1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Phụ nữ làm mẹ đơn thân ở nông thôn bắc trung bộ chân dung xã hội và thực tiến sinh kế (nghiên cứu trường hợp huyện yên thành, tỉnh nghệ an)

238 191 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 238
Dung lượng 2,86 MB

Nội dung

Trong thực tế, nhóm phụ nữ làm mẹ đơn thân mà không kết hôn đang tăng lên về mặt số lượng và có xu hướng trẻ hóa.1 Thực tiễn đó đặt ra nhu cầu đối với việc triển khai các nghiên cứu mới

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

(Nghiên cứu trường hợp huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội - 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 PGS.TS NGUYỄN TUẤN ANH

2 PGS.TS VŨ MẠNH LỢI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội - 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh và PGS.TS Vũ Mạnh Lợi Luận án này được tôi trực tiếp thu thập và giám sát quá trình thu thập thông tin trên thực địa, trực tiếp xử lý các dữ liệu thông tin định tính và định lượng để đo lường và phân tích các nội dung nghiên cứu mà đề tài đặt ra Đề tài luận án “Phụ nữ làm mẹ đơn thân ở nông thôn Bắc Trung Bộ: Chân dung xã hội và thực tiễn sinh kế (Nghiên cứu trường hợp huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An)” Kết quả nghiên cứu của luận án này hoàn toàn mới và không trùng lặp với các nghiên cứu đã có Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu này hoàn toàn trung thực và đáng tin cậy

Tác giả

Võ Thị Cẩm Ly

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh và PGS.TS

Vũ Mạnh Lợi đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận

án này

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban chủ nhiệm Khoa Xã hội học, bộ phận phụ trách đào tạo sau đại học của Khoa Xã hội học và Ban giám hiệu, phòng đào tạo sau đại học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong công việc để tôi có thể tập trung hoàn thành luận án

Tôi xin cảm ơn Hội phụ nữ huyện Yên Thành, Ủy ban nhân dân và hội phụ

nữ, phụ nữ làm mẹ đơn thân và gia đình ở 16 xã thuộc huyện Yên Thành đã hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu nghiên cứu của luận án

Tôi trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Vinh, Khoa Lịch Sử đã luôn luôn tạo điều kiện hỗ trợ trong quá trình học tập và nghiên cứu

Sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và các anh chị em đồng nghiệp đã luôn khuyến khích, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án

Hà Nội, ngày 14 tháng 8 năm 2016

Nghiên cứu sinh

Võ Thị Cẩm Ly

Trang 5

MỤC LỤC

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các bảng

MỞ ĐẦU……… ……… 1

1 Lý do chọn đề tài……… 1

2.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài……… 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu……… 3

4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu……… 4

4.1 Đối tượng nghiên cứu……… 4

4.2 Khách thể nghiên cứu……… 4

4.3 Phạm vi nghiên cứu……… 5

5 Câu hỏi nghiên cứu……… 5

6 Giả thuyết nghiên cứu……… 5

7 Khung lý thuyết và khung phân tích……… ……… 6

7.1.Khung lý thuyết……… 6

7.2 Khung phân tích……… 7

8 Cấu trúc của luận án……… 8

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU……… 9

1.1 Dẫn nhập……… 9

1.2 Nghiên cứu về phụ nữ đơn thân……… … 10

1.2.1 Xu hướng lựa chọn sống đơn thân của phụ nữ……… …… 10

1.2.2 Các đặc điểm nhân khẩu xã hội của phụ nữ làm mẹ đơn thân………… 13

1.2.3 Đời sống tâm lý và định kiến xã hội đối với phụ nữ đơn thân và phụ nữ làm mẹ đơn thân……… 15

1.2.4 Đời sống kinh tế và chính sách xã hội của nhóm phụ nữ đơn thân, phụ nữ làm mẹ đơn thân ……… 18

Trang 6

1.3 Các công trình nghiên cứu về sinh kế……… 23

1.3.1 Các nghiên cứu về phương pháp tiếp cận sinh kế……… 23

1.3.2 Ứng dụng của khung sinh kế bền vững trong thực tiễn……… 25

1.3.3.Nghiên cứu về loại hình và phương thức chuyển đổi sinh kế……… 27

1.3.4 Sinh kế của phụ nữ và phụ nữ làm mẹ đơn thân……… 32

1.4 Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu……… 34

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …… 37

2.1 Dẫn nhập……… 37

2.2 Các khái niệm công cụ……… 38

2.2.1 Phụ nữ làm mẹ đơn thân……… 38

2.2.2 Chân dung xã hội của phụ nữ làm mẹ đơn thân ……… 39

2.2.3 Quan niệm đa chiều về sinh kế và quan niệm về sinh kế được vận dụng trong luận án……… 40

2.2.4 Chiến lược sinh kế……….… 42

2.2.5 Hộ gia đình……… 43

2.3 Các lý thuyết vận dụng trong luận án……… 44

2.3.1 Lý thuyết nữ quyền tự do……… 44

2.3.2.Lý thuyết về vốn xã hội và khung sinh kế bền vững ……… 47

2.4 Phương pháp nghiên cứu……… 56

2.4.1 Phương pháp phân tích tài liệu….……….… 56

2.4.2 Phương pháp quan sát……… 56

2.4.3 Phương pháp phỏng vấn sâu và nghiên cứu trường hợp……… 57

2.4.4 Phương pháp khảo sát xã hội học/ điều tra bằng bảng hỏi……… 57

2.5 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu……… 63

2.5.1 Tỉnh Nghệ An……… 63

2.5.2 Huyện Yên Thành……… 65

2.5.3 Các xã được khảo sát……… 67

Trang 7

Chương 3 CHÂN DUNG XÃ HỘI CỦA NHÓM PHỤ NỮ LÀM MẸ

ĐƠN THÂN Ở NÔNG THÔN BẮC TRUNG BỘ ……… 70

3.1 Dẫn nhập……….……… 70

3.2 Độ tuổi, học vấn, tình trạng sức khỏe của phụ nữ làm mẹ đơn thân…… 71

3.2.1 Độ tuổi……… 72

3.2.2 Trình độ học vấn……… 74

3.2.3 Tình trạng sức khỏe……… 76

3.3 Đời sống kinh tế và điều kiện, phương tiện sinh hoạt hàng ngày của phụ nữ làm mẹ đơn thân 81

