: Ngân hàng nhà nước NHTM: Ngân hàng thương mạiTDNH: Tín dụng ngân hàng TMCP: Thương mại cổ phầnTNHH: Trách nhiệm hữu hạnVCCI:Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam WTO:Tổ chức thương mại thế giới(World Trade Organization)DANH MỤC CÁC BẢNGTrangBảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn 2005200842Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV giai đoạn 20062008 44Bảng 2.3: Số lượng DNNVV đăng ký kinh doanh mới từ năm 200047Bảng 2.4: Tổng vốn đầu tư của các DNNVV (năm 2002)49Bảng 2.5: Kết quả hoạt động tín dụng đối với các DNNVV53Bảng 2.6: Khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của DNNVV55Bảng 2.7: Tình hình dư nợ đối với DNNVV của BIDV56Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ đối với DNNVV trong tổng dư nợ của BIDV 57Bảng 2.9: Tình hình dư nợ đối với DNNVV theo thời hạn 58Bảng 2.10: Tình hình dư nợ tín dụng đối với DNNVV theo thành phần kinh tế59Bảng 2.11: Vòng quay vốn tín dụng đối với DNNVV6162Bảng 2.13: Tỷ lệ nợ khó đòi của các DNNVV tại BIDV64Bảng 2.14: Cơ cấu khách hàng DNNVV của BLC166Bảng 2.15: Tỷ lệ nợ quá hạn DNNVV theo loại hình doanh nghiệp thuê tại BLC1 năm 200867Bảng 2.16: Cơ cấu tài sản cho thuê tài chính đối với DNNVV của BLC168Bảng 3.1: Phân loại khách hàng 93DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒTrangBiểu đồ 2.1: Tổng tài sản của BIDV giai đoạn 2004 2008 42Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận trước thuế của BIDV 2004 2008 43Biểu đồ 2.3: Vốn chủ sở hữu của BIDV 2004 200844Biểu đồ 2.4: Tăng trưởng tín dụng của BIDV qua các năm46Biểu đồ 2.5: Mức gia tăng dư nợ CTTC đối với DNNVV của BLC1 giai đoạn 2001200866Biểu đồ 2.6: Nợ quá hạn DNNVV theo loại hình doanh nghiệp thuê của BLC1 năm 200867 MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiNgân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập ngày 2641957, là một trong những ngân hàng lớn nhất ở Việt Nam hiện nay. Trước năm 2000, ngân hàng chủ yếu tập trung vào các dự án lớn, các Tổng công ty lớn của Nhà nước, nên thường được biết đến như là một ngân hàng của Chính phủ. Đến nay, trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của cơ chế thị trường, ngân hàng đã có những định hướng mới trong chiến lược hoạt động, trong đó có hoạt động tín dụng. Giai đoạn 20012005, cơ cấu tín dụng được chuyển đổi một cách căn bản từ hoạt động chính sách (cho vay theo kế hoạch Nhà nước) là chủ yếu sang cho vay thương mại. Một trong những mục tiêu BIDV đặt ra là đạt được sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu khách hàng. Từ năm 2005, BIDV đã xác định mục tiêu ưu tiên phát triển tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Đây là một bước chuyển biến phù hợp với điều kiện trong lĩnh vực tín dụng xuất hiện ngày càng nhiều ngân hàng cùng tham gia cạnh tranh và DNNVV đang trở thành đối tượng khách hàng nhiều tiềm năng. Ở Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới, DNNVV đang ngày càng khẳng định vai trò đối với nền kinh tế. Theo thống kê, DNNVV chiếm tới 95% trong tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam, đóng góp trên 40% GDP, thu hút hơn 50% tổng số lao động, chiếm 17,26% tổng nộp ngân sách nhà nước. Điều quan trọng là DNNVV có vai trò to lớn trong mối quan hệ gắn kết với các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác tiềm năng đất nước.Nh÷ng n¨m gÇn ®©y, chóng ta ®• b¾t ®Çu nhËn thøc vµ quan t©m ®Õn tÇm quan träng cña DNNVV, thể hiện trong các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta như: Hiến pháp 1992, Luật doanh nghiệp năm 1999 (có hiệu lực từ ngày 112000) đã chính thức thức thừa nhận và tạo điều kiện bình đẳng về pháp lý cho hoạt động của DNNVV; Nghị định 902001NĐCP ngày 23112001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; Chỉ thị 402005CTTTg ngày 16122005 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; DNNVV 20052010. Chính phủ cũng không ngừng có những bước tiến tích cực trong việc tiếp thu những kinh nghiệm quý báu từ các nước có DNNVV hoạt động hiêu quả, thông qua các cuộc hội thảo trong và ngoài nước, và khuyến khích các dự án phát triển DNNVV ở nước ta. Ngµy 29112000, tại Hà nội, Ngân hàng thế giới (WB) đã công bố bản báo cáo: “Việt Nam tiến vào thế kỷ 21” với đề xuất đưa ra 6 trụ cột của chiến lược phát triển nền kinh tế Việt nam và trụ cột đầu tiên là: “Tạo dựng môi trường giúp đỡ các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNVV”. Mặc dù vậy, với đặc thù và nhiều bất lợi, DNNVV chịu nhiều tác động tiêu cực khi nền kinh tế có những biến động lớn. Trong những năm gần đây, khi Việt Nam đã tham gia hội nhập quốc tế, các DNNVV Việt Nam vẫn đang gặp phải rất nhiều thách thức, trong đó khó khăn lớn nhất là thiếu vốn. Kênh huy động vốn chủ yếu của doanh nghiệp là các ngân hàng thương mại, tuy nhiên, phần lớn tín dụng tập trung vào các doanh nghiệp lớn, vì vậy các DNNVV phải huy động vốn từ các nguồn không chính thức như: vốn tiết kiệm của chủ doanh nghiệp, vốn vay cá nhân thông qua các mối quan hệ thân tín, vay vốn của nhau với lãi suất cao hơn 3 6 lần so với lãi suất ngân hàng. Ngoài ra, tuy lãi suất vay ngân hàng thấp nhưng các thủ tục vay rất phức tạp với những quy định khắt khe về tài sản thế chấp và xem xét tín khả thi của dự án khiến cho DNNVV càng khó tiếp cận nguồn vốn vay và dễ lâm vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng.Sự chuyển dịch cơ cấu khách hàng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, trong đó có việc tập trung nhiều hơn vào các DNNVV xuất phát từ sự nhận thức rõ vai trò, tiềm năng và điều kiện khó khăn về vốn của các doanh nghiệp này. Đồng thời, trong điều kiện phát triển của DNNVV Việt Nam hiện nay, BIDV cũng nhận thấy nhiều lợi ích thiết thực từ việc phát triển tín dụng đối với DNNVV. Tuy Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam mở rộng quan hệ tín dụng với đối tượng khách hàng này chậm hơn nhiều ngân hàng thương mại khác nhưng với tiềm năng và uy tín của mình, BIDV có nhiều cơ hội thành công nếu có những phương hướng, giải pháp đúng đắn. Vì vậy, tác giả luận văn lựa chọn vấn đề “Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ” làm đề tài nghiên cứu với mong muốn từ việc tổng kết lý luận và phân tích thực trạng chuyển biến hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam để tìm ra những giải pháp mang lại lợi ích thiết thực cho cả ngân hàng và DNNVV.2.Tình hình nghiên cứuNhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu và tìm ra giải pháp phát triển DNNVV ở nước ta, đặc biệt là giải pháp tăng cường hỗ trợ TDNH, đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu dưới những góc độ và quy mô khác nhau như: công trình của GS. TS Nguyễn Đình Hương “Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002; công trình nghiên cứu “Chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam” và “Đổi mới cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam đến năm 2005”do PGS, PTS Nguyễn Cúc chủ trì; công trình của hai tác giả Vũ Quốc Tuấn và Hoàng Thu Hoà “Phát triển DNNVV, kinh nghiệm nước ngoài và phát triển DNNVV ở Việt Nam”, Nxb thống kê, 2001; Luận án Tiến sĩ kinh tế “Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế”, do tiến sĩ Phạm Văn Hồng thực hiện năm 2007. Ngoài ra, đã có nhiều dự án liên quan như: dự án của Uỷ ban tài trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ về “Dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh đối sự phát triển của các DNNVV”, 1997; Dự án USNIE95004 về “Hoàn thiện chính sách vĩ mô phát triển DNNVV”; Bản “Nghiên cứu xúc tiến DN công nghiệp vừa và nhỏ” của Viện nghiên cứu Nomura, tháng 101999.Đối với hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, đã có luận án Tiến sĩ kinh tế của TS. Trần Văn Hiệu “Xây dựng nền khách hàng bền vững tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” (2008) và một số luận văn thạc sỹ khác nghiên cứu ở góc độ nghiệp vụ ngân hàng. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu dưới góc độ kinh tế chính trị về hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại BIDV vì hoạt động này chỉ được triển khai mạnh mẽ tại ngân hàng từ năm 2005 đến nay. Vì vậy việc tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm nhằm phát triển tín dụng đối với DNNVV cho tương xứng với tiềm năng của BIDV là cần thiết. 3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn3.1.Mục đích nghiên cứuGóp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển tín dụng ngân hàng nói chung và của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển nói riêng đối với các DNNVV. Từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đối với nhóm doanh nghiệp này.3.2.Nhiệm vụ nghiên cứuLàm rõ sự cần thiết phát triển TDNH đối với DNNVV ở nước ta phù hợp với những đặc thù của doanh nghiệp. Luận văn cũng nghiên cứu thực trạng tình hình tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV nước ta từ khi có Luật doanh nghiệp năm 2000 đến nay, tìm hiểu cụ thể hoạt động tín dụng của BIDV đối với DNNVV. Trên cơ sở đó luận văn đưa ra một số giải pháp phát triển tín dụng đối với DNNVV tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứuLuận văn nghiên cứu khái quát tình hình phát triển và tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV có đăng ký kinh doanh ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay, từ đó tập trung tìm hiểu hoạt động tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển đối với DNNVV giai đoạn 2005 2009. 5.Phương pháp nghiên cứuĐể đạt được mục đích nghiên cứu, khoá luận đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; phương pháp trừu tượng hoá khoa học; phương pháp phân tích, tổng hợp.6.Đóng góp của luận vănVề lý luận, luận văn hệ thống hoá những nội dung cơ bản về tín dụng ngân hàng đối với DNNVV, gắn liền với những đặc thù của doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay, đồng thời làm rõ sự cần thiết phát triển tín dụng ngân hàng đối với DNNVV nước ta.Về thực tiễn, luận văn khái quát tình hình phát triển và tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV Việt Nam, từ đó đi sâu nghiên cứu sự phát triển tín dụng đối với DNNVV tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam một trong những trường hợp điển hình của ngân hàng thương mại quốc doanh đang trong quá trình hướng tới nhóm khách hàng DNNVV, tìm ra những bất cập và đề xuất giải pháp khắc phục. 7.Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 8 tiết.Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA1.1. SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM1.1.1. Khái niệm, hình thức của tín dụng ngân hàng1.1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định lại quay về với một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu 7.Theo quan điểm này, phạm trù tín dụng có 3 nội dung chủ yếu là: tính chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị, tính thời hạn và tính hoàn trả.Như vậy, tín dụng là mối quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay thông qua sự vận động của giá trị, vốn tín dụng được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ hoặc hàng hóa. Quá trình đó được thể hiện qua 3 giai đoạn sau: Thứ nhất, phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay. Ở giai đoạn này, giá trị vốn tín dụng được chuyển sang người đi vay, ở đây chỉ có một bên nhận được giá trị và cũng chỉ một bên nhượng đi giá trị. Thứ hai, sử dụng vốn trong quá trình tái sản xuất. Người đi vay sau khi nhận được giá trị vốn tín dụng, họ được quyền sử dụng giá trị đó để thỏa mãn nhu cầu sản xuất hoặc tiêu dùng của mình. Tuy nhiên, người đi vay chỉ được quyền sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định mà không được quyền sở hữu về giá trị đó. Thứ ba, đây là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn của tín dụng. Sau khi vốn tín dụng đã hoàn thành một chu kì sản xuất để trở về hình thái tiền tệ thì vốn tín dụng được người đi vay hoàn trả lại cho người cho vay.Có nhiều hình thức tín dụng như: tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước, tín dụng tiêu dùng, tín dụng quốc tế…Trong đó, tín dụng ngân hàng là hình thức phổ biến và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Đồng thời, nó cũng giữ vị trí chủ chốt trong hoạt động của mỗi ngân hàng. “Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định”15.Như vậy, tín dụng ngân hàng được hiểu là quan hệ kinh tế giữa một bên là ngân hàng một bên là khách hàng, trong đó ngân hàng chuyển tiền hay tài sản cho khách hàng với những thoả thuận hoàn trả cả gốc và lãi trong một thời gian nhất định. Tín dụng ngân hàng bao gồm các hoạt động chính là: cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính.Tín dụng ngân hàng khác với các loại hình tín dụng khác là ngân hàng cho khách hàng vay từ nguồn vốn nhận gửi từ dân cư, các doanh nghiệp, các tổ chức khác…và hưởng lợi từ chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi. Tín dụng là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng nhưng cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Vì vậy tín dụng ngân hàng phải tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc cơ bản.1.1.1.2. Hình thức tín dụng ngân hàngCăn cứ thời hạn tín dụng có thể phân chia thành các loại tín dụng sau:Một là, cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn dưới một năm. Mục đích của loại cho vay này thường là tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu độngHai là, cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm. Mục đích của loại cho vay này là tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định.Ba là, cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm, loại cho vay này thường nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án lớn.Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng, có các loại tín dụng sau:Thứ nhất, cho vay không có bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay.Thứ hai, cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba khác.Dựa vào phương thức vay, tín dụng có thể chia thành hai loại là: cho vay theo món vay và cho vay theo hạn mức tín dụng.Căn cứ vào phương thức hoàn trả vốn vay, có các loại tín dụng sau:Một là, cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn.Hai là, cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả gópBa là, Cho vay trả nợ nhiều lần phụ thuộc vào khả năng tài chính của người đi vay.Việc lựa chọn hình thức vay phụ thuộc vào điều kiện sản xuất kinh doanh của khách hàng và mức độ đáp ứng yêu cầu quy định của ngân hàng đặt ra.1.1.2. Vai trò và đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam1.1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừaCác quốc gia sử dụng tiêu chí khác nhau để phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hiện nay có hai nhãm tiªu chÝ phæ biÕn là: tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng.Tiêu chí định tính dựa trên những đặc trưng cơ bản của các DNNVV như: trình độ chuyên môn hoá thấp, số đầu mối quản lý ít…Tiêu chí này có ưu thế là phản ánh đúng bản chất của vấn đề nhưng thường khó xác định trên thực tế, do đó ít được sử dụng.Tiêu chí định lượng gồm các tiêu thức như: số lao động, giá trị tài sản hay vốn, doanh thu, lợi nhuận. Ở các nước, những tiêu chí này rất đa dạng, trong 12 nước và khu vực thuộc APEC, tiêu chí số lao động được sử dụng phổ biến nhất (1112 nước sử dụng, chiếm 91,67%). Các tiêu chí khác tuỳ theo điều kiện từng nước: vốn đầu tư (312 nước sử dụng, chiếm 25%), tổng giá trị tài sản (412 nước sử dụng, chiếm 33,33%, doanh thu (412 nước sử dụng, chiếm 33,33%), tỷ lệ vốn góp (112 nước sử dụng, chiếm 8,33%). Số lượng tiêu chí chỉ có từ một đến hai và cao nhất là ba tiêu chí phân loại. Việt Nam phân loại DNNVV theo tiêu chí phổ biến nhất là số lao động thường xuyên và vốn sản xuất. Nghị định số 902001NĐCP ngày 23 tháng 11 năm 2001 quy định: “DNNVV là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”. Theo tiêu chí này thì hầu hết doanh nghiệp của nước ta đều là DNNVV, đối tượng DNNVV được đề cập tới bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã, doanh nghiệp nhà nước, hoặc hộ kinh doanh cá thể thoả mãn các tiêu chí của Nghị định 90.Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam có tiêu chí xác định DNNVV để đáp ứng nhu cầu quản lý, điều hành như sau:Đối với doanh nghiệp đủ điều kiện xếp hạng trên Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV ở mức quy mô vừa (điểm quy mô từ 12 đến 21 điểm) và quy mô nhỏ (điểm quy mô dưới 12 điểm).Đối với doanh nghiệp không đủ điều kiện xếp hạng trên Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV: DNNVV được xác định theo các tiêu chí pháp luật quy định (hiện nay theo Nghị định 902001NĐCP của Chính phủ).1.1.2.2. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa Xét về mặt lịch sử, sự ra đời và phát triển của các nước tư bản có nền đại công nghiệp phát triển gắn với những công ty, tập đoàn kinh tế lớn vốn khởi đầu từ những xí nghiệp, công trường thủ công sản xuất nhỏ. Trong quá trình phát triển, sự tích tụ và tập trung vốn cùng với quá trình cạnh tranh gay gắt giữa những xí nghiệp trong nước và ngoài nước đã tạo ra những tập đoàn kinh tế lớn như ngày nay. Tuy vậy, ngay cả ở các nước tư bản phát triển, các DNNVV vẫn giữ một vị trí quan trọng. Sau mỗi thời kỳ suy thoái kinh tế, khu vực DNNVV luôn trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy và mở rộng cạnh tranh, ổn định kinh tế, phòng ngừa nguy cơ khủng hoảng. Đặc biệt, khi cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ ngày càng phát triển đã tạo điều kiện cho các DNNVV nhiều cơ hội tập trung kỹ thuật, có khả năng sản xuất các sản phẩm không thua kém các doanh nghiệp lớn. Mặc khác, xét trên phạm vi toàn cầu hiện nay, các doanh nghiệp đang chuyển từ cạnh tranh giá cả sang cạnh tranh về chất lượng và công nghệ. Trong điều kiện này, lợi thế của các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ bị giảm sút. Sự phát triển của chuyên môn hoá và hợp tác hoá đã làm phát triển mô hình sản xuất kiểu vệ tinh, trong đó các DNNVV là vệ tinh của doanh nghiệp lớn.Ở Việt Nam, vai trò của các DNNVV đối với sự phát triển kinh tế xã hội thể hiện như sau:Thứ nhất, DNNVV đóng góp đáng kể vào tổng sản lượng và tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.Hiện nước ta có trên 350.000 doanh nghiệp, trong đó DNNVV chiếm 95% với tổng số vốn khoảng 85 tỷ USD, hàng năm đóng góp hơn 40% GDP, sử dụng trên 90% lao động có việc làm thường xuyên, tạo thêm 50% việc làm mới số liệu thực tế này đã cho thấy sự đóng góp của DNNVV đối với nền kinh tế. Với yêu cầu về vốn đăng ký thành lập không lớn nên DNNVV thành lập dễ dàng, chiếm tỷ lệ áp đảo trong tổng số doanh nghiệp, tuy mỗi DNNVV không sử dụng số lượng lớn lao động nhưng với một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế nên bộ phận doanh nghiệp này mỗi năm đã giải quyết việc làm cho khoảng 23 lực lượng lao động xã hội. Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, vai trò của DNNVV xét trên góc độ giải quyết việc làm càng thể hiện rõ nét do các doanh nghiệp lớn phải cắt giảm lao động nhằm giảm chi phí sản xuất ứng phó với điều kiện thị trường bị thu hẹp. Ngược lại, các DNNVV với đặc tính linh hoạt, dễ thích ứng với thay đổi của thị trường nên vẫn có thể duy trì hoạt động, vì vậy, Hội đồng doanh nghiệp thế giới khẳng định: “DNNVV là liều thuốc cuối cùng chữa trị bệnh thất nghiệp khi nền kinh tế suy thoái”. Hiện nay, mặc dù kinh tế thế giới đang trên đà suy thoái, các DNNVV Việt Nam vẫn khá lạc quan về tăng trưởng kinh tế, kế hoạch đầu tư vốn, kế hoạch tuyển dụng và phát triển thương mại quốc tế. Khảo sát gần đây cho thấy phần lớn các DNNVV sẽ duy trì nhân sự hiện tại, trong đó 55% sẽ giữ nguyên nhân sự và 45% sẽ tăng thêm nhân sự.Thứ hai, DNNVV là trụ cột kinh tế của địa bàn tại chỗ.Nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế lớn thì DNNVV có mặt ở khắp các địa phương, tận dụng được cơ hội khai thác tiềm năng và thế mạnh vốn có của từng địa bàn nơi đóng trụ sở sản xuất kinh doanh. Sự tồn tại và hoạt động của DNNVV đã góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng có lợi, cân đối ở các vùng, miền, giải quyết được vấn đề an sinh xã hội của địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Đặc biệt là đối với các làng nghề truyền thống, các DNNVV hoạt động sẽ mở rộng quy mô sản xuất, duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm truyền thống, tập hợp và đào tạo lực lượng lao động tay nghề giỏi, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy quá trình khôi phục và phát triển làng nghề theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.Thứ ba, DNNVV có khả năng thu hút, tận dụng các nguồn lực xã hội một cách có hiệu quả.Đối với nguồn lực vốn: Vốn là yếu tố có vai trò tiên quyết trong hoạt động của các DNNVV. Để khởi sự và duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh, các DNNVV không chỉ vay vốn từ ngân hàng mà còn huy động vốn trong dân cư thông qua các mối quan hệ cá nhân của doanh nghiệp. Vốn cho một DNNVV tuy không nhiều nhưng thường xuyên và số lượng DNNVV rất lớn, vì vậy, thông qua hoạt động của DNNVV, một lượng lớn tiền nhàn rỗi đã được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo nên vòng chu chuyển vốn sinh lời có ích cho bản thân doanh nghiệp và nền kinh tế.