Do đó việc định giá cổ phiếu sẽ đóng một vai trò quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường, giảm rủi ro cho các nhà đầu tư.. CHƯƠNG I: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CỔ PHIẾU
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN CHUYÊN NGÀNH THẨM ĐỊNH GIÁ
ĐỀ TÀI:
ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á THEO PHƯƠNG PHÁP DDM,
Trang 2CHƯƠNG I: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CỔ PHIẾU VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU 1
1.1 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CHỨNG KHOÁN 1
1.1.1 Chứng khoán 1
1.1.2 Chứng khoán vốn – Cổ phiếu (STOCK) 2
1.1.3 Chứng khoán nợ - Trái phiếu (BONDS) 9
1.2 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 14
1.2.1 Khái niệm 14
1.2.2 Cơ chế điều hành và giám sát 14
1.2.3 Nguyên tắc hoạt động 15
1.2.4 Phân loại 16
1.3 THỊ TRƯỜNG PHI TẬP TRUNG (OTC) 17
1.3.1 Giới thiệu 17
1.3.2 Tổ chức hoạt động 17
1.4 ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU 22
1.4.1 Định giá cổ phiếu 22
1.4.2 Định giá cổ phiếu bằng phương pháp sử dụng các tỷ số 22
1.4.3 Định giá cổ phiếu bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF) 28
TÓM TẮT CHƯƠNG I 36
CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾT KHẤU DÒNG CỔ TỨC (DDM), P/B VÀ P/E ĐỂ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU VAB 38
2.1 VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NH TMCP VIỆT Á 38
2.1.1 Tình hình hoạt động của NH TMCP Việt Á 38
2.1.2 Đánh giá môi trường bên ngoài, bên trong, và tình hình tài chính của NH 40
2.2 ỨNG DỤNG ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU VAB THEO PHƯƠNG PHÁP CHIẾT KHẤU DÒNG CỔ TỨC (DDM), P/B VÀ P/E 49
2.2.1 Định giá theo phương pháp DDM 50
2.2.2 Định giá theo phương pháp P/E 54
2.2.3 Định giá thep phương pháp P/B 54
TÓM TẮT CHƯƠNG II 55
CHƯƠNG III: NHẬN XÉT, HẠN CHẾ VÀ KIẾN NGHỊ 56
3.1 NHẬN XÉT 56
3.2 HẠN CHẾ 57
3.3 KIẾN NGHỊ 57
TÓM TẮT CHƯƠNG III 59
KẾT LUẬN 60
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NH TMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
TTCK Thị trường chứng khoán
CP Cổ phiếu
DCF Discounted Cash Flow – Phương pháp chiết khấu dòng tiền
DDM Dividend Discount Model – Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức
FCFE Free Cash Flow to Equity – Phương pháp chiết khấu vốn cổ phần
FCFF Free Cash Flow to Firm – Phương pháp chiết khấu vốn doanh nghiệp
PV Present Value - Giá trị hiện tại
Trang 4LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thị trường chứng khoán (TTCK) là yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường hiện đại Người ta nói rằng: Thị trường chứng khoán chính là “hàn thử biểu” của nền kinh tế Thật vậy, mọi biến động về kinh tế, chính trị, xã hội… sẽ tác động tức thời ngay lên TTCK và cứ nhìn vào chỉ số giá chứng khoán, người ta có thể thấy rõ mức ảnh hưởng ấy tác động như thế nào?
TTCK VN đã trải qua hơn 10 năm hoạt động, tuy đã gặp những bước khó khăn, thăng trầm nhưng cũng đã dần đi vào quỹ đạo ổn định Thực vậy, 10 năm trước, phiên giao dịch chứng khoán đầu tiên của TTCK VN mở cửa với một "mô hình đơn giản đến mức khó tin”: 2+2+1+1, tức chỉ 2 cổ phiếu (REE và SAM), 2 công ty chứng khoán, 1 trung tâm giao dịch chứng khoán kiêm chức năng trung tâm lưu ký, 1 ngân hàng chỉ định thanh toán… Khởi đầu đơn giản là vậy, nhưng 10 năm sau TTCK Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, với 566 công ty và quỹ niêm yết, tổng vốn hóa hơn 700 ngàn tỉ đồng, tương đương 40% GDP Bên cạnh đó, chất lượng nhà đầu tư cũng được cải thiện đáng kể, họ không còn nhà những là nhà đầu tư cá nhân non trẻ, với tâm lý bầy đàn, chạy theo đám đông… chưa được trang bị kiến thức về tài chính nói chung cũng như kiến thức về TTCK nói riêng…
Thị trường càng lớn, càng nhiều mã chứng khoán, nhà đầu tư càng gặp nhiều khó khăn trong việc xác định mã chứng khoán cần đầu tư để đem lại lợi nhuận cao nhất Do đó việc định giá cổ phiếu sẽ đóng một vai trò quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường, giảm rủi ro cho các nhà đầu tư Cơ bản các nhà đầu tư quyết định mua khi giá giá trị thị trường nhỏ hơn giá trị thực, và ngược lại Không chỉ được sử dụng trong việc quyết định đầu tư, việc định giá cổ phiếu còn phục vụ cho việc bảo lãnh, phát hành tư vấn… Bên cạnh đó định giá cổ phiếu
sẽ cung cấp những thông tin định lượng cần thiết cho nhà đầu tư cá nhân, làm tốt nhiệm vụ ra quyết định đầu tư tự doanh và danh mục đầu tư, nâng cao giá trị giao dịch và hoạt động đầu tư
Với lý do trên, trong quá trình thực tập tại Ngân Hàng Việt Á , tôi đã quan tâm đến hoạt động định giá cổ phiếu Có thể thấy hoạt động định giá cổ phiếu đã có những ảnh hưởng tới nhà đầu tư, phát hành cũng như đối với công ty Vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Định giá cổ phiếu ngân hàng Việt Á” làm chuyên đề thực tập của mình
Trang 5MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Khái quát cơ sở lý luận của việc định giá cổ phiếu
Các phương pháp định giá cổ phiếu hiện nay như:
o Phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF)
o Phương pháp sử dụng các hệ số P/E, P/B…
Áp dụng các phương pháp để định giá cổ phiếu Ngân Hàng Việt Á
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Ngân Hàng TMCP Việt Á
Cổ phiếu NH TMCP Việt Á – hiện đang niêm yết trên OTC
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phân tích các chỉ tiêu tài chính, tình hình kinh doanh, từ đó dự phóng tốc độ tăng trưởng… làm cơ sở cho việc định giá cổ phiếu theo phương pháp DDM, P/Bvà P/E
Tham khảo tài liệu, sách báo, tạp chí, và báo cáo tài chính qua các năm
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đinh giá cổ phiếu Ngân Hàng Việt Á theo phương pháp DDM P/B và P/E
ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, TTCK chính là nơi tạo nguồn đầu tư, thúc đấy
sự phát triển của quốc gia Để giảm thiểu rủi ro, chất lượng nhà đầu tư đã được nâng cao theo thời gian, không chỉ mua bán theo tâm lý bầy đàn mà đã có những phân tích tài chình hợp lý, một bước ngoặt trong đó chinh là việc định giá cổ phiếu, làm tiền đề trong quyết định của các nhà đầu tư