3.3.1 Nghề nghiệp và việc làm 81

3.3.2 Thu nhập và chi tiêu, tiết kiêm và vay mượn 84

3.3.3 Nhà ở và các phương tiện sinh hoạt 93

3.4 Cơ cấu gia đình của phụ nữ làm mẹ đơn thân 94

3.5 Lý do làm mẹ đơn thân và thời gian làm mẹ đơn thân 97

3.5.1 Lý do làm mẹ đơn thân ……… 97

3.5.2 Thời gian làm mẹ đơn thân……… 103

3.6 Vị thế xã hội của phụ nữ làm mẹ đơn thân……….…… 105

3.7 Tiểu kết……… 112

Chương 4 SINH KẾ CỦA PHỤ NỮ LÀM MẸ ĐƠN THÂN Ở NÔNG THÔN BẮC TRUNG BỘ……… ………… 115

4.1 Dẫn nhập……… 115

4.2 Tài sản sinh kế của phụ nữ làm mẹ đơn thân……… 116

4.2.1 Vốn tự nhiên……… 116

4.2.2 Vốn vật chất và vốn tài chính……… 122

4.2.3 Vốn con người……… 126

4.2.4 Vốn xã hội……… 129

4.3 Chiến lược sinh kế của phụ nữ làm mẹ đơn thân……… 132

4.3.1 Chiến lược sinh kế trong lĩnh vực trồng trọt……….……… 132

4.3.2 Chiến lược sinh kế trong lĩnh vực chăn nuôi……… 141

4.3.3 Chiến lược sinh kế trong lĩnh vực buôn bán……… 145

Trang 8

4.3.4 Chiến lược sinh kế trong lĩnh vực làm thuê, dịch vụ……… 150

4.4 Kết quả sinh kế của phụ nữ làm mẹ đơn thân……… 158

4.4.1 Kết quả sinh kế trên phương diện thu nhập……… 158

4.4.2 Kết quả sinh kế qua giảm tính dễ bị tổn thương……… 163

4.4.3 Kết quả sinh kế qua khai thác nguồn sản vật tự nhiên bền vững……… 166

4.5 Tiểu kết……… 168

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ……… …… 171

1 Kết luận ……….…… 171

2 Khuyến nghị ……….……… 175

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN……… 178

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 179

PHỤ LỤC……….…… …… 189

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.2: Số liệu phụ nữ làm mẹ đơn thân của các xã được khảo sát thuộc

huyện Yên Thành năm 2015

61

Bảng 2.4: Diện tích, dân số và mật độ dân số của các xã được khảo sát năm

2014

68

Bảng 2.5: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, Thu nhập bình quân đầu người và Tỷ

lệ hộ nghèo ở các xã được khảo sát của huyện Yên Thành năm 2015

69

Bảng 3.1: Tuổi của nhóm phụ nữ làm mẹ đơn thân là chủ hộ và nhóm phụ

nữ làm mẹ đơn thân là thành viên hộ gia đình

Bảng 3.8: Số năm làm mẹ đơn thân của phụ nữ làm mẹ đơn thân là chủ hộ

và phụ nữ làm mẹ đơn thân là thành viên hộ gia đình

104

Bảng 3.9: Thái độ của người thân, họ hàng và láng giêng đối với phụ nữ

làm mẹ đơn thân

109

Bảng 4.2: Phụ nữ làm mẹ đơn thân nhận sự giúp đỡ về kinh nghiệm, kỹ

năng trong sản xuất nông nghiệp

129

Bảng 4.3: Sự giúp đỡ đối với phụ nữ làm mẹ đơn thân trong lĩnh vực trồng

trọt

131

Bảng 4.4: Tác động của các đặc điểm phụ nữ làm mẹ đơn thân tới việc

được bố mẹ giúp tiền bạc trong lĩnh vực trồng trọt

138

Bảng 4.5: Tác động của các đặc điểm phụ nữ làm mẹ đơn thân tới việc

được bố mẹ giúp công lao động trong lĩnh vực trồng trọt

139

Trang 10

Bảng 4.6: Khó khăn trong chăn nuôi của hộ gia đình của phụ nữ làm mẹ

đơn

143

Bảng 4.9: Sự hợp tác với người khác trong buôn bán của phụ nữ làm mẹ

đơn thân

148

Bảng 4.11: Cách thức tìm việc và các loại công việc làm thuê của phụ nữ

Bảng 4.14: Tác động của các đặc điểm xã hội của nhóm phụ nữ làm mẹ

đơn thân đến thu nhập của họ

161

Bảng 4.15 : Mức độ ổn định hoạt động làm thuê của phụ nữ làm mẹ đơn

thân

165

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.4: Các nguyên nhân dẫn đến sức khoe yếu của phụ nữ làm mẹ đơn

thân

80

Biểu đồ 3.11: Các tiện nghi sinh hoạt trong gia đình của phụ nữ làm mẹ đơn thân

94

Biểu đồ 4.2: Diện tích đất ruộng đƣợc phân chia của hộ gia đình phụ nữ làm

Trang 12

Biểu đồ 4.10: Xếp loại mức sống hộ gia đình phụ nữ làm mẹ đơn thân của địa phương

162

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ở nhiều nước khác nhau trên thế giới, xu hướng kết hôn muộn, ly hôn, ly thân, sống độc thân, làm mẹ đơn thân đã và đang đi liền quá trình tăng trưởng kinh tế và hiện đại hóa xã hội [Dales, 2014; Zarina và Anton, 2012; Zarina và Kami, 2012; Wang, Parker và Taylor, 2013] Xu hướng này cũng là một thực tế ở Việt Nam [Nguyễn Thị Vinh Thi, 1994; Lê Thi, 1996, 2002; Harriet, 2001] Trong bối cảnh từ khi tiến hành đổi mới cho đến nay ở Việt Nam, ngày càng có nhiều phụ nữ lựa chọn làm mẹ đơn thân và không kết hôn vì những lý do khác nhau Trong thực tế, nhóm phụ nữ làm mẹ đơn thân mà không kết hôn đang tăng lên về mặt số lượng và có xu hướng trẻ hóa.1

