1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tình hình thực hiện BHXH tại BHXH huyện mê linh thành phố hà nội giai đoạn 2014 2016

51 368 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 156,15 KB
File đính kèm Tình hình thực.rar (153 KB)

Nội dung

Hiện nay ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, dù ở chế độ xã hội nào, dù nền kinh tế phát triển hay đang hoặc kém phát triển cũng đều thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội (BHXH). BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN, bao gồm các chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao độngbệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, khám chữa bệnh BHYT, BHTN cho người lao động (NLĐ) và nhân dân trên phạm vi cả nước. Vì vậy, trong những năm qua Nhà nước có nhiều những văn bản sửa đổi, bổ sung để phù hợp với nền kinh tế trong từng thời điểm, có thể nói các chính sách BHXH luôn mang tính cấp thiết thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề an sinh xã hội (ASXH) Chính sách BHXH đồng thời còn thể hiện tính ưu việt của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Nền kinh tế nước ta đang chuyển mạnh sang cơ chế thị trường, các thành phần kinh tế đan xen lẫn nhau, các quan hệ lao động cũng trở nên đa dạng và phức tạp hơn. Do vậy, chính sách BHXH theo kiểu bao cấp không còn phù hợp và phải nhanh chóng biến đổi cho thích ứng với điều kiện mới, được điều chỉnh bổ sung kịp thời để phù hợp tình hình kinh tế xã hội. Để tổ chức đưa chính sách BHXH vào thực tế cuộc sống, đòi hỏi phải có một nguồn tài chính đủ lớn và phải quản lý có hiệu quả để đảm bảo cân đối thu chi, bảo toàn và tăng trưởng. Hệ thống tổ chức bộ máy BHXH Việt Nam được thực hiện thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Trong đó, BHXH cấp huyện là một bộ phận quan trọng trong hệ thống quản lý BHXH Việt Nam, là cơ sở đầu tiên để thực hiện công tác BHXH. Thực hiện tốt hoạt động ở BHXH cấp huyện thì mới đảm bảo cho việc thực hiện tốt của cả hệ thống Nhận thức được điều này, trong thời gian qua BHXH Mê Linh đã có nhiều cố gắng, nỗ lực và bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Trong đó nổi bật là tình hình thực hiện các chính sách BHXH, là những nội dung quan trọng nhất trong hệ thống sự nghiệp BHXH. Chính vì vậy em đã lựa chọn đề tài: “Tình hình thực hiện BHXH tại BHXH huyện Mê Linh Thành Phố Hà Nội giai đoạn 20142016” làm báo cáo thực tập tốt nghiệp. Với hy vọng sẽ đánh giá được kết quả và thực trạng tình hình thực hiện BHXH, từ đó đưa ra một số nhận xét, kiến nghị và phương hướng nhằm hoàn thiện tình hình thực hiện BHXH tại BHXH Mê Linh trong thời gian tới. Kết cấu của báo cáo thực tập được trình bày như sau: Phần I: Báo cáo chung gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát đặc điểm, tình hình chung tại cơ quan BHXH huyện Mê Linh, TP. Hà Nội Chương 2: Tình hình thực hiện BHXH tại cơ quan BHXH huyện Mê Linh, TP. Hà Nội giai đoạn 20142016 Chương 3: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện tình hình thực hiện BHXH tại BHXH huyện Mê Linh Được sự hướng dẫn tận tình của TS. Phạm Hải Hưng và các bác, anh, chị, trong cơ quan BHXH huyện Mê Linh, em đã hoàn thành tốt báo cáo thực tập của mình. Tuy nhiên, do lần đầu tiên tiếp xúc với thực tế cùng với khả năng phân tích còn nhiều hạn chế nên bài báo cáo thực tập của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy cô để báo cáo thực tập tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU v

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG TẠI CƠ QUAN BHXH HUYỆN MÊ LINH, TP HÀ NỘI 3

1.1.Đặc điểm, tình hình cơ quan BHXH huyện Mê Linh 3

1.1.1 Giới thiệu chung về huyện Mê linh 3

1.1.2 Giới thiệu chung về quá trình hình thành và phát triển BHXH huyện Mê Linh: 4

1.2 Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH Huyện Mê Linh: 5

1.2.1 Chức năng của BHXH Huyện Mê Linh 5

1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH Huyện Mê Linh 5

1.2.3 Hệ thống tổ chức bộ máy BHXH huyện Mê Linh 6

1.3 Đội ngũ cán bộ BHXH huyện Mê Linh 8

1.4 Cơ sở vật chất,kỹ thuật tại cơ quan BHXH huyện Mê Linh 9

1.5 Những thuận lợi và khó khăn của cơ quan BHXH Huyện Mê Linh 10

1.5.1 Những thuận lợi cơ bản 10

1.5.2 Những khó khăn vướng mắc 11

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2014-2016 12

2.1.Công tác tuyên truyền thông tin, phổ biến chính sách, pháp luật BHXH 12

2.2.Tình hình tham gia BHXH tại BHXH huyện Mê Linh giai đoạn 2014-2016 14

2.2.1 Tình hình tham gia BHXH của các khối đơn vị tại BHXH huyện Mê Linh 14

2.2.2 Tình hình tham gia BHTN của các khối đơn vị trên địa bàn huyện Mê Linh 16

Trang 2

2.2.3 Tình hình tham gia BHYT của huyện Mê Linh 18

2.3 Công tác cấp, chốt sổ BHXH, cấp thẻ BHYT trên địa bàn huyện Mê Linh 19

2.4.Tình hình thu , nộp BHXH BB tại BHXH huyện Mê Linh giai đoạn 2014-2016 20

2.4.1 Tình hình thu các loại hình BH kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch 21

2.4.2 Tình hình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHXH tự nguyện tại BHXH huyện Mê Linh 22

2.4.3 Tình hình nợ đọng BHXH, BHYT 23

2.5 Công tác xét duyệt hồ sơ , giải quết chính sách ,chế độ với NLĐ 23

2.6 Công tác chi trả các chế độ BHXH cho NLĐ tại cơ quan BHXH huyện Mê Linh năm 2013 25

2.6.1 Tình hình công tác chi trả các chế độ của BHXH huyện Mê Linh 25 2.6.2 Tình hình chi trả các chế độ ngắn hạn của BHXH 26

2.6.3 Tình hình chi trả chế độ TNLĐ-BNN cho NLĐ tại BHXH huyện Mê Linh 26

2.6.4 Tình hình chi trả chế độ hưu trí, tử tuất tại BHXH huyện Mê Linh .27

2.6.5 Tình hình chi trả các chế độ BHTN tại BHXH huyện Mê Linh 29

2.6.6 Giải quyết chế độ BHXH cho các đối tượng tại BHXH huyện Mê Linh .30

2.6.7 Tình hình KCB BHYT tại BHXH huyện Mê Linh 31

2.7 Công tác quản lý tài chính quỹ BHXH 32

2.8 Công tác quản lý và lưu trữ hồ sơ Bảo hiểm xã hội 33

2.9 Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách, chế độ BHXH và việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH 34

2.10 Giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHXH 35

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHĂM HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN MÊ LINH, GIAI ĐOẠN 2014-2016 37

3.1 Một số nhận xét 37

3.1.1 Kết quả đạt được 37

Trang 3

3.1.2 Những mặt hạn chế 38

3.2 Một số kiến nghị 39

3.2.1 Kiến nghị với các ban ngành liên quan 39

3.2.2 Kiến nghị với cơ quan BHXH Việt Nam 40

3.2.3 Kiến nghị với Ủy ban nhân dân, các cấp chính quyền địa phương.41 3.3 Phương hướng và nhiệm vụ để phát triển BHXH huyện Mê Linh trong thời gian tới 42

KẾT LUẬN 44

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 PHỤ LỤC

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

3 BHXH TN Bảo hiểm xã hội tự nguyện

4 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp

7 DNNN Doanh nghiệp nhà nước

8 DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

19 HĐND Hội đồng nhân dân

22 NSNN Ngân sách nhà nước

24 CBVC Cán bộ viên chức

25 CNTT Công nghệ thông tin

27 HĐLĐ Hợp đồng lao động

28 HĐLV Hợp đồng làm việc

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Trang 5

Sơ đồ 1:Sơ đồ bộ máy tổ chức BHXH huyện Mê Linh: 7Bảng 1.1: Bảng thể hiện chi tiết đội ngũ cán bộ tại BHXH huyện Mê

Linh 9Bảng 1.2: Tình hình tham gia BHXH của các khối đơn vị tại BHXH

huyện Mê Linh giai đoạn 2014-2016 15Bảng 1.3: Tình hình tham gia BHTN của các khối đơn vị trên địa bàn

huyện Mê Linh Giai đoạn 2014 – 2016 17Bảng 1.4 : Tình hình tham gia BHYT của huyện Mê Linh giai đoạn

2014- 2016 18Bảng 1.5 : Tình hình cấp , Chốt sổ BHXH, cấp thẻ BHYT tại BHXH

huyện Mê Linh giai đoạn 2014-2016 19Bảng 1.6: Tình hình thu các loại hình BH kỳ thực hiện so với kỳ kế

hoạch tại BHXH huyện Mê Linh năm 2014-2016 21Bảng 1.7: Tình hình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHXH tự nguyện tại

BHXH huyện Mê Linh giai đoạn 2014- 2016 22Bảng 1.8 : Tình hình nợ đọng tại BHXH huyện Mê Linh giai đoạn

2014- 2016 23Bảng 1.9: Tình hình giải quyết hồ sơ tại BHXH huyện Mê Linh giai

đoạn 2014- 2016 24Bảng 2.0: Tình hình công tác chi trả các chế độ của BHXH huyện Mê

Linh giai đoạn 2014-2016 25Bảng 2.1: Tình hình chi trả các chế độ ngắn hạn của BHXH huyện

Mê Linh giai đoạn 2014-2016 26Bảng 2.2: Tình hình chi trả chế độ TNLĐ- BNN tại BHXH huyện Mê

Linh giai đoạn 2014-2016 27Bảng 2.3: Tình hình chi trả chế độ hưu trí, tử tuất tại BHXH huyện

Mê Linh giai đoạn 2014-2016 27Bảng 2.4: Tình hình chi trả chế độ BHTN tại BHXH huyện Mê Linh

giai đoạn 2014-2016 29Bảng 2.5: Giải quyết chế độ BHXH cho các đối tượng tại BHXH

huyện Mê Linh giai đoạn 2014- 2016 30Bảng 2.6: Tình hình KCB BHYT tại BHXH huyện Mê Linh giai đoạn

2014- 2016 31

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, dù ở chế độ xã hội nào,

dù nền kinh tế phát triển hay đang hoặc kém phát triển cũng đều thực hiệnchính sách Bảo hiểm xã hội (BHXH) BHXH là một chính sách lớn củaĐảng và Nhà nước ta, nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức thực hiện chính sáchBHXH, BHYT, BHTN, bao gồm các chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn laođộng-bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, khám chữa bệnh BHYT, BHTNcho người lao động (NLĐ) và nhân dân trên phạm vi cả nước Vì vậy, trongnhững năm qua Nhà nước có nhiều những văn bản sửa đổi, bổ sung để phùhợp với nền kinh tế trong từng thời điểm, có thể nói các chính sách BHXHluôn mang tính cấp thiết thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta vềvấn đề an sinh xã hội (ASXH)

Chính sách BHXH đồng thời còn thể hiện tính ưu việt của Nhà nước

xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân, vì dân Nền kinh tế nước tađang chuyển mạnh sang cơ chế thị trường, các thành phần kinh tế đan xenlẫn nhau, các quan hệ lao động cũng trở nên đa dạng và phức tạp hơn Dovậy, chính sách BHXH theo kiểu bao cấp không còn phù hợp và phảinhanh chóng biến đổi cho thích ứng với điều kiện mới, được điều chỉnh bổ

sung kịp thời để phù hợp tình hình kinh tế - xã hội Để tổ chức đưa chính

sách BHXH vào thực tế cuộc sống, đòi hỏi phải có một nguồn tài chính đủlớn và phải quản lý có hiệu quả để đảm bảo cân đối thu chi, bảo toàn vàtăng trưởng

Hệ thống tổ chức bộ máy BHXH Việt Nam được thực hiện thốngnhất từ Trung ương đến địa phương Trong đó, BHXH cấp huyện là một bộphận quan trọng trong hệ thống quản lý BHXH Việt Nam, là cơ sở đầu tiên

để thực hiện công tác BHXH Thực hiện tốt hoạt động ở BHXH cấp huyệnthì mới đảm bảo cho việc thực hiện tốt của cả hệ thống

Nhận thức được điều này, trong thời gian qua BHXH Mê Linh đã cónhiều cố gắng, nỗ lực và bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích

lệ Trong đó nổi bật là tình hình thực hiện các chính sách BHXH, là nhữngnội dung quan trọng nhất trong hệ thống sự nghiệp BHXH Chính vì vậy

em đã lựa chọn đề tài: “Tình hình thực hiện BHXH tại BHXH huyện MêLinh Thành Phố Hà Nội giai đoạn 2014-2016” làm báo cáo thực tập tốtnghiệp Với hy vọng sẽ đánh giá được kết quả và thực trạng tình hình thựchiện BHXH, từ đó đưa ra một số nhận xét, kiến nghị và phương hướng

Trang 7

nhằm hoàn thiện tình hình thực hiện BHXH tại BHXH Mê Linh trong thờigian tới.

Kết cấu của báo cáo thực tập được trình bày như sau:

Phần I: Báo cáo chung gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát đặc điểm, tình hình chung tại cơ quan BHXHhuyện Mê Linh, TP Hà Nội

Chương 2: Tình hình thực hiện BHXH tại cơ quan BHXH huyện MêLinh, TP Hà Nội giai đoạn 2014-2016

Chương 3: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện tình hìnhthực hiện BHXH tại BHXH huyện Mê Linh

Được sự hướng dẫn tận tình của TS Phạm Hải Hưng và các bác, anh,chị, trong cơ quan BHXH huyện Mê Linh, em đã hoàn thành tốt báo cáothực tập của mình Tuy nhiên, do lần đầu tiên tiếp xúc với thực tế cùng vớikhả năng phân tích còn nhiều hạn chế nên bài báo cáo thực tập của emkhông thể tránh khỏi những thiếu sót

Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy cô đểbáo cáo thực tập tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 8

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG TẠI

CƠ QUAN BHXH HUYỆN MÊ LINH, TP HÀ NỘI

1.1.Đặc điểm, tình hình cơ quan BHXH huyện Mê Linh

1.1.1 Giới thiệu chung về huyện Mê linh

Huyện Mê Linh nằm ở phía Tây Bắc của Thủ đô, cách trung tâm HàNội khoảng 25km, phía Bắc giới hạn bởi sông Cà Lồ, giáp huyện BìnhXuyên, thị xã Phúc Yên của tỉnh Vĩnh Phúc; phía Nam giới hạn bởi sôngHồng, giáp huyện Đan Phượng; phía Tây giáp huyện Yên Lạc, tỉnh VĩnhPhúc; phía Đông giáp huyện Sóc Sơn, Đông Anh Địa bàn huyện có tuyếnđường Bắc Thăng Long – Nội Bài, quốc lộ 23B chạy qua, 8km đường sắt

Hà Nội – Lào Cai với ga Thạch Lỗi nằm trên địa bàn thị trấn Quang Minh,được bao bọc bởi 2 con sông là sông Hồng và sông Cà Lồ, nằm kế cậnngay sân bay quốc tế Nội Bài Với điều kiện thuận lợi về giao thông đườngsắt, đường bộ, đường không và đường sông tạo cho Mê Linh có lợi thếtrong giao lưu kinh tế với các tỉnh trung du và miền núi phía bắc cũng nhưcác tỉnh đồng bằng sông Hồng và cả nước cũng như quốc tế, tạo cơ hội cho

Mê Linh phát triển toàn diện các mặt đời sống kinh tế, xã hội

 Mê Linh là một huyện nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, địahình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam theohướng ra sông Hồng Với tổng diện tích tự nhiên 14.251 ha Huyện MêLinh có 3 KCN gồm KCN Quang Minh 1, diện tích là 407 ha, tỷ lệ lắp đầy80%; KCN Quang Minh 2, diện tích 266ha, đang triển khai giải phóng mặtbằng; KCN Kim Hoa, diện tích 70ha, đang triển khai đầu tư xây dựng hạtầng kỹ thuật

Với vị trí địa lý thuận lợi và có tiềm năng về nguồn nhân lực đề pháttriển huyện Mê Linh được xác định là vùng kinh tế trọng điểm, trong đó lấyphát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị là trọng tâm gắn với phát triển vănhóa, xã hội Do có sức hút về sự phát triển kinh tế nên các luồng di chuyểnlao động tự do vào huyện Mê Linh ngày càng tăng

Mê Linh là huyện đầu tiên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệtđịnh hướng chung quy hoạch đô thị Mê linh đến năm 2020 (tại Quyết định

số 208/2004/QĐ-TTg ngày 13/12/2004) Huyện đang trong quá trình côngnghiệp hoá, đô thị hoá nhanh Đây là điều kiện cơ bản để huyện Mê Linh

phát triển kinh tế - xã hội Do đó, thu hút một lực lượng lớn lao động thuộc

các đối tượng là NLĐ có hộ khẩu tại Mê Linh và NLĐ tự do từ các tỉnh

Trang 9

khác về, làm cho thị trường lao động của Mê Linh càng đa dạng và phứctạp hơn.

1.1.2 Giới thiệu chung về quá trình hình thành và phát triển BHXH huyện Mê Linh:

BHXH huyện Mê Linh là đơn vị sự nghiệp chịu sự quản lý trực tiếp,toàn diện của BHXH TP Hà Nôi, chịu sự quản lý về mặt hành chính Nhànước của UBND huyện Mê Linh có chức năng thực hiện chế độ, chính sáchBHXH, quản lý và sử dụng các quỹ BHXH, BHYT trên địa bàn

1.1.2.1 Các giai đoạn phát triển

Giai đoạn 1995 -1997

Sau khi Nghị định số 12/NĐ- CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ rađời kèm theo Điều lệ BHXH, ngày 16/2/1995 Chính phủ đã ban hành Nghịđịnh số 19/NĐ-CP thành lập BHXH Việt Nam với cơ cấu ba cấp: cấpTrung ương (BHXH Việt Nam); cấp tỉnh, thành phố (BHXH tỉnh, TP) vàquận, huyện, thị xã (BHXH quận, huyện)

Ngày 15 tháng 6 năm 1995 BHXH Tỉnh Vĩnh Phú được thành lậptheo quyết định số 07/QĐ-TCCB của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam vàchính thức đi vào hoạt động ngày 01/ 07/1995, BHXH huyện Mê Linh trựcthuộc BHXH Tỉnh Vĩnh Phú

Giai đoạn 1997 – 2002

Ngày 16 tháng 9 năm 1997 BHXH Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lậptheo quyết định số 1607/BHXH-QĐ-TCCB của Tổng giám đốc BHXHViệt Nam và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/10/1997, BHXH huyện

Mê Linh trực thuộc BHXH Tỉnh Vĩnh Phúc

Giai đoạn từ năm 2003 đến tháng 7/2008

Thực hiện tiến trình cải cách bộ máy của Chính phủ, ngày24/01/2002 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 20/2002/QĐ- TTg vềviệc chuyển BHYT sang BHXH Việt Nam Ngày 06/12/2002 Chính phủban hành Nghị định số 100/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức BHXH Việt Nam

Thực hiện các văn bản này, kể từ ngày 01/01/2003 BHXH huyện MêLinh tiếp nhận toàn bộ chức năng nhiệm vụ của BHYT với nhiệm vụ tổchức triển khai thực hiện toàn diện chính sách BHXH và BHYT bắt buộc,

tự nguyện trên địa bàn huyện

Giai đoạn từ tháng 8/2008 đến nay

Thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội khóa XII về mở rộng địa giới

Trang 10

hành chính Thủ đô Hà Nội, sáp nhập tỉnh Hà tây, huyện Mê Linh - Vĩnh

Phúc, 4 xã thuộc huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình vào Thành phố Hà Nội,BHXH huyện Mê Linh từ 1/8/2008 trực thuộc BHXH TP Hà Nội

Địa chỉ :Trụ sở chính của cơ quan đặt tại khu trung tâm hành chính

huyện Mê Linh, Thường Lệ, Đại thịnh, Mê Linh – Hà Nội

1.2 Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH Huyện Mê Linh:

1.2.1 Chức năng của BHXH Huyện Mê Linh

BHXH huyện Mê Linh là đơn vị sự nghiệp trực thuộc BHXH TP HàNội, có chức năng giúp Giám đốc BHXH TP tổ chức thực hiện chế độ,chính sách BHXH, BHYT, BHTN; quản lý thu, chi BHXH, BHYT, BHTNtrên địa bàn huyện theo quy định của BHXH Việt Nam, theo phân cấp củaBHXH TP và quy định của pháp luật BHXH huyện Mê Linh chịu sự quản

lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH TP Hà Nội và chịu sự quản lýhành chính nhà nước của UBND huyện BHXH huyện Mê Linh có tư cáchpháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng

1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH Huyện Mê Linh

Xây dựng, trình giám đốc BHXH thành phố kế hoạch phát triểnBHXH dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thựchiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt;

Tổ chức thực hiện công tác thông tin tuyên truyền phổ biến các chế

độ chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT; tổ chức khai thác, đăng ký,quản lý các đối tượng tham gia và hưởng các chế độ BHXH, BHYT theophân cấp;

Tổ chức cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho những người tham gia bảohiểm theo

phân cấp;

Tổ chức thu các khoản đóng góp BHXH, BHYT đối với các tổ chức

và cá nhân theo phân cấp;

Hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các chế độ BHXH,BHYT theo phân cấp;

Tổ chức chi trả các chế độ BHXH, BHYT theo phân cấp; từ chối việcđóng hoặc chi trả các chế độ BHXH, BHYT không đúng quy định;

Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí và tài sản theo phân cấp;

Tổ chức ký hợp đồng với các cơ sở KCB có đủ điều kiện, tiêu chuẩnchuyên môn kỹ thuật theo phân cấp; giám sát thực hiện hợp đồng và giám

Trang 11

sát việc cung cấp dịch vụ KCB bảo vệ quyền lợi người có thẻ BHYT,chống lạm dụng quỹ KCB BHYT;

Tổ chức ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân làm đại lý do UBND xãgiới thiệu và bảo lãnh để thực hiện chế độ BHXH, BHYT ở xã theo đúnghướng dẫn;

Kiểm tra giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về thực hiệnchính sách BHXH, BHYT đối với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm,các cơ sở KCB BHYT theo quy định của pháp luật;

Tổ chức thực hiện chương trình cải cách hành chính theo sự chỉ đạo,hướng dẫn của BHXH thành phố; tổ chức tiếp nhận, trả kết quả giải quyếtchế độ BHXH, BHYT theo cơ chế “một cửa” tại cơ quan BHXH;

 Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ các đối tượng tham gia và hưởng cácchế độ BHXh, BHYT theo quy định;

Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ BHXH, BHYT cho các tổ chức và cánhân tham gia bảo hiểm;

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xãhội ở huyện, với các tổ chức tham gia BHXH, BHYT để giải quyết các vấn

đề liên quan đến việc thực hiện các chế độ BHXH, BHYT theo quy địnhcủa pháp luật;

Đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra,kiểm tra các tổ chức cá nhân trong việc thực hiện BHXH, BHYT;

Quản lý và sử dụng viên chức, nhân viên, tài chính, tài sản củaBHXH huyện;

Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định;

  1.2.3 Hệ thống tổ chức bộ máy BHXH huyện Mê Linh

Là cơ quan BHXH cấp huyện, BHXH huyện Mê Linh có tư cáchpháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng Tổ chức bộ máy quản lý của cơquan không chia thành các phòng ban mà chia thành 6 bộ phận chính Các

bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau và mang tính chất tương hỗ để cùngthực hiện mục tiêu chung do cơ quan đề ra

Trang 12

Sơ đồ 1:Sơ đồ bộ máy tổ chức BHXH huyện Mê Linh:

(Nguồn: BHXH huyện Mê Linh)

Giám đốc: gồm 01 giám đốc

Là thủ trưởng của cơ quan BHXH huyện,có trách nhiệm tổ

chức thực hiện các nhiệm vụ của BHXH huyện Mê Linh theo phâncấp ,quyết định các công việc thuộc phạm vi và thực hiện các quy định củaPháp Luật ,của BHXH Việt Nam và quyết định quản lý hành chính nhànước của ủy ban nhân dân huyện Mê Linh

Ngoài việc phụ trách các công tác chung của cơ quan BHXH , giámđốc BHXH huyện Mê Linh còn trực tiếp phụ trách các bộ phận kế toán, bộphận chính sách, bộ phận 1 cửa

Bộ phận thu:

Bộ phận này có những nhiệm vụ chính là thu BHXH bắt buộc,BHXH tự nguyện, BHYT, BHTN trên địa bàn huyện

Lập kế hoạch thu BHXH hàng tháng, quý, năm

Báo cáo tình hình thu theo định kì hàng tháng, quý, năm cho phòngThu BHXH TP Hà Nội

Trang 13

Bộ phận kế toán:

Có những nhiệm vụ về kế toán chi BHXH sau:

Chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, các chế độ

TC một lần, TC ốm đau, thai sản và dưỡng sức , phục hồi sức khỏe, trợ câpthất nghiệp

Thanh toán chi phí khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT với các cơ quankhám chữa bệnh

quyết sau đó sẽ trả lời họ theo giấy hẹn của cơ quan BHXH.

1.3 Đội ngũ cán bộ BHXH huyện Mê Linh

Hiện nay BHXH huyện Mê Linh có tổng số 20 viên chức ,với 01giám đốc và 02 phó giám đốc, 17 viên chức chuyên môn nghiệp vụ,cụ thểnhư sau:

Trang 14

Bảng 1.1: Bảng thể hiện chi tiết đội ngũ cán bộ tại BHXH

huyện Mê Linh

( Người)

Tỷ trọng(%)

Tổng số viên chứcTrong đó:

(Nguồn:BHXH huyện Mê Linh)

Từ bảng phân tích số liệu ở trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy đội ngũcán bộ tại đơn vị BHXH huyện Mê Linh đa số là cán bộ trẻ,chủ yếu ở độtuổi 30-40 tuổi (chiếm 45%),có trình độ tương đối đồng đều với 100% cótrình độ Đại học, số chuyên viên nữ trong đơn vị nhiều hơn nam giới( chiếm 57,14%) Có 1 Chi bộ trực thuộc Đảng bộ khối Cơ quan Huyện MêLinh với 10 đảng viên (Chiếm 70%).Đó là những điều kiên thuận lợi đểBảo hiểm xã hội huyện Mê Linh thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và cácphong trào thi đua của ngành,của địa phương.Góp phần đảm bảo an sinh xãhội trên địa bàn huyện Mê Linh

1.4 Cơ sở vật chất,kỹ thuật tại cơ quan BHXH huyện Mê Linh

Trong quá trình thành lập và phát triển BHXH huyện Mê Linh đãnhận được sự quan tâm lãnh đạo,chỉ đạo của BHXH thành phố,của huyện

ủy, HĐND và UBND cùng với sự phối hợp của Phòng Lao động thươngbinh – xã hội huyện và các Ban, ngành, đoàn thể trong quận cho nên chỉsau một thời gian ngắn, BHXH đã nhanh chóng hình thành,trang bị đầy đủmọi phương tiện máy móc

Đặc biệt đến nay đã có 16 máy vi tính được nối mạng với thành phố

Trang 15

để áp dụng công nghệ thông tin,các phần mềm ứng dụng phục vụ cho côngtác quản lý thu,chi, cùng với 09 điện thoại cố định phục vụ cho việc giảiquyết các thắc mắc ,hỏi đáp của các đơn vị tham gia và NLĐ,09 máy in,01máy photo coppy,01 máy đếm tiền dùng hỗ trợ cho công việc tại cơ quan,Cùng với đó là các trang thiết bị khác như bàn ghế, hòm tủ đựng hồsơ… phục vụ cho các hoạt động chung của cơ quan Đến nay cơ quan đã

có trụ sở riêng rất rộng rãi và đầy đủ các trang thiết bị và máy móc phục vụcho quá trình làm việc

1.5 Những thuận lợi và khó khăn của cơ quan BHXH Huyện Mê Linh

1.5.1 Những thuận lợi cơ bản

Mê Linh là một huyện có dân cư sống tập trung tại 16 xã và 2 thịtrấn,tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ trong việc quản lý đối tượng thamgia và chi trả các chế độ hưởng

Trong quá trình hoạt động, BHXH huyện Mê Linh luôn nhận được sựquan tâm, chỉ đạo trực tiếp của BHXH TP Hà Nội của Huyện ủy, Hội độngnhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh, sự phối hợp chặt chẽ của các

cơ quan, đơn vị, các cơ sở KCB BHYT trên địa bàn cùng với sự cố gắng,

nỗ lực vươn lên vượt qua khó khăn,áp lực công việc, đoàn kết, quyết tâmcủa tập thể lãnh đạo và toàn thể cán bộ viên chức (CBVC) trong cơ quantạo điều kiện để BHXH huyện Mê Linh hoàn thành được các chỉ tiêu kếhoạch và các nhiệm vụ chính trị được giao

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước và các vănbản hướng dẫn thi hành Luật của Bộ, Ngành là hành lang pháp lý thuận lợicho việc thực hiện chế độ chính sách BHXH, BHYT nói chung và công tácthu BHXH, BHYT nói riêng

BHXH huyện Mê Linh thực hiện tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủtục hành chính theo cơ chế “một cửa” Áp dụng phần mềm 1 cửa điện tử từtháng 06/2012.Dù mới triển khai nhưng hoạt động của bộ phận một cửa đãđáp ứng được yêu cầu giải quyết công việc của các tổ chức,cá nhân rútngắn được thời gian giải quyết , hạn chế sự chồng chéo trong quá trình giảiquyết công việc, việc giải quyết hồ sơ được thực hiện khoa học, công khai,chính xác

Đội ngũ cán bộ công chức và lao động của BHXH Huyện là nhữngcán bộ trẻ, có trình độ tương đối đồng đều, được đào tạo cơ bản, năng độngnhiệt tình luôn luôn rèn luyện nâng cao tinh thần học tập sáng tạo, có phẩmchất đạo đức tốt đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao

Trang 16

Cơ sở vật chất kỹ thuật đầy đủ, máy móc trang thiết bị hiện đại phục

vụ trong quá trình làm việc và giúp các cán bộ, viên chức hoàn thành tốtnhiệm vụ

1.5.2 Những khó khăn vướng mắc

Biên chế cán bộ còn thiếu nhiều ở nhiều vị trí việc làm, do đó việcthực hiện các quy định của BHXH Thành phố, giải quyết hồ sơ, báo cáo,quyết toán, xử lý công việc có lúc chưa kịp thời, CBVC phải kiêm nhiệm,

áp lực công việc lớn nên chất lượng, hiệu quả công việc chưa cao

Số cán bộ là nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ, và nuôi con nhỏ là khálớn, do đó trong thời gian họ nghỉ, xảy ra tình trạng tồn đọng,không giảiquyết kịp thời công việc

Địa bàn huyện rộng, có nhiều doanh nghiệp hoạt động, hàng tháng

có nhiều phát sinh,trong khi số lượng cán bộ vẫn thiếu, nên một cán bộphải đảm nhận nhiều công việc, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả trong việc giảiquyết hồ sơ

Công tác tuyên truyền vẫn chưa được sâu rộng, một số chủ sử dụnglao động và người lao động còn chưa nắm được đầy đủ trách nhiệm vànghĩa vụ cũng như quyền lợi của mình do đó gây khó khăn trong quá trìnhthực hiện và giải quyết các chế độ BHXH, BHYT cho người lao động

Cơ sở vật chất kỹ thuật cần hiện đại và số lượng trang thiết bị cầnnhiều hơn nữa

Trong quá trình thực hiện công tác triển khai các văn bản thi hànhLuật BHXH, BHYT, BHTN nhiều khi còn chậm và chưa được hướng dẫnđầy đủ Chế tài xử phạt các hành vi vi phạm Luật còn chưa đủ mạnh, bướcđầu mới ở mức răn đe chính vì vậy dẫn tới tình trạng trốn đóng, nợ đóngBHXH của các đơn vị

Mức thu nhập bình quân của người dân trên địa bàn huyện thấp nên

tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình chưa cao

Trang 17

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI

CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ

HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2014-2016

Trong 3 năm (2014-2016), do ảnh hưởng của kinh tế đối tượng thamgia BHXH, BHYT tăng đáng kể, mặc dù giá cả nguyên vật liệu đầu vàotăng, gây khó khăn cho tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệptrong địa bàn Bên cạnh đó khối lượng công việc tại BHXH huyện ngàycàng tăng, các đối tượng tham gia và đối tượng hưởng các chế độBHXH,BHYT, BHTN đã được Luật quy định tuy nhiên các văn bản hướngdẫn còn chưa đầy đủ, rõ ràng dẫn đến việc thực hiện các văn bản đó cònnhiều hạn chế Song được sự quan tâm chỉ đạo của BHXH TP Hà Nội,UBND huyện Mê Linh và sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị, UBND các

xã, thị trấn đã tạo điều kiện để BHXH huyện thực hiện tốt nhiệm vụ côngtác của 3 năm, Cụ thể:

2.1.Công tác tuyên truyền thông tin, phổ biến chính sách, pháp luật BHXH

Trong nhiều năm qua, BHXH huyện Mê Linh đã phối hợp với nhiềutrang báo trên địa bàn thành phố Hà Nội, Đài truyền hình Hà Nội, BanTuyên giáo Huyện ủy và các ban ngành, cơ sở KCB trong huyện và các xãtrên địa bàn huyện nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các chế độchính sách BHXH, BHYT bắt buộc, tự nguyện và BHTN đến người dân để

có thể giúp người dân hiểu hơn về những chính sách BHXH cũng như quyềnlợi của bản thân họ khi tham gia BHXH

Trong năm 2016, đơn vị đã tổ chức được 23 cuộc tuyên truyền, 12lần phổ biến chính sách cho người lao động, người sử dụng lao động trongcác cơ quan đơn vị, học sinh, bệnh viện, tổ chức công đoàn các cơ quancũng như đến các thôn trong từng xã để họ hiểu rõ hơn về chính sáchBHXH, BHYT, quyền lợi và lợi ích khi tham gia

Xác định công tác tuyên truyền có vai trò quan trọng, tác động trựctiếp đến người lao động, đối tượng thụ hưởng các chính sách xã hội, nhằmnâng cao tỉ lệ người tham gia và trách nhiệm của các đơn vị sử dụng laođộng, đặc biệt là các doanh nghiệp Bảo hiểm xã hội huyện Mê Linh đãluôn quan tâm tiến hành công tác tuyên truyển thông tin, phổ biến chínhsách, pháp luật BHXH

BHXH huyện Mê Linh đã chủ động xây dựng kế hoạch,chủ độngphối hợp với Ban tuyên giáo huyện uỷ, Đài truyền thanh tuyên truyền về

Trang 18

chính sách BHXH,BHYT,BHTN…Hàng tháng có tin bài tuyên truyền vềBHXH,BHYT tại Bản tin Mê Linh, Đài truyền thanh huyện, các trạm phátthanh tại 16 xã và 2 thị trấn, các trường học để phổ biến về chính sáchBHXH,BHYT.

Tổ chức tuyên truyền về BHXH tự nguyện: cử cán bộ BHXH phối hợpvới chính quyền địa phương tuyên truyền luật BHXH về BHTN với đối tượngnòng cốt là các cán bộ bán chuyên trách của xã như: phó bí thư đoàn xã, phóchủ tịch hội phụ nữ, xóm trưởng…sau đó nhân rộng ra toàn dân

Tích cực triển khai công tác thông tin tuyên truyền bằng nhiều hìnhthức phong phú đa dạng nhằm tuyên truyền sâu rộng Luật NHXH, BHYTsửa đổi, bổ sung Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 21 của BộChính trị, đề án 538 về BHYT toàn dân, đưa chỉ tiêu phát triển kinh tế - xãhội của huyện, phấn đấu năm 2017 dật 82% dân số có thẻ BHYT và 45%người trong độ tuổi lao động tham gia BHXH

Để nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền cần phải thực hiệntheo các hướng sau:

Thứ nhất, tăng cường kết hợp với đài phát thanh, đài truyền hình

thành phố Hà Nội để phổ biễn chính sách BHXH, cập nhật những thay đổi

về chính sách, chế độ để mọi tầng lớp nhân dân được biết Trong nhữngnăm qua đài phát thanh thành phố đã làm tốt vai trò truyền thông chính vìvậy trong những năm tới cần sử dụng hiệu quả công cụ truyền thông này

Thứ hai, tăng cường, mở rộng phạm vi, hình thức và nội dung thông

tin tuyên truyền về các chế độ, chính sách Cách thức nội dung tuyềntruyền phải phong phú, đơn giản, dễ hiểu thu hút được đông đảo đối tượngtham gia Ví dụ, phát động Cuộc thi viết tìm hiểu về chính sách BHXH,hay Cuộc thi tuyên truyền viên BHXH giỏi

Thứ ba, cần mở rộng đội ngũ cán bộ đại lý chi trả, tập huấn về chính

sách BHXH cho các cán bộ làm công tác BHXH tại các đơn vị sử dụng laođộng Bởi đây là lực lượng có vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyềnchính sách, chế độ BHXH và có hiệu quả cao Ngoài ra, cán bộ BHXH cũngthường xuyên đến trực tiếp các đơn vị để phổ biến chế độ và giải quyếtnhững thắc mắc của người lao động

Để có thể thực hiện tuyên truyền được tốt nhất đòi hỏi người cán bộBHXH làm công tác tuyên truyền phải nắm bắt rõ tình hình thực tế Sự tiếpxúc gặp gỡ sẽ làm cho thông tin tuyên truyền có tính hai chiều mang lại

Trang 19

hiệu quả tuyên truyền cao hơn Và qua đó ngưòi cán bộ làm công tác tuyêntruyền cũng sẽ nắm bắt, đánh giá được thực tế tình hình nhận thức của ngườitham gia về chế độ chính sách để có biện pháp xử lý hoặc thay đổi cách tuyêntruyền phổ biến nào cho tốt hơn, hiệu quả hơn.

Một phương thức khác để tuyên truyền có hiệu quả là thông quacông đoàn, thay vì tổ chức tuyên truyền trực tiếp cho người lao động có thểtuyên truyền cho các cán bộ công đoàn của các đơn vị, các cán bộ côngđoàn có trách nhiệm tuyên truyền cho người lao động và yêu cầu chủ sửdụng lao động tham gia BHXH để bảo vệ quyền lợi cho người lao động.Cách thức tổ chức này vừa hiệu quả tiết kiệm chi phí về thời gian, nhân lựcnhưng quy mô tuyên truyền lại rộng hơn

Như vậy, xuất phát từ tầm quan trọng của nhận thức về BHXH củangười lao động và người sử dụng người lao động, BHXH huyện Mê Linhtrong thời gian tới cần phải tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền cả về

bề rộng lẫn chiều sâu đòi hởi sự phối hợp đồng bộ có hiệu quả của cơ quanBHXH và các cơ quan có liên quan như: đài phát thanh - truyền hình,phòng lao động - việc làm… như vậy mới đạt được hiệu quả cao trong việctuyên truyền về BHXH tới mọi người dân

Nhìn chung công tác tuyên truyền về BHXH ở huyện những năm qua

đã thu được những kết quả đáng kể Nhận thức của NLĐ và người SDLĐnâng lên rõ rệt, điều này thể hiện rất rõ ở số người và số đơn vị tăng lênhàng năm Tuy nhiên trong thời gian tới cần đẩy mạnh hơn nữa công tácthông tin, tuyên truyền cả về chiều rộng và chiều sâu, hình thức tuyêntruyền phải có sự đổi mới dễ hiểu, dễ nắm bắt

2.2.Tình hình tham gia BHXH tại BHXH huyện Mê Linh giai đoạn 2014-2016

Một trong các mục tiêu của BHXH huyện Mê Linh là quản lý chođược các đối tượng tham gia BHXH phù hợp với chức năng, nhiệm vụ màBHXH Thành phố Hà Nội giao phó

2.2.1 Tình hình tham gia BHXH của các khối đơn vị tại BHXH huyện

Mê Linh

Trang 20

Bảng 1.2: Tình hình tham gia BHXH của các khối đơn vị tại BHXH

huyện Mê Linh giai đoạn 2014-2016 STT Năm

Khối đơn vị

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số đơn vị TG (Đơn vị)

Số lao động TG (người)

Số đơn vị TG (Đơn vị)

Số lao động TG (người)

Số đơn

vị TG (Đơn vị)

Số lao động TG (người)

(Nguồn: BHXH huyện Mê Linh)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy:

Trong 3 năm từ 2014-2016 khối HCSN, Đảng, Đoàn thể chiếm sốlượng lớn với 127 đơn vị năm 2014, 127 đơn vị năm 2015, 126 đơn vị năm

2016 Đây cũng là khối có số lao động tham gia đông năm 2014 là 4.270lao động trên tổng số 14.981 lao động, chiếm tỷ lệ 35,09% Năm 2015 là4.344 lao động trên tổng số 18.282 lao động chiếm 42,09% Năm 2016 là4.544 lao động trên tổng số 20.536 lao động chiếm 45,19% Số Đơn vịtham gia và số lao động tham gia của khối nhà Nhà nước cũng tăng đều quacác năm Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng khiến tổng số lao độngtham gia trong khối này cũng tăng thêm, và có số lao động tham gia là5.927 lao động năm 2014 Năm 2015 có 6.720 LĐ tăng 793 lao động so vớinăm 2014, năm 2016 có 7.530 LĐ tăng 1.603 lao động so với năm 2015

Số lao động trong khối DN ngoài quốc doanh năm 2015 tăng 793 người sovới năm 2014 Tuy nhiên số tăng này lại không cao, có đến 10 DN mới đi

Trang 21

vào hoạt động nhưng số lao động tham gia BHXH lại chỉ tăng thêm 793người, con số này là chưa tương xứng.Các khối HTX, UBND xã phường có

số lượng đơn vị và số lao động thuộc diện tham gia BHXH còn thấp Điềunày có thể cho thấy ý thức của người lao động và người chủ sử dụng laođộng chưa thực sự hiểu quyền và lợi ích của mình trong việc tham giaBHXH, cố tình ký các HĐLĐ, HĐLV nhỏ hơn 6 tháng để trốn đóngBHTN Ngoài khối BHXH nói trên, các khối còn lại biến chuyển tương đối

ít vì lực lượng tham gia các khối này trong năm 2016 biến động khôngđáng kể so với năm 2015

Về tình hình tham gia BHXH tự nguyện: từ năm 2012 BHXH

huyện Mê Linh bắt đầu triển khai BHXH tự nguyện đến năm 2016 sốngười tham gia BHXH là 1537 người tăng mới 632 người.Con số trên phảnánh phần nào kết quả công tác tuyên truyền phát động tham gia BHXH màcác cán bộ BHXH được Tuy nhiên đối tượng tiềm năng có thể tham giaBHXH tự nguyện ở huyện là rất lớn, vì vậy con số khá khiêm tốn trên chưaphù hợp với tiềm năng của huyện

2.2.2 Tình hình tham gia BHTN của các khối đơn vị trên địa bàn huyện

Mê Linh

BHTN tuy mới được đưa vào và thực hiện từ năm 2009, nhưng đếnnay số đối tượng tham gia vào loại hình này có xu hướng tăng liên lục quacác năm Tình hình tham gia BHTN tại huyện Mê Linh được thể hiện quabảng dưới đây:

Trang 22

Bảng 1.3: Tình hình tham gia BHTN của các khối đơn vị trên địa bàn

huyện Mê Linh Giai đoạn 2014 – 2016

Năm Khối đơn vị

( Nguồn: BHXH huyện Mê Linh )

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy:

Về phía NSDLĐ: Năm 2014 số đối tượng tham gia BHTN ở khốiHCSN, đảng, đoàn thể có tỷ lệ tham gia bằng 32,99% tổng số đối tượngtham gia BHTN Đến năm 2015 tỷ lệ này là 30,02% và tính đến hết năm

2016 là 27,63% Khác với tỷ lệ có chiều hướng giảm xuống của khốiHCSN, khối DNNQD thì tỷ lệ này có phần cao hơn và có xu hướng tănglên qua từng năm Năm 2014, tỷ lệ đối tượng tham gia BHTN của khối DNnày trên tổng số đối tượng tham gia là 45,19%, năm 2015 là 48,46% và đếnnăm 2016 tỷ lê này tăng lên thành 50,88% Khối DN có vốn đầu tư nướcngoài thì tỷ lệ đối tượng tham gia có phần khiêm tốn hơn với 13,76% đốitượng tham gia BHTN so với tổng số người tham gia vào năm 2014, đếnnăm 2015 và năm 2016 tỷ lệ này cũng không mấy thay đổi lần lượt đạt tỷ lệ14,42% và 14,04% Xét đến khối ngoài công lập thì tỷ lệ tham gia BHTNlại càng thấp so với khối DN khác với mức tỷ lệ năm 2014 là 1,56%, năm

2015 là 1,42% và năm 2016 vẫn không mấy có sự thay đổi nào với sự thamgia là 1,32 % con số đã giảm dần so với năm 2014 và năm 2015 Nói đếnkhối xã, phường, HTX thì ta luôn thấy được sự bình ổn bên trong đó quatừng năm, tuy nhiên tỷ lệ đối tượng tham gia của khối này so với tổng số

Trang 23

đối tượng tham gia BHTN vẫn ở mức thấp, cụ thể là năm 2014 tỷ lệ này là6,49%, năm 2015 là 5,67% và đến năm 2016 tỷ lệ lại tăng lên chút là6,14%.

Về phía NLĐ: ta thấy số NLĐ tham gia vào BHTN luôn có mối quan

hệ mật thiết và tỷ lệ thuận với số người sử dụng lao động tham gia BHTN

Cụ thể: Ta có tỷ lệ NLĐ tham gia BHTN của khối HCSN, đảng, đoàn thể

so với tổng số đối tượng tham gia BHTN năm 2014 là 29,42%, năm 2015

là 25,35% và đến năm 2016 thì tỷ lệ này giảm xuống còn 23,57% Đếnkhối DNNQD, ta thấy đây vẫn là khối DN chiếm tỷ lệ cao nhất bởi nhânlực sử dụng nhiều hơn các khối DN còn lại Cụ thể: Năm 2014 tỷ lệ đốitượng tham gia BHTN trên tổng số đối tượng tham gia của khối DN này là45,17%, đến năm 2016 tỷ lệ này giảm nhẹ còn 39,82% Số NLĐ của khối

DN có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ lệ cao hơn so với phía NSDLĐ bởi mỗi

DN sử dụng một lượng khá lớn NLĐ Như ta thấy là năm 2014 tỷ lệ đốitượng tham gia BHTN chiếm 22,37% so với tổng số đối tượng tham giaBHTN, đến 2 năm tiếp theo thì tỷ lệ này có phần tăng mạnh Cụ thể: Năm

2015 là 30,73% và năm 2016 là 34,47% Nói đến khối ngoài công lập thì tỷ lệđối tượng tham gia cũng vẫn không có nhiều sự khác biệt so với phíaNSDLĐ, vẫn rất thấp dưới 1% với tỷ lệ tham gia so với tổng số năm 2014 là0,63%, năm 2015 là 0,51% và năm 2016 là 0,53% Còn lại khối xã, phường,HTX thì tỷ lệ này vẫn giữ ở mức như bên phía NSDLĐ, vẫn giữ mức tỷ lệdưới 10%, cụ thể là năm 2014 tỷ lệ này đạt 2,28%, năm 2015 giảm xuống rấtnhiều chỉ còn 1,78% và giảm hẳn trong năm 2016 chỉ còn 1,59%

2.2.3 Tình hình tham gia BHYT của huyện Mê Linh

Bảng 1.4 : Tình hình tham gia BHYT của huyện Mê Linh giai đoạn

2014- 2016

Số người tham gia BHYT 44.594 46.706 57.625

Số người tham gia BHYT hộ

Số người tham gia BHYT học

Về tình hình tham gia BHYT: thực hiện kế hoạch liên ngành của sở

Giáo dục đào tạo và sở y tế, BHXH TP Hà Nội đã chỉ đạo BHXH huyện

Mê Linh triển khai BHYT học sinh và BHYT hộ gia đình Kết quả đạt

Trang 24

được như sau : Năm 2016 số người tham gia BHYT tăng lên đáng kể57.625 người nhiều hơn so với năm 2015 là 10.919 người Trong đó, sốngười tham gia BHYT bao gồm số người tham gia BHYT hộ gia đình và sốngười tham gia BHYT học sinh, sinh viên Tương ứng tăng 12,34% Vàtăng hơn so với năm 2014 là 13.031 người, tương ứng tăng 12,92% Tathấy rằng, số người tham gia BHYT hộ gia đình tăng đều qua các năm tuynhiên con số tăng này chênh lệch nhau không quá lớn Năm 2014 số ngườitham gia BHYT hộ gia đình là 13.187 người đến năm 2015 tăng lên là15.881 người (tăng 2.694 người), và đến cuối năm 2016 tăng lên rất nhiều

là 25.875 người (tăng 9.994 người) Năm 2014 số người tham gia BHYThọc sinh, sinh viên là 31.407 người đến năm 2015 con số này đã giảmxuống còn 30.825 người (giảm 582 người), và đến cuối năm 2016 số ngườitham gia BHYT học sinh, sinh viên lại có xu hướng tăng lên nhưng con sốtăng lên này tăng rất ít không đáng kể là 31.750 người (tăng 925 người)Nguyên nhân khiến cho số lượng tham gia BHYT năm 2016 vừa qua tăngnhư vậy là do đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, ý thức bảo

vệ sức khỏe được nâng cao Đặc biệt là từ năm 2010 BHYT được chuyển

từ hình thức tự nguyện sang hình thức bắt buộc khiến đối tượng tham giangày càng tăng

2.3 Công tác cấp, chốt sổ BHXH, cấp thẻ BHYT trên địa bàn huyện

Trang 25

Cấp mới Thẻ 72630 38320 51091

(Nguồn: BHXH huyện Mê Linh)

Thông qua bảng số liệu trên ta có thể thấy: Tình hìnhcấp số thẻ của BHXH huyện Mê Linh được triển khai thườngxuyên, đúng và kịp thời.Tổng số phối cấp của năm 2015 là5.632 phôi tăng 654 phôi so với năm 2014(4.978), tổng sốphôi của năm 2016 là 5.663 phôi tăng 31 phôi so với năm2015.ta thấy số phôi năm 2016 so với năm 2015 số phôităng rất ít so với các năm trước Số tờ rời được BHXH huyệnkiểm tra tình trạng cấp thường xuyên Số thẻ và tờ rời đượccấp ra hàng năm tăng hơn so với năm trước do số người laođộng tăng Đặc biệt số tờ rời năm 2016 tăng lên cao là27.553 tờ rời tăng 20.955 tờ rời so với năm 2015(6.598) vàtăng 22.640 tờ rời so với năm 2014(4.913) do thực hiện cấp

tờ rời hằng năm do BHXH quy định Số thẻ BHYT biến độngliên tục, tăng không đồng đều giữa các năm Năm 2014 sốthẻ BHYT tăng rất lớn tăng 34.125 thẻ so với năm 2015(39.285), số thẻ BHYT năm 2015 là rất ít do tình trạng BHXHhuyện không thường xuyên kiểm tra, giám sát dẫn đến tìnhtrạng giảm sút số thẻ BHYT giữa các năm Đến năm 2016 sốthẻ BHYT có chút biến động là tăng 13.634 thẻ so với năm

2015 Đối với công tác cấp thẻ BHYT: Phải đảm bảo cấp thẻBHYT kịp thời cho đối tượng, hướng dẫn và rà soát số liệuphối hợp với các đơn vị đóng BHXH trên địa bàn để cấp thẻBHYt năm 2016 kịp thời và chính xác, khắc phục cơ bản tìnhtrạng sai sót trong việc cấp và cấp đổi mã quyền lợi trên thẻBHYT, tình trạng cấp trùng thẻ BHYT ở nhóm đối tượngngười nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, người có công, người caotuổi Nhìn chung, để công tác cấp sổ BHXH, thẻ BHYT tăngđều qua các năm thì BHXH huyện cần có những chính sáchtốt hơn để triển khai thường xuyên, đúng và kịp thời giúpcông tác cấp sổ BHXH, thẻ BHYT tại cơ quan BHXH huyệnhoàn thành được con số, mục tiêu mà Thành phố đặt ra

2.4.Tình hình thu , nộp BHXH BB tại BHXH huyện Mê Linh giai đoạn 2014-2016

Ngày đăng: 27/12/2017, 21:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Trang thông tin huyện Mê Linh: http://melinh.gov.vn/ Link
1. Bảo hiểm xã hội huyện Mê Linh, Báo cáo tổng kết công tác và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm tới từ 2014 - 2016 Khác
2. Chi cục thuế huyện Mê Linh, Báo cáo tổng kết từ năm 2014 đến năm 2016 Khác
3. Phòng LĐTB&XH, Biểu lũy kế Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh từ năm 2014 đến năm 2016 Khác
4. UBND huyện Mê Linh (2015), Kế hoạch số 87/KH-UBND ngày 10/5/2015 tuyên truyền phát triển đối tượng BHXH, BHYT Khác
5. UBND huyện Mê Linh, Báo cáo tình hình phát triển Kinh tế - Xã hội của huyện từ năm 2014 đến năm 2016 Khác
8. Giáo trình quản trị BHXH, chủ biên: TS. Dương Xuân Diệu và chủ nhiệm Nguyễn Văn Gia, nhà xuất bản LĐ – XH, năm 2008 Khác
9. Báo cáo tổng hợp thu BHXH BB, BHXH TN, BHYT, BHTN từ năm 2014 – 2016 Khác
10. Báo cáo tổng hợp chi trả các chế độ BHXH cho NLĐ tại cơ quan BHXH huyện Mê Linh từ năm 2014 – 2016 Khác
11. Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN năm 2015 Khác
12. Nghị định 152/2006/NĐ-CP, hướng dẫn một số điều của luật BHXh về BHXH BB Khác
13. Nghị định 135/2007/NĐ-CP, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w