Công nghệ sản xuất chao giới thiệu về chao: Khái niệm Chao là sản phẩm giàu chất dinh dưỡng được sản xuất từ đậu tương hoặc lạc (đã tách dầu) bằng phương pháp lên men. Vì qua quá trình lên men nên chao có giá trị dinh dưỡng và hệ số tiêu hóa cao hơn nhiều so với đậu phụ yêu cầu về chao bánh Quy trình sản xuất chao các biến đổi trong quá trình sản xuất các yếu tố ảnh hưởng một số loại chao trên thị trường
Trang 1CHỦ ĐỀ: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHAO
Trang 2GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHAO
Lên men từ đậu phụ
Tác nhân vi sinh vật: nấm mốc và vi khuẩn Phân loại: chao bánh, chao nước, chao bột, chao đặc…
Trang 3Giới thiệu về chao
Khái niệm Chao là sản phẩm giàu
chất dinh dưỡng được sản
xuất từ đậu tương hoặc lạc
(đã tách dầu) bằng phương
pháp lên men Vì qua quá
trình lên men nên chao có
giá trị dinh dưỡng và hệ số
tiêu hóa cao hơn nhiều so
với đậu phụ
Tác nhân vi sinh vật Trong các loại vi sinh vật thấy có trong chao, người ta thấy có Actinormucor elegans, M hiemalis, M.subtilis Trong đó, loài Actinormucor elegans là tốt nhất Ngoài ra người ta còn thấy có nhiều loài vi khuẩn tổng hợp proteaza cũng có mặt trong các sản phẩm chao.
Các loại chao Chao có nhiều dạng sản phẩm khác nhau như chao nước, chao đặc, chao bánh
và chao bột.
Trang 4YÊU CẦU BÁNH ĐẬU PHỤ
Rắn, chắc, lấy dao cắt để lại vết cắt mịn, không có lỗ rỗng
Hàm lượng nước: 63-72%
pH 6-6,5
Không chứa vi sinh vật tạp và vi sinh vật kỵ khí
Dùng tác nhân đông tụ: CaSO4 tỷ lệ 2,4%
Bánh đậu đem cắt khối, kích thước thông thường là 4x4x2cm
Chần qua nước sôi hoặc sấy 15’ ở 100oC
Trang 5QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHAO
Đậu phụ
Mốc giống
Muối
Rượu
Nuôi mốc
Ướp muối
Lên men
Chao
Trang 6 Chuẩn bị mốc giống để cấy trực tiếp vào bánh đậu
Tỷ lệ (kg mốc giống/kg bánh đậu): 0,5/100; 1/500; 1,2/1000
Điều kiện nuôi:
Nhiệt độ 28-30 o C
Hàm ẩm 90% khi xuất hiện khuẩn ty màu trắng thì nâng lên 95%, cuối giai đoạn giảm
hàm ẩm xuống
Phòng nuôi mốc cần điều chỉnh nhiệt độ, thông khí và điều chỉnh ẩm…
Trạng thái đạt được: Mốc chuyển từ màu trắng sang màu hung nâu thì kết thúc giai đoạn nuôi mốc
Mục đích nuôi mốc: sự phát triển của mốc có ý nghĩa rất lớn trong sự chuyển hóa protein và làm cứng chao thành phẩm bản chất của quá trình này là sinh tổng hợp
enzyme cho giai đoạn lên men
Nuôi mốc
Trang 7Khi kết thúc giai đoạn nuôi mốc, ta bắt đầu thực thi công đoạn ướp muối Muối là loại diệt trùng nhẹ, sự hiện diện của muối không làm trở ngại nấm mốc mà còn giúp các khuẩn ty của chúng mọc lan tràn trên mặt và thâm nhập vào các miếng chao, tác động phân giải protein thêm thêm thuận lợi Trong môi trường có muối, oxy ít tan, do đó vi sinh vật hiếu khí không có điều kiện sinh sống Nhưng nếu dùng muối với số lượng quá cao, ion Cl- sẽ kết hợp với protid của đậu ở các mối nối peptid làm cho men phân hủy chất đạm không thể xúc tác sự thủy phân protid của đậu dẫn tới chao bị sống
Ướp muối hoặc ngâm trong dung dịch rượu và muối
Trang 8 Nhúng muối: nồng độ 300-320g/l và nhúng bánh đậu đã lên men liên tục 6-7h
thì nhấc lên để khô trong thời gian 24h rồi cho vào thiết bị lên men
Ướp muối: 130-150g/kg bánh đậu Thời gian ướp muối là 24h
Vai trò của công đoạn ướp muối: làm ức chế quá trình phát triển của nấm mốc
Đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh rằng men được đính ngay trên bề mặt của các khuẩn ty của nấm mốc bằng những mối nối ion và nó dễ dàng được đẩy ra khi gặp các muối có khả năng phân giải thành các ion như NaCl Do vậy với lượng muối ướp trên không ảnh hưởng gì lắm đối với sự thủy phân sự thủy phân protid của men mà chính nhờ muối có khả năng trên cộng với tính áp suất thẩm thấu cao của nó
đã tạo điều kiện cho men thấm sâu vào trong bánh đậu tiến hành các phản ứng thủy phân protid của bánh đậu sau này.