Thực tiễn đó đặt ra nhu cầu đối với việc triển khai các nghiên cứu mới nhằm mở rộng sự hiểu biết về nhóm xã hội này trên nhiều bình diện khác nhau Điểm cần nhấn mạnh ở đây là luận án quan tâm đến phụ nữ làm mẹ đơn thân

mà không kết hôn bởi bên cạnh nhiều vấn đề như sự phân biệt đối xử, kỳ thị của xã hội đối với phụ nữ làm mẹ đơn thân mà không kết hôn trong bối cảnh xã hội Việt Nam, thì một điều rất đáng được quan tâm ở đây là sinh kế của họ Nói cách khác, phụ nữ làm mẹ đơn thân mà không kết hôn nên thiếu vắng người chồng, thiếu sự hỗ trợ của họ hàng bên phía người chồng có những đặc điểm gì đáng lưu ý về mặt sinh

kế là một vấn đề cần đi sâu tìm hiểu Trong các nghiên cứu về sinh kế ở nông thôn, sinh kế của nông dân, ngư dân đã được bàn đến ở mức độ nhất định, nhất là nhiều nghiên cứu bàn về sinh kế hộ gia đình nông dân trong quá trình đô thị hóa được thực hiện bởi các tác giả Nguyễn Duy Thắng (2007) Nguyễn Xuân Mai (2007, 2011), Nguyễn Văn Sửu (2014) Tuy nhiên những nghiên cứu về sinh kế của phụ nữ làm mẹ đơn thân còn chưa được triển khai nhiều Thêm nữa, trong những nghiên cứu về sinh kế chưa có nghiên cứu nào đề cập đến sinh kế của phụ nữ làm mẹ đơn thân ở nông thôn nhằm phân tích không chỉ thực trạng sinh kế của nhóm xã hội này

mà còn chỉ ra những yếu tố tác động đến sinh kế của họ Đây cũng là lý do quan trọng cho việc triển khai luận án này

1

Hiện tượng phụ nữ không có chồng có con đang tăng lên trong thời gian gần đây cần được các nghiên cứu chú ý [Nguyễn Thị Khoa,1994, tr 47] Nghiên cứu thực địa của chúng tôi tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ

An từ tháng 4 năm 2015 đến tháng 7 năm 2016 thu được số liệu thống kê cụ thể là : toàn huyện Yên Thành

có 994 phụ nữ làm mẹ đơn thân Theo ý kiến của những người được phỏng vấn tại địa bàn nghiên cứu bao gồm chủ tịch phó chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ một số xã của huyện Yên Thành thì số lượng phụ nữ làm mẹ đơn thân ở địa phương đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa

Trang 14

Một lý do nữa để triển khai luận án là địa bàn nghiên cứu – huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An Huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An là vùng đất thuần nông, sản xuất nông nghiệp vốn là nghề nghiệp chính của đại bộ phận người dân Trong những năm gần đây, những chuyển biến về cơ cấu ngành nghề theo hướng hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn đã làm thay đổi diện mạo của vùng đất nghèo sở hữu một diện tích đất canh tác lớn là đất ngập nước không thể sản xuất Sự đa dạng hóa nghề nghiệp của người dân nơi đây sẽ là một điểm đáng lưu ý khi nghiên cứu về sinh kế của nhóm phụ nữ làm mẹ đơn thân ở nông thôn [Ủy ban Nhân dân huyện Yên Thành, 2014; 2015] Thêm nữa, Làng Lòi thuộc xã Viên Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An đã từng là một điểm nghiên cứu được lựa chọn trong nghiên cứu của Lê Thi về phụ nữ đơn thân nói chung trong đó có phụ nữ làm mẹ đơn thân trong bối cảnh những năm 90 [Lê Thi, 1996, 2002] Đây là một điểm đáng lưu ý trong quá trình triển khai nghiên cứu này Điều cần nói thêm là cho đến này chưa có một nghiên cứu nào đề cập đến chân dung xã hội và thực tiễn sinh kế của phụ nữ làm mẹ đơn thân ở nông thôn Bắc trung Bộ được triển khai ở địa phương này

Với những lý do trên, tác giả luận án lựa chọn đề tài: “Phụ nữ làm mẹ đơn

thân ở nông thôn Bắc Trung Bộ: Chân dung xã hội và thực tiễn sinh kế (Nghiên cứu

trường hợp huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An)” làm đề tài của luận án tiến sĩ Nghiên cứu này sẽ cung cấp thêm một góc nhìn mới từ quan điểm xã hội học nhằm mở rộng

sự hiểu biết đối với một trong những nhóm xã hội cụ thể – nhóm phụ nữ làm mẹ đơn thân nhưng không kết hôn ở nông thôn Trên cơ sở những phát hiện từ dữ liệu thu thập ở khu vực nông thôn Bắc Trung Bộ Việt Nam, cụ thể là huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, tác giả luận án sẽ xây dựng quan điểm lý thuyết mới về sinh kế của phụ nữ làm mẹ đơn thân

2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Trang 15

nhóm phụ nữ này Từ đó, luận án khái quát lên một số quan điểm lý thuyết nhằm

mở rộng sự hiểu biết đối với nhóm phụ nữ làm mẹ đơn thân – một nhóm xã hội hiện nay đang có xu hướng gia tăng ở Việt Nam

2.2.Ý nghĩa thực tiễn

Ý nghĩa thực tiễn của luận án được thể hiện trên hai phương diện Thứ nhất,

luận án cung cấp cơ sở dữ liệu có độ tin cậy cao về đặc điểm xã hội của phụ nữ làm

mẹ đơn thân cũng như quá trình tạo dựng, phát triển sinh kế của nhóm phụ nữ này Luận án cũng cung cấp những lập luận, phân tích khoa học về đặc điểm nhóm phụ

nữ làm mẹ đơn thân và thực tiễn sinh kế của họ Đây là những cơ sở quan trọng để các nhà làm chính sách có thêm cơ sở nhằm xây dựng, đổi mới các chính sách an sinh xã hội Đây cũng là các căn cứ để các nhà quản lý đưa ra các quyết định phù

hợp trong lĩnh vực an sinh xã hội Thứ hai, từ kết quả nghiên cứu, luận án còn đề

xuất một số khuyến nghị để góp phần cải thiện sinh kế và nâng cao vị thế cho nhóm phụ nữ làm mẹ đơn thân ở khu vực nông thôn Bắc Trung Bộ