Trang 6CHƯƠNG I: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CỔ PHIẾU
Chứng khoán là một công cụ rất hữu hiệu trong nền kinh tế thị trường để tạo một lượng vốn tiền tệ khổng lồ tài trợ dài hạn cho các mục đích mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay các dự án đầu tư của nhà nước và tư nhân
Chứng khoán là loại hàng hóa đặc biệt, lưu thông trên thị trường riêng của nó: thị trường chứng khoán
1.1.1.2 Phân loại
1.1.1.2.1 Căn cứ vào nội dung
Chứng khoán vốn: là chứng nhận sự góp vốn kinh doanh vào các công ty cổ phần Đó là các loại cổ phiếu: cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi
Chứng khoán nợ: là chứng nhận nợ do nhà nước hoặc các doanh nghiệp phát hành khi cần huy động vốn cho các mục đích tài trợ dài hạn Điển hình là các loại trái phiếu
1.1.1.2.2 Căn cứ vào hình thức
Chứng khoán vô danh (Bearer Securities): trên các chứng nhận nợ hay góp vốn không có
ghi tên người sở hữu Loại chứng khoán này có thể dễ dàng mua bán chuyển đổi trên thị trường chứng khoán
Chứng khoán ký danh (Registered Securities): là loại chứng khoán mà tên người sở hữu
được lưu giữ trong hồ sơ của chủ thể phát hành cũng như trên giấy tờ chứng khoán Việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán này có phần khó khăn hơn ngay cả khi được sự đồng
ý của cơ quan phát hành ra nó
Trang 71.1.1.2.3 Căn cứ vào lợi tức chứng khoán:
Chứng khoán có lợi tức ổn định: người cầm giữ loại chứng khoán này được hưởng lợi tức
ổn định theo tỷ lệ lãi suất trên mệnh giá chứng khoán Điển hình là các loại trái phiếu và
cổ phiếu ưu đãi
Chứng khoán có cổ tức không ổn định: có một số loại chứng khoán mà nhà đầu tư yêu
cầu lợi tức cáo hơn nhiều so với mức lãi suất ổn định Các loại này thường mang tính rủi
ro cao và không ổn định Điển hình là cổ phiếu thường của công ty cổ phần
1.1.2 Chứng khoán vốn - Cổ phiếu (STOCK)
1.1.2.1 Cổ phiếu thường (Common Stock)
Cổ phiếu là chứng nhận góp vốn do đó không có kỳ hạn và không hoàn vốn
Cổ tức của cổ phiếu thường tùy thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
do đó không cố định Khi doanh nghiệp làm ăn phát đạt, cổ đông cũng được hưởng lợi nhuận cao hơn nhiều so với các loại chứng khoán có lãi suất cố định Nhưng ngược lại, cổ tức có thể rất thấp hoặc hoàn toàn không có khi công ty làm ăn thua lỗ
Khi công ty phá sản, cổ đông thường là người cuối cùng nhận được giá trị còn lại của tài sản thanh lý
Giá cổ phiếu biến động rất nhanh nhạy, đặc biệt là trên thị trường thứ cấp, do nhiều yếu
tố nhưng nhân tố cơ bản nhất là hiệu quả kinh doanh và giá trị thị trường của công ty
1.1.2.1.3 Điều kiện phát hành
Là công ty cổ phần có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký phát hành cổ phiếu tối thiểu 10 tỷ đồng VN
Trang 8Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký phát hành phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến thời điểm chào bán
Có phương án phát hành và sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội cổ đông thông qua
1.1.2.1.4 Quyền lợi và nghĩa vụ của cổ đông thường
Trách nhiệm:
Phần vốn góp xem như góp vĩnh viễn không được rút lại Lúc cần lấy lại vốn, họ
có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu cổ phần trên thị trường bằng cách bán cổ phiếu cho nhà đầu tư khác
Trách nhiệm của cổ đông đối với việc làm ăn thua lỗ hay tình trạng phá sản của công ty chỉ giới hạn trên phần vốn góp trên cổ phiếu
Quyền lợi:
Quyền có thu nhập: cổ đông thường được hưởng phần lợi nhuận tương ứng với số
cổ phiếu sỡ hữu gọi là cổ tức (dividend) từ kết quả có lãi của hoạt động sản suất kinh doanh của công ty Cổ đông không có quyền đưa Ban lãnh đạo của công ty
ra trước pháp luật khi công ty không có khả năng chi trả cổ tức Nhưng việc này cũng ảnh hưởng lớn đến giá cổ phiếu của công ty
Quyền được chia tài sản thanh lý: trong trường hợp công ty bị giải thể, cổ đông cũng được chua phần những giá trị tài sản khi thanh lý, nhưng là người cuối cùng được hưởng
Quyền bỏ phiếu: cổ đông phổ thông có quyền bỏ phiếu và ứng cử vào các chức vụ quản lý trong công ty, có quyền tham gia các đại hội cổ đông và bỏ phiếu quyết định các vấn đề quan trọng Nếu không tham dự được, cổ đông có thể ủy quyền cho người khác thay mặt họ biểu quyết
Quyền mua cổ phiếu mới: Khi công ty phát hành một đợt cổ phiếu mới, các cổ đông hiện đang nắm gữ cổ phiếu phổ thông có quyền được mua trước cổ phiếu mới trước khi đợt phát hành được bán ra công chứng, trong một thời hạn nhất định Lượng cổ phiếu mới này được phép mua tương ứng với tỷ lệ cổ phiếu đang
Trang 91.1.2.1.5 Các loại giá cổ phiếu:
Mệnh giá (Par – Value):
Giá trị ghi trên giấy chứng nhận cổ phiếu là mệnh giá của cổ phiếu
Thông thường khi công ty mới thành lập, mệnh giá của cổ phiếu được tính như sau:
Mệnh giá CP mới phát hành =𝑉ố𝑛 đ𝑖ề𝑢 𝑙ệ 𝑐ủ𝑎 𝑐ô𝑛𝑔 𝑡𝑦
𝑇ồ𝑛𝑔 𝑠ố 𝐶𝑃 𝑝ℎá𝑡 ℎà𝑛ℎ
Nhưng với thời gian, công ty càng ngày càng phát triển, giá trị thực của cổ phiếu cũng như giá bán của cổ phiếu thoát ly càng lúc càng xa với mệnh giá, và hơn nữa, cái mà nhà đầu tư quan tâm lại la cổ tức – yếu tố cấu thành nên giá trị thực của cổ phiếu Do đó, mệnh giá cổ phiếu chỉ có giá trị danh nghĩa
Giá trị sổ sách (Book Value):
Giá trị cổ phiếu ghi trên sổ sách kế toán phản ảnh tình trạng vốn cổ phần của công ty tại một thời điểm nhất định
Giá trị sổ sách mỗi CP = 𝑉ố𝑛 𝑐ổ 𝑝ℎầ𝑛
𝑆ố 𝐶𝑃 𝑡ℎườ𝑛𝑔 đ𝑎𝑛𝑔 𝑙ư𝑢 ℎà𝑛ℎ =
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 –𝑁ợ − 𝐶𝑃 ư𝑢 đã𝑖
𝑆ố 𝐶𝑃 𝑡ℎườ𝑛𝑔 đ𝑎𝑛𝑔 𝑙ư𝑢 ℎà𝑛ℎ
Giá trị nội tại (Intrinsic Value):
Là giá trị thực của cổ phiếu thời điểm hiện tại được tính toán căn cứ vào cổ tức của công
ty, triển vọng phát triển và lãi suất thị trường Đây là căn cứ quan trọng cho nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào cổ phiếu, đánh giá được giá trị thực của cổ phiếu, so sánh với giá thị trường và lựa chọn phương án đầu tư hiệu quả nhất
Giá trị thị trường (Marker Value):
Là giá cổ phiếu trên thị trường tại một thời điểm nhất định Tùy theo cung cầu mà thị giá
có thể thấp hơn, cao hơn hay bằng với giá trị thực tại thời điểm mua bán
1.1.2.1.6 Các loại cổ phiếu thường:
Cỗ phiếu thường loại “A”: là loại cổ phiếu phát hành ra công chúng và được hưởng cổ