Ướp muối hoặc ngâm trong dung dịch rượu và muối
Trang 9Đây là công đoạn rất quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm Các enzyme trong nâm mốc sẽ tham gia các phản ứng hóa sinh thủy phân protein, tinh bột, hemicellulose
và các vsv gây nên, tạo mùi vị đặc trưng cho sp chao
Sản xuất chao nước: sau khi ướp muối bánh mốc đậu xong phải rửa sạch muối bám trên đó rồi chuyển vào các dụng cụ lên men và đổ rượu 12 o (V/V) theo tỷ lệ 0,5-0,6l/kg bánh đậu Đậy nắp thật kín rồi chuyển đi lên men
Mục đích của cho rượu: giúp bảo quản và lên men tốt cho chao trong môi trường chua mặn yếm khí hoặc lên men chậm, ngoài ra rượu còn giúp gia tăng hương vị cho chao
Để sản xuất bánh chao: sau khi ngâm muối thì vớt đậu ra rồi gói bằng giấy bạc hay giấy nến , cho vào túi polyetylen dán kín rồi chuyển đi lên men.
Điều kiện lên men: 35-36 o C, 6-10 ngày, sau đó lên men nguội ở 5-10 o C để ổn định sản phẩm
Lên men
Trang 10 Đối với sản xuất chao nước hoặc chao đặc thì có thể chuẩn bị hỗn hợp áo ngoài rất đa dạng như
Chao đỏ: bổ sung red koji (cơm lên mốc M.purpureus)
Chao Kwantung (Đài Loan): dùng thêm cả bột ớt đỏ, hồi
Chao hồng: bổ sung thêm hương hoa hồng
Chao T-sao: bổ sung thêm rượu gạo
Lên men
Trang 11Các biến đổi trong quá trình sản xuất chao
Biến đổi
Thủy phân protein
Thủy phân chao
Trang 12 Quá trình tạo thành chao dựa vào sự hoạt động cuả hệ enzyme của vi sinh vật phát triển trên bánh đậu làm chao, trong đó chủ yếu là các enzyme proteaza thủy phân protein của đậu nành thành các axit amin tự do và các enzyme thủy phân chất béo tạo thành các axit béo, từ đó hình thành các este thơm nên chao có giá trị dinh dưỡng cao
và có mùi vị đặc trưng, hấp dẫn
Proteaza là nhóm enzyme thủy phân các liên kết peptid (-CO-NH-) trong phân tử protein hoặc các polypeptide Proteaza có thể chia thành proteinase và peptidase Proteinase phân hủy protein thành polypeptide, peptone Chúng có tính đặc hiệu tương đối rộng Tiếp theo đó là sự phân hủy các peptide có phân tử nhỏ này (peptone, polypeptide) thành các acid amin tự do dưới tác dụng của peptidase Các peptidase có tính đặc hiệu hẹp hơn, chỉ tác dụng liên kết peptide ở những vị trí nhất định
Quá trình thủy phân trong chao
Trang 13 Là sự hoạt động của enzyme proteinase trên protein, phân hủy chúng thành những phân tử khuếch tán Proteinase bẽ gãy mối liên kết CO-NH-) với sự tham gia của nước giải phóng nhóm
Proteinase có thể là enzyme ngoại bào, chuyển đổi protein không khuếch tán thành peptide và dipeptide khuếch tán Những hợp chất này phần lớn không có mùi
Peptidase có thể là enzyme nội bào hoặc ngoại bào, khử peptide thành acid amin tự do, peptidase có khả năng tấn công mỗi nối liên kết của phân tử protein
Quá trình thủy phân protein
Trang 14CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG
SẢN PHẨM CHAO
Yếu tố
Muối
Sự thủy phân
Phương pháp bảo quản
Trang 15Muối ăn có vai trò rất lớn trong quá trình biến đổi của chao cũng như sản phẩm chao sau này:
Ức chế sự phát triển nấm mốc và VSV gây hư hỏng chao
Tạo vị mặn cho sản phẩm
Giải phóng protease trên bề mặt hệ nấm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thâm nhập thủy phân bánh đậu, cũng như quá trình sinh tổng hợp proteaza của hệ nấm.