Đối với nguồn lực lao động:Phần lớn các DNNVV hoạt động trong các ngành nghề thu hút được nhiều lao động như: thương mại, dịch vụ, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến nông sản, thủ công mỹ nghệ, xây dựng…Yêu cầu về trình độ lao động không cao, do đó tận dụng được nguồn lao động thủ công với chi phí thấp. Mặt khác, trong quá trình sử dụng, DNNVV đồng thời đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động.Về kỹ thuật và nguồn nguyên vật liệu: Phần lớn DNNVV có kỹ thuật sản xuất bán thủ công, thiết bị chủ yếu được sản xuất trong nước phù hợp với điều kiện trình độ lao động phổ thông đang chiếm số lượng lớn ở nước ta. DNNVV phân bố ở hầu hết các địa phương nên có khả năng khai thác được nguồn nguyên liệu sẵn có, giảm bớt chi phí và thời gian vận chuyển.Thứ tư, DNNVV tạo sự linh hoạt, năng động và có khả năng ổn định nền kinh tế.Về lý thuyết, DNNVV dễ điều chỉnh hoạt động của mình để đáp ứng đa dạng nhu cầu của sản xuất, tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ. Mặt khác, ở phần lớn các nền kinh tế, các DNNVV là những nhà thầu phụ, gia công, vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ, gia công tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định cần thiết, vì vậy, DNNVV được ví là thanh giảm sóc cho nền kinh tế. Sự cạnh tranh không ngừng của các DNNVV là tất yếu, từ đó thanh lọc được các doanh nghiệp yếu kém, vừa nâng cao chất lượng sản phẩm cung ứng cho thị trường, hạn chế khả năng lũng đoạn thị trường của các doạnh nghiệp lớn. Thứ năm, DNNVV có vai trò quan trọng trong lĩnh vực phân phối lưu thông, góp phần đáng kể vào việc tăng nguồn hàng xuất khẩu.Trong quá trình tái sản xuất xã hội, hàng hoá từ khâu sản xuất đến tiêu dùng phải qua khâu trung gian đó là khâu lưu thông. Các doanh nghiệp lớn không thể tổ chức riêng một mạng lưới bán lẻ để tiêu thụ hàng hoá của mình mà phải thông qua các DNNVV do lợi thế của nhóm doanh nghiệp này rất thích hợp với lĩnh vực kinh doanh thương mại và thực hiện các dịch vụ bán lẻ. Ở Việt Nam, hiện DNNVV chiếm khoảng 31% tổng sản lượng công nghiệp hàng năm, 78% doanh số bán lẻ trong thương nghiệp, 64% khối lượng vận chuyển hành khách và hàng hoá.Trong điều kiện mở cửa hội nhập, hợp tác phát triển kinh tế giữa các quốc gia là một tất yếu thì việc khai thác lợi thế so sánh, xuất khẩu các sản phẩm truyền thống, mang đậm bản sắc dân tộc trở nên quan trọng và mang tính mục tiêu. Với đặc điểm phân bố rộng khắp các địa phương, DNNVV có thế mạnh trong việc sản xuất những sản phẩm thủ công mỹ nghệ, khai thác và chế biến thuỷ hải sản, nông sản, may mặc…nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.Công cuộc đổi mới từ năm 1990 trở lại đây làm cho nền kinh tế nước ta phát triển nhanh, ổn định, đẩy lùi lạm phát, tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới ngày càng mở rộng và phát triển. Với những lợi ích to lớn đó, việc khuyến khích, hỗ trợ, phát triển các DNNVV là một giải pháp quan trọng để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010, đặc biệt là công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. 1.1.2.3. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Những đặc điểm thuộc về thế mạnh của DNNVV Một là, DNNVV có vốn đầu tư ban đầu ít, thu hồi vốn nhanh và hiệu quả.Số vốn đăng ký ban đầu của DNNVV không quá 10 tỷ đồng và chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngắn nên khả năng thu hồi vốn nhanh, tăng tốc độ quay vòng vốn để đầu tư vào công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả.Hai là, DNNVV tồn tại và phát triển ở hầu hết các lĩnh vực, các thành phần kinh tế, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển đất nước. Các DNNVV hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế: thương mại, dịch vụ, công nghiệp, xây dựng, nông lâm ngư nghiệp…và hoạt động dưới nhiều hình thức: DNNN, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các cơ sở kinh tế cá thể.Ba là, DNNVV có tính năng động và linh hoạt cao trước những thay đổi của thị trường; có khả năng chuyển hướng sản xuất, kinh doanh và chuyển hướng mặt hàng nhanh vì vốn đầu tư ít; quy mô nhỏ và thu hồi vốn nhanh. Mặt khác, do DNNVV tồn tại ở mọi thành phần kinh tế nên khi không thích ứng được với nhu cầu của thị trường, với loại hình sản xuất kinh doanh này thì doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển hướng sang loại hình khác cho phù hợp với thị trường.Bốn là, DNNVV có khả năng chấp nhận rủi ro, mạo hiểm: xuất phát từ quy mô nhỏ, vốn đầu tư không lớn nên doanh nghiệp có thể mạnh dạn tham gia vào những ngành mới, lợi nhuận ban đầu thấp hoặc những ngành sản xuất ra những sản phẩm chỉ đáp ứng những nhu cầu cá biệt.Năm là, DNNVV có bộ máy tổ chức sản xuất, quản lý gọn nhẹ: với quy mô nhỏ, số lượng lao động ít, công tác quản lý điều hành mang tính trực tiếp, quan hệ giữa người quản lý với người lao động khá chặt chẽ. Các quyết định quản lý được đưa ra và thực hiện nhanh chóng, không ách tắc và trách nhiệm phiền hà nên có thể tiết kiệm tối đa chi phí quản lý doanh nghiệp.Những đặc điểm hạn chế của DNNVVMột là, quy mô vốn và năng lực tài chính còn hạn chế nên DNNVV khó tiếp cận các kênh huy động vốn. Với đặc trưng quy mô kinh doanh là vừa và nhỏ, vốn điều lệ ban đầu thấp (dưới 10 tỷ đồng) nên các DNNVV thường không đáp ứng được nhu cầu vốn cho đầu tư. Nguồn tài chính hạn hẹp, quy mô lợi nhuận nhỏ dẫn đến tỷ lệ vốn từ lợi nhuận đạt được không cao, tích tụ tập trung để tái sản xuất diễn ra chậm, giá trị tài sản thuần thấp (tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp sau khi trừ đi nợ phải trả), uy tín trên thương trường không cao… nên các nhà đầu tư coi đây là khu vực nhiều rủi ro. Chính vì vậy DNNVV gặp nhiều trở ngại khi tiếp cận các kênh huy động vốn trong nền kinh tế.Hai là, năng lực ứng dụng công nghệ trong sản xuất kinh doanh còn yếu:Nguồn tài chính hạn chế đã khiến cho các DNNVV không có điều kiện đầu tư quá nhiều vào việc nâng cấp, đổi mới máy móc, mua sắm thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại, càng không thể tập trung nhiều vào công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật.Ba là, thị trường nhỏ hẹp và năng lực cạnh tranh hạn chế.Do hạn chế về vốn, công nghệ, lao động, nên các DNNVV chỉ hoạt động trong phạm vi nhỏ, đáp ứng yêu cầu cho một đoạn thị trường nhất định. Việc sử dụng các công nghệ lạc hậu dẫn đến chất lượng sản phẩm không cao, tính cạnh tranh trên thị trường kém. DNNVV cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm, thâm nhập thị trường và phân phối sản phẩm do thiếu thông tin về thị trường, công tác marketing còn kém hiệu quả.Bốn là, năng lực quản lý còn thấp.Phần lớn DNNVV mới chỉ hoạt động trong thời gian ngắn nên trình độ, kỹ năng của chủ doanh nghiệp cũng như của người lao động còn hạn chế. Số lượng DNNVV có chủ DN, giám đốc giỏi, trình độ chuyên môn cao và năng lực quản lý tốt chưa nhiều. Một bộ phận lớn chủ doanh nghiệp và giám đốc doanh nghiệp tư nhân chưa được đào tạo bài bản về kinh doanh và quản lý, còn thiếu kiến thức kinh tế xã hội và kỹ năng quản trị kinh doanh. Mặt khác, DNNVV ít có khả năng thu hút được những nhà quản lý và lao động có trình độ, tay nghề cao do không thể trả lương cao kèm theo các chính sách đãi ngộ hấp dẫn để thu hút và giữ chân những nhà quản lý và những người lao động giỏi. Năm là, sự liên kết giữa các DNNVV còn hạn chếTuy bước đầu đã có một số hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp ra đời tập hợp các DNNVV nhưng mới chỉ ở mức độ trao đổi kinh nghiệm, thông tin, cùng đưa ra kiến nghị về chính sách, pháp luật…Phần lớn các DNNVV chưa có sự liên kết chặt chẽ trong hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng tổ chức phân công lao động sản xuất sâu, rộng; hỗ trợ nhau về vốn, công nghệ, kỹ thuật; cùng nhau giải quyết những vấn đề phát sinh trong các khâu của quá trình sản xuất nhằm nâng cao sức cạnh tranh. Mặt khác, sự liên hợp tác, liên kết giữa các DNNVV và các doanh nghiệp lớn còn hạn chế, vì vậy chưa khai thác được lợi thế nhờ quy mô của hai khu vực này. 1.1.3. Tác dụng của sự phát triển tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam1.1.3.1. Tác dụng của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Tín dụng ngân hàng góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp. Hiện nay để thực hiện các quyết định đầu tư, doanh nghiệp có thể sử dụng hai nhóm nguồn vốn là: vốn tự có và vốn đi vay. Tuy nhiên, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp không được đáp ứng và quy mô của khoản vay còn tùy thuộc vào các điều kiện của doanh nghiệp, các quy định vay vốn của ngân hàng, pháp luật của Nhà nước… Mặt khác, nếu quy mô vốn vay quá lớn sẽ làm tăng chi phí trả lãi dẫn đến tăng giá sản phẩm, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Do vậy buộc doanh nghiệp phải xây dựng cơ cấu vốn tối ưu. Đây là sự kết hợp tốt nhất các nguồn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp nhằm mục đích tối đa hóa giá trị thị trường của doanh nghiệp tại mức giá vốn bình quân rẻ nhất. Tín dụng ngân hàng hỗ trợ cho sự ra đời và phát triển của các DNNVV.Ngân hàng hỗ trợ cho DNNVV từ lúc bắt đầu khởi sự và trong suốt quá trình hoạt động, phát triển của doanh nghiệp. Nếu không có sự hỗ trợ này, các DNNVV sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thậm chí không thành lập được. Nhiều doanh nghiệp ra đời, song do hạn chế về vốn nên không có khả năng sử dụng công nghệ, thiết bị hiện đại dẫn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh không cao, thiếu sức cạnh tranh và khó đứng vững trên thương trường. Để có thể hoạt động thường xuyên, liên tục, các DNNVV phải có đủ vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, trong khi nguồn vốn tự có và vốn vay không chính thức của doanh nghiệp rất hạn chế. Vì vậy vốn tín dụng ngân hàng là một giải pháp hữu hiệu. Tín dụng ngân hàng còn giúp các DNNVV tái sản xuất mở rộng, phát triển các ngành nghề mũi nhọn. Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của DNNVV trên thị trường.Đặc trưng của tín dụng ngân hàng không chỉ là tài trợ vốn mà còn phải đảm bảo hoàn trả gốc và lãi đúng hạn. Do vậy, khi sử dụng vốn vay, các doanh nghiệp không phải chỉ thu hồi đủ vốn mà còn phải tìm mọi biện pháp sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất. Mặt khác, các ngân hàng chỉ cho vay khi đã thẩm định đầy đủ, kỹ càng mọi yếu tố liên quan đến doanh nghiệp, trong đó đặc biệt là tính hiệu quả và khả thi của phương án, dự án kinh doanh cần tài trợ vốn. Vì vậy, ngay từ khi thiết lập phương án sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đã phải nghiên cứu và phân tích kỹ nhằm tăng tính khả thi của phương án, tăng cường sự tin tưởng của ngân hàng khi quyết định tài trợ. Ngoài ra trong quá trình cấp tín dụng, ngân hàng còn tư vấn giúp cho các doanh nghiệp đưa ra các quyết định đầu tư tốt nhất, đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. Đồng thời công tác kiểm tra định kỳ của các ngân hàng đã buộc các doanh nghiệp phải làm ăn đứng đắn, minh bạch, tuân thủ pháp luật. Trên cơ sở đó năng lực cạnh tranh lành mạnh của DNNVV sẽ ngày càng được nâng cao trên thị trường. Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình cổ phần hoá các DNNVV thuộc loại hình doanh nghiệp nhà nước. Trong thời gian qua Nhà nước ta đã và đang tập trung tiến hành cổ phần hóa các DNNN. Cụ thể, các doanh nghiệp sau khi có quyết định cổ phần hóa sẽ tự phát hành cổ phiếu, trái phiếu hay các hình thức huy động vốn khác để có vốn hoạt động. Trước tình hình đó, các ngân hàng cũng tập trung phát triển các dịch vụ trên thị trường chứng khoán nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp huy động vốn như dịch vụ lưu ký chứng khoán, mua bán cổ phiếu, trái phiếu, bảo lãnh phát hành, tư vấn tài chính… Hơn nữa các doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các cổ phiếu, trái phiếu làm tài sản đảm bảo vay vốn tại ngân hàng. Với hình thức cấp tín dụng này các doanh nghiệp có thể yên tâm hơn khi tham gia vào quá trình cổ phần hóa và đó chính là động lực thúc đẩy quá trình cổ phần hóa hiện nay. Tín dụng ngân hàng, đặc biệt là NHTM quốc doanh, là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế, góp phần chống lạm phát, ổn định tiền tệ và giá cả, từ đó tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho DNNVV.Thông qua tín dụng ngân hàng, đặc biệt là tín dụng của các ngân hàng thương mại quốc doanh, có thể góp phần vào việc kiểm soát khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông, thực hiện yêu cầu của quy luật lưu thông tiền tệ. Với việc cung ứng tín dụng cho các chủ thể trong nền kinh tế, ngân hàng đã góp phần làm tăng khối lượng tiền trong lưu thông, thực hiện việc dẫn dắt các luồng tiền; tập hợp và phân chia vốn của thị trường, điều khiển chúng một cách hiệu quả; thực thi vai trò điều tiết gián tiếp vĩ mô, góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định, thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng.Như vậy, để DNNVV có thể ra đời, tồn tại và phát triển cần sự hỗ trợ từ phía ngân hàng thông qua nhiều loại hình dịch vụ, trong đó dịch vụ tín dụng là chủ yếu. Vì vậy, việc mở rộng tín dụng ngân hàng đối với DNNVV là thực sự quan trọng, cần thiết và đúng đắn, phù hợp với chủ trương, định hướng chính sách tăng cường hỗ trợ phát triển DNNVV của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới.1.1.3.2. Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàngCác ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, thu lợi nhuận chủ yếu từ việc cho vay. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là loại hình doanh nghiệp chiếm số lượng đông đảo nhất trong tổng số các doanh nghiệp ở nước ta, vì vậy nếu ngân hàng khai thác hiệu quả nguồn thu từ việc tạo vốn cho các DNNVV sẽ có điều kiện tăng lợi nhuận. DNNVV góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế trước áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt đặc biệt là với các đối thủ ngân hàng nước ngoài. Yêu cầu cấp bách đặt ra cho các NHTM Việt Nam là phải tiến hành ngay công cuộc đổi mới một cách toàn diện, một trong những nội dung quan trọng là hoạt động tín dụng một hoạt động cơ bản, chiếm tỷ trọng lớn (70% 80%) trên tổng tài sản có sinh lời và là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chính cho các ngân hàng Việt Nam.Hiện nay, chất lượng tín dụng của các NHTM Việt Nam còn kém, tỷ trọng nợ quá hạn, nợ xấu khá cao. Đặc biệt là các NHTM nhà nước trong cơ cấu các khoản mục cho vay, tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp nhà nước là chủ yếu một thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, bước vào hội nhập kinh tế quốc tế, nguy cơ nợ quá hạn, nợ xấu tiếp tục gia tăng từ khu vực này là điều khó tránh khỏi. Tình trạng này đòi hỏi các NHTM cần phải chuyển đổi cơ cấu danh mục đầu tư cho vay, mở rộng cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (mà chủ yếu là các DNNVV và kinh tế tư nhân) nhằm phân tán rủi ro giúp các ngân hàng vừa mở rộng vừa nâng cao chất lượng tín dụng.DNNVV làm phong phú thêm thị trường của các ngân hàng.Tuy hoạt động với quy mô vừa và nhỏ, giao dịch vay vốn ngân hàng của mỗi DNNVV không quá lớn nhưng với số lượng đông đảo, các DNNVV sẽ trở thành những khách hàng mang lại lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng.Mặt khác, thị trường tài chính Việt Nam đang phát triển tương đối thuận lợi, riêng thị trường chứng khoán tuy đang trong quá trình xây dựng phát triển với nhiều biến động nhưng vẫn được đánh giá là có tiềm năng phát triển tốt, điều đó dự báo trong tương lai gần các doanh nghiệp lớn, có tiềm lực tốt khi cần huy động vốn sẽ không lựa chọn kênh tín dụng ngân hàng mà sẽ thông qua thị trường chứng khoán với chi phí thấp hơn, nguồn vốn ổn định hơn, thủ tục đơn giản hơn…Thực tế cũng cho thấy, các doanh nghiệp lớn đang có xu hướng thành lập công ty tài chính, ngân hàng riêng để phục vụ cho nhu cầu vốn của mình. Do đó ngân hàng không chỉ phải đối mặt với việc nguồn vốn huy động bị “chảy” sang thị trường chứng khoán mà nguy cơ hoạt động tín dụng bị thu hẹp cũng đang đến gần. Điều đó thúc đẩy các NHTM phải tìm kiếm thị trường ngách, trong đó thị trường đầy tiềm năng là DNNVV và khu vực kinh tế tư nhân. Phát triển tín dụng đối với DNNVV là cần thiết đối với sự ổn định trong hoạt động của ngân hàng.Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động, khả năng thay đổi linh hoạt trong tổ chức và lĩnh vực kinh doanh cho phép DNNVV giữ được ổn định cả về số lượng và hiệu quả kinh tế, từ đó bảo đảm an toàn cho các giao dịch với ngân hàng. Trong khi đó, các doanh nghiệp lớn khi gặp khủng hoảng thường phải thu hẹp sản xuất, sáp nhập, thậm chí phá sản gây ảnh hưởng bất lợi cho ngân hàng. Hơn nữa, theo xu hướng phát triển, các DNNVV đang ngày càng có vai trò quan trọng và trở thành động lực tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế. Đặc biệt là Việt Nam bước vào hội nhập từ một nền kinh tế chưa phát triển, DNNVV đóng vai trò quan trọng trong việc huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, giải quyết công ăn việc làm tạo thu nhập cho dân cư, tăng GDP. Ước tính đến năm 2010, các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ tạo việc làm cho khoảng 20 triệu người.Như vậy, việc ngân hàng mở rộng cho vay đối với các DNNVV là giải pháp phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế và chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước giúp cho các ngân hàng xây dựng được cơ cấu khách hàng hợp lý, tăng trưởng tín dụng, đa dạng hóa các danh mục đầu tư cho vay, phân tán rủi ro, tăng thu nhập nâng cao vị thế cạnh tranh cho các ngân hàng.1.1.3.3. Phát triển tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa mang lại lợi ích thiết thực cho nền kinh tếMột mặt, tín dụng ngân hàng đối với DNNVV thúc đẩy sự phát triển của chính các doanh nghiệp, mặt khác là cách thức để tăng thu cho Ngân sách Nhà nước thông qua việc nộp thuế và các nghĩa vụ khác của DNNVV đối với Nhà nước. Ngoài ra, việc mở rộng tín dụng ngân hàng đối với DNNVV buộc các ngân hàng phải phát huy tối đa năng lực của mình và tìm các biện pháp để có thể huy động vốn, tăng cường tập trung, tích tụ những nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, từ đó mọi nguồn lực về vốn đã được khai thác một cách tối ưu để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội.Tín dụng ngân hàng là một trong những công cụ quan trọng để nhà nước chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thông qua việc áp dụng những ưu đãi tín dụng, nhà nước khuyến khích DNNVV thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển, đặc biệt là các DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ , góp phần tham gia chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong thu nhập quốc dân. Tín dụng ngân hàng cũng góp phần làm tăng nhanh vòng quay của vốn, giảm lượng tiền mặt trong lưu thông vì các ngân hàng thương mại thường xuyên huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, đưa vào sản xuất kinh doanh thông qua việc cho các doanh nghiệp vay, trong đó DNNVV chiếm số lượng lớn. Các DNNVV cũng phân bố trên địa bàn rộng, sản xuất kinh doanh ở nhiều lĩnh vực, vì vậy phát triển tín dụng đối với DNNVV góp phần thực hiện điều hoà vốn trong nền kinh tế. Trong điều kiện DNNVV nước ta tồn tại tự phát, tính liên kết kém, quy mô nhỏ, tín dụng ngân hàng là một trong những công cụ quan trọng góp phần vào quá trình phát triển DNNVV theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng quy mô sản xuất, tiến lên sản xuất lớn hiện đại. 1.2. HÌNH THỨC VÀ ĐẶC ĐIỂM TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 1.2.1. Hình thức tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 1.2.1.1. Tín dụng ngắn hạnDNNVV có thể vay ngắn hạn tại BIDV để đáp ứng các nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cũng như các khoản vay trung và dài hạn, các doanh nghiệp không được vay để đáp ứng các nhu cầu như: mua sắm các tài sản và chi phí hình thành nên các tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi; thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm. Căn cứ vào điều kiện cụ thể, DNNVV có thể lựa chọn trong số các hình thức vay ngắn hạn sau tại BIDV: Chiết khấu chứng từ có giá:Đây là hình thức mà qua đó ngân hàng mua các giấy tờ có giá ngắn hạn của người thụ hưởng trước khi các giấy tờ này đến hạn thanh toán. Đối tượng chiết khấu là các giấy tờ có giá ngắn hạn, bao gồm tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm, thương phiếu, bộ chứng từ hàng xuất, các trái phiếu có thời hạn lưu hành còn lại từ trên 12 tháng, các giấy tờ khác trị giá bằng tiền. Cho vay từng lần:Hình thức tín dụng này thường xuyên được áp dụng đối với doanh nghiệp không có nhu cầu vay vốn thường xuyên, cần vay vốn cho hoạt động kinh doanh cụ thể. Theo hình thức này, mỗi lần vay doanh nghiệp và ngân hàng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.Cho vay theo hạn mức tín dụng: Theo hình thức này, doanh nghiệp và ngân hàng căn cứ vào phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, tỷ lệ vay vốn tối đa so với tài sản bảo đảm,...để xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Nội dung thoả thuận này phải được thể hiện và ký kết bằng hợp đồng tín dụng.Hình thức này thường được áp dụng đối với doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn trả nợ thường xuyên, có đặc điểm sản xuất kinh doanh, luân chuyển vốn không phù hợp với phương thức cho vay từng lần, có uy tín với ngân hàng. So với hình thức cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng tạo điều kiện cho DNNVV linh hoạt và chủ động hơn trong việc sử dụng vốn vay. Nhưng nếu doanh nghiệp không có nhu cầu vay thường xuyên thì không cần vay theo hình thức này vì khi vòng quay vốn qúa thấp trong hạn mức tín dụng có thể làm cho phía ngân hàng khắt khe hơn trong các hợp đồng tín dụng mới.Cho vay theo hạn mức thấu chi:Đây là hình thức cho vay mà ngân hàng thoả thuận bằn văn bản chấp thuận cho doanh nghiệp chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của doanh nghiệp trên cơ sở các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.So với các hình thức vay trên, vay theo hạn mức thấu chi tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động và linh hoạt hơn trong việc sử dụng vốn. Tuy tại BIDV đã có hình thức này nhưng chưa phát triển, nhất là đối với DNNVV.Bao thanh toán:Bao thanh toán là hình thức cho vay mà ngân hàng đứng ra thanh toán ngay cho doanh nghiệp xuất khẩu một phần tiền về hàng hoá đã bán cho doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài và sau đó sẽ thu hồi lại vốn cho vay từ doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài.Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.Theo hình thức này, ngân hàng chấp nhận cho doanh nghiệp được sử dụng số vón vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của BIDV. Khi vay để phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, ngân hàng và doanh nghiệp phải tuân theo các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.Những doanh nghiệp lớn đã có uy tín trên thị trường thường có nhu cầu tiếp cận các khoản vay trung và dài hạn. Tuy nhiên đối với các DNNVV, với đặc thù về quy mô, vốn và hoạt động nên có nhu cầu tiếp cận các khoản vay ngắn hạn để giải quyết các nhu cầu và giao dịch thường xuyên và trước mắt. Việc nắm bắt và sử dụng thành thạo các loại hình

