Đánh giá thực trạng đãi ngộ nhân sự tại công ty cổ phần đô thị Tân An

20 787 0
Đánh giá thực trạng đãi ngộ nhân sự tại công ty cổ phần đô thị Tân An

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Làm rõ sự khác biệt giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng cho một vấn đề nghiên cứu của quản trị nhân lực trong 1 công ty hoặc 1 doanh nghiệp. Chọn mẫu xác suất và phi xác suất đối với vấn đề đó”, Nhóm xin lựa chọn vấn đề nghiên cứu: “Đánh giá thực trạng đãi ngộ nhân sự tại công ty công trính đô thị Tân An”

LỜI MỞ ĐẦU Doanh nghiệp được coi là một xã hội thu nhỏ trong đó con người là nguồn lực quan trọng nhất, quý giá nhất. Con người là yếu tố trung tâm quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Không một hoạt động nào của tổ chức mang lại hiệu quả nếu thiếu công tác quản trị. Mọi quản trị suy cho cùng là quản trị con người. Vì vậy, thành công của doanh nghiệp không thể tách rời với yếu tố con người. Với Việt Nam- một nước đang phát triển, thu nhập của người lao động phần lớn chưa có, đời sống của người lao động còn ở mức trung bình, thấp thì đãi ngộ nhân sự được xem là một công cụ quan trọng kích thích tinh thần, là động cơ thúc đấy nhân viên làm việc với hiệu quả cao. Tiền lương, tiền thưởng, cổ phần, trợ cấp, phụ cấp, phúc lợi là những công cụ quan trọng không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất, nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động mà còn có ý nghĩa về mặt tinh thần: thể hiện giá trị, địa vị, uy tín của bản thân người lao động đối với gia đình, đồng nghiệp và xã hội. Đãi ngộ nhân sự thực sự là công cụ đắc lực giúp nhà quản trị thu hút nhân tài trong nước và ngoài nước, duy trì đội ngũ lao động có tay nghề, trình độ cao, làm cho người lao động ngày càng gắn bó hơn đối với doanh nghiệp, giúp nhà quản trị thực hiện được mục tiêu đề ra. Đãi ngộ nhân sự quan trọng là vậy nhưng thực tế cho thấy ở Việt Nam hiện nay dù các doanh nghiệp chú trọng rất nhiều vào việc tuyển dụng nhân tài, đầu tư cho chất xám nhưng chưa có nhiều doanh nghiệp dành sự quan tâm thỏa đáng cho vấn đề này. Có chăng chỉ là một số ít doanh nghiệp quan tâm, chú trọng thực hiện nhưng hiệu quả đem lại chưa cao do thiếu cơ sở khoa học về lý luận cũng như thực tiễn về khả năng nguồn lực của doanh nghiệp cũng như năng lực, trình độ của nhà quản trị. Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu nhóm nhận thấy Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công trình Đô thị Tân An(sau đây gọi tắt là Công ty CTĐT Tân An) hiện đang đối mặt với những thách thức trong quá trình phát triển. Công ty trước đây là một doanh nghiệp nhà nước làm nhiệm vụ công ích, được chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hoạt động theo cơ chế thị trường. Có rất nhiều khó khăn mà công ty phải đương đầu như: áp lực phát triển của dân số và đô thị đang gia tăng mạnh tác động đến các hoạt động công ích, nguồn vốn trước khi cổ phần hóa gần như bằng không, đặc biệt chất lượng nhân lực thấp mà số lượng lại đông, hoạt động quản trị nhân lực mà đặc biệt là đãi ngộ nhân sự tại công ty chưa hiệu quả vì còn ảnh huỏng tư tưởng của một doanh nghiệp nhà