1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam

25 412 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 151,76 KB

Nội dung

Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm. Từ đó có thể thấy nội hàm của từ công nghệ rất rộng, bao quát tất cả các lĩnh vực từ nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp... đến dịch vụ. Trong mỗi lĩnh vực đó lại đi kèm với từng sản phẩm, ví dụ nông nghiệp thì có lúa, ngô, đậu, rau, củ, quả,... Trong mỗi sản phẩm thì có các nhóm công nghệ khác nhau, ví dụ với sản phẩm là lúa thì phải có công nghệ tạo giống, công nghệ chăm sóc, công nghệ thu hoạch, công nghệ bảo quản, công nghệ chế biến,... Cùng một nhóm công nghệ lại có thể có nhiều công nghệ, ví dụ chăm sóc lúa cũng có thể có nhiều công nghệ khác nhau. Vậy thì quản lý công nghệ là quản lý cái gì? Quản lý như thế nào? Có thể hiểu một cách đơn giản quản lý công nghệ là quản lý để bản thân công nghệ ý sinh lợi nhuận (có thể về mặt kinh tế hoặc mặt xã hội) còn quản lý nhà nước về công nghệ là cơ quan quản lý nhà nước tổ chức các hoạt động, các chế tài nhằm phát triển công nghệ cao, công nghệ tiên tiến có lợi cho phát triển kinh tế xã hội; ngăn chặn việc phổ biến các công nghệ gây hại cho sức khoẻ, phương hại đến môi trường, ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng,... Chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn qua đề tài: “Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam”.  CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG NGHỆ. 1.1. Khái niệm chung: 1.1.1. Vai trò và chức năng của nhà nước trong quản lý khoa học và công nghệVai trò của nhà nước là thông qua hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách về quản lý KHCN nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động khoa học công nghệ phát triển ổn định và bền vững. Ngoài ra nhà nước còn góp phần thúc đẩy hoạt động khoa học và công nghệ hợp tác quốc tế trong xu thế hội nhập hiện nay. Nhà nước có ba chức năng chính trong quản lý KH CN: định hướng, tổ chức; thúc đẩy, kích thích; và hành chính, điều chỉnh. Tùy thuộc mục tiêu chiến lược, mục tiêu ngắn hạn, hay giải quyết những vấn đề cấp bách, nhà nước có thể thực hiện các hoạt động như sau: Chức năng định hướng, tổ chức: đảm bảo để KH CN là cơ sở phát triển KT –XH, an ninh, quốc phòng, thông qua: hoạch định chiến lược; thiết lập ưu tiên quốc gia về công nghệ; xây dựng hệ thống giáo dục quốc gia hướng về khoa học – công nghệ; tổ chức đào tạo nhân lực KH CN hoặc cứu vãn về tài chính cho các dự án hay tổ chức NC TK v. v … Chức năng thúc đẩy, kích thích: đảm bảo sự phát triển ổn định và liên tục của khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng và phát triển công nghệ, sử dụng hiệu quả nguồn lực sẵn có, xây dựng và phát triển thị trường công nghệ, thúc đẩy chuyển giao công nghệ quốc tế và trong nước; và xây dựng các dự án công nghệ chiến lược, v. v … Chức năng hành chính, điều chỉnh: thực hành chức năng công quyền đối với cá hoạt đông phát triển công nghệ như: ban hành luật pháp; kiểm soát những thay đổi có thể gây nhưng biến đổi sinh học; bảo vệ sức khỏe cộng đồng; kiểm soát những tác động tới môi trường sống; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; sử dụng pháp luật hiện hành và biện pháp tăng cường trong trường hợp khẩn cấp v. v …1.1.2. Các đặc trưng của quản lý khoa học và công nghệa. Mối quan hệ giữa quản lý KH CN và quản lý phát triển công