1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tình hình thực hiện BHXH tại BHXH huyện gia bình tỉnh bắc ninh giai đoạn 2014 2016

57 319 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 569 KB
File đính kèm 9.rar (76 KB)

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU BHXH từ khi ra đời cho đến nay vẫn luôn giữ trong mình một nghĩa vụ to lớn và vô cùng ý nghĩa đó là đảm bảo sự thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ chẳng may gặp phải rủi ro như ốm đau, bệnh tật hay hết tuổi lao động, không tạo ra thu nhập; giúp họ và gia đình đảm bảo ổn định đời sống cũng như thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước; sự chia sẻ của cộng đồng sau những đóng góp cống hiến của họ cho công việc, cho xã hội. BHXH thật sự là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta với diện bao phủ toàn dân và tính chất gắn kết cộng đồng giúp người lao động yên tâm công tác đồng thời giữ ổn định xã hội. Ở Việt Nam, ngay từ khi mới thành lập Nhà nước vào năm 1945, BHXH đã được quan tâm thực hiện. Trải qua nhiều thời kì, giai đoạn phát triển, đến nay chính sách BHXH đã tương đối hoàn thiện. Sự phát triển mở rộng không ngừng của đối tượng tham gia đã đặt ra yêu cầu cao hơn cho các cơ quan thực hiện BHXH trong công tác quản lý. BHXH huyện là một bộ phận trong hệ thống quản lý của BHXH Việt Nam. Thực hiện tốt hoạt động ở cấp huyện thì mới đảm bảo cho việc thực hiện của cả hệ thống. Nhận thức được điều đó, em đã lựa chọn phân tích đề tài: “ Tình hình thực hiện BHXH tại BHXH huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 20142016” nhằm hiểu rõ hơn về tình hình thực hiện của BHXH huyện Gia Bình nói riêng và của các cơ quan BHXH cấp huyện nói chung trong hệ thống BHXH Việt Nam. Qua đó đóng góp một vài ý kiến, giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý BHXH huyện Gia Bình. Bài tiểu luận của em gồm 3 phần chính: Phần I: Khái quát đặc điểm, tình hình chung tại BHXH huyện Gia Bình. Phần II: Tình hình thực hiện BHXH tại BHXH huyện Gia Bình giai đoạn 20142016. Phần III: Nhận xét và kiến nghị. Em xin chân thành cảm ơn cô Lê Thị Xuân Hương đã tạo điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn để em có thể hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này. Do kiến thức, kinh nghiệm còn hạn chế nên bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của cô để em hoàn thiện bài làm của mình.

MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .iii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG iv LỜI MỞ ĐẦU .1 PHẦN I KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG TẠI BHXH HUYỆN GIA BÌNH 2 1.1.Đặc điểm tình hình tại BHXH huyện Gia Bình 2 1.1.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của BHXH huyện Gia Bình 2 1.1.2 Chức năng nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH huyện Gia Bình 2 1.1.3 Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lao động tại BHXH huyện Gia Bình 6 1.1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật tại BHXH huyện Gia Bình 7 1.2 Những thuận lợi và khó khăn 7 1.2.1Những thuận lợi cơ bản 7 1.2.2 Những khó khăn vướng mắc 8 PHẦN II TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH HUYỆN GIA BÌNH GIAI ĐOẠN 2014-2016 .9 2.1.Công tác truyền truyền, thông tin, phổ biến chính sách, pháp luật BHXH tại BHXH huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016 9 2.2 Tình hình tham gia BHXH huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016 10 2.2.1.Tình hình tham gia BHXH bắt buộc huyện Gia Bình giai đoạn 10 2.2.2.Tình hình tham gia BHYT huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016 17 2.2.3.Tình hình tham gia BHTN huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016 19 2.2.4.Tình hình tham gia BHXH tự nguyện huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016 21 2.3 Công tác cấp sổ thẻ tại BHXH huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016 .21 2.3.1.Công tác cấp sổ BHXH 21 2.3.2.Công tác cấp thẻ BHYT 22 2.4 Tình hình thu, nộp BHXH bắt buộc , BHYT, BHTN, BHXH tự nguyện tại BHXH huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016 23 2.4.1 Tình hình thu, nộp BHXH bắt buộc .23 2.4.2 Tình hình thu, nộp BHXH tự nguyện 26 i 2.4.3 Tình hình thu, nộp BHYT .26 2.4.4 Tình hình thu, nộp BHTN .27 2.5 Công tác xét duyệt hồ sơ, giải quyết chính sách, chế độ đối với người lao động tại BHXH huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016 29 2.6 Công tác chi trả các chế độ BHXH cho người lao động tại BHXH huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016 30 2.6.1 Công tác chi trả các chế độ BHXH bắt buộc 30 2.6.2 Công tác chi trả chế độ BHXH tự nguyện 40 2.6.3 Công tác chi trả chế độ BHTN .41 2.7 Công tác quản lý, sử dụng quỹ BHXH tại BHXH huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016 41 2.8 Công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ về BHXH tại BHXH huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016 42 2.9 Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách, chế độ BHXH và việc xử lý các vi phạm pháp luật về NHXH tại BHXH huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016 42 2.10 Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại tại BHXH huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016 43 PHẦN III NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 44 3.1.Nhận xét về tình hình thực hiện BHXH tại BHXH huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016 44 3.1.1.Những mặt đạt được của BHXH huyện Gia Bình 44 3.1.