Trang 1

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍN DỤNG

NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 61.1 Sự cần thiết phát triển tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp

1.2 Hình thức và đặc điểm tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 221.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ

và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 32

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH

NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ

2.1 Tổng quan hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát

2.2 Thực trạng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và

2.3 Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN

DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 813.1 Phương hướng mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và

vừa của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 813.2 Các giải pháp phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và

vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 84

Trang 2

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AFTA : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

(ASEAN Free Trade Agreement)

BIDV : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

(Bank of Investment and Development)

BLC1 : Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

CTTC : Cho thuê tài chính

DNNN : Doanh nghiệp nhà nước

DNNQD : Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

DNTN : Doanh nghiệp tư nhân

DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa

VCCI : Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

WTO : Tổ chức thương mại thế giới

(World Trade Organization)

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang 3

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV giai đoạn 2006-2008 44

Bảng 2.3: Số lượng DNNVV đăng ký kinh doanh mới từ năm 2000 47

Bảng 2.4: Tổng vốn đầu tư của các DNNVV (năm 2002) 49

Bảng 2.5: Kết quả hoạt động tín dụng đối với các DNNVV 53

Bảng 2.6: Khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của DNNVV 55

Bảng 2.7: Tình hình dư nợ đối với DNNVV của BIDV 56

Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ đối với DNNVV trong tổng dư nợ của BIDV 57

