1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam

25 732 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 119 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang phát triển, ngành ngân hàng với vị thế của mình trong nền kinh tế đã và đang đóng góp một vai trò hết sức quan trọng nhằm góp phần thúc đẩy tiến trình phát triển đó. Đối với hoạt động ngân hàng, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ tín dụng có quan hệ mật thiết, hữu cơ với khách hàng thông qua hoạt động kinh doanh, các hoạt động dịch vụ ngân hàng như: Huy động vốn, cho vay vốn, thanh toán và các hoạt động dịch vụ khác. Chính vì đó, rủi ro đối với hoạt động ngân hàng rất đa dạng tiềm ẩn và xuất hiện gắn liền với mỗi hoạt động dịch vụ và tác động, ảnh hưởng với mức độ khác nhau. Và rủi ro tín dụng nếu xảy ra sẽ có tác động rất lớn và ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của mỗi tổ chức tín dụng, cao hơn nữa nó sẽ ảnh hưởng đến toàn hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng. Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đã phát triển mạnh mẽ với sự góp mặt của nhiều thành phần kinh tế khác nhau, nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) đang giữ vị trí rất quan trọng trong sự phát triển đó. Hiện các DNVVN đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các doanh nghiệp ở Việt Nam, và đã đóng góp phần không nhỏ vào GDP của nước ta. Do đó, đẩy mạnh hoạt động tín dụng cho các DNVVN đã và đang là hướng phát triển mang tính chiến lược lâu dài của các NHTM Việt Nam. Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) là một trong các ngân hàng TMCP tại Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ và đã đạt được nhiều thành tựu trong thời gian vừa qua. Nhận thức được tầm quan trọng của các DNVVN đối với nền kinh tế nên ngay từ khi 1 mới thành lập, trong chiến lược phát triển của mình, VIB xác định đối tượng khách hàng nòng cốt của mình là các DNVVN, và trong những năm qua VIB đã không ngừng mở rộng, phát triển hoạt động tín dụng đối với các DNVVN cũng như không ngừng nghiên cứu để cho ra đời danh mục sản phẩm tín dụng doanh nghiệp đa dạng, nhiều tiện ích và cạnh tranh đồng thời công tác quảng bá cũng được chú trọng để mang sản phẩm đến với khách hàng. Mở rộng, phát triển tín dụng đối với DNVVN là xu hướng đúng đắn và đảm bảo mang lại thu nhập cao cho Ngân hàng nhưng đây cũng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro lớn có khả năng tác động xấu đến Ngân hàng nếu hoạt động này không được kiểm soát chặt chẽ. Với những đặc thù của tín dụng đối với DNVVN, việc mở rộng tín dụng phải kết hợp một cách chặt chẽ với việc quản trị rủi ro. Việc mở rộng tín dụng chỉ thực sự mang lại hiệu quả nếu đi liền với nó là việc quản trị rủi ro. Thời gian qua VIB đã mở rộng hoạt động tín dụng đối với DNVVN và đã phần nào đạt được hiệu quả, tuy nhiên cũng như nhiều Ngân hàng TMCP khác công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với DNVVN còn chưa được quan tâm đúng mức. Quản trị rủi ro là yêu cầu cần thiết trong bối cảnh mở rộng tín dụng đối với DNVVN và khi công tác quản trị rủi ro được thực hiện tốt nó sẽ là cơ sở, là tiền đề để hoạt động tín dụng DNVVN nói riêng và cho vay khách hàng doanh nghiệp nói chung ngày càng mở rộng, hiệu quả. Từ xu hướng chung và có thời gian công tác tại phòng Quản lý Giao dịch tín dụng VIB, tôi nhận thấy sự cần thiết và tầm quan trọng của việc quản trị rủi ro tín dụng đối với DNVVN vì vậy tôi chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và 2 nhỏ tại ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. Chương 1: Những lý luận chung về quản trị rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại Trong chương