nghệTrong thực tế có 3 giai đoạn: nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và tiến hành sản xuất luôn có sự tương tác và lồng ghép, đan xen. Chu trình NCKH – PTCN SX TMH Nghiên cứu khoa học cơ bản nhằm khám phá bản chất hoặc phát hiện kiến thức mới dưới dạng nguyên lý, lý thuyết hoặc quy luật có giá trị tổng quát. Nghiên cứu khoa học ứng dụng nhằm khai thác kết quả của nghiên cứu khoa học cơ bản để vận dụng vào thực tiễn hoặc tìm giải pháp mới để giải quyết một nhiệm vụ nhất định, Triển khai thực nghiệm là vận dụng các quy luật (của NCCB) và các nguyên lý (của NLƯD) để đưa ra các hình mẫu khả thi về kỹ thuật, về kinh tếm về môi trường, về tài chính, về xã hội… Triển khai hoàn thiện (hay sản xuất thực nghiệm) nhằm mục đích nắm vững kỹ năng để thuần thục công nghệ hoặc hoàn thiện sản phẩm mới trên một quy mô bán công nghiệp, chuẩn bị đề sản xuất hàng loạt có hiệu quả. Đây là khâu cuối cùng nhằm hoàn thiện công nghệ và dây chuyền sản xuất mẫu để thương mại hóa và mở rộng sản xuất sau này. Nghiên cứu ứng dụng, triển khai thực nghiệm và triển khai hoàn thiện tạo thành khối các hoạt động phát triển công nghệ. Phát triển công nghệ khác với nghiên cứu khoa học ở chỗ phát triển công nghệ gần với doanh nghiệp và thị trường hơn. b. Trong nền kinh tế phân ngành Quản lý nhà nước về công nghệ không chỉ nằm trong phạm vi một bộ chuyên trách. Những hoạt động phát triển công nghệ có ở tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội, ở tất cả các cấp độ từ doanh nghiệp tới ngành kinh tế. Những nơi có hoạt động phát triển công nghệ này có thể nằm dưới sự quản lý nhà nước của các cơ quan khác nhau (từ quốc phòng, công an, nông nghiệp, giao thông, xây dựng, lâm nghiệp, thủy sản, thương mại đến lao động thương binh xã hội, ý tế v. v). 1.2. Quản lý nhà nước về công nghệ ở Việt Nam1.2.1. Quyền hạn, nhiệm vụ của bộ KHCN Bộ Khoa học và Công nghệ có nhiệm vụ trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 5 năm, hàng năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia của ngành thuộc lĩnh vực do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý. Bên cạnh đó, Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu 5 năm và kế hoạch khoa học và công nghệ hàng năm, các chương trình nghiên cứu phát triển thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ phù hợp với chiến lược phát triển khoa học và công nghệ và theo phân cấp, ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Bộ Khoa học và Công nghệ cũng có nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ 5 năm và hàng năm, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy việc phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế kỹ thuật trọng điểm trên cơ sở đổi mới, làm chủ công nghệ, tập trung phát triển công nghệ mới, công nghệ cao… Về cơ cấu tổ chức, Bộ Khoa học và Công nghệ có 28 đơn vị trong đó có 22 đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và 6 đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ. 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về khoa học và công nghệNội dung quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ bao gồm:1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, nhiệm vụ khoa học và công nghệ;2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về khoa học và công nghệ;3. Tổ chức bộ máy quản lý khoa học và công nghệ;4. Tổ chức, hướng dẫn đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ;5. Bảo hộ q

