1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

SKKN Tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển nhảy cao trong trường THCS

18 527 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 265 KB

Nội dung

SKKN Tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển nhảy cao trong trường THCSSKKN Tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển nhảy cao trong trường THCSSKKN Tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển nhảy cao trong trường THCSSKKN Tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển nhảy cao trong trường THCSSKKN Tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển nhảy cao trong trường THCSSKKN Tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển nhảy cao trong trường THCSSKKN Tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển nhảy cao trong trường THCSSKKN Tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển nhảy cao trong trường THCSSKKN Tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển nhảy cao trong trường THCS

Trang 1

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

Sức khỏe là vốn quý giá nhất của con người Thiếu sức khỏe là thiếu hạnh phúc, thiếu tinh thần sáng suốt Quan tâm và chăm sóc tới sức khỏe con người chính là quan tâm đến sự phát triển mọi mặt, không chỉ đối với mọi người, mọi gia đình mà còn là cả dân tộc, quốc gia và toàn nhân loại Chỉ thị số 36/CT/TW ngày 24/03/1994 của Ban Bí thư TW Đảng cộng sản Việt Nam về công tác TDTT trong giai đoạn mới đã khẳng định phương hướng "Phát triển thể dục thể thao là bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng

và Nhà Nước, nhằm phát huy nhân tố con người, công tác thể dục thể thao phải góp phần tích cực nâng cao sức khỏe, thể lực, giáo dục nhân dân, đạo đức lối sống lành mạnh làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân và phấn đấu đạt

vị trí xứng đáng trong hoạt động thể thao quốc tế trong sạch về mặt đạo đức, phong phú về mặt tinh thần, hoàn thiện về mặt thể chất

Mỗi môn thể thao đều mang lại cho riêng nó những đặc điểm, những tính

ưu việt khác nhau, tùy thuộc vào khả năng, năng lực, điều kiện hoàn cảnh của mỗi người sẽ chọn môn phù hợp để tập luyện nhưng cho dù tập bất kỳ môn thể thao nào thì yếu tố "thể lực" luôn được xem là nền tảng quyết định trực tiếp đến

sự tập luyện thành công của vận động viên

Trong TDTT thể lực của mỗi học sinh được thể hiện qua các tố chất vận động: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sức mềm dẻo, linh hoạt khéo léo Do đó phát triển các tố chất vận động trên cũng chính là phát triển và nâng cao thể lực của học sinh chất lượng kết quả huấn luyện được thể hiện qua thành tích của học sinh Thành tích trong môn nhảy cao cũng như trong các bộ môn khác của điền kinh phụ thuộc vào trình độ phát triển toàn diện thể lực của học sinh Nội dung chính của nhiệm vụ chuẩn bị thể lực là phát triển sức bền, sức mạnh, sức nhanh Những tố chất đó là tiền đề quan trọng trong thành tích thể thao đỉnh cao

Cơ sở để phát triển các tố chất, đó là khả năng chịu đựng cao đối với các yêu cầu của lượng vận động, khả năng này phải được xây dựng một cách hệ thống trong thời gian dài Nếu chỉ số về trình độ thể lực của học sinh phát triển chứng tỏ có hiệu quả Khi trình độ thể lực phát triển sẽ giúp cho học sinh phát huy được hết khả năng của mình đối với môn chuyên sâu tập luyện

Trang 2

Nhìn lại các kỳ thi học sinh giỏi hàng năm và các kỳ hội khoẻ phù đổng

do phòng, sở giáo dục tổ chức tôi thấy những năm trước đây thành tích nhảy cao của trường đạt kết quả khá cao, nhưng những năm gần đây từ năm học

2007-2008 đến nay thành tích của đội tuyển nhảy cao của trưòng đạt thấp không bám giải số cao cấp huyện, qua thực tế huấn luyện tôi thấy nguyên nhân không đạt được thành tích cao là do ngoài việc tập luyện về kỹ thuật chưa tốt còn yếu tố nữa là thể lực của học sinh trong giai đoạn đầu huấn luyện còn rất yếu, thời gian huấn luyện chuẩn bị cho thi đấu ngắn dẫn đên thành tích nhảy cao của đội tuyển của trường chưa được tốt Vấn đề đặt ra chính là phải đổi mới phương pháp huấn luyện, nâng cao thể lực cho học sinh vì đó là nhân tố vô cùng quan trọng, quyết định thành tích của học sinh trong thi đấu nhảy cao Do đó, bên cạnh việc huấn luyện về kỷ chiến thuật, thì việc huấn luyện thể lực cho học sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và là khâu then chốt không thể thiếu trong công tác huấn luyện đội tuyển học sinh nhảy cao Xuất phát từ những lý do trên tôi tôi mạnh

dạn đi nghiên cứu đề tài :“ Tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển nhảy cao trong trường THCS ”

PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Nhảy cao là môn thể thao với hình thức hoạt động phức tạp và có độ khó khác nhau ở mọi kiểu nhảy, đòi hỏi người tập phải có trình độ thể lực nhất định, đặc biệt là năng lực cơ chân để đáp ứng được yêu cầu phát triển của quá trình tập luyện nắm bắt kỹ thuật, hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động, việc phát triển và nâng cao các bài tập sức mạnh cho học sịnh ở mỗi giai đoạn là tiền đề cho việc tiếp thu kỹ thuật phát triển thành tích cho môn nhảy cao

Trong một chu kỳ huấn luyện để nâng cao thành tích cho đội tuyển nhảy cao qua các kỳ thi đấu, nhằm đạt được mục đích cho cả giáo viên và học sinh, mỗi giáo viên đều có thể đưa ra phương pháp huấn luyện khác nhau về khối lượng vận động, về thời gian, về chế độ dinh dưỡng, các bài tập thể lực, bổ trợ

Dù mỗi người có một phương pháp xong tất cả đều hướng tới mục tiêu là giành kết quả thành tích cao nhất, phá được kỷ lục cũ xác định kỷ lục mới hoặc đạt thành tích cao trong tập luyện

Trang 3

Để hiểu được thế nào về nhảy cao trước hết chúng ta phải xây dựng cho học sinh hiểu được khái niệm về sức mạnh của cơ thể

Sức mạnh: là khả năng khắc phục lực cản bên ngoài hoặc chống lại lực cản đó nhờ sự nỗ lực của cơ bắp Sức mạnh quan hệ chặt chẽ với tố chất thể lực khác với kỹ thuật động tác tâm lý người tập

Dựa vào cách làm việc của cơ ta có thể phân tích sức mạnh thành các loại sau:

+ Sức mạnh tĩnh: Thể hiện ở những hoạt động tĩnh hoặc ở các động tác chậm + Sức mạnh tốc độ: thể hiện ở những hoạt động nhanh giữa lực cản và tốc

độ, hình thức biểu hiện sức mạnh tốc độ là lực bột phát, phù hợp với vận dụng nhảy cao, nhảy xa

+ Sức mạnh bột phát: Biểu hiện ở chỉ số sức mạnh lớn nhất tăng 1

+ Sức mạnh tương đối: Nhiệm vụ trong quá trình giảng dạy là phát triển toàn diện các loại sức mạnh, nhằm phát huy cao độ và hợp lý sức mạnh trong các hình thức hoạt động khác nhau và đặt cơ sở cho huấn luyện chuyên môn

- Huấn luyện sức mạnh thường sử dụng các bài tập tăng thêm trọng lượng các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vận động sức mạnh bao gồm: trọng lượng (cường độ) số lần lập lại nhóm bài tập lập lại và nghỉ giữa quãng Khi tập luyện phải sắp xếp lượng vận động hợp lý, sử dụng phương pháp khoa học cho từng đối tượng cụ thể

+ Tập sức mạnh tốc độ: sử dụng trọng lượng nhẹ, yêu cầu tốc độ nhanh, liên tiếp (nhảy dây, bật xa tại chỗ )

+ Sực mạnh bền: Trọng lượng nhỏ, tập lại nhiều lần kết hợp nghỉ giữa quảng

II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:

1 Về thuận lợi:

- Nhìn chung môn thể dục hiện nay và những năm gần đây đã được ngành giáo dục, nhà trường, Đảng, chính quyền địa phương và nhân dân rất quan tâm đầu tư cả vật chất lẫn tinh thần cho việc giảng dạy, huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao

- Hàng năm phòng giáo dục & đào tạo, sở giáo dục & đào tạo tổ chức thi học sinh giỏi môn TDTT Tổ chức đại hội TDTT, hội khoẻ Phù Đổng từ trung ương tới địa phương, từ đó đã khơi dậy được phong trào tập luyện TDTT trong mọi tầng lớp nhân dân nói chung và học sinh nói riêng