này, những nội dung cơ bản sẽ được trình bày như sau: • Khái quát về DNVVN: Tại Việt Nam, căn cứ theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2009 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, DNVVN được định nghĩa như sau: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên • Hoạt động tín dụng đối với DNVVN của ngân hàng thương mại: Khái niệm về Tín dụng ngân hàng: Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật) từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian nhất định thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Theo đó, tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn vốn lẫn nhau giữa Ngân hàng và Khách hàng trong nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định dựa trên nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi đúng kỳ hạn. • Rủi ro tín dụng đối với DNVVN của ngân hàng thương mại: Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN Việt Nam: “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng do khách hàng không 3 thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.” • Quản trị rủi ro tín dụng đối với DNVVN của ngân hàng thương mại Khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng: Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình nhận dạng, phân tích nhân tố rủi ro, đo lường mức độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn triển khai các biện pháp và quản lý các hoạt động tín dụng nhằm hạn chế và loại trừ rủi ro trong quá trình cho vay. Như vậy có thể hiểu: Quản trị rủi ro tín dụng đối với DNVVN là quá trình nhận dạng, phân tích nhân tố rủi ro, đo lường mức độ rủi ro đối với DNVVN, trên cơ sở đó lựa chọn triển khai các biện pháp và quản lý các hoạt động tín dụng đối với DNVVN nhằm hạn chế và loại trừ rủi ro trong quá trình cho vay. Các nội dung quản trị rủi ro tín dụng bao gồm: - Nhóm các dấu hiệu phát sinh rủi ro từ phía khách hàng gồm: Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với Ngân hàng như khách hàng trì hoãn hoặc gây khó khăn cho ngân hàng khi kiểm tra định kỳ, hoặc đột xuất tình hình sử dụng vốn vay…, Nhóm các dấu hiệu liên quan đến tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của Khách hàng: Khó khăn trong phát triển sản phẩm, dịch vụ; sản phẩm, dịch vụ tung ra thị trường không đúng lúc. - Nhóm các dấu hiệu phát sinh rủi ro từ phía Ngân hàng như: Ngân hàng cấp tín dụng dựa trên những cam kết không chắc chắn và thiếu tính bảo đảm của khách. Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nóng, vượt quá khả năng và năng lực kiểm soát cũng như nguồn vốn của ngân hàng. Cho vay tập trung quá lớn vào một lĩnh vực, một số nhóm khách hàng. Cung cấp tín dụng với khối lượng lớn khách 4 hàng không thuộc phân đoạn thị trường tối ưu của ngân hàng. Chính sách tín dụng cứng nhắc hoặc lỏng lẻo để kẽ hở bị khách hàng lợi dụng. Đo lường rủi ro tín dụng: - Thực hiện Phân loại nợ theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN ban hành “Quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng” và căn cứ theo Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005. - Áp dụng Một số mô hình đo lường rủi ro tín dụng: Mô hình chất lượng: dựa trên yếu tố 5C, Mô hình điểm số Z Hạn chế rủi ro tín dụng: - Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, Giám sát, kiểm tra tín dụng theo định kỳ hoặc đột xuất, xử lý tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra. Các biện pháp xử lý: - Theo hình thức khai thác: Gia hạn nợ, Bổ sung TSĐB; Áp dụng các biện pháp khuyến khích trả nợ, Cơ cấu nợ. - Theo hình thức thanh lý: Phát mại tài sản hoặc yêu cầu bên bảo lãnh trả nợ thay cho khách hàng vay vốn: Khởi kiện Thực hiện khoanh nợ, xóa nợ: - Xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro. Có chế tài xử lý đối với cán bộ ngân hàng và các bộ phận liên quan đến xử lý khoản vay quá hạn. - Cuối cùng là đánh giá kết quả quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng sử dụng các chỉ tiêu như: tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, tỷ 5 lệ tổn thất tín dụng cho vay và lợi nhuận từ hoạt động tín dụng. Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VIB Khái quát về ngân hàng VIB: Lịch sử hình thành và phát triển, các mốc thời gian quan trọng trong hành trình của VIB. Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, tên viết tắt là Ngân hàng Quốc Tế (VIB) được thành lập ngày 18 tháng 9 năm 1996, trụ sở đặt tại 198B Tây Sơn - Q. Đống Đa- Hà Nội. Đến 20/10/2011, sau 15 năm hoạt động, VIB đã trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt trên 100 nghìn tỷ đồng, vốn điều lệ 4.250 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt trên 8.200 tỷ đồng. VIB hiện có 4.000 cán bộ nhân viên phục vụ khách hàng tại 160 chi nhánh và phòng giao dịch tại trên 27 tỉnh/thành trọng điểm trong cả nước. Trong quá trình hoạt động, VIB đã được các tổ chức uy tín trong nước, nước ngoài và cộng đồng xã hội ghi nhận bằng nhiều danh hiệu và giải thưởng, như: danh hiệu Thương hiệu mạnh Việt Nam, danh hiệu Ngân hàng có dịch vụ bán lẻ được hài lòng nhất, Ngân hàng thanh toán quốc tế xuất sắc, ngân hàng có chất lượng dịch vụ khách hàng tốt nhất, đứng thứ 3 trong tổng số 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam về doanh thu do báo VietnamNet bình chọn…. Cơ cấu tổ chức quản lý của VIB được xây dựng theo hướng tập trung cho phép đưa ra được những quyết định trong thời gian ngắn nhất, đảm bảo đồng nhất chất lượng dịch vụ và quản trị rủi ro hiệu quả. Cơ cấu tổ chức của VIBCơ cấu tổ chức quản lý của VIB được xây dựng theo hướng tập trung cho phép đưa ra được những quyết định trong thời gian ngắn nhất, đảm bảo đồng nhất chất lượng dịch vụ và quản trị rủi ro hiệu quả. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của VIB. Các khối 6 chức năng được phân chia theo định hướng khách hàng và thực hiện những nhiệm vụ chuyên môn riêng trong mục tiêu chung của VIB. 7 Về nhân sự, Năm 2011 đánh dấu sự tăng trưởng nhanh chóng về nhân sự của VIB với số lượng 4.000 CBNV tính đến hết ngày 31/12/2011. Cùng với việc đầu tư mạnh mẽ, mở rộng hệ thống đơn vị kinh doanh để chiếm lĩnh thi phần và thu hút thêm khách hàng tại nhiều tỉnh thành trên toàn quốc, VIB đã tuyển dụng thêm một số lượng lớn nhân sự trên toàn quốc để phục vụ hoạt động kinh doanh tại các phòng giao dịch mới, trong số đó, hơn 88% nhân sự có bằng đại học, cao đẳng, 6% có bằng cao học. Đây là nguồn lao động trẻ, có trình độ và tinh thần cần tiến, được xác định là nguồn nhân lực cốt lõi cho việc triển khai các chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Năm 2012, VIB sẽ tiếp tục củng cố chất lượng nhân sự, tập trung củng cố hệ thống cơ cấu, chức năng nhiệm vụ đồng bộ với chiến lược phát triển của ngân hàng. • Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của VIB giai đoạn 2006-2011 Hoạt động huy động vốn 8 Từ năm 2006 mức huy động vốn của VIB là 9.813 tỷ đồng, sang năm 2007 mức huy động là 19.225 tỷ đồng tăng gấp đôi so với năm 2006, đến năm 2010 mức tăng trưởng huy động lớn nhất trong các năm qua là 59,564 tỷ đồng. nguyên nhân là do thị trường vốn năm 2010 gặp nhiều khó khăn khi lãi suất nhiều lần đảo chiều, những tháng cuối năm các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất huy động, NHNN áp dụng nhiều biện pháp để ổn định thị trường. Trước tình hình đó, ban lãnh đạo ngân hàng đã đưa ra các quyết định điều chỉnh theo hướng kinh hoạt để phù hợp