Bảng 2.9: Tình hình dư nợ đối với DNNVV theo thời hạn 58

Bảng 2.10: Tình hình dư nợ tín dụng đối với DNNVV theo thành phần

Bảng 2.11: Vòng quay vốn tín dụng đối với DNNVV 6162

Bảng 2.13: Tỷ lệ nợ khó đòi của các DNNVV tại BIDV 64

Bảng 2.15: Tỷ lệ nợ quá hạn DNNVV theo loại hình doanh nghiệp thuê

Trang 4

Biểu đồ 2.3: Vốn chủ sở hữu của BIDV 2004 -2008 44

Biểu đồ 2.4: Tăng trưởng tín dụng của BIDV qua các năm 46

Biểu đồ 2.5: Mức gia tăng dư nợ CTTC đối với DNNVV của BLC1

Biểu đồ 2.6: Nợ quá hạn DNNVV theo loại hình doanh nghiệp thuê của

Trang 5

1 Tớnh cấp thiết của đề tài

Ngõn hàng Đầu tư và Phỏt triển Việt Nam (BIDV) được thành lập ngày26/4/1957, là một trong những ngõn hàng lớn nhất ở Việt Nam hiện nay.Trước năm 2000, ngõn hàng chủ yếu tập trung vào cỏc dự ỏn lớn, cỏc Tổngcụng ty lớn của Nhà nước, nờn thường được biết đến như là một ngõn hàngcủa Chớnh phủ Đến nay, trong điều kiện phỏt triển mạnh mẽ của cơ chế thịtrường, ngõn hàng đó cú những định hướng mới trong chiến lược hoạt động,trong đú cú hoạt động tớn dụng Giai đoạn 2001-2005, cơ cấu tớn dụng đượcchuyển đổi một cỏch căn bản từ hoạt động chớnh sỏch (cho vay theo kế hoạchNhà nước) là chủ yếu sang cho vay thương mại Một trong những mục tiờuBIDV đặt ra là đạt được sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu, đặc biệt là chuyểndịch cơ cấu khỏch hàng Từ năm 2005, BIDV đó xỏc định mục tiờu ưu tiờnphỏt triển tớn dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Đõy là một bướcchuyển biến phự hợp với điều kiện trong lĩnh vực tớn dụng xuất hiện ngàycàng nhiều ngõn hàng cựng tham gia cạnh tranh và DNNVV đang trở thànhđối tượng khỏch hàng nhiều tiềm năng

Ở Việt Nam cũng như cỏc nước khỏc trờn thế giới, DNNVV đang ngàycàng khẳng định vai trũ đối với nền kinh tế Theo thống kờ, DNNVV chiếmtới 95% trong tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam, đúng gúp trờn 40% GDP,thu hỳt hơn 50% tổng số lao động, chiếm 17,26% tổng nộp ngõn sỏch nhànước Điều quan trọng là DNNVV cú vai trũ to lớn trong mối quan hệ gắn kếtvới cỏc doanh nghiệp cú quy mụ lớn hơn, gúp phần chuyển dịch cơ cấu kinh

tế, khai thỏc tiềm năng đất nước

Những năm gần đây, chúng ta đã bắt đầu nhận thức và quan tâm

đến tầm quan trọng của DNNVV, thể hiện trong cỏc chủ trương, chớnh sỏchlớn của Đảng và Nhà nước ta như: Hiến phỏp 1992, Luật doanh nghiệp năm

1999 (cú hiệu lực từ ngày 1/1/2000) đó chớnh thức thức thừa nhận và tạo điều

Trang 6

kiện bình đẳng về pháp lý cho hoạt động của DNNVV; Nghị định90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanhnghiệp vừa và nhỏ; Chỉ thị 40/2005/CT-TTg ngày 16/12/2005 của Thủ tướngChính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác trợ giúp phát triển doanhnghiệp nhỏ và vừa; DNNVV 2005-2010 Chính phủ cũng không ngừng cónhững bước tiến tích cực trong việc tiếp thu những kinh nghiệm quý báu từcác nước có DNNVV hoạt động hiêu quả, thông qua các cuộc hội thảo trong

và ngoài nước, và khuyến khích các dự án phát triển DNNVV ở nước ta.Ngµy 29/11/2000, tại Hà nội, Ngân hàng thế giới (WB) đã công bố bản báo

cáo: “Việt Nam tiến vào thế kỷ 21” với đề xuất đưa ra 6 trụ cột của chiến lược phát triển nền kinh tế Việt nam và trụ cột đầu tiên là: “Tạo dựng môi trường giúp đỡ các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNVV”.

Mặc dù vậy, với đặc thù và nhiều bất lợi, DNNVV chịu nhiều tác độngtiêu cực khi nền kinh tế có những biến động lớn Trong những năm gần đây,khi Việt Nam đã tham gia hội nhập quốc tế, các DNNVV Việt Nam vẫn đanggặp phải rất nhiều thách thức, trong đó khó khăn lớn nhất là thiếu vốn Kênhhuy động vốn chủ yếu của doanh nghiệp là các ngân hàng thương mại, tuynhiên, phần lớn tín dụng tập trung vào các doanh nghiệp lớn, vì vậy cácDNNVV phải huy động vốn từ các nguồn không chính thức như: vốn tiếtkiệm của chủ doanh nghiệp, vốn vay cá nhân thông qua các mối quan hệ thântín, vay vốn của nhau với lãi suất cao hơn 3 - 6 lần so với lãi suất ngân hàng.Ngoài ra, tuy lãi suất vay ngân hàng thấp nhưng các thủ tục vay rất phức tạpvới những quy định khắt khe về tài sản thế chấp và xem xét tín khả thi của dự

án khiến cho DNNVV càng khó tiếp cận nguồn vốn vay và dễ lâm vào tìnhtrạng thiếu vốn trầm trọng

Sự chuyển dịch cơ cấu khách hàng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triểnViệt Nam, trong đó có việc tập trung nhiều hơn vào các DNNVV xuất phát từ

sự nhận thức rõ vai trò, tiềm năng và điều kiện khó khăn về vốn của cácdoanh nghiệp này Đồng thời, trong điều kiện phát triển của DNNVV Việt

Trang 7

Nam hiện nay, BIDV cũng nhận thấy nhiều lợi ích thiết thực từ việc phát triểntín dụng đối với DNNVV Tuy Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam mởrộng quan hệ tín dụng với đối tượng khách hàng này chậm hơn nhiều ngânhàng thương mại khác nhưng với tiềm năng và uy tín của mình, BIDV cónhiều cơ hội thành công nếu có những phương hướng, giải pháp đúng đắn.

Vì vậy, tác giả luận văn lựa chọn vấn đề “Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ” làm đề

tài nghiên cứu với mong muốn từ việc tổng kết lý luận và phân tích thực trạngchuyển biến hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại Ngân hàng Đầu tư vàPhát triển Việt Nam để tìm ra những giải pháp mang lại lợi ích thiết thực cho

cả ngân hàng và DNNVV

2 Tình hình nghiên cứu

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu và tìm ra giải phápphát triển DNNVV ở nước ta, đặc biệt là giải pháp tăng cường hỗ trợ TDNH,đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu dưới những góc độ và quy mô

khác nhau như: công trình của GS TS Nguyễn Đình Hương - “Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002; công trình nghiên cứu “Chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam” và “Đổi mới cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam đến năm 2005”do PGS, PTS Nguyễn Cúc chủ trì; công trình của hai tác giả Vũ Quốc Tuấn và Hoàng Thu Hoà - “Phát triển DNNVV, kinh nghiệm nước ngoài và phát triển DNNVV ở Việt Nam”, Nxb thống kê, 2001; Luận án Tiến sĩ kinh tế “Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế”, do tiến sĩ Phạm Văn Hồng thực hiện năm 2007 Ngoài ra, đã có

nhiều dự án liên quan như: dự án của Uỷ ban tài trợ phát triển các doanh

nghiệp nhỏ về “Dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh đối sự phát triển của các DNNVV”, 1997; Dự án USNIE/95/004 về “Hoàn thiện chính sách vĩ mô phát

Trang 8

triển DNNVV”; Bản “Nghiên cứu xúc tiến DN công nghiệp vừa và nhỏ” của

Viện nghiên cứu Nomura, tháng 10/1999

Đối với hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, đã có

luận án Tiến sĩ kinh tế của TS Trần Văn Hiệu - “Xây dựng nền khách hàng bền vững tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” (2008) và một số

luận văn thạc sỹ khác nghiên cứu ở góc độ nghiệp vụ ngân hàng Tuy nhiên,cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu dưới góc độ kinh tế chính trị vềhoạt động tín dụng đối với DNNVV tại BIDV vì hoạt động này chỉ được triểnkhai mạnh mẽ tại ngân hàng từ năm 2005 đến nay Vì vậy việc tổng kết, đánhgiá, rút kinh nghiệm nhằm phát triển tín dụng đối với DNNVV cho tươngxứng với tiềm năng của BIDV là cần thiết

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1 Mục đích nghiên cứu

Góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển tín dụng ngânhàng nói chung và của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển nói riêng đối với cácDNNVV Từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường tín dụng của Ngân hàngĐầu tư và Phát triển Việt Nam đối với nhóm doanh nghiệp này

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Làm rõ sự cần thiết phát triển TDNH đối với DNNVV ở nước ta phùhợp với những đặc thù của doanh nghiệp Luận văn cũng nghiên cứu thựctrạng tình hình tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV nước ta từ khi cóLuật doanh nghiệp năm 2000 đến nay, tìm hiểu cụ thể hoạt động tín dụng củaBIDV đối với DNNVV Trên cơ sở đó luận văn đưa ra một số giải pháp pháttriển tín dụng đối với DNNVV tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu khái quát tình hình phát triển và tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV có đăng ký kinh doanh ở Việt Nam từ năm 2000 đến

Trang 9

nay, từ đó tập trung tìm hiểu hoạt động tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển đối với DNNVV giai đoạn 2005 - 2009

5 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, khoá luận đã sử dụng một số phươngpháp nghiên cứu như: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử;phương pháp trừu tượng hoá khoa học; phương pháp phân tích, tổng hợp

6 Đóng góp của luận văn

Về lý luận, luận văn hệ thống hoá những nội dung cơ bản về tín dụngngân hàng đối với DNNVV, gắn liền với những đặc thù của doanh nghiệptrong điều kiện hiện nay, đồng thời làm rõ sự cần thiết phát triển tín dụngngân hàng đối với DNNVV nước ta

Về thực tiễn, luận văn khái quát tình hình phát triển và tiếp cận tín dụngngân hàng của DNNVV Việt Nam, từ đó đi sâu nghiên cứu sự phát triển tíndụng đối với DNNVV tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - mộttrong những trường hợp điển hình của ngân hàng thương mại quốc doanhđang trong quá trình hướng tới nhóm khách hàng DNNVV, tìm ra những bấtcập và đề xuất giải pháp khắc phục

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văngồm 3 chương, 8 tiết

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1 SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI

DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM

1.1.1 Khái niệm, hình thức của tín dụng ngân hàng

1.1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng

Trang 10

Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sởhữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định lại quay về với mộtlượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu [7].

Theo quan điểm này, phạm trù tín dụng có 3 nội dung chủ yếu là: tínhchuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị, tính thời hạn và tính hoàn trả.Như vậy, tín dụng là mối quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đivay thông qua sự vận động của giá trị, vốn tín dụng được biểu hiện dưới hìnhthức tiền tệ hoặc hàng hóa Quá trình đó được thể hiện qua 3 giai đoạn sau:

Thứ nhất, phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay Ở giai đoạn này,

giá trị vốn tín dụng được chuyển sang người đi vay, ở đây chỉ có một bênnhận được giá trị và cũng chỉ một bên nhượng đi giá trị

Thứ hai, sử dụng vốn trong quá trình tái sản xuất Người đi vay sau khi

nhận được giá trị vốn tín dụng, họ được quyền sử dụng giá trị đó để thỏa mãnnhu cầu sản xuất hoặc tiêu dùng của mình Tuy nhiên, người đi vay chỉ đượcquyền sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định mà không được quyền sởhữu về giá trị đó

Thứ ba, đây là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn của tín dụng Sau

khi vốn tín dụng đã hoàn thành một chu kì sản xuất để trở về hình thái tiền tệthì vốn tín dụng được người đi vay hoàn trả lại cho người cho vay

Có nhiều hình thức tín dụng như: tín dụng thương mại, tín dụng ngânhàng, tín dụng nhà nước, tín dụng tiêu dùng, tín dụng quốc tế…Trong đó, tíndụng ngân hàng là hình thức phổ biến và có vai trò quan trọng trong nền kinh

tế Đồng thời, nó cũng giữ vị trí chủ chốt trong hoạt động của mỗi ngân hàng

“Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngânhàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhấtđịnh”[15]

Như vậy, tín dụng ngân hàng được hiểu là quan hệ kinh tế giữa một bên

là ngân hàng một bên là khách hàng, trong đó ngân hàng chuyển tiền hay tàisản cho khách hàng với những thoả thuận hoàn trả cả gốc và lãi trong một thời

Trang 11

gian nhất định Tín dụng ngân hàng bao gồm các hoạt động chính là: cho vay,bảo lãnh, cho thuê tài chính.

Tín dụng ngân hàng khác với các loại hình tín dụng khác là ngân hàngcho khách hàng vay từ nguồn vốn nhận gửi từ dân cư, các doanh nghiệp, các

tổ chức khác…và hưởng lợi từ chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi.Tín dụng là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng nhưng cũng làhoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất Vì vậy tín dụng ngân hàng phải tuânthủ chặt chẽ các nguyên tắc cơ bản

1.1.1.2 Hình thức tín dụng ngân hàng

Căn cứ thời hạn tín dụng có thể phân chia thành các loại tín dụng sau:

Một là, cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn dưới một năm.

Mục đích của loại cho vay này thường là tài trợ cho việc đầu tư vào tài sảnlưu động

Hai là, cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm.

Mục đích của loại cho vay này là tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định

Ba là, cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm, loại cho

vay này thường nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án lớn

Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng, có các loại tín dụng sau:

Thứ nhất, cho vay không có bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản

thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bảnthân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay

Thứ hai, cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo

đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của một bên thứ bakhác

Dựa vào phương thức vay, tín dụng có thể chia thành hai loại là: chovay theo món vay và cho vay theo hạn mức tín dụng

Căn cứ vào phương thức hoàn trả vốn vay, có các loại tín dụng sau:

Trang 12

Một là, cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ

một lần khi đáo hạn

Hai là, cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp

Ba là, Cho vay trả nợ nhiều lần phụ thuộc vào khả năng tài chính của

người đi vay

Việc lựa chọn hình thức vay phụ thuộc vào điều kiện sản xuất kinhdoanh của khách hàng và mức độ đáp ứng yêu cầu quy định của ngân hàngđặt ra

1.1.2 Vai trò và đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

1.1.2.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa

Các quốc gia sử dụng tiêu chí khác nhau để phân loại doanh nghiệp nhỏ

và vừa Hiện nay có hai nhãm tiªu chÝ phæ biÕn là: tiêu chí định tính và tiêuchí định lượng

Tiêu chí định tính dựa trên những đặc trưng cơ bản của các DNNVVnhư: trình độ chuyên môn hoá thấp, số đầu mối quản lý ít…Tiêu chí này có ưuthế là phản ánh đúng bản chất của vấn đề nhưng thường khó xác định trênthực tế, do đó ít được sử dụng

Tiêu chí định lượng gồm các tiêu thức như: số lao động, giá trị tài sảnhay vốn, doanh thu, lợi nhuận Ở các nước, những tiêu chí này rất đa dạng,trong 12 nước và khu vực thuộc APEC, tiêu chí số lao động được sử dụng phổbiến nhất (11/12 nước sử dụng, chiếm 91,67%) Các tiêu chí khác tuỳ theođiều kiện từng nước: vốn đầu tư (3/12 nước sử dụng, chiếm 25%), tổng giá trịtài sản (4/12 nước sử dụng, chiếm 33,33%, doanh thu (4/12 nước sử dụng,chiếm 33,33%), tỷ lệ vốn góp (1/12 nước sử dụng, chiếm 8,33%) Số lượngtiêu chí chỉ có từ một đến hai và cao nhất là ba tiêu chí phân loại

Việt Nam phân loại DNNVV theo tiêu chí phổ biến nhất là số lao độngthường xuyên và vốn sản xuất Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng

11 năm 2001 quy định: “DNNVV là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đãđăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ

Trang 13

đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người” Theo tiêuchí này thì hầu hết doanh nghiệp của nước ta đều là DNNVV, đối tượngDNNVV được đề cập tới bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệmhữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã, doanh nghiệp nhà nước, hoặc hộ kinhdoanh cá thể thoả mãn các tiêu chí của Nghị định 90.