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 46 3.2 Kiến nghị 48 3.2.1 Kiến nghị với các ban ngành liên quan 48 3.2.2 Kiến nghị với BHXH Việt Nam 49 3.2.3 Kiến nghị với BHXH tỉnh Bắc Ninh 49 KẾT LUẬN .51 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 52 ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt BHTN Ý nghĩa Bảo hiểm thất nghiệp BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CNTT Công nghệ thông tin DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp Nhà nước HĐND Hội đồng nhân dân HCSN Hành chính sự nghiệp HTX Hợp tác xã KCB Khám chữa bệnh NLĐ Người lao động NSNN Ngân sách nhà nước SDLĐ Sử dụng lao động SXKD Sản xuất kinh doanh TNLĐ-BNN Tai nạn lao động-Bệnh nghề nghiệp UBND Ủy ban nhân dân iii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG Sơ đồ 1.1: Hệ thống tổ chức BHXH huyện Gia Bình 4 Bảng 1.1: Cơ cấu đội ngũ cán bộ BHXH huyện Gia Bình 6 Bảng 2.1: Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền BHXH tại huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016 10 Bảng 2.2 : Số đơn vị SDLĐ tham gia BHXH bắt buộc tại huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016 11 Bảng 2.3: Tình hình tham gia BHXH bắt buộc của các đơn vị SDLĐ theo khối ngành tại huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016 12 Bảng 2.4 : Số lao động tham gia BHXH bắt buộc tại huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016 14 Bảng 2.5: Tình hình tham gia BHXH bắt buộc của người lao động theo khối ngành tại huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016 15 Bảng 2.6 : Tình hình tham gia BHYT tại BHXH huyện Gia Bìnhgiai đoạn 2014-2016 18 Bảng 2.7: Tình hình tham gia BHTN huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016 20 Bảng 2.8 : Tình hình tham gia BHXH tự nguyện tại huyện Gia Bìnhgiai đoạn 2014-2016 21 Bảng 2.9: Tình hình cấp sổ BHXH tại BHXH huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016 22 Bảng 2.10 : Tình hình cấp thẻ BHYT tại BHXH huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016 23 Bảng 2.11: Kết quả thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016 24 Bảng 2.12 : Kết quả thu BHXH bắt buộc theo loại khối đơn vị tại BHXH huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016 .25 Bảng 2.13: Kết quả thu BHXH tự nguyện tại BHXH huyện Gia Bình 26 Bảng 2.14: Kết quả thu BHYT tại BHXH huyện Gia Bình giai đoạn .26 Bảng 2.15: Kết quả thu BHTN tại BHXH huyện Gia Bình giai đoạn 20142016 27 Bảng 2.16 : Kết quả thu BHTN theo loại khối đơn vị tại BHXH 28 iv Bảng 2.17: Kết quả của công xét duyệt hồ sơ BHXH tại BHXH huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016 29 Bảng 2.18 : Kết quả chi trả chế độ ốm đau tại BHXH huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016 31 Bảng 2.19 : Kết quả chi trả chế độ thai sản tại BHXH huyện Gia Bình giai đoạn 2014 – 2016 32 Bảng 2.20 : Kết quả chi trả chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe tại BHXH huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016 33 Bảng 2.21 :Kết quả chi trả chế độ TNLĐ-BNN tại BHXH huyện Gia Bình giai đoạn 2014 – 2016 34 Bảng 2.22 : Kết quả chi trả lương hưu hàng tháng tại BHXH huyện Gia Bình giai đoạn 2014- 2016 35 Bảng 2.23 : Kết quả chi trả trợ cấp BHXH một lần tại BHXH huyện Gia Bình trong giai đoạn 2014 - 2016 37 Bảng 2.24 : Kết quả chi trả chế độ tử tuất hàng tháng tại BHXH huyện Gia Bình giai đoạn 2014 - 2016 38 Bảng 2.25: Kết quả chi trả chế độ tử tuất một lần tại BHXH huyện Gia Bình trong giai đoạn 2014-2016 39 Bảng 2.26: Kết quả chi trả chế độ BHXH tự nguyện tại BHXH huyện Gia Bình trong giai đoạn 2014-2016 40 Bảng 2.27: Kết quả chi trả chế độ BHTN tại BHXH huyện Gia Bình trong giai đoạn 2014-2016 41 v LỜI MỞ ĐẦU BHXH từ khi ra đời cho đến nay vẫn luôn giữ trong mình một nghĩa vụ to lớn và vô cùng ý nghĩa đó là đảm bảo sự thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ chẳng may gặp phải rủi ro như ốm đau, bệnh tật hay hết tuổi lao động, không tạo ra thu nhập; giúp họ và gia đình đảm bảo ổn định đời sống cũng như thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước; sự chia sẻ của cộng đồng sau những đóng góp cống hiến của họ cho công việc, cho xã hội BHXH thật sự là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta với diện bao phủ toàn dân và tính chất gắn kết cộng đồng giúp người lao động yên tâm công tác đồng thời giữ ổn định xã hội Ở Việt Nam, ngay từ khi mới thành lập Nhà nước vào năm 1945, BHXH đã được quan tâm thực hiện Trải qua nhiều thời kì, giai đoạn phát triển, đến nay chính sách BHXH đã tương đối hoàn thiện Sự phát triển mở rộng không ngừng của đối tượng tham gia đã đặt ra yêu cầu cao hơn cho các cơ quan thực hiện BHXH trong công tác quản lý BHXH huyện là một bộ phận trong hệ thống quản lý của BHXH Việt Nam Thực hiện tốt hoạt động ở cấp huyện thì mới đảm bảo cho việc thực hiện của cả hệ thống Nhận thức được điều đó, em đã lựa chọn phân tích đề tài: “ Tình hình thực hiện BHXH tại BHXH huyện Gia Bình - tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2014-2016” nhằm hiểu rõ hơn về tình hình thực hiện của BHXH huyện Gia Bình nói riêng và của các cơ quan BHXH cấp huyện nói chung trong hệ thống BHXH Việt Nam Qua đó đóng góp một vài ý kiến, giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý BHXH huyện Gia Bình Bài tiểu luận của em gồm 3 phần chính: Phần I: Khái quát đặc điểm, tình hình chung tại BHXH huyện Gia Bình Phần II: Tình hình thực hiện BHXH tại BHXH huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016 Phần III: Nhận xét và kiến nghị Em xin chân thành cảm ơn cô Lê Thị Xuân Hương đã tạo điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn để em có thể hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này Do kiến thức, kinh nghiệm còn hạn chế nên bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của cô để em hoàn thiện bài làm của mình Em xin chân thành cảm ơn! 1 PHẦN I KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG TẠI BHXH HUYỆN GIA BÌNH 1.1.Đặc điểm tình hình tại BHXH huyện Gia Bình 1.1.