với thị trường, triển khai nhiều chương trình tiếp thị, khuyến mại. Cùng với hiệu quả từ việc triển khai mô hình kinh doanh và dịch vụ mới đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng thương hiệu và phát triển chất lượng dịch vụ ngân hàng đã giúp cho VIB vừa đảm bảo thanh khoản vừa tiếp tục tăng trưởng về nguồn vốn huy động. Tuy nhiên, từ năm 2001 đến thời điểm 30/06/2012 thì mức tăng trưởng huy động đã giảm xuống, cụ thể sau 6 tháng đầu năm 2012 là 52,728 tỷ. Nguyên nhân do năm 2011 tiếp tục là một năm khó khăn đối với đối với thị trường vốn nói chung do tác động từ tình hình kinh tế, các chính sách điều hành của nhà nước, tâm lý của khách hàng và cạnh tranh giữa các ngân hàng. Trong bối cảnh đó, VIB đã nỗ lực triển khai hàng loạt các sáng kiến trong kinh doanh, cải tổ cơ cấu hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, duy trì nguồn khách hàng hiện tại và phát triển khách hàng mới thông qua cung cấp dịch vụ khách hàng vượt trội, đảm bảo lợi ích lâu dài cho khách hàng đồng thời tuân thủ triệt để Chỉ thị 01 của Ngân hàng Nhà nước về đảm bảo trần lãi suất. VIB đã triển khai nhiều chương trình khuyến mãi với quà tặng hấp dẫn trong suốt năm 2011 để thu hút khách hàng như chương trình khuyến mại “Niềm vui 9 chia sẻ, năm mới đầy đủ”, Chương trình mát mùa hè, Ngọt yêu thương” chương trình “Chung vui sinh nhật cùng hàng triệu khách hàng” và chương trình “ cơ hội trong tay, nhận ngay quà Tết” phục vụ nhân dịp Tết Âm Lịch. Hoạt động tín dụng  Tình hình tăng trưởng dư nợ tín dụng tại VIB Trong giai đoạn từ năm 2006 đến 30/06/2012 có sự tăng trưởng tín dụng không ổn định, trong năm 2007 tăng trưởng tín gần gấp đôi năm 2006, từ năm 2010-2011 thì tình hình tăng trưởng tín dụng ổn định, không có sự thay đổi nhiều. Hoạt động tín dụng ngành năm 2010 tăng trưởng chậm trong những tháng đầu năm do ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế và các biện pháp kiểm soát của NHNN. Thực hiện chủ trương thắt chặt tín dụng, nâng cao độ an toàn trong hoạt động Ngân hàng, NHNN ban hành thông tư 13 hiệu lực từ 1/10/2010 với nhiều về hạn chế tăng trưởng tài sản có sinh lời cũng như tăng trưởng tín dụng. Trong năm 2011, dư nợ tín dụng của VIB đạt 43.497 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 4.23% so với năm 2010. Đạt được tỷ lệ tăng trưởng trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn nhưng VIB đã đầu tư, không ngừng cải thiện hệ thống sản phẩm dịch vụ để đáp ứng đa dạng hóa nhu cầu của khách hàng. 10 [...]... pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam Trình bày khái quát chung về định hướng phát triển của VIB trong thời gian tới như việc hoàn thành tốt 4 nhiệm vụ: Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý rủi ro tín dụng đối với DNVVN tại VIB, cụ thể là: - Hoàn thiện quy trình cho vay, nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng - Xây dựng... Kinh tế quốc dân, Hà nội 3 David Cox (2003), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội 4 TS Nguyễn Văn Tiến (2007), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Tài chính , Hà nội 5 Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt nam (2006, 2007, 2008, 2009, 2011), Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo thường niên Hà nội Chiến lược kinh doanh VIB 2009-2013, Hà nội 6 Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt nam (2009),... nhỏ tại VIB Phân tích thực trạng tín dụng, rủi ro tín dụng và thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với DNVVN tại VIB Việc đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng dựa trên yếu tố sau: 17 Đo lường rủi ro tín dụng Phân loại nợ: VIB tiến hành phân loại nợ thành 5 