Trang 1

Lời nói đầu

Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ,phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm Từ đó có thể thấy nội

hàm của từ công nghệ rất rộng, bao quát tất cả các lĩnh vực từ nông nghiệp, lâm

nghiệp, công nghiệp đến dịch vụ Trong mỗi lĩnh vực đó lại đi kèm với từng sảnphẩm, ví dụ nông nghiệp thì có lúa, ngô, đậu, rau, củ, quả, Trong mỗi sản phẩm thì

có các nhóm công nghệ khác nhau, ví dụ với sản phẩm là lúa thì phải có công nghệ tạogiống, công nghệ chăm sóc, công nghệ thu hoạch, công nghệ bảo quản, công nghệ chếbiến, Cùng một nhóm công nghệ lại có thể có nhiều công nghệ, ví dụ chăm sóc lúacũng có thể có nhiều công nghệ khác nhau Vậy thì quản lý công nghệ là quản lý cái

gì? Quản lý như thế nào? Có thể hiểu một cách đơn giản quản lý công nghệ là quản lý

để bản thân công nghệ ý sinh lợi nhuận (có thể về mặt kinh tế hoặc mặt xã hội)còn quản lý nhà nước về công nghệ là cơ quan quản lý nhà nước tổ chức các hoạtđộng, các chế tài nhằm phát triển công nghệ cao, công nghệ tiên tiến có lợi cho pháttriển kinh tế - xã hội; ngăn chặn việc phổ biến các công nghệ gây hại cho sức khoẻ,phương hại đến môi trường, ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng,

Chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn qua đề tài: “Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam”

Trang 2

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG NGHỆ

1.1 Khái niệm chung:

1.1.1 Vai trò và chức năng của nhà nước trong quản lý khoa học và công nghệ

Vai trò của nhà nước là thông qua hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách về quản lýKH-CN nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động khoa học công nghệ phát triển ổnđịnh và bền vững Ngoài ra nhà nước còn góp phần thúc đẩy hoạt động khoa học vàcông nghệ hợp tác quốc tế trong xu thế hội nhập hiện nay

Nhà nước có ba chức năng chính trong quản lý KH & CN: định hướng, tổ chức; thúcđẩy, kích thích; và hành chính, điều chỉnh

Tùy thuộc mục tiêu chiến lược, mục tiêu ngắn hạn, hay giải quyết những vấn đề cấpbách, nhà nước có thể thực hiện các hoạt động như sau:

- Chức năng định hướng, tổ chức: đảm bảo để KH & CN là cơ sở phát triển KT –XH,

an ninh, quốc phòng, thông qua: hoạch định chiến lược; thiết lập ưu tiên quốc gia vềcông nghệ; xây dựng hệ thống giáo dục quốc gia hướng về khoa học – công nghệ; tổchức đào tạo nhân lực KH & CN hoặc cứu vãn về tài chính cho các dự án hay tổ chức

NC & TK v v …

- Chức năng thúc đẩy, kích thích: đảm bảo sự phát triển ổn định và liên tục của khoahọc cơ bản, khoa học ứng dụng và phát triển công nghệ, sử dụng hiệu quả nguồn lựcsẵn có, xây dựng và phát triển thị trường công nghệ, thúc đẩy chuyển giao công nghệquốc tế và trong nước; và xây dựng các dự án công nghệ chiến lược, v v …

- Chức năng hành chính, điều chỉnh: thực hành chức năng công quyền đối với cá hoạtđông phát triển công nghệ như: ban hành luật pháp; kiểm soát những thay đổi có thểgây nhưng biến đổi sinh học; bảo vệ sức khỏe cộng đồng; kiểm soát những tác độngtới môi trường sống; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; sử dụng pháp luật hiện hành vàbiện pháp tăng cường trong trường hợp khẩn cấp v v …

1.1.2 Các đặc trưng của quản lý khoa học và công nghệ

a Mối quan hệ giữa quản lý KH & CN và quản lý phát triển công nghệ

Trong thực tế có 3 giai đoạn: nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và tiến hànhsản xuất luôn có sự tương tác và lồng ghép, đan xen

Trang 3

Chu trình NCKH – PTCN - SX - TMH

- Nghiên cứu khoa học cơ bản nhằm khám phá bản chất hoặc phát hiện kiến thức mới

dưới dạng nguyên lý, lý thuyết hoặc quy luật có giá trị tổng quát Nghiên cứu khoa học

ứng dụng nhằm khai thác kết quả của nghiên cứu khoa học cơ bản để vận dụng vào

thực tiễn hoặc tìm giải pháp mới để giải quyết một nhiệm vụ nhất định, Triển khai thực

nghiệm là vận dụng các quy luật (của NCCB) và các nguyên lý (của NLƯD) để đưa ra

các hình mẫu khả thi về kỹ thuật, về kinh tếm về môi trường, về tài chính, về xã hội…

- Triển khai hoàn thiện (hay sản xuất thực nghiệm) nhằm mục đích nắm vững kỹ

năng để thuần thục công nghệ hoặc hoàn thiện sản phẩm mới trên một quy mô bán

công nghiệp, chuẩn bị đề sản xuất hàng loạt có hiệu quả Đây là khâu cuối cùng nhằm