nước. Vì lý do đó, đứng trước đề tài được giao :” Làm rõ sự khác biệt giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng cho một vấn đề nghiên cứu của quản trị nhân lực trong 1 công ty hoặc 1 doanh nghiệp. Chọn mẫu xác suất và phi xác suất đối với vấn đề đó”, Nhóm 10 xin lựa chọn vấn đề nghiên cứu: “Đánh giá thực trạng đãi ngộ nhân sự tại công ty công trính đô thị Tân An” để triển khai đề tài. Với trình độ còn nhiều hạn chế và ít hiểu biết nên bài viết của nhóm không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm rất mong được sự đóng góp ý kiến nhiệt tình của thấy để bài thảo luận của nhóm được hoàn thiện hơn. Phần 1. Cơ sở lý luận: 1.1. Sự khác biệt giữa phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng: 1.1.1.Phương pháp nghiên cứu định tính: 1.1.1.1 Phương pháp và công cụ nghiên cứu định tính: - Nghiên cứu định tính là một phương pháp thu thập dữ liệu bằng chữ và là phương pháp tiếp cận nhằm phân tích , diễn giải dữ liệu dạng định tính với mục đích khám phá qui luật của hiện tượng koa học từ quan điểm nhà nghiên cứu. - Phương pháp trong nghiên cứu định tính trong lĩnh vực kinh doanh: • Nghiên cứu tình huống: là phương pháp làm sáng tỏ một hiện tượng bằng cách nghiên cứu sâu một trường hợp hoặc nhiều trường hợp của hiện tượng • Lý thuyết nền: là phương pháp nghiên cứu mà lý thuyết được phát triển từ các dữ liệu , chứ không phải từ các cách thức khác. - Công cụ nghiên cứu: - Quan sát - Phỏng vẫn / thảo luận - Các tài liệu văn bản - Nghe nhìn 1.1.1.2. Vấn đề, mục tiêu và lý thuyết trong nghiên cứu định tính: - Vấn đề,, bản chất của nghiên cứu định tính là nghiên cứu khám phá. Cụ thể là tìm ra quy luật, xây dựng lý thuyêt mới và xây dựng mô hình nghiên cứu từ dữ liệu. - Mục tiêu: Xây dựng lý thuyết mới, mô hình mới nhằm phát hiện các biến mới, các mối qun hệ mới, hoặc nhằm giải thích quá trình phát triển của hiện tượng. - Lý thuyết: • Nhà nghiên cứu tổng kết lý thuyết và chứng minh rằng nững lý thuyết hiện tại chưa thể giải thích hoặc giải thích không hoàn chỉnh hiện tượng khoa học đang nhắc đến, từ đó nêu lên sự cần thiết phải xây dựng một lý thuyết mới. • Giá trị lý thuyết mới sau khi xây dựng cần được minh chứng thông qua việc so sánh các lý thuyết đã hiện hữu. 1.1.1.3.Dữ liệu và chọn mẫu trong nghiên cứu định tính: - Bản chất dữ liệu: • Dữ liệu trong nghiên cứu định tính là từ ngữ, văn bản • Dữ liệu trong nghiên cứu định tính phần lớn là dưới dạng thông tin mô tả, liệt kê các đặc tính, tính chất, hình thức… và những nhận định. - Chọn mẫu trong nghiên cứu định tính: • Chọn mẫu xác suất ngẫu nhiên: – Chọn mẫu xác suất ngẫu nhiên: – Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng hoặc mẫu chùm • Chọn mẫu phi xác suất: – Chọn mẫu thuận tiện – Chọn mẫu phán đoán – Chọn mẫu định mức 1.1.2.Phương pháp nghiên cứu định lượng: 1.1.2.1.Phương pháp và công cụ trong kiểm định lý thuyết koa học: - Nghiên cứu định lượng là phương pháp thu nhập và xử lý dữ liệu dưới dạng con số, thường để kiểm định mô hình và các giả thuyết khoa học được suy diễn từ lý thuyết đã có. - Phương pháp trong nghiên cứu định lượng: – Phương pháp khảo sát: nhằm tìm kiếm các tri thức