tức nhưng không có quyền bầu cử do đó loại cổ phiếu này có giá thấp hơn cổ phiếu thường được bỏ phiếu
Trang 10 Cổ phiếu thường loại “B”: thường được gọi là cổ phiếu sang lập viên (Founders’
Shares), có quyến bầu cử nhưng chỉ được hưởng cổ tức khi khả năng sinh lợi của công ty
đã đến một giai đoạn tăng trường nhất định
Cổ phiếu thường có gộp lãi (Accumulating Ordinary Shares): người cầm lạo cổ phiếu
này sẽ không được nhận cổ tức bằng tiền mặt mà sẽ nhận cố tức bằng một số cổ phiếu –
có giá trị tương đương – mới phát hành mà không phải góp them vốn
Cổ phiếu thượng hạng (Blue Chip Stocks): là cổ phiếu hạng cao của những công ty lớn,
có lịch sữ phát triển lâu đời, vững mạnh và khả năng sinh lời và trả cổ tức
Cổ phiếu có thị giá thấp (Penny Stocks): là cổ phiếu của những công ty nhỏ có vốn điều
lệ thấp hoặc tình hình kết quả kinh doanh bình thường, có giá thấp, được giao dịch trên thị trường OTC
Cổ phiếu tăng trường (Growth Stocks): cổ phiếu này được phát hành bởi công ty đang
trên đà tăng trường nhanh, công ty này quan tâm đến việc đầu tư cho mở rộng sản xuất, nghiên cứu… nên thường giữ lại hầu hết tiền lời cho việc đầu tư Do đó, cổ tức thường chỉ là một phần nhỏ hoặc không có
Cổ phiếu chu kỳ (Cyclical Stocks): là cổ phiếu của các công ty mà thu nhập của nó dao
động theo chu kỳ kinh tế Khi điều kiện kinh tế phát triển ổn định, công ty có thu nhập khá, tích lũy nhiều, giá cổ phiếu cũng tăng cao trên thị trường
Cổ phiếu thu nhập (Income Stocks): là cổ phiếu mà cổ tức thường được trả cao hơn mức
trung bình trên thị trường Loại cổ phiếu này thường được những người hưu trí hoặc lớn tuổi ưa chuộng vì khả năng nhận thu nhập cao hơn trung b́nh Hầu hết các công ty công công phát hành loại này
1.1.2.1.7 Cổ tức (Dividend):
Cổ tức là tiến chia lời cho cổ đông trên mỗi cổ phiếu thường, căn cứ vào kết quả thu nhập
từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Cổ tức cổ phiếu thường được trả sau khi đã trả cổ tức cố định cho cổ phiếu ưu đãi
Cổ tức được công bố theo năm và được trả theo quý:
Trang 11 Chính sách chia cổ tức của công ty phụ thuộc vào:
Kết quả hoạt đông sản xuất kinh doanh của công ty trong năm, căn cứ vào thu nhập ròng của công ty sau khi trả lãi và thuế
Số cổ phiếu ưu đãi chiếm trong tổng số vốn cổ phần
Chính sách tài chính trong năm tới
Hạn mức quỹ tích lũy đầu tư
Giá trị thị trường của cổ phiếu công ty
1.1.2.1.8 Lợi tức và rủi ro:
Rủi ro lãi suất: những thay đổi trong lãi suất trái phiếu Chính phủ
Rủi ro sức mua: là tác động của lam phát đối với các khoản đầu tư
Rủi ro không hệ thống: khả năng quản lý, thị hiếu tiêu dung, đình công…
1.1.2.1.9 Sự dao động của giá chứng khoán
Trên thực tế, giá thị trường của cổ phiếu sẽ dao động xunug quanh thực giá nhưng trong giới hạn của vũng dao động Độ rộng vùng dao động phụ thuộc vào mức chi phí giao dịch, chi phí giao dịch càng cao, vủng giao dịch càng rộng
Trang 12Để không gặp rủi ro khi mua bán các cổ phiếu, các nhà đầu tư phải thương xuyên kiểm tra giá cổ phiếu trên cơ sở thực giá của nó và triển vọng của công ty
1.1.2.1.10 Các nhân tố ảnh hưởng giá cổ phiếu
Một yếu tố cơ sở cho việc xác định giá cổ phiếu là phần lãi chia cho cổ phần, và phần lãi này chịu ảnh hưởng trực tiếp từ khả năng sinh lời của doanh nghiệp Và khả năng sinh lời này lại chịu ảnh hưởng to lớn bởi khuynh hướng thay đổi của nền kinh tế Tóm lại, nhân tố cơ bản gây
ra sự dao động của giá cổ phiếu nằm trong sự thay đổi mức thu nhập của doanh nghiệp, mức thu nhập này cùng với lãi suất và xu hướng kinh doanh góp phần tạo nên nhân tố kinh tế ảnh hưởng đến giá cổ phiếu
Nhân tố phi kinh tế: bao gồm những thay đổi trong điều kiện chính trị như chiến tranh,
hoặc thay đổi cơ cấu quản lý hành chính, thay đổi thời tiết hoặc những điều kiện thiên nhiên khác…
Nhân tố thị trường: bao gồm sự biến động thị trường và mối quan hệ cung – cầu
Sự thăng trầm của thị trường là hiện tượng của việc quá trớn trong việc ước đoán giá cổ phiếu
Yếu tố tâm lý bầy đàn
Các hành vi tiêu cực: đầu cơ, mua bán nội gián, thông tin sai sự thật…
1.1.2.2 Cổ phiếu ưu đãi
1.1.2.2.1 Khái niệm
Cổ phiếu ưu đãi là một loại chứng khoán lai tạp, có những đặc điểm vừa giống cổ phiếu thường, vừa giống trái phiếu Đó là một giấy chứng nhận cổ đông được ưu tiên so với cổ đông thường về mặt tài chính, nhưng lại bị hạn chế về quyền hạn như: không được tham gia bầu cử Hội Đồng Quản Trị hoặc Ban Kiểm Soát, nhưng lại được ưu tiên chia cổ tức trước cổ đông thường khi thanh lý tài sản hoặc công ty phá sản
1.1.2.2.2 Đặc điểm
Giống cổ phiếu thường: là chứng khoán không có kỳ hạn và không được hoàn vốn Giống trái phiếu: cổ tức cổ phiếu ưu đãi được ấn định theo một tỷ lệ cố định trên mệnh
Trang 13nội bộ Tùy theo loại cổ phiếu mà công ty có khả năng xử lý thích hợp: chuyển sang cổ đông thường, hoặc tăng quyền bầu cử của cổ đông…
1.1.2.2.3 Phân loại
Cổ phiếu ưu đãi tích lũy (Accumulative Preferred Stock): trong trường hợp công ty làm
ăn không có lãi để trả cổ tức hoặc không trả đủ lãi cổ phần thì phần còn thiếu năm nay sẽ được tích lũy sang năm sau hay vài năm khi công ty có đủ lợi nhuận để trả (ưu tiên trả trước khi trả cho cổ đông thường)
Cổ phiếu ưu đãi không tích lũy (Non Accumulative Preferred Stock): khác với cổ phiếu
ưu đãi tích lũy ở chỗ lãi cổ phần thiếu sẽ được bỏ qua và chỉ trả đủ cổ tức khi công ty làm
ăn có lãi Loại này có tính rủi ro hơn nên lãi suất cũng cao hơn
Cổ phiếu ưu đãi tham dự chia phần (Participating Preferred Stock): cổ đông này ngoài
phần cổ tức được chic cố định, khi công ty làm ăn có lãi nhiều, sẽ được cùng với cổ đông thường tham dự vào phần chia số lợi nhuận còn lại sau khi công ty đã hoàn thành nghĩa
vụ với các chủ nợ, ngân sách nhà nước, đối với cổ đông ưu đãi, và đã trích vào quỹ phát triển công ty, để hưởng thêm một phần lợi nhuận phụ trội (Extra Dividend)
Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyền đổi thành cổ phiếu thường (Convertible Preferred Stock):
loại cổ phiếu này theo quy định có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường theo một tỷ lệ chuyển đổi hoặc giá chuyển đổi đã ấn định trước
Cổ phiếu ưu đãi có thể chuộc lại (Callable Preferred Stock): Một số công ty trong tình