Ảnh hưởng của muối
Trang 16Mùi vị của chao ngày càng đậm đà trong quá trình ngâm muối và ủ Lúc này, các enzyme do nấm mốc tiết ra sẽ phân hủy các chất nền, tạo các sản phẩm của quá trình thủy phân protein và lipid, là những thành phần chính gây nên mùi vị êm dịu và đặc trưng cho chao
Ảnh hưởng của sự thủy phân
Protein của đậu nành Các lipid của đậu nành Protein của đậu nành sẽ được các
protease của nấm mốc thủy phân thành
các peptide và acid amin Điều này được
chứng minh bằng sự có mặt của các acid
amin tự do như acid aspartic, acid
glutamic, serine, alanine và
leucine/isoleusine trong dịch chiết
Các lipid của đậu nành bị thủy phân thành một lượng lớn các acid béo Khi
bổ sung rượu vào dung dịch, sẽ tạo nên phản ứng hóa học nhằm hình thành các ester, những hợp chất này tạo ra hương thơm dễ chịu cho sản phẩm Ngoài ra, etanol cũng có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn không mong muốn
Trang 17 Phương pháp cồn ( dùng rượu 40 độ tưới thấm đều miếng đậu)
Phương pháp áo ngoài toàn bộ khối đậu lên một lớp parafin (ở 60 o C)
Vấn đề thời hạn sử dụng của chao vẫn còn nhiều điều phải giải quyết Hiện tại người ta đang tìm một phương pháp bảo quản cho chao mà không dùng cồn, vì cồn sẽ tạo ra vị gắt cho sản phẩm Một vấn đề khác là quá trình ngâm đậu, vì nó tạo ra vị quá mặn Do đó mà các phương pháp bảo quản truyền thống bị hạn chế, làm giảm lượng tiêu thụ sản phẩm
Để tránh hiện tượng trên, Wai đã đề xuất phương pháp áo ngoài toàn bộ khối đậu lên một lớp parafin (ở 60oC) Khối đậu này đầu tiên được ngâm trong dung dich NaCl 7%, sau đó được phủ lên một parafin nóng chảy Khi parafin đông đặc lại, sản phẩm được cho vào một thùng chứa băng thủy tinh, để ở nhiệt độ phòng 1 tháng, lúc đó parafin sẽ nức ra, phần sản phẩm bên trong sau khi kiểm tra cảm quan cho thấy kết quả đạt yêu cầu về chất lượng
Ảnh hưởng của phương pháp bảo quản
Trang 18Chao bị đắng: do
Mốc có chất lượng chưa tốt, nuôi trong điều kiện chưa đạt yêu cầu, khi mốc
phát triển chưa tốt, lượng protease sinh tổng hợp không được nhiều, khả năng thủy phân protein kém, trong đó còn tồn tại một số peptide gây ra vị đắng, vị đắng này càng rõ khi hàm lượng acid glutamic trong sản phẩm <3g/kg
Nhiễm khuẩn gây đắng
Hàm lượng CaSO 4 dùng quá nhiều khi kết tủa
Do các chất đắng có sẵn trong 1 số loại đầu nành
Bánh chao có màu đen, màu xám và mùi hôi khó chịu: do chao bị nhiễm mốc
đen, có thể do mốc phát triển quá mạnh Khi đó khả năng thủy phân là rất cao, kết quả là sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân này tạo ra những sản phẩm gây mùi, hoặc cũng có thể do bánh đậu sau khi ép còn độ ẩm quá cao, dễ gây nhiễm bẩn bởi các VSV khác
Một số hiện tượng hư hỏng chao
Trang 19MỘT SỐ SẢN PHẨM CHAO
Chao sệt Bánh chao Chao nước