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1.Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận án là mang lại một sự hiểu biết có hệ thống về chân dung xã hội và thực tiễn sinh kế của nhóm phụ nữ làm mẹ đơn thân ở nông thôn Bắc Trung Bộ mà cụ thể là ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An Trên cơ sở đó luận án bổ sung một số quan điểm lý thuyết về chân dung xã hội của nhóm phụ nữ làm mẹ đơn thân ở nông thôn và sinh kế của họ Một mục đích khác của luận án là qua kết quả nghiên cứu đề xuất được một số khuyến nghị nhằm cải thiện sinh kế và nâng cao vị thế của phụ nữ làm mẹ đơn thân ở nông thôn

3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được các mục đích nghiên cứu trên, luận án xác định các nhiệm vụ cụ thể

như sau:

- Tìm hiểu những đặc điểm cơ bản tạo nên chân dung xã hội của nhóm phụ nữ đơn thân ở nông thôn Bắc Trung Bộ bao gồm: độ tuổi, học vấn, sức khỏe, nghề nghiệp,

cơ cấu hộ gia đình, thời gian làm mẹ đơn thân, lý do làm mẹ đơn thân, vị thế xã hội

và định kiến xã hội đối với nhóm phụ nữ làm mẹ đơn thân

Trang 16

- Làm rõ thực tiễn sinh kế của phụ nữ làm mẹ đơn thân trên các phương diện tài sản sinh kế; chiến lược sinh kế trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán, dịch

vụ, làm thuê; và kết quả sinh kế

- Phân tích ảnh hưởng của một số đặc điểm cơ bản tạo nên chân dung xã hội của phụ nữ làm mẹ đơn thân đến chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế của họ

- Từ kết quả nghiên cứu khái quát lên một số quan điểm lý thuyết về chân dung xã hội và thực tiễn sinh kế của phụ nữ làm mẹ đơn thân đồng thời với việc đề xuất một

số khuyến nghị về các chính sách an sinh xã hội nhằm cải thiện cuộc sống trên phương diện kinh tế của nhóm xã hội này

4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là chân dung xã hội và thực tiễn sinh kế của phụ nữ làm mẹ đơn thân ở nông thôn Bắc Trung Bộ Cụ thể là luận án sẽ đi sâu tìm hiểu các đặc điểm xã hội và thực tiễn sinh kế của nhóm phụ nữ làm mẹ đơn thân tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An

4.2 Khách thể nghiên cứu

Trong luận án này, khách thể nghiên cứu là nhóm phụ nữ làm mẹ đơn thân Nhóm này bao gồm hai nhóm: nhóm phụ nữ làm mẹ đơn thân là chủ hộ gia đình và nhóm những phụ nữ làm mẹ đơn thân là thành viên của hộ gia đình Những phụ nữ làm mẹ đơn thân được khảo sát thuộc các nghề khác nhau và mức thu nhập trung bình của các hộ gia đình không giống nhau

4.3 Phạm vi nghiên cứu

- Về phạm vi nội dung nghiên cứu: Như đã đề cập đến trong phần đối tượng nghiên

cứu, hai nội dung chính mà luận án tập trung nghiên cứu là: những đặc điểm cơ bản làm nên chân dung xã hội của phụ nữ làm mẹ đơn thân và thực tiễn sinh kế của phụ

nữ làm mẹ đơn thân

- Về địa bàn nghiên cứu: Điều tra bảng hỏi của luận án được tiến hành ở 16 xã của

huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An bao gồm: xã Viên Thành, Vĩnh Thành, Sơn Thành, Bảo Thành, Khánh Thành, Liên Thành, Lý Thành, Trung Thành, Long Thành, Nam Thành, Tân Thành, Đô Thành, Nhân Thành, Hoa Thành, Công Thành, Tăng Thành trên tổng số 39 xã/ thị trấn của huyện Yên Thành

Trang 17

- Về thời gian thu thập thông tin trên thực địa: Nghiên cứu thực địa nhằm thu thập

thông tin phục vụ luận án được thực hiện từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 7 năm

2016 Các phỏng vấn sâu và nghiên cứu trường hợp bổ sung nhằm phục vụ cho các mục tiêu cụ thể của luận án được tiếp tục thực hiện sau tháng 7 trong năm 2016

5 Câu hỏi nghiên cứu

- Chân dung xã hội của nhóm phụ nữ đơn thân ở nông thôn Bắc Trung Bộ được thể hiện cụ thể như thế nào trên các phương diện tuổi tác, học vấn, sức khỏe, nghề nghiệp, cơ cấu hộ gia đình, thời gian làm mẹ đơn thân, lý do làm mẹ đơn thân, vị thế xã hội, định kiến xã hội đối với phụ nữ làm mẹ đơn thân?

- Thực tiễn sinh kế của phụ nữ làm mẹ đơn thân ở nông thôn Bắc Trung Bộ thể hiện

cụ thể như thế nào trên các phương diện tài sản sinh kế; chiến lược sinh kế trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán, dịch vụ, làm thuê; và kết quả sinh kế?

- Một số đặc điểm cơ bản tạo nên chân dung xã hội của phụ nữ làm mẹ đơn thân ảnh hưởng như thế nào đến chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế về thu nhập của họ?

6 Giả thuyết nghiên cứu

- Chân dung xã hội của phụ nữ làm mẹ đơn thân ở nông thôn Bắc Trung Bộ có sự

đa dạng/khác biệt về tuổi tác, học vấn, nghề nghiệp, sức khỏe, cơ cấu hộ gia đình, lý

do làm mẹ đơn thân, thời gian làm mẹ đơn thân, vị thế xã hội của phụ nữ làm mẹ đơn thân Định kiến xã hội đối với những phụ nữ làm mẹ đơn thân cũng giảm dần

và tùy thuộc vào thời gian và lý do làm mẹ đơn thân của họ

- Tài sản sinh kế của phụ nữ làm mẹ đơn thân ở nông thôn Bắc Trung Bộ bao gồm vốn tự nhiên, vốn tài chính, vốn vật chất, vốn con người, vốn xã hội khá hạn chế Phụ nữ làm mẹ đơn thân ở nông thôn Bắc Trung Bộ đã có những chiến lược sinh kế

đa dạng nhằm vận dụng các nguồn vốn trên để phát triển sinh kế nhưng nhìn chung kết quả sinh kế của họ trên các phương diện thu nhập, giảm tính dễ tổn thương, và khai thác bền vững tài nguyên vẫn còn hạn chế