trạng khẩn cấp cần một số vốn lớn trong thời gian ngắn nên phát hành loại cổ phiếu ưu đãi với lãi suất cao để thu hút nhà đầu tư Nhưng loại cổ phiếu ưu đãi này theo quy định
có thể được chuộc lại bởi công ty sau một thời hạn nhất định, khi tình hình tài chính của công ty đã khá hơn Khi chuộc lại công ty sẽ phải trả them một khoản tiền thưởng nhất
định theo tỷ lệ trên mệnh giá cổ phiếu cho chủ sở hữu
Trang 141.1.3 Chứng khoán nợ - Trái phiếu (BONDS)
1.1.3.2 Những đặc trưng của trái phiếu
Mệnh giá (Par Value): là giá trị danh nghĩa của trái phiếu được in ngay trên tờ phiếu, đại
diện cho vốn gốc được hoàn lại ở thời điểm đáo hạn
Tỷ suất lãi trái phiếu: là lãi suất danh nghĩa của trái phiếu quy định mức lãi mà nhà đầu
tư được hưởng hằng năm Thông thường có 2 phương thức: 6 tháng/ lần và 1 năm/ lần
Kỳ hạn: là thời gian mà theo đó người phát hành hứa hẹn đáp ứng những điềi kiện của
nghĩa vụ, là ngày chấm dứt sự tồn tại của khoản nợ, người phát hành sẽ thu hồi trái phiếu bằng cách hoàn trả khoản vay gốc
Quyền mua lại: đối với loại trái phiếu có điều khoản chuộc lại (Callable Bonds) cho phép
tổ chức phát hành trái phiếu thu hồi và hoàn trả vốn gốc với mức dự đoán trước thời hạn thanh toán Tổ chức phát hành sử dụng quyền này để bảo vệ họ không phải trả lãi suất cao hơn đối với
số tiền mà họ vay
1.1.3.3 Đặc điểm
Trái phiếu là một loại giấy nợ do chính phủ hay doanh nghiệp phát hành để huy động vốn dài hạn, hay còn gọi là chứng khoán nợ, có kỳ hạn nhất định, cuối kỳ đáo hạn phải trả lại vốn gốc cho trái chủ
Tỷ suất lãi trái phiếu được xác định trước và tính lãi trên mệnh giá
Khi công ty bi giải thể, thanh lý tài sản, ngưởi cầm trái phiếu được ưu tiên trả nợ trước cổ đông
Trang 151.1.3.4 Điều kiện phát hành trái phiếu ở Việt Nam
Là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nước có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký phát hành tối thiểu là 10 tỷ đồng Việt Nam
Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký phát hành phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế đến năm đăng ký chào bán, không có các khoản nợ quá hạn trên 1 năm
Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt phát hành trái phiếu
Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều khoản khác
1.1.3.5 Phân loại
Nếu căn cứ chủ thể phát hành, ta có thể chia thành 3 loại:
Trái phiếu chính phủ (Government Bonds): do ngân sách chính quyền trung ương hay địa
phương phát hành nhằm mục đích bù đắp các khoản chi đầu tư của ngân sách nhà nước, quản lý lạm phát, hoặc tài trợ cho các công trình, dự án của nhà nước Trái phiếu chính phủ là công cụ đặc biệt quan trọng và hiệu quả để huy động vốn cho ngân sách nhà nước, góp phần tạo thế chủ động trong công tác quản lý và điều hành, hạn chế và đi đến chấm dứt việc phát hành tiền để bù đắp cho ngân sách nhà nước
Trái phiếu chính quyền địa phương: là loại trái phiếu đầu tư có kỳ hạn từ 1 năm trở lên,
do chính quyền địa phương ủy quyền cho kho bạc hoặc các pháp nhân do chính quyền địa phương lập ra, phát hành với mục đích huy động vốn để đầu tư các công trình mang tính công công như đường xá, bến cảng, bệnh viện, trường học…
Trái phiếu doanh nghiệp (Corporate Bonds): do các doanh nghiệp (có đủ điều kiện của
Ủy Ban Chứng Khoán) phát hành, nhằm mục đích đầu tư dài hạn cho doanh nghiệp, mở rộng quy mô phát triển sản xuất kinh doanh
Trái phiếu của các công ty cổ phần rất đa dạng và phong phú về chủng loại, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của nhà đầu tư, là nguồn vốn vay chủ yếu cho các công ty cổ phần ở các nước phát triển
Trang 16Sau đây là các lại trái phiếu chủ yếu:
Trái phiếu thu nhập (Income Bonds): là trái phiếu mà việc thanh toán lãi phụ thuộc vào
mức thu lợi hàng năm của công ty, loại trái phiếu này thường được phát hành khi công ty khó khăn về tài chính, hay cần huy động vốn đầu tư vào các dư án Tùy theo lợi nhuận
mà công ty sẽ trả lãi cho trái chủ, tuy nhiên không lớn hơn lãi suất ghi trên trái phiếu Về mặt này, giống như cổ phiếu ưu đãi, nhưng khác ở chỗ tiền trả lãi cho trái phiếu thu nhập được khấu trừ thuế (trả trước thuế), còn cổ phiếu ưu đãi thì không được khấu trừ (trả sau thuế)
Trái phiếu có thế chấp (Mortgage Bonds): các doanh nghiệp muốn phát hành lại trái
phiếu này phải thế chấp bằng tài sản hay chứng khoán Người nắm giữ trái phiếu này được bảo vệ ở một mức độ cao bằng chính tài sản thế chấp trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản
Trái phiếu không có thế chấp (Debenture): một số công ty lớn có tiến tăm và uy tín trên
thị trường có thể phát hành trái phiếu mà không cần thế chấp nếu công ty bị phá sản, người cầm trái phiếu này sẽ được trả nợ sau các trái chủ có đảm bảo bằng tài sản thế chấp, nhưng trước các cổ đông
Trái phiếu có thể chuyển đổi (Convertible Bonds): là loại trái phiếu có thể chuyển đồi
thành cổ phiếu thường của công ty với giá cổ phiếu được ấn định trước là giá chuyển đổi Đây là loại trái phiếu rất được ưa chuộng bởi vì khi giá cổ phiếu tăng cao trên thị trường, người nắm giữ trái phiếu sẽ thực hiện việc chuyển đổi và thu được lợi nhuận do chênh lệch
Công ty phát hành trái phiếu chuyển đổi vì các lý do thuận lợi sau:
Trái phiếu chuyển đổi có thể bán ra với lãi suất thấp hơn lai suất trái phiếu, cổ phiếu thường
Công ty sẽ loại bỏ được lãi suất cố định khi có sử chuyển đổi, vì thế giảm được nợ
Số cổ phiếu trong thị trường hiếm khi gia tăng nhanh do có sự chuyển đổi xảy ra trong khoảng thời gian dài (do đó ít xảy ra loãng giá cổ phiếu)
Trang 17 Công ty tránh được sự loãng giá trị tức thời số lợi nhuận cơ bản của cổ phiếu
Tuy nhiên nhà phát hành cũng gặp phải các bất lợi sau:
Vốn cổ đông bị loãng ở thời điểm chuyển đổi
Sự chuyển đổi nhiều sẽ làm thay đổi khả năng kiểm soát của công ty (khi
đó khả năng bỏ phiếu tăng lên vì cổ phiếu thường tăng)
Số nợ của công ty giảm tức là công ty mất đòn bẩy tài chính
Công ty đóng nhiều thuế hơn khi có chuyển đổi
Cơ cấu vốn công ty không được ổn định như trước
Nhà đầu tư chịu mua trái phiếu chuyển đổi vì các lý do sau:
Trái phiếu chuyển đổi chi trả lãi cố định và sẽ được thu hồi theo đúng mệnh giá vào ngày đáo hạn