nhóm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN ban hành “Quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng. .. duyệt tín dụng - Giám sát, kiểm tra tín dụng - Qua việc phân tích những số liệu, tác giả đánh giá kết quả đạt được và Những hạn chế còn tồn tại trong quản trị rủi ro tín dụng đối với DNVVN 19 • Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VIB Những kết quả đạt được - Thứ nhất: Mô hình và cơ cấu tổ chức cho vay thể hiện sự phân cấp và phân chia chức năng nhiệm vụ khá... hạng tín dụng nội bộ: Đo lường rủi ro tín dụng thông qua phương pháp đánh giá khách hàng bằng thang điểm thống nhất dựa vào các thông tin tài chính và phi tài chính của khách hàng có quan hệ với VIB - Áp dụng các chính sách tín dụng: Chính sách khách hàng; Chính sách thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ; lãi suất và phí suất tín dụng; tài sản đảm bảo; quy mô và giới hạn tín dụng; thẩm quyền phê duyệt tín dụng ... các khách hàng doanh nghiệp lớn có chọn lọc Các chính sách sản phẩm và dịch vụ được phát triển, thiết kế phù hợp nhằm phục vụ theo đặc thù nhu cầu của các doanh nghiệp, trong đó chất lượng được tập trung ưu tiên hàng đầu • Thực trạng rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VIB Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động tín dụng đối với DNVVN, nhưng trên thực tế, vấn đề... thuế/Vốn chủ sở hữu (ROE), ta thấy khả năng quản lý tài sản của ngân hàng là có hiệu quả và ổn định Năm 2010, ROA đạt 1.64%/năm cao nhất trong các năm vừa qua • Thực trạng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VIB 14 Nhận thấy dư nợ tín dụng các khách hàng DNVVN luôn tăng qua các thời kỳ, từ năm 2008 dư nợ tín dụng thuộc nhóm khách hàng này là 11.161 tỷ đồng, chiếm 56.44% trong tổng dư nợ Sang... trị rủi ro tín dụng (VIB xây dựng khung quản trị rủi ro tổng thể tương thích với chiến lược kinh của ngân hàng, bao gồm từ khẩu vị rủi ro, khung bảo vệ 3 tầng (three lines of defense), đến bộ phận quản trị rủi ro tín dụng độc lập (CRM) 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Peter S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà nội 2 TS.Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại,... Các khoản nợ được ngân hàng đánh giá là khả năng tổn thất cao, không thể thu hồi toàn bộ nợ • Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được ngân hàng đánh giá là không có khả năng thu hồi hoặc thu hồi không đáng kể 18 Mô hình đo lường rủi ro tín dụng Hiện tại, VIB đang sử dụng các mô hình sau để đo lường rủi ro tín dụng: - Nhận diện rủi ro tín dụng; đo lường rủi ro tín dụng bằng các phương... khách hàng DNVVN, trong đó nợ xấu là 864 tỷ đồng đây là mức nợ xấu cao nhất trong các năm qua, Nguyên nhân chính của những bất ổn trong năm 2011 xuất phát từ việc “phanh gấp” cung tiền để kiềm chế lạm phát trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng cung tiền và tốc độ tăng trưởng tín dụng luôn được duy trì ở mức rất cao trong những năm trước đó • Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ . việc quản trị rủi ro tín dụng đối với DNVVN vì vậy tôi chọn đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và 2 nhỏ tại ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam làm đề tài nghiên cứu cho luận. trưởng tín dụng luôn được duy trì ở mức rất cao trong những năm trước đó. • Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VIB Phân tích thực trạng tín dụng, rủi ro tín dụng. động tín dụng cho các DNVVN đã và đang là hướng phát triển mang tính chiến lược lâu dài của các NHTM Việt Nam. Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) là một trong các ngân hàng TMCP tại Việt Nam

Ngày đăng: 08/04/2015, 08:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w