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam có tiêu chí xác định DNNVV

để đáp ứng nhu cầu quản lý, điều hành như sau:

Đối với doanh nghiệp đủ điều kiện xếp hạng trên Hệ thống xếp hạng tíndụng nội bộ của BIDV ở mức quy mô vừa (điểm quy mô từ 12 đến 21 điểm)

và quy mô nhỏ (điểm quy mô dưới 12 điểm)

Đối với doanh nghiệp không đủ điều kiện xếp hạng trên Hệ thống xếphạng tín dụng nội bộ của BIDV: DNNVV được xác định theo các tiêu chípháp luật quy định (hiện nay theo Nghị định 90/2001/NĐ-CP của Chính phủ)

1.1.2.2 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Xét về mặt lịch sử, sự ra đời và phát triển của các nước tư bản có nềnđại công nghiệp phát triển gắn với những công ty, tập đoàn kinh tế lớn - vốnkhởi đầu từ những xí nghiệp, công trường thủ công sản xuất nhỏ Trong quátrình phát triển, sự tích tụ và tập trung vốn cùng với quá trình cạnh tranh gaygắt giữa những xí nghiệp trong nước và ngoài nước đã tạo ra những tập đoànkinh tế lớn như ngày nay Tuy vậy, ngay cả ở các nước tư bản phát triển, cácDNNVV vẫn giữ một vị trí quan trọng Sau mỗi thời kỳ suy thoái kinh tế, khuvực DNNVV luôn trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy và mở rộng cạnhtranh, ổn định kinh tế, phòng ngừa nguy cơ khủng hoảng Đặc biệt, khi cuộcCách mạng khoa học và công nghệ ngày càng phát triển đã tạo điều kiện chocác DNNVV nhiều cơ hội tập trung kỹ thuật, có khả năng sản xuất các sảnphẩm không thua kém các doanh nghiệp lớn Mặc khác, xét trên phạm vi toàncầu hiện nay, các doanh nghiệp đang chuyển từ cạnh tranh giá cả sang cạnh

Trang 14

tranh về chất lượng và công nghệ Trong điều kiện này, lợi thế của các doanhnghiệp có quy mô lớn sẽ bị giảm sút Sự phát triển của chuyên môn hoá vàhợp tác hoá đã làm phát triển mô hình sản xuất kiểu vệ tinh, trong đó cácDNNVV là vệ tinh của doanh nghiệp lớn.

Ở Việt Nam, vai trò của các DNNVV đối với sự phát triển kinh tế - xãhội thể hiện như sau:

Thứ nhất, DNNVV đóng góp đáng kể vào tổng sản lượng và tạo việc

làm, tăng thu nhập cho người lao động

Hiện nước ta có trên 350.000 doanh nghiệp, trong đó DNNVV chiếm95% với tổng số vốn khoảng 85 tỷ USD, hàng năm đóng góp hơn 40% GDP,

sử dụng trên 90% lao động có việc làm thường xuyên, tạo thêm 50% việc làmmới - số liệu thực tế này đã cho thấy sự đóng góp của DNNVV đối với nềnkinh tế Với yêu cầu về vốn đăng ký thành lập không lớn nên DNNVV thànhlập dễ dàng, chiếm tỷ lệ áp đảo trong tổng số doanh nghiệp, tuy mỗi DNNVVkhông sử dụng số lượng lớn lao động nhưng với một tỷ trọng lớn trong nềnkinh tế nên bộ phận doanh nghiệp này mỗi năm đã giải quyết việc làm chokhoảng 2/3 lực lượng lao động xã hội Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, vai tròcủa DNNVV xét trên góc độ giải quyết việc làm càng thể hiện rõ nét do cácdoanh nghiệp lớn phải cắt giảm lao động nhằm giảm chi phí sản xuất ứng phóvới điều kiện thị trường bị thu hẹp Ngược lại, các DNNVV với đặc tính linhhoạt, dễ thích ứng với thay đổi của thị trường nên vẫn có thể duy trì hoạtđộng, vì vậy, Hội đồng doanh nghiệp thế giới khẳng định: “DNNVV là liềuthuốc cuối cùng chữa trị bệnh thất nghiệp khi nền kinh tế suy thoái” Hiệnnay, mặc dù kinh tế thế giới đang trên đà suy thoái, các DNNVV Việt Namvẫn khá lạc quan về tăng trưởng kinh tế, kế hoạch đầu tư vốn, kế hoạch tuyểndụng và phát triển thương mại quốc tế Khảo sát gần đây cho thấy phần lớncác DNNVV sẽ duy trì nhân sự hiện tại, trong đó 55% sẽ giữ nguyên nhân sự

và 45% sẽ tăng thêm nhân sự

Thứ hai, DNNVV là trụ cột kinh tế của địa bàn tại chỗ.

Trang 15

Nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tếlớn thì DNNVV có mặt ở khắp các địa phương, tận dụng được cơ hội khaithác tiềm năng và thế mạnh vốn có của từng địa bàn nơi đóng trụ sở sản xuấtkinh doanh Sự tồn tại và hoạt động của DNNVV đã góp phần thực hiệnchuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng có lợi, cân đối ở các vùng, miền, giảiquyết được vấn đề an sinh xã hội của địa phương nói riêng và cả nước nóichung Đặc biệt là đối với các làng nghề truyền thống, các DNNVV hoạt động

sẽ mở rộng quy mô sản xuất, duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm truyềnthống, tập hợp và đào tạo lực lượng lao động tay nghề giỏi, góp phần quantrọng vào việc thúc đẩy quá trình khôi phục và phát triển làng nghề theo chủtrương của Đảng và Nhà nước

Thứ ba, DNNVV có khả năng thu hút, tận dụng các nguồn lực xã hội

một cách có hiệu quả

Đối với nguồn lực vốn:

Vốn là yếu tố có vai trò tiên quyết trong hoạt động của các DNNVV Đểkhởi sự và duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh, các DNNVV không chỉ vayvốn từ ngân hàng mà còn huy động vốn trong dân cư thông qua các mối quan

hệ cá nhân của doanh nghiệp Vốn cho một DNNVV tuy không nhiều nhưngthường xuyên và số lượng DNNVV rất lớn, vì vậy, thông qua hoạt động củaDNNVV, một lượng lớn tiền nhàn rỗi đã được đưa vào hoạt động sản xuấtkinh doanh, tạo nên vòng chu chuyển vốn sinh lời có ích cho bản thân doanhnghiệp và nền kinh tế

Đối với nguồn lực lao động:

Phần lớn các DNNVV hoạt động trong các ngành nghề thu hút đượcnhiều lao động như: thương mại, dịch vụ, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biếnnông sản, thủ công mỹ nghệ, xây dựng…Yêu cầu về trình độ lao động khôngcao, do đó tận dụng được nguồn lao động thủ công với chi phí thấp Mặt khác,

Trang 16

trong quá trình sử dụng, DNNVV đồng thời đào tạo, nâng cao trình độ taynghề cho người lao động.

Về kỹ thuật và nguồn nguyên vật liệu:

Phần lớn DNNVV có kỹ thuật sản xuất bán thủ công, thiết bị chủ yếuđược sản xuất trong nước phù hợp với điều kiện trình độ lao động phổ thôngđang chiếm số lượng lớn ở nước ta DNNVV phân bố ở hầu hết các địaphương nên có khả năng khai thác được nguồn nguyên liệu sẵn có, giảm bớtchi phí và thời gian vận chuyển

Thứ tư, DNNVV tạo sự linh hoạt, năng động và có khả năng ổn định

nền kinh tế

Về lý thuyết, DNNVV dễ điều chỉnh hoạt động của mình để đáp ứng đadạng nhu cầu của sản xuất, tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ Mặt khác, ở phầnlớn các nền kinh tế, các DNNVV là những nhà thầu phụ, gia công, vệ tinh chocác doanh nghiệp lớn Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ, gia công tại các thờiđiểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định cần thiết, vì vậy, DNNVV được

ví là thanh giảm sóc cho nền kinh tế Sự cạnh tranh không ngừng của cácDNNVV là tất yếu, từ đó thanh lọc được các doanh nghiệp yếu kém, vừa nângcao chất lượng sản phẩm cung ứng cho thị trường, hạn chế khả năng lũngđoạn thị trường của các doạnh nghiệp lớn

Thứ năm, DNNVV có vai trò quan trọng trong lĩnh vực phân phối lưu thông, góp phần đáng kể vào việc tăng nguồn hàng xuất khẩu.

Trong quá trình tái sản xuất xã hội, hàng hoá từ khâu sản xuất đến tiêudùng phải qua khâu trung gian đó là khâu lưu thông Các doanh nghiệp lớnkhông thể tổ chức riêng một mạng lưới bán lẻ để tiêu thụ hàng hoá của mình

mà phải thông qua các DNNVV do lợi thế của nhóm doanh nghiệp này rấtthích hợp với lĩnh vực kinh doanh thương mại và thực hiện các dịch vụ bán lẻ

Ở Việt Nam, hiện DNNVV chiếm khoảng 31% tổng sản lượng công nghiệphàng năm, 78% doanh số bán lẻ trong thương nghiệp, 64% khối lượng vậnchuyển hành khách và hàng hoá

Trang 17

Trong điều kiện mở cửa hội nhập, hợp tác phát triển kinh tế giữa cácquốc gia là một tất yếu thì việc khai thác lợi thế so sánh, xuất khẩu các sảnphẩm truyền thống, mang đậm bản sắc dân tộc trở nên quan trọng và mangtính mục tiêu Với đặc điểm phân bố rộng khắp các địa phương, DNNVV cóthế mạnh trong việc sản xuất những sản phẩm thủ công mỹ nghệ, khai thác vàchế biến thuỷ hải sản, nông sản, may mặc…nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ chođất nước.

Công cuộc đổi mới từ năm 1990 trở lại đây làm cho nền kinh tế nước taphát triển nhanh, ổn định, đẩy lùi lạm phát, tăng xuất khẩu và thu hút đầu tưnước ngoài Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới ngày càng mởrộng và phát triển Với những lợi ích to lớn đó, việc khuyến khích, hỗ trợ,phát triển các DNNVV là một giải pháp quan trọng để thực hiện chiến lượcphát triển kinh tế xã hội đến năm 2010, đặc biệt là công nghiệp hoá, hiện đạihoá nông nghiệp nông thôn

1.1.2.3 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Những đặc điểm thuộc về thế mạnh của DNNVV

Một là, DNNVV có vốn đầu tư ban đầu ít, thu hồi vốn nhanh và hiệu

quả

Số vốn đăng ký ban đầu của DNNVV không quá 10 tỷ đồng và chu kỳsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngắn nên khả năng thu hồi vốn nhanh,tăng tốc độ quay vòng vốn để đầu tư vào công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại tạođiều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả

Hai là, DNNVV tồn tại và phát triển ở hầu hết các lĩnh vực, các thành

phần kinh tế, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển đất nước

Các DNNVV hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế: thươngmại, dịch vụ, công nghiệp, xây dựng, nông - lâm - ngư nghiệp…và hoạt độngdưới nhiều hình thức: DNNN, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty

Trang 18

trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các cơ sởkinh tế cá thể.

Ba là, DNNVV có tính năng động và linh hoạt cao trước những thay

đổi của thị trường; có khả năng chuyển hướng sản xuất, kinh doanh và chuyểnhướng mặt hàng nhanh vì vốn đầu tư ít; quy mô nhỏ và thu hồi vốn nhanh.Mặt khác, do DNNVV tồn tại ở mọi thành phần kinh tế nên khi không thíchứng được với nhu cầu của thị trường, với loại hình sản xuất - kinh doanh nàythì doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển hướng sang loại hình khác cho phùhợp với thị trường

Bốn là, DNNVV có khả năng chấp nhận rủi ro, mạo hiểm: xuất phát từ

quy mô nhỏ, vốn đầu tư không lớn nên doanh nghiệp có thể mạnh dạn thamgia vào những ngành mới, lợi nhuận ban đầu thấp hoặc những ngành sản xuất

ra những sản phẩm chỉ đáp ứng những nhu cầu cá biệt

Năm là, DNNVV có bộ máy tổ chức sản xuất, quản lý gọn nhẹ: với quy

mô nhỏ, số lượng lao động ít, công tác quản lý điều hành mang tính trực tiếp,quan hệ giữa người quản lý với người lao động khá chặt chẽ Các quyết địnhquản lý được đưa ra và thực hiện nhanh chóng, không ách tắc và trách nhiệmphiền hà nên có thể tiết kiệm tối đa chi phí quản lý doanh nghiệp

Những đặc điểm hạn chế của DNNVV

Một là, quy mô vốn và năng lực tài chính còn hạn chế nên DNNVV khó

tiếp cận các kênh huy động vốn Với đặc trưng quy mô kinh doanh là vừa vànhỏ, vốn điều lệ ban đầu thấp (dưới 10 tỷ đồng) nên các DNNVV thườngkhông đáp ứng được nhu cầu vốn cho đầu tư Nguồn tài chính hạn hẹp, quy

mô lợi nhuận nhỏ dẫn đến tỷ lệ vốn từ lợi nhuận đạt được không cao, tích tụtập trung để tái sản xuất diễn ra chậm, giá trị tài sản thuần thấp (tổng giá trị tàisản của doanh nghiệp sau khi trừ đi nợ phải trả), uy tín trên thương trườngkhông cao… nên các nhà đầu tư coi đây là khu vực nhiều rủi ro Chính vì vậyDNNVV gặp nhiều trở ngại khi tiếp cận các kênh huy động vốn trong nềnkinh tế

Trang 19

Hai là, năng lực ứng dụng công nghệ trong sản xuất kinh doanh còn yếu:

Nguồn tài chính hạn chế đã khiến cho các DNNVV không có điều kiệnđầu tư quá nhiều vào việc nâng cấp, đổi mới máy móc, mua sắm thiết bị côngnghệ tiên tiến, hiện đại, càng không thể tập trung nhiều vào công tác nghiêncứu khoa học kỹ thuật

Ba là, thị trường nhỏ hẹp và năng lực cạnh tranh hạn chế.

Do hạn chế về vốn, công nghệ, lao động, nên các DNNVV chỉ hoạtđộng trong phạm vi nhỏ, đáp ứng yêu cầu cho một đoạn thị trường nhất định.Việc sử dụng các công nghệ lạc hậu dẫn đến chất lượng sản phẩm không cao,tính cạnh tranh trên thị trường kém DNNVV cũng gặp nhiều khó khăn trongviệc tìm kiếm, thâm nhập thị trường và phân phối sản phẩm do thiếu thông tin

về thị trường, công tác marketing còn kém hiệu quả

Bốn là, năng lực quản lý còn thấp.

Phần lớn DNNVV mới chỉ hoạt động trong thời gian ngắn nên trình độ,

kỹ năng của chủ doanh nghiệp cũng như của người lao động còn hạn chế Sốlượng DNNVV có chủ DN, giám đốc giỏi, trình độ chuyên môn cao và nănglực quản lý tốt chưa nhiều Một bộ phận lớn chủ doanh nghiệp và giám đốcdoanh nghiệp tư nhân chưa được đào tạo bài bản về kinh doanh và quản lý,còn thiếu kiến thức kinh tế - xã hội và kỹ năng quản trị kinh doanh Mặt khác,DNNVV ít có khả năng thu hút được những nhà quản lý và lao động có trình

độ, tay nghề cao do không thể trả lương cao kèm theo các chính sách đãi ngộhấp dẫn để thu hút và giữ chân những nhà quản lý và những người lao độnggiỏi

Năm là, sự liên kết giữa các DNNVV còn hạn chế

Tuy bước đầu đã có một số hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp ra đời tập hợpcác DNNVV nhưng mới chỉ ở mức độ trao đổi kinh nghiệm, thông tin, cùngđưa ra kiến nghị về chính sách, pháp luật…Phần lớn các DNNVV chưa có sựliên kết chặt chẽ trong hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng tổ chức

Trang 20

phân công lao động sản xuất sâu, rộng; hỗ trợ nhau về vốn, công nghệ, kỹthuật; cùng nhau giải quyết những vấn đề phát sinh trong các khâu của quátrình sản xuất nhằm nâng cao sức cạnh tranh

Mặt khác, sự liên hợp tác, liên kết giữa các DNNVV và các doanhnghiệp lớn còn hạn chế, vì vậy chưa khai thác được lợi thế nhờ quy mô củahai khu vực này

1.1.3 Tác dụng của sự phát triển tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

1.1.3.1 Tác dụng của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ

ưu Đây là sự kết hợp tốt nhất các nguồn tài trợ cho hoạt động kinh doanh củamột doanh nghiệp nhằm mục đích tối đa hóa giá trị thị trường của doanhnghiệp tại mức giá vốn bình quân rẻ nhất

Tín dụng ngân hàng hỗ trợ cho sự ra đời và phát triển của các DNNVV.