khoa học, kiểm định mô hình lý thuyết, có thể sử dụng trong các mẫu điều tra không mang tính đại diện. – Phương pháp thăm dò: nhằm tìm hiểu ý kiến của người trả lời về một vấn đề nào đó, cần sử dụng một mẫu mang tính đại diện cho tổng thể. - Công cụ trong nghiên cứu định lượng: – Công cụ thu thập dữ liệu ( bảng hỏi) – Công cụ phân tích dữ liệu định lượng : phân tích thống kê mô tả hoặc thống kê suy diễn. 1.1.2.2. Vấn đề, mục tiêu và lý thuyết trong nghiên cứu định lượng: - Vấn đề trong nghiên cứu định lượng là các vấn đề chưa được các nhà nghiên cứu trước đó giải quyết( khe hổng lý thuyết) và có ý nghĩa thực tiễn ( kết quả góp phần giải quyết hoặc có khả năng ứng dụng thực tiễn). - Mục tiêu nghiên cứu định lượng nhằm tới việc kiểm định các mô hình, giả thuyết được suy luận từ các lý thuyết đã có, từ đó củng cố hoặc bổ dung thêm các phát hiện mới cho lý thuyết đó. Ngoài ra, các nghiên cứu định lương ,đặc biệt trong quản lý và kinh doanh, còn có mục tiêu đem đến cơ sở khoa học giải quyết vấn đề đặt ra trong thực tiễn. - Lý thuyết: Nhà nghiên cứu cần lựa chọn và huy động các lý thuyết thích hợp làm cơ sở nghiên cứu của mình. Trên cơ sở lý thuyết huy động, nhà nghiên cứu xác định được mô hình nghiên cứu , cùng việc phát triển các giả thuyết sẽ được kiểm định trong nghiên cứu của mình. 1.1.2.3.Dữ liệu và chọn mẫu trong nghiên cứu định lượng: - Dữ liệu trong nghiên cứu định lượng: • Dữ liệu có sẵn: Người nghiên cứu sử dụng các dữ liệu có sẵn hoặc một phần số liệu từ các nghiên cứu trước để phân tích. • Dữ liệu chưa có sẵn: Người nghiên cứu phải tiến hành điều tra , khảo sát để thu thập dữ liệu • Dữ liệu chưa có trong thực tế: nhà nghiên cứu cần thiết kế các thử nghiệm phù hợp để tạo ra và thu thập số liệu. -Chọn mẫu trong nghiên cứu định lượng: Ở hai dạng dữ liệu chưa có sẵn và dữ liệu chưa có trong thực tế, người nghiên cứu phải tiến hành chọn mẫu để có được dữ liệu nghiên cứu: • Chọn mẫu xác suất: Phương pháp chọn mẫu mà khả năng được chọn vào mẫu của tất cả các phần tử tổng thể là như nhau – Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản – Chọn mẫu hệ thống – Chọn mẫu phân tầng – Chọn mẫu theo cụm • Chọn mẫu phi xác suất: Phương pháp chọn mẫu mà các phần tử trong tổng thể không có khả năng ngang nhau để được chọn vào mẫu nghiên cứu – Chọn mẫu phán đoán – Chọn mẫu định mức – Chọn mẫu thuận tiện 1.1.2 . Đánh giá, so sánh phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu định lượng là những nghiên cứu hướng vào việc thiết kế những quan sát định lượng các biến, phương pháp đo lường, phân tích mẫu và kiến giải mối quan hệ giữa các biến bằng các quan hệ định lượng. Việc suy diễn và giải thích các hiện tượng là dựa trên việc thu thập và phân tích những số liệu trước đó. Nghiên cứu định tính là những nghiên cứu đề cập nhiều hơn vào sự đa dạng, kết cấu và cảm giác từ những biểu hiện của số liệu bởi vì việc nhận định và giải thích các hiện tượng là dựa trên sự nhìn nhận và khả năng tổng hợp của nhà nghiên cứu qua quá trình phát triển của những hiện tượng. Nghiên cứu định lượng và định tính mâu thuẫn với nhau nhưng chúng lại bổ sung cho nhau trong nhiều phương pháp. Bởi vì, tất