- Về sân tập nhảy cao: Đảm bảo kích thước và độ an toàn cao

Trang 4

- Về giáo viên: Trường hiện nay có giáo viên chuyên trách bộ môn, đã được đào tạo trên chuẩn, có sức khỏe tốt, nhiệt tình trong công tác có kinh nghiệm lâu năm trong công tác, trình độ chuyên môn nghiệp vụ

- Về học sinh: Thì đa số học sinh ham thích môn thể dục nói chung, đặc biệt là môn nhảy cao nói riêng Về thành tích nổi bật trong nhiều năm qua nhà trưòng đạt được giải nhất, nhì, ba toàn đoàn trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện Có nhiều học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi cấp huyện, cấp tỉnh

Chính vì những thuận lợi trên đã tạo điều kiện để chất lượng học sinh khá giỏi ngày càng tăng, học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh các năm qua đạt kết quả khá cao cả về đồng đội và cá nhân đem về thành tích đáng kể cho nhà trường

2 Về khó khăn:

- Về tài liệu tham khảo còn ít

- Dụng cụ, phương tiện giảng dạy tuy đã được cấp nhưng còn thiếu nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu dạy và học

- Không có sách giáo khoa cho học sinh nên việc tiếp thu về phần lí thuyết chưa tốt

- Về kiến thức của học sinh thì qua tìm hiểu cho thấy đa số học sinh chưa nắm được kiến thức, kỹ năng của kỹ thuật động tác

Qua tổng hợp khảo sát từ đầu năm học(2013-2014) để chọn đội tuyển huấn luyện tôi thu được kết quả như sau:

tốc độ cao Bật xa tại chỗ Nhảy cao

III GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1 Giải pháp:

1.1 Chọn đối tượng nghiên cứu:

- Đội tuỷển học sinh nhảy cao của trường THCS Bình minh năm học 2013- 2014

- Số lượng : 06 học sinh (03 học sinh nam, 03 học sinh nữ)

1.2 Địa điểm, thời gian nghiên cứu:

Trang 5

- Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại trường trung học cơ sở Bình Minh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 09/2013 đến tháng 12/2013

- Mỗi tuần tập 3 buổi

1.3 Trang thiết bị, dụng cụ sử dụng trong nghiên cứu:

- Sân bãi: Sử dụng sân tập của trường

- Dụng cụ: Hố cát, cọc, xà nhảy cao, thước dây, hố nhảy, đường chạy 15m, 20m, 30m

2 Phương pháp:

Để giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu đề tài tôi sử dụng các phương pháp sau:

2.1 Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu:

- Đọc và tìm hiểu các tài liệu tham khảo để giải quyết nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu

- Sách lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, sách giáo khoa điền kinh được xuất bản từ năm 1975 đến nay

- Các tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học của các trường đại học TDTT

- Sách giáo khoa khối 8,9

2.2 Phương pháp phỏng vấn toạ đàm.

2.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

Tôi tiến hành thực nghiệm cho đội tuyển học sinh nhảy cao áp dụng các nhóm bài tập đã lựa chọn: Chạy 30m tốc độ cao, bật xa tại chỗ, hoàn thiện kỷ thuật nhảy cao kiểu bước qua

- Thực nghiệm sư phạm được tiến hành theo nhiều phương pháp huấn luyện, nhiều bài tập khác nhau, kết quả được ghi vào biên bản, sau khi dạy thực nghiệm sẽ làm sáng tỏ các bài tập giáo dục tố chất sức mạnh nhằm nâng cao thành tích môn nhảy cao

IV BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

1 Tuyển chọn học sinh giỏi nhảy cao:

1.1 Về chiều cao cơ thể:

Chiều cao cơ thể được xác định bằng hệ số di truyền H= 0.75

Ở lứa tuổi THCS học sinh nhảy cao đang phát triển chưa đến giai đoạn trưởng thành nên trong đội tuyển chỉ cần ở mức tương đối như: Nam cao từ 1.60

Trang 6

trở lên nữ cao từ 1.55 trở lên bởi vì chiều cao của cơ thể giúp cho học có thêm sức mạnh