Ngân hàng hỗ trợ cho DNNVV từ lúc bắt đầu khởi sự và trong suốt quátrình hoạt động, phát triển của doanh nghiệp Nếu không có sự hỗ trợ này, cácDNNVV sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuậtcho hoạt động sản xuất kinh doanh, thậm chí không thành lập được Nhiềudoanh nghiệp ra đời, song do hạn chế về vốn nên không có khả năng sử dụngcông nghệ, thiết bị hiện đại dẫn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 21

không cao, thiếu sức cạnh tranh và khó đứng vững trên thương trường Để cóthể hoạt động thường xuyên, liên tục, các DNNVV phải có đủ vốn để đáp ứngnhu cầu sản xuất kinh doanh, trong khi nguồn vốn tự có và vốn vay khôngchính thức của doanh nghiệp rất hạn chế Vì vậy vốn tín dụng ngân hàng làmột giải pháp hữu hiệu Tín dụng ngân hàng còn giúp các DNNVV tái sảnxuất mở rộng, phát triển các ngành nghề mũi nhọn

Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của DNNVV trên thị trường.

Đặc trưng của tín dụng ngân hàng không chỉ là tài trợ vốn mà còn phảiđảm bảo hoàn trả gốc và lãi đúng hạn Do vậy, khi sử dụng vốn vay, cácdoanh nghiệp không phải chỉ thu hồi đủ vốn mà còn phải tìm mọi biện pháp

sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất Mặt khác, các ngân hàng chỉ cho vaykhi đã thẩm định đầy đủ, kỹ càng mọi yếu tố liên quan đến doanh nghiệp,trong đó đặc biệt là tính hiệu quả và khả thi của phương án, dự án kinh doanhcần tài trợ vốn Vì vậy, ngay từ khi thiết lập phương án sản xuất kinh doanh,các doanh nghiệp đã phải nghiên cứu và phân tích kỹ nhằm tăng tính khả thicủa phương án, tăng cường sự tin tưởng của ngân hàng khi quyết định tài trợ.Ngoài ra trong quá trình cấp tín dụng, ngân hàng còn tư vấn giúp cho cácdoanh nghiệp đưa ra các quyết định đầu tư tốt nhất, đem lại lợi nhuận cao nhấtcho doanh nghiệp Đồng thời công tác kiểm tra định kỳ của các ngân hàng đãbuộc các doanh nghiệp phải làm ăn đứng đắn, minh bạch, tuân thủ pháp luật.Trên cơ sở đó năng lực cạnh tranh lành mạnh của DNNVV sẽ ngày càng đượcnâng cao trên thị trường

Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình cổ phần hoá các DNNVV thuộc loại hình doanh nghiệp nhà nước.

Trong thời gian qua Nhà nước ta đã và đang tập trung tiến hành cổ phầnhóa các DNNN Cụ thể, các doanh nghiệp sau khi có quyết định cổ phần hóa

sẽ tự phát hành cổ phiếu, trái phiếu hay các hình thức huy động vốn khác để

Trang 22

có vốn hoạt động Trước tình hình đó, các ngân hàng cũng tập trung phát triểncác dịch vụ trên thị trường chứng khoán nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp huyđộng vốn như dịch vụ lưu ký chứng khoán, mua bán cổ phiếu, trái phiếu, bảolãnh phát hành, tư vấn tài chính… Hơn nữa các doanh nghiệp cũng có thể sửdụng các cổ phiếu, trái phiếu làm tài sản đảm bảo vay vốn tại ngân hàng Vớihình thức cấp tín dụng này các doanh nghiệp có thể yên tâm hơn khi tham giavào quá trình cổ phần hóa và đó chính là động lực thúc đẩy quá trình cổ phầnhóa hiện nay.

Tín dụng ngân hàng, đặc biệt là NHTM quốc doanh, là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế, góp phần chống lạm phát, ổn định tiền tệ và giá cả, từ đó tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho DNNVV.

Thông qua tín dụng ngân hàng, đặc biệt là tín dụng của các ngân hàngthương mại quốc doanh, có thể góp phần vào việc kiểm soát khối lượng tiềncung ứng trong lưu thông, thực hiện yêu cầu của quy luật lưu thông tiền tệ.Với việc cung ứng tín dụng cho các chủ thể trong nền kinh tế, ngân hàng đãgóp phần làm tăng khối lượng tiền trong lưu thông, thực hiện việc dẫn dắt cácluồng tiền; tập hợp và phân chia vốn của thị trường, điều khiển chúng mộtcách hiệu quả; thực thi vai trò điều tiết gián tiếp vĩ mô, góp phần tạo ra mộtmôi trường kinh doanh ổn định, thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệpnói chung và DNNVV nói riêng

Như vậy, để DNNVV có thể ra đời, tồn tại và phát triển cần sự hỗ trợ từphía ngân hàng thông qua nhiều loại hình dịch vụ, trong đó dịch vụ tín dụng làchủ yếu Vì vậy, việc mở rộng tín dụng ngân hàng đối với DNNVV là thực sựquan trọng, cần thiết và đúng đắn, phù hợp với chủ trương, định hướng chínhsách tăng cường hỗ trợ phát triển DNNVV của Đảng và Nhà nước ta trongthời kỳ đổi mới

1.1.3.2 Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Trang 23

Các ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ,thu lợi nhuận chủ yếu từ việc cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa là loại hìnhdoanh nghiệp chiếm số lượng đông đảo nhất trong tổng số các doanh nghiệp ởnước ta, vì vậy nếu ngân hàng khai thác hiệu quả nguồn thu từ việc tạo vốncho các DNNVV sẽ có điều kiện tăng lợi nhuận.

DNNVV góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế trước áp lực cạnh tranh ngàycàng gay gắt đặc biệt là với các đối thủ ngân hàng nước ngoài Yêu cầu cấpbách đặt ra cho các NHTM Việt Nam là phải tiến hành ngay công cuộc đổimới một cách toàn diện, một trong những nội dung quan trọng là hoạt độngtín dụng - một hoạt động cơ bản, chiếm tỷ trọng lớn (70% - 80%) trên tổng tàisản có sinh lời và là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chính cho các ngânhàng Việt Nam

Hiện nay, chất lượng tín dụng của các NHTM Việt Nam còn kém, tỷtrọng nợ quá hạn, nợ xấu khá cao Đặc biệt là các NHTM nhà nước trong cơcấu các khoản mục cho vay, tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp nhà nước làchủ yếu - một thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, bướcvào hội nhập kinh tế quốc tế, nguy cơ nợ quá hạn, nợ xấu tiếp tục gia tăng từkhu vực này là điều khó tránh khỏi Tình trạng này đòi hỏi các NHTM cầnphải chuyển đổi cơ cấu danh mục đầu tư cho vay, mở rộng cho vay các doanhnghiệp ngoài quốc doanh (mà chủ yếu là các DNNVV và kinh tế tư nhân)nhằm phân tán rủi ro giúp các ngân hàng vừa mở rộng vừa nâng cao chấtlượng tín dụng

DNNVV làm phong phú thêm thị trường của các ngân hàng.

Tuy hoạt động với quy mô vừa và nhỏ, giao dịch vay vốn ngân hàng củamỗi DNNVV không quá lớn nhưng với số lượng đông đảo, các DNNVV sẽtrở thành những khách hàng mang lại lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng

Trang 24

Mặt khác, thị trường tài chính Việt Nam đang phát triển tương đối thuậnlợi, riêng thị trường chứng khoán tuy đang trong quá trình xây dựng phát triểnvới nhiều biến động nhưng vẫn được đánh giá là có tiềm năng phát triển tốt,điều đó dự báo trong tương lai gần các doanh nghiệp lớn, có tiềm lực tốt khicần huy động vốn sẽ không lựa chọn kênh tín dụng ngân hàng mà sẽ thôngqua thị trường chứng khoán với chi phí thấp hơn, nguồn vốn ổn định hơn, thủtục đơn giản hơn…Thực tế cũng cho thấy, các doanh nghiệp lớn đang có xuhướng thành lập công ty tài chính, ngân hàng riêng để phục vụ cho nhu cầuvốn của mình Do đó ngân hàng không chỉ phải đối mặt với việc nguồn vốnhuy động bị “chảy” sang thị trường chứng khoán mà nguy cơ hoạt động tíndụng bị thu hẹp cũng đang đến gần Điều đó thúc đẩy các NHTM phải tìmkiếm thị trường ngách, trong đó thị trường đầy tiềm năng là DNNVV và khuvực kinh tế tư nhân.

Phát triển tín dụng đối với DNNVV là cần thiết đối với sự ổn định trong hoạt động của ngân hàng.

Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động, khả năng thay đổi linhhoạt trong tổ chức và lĩnh vực kinh doanh cho phép DNNVV giữ được ổnđịnh cả về số lượng và hiệu quả kinh tế, từ đó bảo đảm an toàn cho các giaodịch với ngân hàng Trong khi đó, các doanh nghiệp lớn khi gặp khủng hoảngthường phải thu hẹp sản xuất, sáp nhập, thậm chí phá sản gây ảnh hưởng bấtlợi cho ngân hàng

Hơn nữa, theo xu hướng phát triển, các DNNVV đang ngày càng có vaitrò quan trọng và trở thành động lực tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế Đặcbiệt là Việt Nam bước vào hội nhập từ một nền kinh tế chưa phát triển,DNNVV đóng vai trò quan trọng trong việc huy động tối đa các nguồn lựccho đầu tư phát triển, giải quyết công ăn việc làm tạo thu nhập cho dân cư,tăng GDP Ước tính đến năm 2010, các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ tạo việclàm cho khoảng 20 triệu người

Trang 25

Như vậy, việc ngân hàng mở rộng cho vay đối với các DNNVV là giảipháp phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế và chủ trương đường lốicủa Đảng và Nhà nước giúp cho các ngân hàng xây dựng được cơ cấu kháchhàng hợp lý, tăng trưởng tín dụng, đa dạng hóa các danh mục đầu tư cho vay,phân tán rủi ro, tăng thu nhập nâng cao vị thế cạnh tranh cho các ngân hàng.

1.1.3.3 Phát triển tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa mang lại lợi ích thiết thực cho nền kinh tế

Một mặt, tín dụng ngân hàng đối với DNNVV thúc đẩy sự phát triển củachính các doanh nghiệp, mặt khác là cách thức để tăng thu cho Ngân sách Nhànước thông qua việc nộp thuế và các nghĩa vụ khác của DNNVV đối với Nhànước Ngoài ra, việc mở rộng tín dụng ngân hàng đối với DNNVV buộc cácngân hàng phải phát huy tối đa năng lực của mình và tìm các biện pháp để cóthể huy động vốn, tăng cường tập trung, tích tụ những nguồn vốn nhàn rỗitrong xã hội, từ đó mọi nguồn lực về vốn đã được khai thác một cách tối ưu

để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội

Tín dụng ngân hàng là một trong những công cụ quan trọng để nhà nướcchuyển dịch cơ cấu kinh tế Thông qua việc áp dụng những ưu đãi tín dụng,nhà nước khuyến khích DNNVV thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển, đặcbiệt là các DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ , gópphần tham gia chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng côngnghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong thu nhập quốc dân

Tín dụng ngân hàng cũng góp phần làm tăng nhanh vòng quay của vốn,giảm lượng tiền mặt trong lưu thông vì các ngân hàng thương mại thườngxuyên huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, đưa vào sản xuất kinh doanhthông qua việc cho các doanh nghiệp vay, trong đó DNNVV chiếm số lượnglớn Các DNNVV cũng phân bố trên địa bàn rộng, sản xuất kinh doanh ởnhiều lĩnh vực, vì vậy phát triển tín dụng đối với DNNVV góp phần thực hiệnđiều hoà vốn trong nền kinh tế

Trang 26

Trong điều kiện DNNVV nước ta tồn tại tự phát, tính liên kết kém, quy

mô nhỏ, tín dụng ngân hàng là một trong những công cụ quan trọng góp phầnvào quá trình phát triển DNNVV theo kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa, mở rộng quy mô sản xuất, tiến lên sản xuất lớn hiện đại

1.2 HÌNH THỨC VÀ ĐẶC ĐIỂM TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

1.2.1 Hình thức tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

1.2.1.1 Tín dụng ngắn hạn

DNNVV có thể vay ngắn hạn tại BIDV để đáp ứng các nhu cầu về vốncho hoạt động sản xuất, kinh doanh Cũng như các khoản vay trung và dàihạn, các doanh nghiệp không được vay để đáp ứng các nhu cầu như: mua sắmcác tài sản và chi phí hình thành nên các tài sản mà pháp luật cấm mua bán,chuyển nhượng, chuyển đổi; thanh toán các chi phí cho việc thực hiện cácgiao dịch mà pháp luật cấm Căn cứ vào điều kiện cụ thể, DNNVV có thể lựachọn trong số các hình thức vay ngắn hạn sau tại BIDV:

Chiết khấu chứng từ có giá:

Đây là hình thức mà qua đó ngân hàng mua các giấy tờ có giá ngắn hạncủa người thụ hưởng trước khi các giấy tờ này đến hạn thanh toán Đối tượngchiết khấu là các giấy tờ có giá ngắn hạn, bao gồm tín phiếu, kỳ phiếu, chứngchỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm, thương phiếu, bộ chứng từ hàng xuất, các trái phiếu

có thời hạn lưu hành còn lại từ trên 12 tháng, các giấy tờ khác trị giá bằngtiền

Cho vay từng lần:

Hình thức tín dụng này thường xuyên được áp dụng đối với doanhnghiệp không có nhu cầu vay vốn thường xuyên, cần vay vốn cho hoạt độngkinh doanh cụ thể Theo hình thức này, mỗi lần vay doanh nghiệp và ngânhàng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng

Cho vay theo hạn mức tín dụng:

Trang 27

Theo hình thức này, doanh nghiệp và ngân hàng căn cứ vào phương án,

kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, tỷ lệ vayvốn tối đa so với tài sản bảo đảm, để xác định và thoả thuận một hạn mức tíndụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định Nội dung thoả thuận nàyphải được thể hiện và ký kết bằng hợp đồng tín dụng

Hình thức này thường được áp dụng đối với doanh nghiệp có nhu cầuvay vốn - trả nợ thường xuyên, có đặc điểm sản xuất kinh doanh, luân chuyểnvốn không phù hợp với phương thức cho vay từng lần, có uy tín với ngânhàng So với hình thức cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng tạođiều kiện cho DNNVV linh hoạt và chủ động hơn trong việc sử dụng vốn vay.Nhưng nếu doanh nghiệp không có nhu cầu vay thường xuyên thì không cầnvay theo hình thức này vì khi vòng quay vốn qúa thấp trong hạn mức tín dụng

có thể làm cho phía ngân hàng khắt khe hơn trong các hợp đồng tín dụng mới

Cho vay theo hạn mức thấu chi:

Đây là hình thức cho vay mà ngân hàng thoả thuận bằn văn bản chấpthuận cho doanh nghiệp chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán củadoanh nghiệp trên cơ sở các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanhtoán

So với các hình thức vay trên, vay theo hạn mức thấu chi tạo điều kiệncho doanh nghiệp chủ động và linh hoạt hơn trong việc sử dụng vốn Tuy tạiBIDV đã có hình thức này nhưng chưa phát triển, nhất là đối với DNNVV

Bao thanh toán:

Bao thanh toán là hình thức cho vay mà ngân hàng đứng ra thanh toánngay cho doanh nghiệp xuất khẩu một phần tiền về hàng hoá đã bán chodoanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài và sau đó sẽ thu hồi lại vốn cho vay từdoanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài

Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.