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của BHXH huyện Gia Bình Huyện Gia Bình chính thức được tách lập từ huyện Gia Lương cũ năm 1999 bao gồm 13 xã và 01 thị trấn, hiện nay diện tích của huyện Gia Bình là 10.752,81 ha với dân số là hơn 12 vạn người Gia Bình là một huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Bắc Ninh, phía Bắc giáp huyện Quế Võ với địa giới là sông Đuống, phía Nam giáp huyện Lương Tài, phía Tây giáp huyện Thuận Thành, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương; địa hình tương đối bằng phẳng Vị trí địa lý đó đem lại cho Gia Bình điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế về các lĩnh vực giao thông đường sông và đường bộ, được bù đắp phù sa từ sông Đuống là một thuận lợi để phát triển nông nghiệp nông thôn Khắc phục những khó khăn, huyện Gia Bình đã và đang phát huy tiềm năng, không ngừng phát triển mọi mặt về kinh tế - xã hội đạt nhiều thành quả đáng ghi nhận, góp phần sự nghiệp phát triển đất nước Bên cạnh việc chú trọng phát triển kinh tế, huyện Gia Bình luôn quan tâm chỉ đạo theo thẩm quyền và phối hợp chặt chẽ với cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện nhằm thực hiện tốt nhất mục tiêu chung của Đảng và Nhà nước về đảm bảo an sinh xã hội, phát triển đất nước Bảo hiểm xã hội huyện Gia Bình được thành lập theo quyết định số 2844/BHXH – QĐ ngày 18/11/1999 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, sau khi chia tách từ BHXH huyện Gia Lương cũ, BHXH huyện Gia Bình đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2000, thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Bảo hiểm xã hội huyện Gia Bình là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh, nằm trong hệ thống tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có chức năng giúp Giám Đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội và quản lý tài chính bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện 1.1.2 Chức năng nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH huyện Gia Bình 1.1.2.1.Chức năng, nhiệm vụ của BHXH huyện Gia Bình Cơ quan BHXH huyện Gia Bình là cơ quan thuộc hệ thống BHXH 2 Việt Nam từ Trung ương đến cấp huyện chịu sự chỉ đạo trực tiếp toàn diện của giám đốc BHXH Tỉnh Bắc Ninh, có chức năng giúp giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện chế độ chính sách BHXH, BHYT, quản lý thu, chi BHXH, BHYT trên địa bàn huyện theo phân cấp quản lý của BHXH Việt Nam và quy định của pháp luật Cơ quan BHXH huyện Gia Bình có các nhiệm vụ và quyền hạn sau: Xây dựng, trình giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh kế hoạch phát triển Bảo hiểm xã hội huyện dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh, cụ thể ;Tổ chức khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo phân cấp Tổ chức cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia bảo hiểm theo phân cấp.Tổ chức thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức và cá nhân theo phân cấp Kiểm tra việc ký hợp đồng, việc đóng trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiêp, bảo hiểm y tế đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động Tổ chức chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo phân cấp; từ chối việc đóng hoặc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế không đúng quy định.Quản lý và sử dụng, hạch toán các nguồn kinh phí và tài sản của BHXH huyện theo phân cấp Tổ chức ký hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp; giám sát thực, hiện hợp đồng và giám sát việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, bảo vệ quyền lợi người có thẻ bảo hiểm y tế và chống lam dụng quỹ bảo hiểm y tế.Tổ chức ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân làm đại lý thu BHXH, BHYT và đại lý chi các chế độ BHXH, BHTN theo quy định Kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội tỉnh; tổ chức bộ phận tiếp nhận, trả kết quả giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo cơ chế ''một cửa'' tại cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ các 3 đối tượng tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định.Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho các tổ chức và cá nhân tham gia bảo hiểm Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội ở huyện, với các tổ chúc, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật Đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chúc và cá nhân trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế dộ bảo hiểm, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế khi tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu Cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền 1.1.2.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của cơ quan BHXH huyện Gia Bình Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý BHXH huyện Gia Bình được chia thành các phòng ban theo chức năng nhiệm vụ và được thể hiện theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1: Hệ thống tổ chức BHXH huyện Gia Bình Giám đốc Bộ phận kế toán Phó giám đốc Phó giám đốc Bộ phận thu Bộ phận Cấp sổ, thẻ Bộ phận Bộ phận một cửa chế độ, chính sách Bộ phận giám định BHYT (Nguồn: BHXH huyện Gia Bình) 4 BHXH huyện Gia Bình phân công nhiệm vụ như sau: - 01 Giám đốc: phụ trách chung điều hành mọi hoạt động của cơ quan, chịu trách nhiệm trước Giám đốc BHXH Tỉnh Bắc Ninh về mọi hoạt động của cơ quan BHXH huyện Gia Bình và chịu trách nhiệm trước Huyện ủy, UBND huyện Gia Bình về thực hiện chính sách BHXH ở địa phương - 02 phó Giám đốc: giúp việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm phần việc do Giám đốc phân công, thay mặt Giám đốc giải quyết công việc điều hành cơ quan khi được Giám đốc ủy quyền, kiêm phụ trách công tác giám định BHYT - Bộ phận một cửa : tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, phối hợp với bộ phận chức năng có liên quan giải quyết hồ sơ, sau đó trình lãnh đạo có thẩm quyền ký, trả kết quả cho tổ chức, cá nhân, thu phí, lệ phí đối với những công việc được thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật - Bộ phận thu: gồm các cán bộ, nhân viên làm nghiệp vụ thu BHXH Bộ phận này có các chức năng cơ bản như lập kế hoạch thu BHXH theo kỳ; hướng dẫn đơn vị lập danh sách lao động, quỹ tiền lương đóng BHXH, BHYT hàng tháng; báo cáo kết quả thu về BHXH Tỉnh theo quy định - Bộ phận cấp sổ thẻ : nhận hồ sơ đề nghị cấp lại, đổi sổ BHXH, thẻ BHYT từ bộ phận một cửa và từ bộ phận Thu chuyển đến; kiểm tra hồ sơ, đối chiếu với dữ liệu trên chương trình SMS; trình lãnh đạo phê duyệt vào đơn đề nghị, sau đó thực hiện in sổ BHXH, thẻ BHYT theo những nội dung điều chỉnh (nếu có); chuyển sổ BHXH, thẻ BHYT và giấy tờ bản chính cho bộ phận một cửa để trả cho tổ chức, cá nhân và thực hiện lưu trữ đúng quy định - Bộ phận chế độ chính