1.2 Về cân nặng:

Học sinh cần có cân nặng tương ứng với chiều cao cơ thể

1.3 Về độ vòng cơ thể:

Chỉ tiêu độ vòng cơ thể thể hiện ở: Vòng cẳng chân, vòng đùi, vòng mông

1.4 Gân asin và khung bàn chân:

Gân asin và khung bàn chân có ảnh hưởng tới khả năng vận động, là chỉ tiêu tuyển chọn vận động viên, gân asin dài thể hiện năng lực vận động tốt, khung bàn chân có ảnh hưởng tới năng lực vận động

1.5 Các chỉ tiêu chức năng sinh lý:

- Mạch đập ổn định, tiến hành đo mạch đập lúc yên tĩnh, sau chịu đựng khối lượng tập và mạch phục hồi

- Sau khi chịu đựng lượng vận động lớn mạch tăng cao chứng toả tiềm năng

về tim mạch tốt, sau vận động hồi phục nhanh thể hiện chức năng tim mạch tốt

- Dung tích sống: phản ánh tiềm năng chức năng hệ hô hấp dung tích sống càng lớn càng tốt

- Lượng hấp thụ oxi(Vo2 max ): Là chỉ tiêu năng lực trao đổi o xi, năng lực này ở tuổi thiếu niên kém hơn người lớn Vì vậy khi tuyển chọn các em có

Vo2 max lớn

2 Các chỉ tiêu về tố chất thể lực:

2.1: Tố chất sức bền:

Trong nhảy cao tố chất sức bền liên quan đến thành tích nhảy cao, nó giữ một vai trò quan trọng vì có sức bền tốt thì học sinh mới có thể duy trì được khối lượng buổi tập, đảm bảo lượng vận động trong một buổi tập Khi kiểm tra sức bền cần chú ý các phương pháp sau:

+ Sau khi chịu đựng khối lượng vận động xem năng lực hồi phục

thường sau vận động nhịp tim tăng lên 180- 190 lần/phút , xem tốc độ phục hồi càng nhanh thì càng tốt

+ Đo chỉ số thực vật, chỉ số chức năng thực chính là chỉ số năng lượng hợp đồng duy trì liều lượng vận động với tần số nhịp tim ổn định Hai chỉ tiêu này tốt thì sức bền tốt có tiềm năng phát triển

2.2 Tố chất sức mạnh:

Trong huấn luyện nhảy cao, thời gian thực hiện một lần nhảy ngắn chỉ từ 8- 10 giây, với thời gian ấy học sinh phải biết dùng sức, huy động và phát huy

Trang 7

toàn bộ cơ khớp ngón chân, cổ chân, cẳng chân, đùi để bật nhảy lên cao, vì vậy

tố chất sức mạnh cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình huấn luyện nội dung môn nhảy cao Do đó tố chất sức mạnh cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình tập luyện Tố chất sức mạnh bao gồm các phương pháp tuyển chọn:

- Xác định thời gian chạm đất càng nhanh thì tố chất tốc độ càng tốt có tính năng phát triển, có thể dùng nâng cao đùi

- Tốc độ phản xạ, tốc độ động tác, tốc độ di chuyển sử dụng các động tác nâng cao đùi để xác định được tần số của đùi chạy tốc độ cao cự ly ngắn để xác định tốc độ

- Phân tích hình thái cấu trúc cơ, vòng cổ chân nhỏ, cơ lưng co hướng lên trên, gân asin dài thì tố chất sức mạnh càng tốt

* Ngoài các chỉ tiêu trên, tố chất trên ta cần kiểm tra hai tố chất khác nữa

đó là: Tố chất linh hoạt và tố chất mềm dẻo khéo léo, các chỉ tiêu về tâm lý và trí tuệ Tâm lý bao gồm quá trình tâm lý và đặc tính cá nhân bao gồm: Cảm giác độ chuẩn xác, tính mẫn cảm của tư duy, tốc độ phản xạ, độ chính xác và tính hoàn chỉnh của động tác vận động và phẩm chất ý chí, ký ức vận động, đặc điểm cá nhân bao gồm: Tính cách, khí chất, hứng thú

- Trí tuệ chịu ảnh hưởng của di truyền rất lớn, người ta dùng phương pháp quan sát trắc nghiệm để xác định

* Tóm lại:

Việc tuyển chọn học sinh giỏi nhảy cao không chỉ là căn cứ vào hình thái

và năng lực tố chất của nó bao gồm nhiều yếu tố có liên quan đến người tập, đến nội dung tập luyện Thông qua các chỉ tiêu ấy, chúng ta có thể tuyển chọn được những học sinh xuất sắc

Để tiện theo dõi chúng ta có thể nhìn vào bảng tuyển chọn học sinh theo các chỉ tiêu hình thái sau:

Nội dung Lứa tuổi Chiều cao (m) Cân nặng Ghi chú

Bảng chỉ tiêu tố chất thể lực vận động viên nhảy cao.