- Những đặc điểm cơ bản làm nên chân dung xã hội của nhóm phụ nữ đơn thân ở nông thôn Bắc Trung Bộ như tuổi tác, học vấn, sức khỏe, nghề nghiệp, lý do làm

mẹ đơn thân, thời gian làm mẹ đơn thân, vị thế xã hội của phụ nữ làm mẹ đơn thân

Trang 18

có ảnh hưởng đến chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế về thu nhập của nhóm phụ

nữ làm mẹ đơn thân

7 Khung lý thuyết và khung phân tích

7.1 Khung lý thuyết

Trong luận án này, tác giả dựa vào khung sinh kế bền vững của DFID (1999)

để xây dựng khung lý thuyết làm cơ sở triển khai các nội dung của luận án Các quan điểm lý thuyết và khung lý thuyết sẽ được trình bày cụ thể trong phần cơ sở lý luận của luận án Tuy nhiên, để có sự hình dung ban đầu về cách thức triển khai nghiên cứu và cấu trúc luận án này, tác giả luận án trình bày ở đây khung lý thuyết như sau:

Hình 1: Khung phân tích về sinh kế của phụ nữ làm mẹ đơn thân

Với khung lý thuyết này chúng ta thấy năm loại vốn của phụ nữ làm mẹ đơn thân (vốn tự nhiên, vốn tài chính, vốn vật chất, vốn con người, vốn xã hội) tạo nên tài sản sinh kế của họ Những tài sản sinh kế này được vận dụng như thế nào lại có thể chịu tác động bởi các yếu tố cấu thành nên điều kiện/hoàn cảnh của phụ nữ làm

mẹ đơn thân (độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, sống đơn thân bao lâu,cơ cấu

hộ gia đình, lý do làm mẹ đơn thân, tình trạng sức khỏe, vị thế xã hội) Điểm đáng lưu ý ở đây là một số đặc điểm của phụ nữ làm mẹ đơn thân tạo nên/phản ánh vốn của phụ nữ làm mẹ đơn thân Chẳng hạn trình độ học vấn, sức khỏe tạo nên/phản ánh vốn con người của phụ nữ làm mẹ đơn thân Vì vậy, sơ đồ trên minh họa sự giao thoa giữa chân dung xã hội của phụ nữ làm mẹ đơn thân và tài sản sinh kế của

Chiến lược sinh kế

Chiến lược sinh

kế trong các lĩnh vực:

- Sử dụng các tài nguyên thiên nhiên bền vững

Bối cảnh kinh kế - xã hội ở nông thôn Bắc Trung Bộ hiện nay (huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An)

Chân dung xã hội và tài sản sinh kế của phụ nữ

thân, thời gian sống

đơn thân, vị thế xã hội)

Tài sản sinh kế

(Vốn tự nhiên, vốn tài chính, vốn vật chất, vốn con người, vốn xã hội)

Trang 19

họ

Việc phát huy hiệu quả của các tài sản sinh kế này còn chịu tác động, hay phụ thuộc vào bối cảnh thể chế và chính sách (chẳng hạn việc tiếp cận vốn tài chính phụ thuộc chính sách tín dụng của nhà nước, hay sự tạo điều kiện của hội phụ nữ địa phương – sẽ được đề cập cụ thể sau) Như vậy, có thể diễn giải tóm tắt khung lý thuyết này như sau: Phụ nữ làm mẹ đơn thân vận dụng các loại vốn của họ (trong những điều kiện/hoàn cảnh cụ thể của họ, thông qua môi trường chính sách và thể chế) để đưa ra các chiến lược sinh kế (cách thức/cách làm trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán, dịch vụ, làm thuê) từ đó tạo ra kết quả sinh kế (thu nhập, giảm tính dễ bị tổn thương, sử dụng các tài nguyên thiên nhiên bền vững) Thêm nữa, toàn bộ quá trình sinh kế ở trên được phân tích trong bối cảnh địa phương cụ thể là huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) Như đã nói đến ở trên, đây là khung định hướng cho việc triển khai nghiên cứu và cấu trúc các nội dung của nghiên cứu và những vấn đề lý thuyết liên quan đến khung này sẽ được trình bày trong phần cơ sở

lý luận

7.2 Khung phân tích

Trong luận án này, những đặc điểm làm nên chân dung của phụ nữ làm mẹ

đơn thân và thực tiễn sinh kế của họ được phân tích sâu trên cơ sở các dữ liệu định tính Bên cạnh đó, trong luận án này, từ cơ sở dữ liệu định lượng của khảo sát trên thực địa, tác giả luận án sử dụng thống kê mô tả để làm rõ chân dung xã hội và thực tiễn sinh kế của phụ nữ làm mẹ đơn thân Điều cần nhấn mạnh ở đây là, tác giả luận

án dựa trên việc phân tích hồi quy tuyến tính và hồi quy logistics để xem xét một số đặc điểm làm nên chân dung xã hội của phụ nữ làm mẹ đơn thân như là các biến độc lập tác động lên biến phụ thuộc là (một số chiều cạnh của) chiến lược sinh kế và (một số chiều cạnh của) kết quả sinh kế của phụ nữ làm mẹ đơn thân Việc phân tích mối quan hệ giữa hai nhóm biến số này được mô tả giản lược qua khung phân tích dưới đây

Trang 20

8 Cấu trúc của luận án

Luận án được cấu thành bởi ba phần chính: mở đầu, nội dung và kết luận và khuyến nghị Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận án gồm bốn chương Trong đó, chương 1 là chương tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương 2 trình bày cơ sở lý luận, địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chương 3 làm rõ chân dung xã hội của nhóm phụ nữ làm mẹ đơn thân ở nông thôn Bắc Trung

Bộ thông qua các đặc điểm xã hội của nhóm xã hội này Chương 4 đi sâu tìm hiểu thực tiễn sinh kế của nhóm phụ nữ làm mẹ đơn thân ở nông thôn Bắc Trung Bộ trên

ba phương diện: tài sản sinh kế, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế

Biến độc lập

Bối cảnh kinh kế - xã hội ở nông thôn Bắc Trung Bộ hiện nay

(huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An)