sách: gồm những cán bộ quản lý chính sách, cán bộ lưu trữ hồ sơ Nhiệm vụ chủ yếu như: quản lý hồ sơ của các đối tượng, theo dõi biến động các đối tượng hưởng, thôi hưởng chế độ - Bộ phận giám định BHYT: chuyên theo dõi bệnh viện khám chữa bệnh tại trung tâm y tế và bệnh viện trên địa bàn, kiểm tra thủ tục giấy tờ phiếu khám chữa bệnh BHYT và khám chữa bệnh tại bệnh viện - Bộ phận kế toán: bao gồm những cán bộ làm nghiệp vụ chi BHXH Nhiệm vụ của bộ phận này chủ yếu là chi lương hưu và trợ cấp BHXH cho những người tham gia BHXH về hưu và trợ cấp cho những người mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất Ngoài ra còn chi trợ cấp ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức cho các đơn vị 1.1.3 Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lao động tại BHXH 5 triệu đồng Số tiền chi trả có xu hướng tăng lên qua các năm là do số đối tượng hưởng tăng lên b,Công tác chi trả chế độ tử tuất Tình hình chi trả chế độ tử tuất hàng tháng ở BHXH huyện Gia Bình đoạn 2014-2016 Người lao động là người đem lại thu nhập cho gia đình, nuôi dưỡng những người phụ thuộc trong gia đình như: người hết tuổi lao động, người mất khả năng lao động và người chưa đến tuổi lao động Vì vậy, họ đóng vai trò là trụ cột trong gia đình, nếu như NLĐ mất đi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vật chất, tinh thần cho thân nhân của NLĐ Vì vậy, nhằm giúp đỡ cho thân nhân của người lao động chế độ tử tuất đã được ra đời, đây là một chính sách mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc của Đảng và nhà nước ta Nhận thức được ý nghĩa của chế độ mà BHXH huyện Gia Bình luôn cố gắng thực hiện tốt công tác chi trả để đảm bảo quyền lợi cho thân nhân của đối tượng hưởng Kết quả được thể hiện qua bảng dưới đây: Bảng 2.24 : Kết quả chi trả chế độ tử tuất hàng tháng tại BHXH huyện Gia Bình giai đoạn 2014 - 2016 NSNN Năm Số người Số tiền (người) (triệu đồng) 2014 347 2015 2016 Quỹ BHXH Số người Số tiền Tổng số Số người Số tiền (người) (triệu đồng) (người) (triệu đồng) 2129,57 98 682,18 445 2811,75 355 2164,99 116 736,16 471 2901,15 362 2361,43 129 1013,30 491 3374,73 ( Nguồn: BHXH huyện Gia Bình) Qua bảng số liệu ta thấy: Đối tượng hưởng và số tiền chi trả chế độ tử tuất hàng tháng tại BHXH huyện Gia Bình không ngừng biến động qua các năm, tuy nhiên mức biến động nhẹ Cụ thể như sau: Tổng số đối tượng hưởng chế độ có xu hướng tăng qua các năm Năm 2014, tổng số đối tượng hưởng là 445 người, trong đó số đối tượng hưởng từ NSNN là 347 người chiếm 77,98 % và số đối tượng hưởng từ quỹ BHXH là 98 người chiếm 22,02% Năm 2016, tổng số đối tượng hưởng 38 tăng lên đến 491 người, tăng 46 người so với năm 2014 tương ứng tăng 10,38 Như vậy, số đối tượng hưởng từ NSNN tăng lên không ngừng là do đối tượng hưởng từ NSNN có thời gian hưởng chế độ BHXH trước ngày 1/1/1995 nên những đối tượng hưởng này theo quy luật tự nhiên thì tuổi cao nên số đối tượng hưởng chế độ tuất tăng không ngừng Tổng số tiền chi trả chế độ từ 2811,75 triệu đồng năm 2014 tăng lên 2274,73 triệu đồng năm 2015, trong 3 năm tăng 20,02 % tương đương với 562,98 triệu đồng Năm 2016, tổng số tiền chi trả chế độ cao nhất đạt 3374,73 triệu đồng, trong đó số tiền chi từ NSNN là 2361,43 triệu đồng chiếm 69,97%, số tiền chi từ quỹ BHXH chiếm 30,03% tương đương với 1013,30 triệu đồng Sở dĩ, số tiền chi trả từ NSNN chiếm tỉ trong cao hơn số tiền chi từ quỹ BHXH là do số đối tượng hưởng từ NSNN nhiều hơn số đối tượng hưởng từ quỹ BHXH Tình hình chi trả chế độ tử tuất một lần tại BHXH huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016 Nhiều đối tượng tham gia BHXH khi tử vong không thuộc diện hưởng chế độ tử tuất hàng tháng và để công bằng, BHXH sẽ hỗ trợ cho gia đình họ khoản tiền dựa trên thời gian đã đóng BHXH, nhằm bù đắp một phần cho thân nhân người lao động với sự mất mát và khắc phục khó khăn trước mắ Cũng giống như các công tác chi trả các chế độ khác, công tác chi trả chế độ tuất một lần được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, chi trả đúng đối tượng và kịp thời Công tác chi trả được thực hiện ở BHXH huyện Gia Bình cụ thể như sau: Bảng 2.25: Kết quả chi trả chế độ tử tuất một lần tại BHXH huyện Gia Bình trong giai đoạn 2014-2016 Chỉ tiêu NSNN QuỹBHXH Tổng số Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) 2014 71,58 11,08 583,27 88,92 654,85 100 2015 155,83 16,48 789,71 83,52 945,54 100 2016 60,9 5,6 962,32 94,4 1023,22 100 Năm ( Nguồn: BHXH huyện Gia Bình) 39 Qua bảng số liệu trên ta thấy: Số tiền chi trả chế độ tuất một lần ở BHXH huyện Gia Bình biến động không ngừng qua các năm Cụ thể như sau: Tổng số tiền chi trả chế độ tuất một lần theo nguồn quỹ NSNN có xu hướng tăng giảm không đều qua các năm, năm 2014 tổng số tiền chi trả là 71,58 triệu đồng tương ứng 11,08 , trong đó số tiền chi trả từ NSNN chiếm 88,92% tương đương với 582,27 triệu đồng Năm 2016, tổng số tiền chi trả chế độ tăng mạnh từ 654,85 triệu đồng năm 2014 lên 1023,22 triệu đồng năm 2016 Có điều này là do, số đối tượng hưởng từ quỹ BHXH tăng lên và sự điều chỉnh lức lương tối thiểu chung của nhà nước làm cho mức tiền lương làm căn cứ hưởng chế độ cũng tăng lên 2.6.2 Công tác chi trả chế độ BHXH tự nguyện Bên cạnh công tác chi trả chế độ BHXH bắt buộc cho người lao động Công tác chi trả chế độ BHXH tự nguyện cũng được thực hiện nghiêm túc dưới sự quản lý trực tiếp của phó giám đốc BHXH huyện Gia Bình Là chế độ mới và chưa có tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu chi trả BHXH của huyện,tuy nhiên trong giai đoạn 2014-2016 công tác chi trả chế độ BHXH tự nguyện cũng đạt được kết quả đáng ghi nhận, kết quả đạt được được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 2.26: Kết quả chi trả chế độ BHXH tự nguyện tại BHXH huyện Gia Bình trong giai đoạn 2014-2016 Chỉ tiêu Chi hàng tháng Chi một lần Tổng số Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) 2014 149,89 92,86 11,52 7,14 161,41 100 2015 297,95 100 0 0 297,95 100 2016 520,77 100 0 0 520,77 100 Năm (Nguồn:BHXH huyện Gia Bình) Qua bảng số liệu ta thấy việc chi trả chế độ BHXH tự nguyện có 2 hình thức chi hàng tháng và