Trái chủ được ưu tiên đòi chi trả hơn trái chủ trái phiếu, cổ phiếu thường trong trường hơp công ty bị thanh lý
Giá thị trường của trái phiếu chuyển đổi có khuynh hướng ổn định hơn trong thời kỳ đi xuống so với cổ phiếu thường
Giá thị trường của trái phiếu chuyển đổi có khuynh hướng tăng theo giá chứng khoán
Trái phiếu có thể chuộc lại (Callable Bonds): trái phiếu này có kèm theo điều khoản
được công ty chuộc lại sau một khoảng thời gian với giá chuộc lại cao hơn mệnh giá Nhà đầu tư có thể chấp nhận hay không chấp nhận
Trái phiếu có lãi suất ổn định (Straight Bonds): là loại trái phiếu truyền thống được phát
hành phổ biến ở tất cả các TTCK trên thế giới Với đặc điểm trả lãi ổn định và định kỳ,
nó ràng buộc doanh nghiệp phải có nghĩa vụ trả lãi trong suốt thời gian lưu hành
Trái phiếu có lãi suất trả nổi (Floating Rate Bonds): là loại trái phiếu mà lãi suất của nó
được điều chỉnh theo sự thay đổi của lãi suất thị trường Điều này bảo đảm được quyền lợi của nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp khi thị trường tiền tệ không ổn định Thông
Trang 18thường cứ 6 tháng/ lần, căn cứ vào lãi suất tiền gửi ngắn hạn của ngân hàng lại điều chỉnh lãi suất cho phù hợp
Trái phiếu chiết khấu (Zero Coupon Bonds): là loại trái phiếu không trả lãi định kỳ Căn
cứ vào lãi suất thị trường lúc phát hành để định giá của trái phiếu, giá này rất thấp so với mệnh giá, được gọi là giá chiết khấu, nhưng khi đáo hạn được hoàn lại vốn gốc bằng với mệnh giá của trái phiếu
Trái phiếu quốc tế (Foreign Bonds): là giấy nợ được chính phủ hoặc doanh nghiệp phát
hành ra trên thị trường vốn quốc tế để huy động đầu tư bằng ngoại tệ
1.1.3.6 Các nhân tố ảnh hưởng giá trái phiếu
Khả năng tài chính của ngưởi cung cấp trái phiếu: nếu có biến động bất lợi từ phía cung cấp thì lập tức giá trái phiếu đó sẽ tụt giảm Mặc dù lãi suất trái phiếu có vẻ hứa hẹn nhưng độ rủi ro lại lớn
Thời gian đáo hạn: một trái phiếu có thời hạn đáo hạn càng gần thì giá của nó càng tăng, bởi vì độ rủi ro càng thấp Ví dụ 1 trái phiếu sẽ được thanh toán theo đúng mệnh giá vào cuối năm thứ 10 kể từ ngày phát hành, nếu không có biến động xấu về tình hình tài chính của đơn vị phát hành và lãi suất thị trường bình ổn, thì giá trái phiếu kể từ năm thứ 5 trở đi sẽ có khuynh hướng càng cao so với giá năm đầu tiên Ta gọi hiện tượng này là “kéo giá tới thời hạn”
Dự kiến về lạm phát: nếu lạm phát có dự kiến tăng thì các chứng khoán có lãi suất cố định trả theo lãi suất trái phiếu chỉ được thanh toán theo danh nghĩa, và như vậy kém hấp dẫn hơn các tài sản khác có khả năng loại trừ yếu tố lạm phát Do đó, giá các loại chứng khoán này bị giảm
Biến động lãi suất thị trường: nếu lãi suất tăng thì lợi tức đối với các trái phiếu đang tồn tại sẽ thay đổi Như vậy, giá trái phiếu có cổ tức cố định sẽ giảm Và ngược lại
Thay đổi tỷ giá hối đoái: yếu tố này ảnh hưởng đến các loại trái phiếu được thanh toán bằng đồng nội tệ hoặc ngoại tệ
Trang 191.2 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1.2.1 Khái niệm
Thị trường chứng khoán (TTCK) là một bộ phận của thị trường vốn dài hạn, thực hiện cơ chế chuyển vốn trực tiếp từ nhà đầu tư sang nhà phát hành, qua đó thực hiện chức năng của thị trường tài chính là cung cấp nguồn vốn trung và dài hạn cho nên kinh tế
TTCK (Securities Market) là thuật ngữ để chỉ cơ chế hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán dài hạn như các loại trái phiếu, cổ phiếu và các công cụ tài chính khác như chứng chỉ quỹ đầu tư, công cụ phái sinh – hợp đồng tương lai, quyền chọn, bảo chứng phiếu, chứng quyền
1.2.2 Cơ chế điều hành và giám sát
1.2.2.1 Các cơ quan quản lý của chính phủ
Ủy Ban Chứng Khoán là cơ quan quản lý chuyên ngành của nhà nước torng lĩnh vực chứng khoán, với các chức năng sau:
Thực hiện các quy định quản lý ngành chứng khoán của Bộ tài chính, phối hợp với các tổ chức tự quản để điều hành và giám sát có hiệu quả của TTCK
Kiểm soát mọi vấn đề trong hoạt động của thị trường như đăng ký chứng khoán, giám sát, phát hiện xử lý các gian lận
Quản lý trực tiếp các tổ chức tự quản, giám sát hoạt động của các tổ chức, xử lý vi phạm nếu các tổ chức tự quản không xử lý được
Các thành phần tham gia trên TTCK
Nhà phát hành
Nhà đầu tư
Trang 20 Nhà đầu tư có tổ chức
Nhà môi giới – Công ty chứng khoán
1.2.3 Nguyên tắc hoạt động
Nguyên tắc trung gian: TTCK không hoạt động một cách trực tiếp do những người muốn
mua hay muốn bán thực hiện Các giao dịch được tổ chức trung gian là các công ty chứng khoán Trên thị trường sơ cấp, các nhà đầu tư thường không mua trực tiếp của các nhà phát hành mà mua từ các nhà bảo lãnh phát hành Trên thị trường thứ cấp, thông qua các nghiệp vụ môi giới, kinh doanh, các công ty chứng khoán giúp các khách hàng hoặc kết nối khách hàng với nhau qua việc thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán trên tài khoản của mình
Nguyên tắc cạnh tranh: giá cả trên TTCK phản ánh quan hệ cung cầu về chứng khoán và
thể hiện tương quan cạnh tranh giữa các công ty Với trình độ phát triển từ thấp lên cao, giá chứng khoán được xác định theo nguyên tắc cạnh tranh với những nguyên tắc sau:
Đấu giá trực tiếp: là hình thức đấu giá theo phương thức các nhà môi giới đại diện cho khách hàng của mình đưa ra các lệnh mua bán với giá cả và sẽ được đấu giá tại quầy giao dịch với sự chủ trì của các chuyên gia chứng khoán
Đấu giá gián tiếp: là hình thức đấu giá mà các nhà môi giới không trực tiếp gặp nhau Các công ty chứng khoán thường xuyên công bố giá cao nhất sẵn sang mua vào và giá thấp nhất sẵn sang bán ra cho mỗi loại chứng khoán, thông tin này được chuyển cho các công ty chứng khoán thành viên qua hệ thống máy tính Những lệnh mua bán được thực hiện trên cơ sở giá tốt nhất các giá chào mua và rao bán được điều chỉnh thường xuyên theo tình hình và diễn biến của thị trường
Khớp lệnh tự động: là hình thức khớp lệnh qua hệ thống máy tính nối mạng giữa máy chủ của Sở giao dịch với hệ thống máy thành viên Các lệnh mua bán được chuyển đến máy chủ trong thời gian nhất định, máy chủ sẽ khớp lệnh và thông báo kết quả cho các công ty chứng khoán thành viên
Khớp lệnh liên tục: các lệnh mua và bán của khách hàng được liên tục đưa vào hệ thống, những lệnh mua bán khớp giá sẽ được thực hiện ngay