Biến phụ thuộc

Chiến lược sinh kế

- Sự giúp đỡ của bố mẹ về tiền bạc

- Sự giúp đỡ của bố mẹ về công lao động

Trang 21

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Dẫn nhập

Trong khuôn khổ của chương này, tác giả luận án sẽ nhìn lại các công trình nghiên cứu nổi bật đi trước liên quan đến hai chủ đề: phụ nữ đơn thân, nhất là phụ

nữ làm mẹ đơn thân và sinh kế Từ đó, tác giả luận án sẽ chỉ ra những khoảng trống

về mặt nhận thức liên quan đến sinh kế của phụ nữ làm mẹ đơn thân hiện nay để làm cơ sở xác định nội dung nghiên cứu của đề tài luận án – sinh kế của phụ nữ làm

mẹ đơn thân

Nhìn một cách tổng thể, cho đến nay, phụ nữ đơn thân, nhất là phụ nữ làm

mẹ đơn thân; và sinh kế, đặc biệt là sinh kế ở khu vực nông thôn là hai chủ đề được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm dưới nhiều góc độ khác nhau Đối với chủ đề phụ nữ đơn thân, các nhà nghiên cứu bàn sâu về những đặc điểm quan trọng của nhóm này Họ cũng đề cập đến những khó khăn, thách thức nhất là

cơ hội việc làm mà nhóm xã hội này gặp phải Đối với chủ đề sinh kế, các loại hình sinh kế khác nhau đã được các tác giả trong và ngoài nước đi sâu phân tích Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra không chỉ sự đa dạng của sinh kế ở các nhóm xã hội, các khu vực khác nhau mà còn đi sâu vào quá trình chuyển đổi sinh kế, những thách thức liên quan đến kết quả sinh kế, và mức độ bền vững của các loại sinh kế

Để đi sâu vào những nội dung nghiên cứu của các công trình nghiên cứu đi trước được đề cập đến ở trên, nội dung của chương này sẽ được kết cấu thành ba phần Phần thứ nhất bàn về phụ nữ đơn thân Trong phần này, nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về phụ nữ đơn thân, nhất là phụ nữ làm mẹ đơn thân, sẽ được đi sâu phân tích Phần thứ hai của chương tập trung tìm hiểu những công trình nghiên cứu về sinh kế đã có cho đến nay Tương tự như phần thứ nhất, trong phần này, những nghiên cứu tiêu biểu về sinh kế của các tác giả trong và ngoài nước sẽ được tìm hiểu sâu Hai phần này là cơ sở cho phần thứ ba của chương - phần chỉ ra những khoảng trống về mặt nhận thức liên quan đến chủ đề sinh kế của phụ nữ làm

mẹ đơn thân làm cơ sở cho việc triển khai nội dung nghiên cứu của luận án ở các chương sau

Trang 22

1.2 Nghiên cứu về phụ nữ đơn thân

Trong các công trình nghiên cứu về phụ nữ đơn thân mà luận án điểm luận

có thể chia thành nhiều hướng nghiên cứu khác nhau Hướng nghiên cứu thứ nhất

đề cập đến xu hướng lựa chọn sống đơn thân của phụ nữ đơn thân Hướng nghiên cứu thứ hai, luận án sẽ phân tích các nghiên cứu về các đặc điểm xã hội của phụ nữ đơn thân được các nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập Ở hướng nghiên cứu thứ

ba, luận án sẽ tìm hiểu về đời sống tâm lý và định kiến xã hội đối với phụ nữ đơn thân và phụ nữ làm mẹ đơn thân Hướng nghiên cứu thứ tư, luận án sẽ bàn về đời sống kinh tế và chính sách xã hội của nhóm phụ nữ đơn thân/ phụ nữ làm mẹ đơn thân

1.2.1 Xu hướng lựa chọn sống đơn thân của phụ nữ

Tác giả Belanger đề cập đến xu hướng lựa chọn sống đơn thân của phụ nữ đơn thân trong bài viết “Sự suy giảm hôn nhân ở Châu Á tình trạng phụ nữ độc thân trong bối cảnh Việt Nam” Belanger đã chỉ ra sự gia tăng xu hướng không kết hôn của phụ nữ ở Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng Cụ thể là ở Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh và sau chiến tranh, phụ nữ độc thân được chia thành hai nhóm Nhóm thứ nhất là những người phụ nữ không kết hôn do phải gánh vác trách nhiệm gia đình Nhóm thứ hai là nhóm phụ nữ tham gia quân đội và “bị quá lứa lỡ thì” sau khi chiến tranh kết thúc Thực ra thì họ có thể kết hôn với những người đàn ông đã

li dị, góa vợ, nghèo đói, ốm đau, bệnh tật Tuy nhiên, họ từ chối những cuộc hôn nhân này và quyết định sống độc thân Họ không kết hôn bằng mọi giá mà chỉ kết hôn khi tìm được người bạn đời phù hợp Nếu không tìm được người bạn đời phù hợp họ lựa chọn sống độc thân với sự tự do của bản thân mình Thực tế, một số người đã so sánh cuộc sống của họ với những người đã lập gia đình nhưng bất hạnh

và cảm thấy cuộc sống độc thân của họ vẫn còn tốt hơn Dưới một góc nhìn nhất định, phụ nữ độc thân ở nông thôn được coi là “bất bình thường” và gặp khó khăn trong đời sống kinh tế Thêm nữa, phụ nữ độc thân ở nông thôn ít có cơ hội kết hôn với người phù hợp Trong khi đó, phụ nữ độc thân ở thành thị có nhiều cơ hội lấy chồng hơn [Belanger, 1996]

Trang 23

Tiếp nối nghiên cứu về lựa chọn sống đơn thân của phụ nữ là nghiên cứu của Phinney (1998) qua bài viết: “Vấn đề con cái của phụ nữ độc thân ở Bắc Việt Nam” Phinney đi sâu tìm hiểu về phụ nữ đơn thân sau chiến tranh ở Việt Nam và quyết định làm mẹ đơn thân của nhóm phụ nữ này Do sự chênh lệch về giới tính nên 3 thập kỷ sau chiến tranh nhiều phụ nữ vẫn không thể lấy chồng Năm 1995 -

1996, Phinney đã khảo sát tại Phú Lương (Bắc Ninh), Sóc Sơn (Hà Nội) và phát hiện ra rằng phụ nữ đơn thân ở giai đoạn này chủ yếu do gặp trắc trở trong tình yêu,

và họ lựa chọn không có chồng nhưng vẫn có con để nương tựa lúc tuổi già Con cái

là lý do giúp họ có các thêm các mối liên hệ như gặp gỡ bác sỹ, giáo viên trong những tình huống mà họ cần hỗ trợ con cái Vì vậy, họ gắn kết hơn với cộng đồng Phát hiện đáng lưu ý của nghiên cứu là đối với người phụ nữ ngoài 30 tuổi, họ mong muốn làm một người mẹ tốt quan trọng và cần thiết hơn làm một người vợ tốt [Phinney, 1998]