cả các nghiên cứu đều chọn lọc và phân tích một cách hệ thống dữ liệu, đồng thời khảo sát một cách cẩn thận những trường hợp đối với những vấn đề nghiên cứu để tìm hiểu và giải thích chúng -Sự khác biệt giữa phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Tiêu chí so sánh PP nghiên cứu định tính PP nghiên cứu định lượng Đinh nghĩa NCĐT là phương pháp thu thập dữ liệu bằng chữ và là phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của nhóm người từ quan điểm của nhà nghiên cứu. NCĐL là phương pháp thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết quan hệ trong lý thuyết và nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch Lý thuyết NCĐT theo hình thức quy nạp, tạo ra lý thuyết, phương pháp nghiên cứu định tính còn sử dụng quan điểm diển giải, không chứng minh chỉ NCĐL chủ yếu là kiểm dịch lý thuyết, sử dụng mô hình Khoa học tự nhiên thực chứng luận, phương pháp NCĐL có thể chứng có giải thích và dùng thuyết kiến tạo trong nghiên cứu minh được trong thực tế và theo chủ nghĩa khách quan Phương pháp trong nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tình huống - Phương pháp lý thuyết nền - Phương pháp khảo sát - Phương pháp thăm dò Công cụ nghiên cứu - Quan sát - Phỏng vẫn / thảo luận - Các tài liệu văn bản - Nghe nhìn - Công cụ thu thập dữ liệu :phỏng vấn thông qua bảng hỏi - Công cụ phân tích dữ liệu định lượng: SPSS , Exel, Cách chọn mẫu - Chọn mẫu xác suất:  mẫu xác xuất ngẫu nhiên.  mẫu xác xuất chùm  mẫu hệ thống.  mẫu phân tầng. - Chọn mẫu xác suất:  Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản  Chọn mẫu hệ thống  Chọn mẫu phân tầng  Chọn mẫu theo cụm Cách lập bảng hỏi: - không theo thứ tự. - câu hỏi mở. - câu hỏi dài. - câu hỏi gây tranh luận. - theo thứ tự. - câu hỏi đóng – mở. - câu hỏi được soạn sẵn. - câu hỏi ngắn ngọn, xúc tích. - câu hỏi không gây tranh luận Chủ đề nghiên cứu Chủ đề nghiên cứu mới và chưa được xác định rõ. Chủ đề nghiên cứu đã được xác định rõ và đã quen thuộc Trường hợp sử dụng - khi chưa nắm được những khái niệm và các biến số. - Khi cần thăm dò sâu, khi muốn tìm hiểu mối quan hệ giữa những khía cạnh đặc biệt của đối tượng. - Khi cần tìm hiểu về ý nghĩa hơn là tần số. - Khi những vấn đề cần đo lường khá nhỏ hay đã từng được giải quyết. - Khi không cần thiết phải liên hệ những phát hiện với các bối cảnh hoặc đối tượng. - Khi cần sự mô tả chi tiết bằng các con số - Khi cần có sự linh hoạt trong hướng nghiên cứu để phát hiện những vấn đề mới và khám phá sâu một chủ đề nào đó. cho một mẫu đại diện - Khi cần khái quát hóa và so sánh kết quả trong quần thể nghiên cứu 1.2.Lý thuyết về chọn mẫu xác suất và phi xác suất trong nghiên cứu định tính: 1.2.1.Chọn mẫu xác suất: Có tính đại diện, cỡ mẫu là một hàm số của độ tin cậy mong muốn. • Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn: Cho phép khái quát hóa kết quả từ mẫu tới quần thể nghiên cứu mà nó đại diện. o Ví dụ Nghiên cứu 20 SV trong lớp (chọn bất kỳ không phân biệt tuổi, giới tính, quê quán ) • Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng hoặc mẫu chùm: – Là phân chia các đối tượng nghiên cứu thành các nhóm, tầng theo các đặc tính, sau đó lấy mẫu theo tầng, nhóm. – Chia tổng thể ra từng nhóm nhỏ theo 1 tiêu thức nào đó gọi là tiêu thức phân tầng (thu nhập, giới tính, tuổi tác, TĐHV, nhân khẩu,…). – Chọn ngẫu nhiên hay hệ thống trong từng nhóm phân tầng theo tỷ lệ với nhóm. – Ưu điểm:  Phổ biến nhất vì tính chính xác và đại diện cao.  