Trang 21 Khớp lệnh định kỳ: các lệnh mua và bán được đưa vào hệ thống tích lũy trong 1 thời gian, đến thời điểm nhất định sẽ chốt ở mức giá mà tại mức giá này, khối lượng chất lượng mua bán là nhiều nhất
Nguyên tắc công khai: các bên phát hành chứng khoán có nghĩa vụ cunug cấp đầy đủ,
trung thực và kịp thời những thông tin có lien quan tới tổ chức phát hành, tới đợt phát hành… nguyên tắc này nhằm bảo đảm lợi ích cho tất cả những người tham gia thị trường, đảm bảo tính công bằng cho các bên
1.2.4 Phân loại
Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn:
Thị trường sơ cấp (Primary Market): là thị trường mua bán chứng khoán mới phát hành
Thị trường thứ cấp (Secondary Market): là nơi giao dịch các chứng khoán đã phát hành trên thị trường sơ cấp, là thị trường chuyển nhượng quyền sở hữu chứng khoán Hoạt động mua bán thường xuyên trên trên thị trường thứ cấp đã tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư liên tục mua bán chứng khoán đển tìm kiếm lợi nhuận do chênh lệch giá
Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường:
Sở giao dịch chứng khoán: tại Sở giao dịch, các giao dịch được tập trung tại một địa điểm, các lệnh được chuyển tới sàn giao dịch và tham gia quá trình ghép lệnh
để hình thành phiên giao dịch Chỉ có các loại chứng khoán đủ tiêu chuẩn mới được giao dịch ở đây
Thị trường OTC - Over The Counter Market: là thị trường dành cho chứng khoán không niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán
Căn cứ vào hàng hóa trên thị trường
Thị trường cổ phiếu: là thị trường giao dịch và mua bán các loại cổ phiếu
Thị trường trái phiếu: là thị trường giao dịch và mua bán các loại trái phiếu, bao gồm trái phiếu đô thị, trái phiếu chính phủ và trái phiếu công ty
Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh: là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính khác như quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn…
Trang 221.3 THỊ TRƯỜNG PHI TẬP TRUNG (OTC - Over The Counter)
Cơ chế xác lập giá trên thị truờng này là thuơng luợng giữa bên mua và bên bán, chứ không phải khớp lệnh như Sở Giao Dịch
Thị truờng OTC đuợc thành lập đáp ứng như cầu giao dịch các loại chứng khoán chưa niêm yết
Mục tiêu của thị truờng OTC hiện đại:
Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tiếp cận thi truờng thuận tiện, rẻ tiền, nhanh chóng
Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thực hiện giao dịch với thông tin thị truờng tối
Trang 231.3.2.2 Chứng khoán giao dịch
Có nhiều loại chứng khoán giao dịch trên thị truờng OTC nhƣ: cổ phiếu, trái phiếu công
ty, chứng chỉ quỹ đầu tƣ dạng đóng, trái phiếu chính phủ và chính quyền địa phuơng
Các loại chứng khoán giao dịch trên thị truờng này chỉ đòi hỏi điều kiện duy nhất: đuợc phép phát hành và chƣa đăng ký niêm yết giá tại một Sở Giao dịch chứng khoán nào
Chứng khoán giao dịch trên thị truờng OTC không đòi hỏi các tiêu chuẩn niêm yết nhƣ
Sở giao dịch nên có độ rủi ro cao hơn Độ rủi ro cao hơn ở dây chỉ thể hiện mức độ kém ổn định
do mức vốn nhỏ, mới đi vào hoạt động hay hoạt động ở những ngành nghề mới
1.3.2.3 Hệ thống các nhà tạo lập thị trường
Trên thị truờng OTC, ngoài thành viên của thị truờng nhƣ các nhà môi giới, tự doanh, còn có các nhà tạo lập thị truờng – các công ty chứng khoán không phải thành viên của Sở giao dịch
Một công ty chứng khoán thành viên chuyên mua bán một loại chứng khoán nhất định và
họ thuờng xuyên nắm giữ một số luợng nhất định chứng khoán các loại này Trong một giao dịch, các công ty thành viên cung cấp liên tục giá gỏi mua (Bid) và giá chào bán (Offer) cho một loại chứng khoán cụ thể Họ là nguời tạo ra thị truờng, là những nguờira và thực hiện các lệnh giao dịch v́ l ợi nhuận của chính họ và chấp nhận rủi ro Do các công ty môi giới – kinh doanh hoạt động nhƣ nguời tạo lập thị truờng, mua bán chứng khoán từ tài khỏan của chính mình chứ không sắp xếp cho các giao dịch, nên họ họat đông nhƣ nguời chủ vốn chứ không phải đại diện
1.3.2.5 Cơ chế xác lập giá trên thị truờng OTC
Cơ chế xác lập giá là thuơng luợng giá giữa bên mua và bán, khác với cơ chế đấu giá tập trung nhƣ Sở giao dịch Việc thỏa thuận giá đuợc thực hiện giữa các nhà kinh doanh chứng khóan với khách hàng và các nhà kinh doanh chứng khoán với nhau Giá đuợc hình thành qua thuơng luợng riêng nên thuờng phụ thuộc vào từng nhà kinh doanh chứng khoán, và tại một thời
Trang 24điểm có nhiều mức giá đuợc hình thành, khác với Sở giao dịch do đầu giá tập trung nên chỉ có một giá tại một thời điểm Tuy nhiên, với cơ chế báo giá tập trung qua mạng máy tính và có cơ chế cạnh tranh giá công khai giữa các nhà đầu tƣ nên giá đuợc hình thành không chênh lệch nhiều so với cơ chế đấu giá
Ta xem xét một ví dụ sau:
Khách hàng A muốn mua 1000 cổ phiếu thuờng công ty TNT đang giao dịch trên thị truờng OTC A gọi nguời đại diện B cho công ty môi giới T&H và đƣa ra lệnh cho B có giấy phép đang giữ tài khoản cho A Nhƣng công ty T&H không tạo thị truờng cho cổ phiếu thuờng công ty TNT Do đó, B nói với A rằng sẽ kiểm tra thị truờng và gọi cho A sau Kiểm tra thị truờng có nghĩa là cong ty T&H gọi điện thoại cho một số nhà giao dịch đang tạo ra thị truờng cho cổ phiếu thuờng công ty TNT, ví dụ T&H có thông tin nhƣ sau:
Nhà giao dịch C yết giá TNT “35 – 35 3/8” tức là nhà giao dịch A sẽ mua vào mới giá 35 và bán ra với nhá 35,375 cho mỗi cổ phiếu thuờng TNT
Nhà giao dịch D yết giá TNT “34 7/8 – 35 1/2” tức là nhà giao dịch A sẽ mua vào mới giá 34,875 và bán ra với nhá 35,5 cho mỗi cổ phiếu thuờng TNT
Nhà giao dịch D yết giá TNT “35 – 35 1/2” tức là nhà giao dịch A sẽ mua vào mới giá 35 và bán ra với nhá 35,5 cho mỗi cổ phiếu thuờng TNT
Từ các yết giá đó, công ty T&H thấy rằng họ có thể mua cổ phiếu thuờng công ty TNT với giá thấp nhất là 35,375/CP từ nhà giao dịch C Trên cơ sở này, B sẽ gọi điện cho A để thông báo rằng sẽ bán 1000 cổ phiếu thuờng TNT với giá 36 chẳng hạn Nhƣ vậy, chênh lệch 0,625 cho mỗi cổ phiếu chính là thu nhập của công ty
1.3.2.6 So sánh thị trường OTC với các loại hình TTCK khác
So sánh với TTCK tập trung (Sở Giao Dịch)
Thị truờng tập trung Thị truờng OTC