chi một lần.Năm 2014 số tiền chi trả hàng tháng 149,89 triệu đồng chiếm 92,86% tổng số tiền chi trả Năm 2015 và 2016 số tiền chi trả hàng tháng chiếm 10%, và có sự tăng nhanh từ 297,95 triệu đồng năm 2015 lên 520,77 triệu đồng năm 2016, tăng 222,82 triệu 40 đồng, tương ứng tăng 74,78% Từ đó cho thấy công tác chi trả chế độ BHXH tự nguyện được thực hiện ngày càng có hiệu quả 2.6.3 Công tác chi trả chế độ BHTN Công tác chi trả BHTN có vai trò quan trọng đối với người đang nghỉ hưởng chế độ, giúp hộ có thu nhập trong thời gian chưa tìm được việc làm Trong giai đoạn 2014-2016 công tác chi trả chế độ BHTN được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 2.27: Kết quả chi trả chế độ BHTN tại BHXH huyện Gia Bình trong giai đoạn 2014-2016 Chỉ Chi hàng tháng tiêu Số tiền Tỷ (triệu trọng (%) đồng) Năm Chi một lần Tổng số Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) 2014 1682,69 96,3 64,67 3,7 1747,36 100 2015 2311,31 97,8 51,74 2,2 2363,05 100 2016 2210,09 100 0 0 2210,09 100 (Nguồn:BHXH huyện Gia Bình) Qua bảng số liệu ta thấy việc chi trả chế độ BHTN cũng có 2 hình thức chi hàng tháng và chi một lần.Năm 2014 số tiền chi trả hàng tháng 1682,69 triệu đồng chiếm 96,3 % tổng số tiền chi trả Năm 2015 số tiền chi trả hàng tháng 2311,31 triệu đồng chiếm 97,8 % tổng số tiền chi trả và 2016 số tiền chi trả hàng tháng chiếm 100% Tổng số tiền chi trả qua các năm có sự biến động tăng giảm không đồng đều năm 2014 tổng số tiền chi trả là 1747,36 triệu đồng,năm 2015 tăng 615,69 triệu đồng so với năm 2014 Đến năm 2016 tổng số tiền chi trả giảm còn 2210,09 triệu đồng, giảm 152,96 triệu đồng, tương ứng giảm 6,49 % Có sự tăng giảm không đều là do đối tượng thất nghiệp qua các năm có sự thay đổi không đều, mức hưởng tuy có tăng nhưng số lao động hưởng chế độ giảm nên tổng số tiền chi trả cũng giảm theo 2.7 Công tác quản lý, sử dụng quỹ BHXH tại BHXH huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016 BHXH huyện Gia Bình đã tiến hành tổ chức, hướng dẫn thực hiện thu BHXH, BHYT; cấp 186 sổ BHXH năm 2016 tăng 6 sổ so với năm 41 2014, thẻ BHYT cũng tăng từ 61257 lên 75505 trong giai đoạn 2014-2016 cho NLĐ và NSDLĐ theo phân cấp quản lý BHXH huyện đã thực hiện tốt việc chi trả các chế độ BHXH đúng, đủ, kịp thời cho các đối tượng đảm bảo nguyên tắc tài chính và những quy chế của ngành Toàn bộ quỹ BHXH được chuyển về BHXH Tỉnh Hằng quý, BHXH huyện Gia Bình có trách nhiệm quyết toán số tiền 2% đơn vị được giữ lại, xác định số tiền chênh lệch thừa thiếu Căn cứ tình hình thực hiện năm trước, 6 tháng đầu năm và khả năng mở rộng đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn, lập 02 bản kế hoạch thu BHXH năm sau (mẫu K011-TS) gửi 01 bản đến BHXH Tỉnh trước ngày 10/06 hằng năm 2.8 Công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ về BHXH tại BHXH huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016 Công tác quản lý và lưu trữ hồ sơ được thực hiện cẩn thận, hồ sơ được cất giữ trong tủ và sắp xếp gọn gàng, thuận tiện cho việc kiếm tìm và tra cứu, đảm bảo hồ sơ không bị thất lạc, hiện nay BHXH huyện Gia Bình có tổng số 35 tủ đựng hồ sơ tại các phòng và một kho lớn bảo quản; ngoài ra còn thực hiện lưu trữ file mềm trên máy tính BHXH huyện luôn cập nhật thông tin, dữ liệu của người tham gia BHXH, BHYT để phục vụ kịp thời cho công tác nghiệp vụ và quản lý Đồng thời, BHXH huyện tổ chức phân loại, lưu trữ và bảo quản hồ sơ, tài liệu thu BHXH, BHYT đảm bảo khoa học để thuận tiện khai thác, sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý người tham gia BHXH, BHYT, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho người tham gia BHXH, BHYT bắt buộc 2.9 Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách, chế độ BHXH và việc xử lý các vi phạm pháp luật về NHXH tại BHXH huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016 Trong giai đoạn 2014-2016, BHXH huyện Gia Bình đã tiến hành kiểm tra các đơn vị theo phân khối trên địa bàn huyện ở các nội dung: công tác thu BHXH, chi trả trợ cấp ngắn hạn, cấp và quản lý sổ BHXH, kiểm tra thực thi công vụ và phối hợp với thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội kiểm tra liên ngành Qua kiểm tra, đã truy thu tiền BHXH, BHYT còn thiếu của 04 đơn vị Nguyên nhân là do đơn vị đăng ký mức lương tham gia BHXH đối với lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại chưa đúng quy định; có 42 đơn vị chưa báo tăng lương cho người lao động Bên cạnh đó còn nhiều doanh nghiệp trốn đóng BHXH cho người lao động, các đoàn kiểm tra đã phát hiện số lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc và yêu cầu các đơn vị phải đăng ký tham gia BHXH cho người lao động Một số đơn vị không kiểm soát ngày công ốm của người lao động dẫn đến nhiều lao động vừa hưởng lương vừa hưởng trợ cấp BHXH ngắn hạn (ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe) Với việc thường xuyên tích cực kiểm tra về công tác thu nộp tiền BHXH, công tác kiểm tra đã góp phần không nhỏ đảm bảo tiến độ thu nộp BHXH của BHXH huyện Gia Bình 2.10 Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại tại BHXH huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016 Công tác tiếp công dân, giái quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo luôn được quan tâm, chú trọng và đi vào nề nếp Tuy trong giai đoạn 2014-2016 không có đơn tố cáo, khiếu nại nhưng vẫn còn có 10 đơn thắc mắc, kiến nghị của công dân đưa lên BHXH huyện và đều được BHXH huyện trả lời, giải thích rõ theo đúng quy định về chế độ, chính sách của Luật BHXH, Luật BHYT Đơn thư được xử lý kịp thời, giải quyết đúng thẩm quyền, thực hiện đúng thủ tục và thời gian theo quy định, không để đơn thư bị tồn đọng, kéo dài Việc thực hiện đúng, đầy đủ chế độ chính sách BHXH, BHYT của cơ quan BHXH huyện cho NLĐ và các đối tượng thụ hưởng chế độ trên địa bàn huyện đã góp phần ổn định chính trị xã hội ở địa phương Trong giai đoạn 2014-2016 đơn vị không xảy ra vụ việc tham nhũng và không có đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan tới tham nhũng 43 PHẦN III NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 3.1.Nhận xét về tình hình thực hiện BHXH tại BHXH huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016 Dưới sự chỉ đạo nghiệp vụ của BHXH Tỉnh Bắc Ninh, và được sự quan tâm, giúp đỡ của các phòng ban, UBND huyện cùng với sự nỗ lực của các cán bộ nhân viên, sự phối hợp của các ban ngành liên quan, các đơn vị tham gia BHXH, trong năm qua BHXH huyện Gia Bình luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của mình Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả trên BHXH huyện cũng gặp không ít khó khăn Cụ thể: 3.1.1.Những mặt đạt được của BHXH huyện Gia Bình * Về công tác quản lý thực hiện chế độ chính sách BHXH Đơn vị đã thực hiện chương trình cải cách hành chính của BHXH Việt Nam, BHXH huyện đã triển khai công tác giải quyết các chế độ chính sách BHXH theo quy trình "Một cửa" đảm bảo không gây phiền hà cho tổ chức và cá nhân tới liên hệ giải quyết Trong giai đoạn 2014 - 2016 BHXH huyện đã tiếp nhận, thẩm định, xét duyệt và giải quyết cho hàng ngàn lượt người hưởng các chế độ BHXH như hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… và hàng trăm lượt người hưởng các chế độ BHXH ngắn hạn như ốm đau, thai sản Với số lượng đối tượng hưởng các chế độ BHXH dài hạn khá lớn, nhưng qua những lần điều chỉnh tiền lương hưu và trợ cấp BHXH, BHXH huyện đã tập trung điều chỉnh đảm bảo chính xác kịp thời làm cho đối tượng hưởng * Về công tác thu BHXH Trong công tác quản lý thu BHXH tại cơ quan BHXH huyện Gia Bình đã dần khắc phục được những khó khăn trong việc quản lý thu, các cán bộ chịu trách nhiệm về công tác thu trong đơn vị ngày càng nâng cao trình độ hiểu biết về chuyên môn Cùng với sự hướng dẫn tận tình của cán bộ thu, các cán bộ làm công tác phụ trách BHXH tại các đơn vị đã dần khắc phục được những sai sót trong việc ghi chép sổ BHXH, giữ sổ BHXH, hàng tháng đến cơ quan BHXH khai báo tăng, báo giảm số lượng lao động và tiến hành chốt sổ BHXH, quét sổ BHXH Trong quy trình thu, phần mềm BHXH NET đã tạo nên một bước tiến quan trọng trong công tác quản lý thu Với phần mềm này, đã tạo nên 44 một chu trình kép kín có thể ứng dụng, tìm kiếm thông tin trả lời đối tượng một cách nhanh nhất Tiến hành thẩm định kịp thời hồ sơ của từng người lao động để đảm bảo thu tiền BHXH đầy đủ các đối tượng, tiến hành kiểm tra, rà soát, đối chiếu chặt chẽ các đối tượng tăng mới, giảm chết, chuyển đi trong bảng lương, trên danh sách tăng, giảm đối tượng hàng tháng * Về công tác chi trả các chế độ BHXH Với số lượng đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH thường xuyên khá lớn với số chi ngày càng tăng, BHXH huyện đã chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH đến tận tay hầu hết các đối tượng hưởng đảm bảo đúng, đủ, kịp thời và hoàn thành trước ngày 15 hàng tháng Nếu năm 2014 tổng số tiền chi trả chế độ BHXH là 81880,25 triệu đồng thì năm 2016 tổng số tiền chi trả là 97425,15 triệu đồng tăng 15544,9 triệu đồng tương ứng tăng 18,98 % Việc chi trả các chế độ ốm đau, thai sản được thực hiện tốt và ngày càng được cải tiến về quy trình, thời gian tạo thuận lợi cho các đơn vị sử dụng lao động và người lao động, đảm bảo đúng quy định của Nhà nước và BHXH Việt Nam * Về công tác thanh tra, kiểm tra Công tác kiểm tra thực hiện chế độ chính sách BHXH, BHYT luôn được BHXH huyện quan tâm đúng mức, BHXH huyện luôn thực hiện nghiêm túc việc tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại hoặc hỏi về chế độ chính sách BHXH, BHYT Hàng năm, đơn vị đã chủ động xây dựng chương trình kiểm tra và tổ chức thực hiện nhiều cuộc kiểm tra tập trung vào các lĩnh vực như : Thực hiện nghĩa vụ thu nộp BHXH của các đơn vị sử dụng lao động, cấp sổ BHXH cho người lao động, việc giải quyết các chế độ BHXH dài hạn, ngắn hạn cho người lao động Trong 3 năm từ 2014 - 2016 đơn vị đã thực hiện hàng trăm cuộc kiểm tra trong đó chú trọng cả việc tự kiểm tra thường xuyên và tổ chức thành Đoàn kiểm tra, phối hợp Đoàn kiểm tra liên ngành Qua kiểm tra đã phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai sót và hướng dẫn các đối tượng được kiểm tra thực hiện đúng quy định của Ngành và của Nhà nước về thực hiện các chế độ BHXH, BHYT * Về công tác cải cách hành chính và công tác tuyên truyền BHXH huyện đã thực hiện công tác cải cách hành chính theo hướng dẫn của ngành và của BHXH tỉnh, lãnh đạo BHXH huyện luôn quán triệt với toàn thể cán bộ, công chức đẩy nhanh việc chuyển đổi tác phong làm 45 việc hành chính thụ động sang phục vụ năng động các đối tượng tham gia BHXH, BHYT Đã thực hiện giải quyết chế độ chính sách BHXH, BHYT theo cơ chế một cửa liên thông tại BHXH huyện từ năm 2015 Thực hiện rút ngắn hơn thời gian cấp thẻ và cấp lại thẻ BHYT theo quy định; bố trí cán bộ thường xuyên trực tiếp công dân tại Phòng tiếp công dân tại BHXH huyện và tại các Bệnh viện, Trung tâm y tế trên địa bàn huyện Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu quản lý nghiệp vụ góp phần quản lý chặt chẽ đối tượng tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT đồng thời giảm bớt thủ tục, thời gian cho đối tượng BHXH huyện cũng rất chú trọng công tác thông tin tuyên truyền về chính sách BHXH, BHYT với nhiều hình thức đa dạng, phong phú 3.1.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân của hạn chế a, Những mặt hạn chế * Về mặt dân trí, nhận thức của người dân về chính sách BHXH Vẫn còn một bộ phận nhỏ người dân chưa hiểu rõ hết ý nghĩa và tầm quan trọng của chính sách này nên vẫn chưa tham gia, ảnh hưởng rất lớn đến việc thu nộp BHYT Cần tác động sâu đến nhận thức của người dân hơn nữa *Về công tác tuyên truyền phổ biến BHXH huyện đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền thông tin, phổ biến các chính sách pháp luật về BHXH, tuy nhiên nội dung tuyên truyền còn nghèo nàn, thời lượng phát sóng còn ít nên những kết quả thu được chưa cao Từ đó đòi hỏi BHXH huyện Gia Bình cần chú trọng hơn đến công tác tuyên truyền để có nội dung tuyên truyền vừa đúng với nội dung và thu hút về hình thức *Về công tác thanh quyết toán Việc thanh toán chế độ ốm đau, thai sản và kinh phí nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe tại các đơn vị tham gia BHXH thường chậm, chứng từ không đầy đủ hoặc không đảm bảo đúng quy định.Việc báo cáo, đối chiếu tăng giảm hàng quý ở một số đơn vị còn chậm nên gây khó khăn cho việc tổng hợp, báo cáo lên cơ quan cấp trên theo quy định.Từ đó đòi hỏi cán bộ phòng BHXH cần thực hiện đúng quy trình giải quyết chế độ ngắn hạn cho người lao động, quản lý quỹ thời gian để không làm chậm tiến độ báo cáo tổng hợp 46 * Về công tác thanh tra, kiểm tra Công tác thanh tra, kiểm tra cũng chưa được thực hiện thường xuyên Đội ngũ cán bộ thanh tra còn rất mỏng Công tác thanh tra phối hợp liên ngành để kiểm tra tại các đơn vị sử dụng lao động còn hạn chế, nhiều doanh nghiệp vi phạm pháp luật về lao động, khai giảm số lao động thực tế đang làm việc, khai giảm quỹ lương để giảm nộp BHXH nhưng chưa bị xử lý mà chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở nên tình trạng tái phạm vẫn có thể xảy ra b,Nguyên nhân của hạn chế Nguyên nhân từ phía người lao động: Hầu hết họ đều hiểu rõ về trách nhiệm và quyền lợi tham gia BHXH nhưng do sức ép về việc làm nên họ không dám đấu tranh với chủ sử dụng lao động để đòi hỏi quyền được tham gia BHXH của mình Một thực tế nữa là tổ chức công đoàn ở cơ sở chưa mạnh, chưa mạnh dạn đấu tranh để bảo vệ quyền lợi người lao động, đặc biệt đối với những trường hợp mà người sử dụng lao động đã trích tiền đóng của người lao động, nhưng không nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội mà sử dụng vào mục đích khác Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp: theo cơ quan BHXH huyện thì việc các doanh nghiệp tham gia BHXH, cho người lao động đạt tỷ lệ thấp là do: các doanh nghiệp đa số có quy mô vừa và nhỏ, lao động làm việc theo mùa vụ, ý thức của người sử dụng lao động và người lao động chưa cao, nhiều lao động chưa nắm bắt bắt được bộ luật lao động Các doanh nghiệp khi hoạt động không đăng ký thang bảng lương cụ thể với cơ quan quản lý lao động, ký hợp đồng không đúng quy định hoặc không ký hợp đồng lao động đã gây khó khăn cho cơ quan BHXH trong việc xác lập tiền lương làm căn cứ đóng BHXH Ngoài ra, việc khó khăn trong sản xuất kinh doanh cũng làm một nguyên nhân khiến các doanh nghiệp đôi khi khổng thể nộp đủ tiền đóng BHXH, gây ra nợ đọng Nhiều DN ngoài quốc doanh có phương án sản xuất kinh doanh không ổn định, cộng với sự biến động tiêu cực của thị trường sẽ dễ bị đầy vào tình trạng phá sản, giải thể, làm cho người lao động mất việc làm Công tác thanh tra, kiểm tra cũng chưa được thực hiện thường xuyên Đội ngũ cán bộ thanh tra còn rất mỏng Công tác thanh tra phối hợp liên ngành để kiểm tra tại các đơn vị sử dụng lao động còn hạn chế, nhiều doanh nghiệp vi phạm pháp luật về lao động, khai giảm số lao động thực tế đang làm việc, khai giảm quỹ lương để giảm nộp BHXH nhưng chưa bị xử 47 lý mà chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở nên tình trạng tái phạm vẫn có thể xảy ra Nguyên nhân từ phía cơ quan BHXH: Công tác thông tin tuyên truyền, giải đáp các chế độ, chính sách chưa được thực hiện thường xuyên, nội dung và hình thức còn nhiều hạn chế Chưa tìm hiểu được mức lương tham gia BHXH cho người lao động măc dù biết có sự khai giảm mức lương so với thực tế Trên cơ sở những kết quả đã đạt được và những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý thu của BHXH Huyện Trấn Yên đó chính là những tiền đề cơ sở để đưa ra các giải pháp đẩy mạnh hơn nữa công tác thu, để công tác thu đạt hiệu quả cao nhất trong thời gian tới Nguyên nhân từ phía Nhà nước: Các văn bản Thông tư, Nghị định quy định về chính sách BHXH thường xuyên được sửa đổi, bổ sung, số lượng văn bản là quá nhiều, khiến cơ quản lý khó thực hiện, nhiều khi không đồng bộ NSDLĐ và NLĐ cũng khó nắm vững được các chính sách chế độ, đã gây ra nhiều cách hiểu khác nhau Và đối khi chính các quy định của pháp luật đã tạo kẽ hở để cho các đơn vị sử dụng lao 3.2 Kiến nghị 3.2.1 Kiến nghị với các ban ngành liên quan Cần tăng cường chỉ đạo các Bộ, ban ngành chức năng của tỉnh trong công tác quản lý Nhà nước về BHXH ở địa phương, gắn trách nhiệm phối hợp với cơ quan BHXH trong việc quản lý đối tượng thụ hưởng các chế độ BHXH Các cơ quan ban ngành địa phương như: Ngân hàng, kho bạc, hệ thống bưu điện, cơ quan công an… cần thường xuyên phối hợp chặt chẽ với ngành BHXH trong việc quản lý BHXH, thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát, xác định đầy đủ số lượng NLĐ thuộc diện hưởng chế độ BHXH, có sự phối hợp nhịp nhàng trong việc vận chuyển tiền mặt đến nơi chi trả, cũng như công tác bảo quản tiền mặt Hơn nữa, các cơ quan chức năng có liên quan cần có sự chia sẻ, giúp đỡ nhau cả về nhân lực cũng như kinh nghiệm trong việc chi trả chế độ để tránh tình trạng chi sai, chi thừa.và công tác thu đúng thu đủ Cần thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tổ chức phối hợp với các ngành: Bộ Lao động thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động và BHXH thành phố trong công tác kiểm tra liên ngành về thực hiện nghiệp vụ tại đơn vị BHXH 48 Phối hợp chặt chẽ với kho bạc để chủ động về kinh phí, chủ động về tiền mặt, thực hiện kiểm điểm tiền trước khi và để riêng cho từng mức người hưởng Như vậy sẽ rút ngắn được thời gian chi trả cho đối tượng Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, bên cạnh sự nỗ lực phấn đấu của toàn ngành BHXH cần có sự quan tâm, giúp đỡ và chỉ đạo thường xuyên của các cấp chính quyền, các ngành chức năng có liên quan, các cơ quan thông tấn báo chí tuyên truyền trong việc vận động các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hiểu đầy đủ về nghĩa vụ và quyền lợi của NLĐ trong việc thực hiện các chế độ BHXH Bên cạnh đó, cần phải tăng cường phối hợp và giám sát hoạt động của hệ thống cơ quan BHXH trong quá trình thực hiện chi trả các chế độ từ khâu ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đến việc thực hiện các hoạt động nghiệp vụ 3.2.2 Kiến nghị với BHXH Việt Nam BHXH Việt Nam cần chủ động phối hợp với các bộ: Lao động Thương binh và Xã hội, Y tế, Tài chính, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và các bộ có liên quan để đề nghị Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung Luật BHXH, Luật BHYT phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị tổ chức thực hiện nhiệm vụ; tháo gỡ kịp thời khó khăn vướng mắc nảy sinh Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bổ sung một số quy định về điều kiện cấp phép kinh doanh đối với loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm ràng buộc trách nhiệm của chủ doanh nghiệp trong việc chấp hành Luật BHXH, BHYT Cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật BHXH theo đúng chương trình, kế hoạch đã đặt ra Thực hiện đồng bộ các văn bản pháp luật, tránh chồng chéo giữa Luật, Nghị định, Thông tư gây khó khăn cho cơ quan BHXH cấp dưới trong quá trình thực hiện Chủ động đánh giá hệ thống văn bản, chính sách đã ban hành, rà soát để loại bỏ những văn bản đã hết hiệu lực cũng như thiếu tính thực tiễn để kịp thời bổ sung, hoàn thiện nhằm đáp ứng tốt quyền lợi của người lao động Tăng cường kiểm tra và xử lý các trường hợp trục lợi bảo hiểm như: giả mạo hồ sơ, khai man tuổi đời, khai man thời gian công tác và làm giả giấy tờ của cơ quan y tế; giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo… 3.2.3 Kiến nghị với BHXH tỉnh Bắc Ninh Tăng cường sự phối hợp chỉ đạo, quản lý cấp ủy, cấp chính quyền 49 các cấp trong tổ chức chi trả, quản lý đối tượng hưởng Xây dựng, chỉ đạo BHXH các quận, huyện thực hiện tốt công tác chi trả BHXH Tổng hợp số liệu chi trả các chế độ BHXH theo định kỳ để thuận tiện cho công tác thanh tra, kiểm tra Giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện chế độ và kịp thời báo cáo lên BHXH Việt Nam BHXH tỉnh cần xây dựng chương trình đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng công chức, viên chức; tuyển dụng cán bộ có chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của ngành Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, ưu tiên các đề tài ứng dụng trong thực tiễn, góp phần hoàn thiện và tổ chức thực hiện chính sách đạt hiệu quả Đồng thời, cần nâng cao tinh thần trách nhiệm và trình độ chuyên môn cán bộ làm công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH để đảm bảo nguyên tắc “Chi đúng, chi đủ, kịp thời, chính xác, an toàn” Tiếp tục đào tạo đội ngũ cán bộ bảo hiểm nói chung và cán bộ bảo hiểm làm công tác chi trả nói riêng có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ cán bộ nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao là một vấn đề cấp thiết BHXH tỉnh cũng cần cung cấp đầy đủ các biểu mẫu mới theo quy định cho BHXH các huyện, quận và đại diện chi trả tại phường xã để phục vụ cho công tác chi trả BHXH được thống nhất và chính xác 50 KẾT LUẬN Qua bài viết chúng ta có cái nhìn bao quát hơn về tình hình thực hiện BHXH của BHXH huyện Gia Bình Trong giai đoạn này, tình hình thực hiện BHXH của huyện bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn rất nhiều những hạn chế còn tồn tại, kết quả vẫn chưa đạt được như mong muốn Những bất cập còn tồn tại trong công tác quản lý thu cần được giải quyết để hệ thống BHXH huyện hoạt động hiệu quả hơn, đặc biệt là tình trạng trốn nợ của các đối tượng trong diện tham gia BHXH bắt buộc Tuy nhiên để giải quyết được các vấn đề bất cập đó không phải là đơn giản Nhưng với sự nỗ lực của BHXH huyện Gia Bình, hi vọng rằng trong thời gian tới tình hình thực hiện BHXH của huyện sẽ đạt được kết quả tốt hơn, không những góp phần đảm bảo quyền lợi cho NLĐ mà còn đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Em xin chân thành cảm ơn cô Lê Thị Xuân Hương đã hướng dẫn nhiệt tình và tạo điều kiện tốt cho em hoàn thành báo cáo thực tập này Với vốn kiến thức còn hạn hẹp, bài viết không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự đóng góp của cô giáo để cho bài làm của em được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn./ 51 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Lịch sử hình thành và phát triển của BHXH huyện Gia Bình 2 Báo cáo tình hình thu BHXH,BHYT năm 2014, 2015, 2016 của BHXH huyện Gia Bình 3 Bảng kết quả thu BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng năm 2014,2015,2016 của BHXH huyện Gia Bình 4 Báo cáo chi lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng năm 2014, 2015, 2016 của BHXH huyện Gia Bình 5 Báo cáo tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính của BHXH huyện Gia Bình năm 2016 6 Báo cáo tình hình sổ BHXH, thẻ BHYT năm 2014, 2015,2016 của BHXH huyện Gia Bình 7 Báo cáo tình hình giải quyết chế độ, chính sách năm 2014,2015,2016 của BHXH huyện Gia Bình 8 Quyết định số 1414/QĐ-BHXH Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Bảo hiểm xã hội địa phương 52 ... : Tình hình tham gia BHYT BHXH huyện Gia Bìnhgiai đoạn 2014- 2016 18 Bảng 2.7: Tình hình tham gia BHTN huyện Gia Bình giai đoạn 2014- 2016 20 Bảng 2.8 : Tình hình tham gia. .. gia BHXH tự nguyện huyện Gia Bìnhgiai đoạn 2014- 2016 21 Bảng 2.9: Tình hình cấp sổ BHXH BHXH huyện Gia Bình giai đoạn 2014- 2016 22 Bảng 2.10 : Tình hình cấp thẻ BHYT BHXH huyện. .. ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG TẠI BHXH HUYỆN GIA BÌNH 1.1.Đặc điểm tình hình BHXH huyện Gia Bình 1.1.1 Sơ lược lịch sử hình thành phát triển BHXH huyện Gia Bình Huyện Gia Bình thức tách lập từ huyện Gia

Ngày đăng: 01/01/2018, 13:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lịch sử hình thành và phát triển của BHXH huyện Gia Bình Khác
2. Báo cáo tình hình thu BHXH,BHYT năm 2014, 2015, 2016 của BHXH huyện Gia Bình Khác
3. Bảng kết quả thu BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng năm 2014,2015,2016 của BHXH huyện Gia Bình Khác
4. Báo cáo chi lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng năm 2014, 2015, 2016 của BHXH huyện Gia Bình Khác
5. Báo cáo tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính của BHXH huyện Gia Bình năm 2016 Khác
6. Báo cáo tình hình sổ BHXH, thẻ BHYT năm 2014, 2015,2016 của BHXH huyện Gia Bình Khác
7. Báo cáo tình hình giải quyết chế độ, chính sách năm 2014,2015,2016 của BHXH huyện Gia Bình Khác
8. Quyết định số 1414/QĐ-BHXH Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Bảo hiểm xã hội địa phương Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w