Chạy 30m tốc độ cao 14- 15 4"30- 4"70 4"80- 5"0

Chạy 30m xuất phát (s) 14- 15 4"40- 4"60 4"90- 5"0

Trang 8

Tại chỗ bật nhảy lên cao (Ph) 14- 15 30- 40 lần 20- 30 lần

* QUÁ TRÌNH HUẤN LUYỆN:

- Trong chu kỳ huấn luyện cao giáo viên phải tuân theo nguyên tắc huấn luyện:

+ Huấn luyện thể lực chung

+ Huấn luyện chuyên môn

+ Huấn luyện kỹ chiến thuật thi đấu

Ba vấn đề nêu trên đều rất quan trọng có tác dụng hỗ trợ, bổ sung cho nhau để hoàn thiện một chu kỳ huấn luyện

V- HUẤN LUYỆN THỂ LỰC CHUNG:

- Huấn luyện thể lực chung gọi là huấn luyện toàn diện là quá trình huấn luyện được sử dụng nhiều phương pháp và biện pháp huấn luyện khác nhau, nhưng đều chung một mục đích là nhằm:

+ Nâng cao chức năng của các hệ thống cơ quan của vận động viên

phát triển các tố chất vận động làm thay đổi hình thái cơ thể phù hợp với

nội dung huấn luyện sắp tới

+ Nắm được kỷ năng vận động, hình thái kỷ xảo vận động về trí thức lý luận của một số môn không phải chuyên sâu và cải thiện phẩm chất tâm lý chung

+ Huấn luyện bao gồm tất cả các biện pháp có thể giải quyết một cách có hiệu quả nhiệm vụ phát triển cơ thể toàn diện đặc biệt là các bài tập chuyên môn

có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển của các tố chất thể lực cơ bản và các bài tập

mở rộng kỹ năng cơ bản và kỹ xảo hoạt động cho học sinh

- Mục đích của huấn luyện chung là căn cứ vào đòi hỏi của môn chuyên sâu đặt nền móng tốt về nhiều mặt giúp cho học sinh đạt thành tích tốt nhất

- Huấn luyện chung rất đa dạng về bài tập phong phú về hình thức, dụng

cụ, phương tiện bổ sung rất nhiều, ở đây tôi chỉ đưa ra một số bài tập cơ bản phù hợp cho huấn luyện nhảy cao, bao gồm:

1- Các bài tập phát triển nhóm cơ đùi cẳng chân.

Nhảy cao chủ yếu là sức bật của cơ chân, đùi và các cơ cổ chân, ngón chân Do vậy phát triển các nhóm cơ tứ đầu đùi, tam cẳng chân cũng hết sức quan trọng nó tạo sức bật cho học sinh và quyết định thành tích học sinh

- Tập với trọng lượng đeo trên vai đứng lên ngồi xuông, trọng lượng của nam khoảng 20 kg, nữ từ 10- 15 kg, khối lượng 30 lần mỗi đợt với nam, 20 lần

Trang 9

mỗi đợt với nữ, mỗi đợt tập xong nghỉ ngơi tích cực, thả lỏng 1- 2 phút sau đó lại tiếp tục khoảng 3 đợt

- Gánh tạ bật nhảy bằng 2 mũi chân qua 10 cọc cự ly 15m trọng lượng tạ của nam khoảng 10- 15 kg, của nữ 8- 10 kg, tập 3 lần, mỗi lần nghỉ giữa quãng 1- 2 phút

2- Bài tập phát triển nhóm cơ lưng và lườn:

Đây là các vùng có nhóm cơ lớn, cần chú ý tập không để xảy ra giãn dây chằng, thần kinh liên sườn, bao gồm các bài tập:

- Gập duỗi lưng trên ghế băng mỗi lần 20 nhịp đối với nam, 15 nhịp

đối với nữ ,3 lần liên tiếp nghỉ giữa quãng 1 phút

* Lưu ý:

Ngoài những bài tập nhằm phát triển các nhóm cơ chính liên quan nhảy cao cần cho vận động viên tập một số bài tập khác nhằm hoàn thiện thể lực để vận động viên chuẩn bị tốt cho phần huấn luyện chuyên môn

- Các bài tập chạy tốc độ: 30m, 60m, 100m

- Các bài tập chạy vượt chướng ngại vật, nhảy tam cấp, chạy nâng cao đùi tại chỗ và di chuyển

3- Sử dụng một số trò chơi và bài tập bổ trợ để phát triển thể lực: 3.1 Sử dụng các trò chơi như:

- Lò cò tiếp sức Nhảy vượt rào tiếp sức Lò cò chọi gà Khéo vướng chân Nhảy vượt rào tiếp sức

3.2 Các bài tập bổ trợ kỷ thuật và phát triển sức mạnh của chân:

- Đá lăng trước- sau; Đá lăng sang ngang

- Đà một bước giậm nhảy- đá lăng

- Đà ba bước giậm nhảy đá lăng

- Chạy 30m tốc độ cao

- Bật xa tại chỗ

- Tại chỗ bật nhảy lên cao

- Bật nhảy bằng hai chân, một chân tay với vào vật treo cao

- Chạy đà chính diện giậm nhảy co chân qua xà

- Chạy đà chính diện giậm nhảy chân lăng duỗi thẳng qua xà

- Xác định điểm giậm nhảy và hướng chạy đà

- Đo đà và điều chỉnh đà

- Đứng, tập bước đà cuối đưa đặt chân vào điểm giậm nhảy

- Thực hiện ba bước đà cuối đưa đặt chân vào diểm giậm nhảy

Trang 10

- Tập mô phỏng giai đoạn qua xà.

Một số vấn đề vô cùng hết sức quan trọng trong việc huấn luyện chuyên môn cho học sinh nhảy cao đó là: Cần kiểm tra sơ bộ bước đầu thành tích một số nội dung đối với vận động viên để từ đó có thể so sánh sự tiến bộ của vận động viên trong quá trình tập luyện, có thể 15 ngày hoặc 1 tháng 1 lần, như vậy học sinh có thể tự đánh giá được sự tiến bộ của mình, còn đối với giáo viên có thể điều chỉnh lượng vận động tăng hoặc giảm để phù hợp với từng học sinh

VI- HUẤN LUYỆN CHUYÊN MÔN.

- Là quá trình huấn luyện đòi hỏi giáo viên phải biết sử dụng các bài tập mang tính chất chuyên môn cao Nắm vững các tri thức lý luận kỹ thuật, chiến thuật của chuyên môn Những bài tập này gồm 2 dạng

+ Các bài tập mang tính chuyên môn sâu

+ Các bài tập mà thành phần là động tác

Trong bất cứ giai đoạn nào cũng cần duy trì một tỷ lệ thích hợp giữa huấn luyện chung và huấn luyện chuyên môn Trong quá trình huấn luyện việc sắp xếp huấn luyện chung và huấn luyện chuyên môn luôn tồn tại có những mâu thuẫn nhất định Đó là khối lượng huấn luyện chung lớn hơn là giảm đi khối lưọng huấn luyện chuyên môn, vì vậy nhất thiết trong quá trình huấn luyện phải sắp xếp cho thích hợp

Trong huấn luyện chuyên môn nhảy cao cho đội tuyển chủ yếu tôi huấn luyện kỹ thuật nhảy cao kiểu “bước qua”, riêng có một vài trường hợp tôi dạy nâng cao hơn đó là kỹ thuật nhảy cao úp bụng

* Huấn luyện nhảy cao được chia làm 4 giai đoạn:

- Giai đoạn chạy đà

- Giai đoạn giậm nhảy

- Giai đoạn trên không

- Giai đoạn tiếp đất

Trong đó giai đoạn giậm nhảy là giai đoạn quan trọng nhất và được đưa vào huấn luyện đầu tiên, nó quyết định đến 90% thành tích của học sinh

1 Giai đoạn giậm nhảy:

* Mục đích:

Giúp học sinh nắm vững được kỹ thuật giậm nhảy, biết vận dụng sức kết hợp với đánh tay và toàn thân để thực hiện lần nhảy thành công

* Yêu cầu:

Ngày đăng: 02/01/2018, 14:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w