Tăng mức độ khái quát hóa cho từng phân nhóm cụ thể hay từng vùng cụ thể. o Ví dụ :Nghiên cứu 20 SV, trong đó: – Chọn 10 nam, 10 nữ – Chọn mỗi tỉnh 1 người – Khu vực miền núi phía Bắc • Chọn mẫu có hệ thống - Chọn ngẫu nhiên mẫu đầu tiên - Sau đó dùng bước nhảy lặp đi lặp lại - Áp dụng tốt nếu danh sách tổng thể được xếp ngẫu nhiên (giảm sai lệch do tuần hoàn bước nhảy) - Vd: PV các hộ gia đình vùng nông thôn với bước nhảy là 10 hộ . 1.2.2. Chọn mẫu phi xác suất: Các phần tử trong tổng thể không có khả năng ngang nhau để được lựa chọn vào mẫu nghiên cứu • Chọn mẫu thuận tiện - Các đơn vị mẫu được chọn ở tại một địa điểm và vào một thời gian nhất định - Vd: chọn mẫu những người đi mua sắm ở Metro CT và tiếp cận họ khi họ bước vào sthị hoặc khi họ mua sắm món hàng mà ta muốn khảo sát. - Ưu điểm: dễ dàng tập hợp các đơn vị mẫu - Nhược điểm: không đạt được độ xác thực cao - Dựa trên tính “dễ tiếp xúc” và “cơ hội thuận tiện” để chọn mẫu - Chỉ dùng cho nghiên cứu thăm dò, trắc nghiệm, không dùng cho nghiên cứu mô tả hay nhân quả vì tính đại diện không cao • Chọn mẫu phán đoán - Các đơn vị mẫu được chọn dựa vào sự phán đoán của người nghiên cứu mà họ nghĩ rằng những mẫu này có thể đại diện cho tổng thể - Vd: Chọn mẫu một số ít liên doanh lớn có thể chiếm phần lớn tổng sản lượng ngành công nghiệp cả nước. - Cách chọn mẫu này được dùng phổ biến khi nghiên cứu định tính - Ưu điểm: chọn đúng phần tử rất quan trọng của tổng thể - Nhược điểm: có khả năng phát sinh những sai lệch lớn • Chọn mẫu định mức - Là chọn mẫu theo tỷ lệ gần đúng của các nhóm đại diện trong tổng thể hoặc theo số mẫu được chỉ định cho mỗi nhóm - Ví dụ: Chọn 100 phần tử cho mỗi nhãn hiệu nước giải khát để so sánh kết quả thống kê về thái độ khách hàng. Hoặc tổng thể NC bao gồm 1.000 công ty, trong đó 600 công ty vừa và nhỏ, 300 trung bình và 100 qui mô lớn. Số mẫu chỉ định là 10% trên tổng thể, ta sẽ chọn 60 công ty vừa và nhỏ, 30 trung bình và 10 công ty lớn - Tổng thể quá lớn, sự khác biệt (biến động) giữa các phần tử không lớn - Tổng thể đã được phân tổ nhóm trước (đồng nhất) PVV chỉ cần chọn cho đủ số lượng không cần ngẫu nhiên - Ví dụ: ý thức tham gia giao thông của SV ĐHTM (có thể chọn bất kỳ sinh viên nam nữ nào vì trong trường hợp này thì giới tính không có sự khác biệt lớn) - Ưu điểm: đảm bảo được số mẫu cần thiết cho từng nhóm trong tổng thể phục vụ khách hàng - Nhược điểm: có thể cho kết quả sai lệch 1.3.Lý thuyết về đãi ngộ nhân sự: 1.3.1. Khái niệm: Đãi ngộ nhân sự là quá trình chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động để họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và qua đó góp phần hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp.  Đãi ngộ nhân sự là một quá trình: mọi nhà quản trị đều có trách nhiệm về đãi ngộ nhân sự từ việc xây dựng các chính sách đãi ngộ đến việc tổ chức thực hiện công tác đãi ngộ trong doanh nghiệp.  