2. Mối quan hệ vói bệnh tim mạch, + Stress hay căng thẳng tâm lý là trạng thái bị suy nhược về tinh thần một cách khá trầm trọng do phải chịu áp lực lớn trong công việc và cuộc sống trong một thời gian dài mà không được giải tỏa. Stress được xem là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch mà chúng ta cần lưu ý. + Phải đối mặt với quá nhiều căng thẳng kéo dài rất có hại cho sức khỏe tim mạch. Những người hiểu biết về stress, có sức khỏe và tâm lý vững vàng sẽ dễ dàng vượt qua được những tác động của stress và vui tươi trong cuộc sống. Ngược lại những người có cơ thể ốm yếu, suy sụp , không vượt qua và không thích ứng nổi thì dễ phát sinh bệnh tật, có nguy cơ cao mắc bệnh tim, tăng huyết áp, đau ngực và rối loạn nhịp tim. + Stress làm tăng huyết áp và gây ra nhiều tác động có hại cho cơ thể khi liên tục phải tiếp xúc với hormone căng thẳng. Các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra mối liên hệ giữa tình trạng căng thẳng với những thay đổi trong cách hình thành cục máu đông, kéo theo nguy cơ phát triển bệnh nhồi máu cơ tim. + Cách người bệnh xử lý căng thẳng cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Nếu người bệnh giải tỏa bằng những cách không lành mạnh như hút thuốc lá, ăn quá nhiều hoặc không tập thể dục.., sẽ khiến cho vấn đề càng trở nên trầm trọng hơn. Ngược lại những người thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao, tăng cường giao tiếp với mọi người xung quanh sẽ tạo ra những thay đổi tích cực trong cảm xúc cũng như tình trạng sức khỏe. •Mặt khác: dân trí nâng cao -> hiểu nhiều về bệnh tim mạch và tiến trình điều trị của bệnh về kết quả và những nguy cơ có thể dẫn đến. biết quá rõ như thế nên đôi khi dẫn đến mệt mỏi, căng thẳng khi chấp hành quá trình điều trị. Điều đó lại trở thành yếu tố gây stress. Lúc này bệnh tim mạch lại đóng vai trò khởi động, thức đẩy và là nguyên nhân gây ra stress Người bệnh rơi vào vòng lẩn quẩn giữa stress và bệnh tim mạch Để giảm bớt stress, người bệnh cần lưu ý:
Trang 11 Khái ni m, ệ "Stress là một trạng thái tâm sinh lý được nảy sinh khi các kích thích tác động quá mức (vượt ngưỡng giới hạn cho phép) chịu đựng của cá nhân dẫn đến thay đổi
về nhận thức, thái độ và hành vi."
2 M i quan h vói b nh tim m ch, ố ệ ệ ạ
+ Stress hay căng thẳng tâm lý là trạng thái bị suy nhược về tinh thần một cách khá trầm
trọng do phải chịu áp lực lớn trong công việc và cuộc sống trong một thời gian dài mà không được giải tỏa Stress được xem là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch mà chúng ta cần lưu ý
+ Phải đối mặt với quá nhiều căng thẳng kéo dài rất có hại cho sức khỏe tim mạch
Những người hiểu biết về stress, có sức khỏe và tâm lý vững vàng sẽ dễ dàng vượt qua được những tác động của stress và vui tươi trong cuộc sống Ngược lại những người có
cơ thể ốm yếu, suy sụp , không vượt qua và không thích ứng nổi thì dễ phát sinh bệnh tật,
có nguy cơ cao mắc bệnh tim, tăng huyết áp, đau ngực và rối loạn nhịp tim
+ Stress làm tăng huyết áp và gây ra nhiều tác động có hại cho cơ thể khi liên tục phải tiếp xúc với hormone căng thẳng Các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra mối liên hệ giữa tình trạng căng thẳng với những thay đổi trong cách hình thành cục máu đông, kéo theo nguy cơ phát triển bệnh nhồi máu cơ tim
+ Cách người bệnh xử lý căng thẳng cũng là một vấn đề đáng quan tâm Nếu người bệnh giải tỏa bằng những cách không lành mạnh như hút thuốc lá, ăn quá nhiều hoặc không tập thể dục , sẽ khiến cho vấn đề càng trở nên trầm trọng hơn Ngược lại những người
thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao, tăng cường giao tiếp với mọi người xung quanh
sẽ tạo ra những thay đổi tích cực trong cảm xúc cũng như tình trạng sức khỏe
Mặt khác: dân trí nâng cao -> hiểu nhiều về bệnh tim mạch và tiến trình điều trị của bệnh về kết quả và những nguy cơ có thể dẫn đến biết quá rõ như thế nên đôi khi dẫn đến mệt mỏi, căng thẳng khi chấp hành quá trình điều trị Điều đó lại trở thành yếu tố gây stress Lúc này bệnh tim mạch lại đóng vai trò khởi động, thức đẩy và là nguyên nhân gây ra stress
Người bệnh rơi vào vòng lẩn quẩn giữa stress và bệnh tim mạch
Để giảm bớt stress, người bệnh cần lưu ý:
– Thay đổi, điều chỉnh lại những vấn đề gây căng thẳng tâm lý
– Học cách chấp nhận rằng có những điều mà bản thân không thể kiểm soát được
– Trước khi đồng ý làm gì nên cân nhắc liệu bản thân có đủ điều kiện để thực hiện hay không Nếu không phù hợp hãy từ chối để làm giảm áp lực căng thẳng trong cuộc sống
Trang 2– Thường xuyên nói chuyện, chia sẻ với người thân, bạn bè.
– Dành thời gian thư giãn mỗi ngày bằng cách đọc sách, nghe nhạc, ngồi thiền, tập yoga hay thái cực quyền
– Tạo thói quen tích cực vận động Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện tinh thần rất hiệu quả để chuẩn bị xử lý các vấn đề
3 các ph ươ ng pháp ng phó v i stress ứ ớ
Ứng phó, đó là: “Những nỗ lực thay đổi hành vi và nhận thức nhằm kiểm soát đòi hỏi từ phía bên ngoài hoặc bên trong, vượt quá khả năng của con người”
hai dạng: ứng phó tập trung vào vấn đề và ứng phó tập trung vào cảm xúc được nhiều người sử dụng hơn
*Ứng phó tập trung vào vấn đề:
Ứng phó tập trung vào vấn đề là hướng đến tác nhân gây stress, nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu ảnh hưởng gây hại của nó Chiến lược ứng phó này thường được lựa chọn đầu tiên khi con người rơi vào tình huống/hoàn cảnh gây stress
thường được bắt đầu bằng đánh giá xác định vấn đề, sau đó đưa ra các cách thức, giải pháp để lựa chọn giải pháp tối ưu Giải pháp thường gặp nhất là thay đổi chính tình huống/hoàn cảnh hoặc loại bỏ tác nhân gây stress Ví dụ, mâu thuẫn cá nhân kéo dài, chưa được giải quyết làm cho chủ thể thấy mệt mỏi Bằng cách bình tĩnh, khách quan, chủ thể phân tích, đánh giá để tìm ra nguyên nhân chính và các cách tiếp cận có thể để giải quyết mâu thuẫn
Ứng phó tập trung vào vấn đề không chỉ là thay đổi tình huống gây stress một cách khách quan mà còn có cách thức nữa là làm thay đổi chính bản thân, ví dụ, học tập các kĩ năng đối phó để tăng cường khả năng lựa chọn Cách thức này thường gặp khi chủ thể gặp stress dưới áp lực của công việc và cuộc sống
*Ứng phó tập trung vào cảm xúc:
Mục tiêu là nhằm “hạ nhiệt” của các distress/stress có hại, hoặc như trong cuộc sống thường ngày hiện nay, chúng ta hay gặp cụm từ “xả stress”
thường được lựa chọn khi mà chúng ta không thể thay đổi tình huống/ hoàn cảnh Để giảm thiểu sự đe dọa của tình huống, chúng ta thường sử dụng một số cách thức:
• Đánh giá lại ý nghĩa của tình huống Hoàn cảnh là khách quan, chúng ta không thể thay đổi được, song “ý nghĩa” của nó không nặng nề như lúc đầu chúng ta nghĩ
• Sử dụng các hoạt động giải trí như xem phim, đọc sách hay làm công việc ưa thích như đi mua sắm
Trang 3• Chơi thể thao.
• Thư giãn
Cũng có không ít trường hợp ứng phó một cách tiêu cực như: uống rượu, bia, hút thuốc
lá, thậm chí dùng ma túy
(để ứng phó với stress, con người có thể sử dụng cả 2 chiến lược một cách đồng thời hoặc đan xen nhau.)
*Một số vấn đề liên quan đến ứng phó
Việc lựa chọn chiến lược ứng phó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau:
• Loại vấn đề:
+ Khi gặp stress trong công việc, stress nghề nghiệp, con người thường lựa chọn chiến lược ứng phó tập trung vào vấn đề
+ để ứng phó với stress gia đình, chiến lược tập trung vào cảm xúc thường được lựa chọn nhiều hơn
• Khả năng kiểm soát vấn đề:
+ Nếu cá nhân có khả năng kiểm soát được tác nhân gây stress và tình huống nói chung, chiến lược ứng phó tập trung vào vấn đề thường được ưu tiên lựa chọn
+ nếu không có khả năng kiểm soát được tình huống thì chiến lược tập trung vào cảm xúc được lựa chọn nhiều hơn
• Lứa tuổi
+ Tuổi trẻ thích lựa chọn chiến lược tập trung vào vấn đề
+ người trung niên và người già thường lựa chọn chiến lược tập trung vào cảm xúc
• Giới
+ Nữ giới thường thích lựa chọn chiến lược tập trung vào cảm xúc
+ nam giới thích theo chiến lược tâp trung vào vấn đề
• Ảnh hưởng bên ngoài: Học vấn của chủ thể, khả năng tài chính, nền giáo dục của gia đình cũng có ảnh hưởng đến việc lựa chọn chiến lược và kết quả của ứng phó Ngoài ra,
sự hỗ trợ tâm lí từ phía bên ngoài, đặc biệt là từ những người thân trong gia đình hay bạn
bè đều có ảnh hưởng đến ứng phó của chủ thể
Tâm lí b nh nhân- giao ti p ệ ế
Trang 41.Các ph n ng v i b nh c a b nh nhân ả ứ ớ ệ ủ ệ
Khi bị bệnh, đặc biệt là khi phải vào điều trị nội trú, cá nhân đều có các phản ứng đối với bệnh cũng như đối với quá trình điều trị Có thể phân chia ra 4 dạng phản ứng chính.
Trầm cảm - lo âu
Có rất nhiều yếu tố trong bệnh viện có thể gây stress hoặc lo âu cho người bệnh Sự cách li gia đình, bạn
bè, công việc là nguyên nhân chủ yếu gây lo âu ở người bệnh
Ám ảnh – nghi bệnh
Bệnh luôn là nỗi ám ảnh của người bệnh Trong đầu người bệnh luôn xuất hiện những câu hỏi mà mỗi khi có câu trả lời thì người bệnh lại cũng có cơ sở để đặt ra câu hỏi ngược lại Ví dụ: người bệnh được chẩn đoán là viêm da song sau đó lại nghi ngờ mình có thể bị tiểu đường Sự nghi ngờ như vậy là do có một người quen của người bệnh bị tiểu đường, lúc đầu cũng được chẩn đoán là viêm da nhưng điều trị mãi mà không khỏi Sau khi được giải thích rằng bệnh tiểu đường còn có một số triệu chứng khác, ví dụ: hay khô miệng, uống nhiều nước, sút cân, người bệnh tự thấy mình có vẻ cũng hay khô miệng, uống nhiều nước và thường xuyên cân để theo dõi sự sút cân.
Phản ứng phân li
Đối với người có dạng phản ứng này, bệnh tật dường như là “tai hoạ” Người bệnh hay có các phản ứng: kêu, rên, hay phàn nàn rằng số mình khổ…Tuy nhiên những phản ứng như vậy chỉ diễn ra khi có mặt người khác như nhân viên y tế, người nhà hoặc người thân Những người có nét tính cách phân li thường dễ có phản ứng phân li khi bị bệnh Phản ứng này, về mặt vô thức, nhằm thu hút sự chú ý của người khác tới bản thân người bệnh.
Phản ứng phủ định bệnh
Đây là dạng phản ứng cũng thường hay gặp Khi có những biểu hiện ban đầu của bệnh, họ thường né tránh sự thật Ví dụ: khi có các triệu chứng như đau bụng, cảm giác khó chịu, người nhanh mệt mỏi… họ
có thể tìm ra những lí do khác nhau (trừ bệnh) để giải thích Khi buộc phải đi khám và đã được chẩn đoán, họ cho rằng có thể họ không bị bệnh như bác sĩ chẩn đoán bởi “bác sĩ nhìn đâu cũng thấy vi trùng” Trong trường hợp đã có các triệu chứng bệnh không thể bác bỏ được thì họ lại cho rằng mức độ của bệnh không nghiêm trọng như bác sĩ khẳng định.
2.các phong cách giao ti p c a th y thu c ế ủ ầ ố
có 2 phong cách giao tiếp chính: giao tiếp thầy thuốc là trung tâm và phong cách người bệnh là trung tâm
*Giao tiếp thầy thuốc là trung tâm
đây là phong cách giao tiếp phổ biến hiện nay trong lĩnh vực y tế
Trang 5Trong quan niệm của nhiều người, kể cả những người ngoài ngành y, thầy thuốc có quyền lực tuyệt đối trong việc chẩn đoán bệnh, ra các mệnh lệnh điều trị Thầy thuốc ứng xử với người bệnh như cha mẹ đối với con cái Người bệnh được quyền là tuyệt đối chấp hành đúng, phục tùng mệnh lệnh của bác sĩ
Những thầy thuốc có phong cách giao tiếp này thường nói nhiều hơn nghe, đánh giá cao những thông tin do mình đưa ra và ngược lại, đánh giá thấp những thông tin từ phía người bệnh
Trong quá trình khám bệnh, họ thường sử dụng các câu hỏi đóng, nhiều thuật ngữ chuyên môn, quan tâm đến những khía cạnh, triệu chứng sinh học mà không quan tâm đến những suy nghĩ, cảm xúc của người bệnh Họ thường tỏ ra khó chịu khi người bệnh hỏi về chẩn đoán bệnh, tác dụng của từng loại thuốc, tại sao lại dùng nó
*Giao tiếp người bệnh là trung tâm
Phong cách giao tiếp người bệnh là trung tâm có nhiều điểm khác so với phong cách giao tiếp thầy thuốc là trung tâm Xuất phát từ quan điểm rằng dịch vụ y tế cũng là một dạng của dịch vụ xã hội và nhân viên y tế là người cung cấp dịch vụ còn bệnh nhân/thân chủ là người trả tiền khi họ sử dụng dịch vụ Mà đã là như thế thì bên cung cấp dịch vụ phải cung cấp những cái tốt nhất có thể Bên sử dụng dịch vụ/người bệnh có quyền từ chối dịch vụ nếu như chất lượng dịch vụ không được như mong đợi
Do vậy thầy thuốc có phong cách giao tiếp người bệnh là trung tâm đặt người bệnh với những vấn đề của họ làm trọng tâm Nói cho cùng, những vấn đề về sức khỏe/bệnh tật
là của người bệnh/thân chủ Thầy thuốc là chuyên gia, đưa ra các phương án điều trị để bệnh nhân lựa chọn Tất nhiên không phải là mọi trách nhiệm đều quy cho người bệnh
Ở đây, theo phong cách này, người bệnh/thân chủ cũng được quyền và có trách nhiệm tham gia vào việc giải quyết những vấn đề của chính mình
Đ o đ c ạ ứ 1.khái ni m ệ
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, có vai trò to lớn đối với đời sống con người Một trong những nét cơ bản nhất của hình thái ý thức đạo đức là tự nguyện, tự giác quan tâm đến người khác, chứ không phải cho mình
Trang 6Đạo đức là những nguyên tắc, yêu cầu cho con người tuân theo trong xã hội Như vậy, khi nói về đạo đức là chúng ta nói về mối quan hệ giao tiếp giữa con người với con người, rộng ra nữa là lề, thói, đạo, nghĩa trong xã hội
Để duy trì và vận hành xã hội, con người đã sáng tạo ra nhiều phương thức điều chỉnh hành vi của các thành viên như: phong tục, tập quán, tôn giáo, đạo đức, pháp luật… Như vậy đạo đức cũng là một phương thức để điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội
Để điều chỉnh hành vi, xã hội đưa ra những khuôn mẫu chuẩn mực tích cực để con người làm theo và những khuôn mẫu tiêu cực để con người tránh Việc đánh giá con người trong xã hội cũng được thực hiện theo những mô hình, khuôn mẫu như vậy Những khuôn mẫu thường được khái quát trong các khái niệm như: thiện và ác; vinh và nhục; chính nghĩa và phi nghĩa
Cùng với sự phát triển của xã hội; các khuôn mẫu đạo đức cũng có sự thay đổi Mặt khác, bên cạnh những khuôn mẫu chung cho mọi người trong xã hội thì cũng tồn tại những khuôn mẫu đạo đức riêng cho các dân tộc, cộng đồng, nhóm xã hội khác nhau
2 Các ch c năng ứ
+ Chức năng điều chỉnh hành vi
Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi Sự điều chỉnh hành vi làm cá nhân và xã hội cùng tồn tại và phát triển, bảo đảm quan hệ lợi ích cá nhân và cộng đồng
Loài người sáng tạo ra nhiều phương thức điều chỉnh hành vi, trong đó có chính trị, pháp quyền và đạo đức…
Chính trị điều chỉnh hành vi giữa các giai cấp, các dân tộc, các quốc gia bằng những biện pháp đặc trưng như ngoại giao, kinh tế, hành chính, bạo lực…
Pháp quyền thể hiện ra ở pháp luật, là ý chí của giai cấp thống trị buộc mọi người phải tuân theo Những chuẩn mực của pháp luật được thực hiện bằng ngăn cấm và cưỡng
Trang 7bức (quyền lực của các tổ chức đặc biệt như quân đội, cảnh sát, toà án, nhà tù…) Pháp quyền là đạo đức tối thiểu của mỗi cá nhân sống trong cộng đồng
Đạo đức đòi hỏi từ tối thiểu đến tối đa đối với các hành vi cá nhân Phương thức điều chỉnh là bằng dư luận xã hội và lương tâm Những chuẩn mực đạo đức bao gồm cả chuẩn mực ngăn cấm và cả chuẩn mực khuyến khích
Chức năng điều chỉnh hành vi của đạo đức bằng dư luận xã hội và lương tâm đòi hỏi từ tối thiểu tới tối đa hành vi con người đã trở thành đặc trưng riêng để phân biệt đạo đức với các hình thái ý thức khác, các hiện tượng xã hội khác
+ Chức năng giáo dục
Con người là sản phẩm đồng thời là chủ thể của lịch sử Con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy
Con người sinh ra bắt gặp hệ thống đạo đức của xã hội Hệ thống ấy tác động đến con người và con người tác động lại hệ thống Hệ thống đạo đức do con người tạo ra, nhưng sau khi ra đời hệ thống đạo đức tồn tại như là cái khách quan hoá tác động, chi phối con người
Xã hội có giai cấp hình thành và tồn tại nhiều hệ thống đạo đức mà các cá nhân chịu sự tác động Ở đây, môi trường đạo đức tác động đến đạo đức cá nhân bằng nhận thức đạo đức và thực tiễn đạo đức Nhận thức đạo đức để chuyển hoá đạo đức xã hội thành ý thức đạo đức cá nhân Thực tiễn đạo đức là hiện thực hoá nội dung giáo dục bằng hành vi đạo đức Các hành vi đạo đức lặp đi lặp lại trong đời sống xã hội và cá nhân làm
cả đạo đức cá nhân và xã hội được củng cố, phát triển thành thói quen, truyền thống, tập quán đạo đức
Hiệu quả giáo dục đạo đức phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, cách thức tổ chức, giáo dục mức độ tự giác của chủ thể và đối tượng giáo dục trong quá trình giáo dục
Trang 8+ Chức năng nhận thức
Đạo đức là phương thức đặc biệt của sự chiếm lĩnh thế giới con người Nếu xét dưới góc độ bản thể luận, đạo đức là hệ thống tinh thần, được quy định bởi tồn tại xã hội Nhưng xét dưới góc độ xã hội học thì hệ thống tinh thần (nhận thức đạo đức) không tách rời thực tiễn – hành động của con người Do vậy, đạo đức là hiện tượng xã hội vừa mang tính tinh thần vừa mang tính hành động hiện thực
Nhận thức của đạo đức là quá trình vừa hướng ngoại (hướng ra ngoài) và hướng nội (tự nhận thức – hướng vào chính mình, chính chủ thể)
Nhận thức hướng ngoại lấy chuẩn mực, giá trị, đời sống đạo đức của xã hội làm đối tượng Đó là hệ thống giá trị thiện và ác, trách nhiệm và nghĩa vụ, hạnh phúc và ý nghĩa cuộc sống…, những “cách thức và phương tiện” tạo ra các giá trị đạo đức Nhờ sự nhận thức này mà chủ thể nhận thức đã chuyển hóa đạo đức của xã hội như là cái chung thành ý thức đạo đức của cá nhân như là cái riêng
Nhận thức hướng nội (tự nhận thức), lấy bản thân mình – chủ thể đạo đức – làm đối tượng nhận thức Đây là quá trình tự đánh giá, tự thẩm định, tự đối chiếu những nhận thức, hành vi, đạo đức của mình với những chuẩn mực giá trị chung của cộng đồng Từ cách nhận thức này mà chủ thể hình thành phát triển thành các quan điểm và nguyên tắc sống: sáng tạo hay chủ động, hy sinh hay hưởng thụ, vị tha hay vị kỷ, hướng thiện hay sa vào cái ác…
Trong tự nhận thức, vai trò của dư luận xã hội và lương tâm là to lớn Dư luận xã hội là sự bình phẩm, đánh giá từ phía xã hội đối với chủ thể, còn lương tâm là sự phê bình Cả hai đều giúp chủ thể tái tạo lại giá trị đạo đức của mình – giá trị mà xã hội mong muốn
3 vai trò trong ho t đ ng c a ngh y ạ ộ ủ ề
Y đức học cũng là sự cụ thể hóa các tiêu chuẩn đạo đức chung trên cơ sở đặc điểm hoạt động nghề nghiệp
Trang 9y đức được hiểu là những nguyên tắc, chuẩn mực về đạo đức đối với người hoạt động trong lĩnh vực y tế Nó được thể hiện trong mối quan hệ của người thầy thuốc đối với người bệnh, đối với đồng nghiệp, đối với nghề nghiệp và đối với bản thân Những
nguyên tắc, chuẩn mực này được thể hiện trong ý thức và thực tiễn y đức
( y đức là hành vi, thái độ của người thầy thuốc đối với bệnh nhân, là bổn phận, trách nhiệm của người thầy thuốc, là sự thông cảm đối với người bệnh Ta có thể điểm qua các lời thề và lời di huấn của người xưa để hiểu về nội dung y đức.)
Vai trò:
…
*Nâng cao y đức:
Cá nhân tập thể: có tinh thần tự giác trách nhiệm, có lòng thương, tự quản,…
Xã hội: biểu dương, khích lệ, đưa ra những tiêu chuẩn cơ bản,…