Trang 28

Theo hình thức này, ngân hàng chấp nhận cho doanh nghiệp được sửdụng số vón vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán mua hànghoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt làđại lý của BIDV Khi vay để phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, ngân hàng vàdoanh nghiệp phải tuân theo các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhànước Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.

Những doanh nghiệp lớn đã có uy tín trên thị trường thường có nhu cầutiếp cận các khoản vay trung và dài hạn Tuy nhiên đối với các DNNVV, vớiđặc thù về quy mô, vốn và hoạt động nên có nhu cầu tiếp cận các khoản vayngắn hạn để giải quyết các nhu cầu và giao dịch thường xuyên và trước mắt.Việc nắm bắt và sử dụng thành thạo các loại hình dịch vụ nêu trên đóng vaitrò quan trọng trong việc duy trì hoạt động đều đặn của doanh nghiệp

Đối với các DNNVV, sau khi đã tiếp cận được các khoản vay ngắn hạnthì việc sử dụng các khoản vay trên đúng mục đích đóng vai trò quan trọng.Nếu doanh nghiệp sử dụng vốn vay ngắn hạn cho các kế hoạch kinh doanh vàđầu tư dài hạn sẽ thực sự là một thách thức và tiềm ẩn rủi ro cho chính họ vàngân hàng

Cho vay theo dự án đầu tư:

Đây là hình thức tín dụng qua đó ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn

để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các

dự án đầu tư phục vụ đời sống

Về bản chất, dự án đầu tư là một tập hợp các đề xuất về nhu cầu vốn,cách thức sử dụng vốn, kết quả tương ứng thu được trong một khoảng thờigian xác định đối với hoạt động cụ thể để đạt được mục tiêu nhất định

Trang 29

Về phương pháp cho vay, vay theo dự án đầu tư tương tự như vay từnglần Ngân hàng và doanh nghiệp thoả thuận mức vốn đầu tư duy trì cho cảthời gian đầu tư của sự án Việc trả nợ được tiến hành theo định kỳ một cáchđều đặn, lãi tiền vay thường được tính theo dư nợ đầu kỳ và trả cùng với nợgốc.

Cho vay hợp vốn:

Đây là hình thức tín dụng mà qua đó một dự án vay vốn hoặc phương

án vay vốn của doanh nghiệp do một nhóm tổ chức tín dụng cho vay, trong đó

có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tíndụng khác Vay hợp vốn được thực hiện theo quy định của Quy chế cho vay

và Quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàngNhà nước ban hành [1], [2]

Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng:

Theo hình thức này, BIDV cam kết đảm bảo sẵn sàng cho doanh nghiệpvay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định để đầu tư cho dự án Ngânhàng và doanh nghiệp thoả thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng sựphòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng

Hạn mức tín dụng dự phòng được áp dụng trong trường hợp doanhnghiệp cần chủ động về vốn cho việc thực hiện các dự án đầu tư trong tươnglai Để được BIDV cam kết cung cấp cho một lượng vốn trong thời gian thựchiện các dự án đó, doanh nghiệp phải trả phí cam kết tính cho hạn mức tíndụng dự phòng (kể cả trường hợp không rút vốn theo hạn mức này)

Tiếp cận vốn trung - dài hạn đóng vai trò quan trọng đối với các doanhnghiệp nói chung và càng trở nên quan trọng hơn với DNNVV Điều kiệncạnh tranh gay gắt đòi hỏi các DNNVV phải có nguồn vốn trung và dài hạn đểđầu tư và thực hiện các kế hoạch kinh doanh lâu dài

1.2.1.3 Cho thuê tài chính

Trang 30

Cho thuê tài chính được coi là hoạt động tín dụng trung và dài hạnthông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và cácđộng sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê.Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và cácđộng sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm quyền sở hữu đối với các tàisản cho thuê Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốtthời hạn thuê đã thoả thuận Kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền chọnmua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuận tronghợp đồng cho thuê tài chính Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tạihợp đồng cho thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đótại thời điểm ký hợp đồng.

Đối với DNNVV, cho thuê tài chính là một công cụ tín dụng hữu hiệu.Thông thường, khi có nhu cầu trang bị máy móc, doanh nghiệp tìm đến ngânhàng để vay vốn mua các tài sản này Do thiếu nguồn lực tài chính và không

có tài sản bảo đảm nên doanh nghiệp không tiếp cận được các nguồn vốn cầnthiết Việc sử dụng thành thạo công cụ cho thuê tài chính sẽ giải quyết đượcnhững khó khăn này của DNNVV, đặc biệt là những doanh nghiệp chưa tạodựng được uy tín trên thương trường

Hoạt động cho thuê tài chính của BIDV được thực hiện qua Công tycho thuê tài chính (chính thức được thành lập từ tháng 4/1998 và đi vào hoạtđộng từ tháng 1/1999) với khách hàng chủ yếu là các DNNVV Đến nay, Công

ty cho thuê tài chính - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã có đượcmột vị thế đáng kể trên thị trường tín dụng cho thuê ở Việt Nam

1.2.1.4 Cho vay có bảo đảm

Cho vay trả góp:

Là hình thức tín dụng mà theo đó ngân hàng cho phép doanh nghiệp trả gốclàm nhiều lần trong thời hạn cho vay đã thỏa thuận Số tiền trả nợ mỗi kỳđược tính toán phù hợp với khả năng của doanh nghiệp Đối với DNNVV, đây

là hình thức được sử dụng thường xuyên vì ngay cả trong trường hợp có đủ

Trang 31

vốn thì các doanh nghiệp này vẫn tính đến việc vay trả góp để có thể sử dụngnguồn vốn có sẵn vào các nhu cầu cấp thiết hơn Để vay vốn thuận lợi , doanhnghiệp thường thế chấp hàng mua trả góp, nhưng với các tài sản có khả năngmất giá trong một thời gian ngắn thì BIDV buộc phải đưa ra mức phí cao, vìvậy doanh nghiệp phải tính toán khi lựa chọn hình thức tín dụng này.

Cầm cố:

Đây là hình thức tín dụng mà qua đó, DNNVV phải chuyển quyền kiểm soáttài sản sang cho BIDV trong thời gian cam kết Điểm cơ bản là cầm cố thíchhợp với những tài sản ngân hàng có thể kiểm soát, bảo quản tương đối chắcchắn, việc kiểm soát tài sản cầm cố không ảnh hưởng đến quá trình hoạt độngcủa doanh nghiệp Cầm cố cũng có thể được áp dụng với hàng hoá trong điềukiện đó là những hàng hoá ít chịu tác động của môi trường

Đối với DNNVV, cầm cố và thế chấp là những hình thức tương đối dễ

áp dụng và trên thực tế được các doanh nghiệp sử dụng thường xuyên Tuynhiên, một trong những khó khăn đối với DNNVV là phải chứng minh đượcquyền sở hữu đối với những tài sản đem cầm cố, thế chấp

Ngoài ra, tại BIDV còn áp dụng những hình thức tín dụng khác là:

Cho vay gián tiếp

Trang 32

Đây là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian, ngân hàng

có thể chuyển một số khâu của hoạt động cho vay như thu nợ, phát tiền vay,thu phí sang các tổ chức trung gian (các tổ, hội, nhóm sản xuất, hội nôngdân, hội phụ nữ ) Tổ chức này cũng có thể đứng ra tín chấp cho các thànhviên vay, hoặc các thành viên trong nhóm bảo lãnh cho thành viên khác vaytrong trường hợp không có hoặc không đủ tài sản thế chấp

Tại một số quốc gia trên thế giới như Đức, Thái Lan, Đài Loan, Nhật ,đây là một mô hình thành công trong việc cung cấp tín dụng cho DNNVV.BIDV cũng đã bước đầu triển khai mô hình này vì nhận rõ: khi ngân hàngkhông có đủ thông tin về doanh nghiệp thì phải cần đến bên thứ ba là các tổchức, hiệp hội ngành nghề Đây là nơi các DNNVV hoặc bản thân chủ doanhnghiệp là thành viên nên thường nắm bắt đầy đủ hơn các thông tin và là đầumối liên kết các doanh nghiệp, vì vậy ở một mức độ nhất định có thể đứng ratín chấp cho các thành viên vay vốn

Dịch vụ bảo lãnh:

Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bênbảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc tổ chức tín dụng (bênbảo lãnh) thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho doanh nghiệp (bên được bảolãnh) khi doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụcam kết với bên nhận bảo lãnh Doanh nghiệp phải nhận nợ và hoàn trả nợcho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay

BIDV thực hiện các loại bảo lãnh cho DNNVV, gồm: bảo lãnh vay vốn,bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnhhoàn thanh toán và các loại bảo lãnh khác (bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảolãnh, đồng bảo lãnh)

Trên thực tế, dịch vụ bảo lãnh đang trở nên quen thuộc với DNNVV Bảnthân nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo lãnh xuất phát từ nhu cầu kinh doanh vàhoạt động thường xuyên của DNNVV Quá trình hội nhập kinh tế đã tăngcường hợp tác giữa DNNVV Việt Nam với các doanh nghiệp trên thế giới Do

Trang 33

vậy, bên cạnh nhu cầu nội tại, việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ này mộtphần là do các đối tác nước ngoài yêu cầu và đề xuất Đến nay, các DNNVVViệt Nam đã biết đến các loại hình dịch vụ bảo lãnh tại các ngân hàng lớn,trong đó có BIDV Trong thời gian tới, dịch vụ này sẽ tiếp tục khẳng định vịtrí và vai trò đối với các DNNVV vì để phát triển tín dụng với đối tượngkhách hàng này trong điều kiện các tổ chức tín dụng nói chung và ngân hàngnói riêng khó thu thập đầy đủ thông tin cần thiết về tình hình tài chính củaDNNVV thì bảo lãnh của bên thứ ba là rất cần thiết

1.2.2 Đặc điểm tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Các DNNVV có nhu cầu vốn lớn trong nền kinh tế, tuy nhiên xét về quy

mô từng doanh nghiệp thì khoản vay đó thực sự không lớn đối với các ngânhàng Về khả năng, các ngân hàng luôn đáp ứng được các nhu cầu này tại bất

kỳ thời điểm nào mà không gặp một khó khăn gì về vấn đề thanh khoản Tuynhiên, trên thế giới và ở Việt Nam, việc cấp tín dụng cho những DNNVV luôngặp những khó khăn mang tính quy luật là: rủi ro mất vốn cao, các doanhnghiệp không đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu tối thiểu của ngân hàng Vớivai trò ngày càng tăng của mình, các DNNVV đã tạo được sự chú ý của ngânhàng và chính bản thân ngân hàng cũng nhận thấy rằng cần phải xem xét lạitính hiệu quả đối với việc cho vay các đối tượng này nhằm có một chiến lượcphát triển ổn định và bền vững Hoạt động tín dụng đối với DNNVV củaBIDV cũng mang những đặc điểm chung giống như các ngân hàng khác, baogồm:

Về quy mô và tốc độ tăng trưởng dư nợ:

Do quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV không lớn nênhoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp này cũng có quy mô nhỏ và vừa,các khoản vay thường có giá trị thấp, nhỏ lẻ, thuộc thị trường bán lẻ của cácngân hàng Tuy dư nợ của từng doanh nghiệp có thể nhỏ so với số vốn của

Trang 34

ngân hàng nhưng số lượng các doanh nghiệp đông đảo, xét trong toàn bộnhóm thì dư nợ của đối tượng khách hàng này cũng chiếm một tỷ trọng đáng

kể trong tổng dư nợ của ngân hàng

Về mức độ rủi ro:

Các điều kiện vay vốn của DNNVV so với quy định hiện nay thườngkhông đầy đủ và mức độ tin cậy không cao Xuất phát từ đặc điểm về quy mônhỏ nên bộ máy tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh của DNNVV thườngrất giản đơn, thiếu chặt chẽ, việc chấp hành các quy định của nhà nước về chế

độ kế toán tài chính còn nhiều bất cập Những rủi ro ngân hàng thường gặpkhi cho DNNVV vay vốn là:

Thứ nhất, cho vay không thu hồi được nợ, mất vốn, giảm uy tín của ngân

hàng

Thứ hai, doanh nghiệp không trả nợ đúng hạn, chậm trả gốc và lãi tiền

vay Hoạt động theo nguyên tắc “đi vay để cho vay”, nên phần lớn nguồn vốnngân hàng dùng để cho doanh nghiệp vay được huy động từ nền kinh tế vớithời hạn, mức lãi suất đã được xác định, việc không thu hồi được nợ từ ngườivay sẽ khiến ngân hàng không có nguồn tiền để trả nợ cho người gửi tiền gâymất lòng tin, giảm uy tín của ngân hàng và phát sinh nhiều chi phí cho ngânhàng

Tuy việc cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa có rủi ro nhiều hơn so vớicác doanh nghiệp lớn nhưng thường là những rủi ro có thể phân tán được vàkhông mang tính hệ thống Hơn nữa quy mô một món vay nhỏ khi phát sinh

nợ quá hạn thì chủ yếu tác động tới thu nhập của ngân hàng, thường là khôngtạo thành các rủi ro khác như rủi ro thanh khoản, rủi ro phá sản Mặt khác,ngân hàng luôn yêu cầu có tài sản thế chấp đối với các khoản vay này nênphần nào giảm bớt tổn thất nếu rủi ro xảy ra Kinh nghiệm cho thấy hầu hếtcác ngân hàng gặp khó khăn về thanh toán cũng như dẫn đến phá sản đều do

sự đổ bể trong hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp lớn tạo nên Trên một

Trang 35

khía cạnh nhất định, cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa làm giảm bớt rủi rophá sản cho các ngân hàng.

Khả năng sinh lời

Ngân hàng có nhiều cơ hội thu lợi nhuận từ việc hoạt động tín dụng đốivới DNNVV, đặc biệt là doanh nghiệp làm ăn hiệu quả Với nhóm DNNVV,ngân hàng thường áp dụng mức lãi suất cao hơn so với các doanh nghiệp lớn.Giá trị của một món vay tuy không lớn nhưng các ngân hàng có khả năng lấy

số lượng bù quy mô Bên cạnh các khoản lãi thu được từ hoạt động tín dụng,nếu ngân hàng khai thác tốt thì có thể thu thêm nhiều nguồn lợi khác Đó lànguồn tiền gửi, nguồn ngoại tệ của các tổ chức tín dụng, các khoản phí dịch

vụ thanh toán, dịch vụ chuyển tiền, bảo lãnh,… Đối với các nguồn lợi này,nhất là các khoản phí, ngân hàng thu được nhiều hơn từ các doanh nghiệp nhỏ

và vừa, ngân hàng cũng không phải chịu áp lực từ phía khách hàng như việcđáp ứng các dịch vụ này cho doanh nghiệp lớn

Chi phí thẩm định

Đối với một món vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa, chi phí thẩm địnhbình quân thường cao do dư nợ thấp trong khi vẫn phải đảm bảo các bước củaquy trình tín dụng Tuy nhiên, về mặt lưu trữ, cập nhật và xử lý các thông tinliên quan, thời gian dành cho một doanh nghiệp nhỏ và vừa ít hơn rất nhiều docác doanh nghiệp này có số lượng các giao dịch ít, đơn giản, dễ kiểm tra vàđánh giá Tài liệu lưu cho một doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng ít hơn rất nhiều

so với doanh nghiệp lớn thể hiện ở các hoá đơn thanh toán, giấy nhận nợ hợpđồng tín dụng, các báo cáo thẩm định của cán bộ tín dụng Mặt khác, trongcác ngân hàng, một cán bộ tín dụng có thể quản lý nhiều khoản vay, giao dịchcủa nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong khi thường chỉ phụ trách, theo dõiđược một công ty lớn do có quá nhiều giao dịch phát sinh của công ty đótrong một ngày, một tháng hay một quý

Trang 36

BIDV vốn được biết đến như là một ngân hàng của Chính phủ bởi vìtrước thời điểm năm 2000 ngân hàng thường chỉ chú trọng đến những dự ánlớn và đối tượng khách hàng là các tổng công ty Tuy có bề dày hoạt độngtrong lĩnh vực ngân hàng nhưng hoạt động tín dụng đối với DNNVV mớiđược BIDV chú trọng từ năm 2000, đặc biệt là từ năm 2005 trở lại đây Hoạtđộng tín dụng đối với DNNVV mang một số nét đặc thù cơ bản:

Thứ nhất, các dịch vụ tín dụng đối với DNNVV tại BIDV rất đa dạng,

nhiều dịch vụ mới hiện đại (như cho vay gián tiếp, bảo lãnh, cho thuê tàichính…) nhưng DNNVV thường có ít hiểu biết về các sản phẩm này, cũngkhông thường xuyên nhận sự hỗ trợ tư vấn từ tài chính, pháp luật từ các tổchức chuyên nghiệp, nên trong quan hệ tín dụng với BIDV thường gặp rấtnhiều khó khăn Chính vì vậy, đến nay hoạt động tín dụng đối với DNNVV tạiBIDV chủ yếu phát triển dịch vụ cho vay và cho thuê tài chính

Thứ hai, là một ngân hàng thương mại quốc doanh lớn đang trong quá

trình chuyển đổi cơ cấu hoạt động, BIDV phát triển tín dụng đối với DNNVVchậm hơn nhiều ngân hàng thương mại khác nên một mặt phía DNNVV còntâm lý e ngại khi tiếp cận BIDV, mặt khác, phía ngân hàng chưa có nhiều kinhnghiệm trong việc tiếp cận khách hàng là các DNNVV Vì vậy, quan hệ tíndụng giữa ngân hàng và DNNVV còn chủ yếu dựa trên cơ sở tài sản đảm bảotrong khi đây là một trong những hạn chế lớn nhất của DNNVV khi tiếp cậnvay vốn ngân hàng

Thứ ba, hoạt động tín dụng của BIDV đối với DNNVV vừa mang tính

chất thương mại vừa mang tính xã hội nhằm thực hiện chính sách hỗ trợ pháttriển cho DNNVV Một mặt, ngân hàng vừa phải cạnh tranh với các ngânhàng khác để tồn tại và phát triển, hoàn thành mục tiêu lợi nhuận, đồng thờithực hiện nhiệm vụ của một ngân hàng nhà nước là góp phần khơi dậy và pháthuy tiềm năng trong dân cư, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triểnDNNVV theo hướng mở rộng quy mô sản xuất, hướng đến sản xuất lớn Vìvậy, trong quá trình phát triển hoạt động tín dụng với DNNVV, BIDV vừa

Trang 37

phải thực hiện nghiêm túc những quy định về tín dụng nhằm ngăn ngừa rủi rovừa phải tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngânhàng để phát triển sản xuất kinh doanh

1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

1.3.1 Nhóm nhân tố thuộc về ngân hàng

Chính sách tín dụng của ngân hàng:

Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, trở thànhđịnh hướng cho cán bộ tín dụng và nhân viên ngân hàng, tăng cường chuyênmôn hóa trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tíndụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời Vì vậy, chính sáchtín dụng có tác động mạnh tới chất lượng tín dụng của ngân hàng Trong hoạtđộng tín dụng đối với DNNVV, sự tác động của chính sách tín dụng thể hiện

qua các yếu tố sau:

Thứ nhất, quy trình thủ tục cấp tín dụng:

Do những đặc điểm của DNNVV khác với doanh nghiệp lớn, doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nên việc cho vay phải có những quy địnhriêng phù hợp với tình hình thực tế doanh nghiệp Thời gian qua, các ngânhàng thành công trong việc cho vay DNNVV là những ngân hàng có thay đổi

về quy trình, thủ tục cấp tín dụng như: Ngân hàng Công thương Việt Nam,Ngân hàng TMCP Quốc tế, Ngân hàng TMCP Á Châu

Thứ hai, lãi suất cho vay: với DNNVV, lãi suất cho vay chính là giá cả

của việc sử dụng vốn, là phần lợi nhuận thu được của DNNVV dùng để trảcho ngân hàng Vì vậy, khi lãi suất ngân hàng cạnh tranh và thấp hơn so vớinguồn vốn huy động khác của doanh nghiệp (phát hành cổ phiếu, trái phiếu,vay cá nhân, vay tín dụng thương mại, vay doanh nghiệp khác) thì doanhnghiệp mới quyết định vay vốn ngân hàng

Trang 38

Thứ ba, hình thức cấp tín dụng:

Cấp tín dụng không chỉ đơn thuần là cho vay như các ngân hàng truyềnthống, mà phải hướng tới dịch vụ ngân hàng đa năng đáp ứng nhu cầu kháchhàng trong mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh Đồng thời đa dạng hóa hìnhthức cấp tín dụng sẽ tạo cơ hội có điều kiện tiếp cận nguồn vốn ngân hàng

Công tác tổ chức của ngân hàng:

Ngân hàng phải có một bộ máy được tổ chức thống nhất, linh hoạt, gọnnhẹ, không chồng chéo và có tính chuyên môn hóa cao để hoạt động có hiệuquả hơn Riêng đối với hoạt động tín dụng, nếu công tác tổ chức của ngânhàng phức tạp, thiếu khoa học, các bộ phận chồng chéo nhau thì sẽ làm chậmquá trình ra quyết định tín dụng Tổ chức hoạt động không khoa học cũng gây

ra sự thiếu chặt chẽ giữa các khâu, tính ỷ lại, thiếu trách nhiệm của cán bộ tíndụng Nếu công tác tổ chức trong hoạt động tín dụng hợp lý thì sẽ làm giảmthời gian thẩm định tín dụng, kiểm tra thông tin khách hàng cung cấp chínhxác hơn, hạn chế sự gian lận của khách hàng nhờ đó mà độ an toàn của mónvay tăng lên

Là một ngân hàng thương mại quốc doanh đang trong quá trình chuyểnđổi cơ cấu hoạt động và tham gia cạnh tranh trên thị trường ngân hàng nênkhả năng linh hoạt, nhanh nhạy của BIDV hạn chế hơn so với nhiều ngânhàng ngoài quốc doanh Riêng trong hoạt động tín dụng với DNNVV, ngânhàng mới tập trung triển khai mạnh từ năm 2005 đến nay nên chưa xây dựngđược một cơ chế hoạt động thực sự hiệu quả nhằm khai thác lợi thế về nguồnvốn, uy tín và hình thức dịch vụ phong phú của BIDV

Thông tin tín dụng:

Thông tin tín dụng là yếu tố không thể thiếu trong công tác quản lý nóichung và trong hoạt động tín dụng nói riêng Trên cơ sở thông tin đã thu thậpđược, nhà quản lý có thể đưa ra được quyết định đúng đắn về đầu tư tín dụng

và các biện pháp cần thiết để theo dõi và quản lý thu hồi nợ Các thông tin đến

từ nhiều nguồn khác nhau, các ngân hàng muốn có được thông tin nhanh,

Trang 39

chính xác phải có bộ phận phân tích và xử lý thông tin, loại trừ những thôngtin nhiễu Chất lượng thông tin càng cao thì khả năng phòng ngừa rủi ro tronghoạt động kinh doanh của ngân hàng càng lớn.

Chất lượng của công tác thẩm định:

Thẩm định tín dụng là quá trình cán bộ tín dụng xem xét, đánh giá mộtcách khách quan, toàn diện các vấn đề ảnh hưởng đến tính khả thi và khả nănghoàn trả vốn của một dự án mà khách hàng mang đến trình duyệt, trên cơ sở

đó phục vụ cho việc ra quyết định cho vay của ngân hàng Để đảm bảo chấtlượng thẩm định, cần phải có sự nhanh nhạy, tính toán một cách chính xác,thu thập được những thông tin tốt, phải được tiến hành đầy đủ các trình tự…Tuy nhiên nếu quy trình thẩm định phức tạp sẽ làm chậm việc ra quyết địnhtín dụng, ảnh hưởng đến mục tiêu sinh lời của cả ngân hàng và doanh nghiệp.Thẩm định tín dụng phải có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các phòng ban

để giảm thời gian thẩm định, hạn chế rủi ro

Cơ chế kiểm tra, kiểm soát:

Trong hoạt động tín dụng, BIDV luôn chú trọng đến khâu kiểm tra kiểmsoát Ngân hàng có một bộ phận chuyên trách độc lập thực hiện kiểm tra kiểmsoát ngân hàng và khách hàng với mục đích nâng cao chất lượng tín dụng.Công tác kiểm tra kiểm soát sẽ giúp ngân hàng nhận ra những sai sót trongquy trình thực hiện cho vay, nắm bắt những món vay có vấn đề từ đó có biệnpháp xử lý kịp thời Công tác kiểm tra kiểm soát nếu được tiến hành một cáchthường xuyên sẽ giúp nâng cao tính an toàn và lành mạnh của món vay

Đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng:

Sự thành công trong hoạt động tín dụng phụ thuộc rất nhiều vào nănglực, trình độ, kỹ thuật và tâm huyết, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng

vì họ là người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, có được nhữngthông tin chính xác về doanh nghiệp thì mới có thể ra các quyết định đúngđắn Đồng thời, cán bộ tín dụng còn là người có kỹ năng tư vấn giúp khách

Trang 40

hàng lựa chọn hình thức dịch vụ ngân hàng phù hợp và đem lại hiệu quả kinh

tế cao nhất, hỗ trợ khách hàng hoàn thiện thủ tục, hồ sơ vay vốn nhanh vàđảm bảo đúng quy định

1.3.2 Nhóm nhân tố thuộc về doanh nghiệp nhỏ và vừa

Năng lực tài chính của doanh nghiệp:

Năng lực tài chính của một doanh nghiệp được thể hiện qua các chỉ tiêu:vốn tự có, khả năng sinh lãi, vòng quay vốn lưu động…Năng lực tài chính củadoanh nghiệp càng tốt thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp cũng càngcao, doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn vay ngân hàng dễ dàng hơn

Ngân hàng khi xem xét cấp tín dụng thường chú trọng đến năng lực tàichính, khả năng thích ứng của doanh nghiệp trước những biến động của thịtrường, khả năng hoàn trả vốn và lãi của doanh nghiệp

Ngân hàng sẵn sàng cho vay với doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm, sảnphẩm có thương hiệu, có thị trường ổn định Vì vậy để dễ dàng tiếp cận vốnngân hàng, bản thân mỗi doanh nghiệp phải tự nâng cao uy tín của mình bằnghiệu quả hoạt động, chiến lược phát triển lâu dài bền vững và thực hiệnnghiêm túc các hợp đồng tín dụng với ngân hàng

Năng lực quản lý của doanh nghiệp:

Để doanh nghiệp phát triển tốt, người quản lý phải là người có hiểu biếtsâu sắc về nghề nghiệp, có khả năng tổ chức điều hành doanh nghiệp, có tầmnhìn xa trông rộng, đưa ra những bước đi thích hợp cho doanh nghiệp mình.Khi vay vốn, nhà quản lý phải biết xác định số lượng vốn vay phù hợp vớicông suất, năng lực của doanh nghiệp, sử dụng đồng vốn đúng mục đích vớihiệu quả cao Năng lực quản lý của DNNVV là một nhân tố tạo sự tin tưởngcủa ngân hàng trong quá trình ra quyết định cho doanh nghiệp vay vốn

Đạo đức kinh doanh, uy tín của doanh nghiệp:

Đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp chính là sự thành thật trong cácbáo cáo tài chính hàng năm, trong quá trình khai báo với ngân hàng về mụcđích sử dụng tiền vay và sự thiện chí của doanh nghiệp đối với nghĩa vụ hoàn

Ngày đăng: 07/01/2018, 10:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Biên tập Nxb Chính trị quốc gia (2006), Quy định về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nxb Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định về trợ giúp pháttriển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tác giả: Ban Biên tập Nxb Chính trị quốc gia
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia (2006)
Năm: 2006
2. Ban Biên tập Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, (2000), Chính sách, pháp luật và một số giải pháp hỗ trợ DNVVN ngoài quốc dooanh (2000), Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách, phápluật và một số giải pháp hỗ trợ DNVVN ngoài quốc dooanh
Tác giả: Ban Biên tập Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, (2000), Chính sách, pháp luật và một số giải pháp hỗ trợ DNVVN ngoài quốc dooanh
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia
Năm: 2000
5. Nguyễn Cúc (2000), Đổi mới cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triển DNVVN ở Việt Nam đến năm 2005, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triểnDNVVN ở Việt Nam đến năm 2005
Tác giả: Nguyễn Cúc
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2000
6. Trần Tiến Cường - Trần Kim Bảo (1999), Một số vấn đề phát triển DNVVN thế giới và Việt Nam, Tài liệu hội thảo DNVVN năm 1999 do Phòng thương thương mại và công nghiệp tổ chức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề phát triểnDNVVN thế giới và Việt Nam
Tác giả: Trần Tiến Cường - Trần Kim Bảo
Năm: 1999
7. Nguyễn Đăng Dờn (2002), Tín dụng – Ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín dụng – Ngân hàng
Tác giả: Nguyễn Đăng Dờn
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2002
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốclần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốclần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
10. Phạm Thị Thu Hằng (2002), Tạo việc làm tốt bằng các chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạo việc làm tốt bằng các chính sách pháttriển doanh nghiệp nhỏ
Tác giả: Phạm Thị Thu Hằng
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2002
12. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2006), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin về thời kỳ quá độ lên CNXH, Nxb Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tếchính trị Mác - Lênin về thời kỳ quá độ lên CNXH
Tác giả: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốcgia
Năm: 2006
13. Phạm Xuân Hòe (2005), Môi trường hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam – thời cơ và thách thức, Tài liệu hội thảo “Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường hoạt động của các ngân hàngthương mại Việt Nam – thời cơ và thách thức", Tài liệu hội thảo “Xâydựng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìnđến năm 2020
Tác giả: Phạm Xuân Hòe
Năm: 2005
14. Nguyễn Đình Hương (2002), Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa vànhỏ ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đình Hương
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
15. Nguyễn Minh Kiều (2009), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng
Tác giả: Nguyễn Minh Kiều
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2009
16. Trịnh Ngọc Lan ( 2005), “Tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Vì sao khó?”, Báo điện tử - Thời báo kinh tế Việt Nam, 08/12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Vìsao khó?”, "Báo điện tử - Thời báo kinh tế Việt Nam
23. Nguyễn Ngọc Phúc (2005), “Một số nhận thức về vị trí, vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước”, Tạp chí Quản lý kinh tế, ( 2), tr.14-18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số nhận thức về vị trí, vai trò củadoanh nghiệp nhỏ và vừa trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đấtnước”, "Tạp chí Quản lý kinh tế
Tác giả: Nguyễn Ngọc Phúc
Năm: 2005
24. Hồ Xuân Phương -Đỗ Minh Tuấn - Chu Minh Phương (2002), Tài chính hỗ trợ DNNVV, Nxb Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tàichính hỗ trợ DNNVV
Tác giả: Hồ Xuân Phương -Đỗ Minh Tuấn - Chu Minh Phương
Nhà XB: Nxb Tài chính
Năm: 2002
25. Hoàng Xuân Quế (2007), Giải pháp vốn tín dụng ngân hàng cho DNNVV”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, ( 346), tr.28-37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí nghiên cứu kinh tế
Tác giả: Hoàng Xuân Quế
Năm: 2007
26. Nguyễn Hữu Tài (2002), Giáo trình lý thuyết tài chính - tiền tệ, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lý thuyết tài chính - tiền tệ
Tác giả: Nguyễn Hữu Tài
Nhà XB: NxbThống kê
Năm: 2002
27. Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Nam Á ( 2003), “Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhật Bản”, Báo điện tử - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệmphát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhật Bản”
28. Tổng cục Thống kê (2002), Kết quả Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hànhchính, sự nghiệp
Tác giả: Tổng cục Thống kê
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2002
29. Nguyễn Minh Tuấn (2007), “Ứng dụng hệ thống tính điểm tín dụng trong việc nâng cao khả năng tiếp cận tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ” ( DNVVN), Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán, (2), tr.20-21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng hệ thống tính điểm tín dụngtrong việc nâng cao khả năng tiếp cận tài chính của các doanh nghiệp vừavà nhỏ” ( DNVVN), "Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán
Tác giả: Nguyễn Minh Tuấn
Năm: 2007

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w