Đãi ngộ nhân sự phải hưóng tới việc thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của người lao động  Đãi ngộ nhân sự giúp đạt được mục tiêu của doanh nghiệp thông qua lao động có hiệu quả của đội ngũ nhân sự 1.3.2.Các hình thức đãi ngộ nhân sự: • Đãi ngộ tài chính: lương cơ bản, phụ cấp, tiền thưởng, cổ phần, • Đãi ngộ phi tài chính: đãi ngộ thông qua công việc, đãi ngộ thông qua môi trường làm việc 1.3.3. Một số chính sách nhân sự chủ yếu • Chính sách tiền lương: • Xác định mức lương tối thiểu chung, dựa vào + Lĩnh vực, ngành nghề kỉnh doanh + Quy mô, khả năng tài chính của doanh nghiệp + Triết lý, quan điểm của các nhà quản trị • Xây dựng hệ thống thang bảng lương, đối với + nhà quản trị + nhân viên • Thiết lập quy chế trả lương, bao gồm + hình thức, thời điểm trả lương + cơ chế tăng lương, nâng bậc lương, • Các chính sách khác:  Chỉnh sách thưởng: cần xác định rõ tiêu chí thưởng, điều kiện thưởng và mức thưởng  Chỉnh sách phúc lợi:xác định các mức phúc lợi được cung cấp cho tất cả mọi người  Chỉnh sách trợ cấp: quy định các loại trợ cấp, mức trợ cấp và điều kiện xét trợ cấp  Chỉnh sách thỉ đua: phải có nhiều tiêu chí phấn đấu cho các đối tượng và công việc khác nhau để khuyến khích thi đua cho tất cả mọi người. 1.3.4 .Triển khai thực hiện chính sách đãi ngộ nhân sự, bao gồm: • Xây dựng hệ thống đánh giá thành tích công tác cho nhân sự: [...]... chung , đánh giá thực trạng đãi ngộ nhân sự của Công ty CTĐT Tân An • Nghiên cứu định lượng: Kiểm định sự đánh giá , kết luận về thực trạng đãi ngộ nhân sự -Về cách thức thự hiện nghiên cứu: • Nghiên cứu định tính: xây dựng các danh mục câu hỏi , gợi ý trả lời để phỏng vấn, hoặc quan sát, hoặc tập hợp nhóm các đối tượng khác nhau phục vụ cho đề tài về thực trạng đãi ngộ nhân sự công ty Các câu hỏi mang... thuộc về đãi ngộ nhân sự trong Công ty CTĐT Tân An, chỉ ra vấn đề hạn chế và chọn một vấn đề trong đó, từ đó chọn mẫu xác suất và phi xác suất trong nghiên cứu định tính với vấn đề đó: 2.2.1.Những vấn đề thuộc về đãi ngộ nhân sự trong Công ty CTĐT Tân An : - Về đánh giá thực hiện công việc: Hiện tại công ty chủ yếu đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên theo “Phương pháp bảng điểm” Công ty hiện...  • Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá Thu thập thông tin đánh giá Thiết lập các quy định, quy tắc, thủ tục hỗ trợ cho việc thực hiện các chính sách đãi ngộ nhân sự Phần 2 Nghiên cứu đánh giá thực trạng đãi ngộ nhân sự tại công ty cổ phần đầu tư Tân An: 2.1 So sánh hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng từ vấn đề đãi ngộ nhân sự: - Về mục đích nghiên cứu: • Nghiên cứu định... nghiên cứu thực trạng chế độ phúc lợi và lương thưởng cho công nhân viên tại Công ty CTĐT Tân An: Nhóm dự định sử dụng thực hành phỏng vấn, thảo luận nhóm các nhóm đối tượng khác nhau về một vấn đề hạn chế mà nhóm cho là cấp thiết nhất trong tổng thể vấn đề “ đãi ngộ nhân sự của công ty , đó là vấn đề “ Chế độ phúc lợi và lương thưởng cho công nhân viên tại Công ty CTĐT Tân An nhằm đánh giá thực trạng. .. chưa có giá trị xứng đáng để thực sự là