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ

NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI

Tiếp cận thị trường

Sản xuất đại trà

Triển khai hoàn thiện

Triển khai hoàn thiện

Triển khai thực nghiệm

Nghiên cứu ứng dụng

Nghiên cứu ứng dụng

Nghiên cứu

cơ bản

SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI HÓA

Trang 4

hoàn thiện công nghệ và dây chuyền sản xuất mẫu để thương mại hóa và mở rộng sảnxuất sau này

- Nghiên cứu ứng dụng, triển khai thực nghiệm và triển khai hoàn thiện tạo thànhkhối các hoạt động phát triển công nghệ Phát triển công nghệ khác với nghiên cứukhoa học ở chỗ phát triển công nghệ gần với doanh nghiệp và thị trường hơn

b Trong nền kinh tế phân ngành

- Quản lý nhà nước về công nghệ không chỉ nằm trong phạm vi một bộ chuyên trách.Những hoạt động phát triển công nghệ có ở tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội, ở tất

cả các cấp độ từ doanh nghiệp tới ngành kinh tế Những nơi có hoạt động phát triểncông nghệ này có thể nằm dưới sự quản lý nhà nước của các cơ quan khác nhau (từquốc phòng, công an, nông nghiệp, giao thông, xây dựng, lâm nghiệp, thủy sản,thương mại đến lao động thương binh xã hội, ý tế v v)

1.2 Quản lý nhà nước về công nghệ ở Việt Nam

1.2.1 Quyền hạn, nhiệm vụ của bộ KH&CN

Bộ Khoa học và Công nghệ có nhiệm vụ trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghịquyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốchội; dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xâydựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phâncông của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triểndài hạn, 5 năm, hàng năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia của ngànhthuộc lĩnh vực do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý

Bên cạnh đó, Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm

vụ khoa học và công nghệ chủ yếu 5 năm và kế hoạch khoa học và công nghệ hàngnăm, các chương trình nghiên cứu phát triển thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộphù hợp với chiến lược phát triển khoa học và công nghệ và theo phân cấp, ủy quyềncủa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

Bộ Khoa học và Công nghệ cũng có nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện phương hướng, mụctiêu, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ 5 năm và hàng năm,chuyển giao công nghệ, thúc đẩy việc phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật

trọng điểm trên cơ sở đổi mới, làm chủ công nghệ, tập trung phát triển công nghệ mới,

công nghệ cao…

Trang 5

Về cơ cấu tổ chức, Bộ Khoa học và Công nghệ có 28 đơn vị trong đó có 22 đơn vịgiúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và 6 đơn vị sự nghiệp phục vụchức năng quản lý nhà nước của Bộ

1.2.2 Nội dung quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ

Nội dung quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ bao gồm:

1 Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, nhiệm

vụ khoa học và công nghệ;

2 Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về khoa học vàcông nghệ;

3 Tổ chức bộ máy quản lý khoa học và công nghệ;

4 Tổ chức, hướng dẫn đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ, Quỹphát triển khoa học và công nghệ;

5 Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;

6 Quy định việc đánh giá, nghiệm thu, ứng dụng và công bố kết quả nghiên cứukhoa học và phát triển công nghệ; chức vụ khoa học; giải thưởng khoa học và côngnghệ và các hình thức ghi nhận công lao về khoa học và công nghệ của tổ chức, cánhân;

7 Tổ chức, quản lý công tác thẩm định khoa học và công nghệ;

8 Tổ chức, chỉ đạo công tác thống kê, thông tin khoa học và công nghệ;

9 Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

về khoa học và công nghệ;

10 Tổ chức, quản lý hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ;

11 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khoa học và công nghệ; giảiquyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong hoạt động khoa học và công nghệ; xử lý các

vi phạm pháp luật về khoa học và công nghệ

1.3 Đổi mới quản lý nhà nước về khoa học công nghệ

Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiệnđại hoá và phát triển bền vững đất nước Đảng và Nhà nước ta đã sớm xác định vaitrò then chốt của cách mạng khoa học và kỹ thuật Trong thời gian qua, đặc biệt làtrong thời kỳ đổi mới, nhiều văn bản quan trọng về định hướng chiến lược và cơ chế,chính sách phát triển khoa học và công nghệ đã được ban hành: Nghị quyết Hội nghị