Bên cạnh các nghiên cứu về sự lựa chọn sống đơn thân, tác giả Edin (2000)

đã đề cập quan điểm hôn nhân của nhóm phụ nữ đơn thân qua nghiên cứu“Những

phụ nữ đơn thân có thu nhập thấp nói gì về hôn nhân” (What do low – Income single mothers say about marriage) Edin đã phỏng vấn 292 bà mẹ đơn thân có thu nhập thấp da trắng và da màu ở 3 thành phố của Hoa Kỳ về quan điểm đối với hôn

nhân, và Edin đã trình bày ba phát hiện quan trọng Thứ nhất, hầu hết những người

được hỏi mong muốn và sẵn sàng kết hôn nếu họ tin rằng người đàn ông mà họ dự định kết hôn sẽ mang lại cho họ điều mà họ mong muốn Những điều mà họ mong muốn ở đây là được chồng tôn trọng, chồng không bạo hành, chồng san sẻ việc nhà,

và chồng chia sẻ quyền quyết định trong các công việc của gia đình Thứ hai, nếu

họ không gặp được người đàn ông mà họ kỳ vọng, thì họ gác lại chuyện hôn nhân

để tập trung vào chăm lo cho cuộc sống gia đình đơn thân, nhất là trên phương diện

nâng cao thu nhập Thứ ba, trên cơ sở nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện kinh tế,

họ có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn hôn nhân Đồng thời, việc nâng cao thu nhập cũng giúp họ ứng phó với nghèo túng nếu cuộc hôn nhân mà họ kỳ vọng trong tương lai thất bại Như vậy, nghiên cứu của Edin (2000) đã chỉ ra sự lựa chọn hôn nhân của phụ nữ làm mẹ đơn thân và mối quan hệ giữa điều kiện kinh tế và quyết

Trang 24

định hôn nhân của họ Có thể thấy rằng sự lựa chọn sống đơn thân của người phụ

nữ đã được cân nhắc tính toán dù họ không hề mong muốn sống đơn thân nhưng

hoàn cảnh đưa đẩy những phụ nữ lựa chọn cuộc sống đơn thân [Edin, 2000]

Quyết định sống đơn thân đang trở thành một xu hướng lựa chọn của những phụ

nữ hiện đại Bài viết “Ohitorisama – việc sống đơn thân và năng lực (phụ nữ) ở Nhật Bản”(Ohitorisama, singlehood and agency in Japan) của Dales (2014) là một nghiên cứu đáng lưu ý về chủ đề này Dales chỉ ra rằng sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II, ở Nhật Bản có xu hướng kết hôn muộn, gia tăng ly hôn, gia tăng tỷ lệ người sống độc thân hay không kết hôn Tác giả đã chỉ ra rằng việc sống đơn thân của phụ nữ Nhật Bản có thể là một sự lựa chọn của bản thân họ hoặc có thể là một tình trạng không lường trước được mà họ phải đối mặt Điểm đáng lưu ý là trong khi tỷ lệ phụ nữ sống đơn thân gia tăng do ly hôn, kết hôn muộn, hay góa bụa thì về quan điểm lý tưởng của phụ nữ Nhật Bản đương đại vẫn là lập gia đình và sinh con Điều này tạo nên cuộc tranh luận về thực tế hôn nhân và quan niệm lý tưởng về hôn nhân Điều cần nhấn mạnh ở đây là Dales tập trung phân tích mô hình sống đơn thân “ohitorisama” thông qua việc phỏng vấn 34 người phụ nữ Nhật Bản từ 30 đến 49 tuổi về sự đa dạng của cuộc sống đơn thân mà họ trải nghiệm Dales chỉ ra rằng phụ nữ đơn thân chủ động hành động theo suy nghĩ và mong muốn của họ Thêm nữa, việc sống đơn thân giúp họ thay đổi những suy nghĩ mang tính quy phạm về cuộc sống gia đình lý tưởng

và thực tế phổ biến của việc phụ nữ sống đơn thân [Dales, 2014]

Tiếp nối chủ đề này là nghiên cứu “Phụ nữ làm mẹ đơn thân do họ lựa chọn” (Single mothers by choice) của Mannis đã sử dụng các phỏng vấn sâu với những phụ

nữ đã lựa chọn trở thành bà mẹ đơn thân để miêu tả về cá nhân phụ nữ làm mẹ đơn thân và bối cảnh xã hội mà họ đã có sự lựa chọn này – điều không thể thực hiện trong

xã hội truyền thống Nghiên cứu đề cập đến hai phát hiện Thứ nhất, cá nhân phụ nữ

đơn thân là những người có trình độ học vấn, năng lực cao, và tự chủ về tài chính

Thứ hai, bối cảnh xã hội của thập kỷ 70 với quan điểm nữ quyền, xu hướng tự do hóa

về tình dục cũng giúp mở rộng sự lựa chọn làm mẹ đơn thân của phụ nữ Thêm nữa, cùng với sự thay đổi văn hóa và xã hội, người phụ nữ chủ động lựa chọn làm mẹ đơn thân được sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè và cộng đồng [Mannis, 2015] Tóm lại,

Trang 25

những công trình nghiên cứu đi trước cho thấy sự gia tăng xu hướng lựa làm mẹ đơn thân trong xã hội hiện đại Điều này phản ánh việc mở rộng sự lựa chọn trong cuộc sống của phụ nữ và sự chủ động trong các quyết định của họ

1.2.2 Các đặc điểm nhân khẩu xã hội của phụ nữ đơn thân và phụ nữ làm mẹ đơn thân

Các nghiên cứu về một số đặc điểm kinh tế và xã hội của nhóm phụ nữ đơn thân/phụ nữ làm mẹ đơn thân chiếm một tỷ lệ lớn trong các nghiên cứu về phụ nữ đơn thân National Centre of Social Studies (2005) khẳng định so với gia đình có đầy đủ bố và mẹ, tình hình kinh tế của gia đình có bố/mẹ đơn thân nói chung luôn kém hơn Do điều kiện kinh tế khó khăn nên gia đình có bố/mẹ đơn thân thường xuyên phải phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người thân và bạn bè Đặc biệt trong giai đoạn đầu và giữa của chu kỳ đời sống gia đình, sự phụ thuộc này sẽ cao hơn so với giai đoạn sau Bên cạnh đó, trong mạng lưới hỗ trợ bà mẹ đơn thân, ngoài vai trò rất lớn của bố mẹ họ thì người thân và bạn bè rất sẵn sàng giúp đỡ người mẹ đơn thân đối mặt với những khó khăn [National Centre of Social Studies, 2005]