động lực thúc đẩy cán bộ công nhân viên phấn đấu - Thu nhập của nhân viên chưa được chú trọng, quan tâm - Các hình thức đãi ngộ phi tài chính còn ít ỏi và chưa phong phú - Công tác đánh giá kết quả công việc cho nhân viên tại công ty, chủ yếu từ các trưởng phòng, đội trưởng phụ trách chuyên môn và phòng kiểm tra của công ty Vì thế việc đánh giá còn chưa mang tính... nghiên cứu Về vấn đề đãi ngộ nhân sự, sau khi có được dữ liệu , nhà nghiên cứu phải từ đó suy xét, đánh giá chất lượng đãi ngộ từ nhận thức bản thân nhà nghiên cứu • Nghiên cứu định lượng : mục tiêu là từ các con số, chứng thực nhận định Về vấn đề đãi ngộ nhân sự, từ những đánh giá mang tính mức độ từ những đối tượng khác nhau, nhà nghiên cứu có đánh giá một cách khách quan về thực trạng, qua đó khẳng... phòng Kiểm tra, thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra và phối hợp với phòng Tổ chức đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người lao động Công tác đánh giá thực hiện công việc, hiện tại được thực hiện tuy có cơ sở căn cứ khoa học, hợp lý Tuy nhiên việc các tổ trưởng, đội trưởng, trưởng phòng trực tiếp đánh giá thực hiện công việc của nhân viên mà không có sự tham gia của các tổ chức như Công đoàn dễ... khiến công ty không có điều kiện nâng cao hơn nữa mức lương thưởng phụ cấp, trợ cấp, phúc lợi Qua thực trạng công ty với những yếu kém hiện hữu ở trên, nhóm xin lựa chọn một vấn đề để có thể tiến hành các nghiên cứu sâu , nhằm đánh giá tình hình cụ thể một cách tổng quan hơn Xin được lựa chọn nghiên cứu thêm về thực trạng: “ Chế độ phúc lợi và lương thưởng cho công nhân viên tại Công ty CTĐT Tân An ... thống khuyến khích người lao động vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả.Chế độ tiền lương, tiền thưởng tại công ty chưa có tác động khuyến khích người lao động thực hiện tốt nhiệm vụ theo mục tiêu của công ty - Công ty đã áp dụng nhiều hình thức đãi ngộ nhưng các hình thức này chưa thực sự phong phú, đa dạng và đặc sắc; chưa tạo nét riêng của công ty so với công ty khác - Vấn đề tiền thưởng còn nhiều bất... nhiệm hướng dẫn thao tác kỹ thuật an toàn cho các kỹ thuật viên, công nhân viên của công ty đối với từng loại thiết bị Ngoài việc tập huấn về công tác an toàn lao động, các đội trưởng còn có trách nhiệm thường xuyên nhắc nhở công nhân viên về nội quy làm việc an toàn, dán hướng dẫn sử dụng máy móc tại vị trí làm việc Công ty đưa công tác an toàn lao động vào nội dung quan trọng nhất trong nội quy lao . đang áp dụng những chính sách lương thưởng phúc lợi nào? Những chính sách được thực thi như thế nào? Gợi ý trả lời:  Chính sách lương, chính sách phúc lợi, chính sách trợ cấp, chính sách thi đua? . tài chính: lương cơ bản, phụ cấp, tiền thưởng, cổ phần, • Đãi ngộ phi tài chính: đãi ngộ thông qua công việc, đãi ngộ thông qua môi trường làm việc 1.3.3. Một số chính sách nhân sự chủ yếu • Chính. hình thức trả lương. Công ty chưa xây dựng được cho mình bản mô tả công việc chính thức, đầy đủ và chi tiết. Nguồn lực tài chính eo hẹp khiến công ty không có điều kiện nâng cao hơn nữa mức lương

Ngày đăng: 06/09/2015, 09:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan