Mở đầu Trong xu hướng hội nhập với nền kinh tế thế giới, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, để có thể đảm bảo cho công ty Lotus Rice chúng tôi luôn tăng trưởng phát triển bền vữn
Trang 1NGHIÊN CỨU KẾ HOẠCH XUẤT KHẨU GẠO SANG THỊ
TRƯỜNG TRUNG QUỐC
CONTENT
I MỞ ĐẦU
II LỰA CHỌN HÌNH THỨC KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ SẢN PHẨM 1.Lựa chọn hình thức kinh doanh
2.Lựa chọn sản phẩm
III LỰA CHỌN QUỐC GIA
1 Lý do lựa chọn
2 Giới thiệu quốc gia Trung quốc
3 Đánh giá nhu cầu gạo của Trung quốc
IV PHÂN TÍCH PEST
V PHÂN TÍCH SWOT
VI MỤC TIÊU TỔNG QUAN VÀ CỤ THỂ
VII CÁC CHIẾN LƯỢC ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC TIÊU
VIII NHẬN ĐỊNH RỦI RO VÀ GIẢI PHÁP
Trang 2IX KẾT LUẬN
I Mở đầu
Trong xu hướng hội nhập với nền kinh tế thế giới, môi trường cạnh
tranh ngày càng gay gắt, để có thể đảm bảo cho công ty Lotus Rice chúng tôi luôn tăng trưởng phát triển bền vững, không chỉ tập trung phát triển cho thị trường kinh doanh trong nước mà còn phải mở rộng đầu tư kinh doanh ra nước ngoài để mở rộng thị trường Với tư cách là một nhà đầu tư, một quản lý của Công ty Lotus Rice, một công ty chuyên về lĩnh vực kinh doanh hàng nông sản, Tôi quyết định mở rộng hình thức kinh doanh đối với lĩnh vực, ngành hàng mà Công ty Lotus Rice nói riêng và Việt nam nói chung có thế mạnh trong lợi thế so sánh trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay
II LỰA CHỌN HÌNH THỨC KINH DOANH VÀ SẢN PHẨM
1.Lựa chọn hình thức kinh doanh
Hiên nay trong kinh vực kinh doanh quốc tế, có nhiều hình thức thâm nhập vào thị trường nước ngoài, như:
- Xuất khẩu
- Các dự án chìa khóa trao tay
- Cấp phép sản xuất (Licensing)
- Nhượng quyền kinh doanh
- Liên doanh
- Sở hữu toàn bộ các công ty con
Là Công ty có quá trình kinh doanh nội địa khá tốt, nhưng kinh nghiệm cho việc mở rộng thị trường nước ngoài còn khá hạn chế Tuy nhiên để đáp ứng chiến lược kinh doanh và mục tiêu tăng trưởng lâu dài, bền vững và phát huy được thế mạnh của Công ty trong lĩnh vực kinh doanh hàng lúa gạo, chúng tôi quyết định lựa chọn hình thức thâm nhập thị trường nước
ngoài là thông qua xuất khẩu các mặt hàng đang là thế mạnh của công
ty nói riêng và Việt nam nói chung
Trang 32.Lựa chọn sản phẩm (tiêu chí để lựa chọn)
Với vị trí địa lý, đất đai, khí hậu phù hợp, chính sách phát triển nông
nghiệp đúng đắn, lực lượng lao động chăm chỉ cùng với sự hỗ trợ của hệ thống tưới tiêu ruông đồng, áp dụng khoa học kỹ thuật nên Việt nam đã vươn lên mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và nhất là lúa Việt nam hiện là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Ấn độ Kim ngạch Xuất khẩu năm 2011, năm 2012 trung bình đạt 3,5 tỉ USD Sản lượng xuất khẩu mới chỉ gần bằng 1/3 sản lượng sản xuất trong nước, do
đó nguồn hàng cho xuất khẩu rất dồi dào và sẵn có Việc đẩy mạnh xuất khẩu còn góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp trồng lúa, công nghệ chế biến lúa gạo phát triển và qua đó giúp tăng thêm thu nhập cho bà con nông dân trực tiếp sản xuất
(Đơn vị tính: Triệu tấn)
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm
2013 (Dự báo)
Sản lượng gạo
(Nguồn: Bộ công thương)
Lúa gạo là một trong những nông sản có thế mạnh nhất của Việt nam, có lợi thế gần như tuyệt đối so với các quốc gia khác trong khu vực và trên
thế giới, do đó Công ty Lotus Rice chúng tôi quyết định chọn mặt hàng Gạo để xuất khẩu nhằm thâm nhập vào thị trường nước ngoài, mở rộng thị
trường và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty Lotus Rice nói riêng và cho Việt nam nói chung
Trang 4III LỰA CHỌN QUỐC GIA ĐỂ KINH DOANH:
1 Lý do lựa chọn:
Sau khi khảo sát, nghiên cứu thị trường, chúng tôi quyết định chọn Thị trường Trung quốc để xuất khẩu sản phẩm Gạo, vì các lý do sau:
- Qui mô dân số lớn nhất thế giới, là quốc gia sử dụng lương thực chính gạo trong bữa ăn hàng ngày, do đó sẽ là thị trường tiêu thụ
vô cùng to lớn
- Việt nam có chung đường biên giới trên bộ và và trên biển với Trung quốc Có hệ thống đường bộ, đường sắt liên thông qua cửa Khẩu Lào Cai, Lạng Sơn, Tân thanh do đó việc vận chuyển hàng hóa rất thuận lợi, chi phí thấp để vào vùng Vân nam, Quý châu,
Tứ Xuyên,Trùng khánh, Quảng Tây… Trung quốc Ngoài ra gạo Việt nam có thể vận chuyển khối lượng lớn bằng đường biển từ Khu vực miền Nam Việt nam, vựa lúc lớn của cả nước đi các tỉnh miền đông Trung quốc (Quảng đông, Phúc kiến, Triết giang…) dễ dàng với chi phí thấp
- Hai nước có mối quan hệ khá chặt chẽ về kinh tế, thương mại và chính trị; đều là thành viên của WTO
- Cùng một nền văn hóa Á đông, nhiều nét văn hóa tương đồng
- Trung quốc có chính sách mở cửa, thu hút đầu tư từ nước ngoài từ năm 1978
Trang 5- Có hệ thống chính trị ổn định, do Đảng cộng sản lãnh đạo, chủ trương phát triển mạnh nền kinh tế thị trường theo màu sắc Trung quốc
- Có môi trường đầu tư rất thuận lợi Theo số liệu Bloomberg
Business Week đánh giá năm 2012, Trung quốc là quốc gia đứng thứ nhất trong 25 quốc gia hàng đầu phù hợp nhất cho việc đầu tư
từ nước ngoài (FDI)
11 Vương quốc Ả rập thống
nhất
24 Singapore
13 Pháp
2 Giới thiệu quốc gia Trung Quốc:
Trung Quốc là một quốc gia ở khu vực Đông Á, Đây là nước đông dân nhất trên thế giới với hơn 1,3 tỷ người, Đơn vị hành chính của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa gồm 22 tỉnh, năm khu tự trị, bốn thành phố trực thuộc trung ương (Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Trùng
Khánh) và hai đặc khu hành chính (Hồng Kông và Ma Cao)
Trang 6Với diện tích 9.6 triệu km², Trung quốc là quốc gia lớn thứ tư thế giới Hiện nay, Trung Quốc có đường biên giới giáp 14 quốc gia khác ở châu Á phía bắc giáp Mông Cổ, Nga; phía tây giáp Afghanistan,
Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan; phía nam giáp Nepal, Bhutan, Myanma, Ấn Độ, Lào, Việt Nam; phía đông giáp Bắc Triều Tiên và Biển Hoa Đông
Từ khi tiến hành đổi mới kinh tế năm 1978, Trung quốc đã trở thành nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, với tốc độ phát triển thần
kỳ trung bình 10% trong vòng ba thập kỷ liên tiếp và trở thành quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới cũng như là quốc gia nhập khẩu đứng thứ hai thế giới
Hiện nay Trung quốc có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (sau Mỹ) và
là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, cũng như thành viên của các tổ chức quốc tế như WTO, APEC, G-20 và Tổ
Trang 7chức Hợp tác Thượng Hải Theo quĩ tiền tệ thế giới Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa của Trung Quốc năm 2011 đạt 7.298 nghìn tỉ đô la Mỹ, GDP bình quân đầu người đạt 5.417 đô la Mỹ, bằng khoảng 1/9 GDP bình quân đầu người của Mỹ (48.328 USD) và cao gấp 4 lần GDP bình quân đầu người của Việt Nam (1.374 USD) Nếu tính theo sức mua tương đương, GDP của Trung Quốc đạt 11.299 nghìn tỉ đô la Mỹ, GDP đầu người tương đương là 8.382 đô la Mỹ
(Nguồn: Wikipedia)
Trung Quốc xếp thứ 29 về Chỉ số Cạnh tranh Toàn cầu (Nguồn: The Global competitiveness report 2012- World Economic Forum), đứng đầu trong nhóm nước BRICS, nhưng chỉ đứng thứ 136 về chỉ số Tự do Kinh tế Năm 2012
(Nguồn: Heritage Foudation, retrieved 17/4/2011).
Theo số liệu của Ngân hàng thế giới năm 2012 về mức độ dễ dàng cho kinh doanh (Easy to do business), Trung quốc xếp hạng 91/185 quốc gia/lãnh thổ chứng tỏ nền tảng hệ thống pháp lý và văn hóa kinh doanh của Trung quốc cần nỗ lực để hoàn thiện…
Theo thống kê của Tổ chức Minh bạch Thế giới (TI) về chỉ số tham nhũng của các nước trên thế giới qua các năm, năm 2012 Trung quốc xếp hạng thứ 80 /176 quốc gia, vùng lãnh thổ, tụt 5 bậc so với năm
2011 (năm 2011 đứng hạng 75) Trung quốc nằm trong nhóm các nước có mức độ tham nhũng trung bình
3 Đánh giá nhu cầu gạo của Trung quốc:
Từ một nước gần đủ tự túc gạo một vài năm trước đây, từ năm 2011 trở lại đây nhu cầu nhập khẩu gạo của Trung Quốc đã tăng mạnh do chi phí sản xuất cao, sản lượng trong nước thiếu hụt, ngoài ra do tâm
lý nười dân Trung quốc sợ gạo trong nước bị nhiễm hóa chất độc hại (Cadmium)
Trang 8Theo dự báo nhập khẩu gạo của Trung Quốc trong năm 2012-2013 ước khoảng 3 triệu tấn, tăng khoảng 28% so với khoảng 2,34 triệu tấn nhập khẩu trong các năm trước Nhu cầu nhập khẩu gạo của Trung Quốc trong 2013-2014 được dự báo sẽ vẫn ở mức cao, khoảng
3 triệu tấn Trung quốc là một trong những quốc gia nhập khẩu gạo nhiều trên thế giới
(Nguồn: Bộ nông nghiệp Mỹ-USDA)
Trang 9Hiện Việt nam là nhà cung cấp chính của gạo sang Trung Quốc Năm 2011-2012, Việt Nam đã cung cấp khoảng 1,54 triệu tấn gạo, tương đương khoảng 66% trong tổng số 2,34 triệu tấn gạo nhập khẩu của Trung Quốc
(Nguồn:Hải quan Trung Quốc)
IV. PHÂN TÍCH PEST:
1 Môi trường chính trị :
Môi trường chính trị tại Trung quốc đang ở tình trạng rất ổn định, dưới
sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung quốc, tiếp tục chủ trưởng phát triển nền kinh tế thị trường theo màu sắc Trung quốc; Trung quốc đã ban hành những chính sách, quy định rõ ràng thu hút đầu tư nước ngoài, cho hoạt động nhập khẩu trong đó ưu tiên những mặt hàng có tính chất thiết yếu cho đời sống của người dân, đặc biệt là nhập khẩu gạo Việc thay đổi các chính sách quy định này nếu có cũng chỉ để tạo thuận lợi hơn cho môi trường đầu tư, cho hoạt động nhập khẩu Ngoài ra,do hệ thống pháp lý chưa hoàn thiện, chính sách quản lý vẫn còn hạn chế nên tình trạng tham nhũng của Trung quốc vẫn còn ở mức khá cao Theo tổ chức minh bạch thế giới, năm 2012
Trang 10Trung quốc đứng hạng 80/176 quốc gia & lãnh thổ, tụt 5 hạng so với 2011
2 Môi trường kinh tế:
Dù là nước có nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới (chỉ sau USA), có diện tích lãnh thổ là lớn thứ 4 thế giới, được coi là công xưởng cho cả thế giới; sở hữu nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên; có ngành tài chính, công nghệ thông tin và năng lượng phát triển, đồng thời có cơ sở hạ tầng khá hiện đại hỗ trợ phân phối hàng hóa hiệu quả Sau một thời gian dài phát triển nóng, hiện nay tốc độ phát triển kinh tế Trung quốc đã chậm lại, tình trạng nợ công đã ở mức báo động; chi phí nhân công rẻ không còn là lợi thế của Trung quốc Đối với ngành sản xuất lương thực, diện tích trồng lúa không thể phát triển do điều kiện đất đai canh tác, năng suất không cải thiện, giá thành sản xuất cao
mà nhu cầu của người dân tăng cao lại, do vậy nhu cầu nhập khẩu gạo của Trung quốc là rất lớn Dự báo trong năm 2013-2014 sẽ nhập khoảng 3 triệu tấn
3 Môi trường xã hội:
Với dân số hơn 1,3 tỉ người, đứng đầu thế giới Từ khi mở cửa năm
1978 Trung quốc là quốc gia có mức độ tăng trưởng chóng mặt Tuy nhiên mặt trái của sự tăng trưởng là hủy hoạt môi trường, gia tăng giầu nghèo; chênh lệch phát triển giữa các khu vực miền đông giáp biển với các khu vực miền Tây và miền bắc do đó tiềm tàng sự bất ổn
xã hội nếu chính phủ Trung quốc không có sự điều chỉnh chính sách kinh tế, xã hội phù hợp
4 Môi trường kỹ thuật:
- Với sự phát triển của kỹ thuật, sự hợp tác của với các tổn chức quốc
tế (Viện lúa quốc tế IRRI) ngành nghiên cứu trồng lúa của Việt Nam
đã đầu tư mạnh mẽ Việt Nam đã có những Viện nghiên cứu về trồng lúa đứng chân tại các vùng đồng bằng trọng điểm về lúa gạo của cả nước như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng ngày, có năng suất cao, kháng sâu bệnh và đã đưa vào trồng đại trà, tạo nên sản sông Cửu Long Các Viện này đã tạo ra những giống lúa ngắn lượng lúa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra thế giới
Trang 11- Với việc xác định sản xuất lúa gạo là hàng hóa, ngành nông nghiệp trồng lúa ở Việt nam đã được cơ giới hóa ở mức khá cao trong việc tưới tiêu, gieo, thu hoạch và chế biến
- Trong thời đại công nghệ thông tin, việc chào hàng, giới thiệu sản phẩm, giao dịch với khách hàng/ các nhà nhập khẩu đã trở nên hiệu quả và nhanh chóng
V PHÂN TÍCH SWOT:
Thế mạnh
- Lúa gạo là mặt hàng Việt Nam có ưu thế
do năng lực sản xuất mạnh, thế giới đã
biết đến Việt Nam như là một quốc gia
xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới
- Công ty Lotus đã có kinh nghiệm trong
việc sản xuất và cung cấp sản phẩm
gạo cho thị trường trong nước
- Công ty có đầu mối đại lý thu mua lúa
phân bố hợp lý tại vùng đồng bằng sông
Cửu Long, vựa lúa lớn nhất cả nước
Việtnam
- Khả năng giao hàng thuận tiện, nhanh
chóng Công ty có nhà máy sản xuất,
nên đáp ứng kịp thời nhu cầu khách
hàng trong và ngoài nước
- Công ty tập trung khai thác phân khúc
gạo trắng 15 – 25% tấm để xuất khẩu,
như thế giá thành sẽ cạnh tranh hơn
- Công ty có chiến lược xâm nhập thị
trường hợp lý, bước đầu từ những tỉnh
thành giáp với Việt nam: Vân Nam, Quí
châu, Quảng tây, Quảng động phố
Điểm yếu
- Hạn chế về vốn, am hiểu
về thị trường Trung quốc chưa nhiều
- Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam có khuynh hướng xuất khẩu ồ ạt khi giá mua của nhà nhập khẩu thấp, và xuất khẩu chựng lại khi giá cao
- Công ty mới tham gia thị trường xuất khấu nên việc xâm nhập vào thị trường Trung quốc là chưa mạnh, thương hiệu gạo của Công
ty chưa được biết đến tại thị trường Trung quốc
Cơ hội
- Nhu cầu của thị trường Trung quốc là rất
lớn
- Thuế xuất nhập khẩu Gạo được chính
phủ Nam phi ưu đãi là 0%
- Việt nam-Trung quốc đã ký nhiều hiệp
định thương mại, trong đó dành cho
nhau đãi ngộ tối huệ quốc; 2 nước đều là
thành viên của WTO
- Việt Nam đã cùng ASEAN ký kết và triển
Mối đe dọa
- Việt Nam có một số đối thủ cạnh tranh tại thị trường này như Thái Lan, Pakistan, Ấn Độ
- Các Đầu mối nhập khẩu Trung quốc hay ép giá
- Đầu mối nhập khẩu Trung quốc độ tin cậy trong kinh doanh doanh
Trang 12khai thực hiện 3 hiệp định FTAs là Hiệp
định Khu vực Thương mại Tự do ASEAN
(AFTA), Hiệp định Thương mại Tự do
ASEAN - Trung Quốc (ACFTA)
- Cự ly vận ngắn, Chi phí vận chuyển
thấp, do đó luôn đảm bảo thời gian gioa
hàng và sẵn sàng cạnh tranh các loại
gạo từ Thái lan, Ấn độ…
- Chính phủ Việt Nam có chính sách
khuyến khích các doanh nghiệp Việt
Nam liên kết để xuất khẩu gạo ra thị
trường thế giới
lâu dài thấp
- Rủi ro trong thanh toán nếu điều kiện thanh toán không chặt chẽ, không tuân thủ theo thông lệ kinh doanh quốc tế
VI MỤC TIÊU TỔNG QUAN VÀ CỤ THỂ:
a.Sứ mệnh: “Sản phẩm gạo của Công Ty Lotus Rice đem lại bữa ăn
ngon, chất lượng, giá hợp lý cho mọi gia đình”
b Tầm nhìn
“ Trở thành một trong những công ty kinh doanh xuất nhập gạo hàng
đầu của Việt Nam và khu vực Đông nam á.”
c Mục tiêu:
Tới 2020 Sản phẩm gạo Lotus rice có mặt ở 50% tỉnh thành Trung quốc và chiếm 45-50 % thị phần gạo nhập khẩu của Trung quốc bằng cách không ngừng đa dạng hóa các chủng loại sản phẩm, cùng với đối tác mở rộng thêm nhiều đại lý phân phối
d Mục tiêu ngắn hạn:
+ Năm thứ 1: Là nhà sản xuất gạo tại Việt nam, lần đầu mở rộng thị trường xuất khẩu ra nước ngoài, Chúng tôi chọn ba tỉnh Vân Nam, Quí châu và Quảng Tây, là hai tỉnh sát Việt nam, có hệ thống giaa thông đường bộ, đường sắt kết nối với Việt nam Dân số ba tỉnh này
khoảng 140 triệu dân Độ nhận biết thương hiệu gạo Lotus Rice ở 3
tỉnh này là 35-40 % và chiếm thị phần khoảng 30% sản lượng nhập khẩu
Trang 13+ Mục tiêu cho năm thứ 2: Độ nhận biết thương hiệu Lotus Rice ở 3
tỉnh này là 65-70% và chiếm thị phần 60%
+ Mục tiêu năm thứ 3: Độ nhận biết thương hiệu Lotus Rice ở 3 tỉnh
này là 100% và và chiếm thị phần 90-95%, đồng thời phát triển tiếp
ra các tỉnh lân cận ở phía tây nam Trung quốc như Tứ Xuyên, Thanh Hải và các tỉnh phía Đông Trung quốc giáp Việt nam: Quảng Đông, Phúc kiến, Chiết Giang với độ nhận biết 25% - 30%
e Mục tiêu dài hạn
Sau 8- 10 năm sản phẩm gạo Lotus Rice có mặt tối thiểu 50% tỉnh thành Trung quốc và chiếm 45-50% thị phần gạo nhập khẩu của Trung quốc
VII CÁC CHIẾN LƯỢC ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC TIÊU
1.Chiến lược về giá:
Do có ưu thế chủ động về nguồn hàng cung cấp, nhất là là hệ thống thu mua, chế biến lúa gạo và đặc biệt là khả năng vận chuyển, giao hàng nhanh chóng, với chi phí thấp cho đối tác, đại lý Nên Công ty Lotus Rice chúng tôi không ngại bất cứ đối thủ nào Và chúng tôi chủ trương giá bán thấp hơn 5-8 % chủng loại sản phẩm cùng loại của Thái Lan, Ấn độ hoặc Paskistan
2.Chiến lược về sản phẩm:
Sau khi nghiên cứu thị trường, về sản phẩm chúng tôi chọn lựa chủng loại gạo trắng chất lượng từ cao đến trung bình (loại từ 5% - 25% tấm) với đặc tính hạt gạo thon dài, trong Và cơm sẽ có mùi thơm nhẹ, dẻo, mềm Với chất lượng gạo như trên cùng với giá thành phù hợp chúng tôi cho rẳng sẽ được đa số người tiêu dùng tại các tỉnh thành Trung quốc chấp nhận
3.Chiến lược về địa điểm:
Chúng tôi chọn các tỉnh giáp biên giới với Việt nam nhất là các vùng