Giống nhau
Đều có sự quản lý của Nhà nuớc, đuợc tổ chức chặt chẽ
Do Luật Chứng Khoán Việt Nam điều chỉnh
Thị truờng niêm yết là thị Thị truờng OTC không có một
Trang 25sàn giao dịch chứng khoán)
Việc mua bán đuợc thực hiện theo phuơng thức đấu giá, khớp lệnh
Giao dịch chứng khoán của các công ty có đủ tiêu chuẩn, điều kiệc đã đuơc niêm yết tại Sở giao dịch
Vai trò chủ đạo của thị truờng
là các chuyên gia trên sàn giao dịch, không sử dụng các nhà tạo lập thị truờng
Điều hành bởi Sở giao dịch chứng khoán
Cơ chế thanh tòan có thời hạn
Vai trò chủ đạo trên thị truờng là các nhà tạo lập thị truờng theo pháp luật quy định
Điều hành thuờng là do Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán
Có cơ chế thanh toán đa dạng, linh hoạt về thơi gian và hình thức
Điểm mạnh
Mức giá đuợc hình thành phản ánh khách quan mối quan hệ cung cầu trên thị truờng
Nhà nuớc giám sát và quản lý thị truờng hiệu quả hơn OTC
Cơ chế thanh toán linh họat, đa dạng, thông thoáng, tiện lợi cho nhà đầu tƣ
Sự có mặt của các nhà tạo lập thị truờng làm cho tính thanh khoản cao hơn thị truờng tập trung
Trang 26 So sánh với thị truờng tự do:
Thị truờng OTC Thị truờng tƣ do Giống nhau Không có địa điểm giao dịch cố định
Giao dịch đuợc thực hiện thông qua mạng Internet
Không có sự quản lý của nhà nuớc và không có tổ chức
vì vậy, thị truờng OTC đã góp phần hòan thiện TTCK
Trang 27mà còn bằng việc thị truờng nào sẽ tạo điều kiện để nhà đầu tư có thể mua bán dễ dàng Do đó, thị truờng OTC là động lực thúc đẩy TTCK tập trung ngày càng phát triển, và đến luợt mình, thị truờng OTC cũng không ngừng hòan thiện để hệ thống TTCK ngày càng phát triển
1.4 ĐINH GIÁ CỔ PHIẾU VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU
Việc định giá cổ phiếu cũng có vai trò to lớn trong việc tạo ra một thị trường công bằng
và hoạt động trôi chảy Thật vậy khi định giá một cách chính xác và giá cổ phiếu được công bố thông tin một cách công khai ra thị trường, điều này tạo ra một thị trường công bằng cho những nhà đầu tư, có cơ hội như nhau do cùng nhận được lượng thông tin như nhau, sự công bằng giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp người bán và người mua đều mua và bán được cổ phiếu với mức giá
có thể chấp Và từ sự công bằng đó sẽ tạo nên sự trôi chảy trong hoạt động của thị trường Hàng hoá được mua bán công khai, đồng nghĩa với việc sự vận động của vốn nhanh hơn
Đồng thời với việc tạo thị trường công bằng, việc định giá cổ phiếu cũng cân đối được lợi ích của các bên tham gia thị trường Những doanh nghiệp phát hành cổ phiếu huy động vốn muốn bán được cổ phiếu với giá càng cao càng tốt để có thể thu được lượng vốn tối đa cho doanh nghiệp mình Những nhà đầu tư lại hi vọng rằng sẽ mua được cổ phiếu với giá có lợi nhất (thấp nhất có thể) đồng thời có mức sinh lời cao nhất (tỉ lệ lợi tức cao nhất) Việc định giá cổ phiếu đó làm cho sự dung hoà giữa cung và cầu, làm cho người mua và người bán không ai được lợi hơn và không ai bị thiệt hơn, tạo sự cân đối lợi ích giữa các bên tham gia thị trường
Trang 281.4.2 Đinh giá cổ phiếu bằng phương pháp sử dụng các tỷ số
1.4.2.1 Phương pháp sử dụng tỷ số P/E (Price Earning Ratio)
1.4.2.1.1 Khái niệm
P/E là hệ số giữa thị giá một cổ phiếu và thu nhập mà nó mang lại Đây là một trong những chỉ số phổ biến được niêm yết trên thị trường chứng khoán, trước hết biểu hiện mức giá nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra cho một đồng lời thu được từ cổ phiếu đó
1.4.2.1.2 Điều kiện áp dụng
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp có nhiều doanh nghiệp so sánh được giao dịch trên thị trường tài chính và thị trường đã đánh giá các doanh nghiệp này tương đối chính xác
1.4.2.1.3 Phương pháp áp dụng
Người mua cổ phiếu luôn kỳ vọng vào khoản lợi tức cổ phần trong tương lai (coi như một
cổ phiếu tương đương một cổ phần, tức là cổ phiếu chuẩn) Từ đó, giá trị thực của một cổ phiếu
là giá trị hiện tại hóa từ các khoản thu nhập được cộng với giá trị bán lại cổ phiếu vào năm n:
Trang 29số thu nhập có thể nhận được từ doanh nghiệp
Trong thị trường chứng khoán hoạt động hoàn hảo, tỷ lệ P/E sẽ phản ánh trung thực mối tương quan giữa giá trị hợp lý của một cổ phần với số lợi nhuận của doanh nghiệp, giá trị doanh
nghiệp có thể được ước lượng theo công thức:
Giá trị DN = Lợi nhuận dự kiến đạt được * P/E (quá khứ)
P/E = 𝐆𝐢á 𝐭𝐫ị 𝐦ỗ𝐢 𝐂𝐏 (𝐏)
𝐓𝐡𝐮 𝐧𝐡ậ𝐩 𝐦ỗ𝐢 𝐂𝐏(𝐄𝐏𝐒)
Thu nhập mỗi CP (EPS) = 𝐋ã𝐢 𝐜𝐡𝐢𝐚 𝐜𝐡𝐨 𝐜ổ đô𝐧𝐠 𝐭𝐡ườ𝐧𝐠
𝐒ố 𝐥ượ𝐧𝐠 𝐂𝐏 𝐭𝐡ườ𝐧𝐠 đ𝐚𝐧𝐠 𝐥ư𝐮 𝐡à𝐧𝐡
= 𝐓𝐡𝐮 𝐧𝐡ậ𝐩 𝐫ò𝐧𝐠 − 𝐂ổ 𝐭ứ𝐜 𝐜𝐡𝐨 𝐜ổ đô𝐧𝐠 ư𝐮 đã𝐢
𝐒ố 𝐥ượ𝐧𝐠 𝐂𝐏 𝐭𝐡ườ𝐧𝐠 đ𝐚𝐧𝐠 𝐥ư𝐮 𝐡à𝐧𝐡
Trong đó: P/E là thông tin của những công ty lớn được công bố thường xuyên trên thị trường, kể cả P/E trung bình của doanh nghiệp cùng một lĩnh vực kinh doanh có chứng khoán được giao dịch trên cùng thị trường
EPS pha loãng (diluted EPS)
Cuối kỳ kế toán, một công ty có thể có một số chứng khoán mà ở thời điểm hiện tại chưa
có quyền được đòi chia lãi như cổ phiếu phổ thông, nhưng nó sẽ chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông trong tương lai
Những chứng khoán này bao gồm:
Các trái phiếu chuyển đổi hoặc các cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi mà chúng cho phép chủ
sở hữu nó có quyền, ở một ngày tương lai, được chuyển đổi những chứng khoán này thành các
cổ phiếu phổ thông, với một tỷ lệ chuyển đổi đã định sẵn
Các hợp đồng lựa chọn (options hoặc warrants)
Trong những trường hợp này, số cổ phiếu phổ thông có thể được tăng lên, dẫn đến việc giảm EPS hay EPS bị pha loãng EPS pha loãng sẽ chỉ cho các nhà đầu tư những ảnh hưởng có thể có của việc pha loãng EPS trong tương lai, rất cần thiết cho quyết định đầu tư
Trang 30 Cách tính EPS pha loãng:
Tính lãi Lãi dùng để tính EPS cơ bản được điều chỉnh bởi các ảnh hưởng sau thuế của các khoản: lãi suất tiền vay trong kỳ của trái phiếu chuyển đổi tiềm năng; cổ tức của cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi tương lai mà chúng đã được trừ ra khỏi khi tính lãi cho EPS cơ bản; các khoản thay đổi khác trong thu nhập và chi phí (phí, chiết khấu, tiền thưởng) mà chúng là kết quả của việc chuyển đổi các trái phiếu chuyển đổi hay cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông
Tính số cổ phiếu Đó là số bình quân gia quyền của số cổ phiếu phổ thông dùng để tính EPS cơ bản cộng với bình quân gia quyền của các cổ phiếu phổ thông mà chúng sẽ được phát hành từ việc chuyển đổi tất cả các trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi thành các cổ phiếu phổ thông Chúng ta giả định các cổ phiếu tiềm năng này sẽ được chuyển đổi thành các cổ phiếu phổ thông vào ngày đầu tiên của kỳ báo cáo
1.4.2.1.4 Ưu điểm và hạn chế:
Ưu điểm:
Được đánh giá khá phổ biến tại các nước có thị trường chứng khoán phát triển, vì phương pháp này đánh giá theo tỷ lệ P/E cho phép ước lượng nhanh và tương đối về giá trị DN, giúp cho các nhà đầu tư, đặc biệt đối với các nhà đầu tư thiểu số có thể kịp thời quyết định trong các giao dịch trên thị trường chứng khoán
Xuất phát từ việc sử dụng các giá trị thị trường trong tính toán Vì vậy, khi thị trường chứng khoán ổn định, phương pháp này sẽ trở thành một phương pháp đánh giá thông dụng không chỉ riêng đối với các doanh nghiệp có chứng khoán đang giao dịch trên thị trường chứng khoán
Hạn chế:
Xác định giá trị doanh nghiệp bằng tỷ lệ P/E là một phương pháp có cơ sở lý thuyết chưa
rõ rang, mang nặng tính kinh nghiệm Vì ngay cả trong một thị trường chứng khoán được tổ chức tốt, cũng không thể cho rằng giá cả giao dịch trên thị trường là giá cả trả cho lợi nhuận DN
mà không bao gồm yếu tố đầu cơ trên thị trường cấp II – thị trường của sự mua – bán chứng
khoán đã qua phát hành lần đầu Do vậy, kết quả tính toán khi sử dụng P/E còn nhiều nghi ngại
Căn cứ vào tỷ lệ P/E không thể giải thích được giá cả chênh lệch giữa các cổ phiếu của
Trang 31Không đưa ra được các cơ sở giúp phân tích, đánh giá về khả năng tăng trưởng và rủi ro tác động tới giá trị doanh nghiệp
Các tỷ lệ này cũng rất dễ bị lạm dụng và sử dụng sai mục đích, đặc biệt trong trường hợp
có nhiều DN so sánh tương tự với doanh nghiệp cần thẩm định giá
Các tỷ lệ về các DN so sánh có thể không chính xác trong trường hợp thị trường đánh giá không đúng, chẳng hạn như đánh giá quá cao hoặc quá thấp
Phương pháp này bị giới hạn trong trường hợp các doanh nghiệp không có chứng khoán giao dịch trên thị trường, chẳng hạn như doanh nghiệp nhỏ; khi đó khó có thể tìm thấy được doanh nghiệp so sánh được với DN cần thẩm định giá trên thị trường
1.4.2.2 Phương pháp sử dụng tỷ số P/B (Price Book Value Ratio)
1.4.2.2.1 Khái niệm
Chỉ số P/B là tỷ lệ được sử dụng để so sánh giá của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của
cổ phiếu đó
Tỷ lệ P/B có nghĩa:
Nếu một doanh nghiệp đang bán cổ phần với mức giá thấp hơn giá trị ghi sổ của nó (tức
là có tỷ lệ P/B nhỏ hơn 1), khi đó có hai trường hợp sẽ xảy ra: hoặc là thị trường đang nghĩ rằng giá trị tài sản của công ty đã bị thổi phồng quá mức, hoặc là thu nhập trên tài sản của công ty là quá thấp
Nếu như điều kiện đầu tiên xảy ra, các nhà đầu tư nên tránh xa các cổ phiếu này bởi vì giá trị tài sản của công ty sẽ nhanh chóng được thị trường điều chỉnh về đúng giá trị thật
Còn nếu điều thứ hai đúng, thì có khả năng lãnh đạo mới của công ty hoặc các điều kiện kinh doanh mới sẽ đem lại những triển vọng kinh doanh cho công ty, tạo dòng thu nhập dương và tăng lợi nhuận cho các cổ đông
Ngược lại, nếu một công ty có giá thị trường của cổ phiếu cao hơn giá trị ghi sổ thì đây thường là dấu hiệu cho thấy công ty làm ăn khá tốt, thu nhập trên tài sản cao
Trang 321.4.2.2.2 Điều kiện áp dụng
Chỉ số P/B chỉ thực sự có ích khi nhà đầu tư xem xét các doanh nghiệp có mức độ tập trung vốn cao hoặc các công ty tài chính, bởi giá trị tài sản của các công ty này tương đối lớn Vì công tác kế toán phải tuân thủ những tiêu chuẩn ngặt nghèo, nên giá trị ghi sổ của tài sản hoàn toàn không tính tới các tài sản vô hình như thương hiệu, nhãn hiệu, uy tín, bằng sáng chế và các tài sản trí tuệ khác do công ty tạo ra
Giá trị ghi sổ không có ý nghĩa nhiều lắm với các công ty dịch vụ vì giá trị tài sản hữu hình của họ không lớn
1.4.2.2.3 Phương thức áp dụng
P/B = Giá hi ện hành của CP
Giá sổ sách của CP = Giá hi ện hành của CP
Tổng tài sản − Tài sản vô hình − Nợ
1.4.2.2.4 Ưu điểm và hạn chế
Ưu điểm:
Vì BV là giá trị tích lũy trên bảng cân đối kế toán, cho nên BV thường lớn hơn 0 ngay cả khi EPS âm Thông thường chúng ta dùng P/B khi EPS âm
Vì BV thường ổn định hơn EPS, P/B sẽ là một chỉ số tốt khi EPS quá biến động
Được xác định như giá trị tài sản ròng/cổ phiếu, BV/cổ phiếu rất phù hợp trong việc định giá những công ty có phần lớn tài sản có tính thanh khoản cao, như ngân hàng, công ty tài chính, bảo hiểm và các công ty đầu tư
BV thường được dùng để định giá các công ty được cho là không còn tiếp tục hoạt động
Trang 33 Sự linh hoạt trong việc lựa chọn các nguyên tắc kế toán (expensing v.s capitalizing) dẫn đến sự khác biệt về giá trị tài sản, thậm chí chất lượng tài sản, được ghi nhận trong bảng cân đối kế toán Điều này khiến cho việc so sánh giữa các công ty với nhau sử dụng P/B có thể gây nhầm lẫn
1.4.3 Định giá cổ phiếu bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền (Discounted Cash
Flow – DCF)
Phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF) là phương pháp ước tính giá trị của tài sản
bằng cách chiết khấu tất cả các khoản thu, chi của dòng tiền dự kiến phát sinh trong tương lai về thời điểm hiện tại, có tính đến yếu tố lạm phát và không ổn định của thu nhập
Tỷ lệ chiết khấu là một tỷ lệ được sử dụng để chuyển đổi tất cả các khoản thu, khoản chi
của dòng tiền phát sinh trong tương lai thành giá trị hiện tại
Trong đó:
Ei : Dòng thu nhập dự kiến năm thứ i
k : Tỷ suất chiết khấu
Ưu điểm:
Phương pháp DCF sẽ là lựa chọn số 1 trong những trường hợp sau:
Trường hợp công ty có quy mô nhỏ, đang có mức độ tăng trưởng mạnh với những
kế hoạch đầu tư khá tin cậy;
Trường hợp công ty mơi đầu tư lớn, nguồn thu còn nhỏ nhưng sẽ tăng trưởng lớn;
Số lượng công ty cũng ngành, cùng đặc điểm kinh doanh không nhiều và không
có thông tin tin cậy
Ước tính tỷ suất chiết khấu
Như chúng ta sẽ thấy trong một số trường hợp, một sự thay đổi nhỏ đối với một trong hai hay cả hai giá trị trên đều có thể ảnh hưởng rất lớn đến giá trị cổ phiếu được tính sử dụng cho mô