Trang 6

Trung ương 2 khoá VIII (1996); Kết luận của Hội nghị Trung ương 6 khoá IX(2002); Luật Khoa học và Công nghệ (2000); Chiến lược phát triển khoa học và côngnghệ Việt Nam đến năm 2010 (2003); và nhiều chính sách cụ thể khác về xây dựngtiềm lực và đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ đến năm 2020 áp dụngcho nhiều ngành, lĩnh vực như:năng lượng, cơ khí, đầu khí, hoác chất, luyện kim,nông nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, công nghệ sinh học, công nghệ tự hóa,công nghệ dệt may,

Cùng với quá trình đổi mới cơ chế kinh tế, cơ chế quản lý khoa học và công nghệcũng từng bước được đổi mới và đạt được một số kết quả bước đầu

Việc xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đổi mới

theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, bám sát hơn các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xãhội Các chương trình, đề tài nhà nước được bố trí tập trung hơn, khawsv phục mộtbước tình trạng phân tán, dàn trải, cân đối hơn giữa khoa học tự nhiên và công nghệvới khoa học xã hội và nhân văn Cơ chế tuyển chọn tổ chức cá nhân thực hiệnnhiệm vụ khoa học và công nghệ theo nguyên tắc cạnh tranh, dân chủ, bình đẳng vàcông khai bước đầu được áp dụng, góp phần nâng cao chất lượng thực hiện cácnhiệm vụ khoa học và công nghệ

Cơ chế quản lý các tổ chức khoa học và công nghệ đã từng bước được đổi mới theo

hướng xã hội hóa và gắn kết với sản xuất, kinh doanh Các tổ chức và cá nhân thuộcmọi thành phần kinh tế có quyền thành lập các tổ chức khoa học và công nghệ Phạm

vi hoạt động của các tổ chức này được mở rộng từ nghiên cứu đào tạo đến sản xuất

và dịch vụ khoa học và công nghệ Đã xuất hiện nhiều tổ chức khoa học và côngnghệ ngoài nhà nước, nhiều cơ sở sản xuất trong các viện nghiên cứu, trường đạihọc, góp phần đưa nhanh kết quả nghiên cứu vào sản xuất

Cơ chế, chính sách tài chính cho khoa học và công nghệ đã được đổi mới theo

hướng tăng dần tỷ lệ chi cho khoa học và công nghệ trong tổng chi ngân sách nhànước và đa dạng hoá nguồn đầu tư phát triển khoa học và công nghệ Việc cấp kinhphí đến nhà khoa học đã được cải tiến một bước trên cơ sở tuyển chọn theo nguyêntắc cạnh tranh và giảm bớt các khâu trung gian không cần thiết Quyền tự chủ về tàichính bước đầu được triển khai áp dụng đối với các tổ chức khoa học và công nghệcông lập

Trang 7

Cơ chế quản lý nhân lực được đổi mới theo hướng mở rộng hơn quyền chủ

động cho cán bộ khoa học và công nghệ trong việc ký kết hợp đồng nghiên cứukhoa học và phát triển công nghệ, trong hoạt động kiêm nhiệm và hoạt động hợp tácquốc tế Chế độ hợp đồng lao động đã được mở rộng hơn đối với các tổ chức khoahọc và công nghệ Đã áp dụng một số hình thức tôn vinh, khen thưởng đối với cán bộkhoa học và công nghệ

Các thể chế hỗ trợ cho phát triển thị trường công nghệ đã bước đầu được hình

thành Các quy định pháp lý về hợp đồng khoa học và công nghệ, hoạt động chuyểngiao công nghệ, sở hữu trí tuệ đã được ban hành tạo điều kiện cho việc thương mạihoá các thành quả khoa học và công nghệ Chợ công nghệ - thiết bị đã được tổ chức

ở nhiều địa phương và ở phạm vi quốc gia, hình thành kênh giao dịch thị trường thúcđẩy hoạt động mua bán thiết bị và các sản phẩm khoa học và công nghệ

Việc phân công, phân cấp trong quản lý nhà nước về khoa học công nghệ đã được

cải tiến một bước thông qua việc hoàn thiện tổ chức bộ máy, quy định chức năng,nhiệm vụ và trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ và ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương

Những yếu kém và nguyên nhân:

Mặc dù đã có những tiến bộ nhất định, cơ chế quản lý khoa học và công nghệ ởnước ta hiện nay còn chưa được đổi mới cơ bản, còn chưa phù hợp với cơ chế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa, với đặc thù của hoạt động khoa học và côngnghệ trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế

Việc xác định và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ chưa thực sự

xuất phát từ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội Chưa định rõ quyền hạn, tráchnhiệm của các ngành, các cấp trong việc xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ.Thiếu cơ chế hữu hiệu khắc phục tình trạng trùng lặp nhiệm vụ khoa học và côngnghệ giữa các ngành, các cấp, các địa phương Tiêu chuẩn lựa chọn và việc lựa chọnchuyên gia tham gia các hội đồng tư vấn để xác định, tuyển chọn tổ chức, cá nhânthực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đánh giá kết quả nghiên cứu còn bất cập.Công tác đánh giá kết quả nghiên cứu chưa tương hợp với chuẩn mực quốc tế

Cơ chế quản lý các tổ chức khoa học và công nghệ chưa phù hợp với đặc thù của

lao động sáng tạo và cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Thiếu

Trang 8

quy hoạch các tổ chức khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển các ngành,lĩnh vực khoa học và công nghệ trọng điểm và nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội Các

tổ chức khoa học và công nghệ của Nhà nước chưa được thực hiện đầy đủ quyền tựchủ về kế hoạch, tài chính, nhân lực và hợp tác quốc tế để phát huy tính năng động,sáng tạo và gắn kết giữa nghiên cứu, đào tạo và sản xuất, kinh doanh Chưa xây dựngđược các tiêu chí cụ thể đánh giá chất lượng và hiệu quả của hoạt động khoa học vàcông nghệ nói chung và các tổ chức khoa học và công nghệ nói riêng

Cơ chế, chính sách tài chính chưa tạo động lực và điều kiện thuận lợi cho tổ chức,

cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ Cơ chế tài chính còn chưa tạo ra sự tự chủcao đối với các tổ chức khoa học và công nghệ Đầu tư từ ngân sách nhà nước chokhoa học và công nghệ còn dàn trải, thiếu tập trung cho các lĩnh vực, công trìnhtrọng điểm Thiếu biện pháp hữu hiệu để huy động các nguồn vốn ngoài ngân sáchnhà nước cho khoa học và công nghệ Thiếu các nguồn vốn đầu tư mạo hiểm đểkhuyến khích nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh

Cơ chế quản lý cán bộ khoa học và công nghệ chưa tạo động lực để phát huy năng

lực sáng tạo của cán bộ khoa học và công nghệ Chậm chuyển đổi từ chế độ côngchức sang chế độ viên chức và hợp đồng, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưuchuyển và đổi mới cán bộ Thiếu cơ chế, biện pháp cụ thể xây dựng và nâng cao vaitrò của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đầu ngành và các tập thể khoa học vàcông nghệ mạnh Chế độ tiền lương còn bất hợp lý, không khuyến khích cán bộ toàntâm với sự nghiệp khoa học và công nghệ Chưa có các chính sách cụ thể khuyếnkhích mạnh lực lượng khoa học và công nghệ ngoài nước tham gia đóng góp vào sựnghiệp phát triển đất nước

Thị trường công nghệ còn nhỏ bé, chậm phát triển Hoạt động mua, bán công nghệ

và lưu thông các kết quả nghiên cứu còn rất hạn chế do thiếu nhiều tác nhân quantrọng, các yếu tố cấu thành thị trường và các quy định pháp lý cần thiết

Phần lớn các kết quả nghiên cứu còn dừng ở phạm vi phòng thí nghiệm, chưa tạo rađược nhiều công nghệ hoàn chỉnh có thể thương mại hoá Chưa chú trọng việc muasáng chế công nghệ của các nước tiên tiến để đổi mới công nghệ

Quy định về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ chưa khuyến khích các tổchức thực hiện nghiên cứu quan tâm khai thác, thương mại hóa các kết quả nghiên

Trang 9

cứu được tạo ra bằng kinh phí từ ngân sách nhà nước Hiệu lực thực thi pháp luật về

sở hữu trí tuệ thấp Năng lực của các tổ chức trung gian, môi giới công nghệ còn yếuchưa thật sự đáp ứng vai trò cầu nối giữa cung và cầu

Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ còn chưa đổi mới kịp với yêu cầu

chuyển sang kinh tế thị trường Thiếu cơ chế cụ thể để điều phối hoạt động quản lýnhà nước về khoa học và công nghệ Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật vềquản lý nhà nước đối với hoạt động khoa học và công nghệ còn thiếu, chưa cụ thể,thiếu đồng bộ, lạc hậu so với thực tiễn, nhiều quy định không khả thi Thiếu phâncông, phân cấp rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm giữa các Bộ, ngành và giữatrung ương với địa phương

Những yếu kém nêu trên là do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

+ Quan điểm khoa học công nghệ là nền tảng và động lực phát triển đất nước đãđược khẳng định trong các nghị quyết của đảng nhưng chưa được quán triệt đầy đủ

để chuyển thành hành động thực tế

+ Chậm đổi mới tư duy, phương pháp quản lý khoa học và công nghệ trong điềukiện chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tếquốc tế

+ Chưa tách biệt quản lý hành chính nhà nước với hoạt động sự nghiệp dẫn đến tìnhtrạng các cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoahọc và phát triển công nghệ Thiếu cơ chế hữu hiệu về thanh tra, kiểm tra và quyđịnh trách nhiệm rõ ràng trong hoạt động khoa học và công nghệ

+ Chưa coi trọng tổng kết thực tiễn các điển hình tiên tiến

+ Cơ chế quản lý kinh tế hiện nay còn duy trì sự bao cấp gián tiếp của nhà nướcthông qua các ưu đãi, độc quyền trong nhiều lĩnh vực, khiến cho các doanh nghiệpnhà nước ít quan tâm đến nghiên cứu, ứng dụng và đổi mới công nghệ để nâng caonăng lực cạnh tranh Năng lực khoa học và công nghệ của doanh nghiệp còn bất cập,thiếu đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ trong doanh nghiệp làm cầu nối cho ứngdụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất Hệ thống tiền tệ, tài chính kém phát triểncũng không tạo điều kiện cho doanh nghiệp tự huy động được nguồn vốn để đầu tưcho khoa học công nghệ

Các giải pháp đổi mới cơ chế quản lý khoa học công nghệ:

Trang 10

- Hoàn thiện cơ chế xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học

+ Đưa nhanh các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ áp dụng vàothực tiễn sản xuất và đời sống

- Đổi mới cơ chế quản lý và hoạt động của các tổ chức khoa học và côngnghệ

+ Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các tổ chức khoa học

và công nghệ của nhà nước hoạt động nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiếnlược và chính sách, nghiên cứu các lĩnh vực khoa học và công nghệ trọngđiểm và một số lĩnh vực khác do nhà nước quy định

+ Chuyển các tổ chức nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sanghoạt động theo cơ chế doanh nghiệp

+ Đẩy mạnh việc hình thành và phát triển doanh nghiệp khoa học và côngnghệ cao

+ Thực hiện đánh giá định kỳ đối với các tổ chức khoa học và công nghệ sửdụng kinh phí từ ngân sách nhà nước

+ Phát huy chức năng và nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học và côngnghệ của các trường đại học

- Đổi mới cơ chế, chính sách đầu tư tài chính cho hoạt động khoa học vàcông nghệ:

+ Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho khoa học và công nghệ Khuyến khíchdoanh nghiệp đầu tư cho đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm nâng cao nănglực cạnh tranh

Trang 11

+ Đổi mới chính sách đầu tư và cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước cho hoạtđộng khoa học và công nghệ

+ Hoàn thiện cơ chế sử dụng nguồn tài chính tạo động lực cho hoạt độngkhoa học và công nghệ

- Đổi mới cơ chế quản lý nhân lực khoa học và công nghệ:

+ Xây dựng cơ chế, chính sách tạo động lực cho cán bộ khoa học và côngnghệ

+ Tăng cường đào tạo và đào tạo lại nhân lực khoa học và công nghệ

+ Thu hút chuyên gia nước ngoài phục vụ phát triển khoa học và công nghệ

- Phát triển thị trường công nghệ: gắn kết đổi mới cơ chế, chính sáchkinh tế, xã hội với thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ và ứng dụng thànhtựu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống

- Hoàn thiện cơ chế hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về khoa học

2.1 Tình hình nền nông nghiệp Việt Nam

Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam Hiện nay, Việt Nam vẫn làmột nước nông nghiệp Năm 2009, giá trị sản lượng của nông nghiệp đạt 71, 473 nghìn

tỷ đồng, tăng 1, 32% so với năm 2008 và chiếm 13, 85% tổng sản phẩm trong nước

Tỷ trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế bị sụt giảm trong những năm gần đây,trong khi các lĩnh vực kinh tế khác gia tăng Đóng góp của nông nghiệp vào tạo việclàm còn lớn hơn cả đóng góp của ngành này vào GDP Trong năm 2005, có khoảng60% lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, và thuỷ sản Sản lượng nôngnghiệp xuất khẩu chiếm khoảng 30% trong năm 2005 Việc tự do hóa sản xuất nôngnghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo, đã giúp Việt Nam là nước thứ Nhất trên thế giới

về xuất khẩu gạo (2013) Những nông sản quan trọng khác là cà phê, sợi bông, đậu

phộng, cao su, đường, và trà ( Theo https://vi wikipedia org )

Trang 12

Gần đây, tình hình kinh tế có khó khăn do bị tác động của khủng hoảng và suy thoáikinh tế thế giới, Nông nghiệp Việt Nam ngày càng rõ vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế,tiếp tục ổn định và có mức tăng trưởng Năm 2011 xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạtgần 25 tỷ USD, tăng trưởng 29% so với năm 2010 Thặng dư thương mại toàn Ngànhnăm 2011 đạt trên 9, 2 tỷ USD, góp phần giảm nhập siêu cả nước; nông nghiệp đónggóp khoảng 20% GDP và chiếm 30% giá trị kim ngạch xuất khẩu quốc gia Năm 2012,nông nghiệp vẫn giữ đà tăng trưởng của năm 2011 với giá trị sản xuất nông, lâmnghiệp và thủy sản cả nước tăng 3, 4% Trong đó, nông nghiệp tăng 2, 8%, lâm nghiệp

6, 4%, thủy sản 4, 5% Tốc độ tăng trưởng toàn ngành (GDP) đạt 2, 7%

Năm 2013, giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản cả nước tăng 3, 2% Trong

đó, nông nghiệp tăng 2, 3%, lâm nghiệp 6%, thủy sản 4, 5% Tốc độ tăng trưởng toànngành (GDP) đạt 2, 6% Như vậy, có thể thấy tốc độ tăng trưởng của ngành nông

nghiệp rất đáng quan ngại, giảm dần, năm sau thấp hơn năm trước (Theovukehoach mard gov vn).

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về khoa học công nghệ trong nông nghiệp

a) Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên:

- Khí hậu: Khí hậu có ảnh hưởng rất lớn tới việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi,

cơ cấu mùa vụ, khả năng xen canh, tăng vụ, và hiệu quả sản xuất nông nghiệp Hiện tượng thời tiết thất thường ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và phân bố cây lươngthực thực phẩm Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thích hợp cho sự sinhtrưởng và phát triển của cây lương thực thực phẩm ưa ẩm, ưa nhiệt (lúa nước, ngô,khoai, sắn, …), các loại rau nhiệt đới, …Khí hậu phân hóa theo mùa cây lương thựcthực phẩm cũng có sự sinh trưởng, phát triển theo mùa với các mùa vụ khác nhau; cóthể thâm canh, xen canh, gối vụ…khí hậu phân hóa theo độ cao, tạo nên kiểu khí hậucận nhiệt và ôn đới

Bão, lũ lụt, hạn hán, sương muối, làm thiệt hại mùa màng và làm giảm chất lượngsản phẩm nông nghiệp Chế độ khí hậu thất thường làm phát sinh dịch bệnh trên câytrồng, lượng ẩm cao gây khó khăn cho bảo quản sản phẩm nông nghiệp đòi hỏi côngnghệ mới để bảo quản nông sản

Ngày đăng: 05/01/2018, 21:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w