Cùng chủ đề trên là nghiên cứu của Ciabattari đã xem xét sự ảnh hưởng của vốn xã hội đến sự mẫu thuẫn giữa công việc - gia đình với thu nhập thấp của phụ nữ làm mẹ đơn thân ở Mỹ năm 2005 Nghiên cứu so sánh ở hai nhóm bà mẹ đơn thân cho thấy sự khác biệt giữa nhóm bà mẹ đơn thân có thu nhập thấp hơn 40.000 USD/năm có nhiều sự mẫu thuẫn giữa công việc và gia đình và có ít vốn xã hội Trong khi nhóm phụ nữ có thu nhập cao trên 60.000USD/năm có ít sự xung đột giữa công việc và gia đình và có nhiều vốn xã hội Mẫu thuẫn trong công việc và gia đình sẽ đẩy phụ nữ làm mẹ đơn thân có thể bị mất việc làm hay nói cách khác công việc không ổn định cũng là kết quả của sự mẫu thuẫn giữa công việc và gia đình Tác giả khẳng định rằng để đảm bảo sự ổn định về công việc và độc lập về tài chính của phụ nữ làm mẹ đơn thân cần giảm thiểu sự mẫu thuẫn trong công việc và gia đình Ciabattari cho rằng sự hỗ trợ của chính phủ và các tổ chức xã hội là rất cần thiết đặc biệt là hỗ trợ ở nơi làm việc như nghỉ ốm hưởng lương, bảo hiểm y tế, trợ cấp chăm sóc trẻ em, và hỗ trợ của đồng nghiệp, giảm sự phụ thuộc phúc lợi sẽ giúp các bà mẹ đơn thân giảm sự xung đột trong công việc và gia đình đảm bảo cuộc sống của họ và chăm sóc con cái [Ciabattari, 2005]

Trang 26

Thống nhất với các kết quả nghiên cứu trên, Zanina và Kamil (2012) cho rằng nhóm phụ nữ làm mẹ đơn thân có những đặc điểm quan trọng như: độ tuổi trung bình 40 tuổi, trình độ học vấn chủ yếu là trung học cơ sở,và hầu như không sở hữu nhà ở Đây là những đặc điểm dẫn đến hệ quả là những người phụ nữ này quyết định trở về nhà cha mẹ đẻ của mình sau khi họ làm mẹ đơn thân Kết quả nghiên cứu này hàm ý rằng cần quan tâm đến nhóm xã hội này, nhất là tương lai con cái của họ [Zarina và Kamil, 2012]

Nghiên cứu quan trọng của Shattuck và Kreider dựa vào số liệu của Báo cáo khảo sát cộng đồng Mỹ chỉ ra xu hướng gia tăng nhóm phụ nữ không kết hôn có con ở quốc gia này từ nhưng năm 1940 đến nay Phụ nữ đơn thân nuôi con thường trẻ về độ tuổi, trình độ học vấn thấp và thu nhập thấp hơn nhóm phụ nữ kết hôn và sinh con [Shattuck và Kreider, 2013]

Đồng nhất quan điểm của Shattuck và Kreider, Berrington khẳng định xu hướng thay đổi các nhân khẩu học của bố mẹ đơn thân ở Vương quốc Anh trong vòng 30 năm (1980 – 2009) dựa trên số liệu của General Household Survey Tác giả còn so sánh về tình trạng việc làm, sở hữu nhà ở và hút thuốc lá giữa nhóm bà mẹ đơn thân với các nhóm bà mẹ kết hôn và sống chung không kết hôn Thông qua đó

tác giả chỉ ra những kết luận quan trọng liên quan đến nhóm phụ nữ đơn thân Thứ

nhất, Berrington khẳng định rằng sự bất bình đẳng về việc làm giữa các nhóm bà

mẹ (bà mẹ đơn thân có con dưới 5 tuổi không có việc làm cao hơn nhóm bà mẹ

sống chung không kết hôn và bà mẹ kết hôn có con nhỏ có việc làm) Thứ hai, sự

bất bình đẳng về sở hữu nhà ở cũng được xem xét giữa các nhóm tương ứng cho thấy tỷ lệ sống trong nhà ở xã hội đã giảm qua ba thập kỷ ở cả ba nhóm bà mẹ đơn thân, bà mẹ sống thử và bà mẹ kết hôn Tuy nhiên, tỷ lệ thuê nhà ở xã hội giữa nhóm bà mẹ kết hôn và bà mẹ sống thử giảm nhanh hơn nhiều trong so với các bà

mẹ đơn thân Thứ ba, tình trạng hút thuốc của các bà mẹ nói chung trong độ tuổi từ

30 – 40 tuổi đầu năm 1980 là 70% đã giảm đáng kể qua ba thập kỷ qua Cụ thể là trong giai đoạn 2005 - 2009, tỷ lệ này giảm xuống còn 14% ở bà mẹ kết hôn, 34%

bà mẹ sống chung và 39% bà mẹ đơn thân Nghiên cứu khẳng định thông thường gia đình bà mẹ đơn thân có nguồn lực kinh tế kém hơn gia đình bà mẹ kết hôn vì

Trang 27

vậy cần quan tâm đến các chính sách xã hội về việc làm trong đó chú ý đến sự khác biệt về độ tuổi, giai cấp, dân tộc, địa phương và nhu cầu của phụ nữ đơn thân [Berrington, 2014]

Nhìn chung các đặc điểm nhân khẩu xã hội của phụ nữ đơn thân nói chung

và các bà mẹ đơn thân nói riêng được bàn đến dưới nhiều chiều cạnh khác nhau Những phát hiện đáng lưu ý liên quan đến các đặc điểm này mà các tác giả đã chỉ ra là: độ tuổi trung bình của họ khoảng 40 tuổi, tuổi làm mẹ đơn thân ngày càng trẻ hóa, trình độ học vấn của họ thấp, thu nhập thấp, không có sở hữu về nhà ở và cần đến sự hỗ trợ của mạng lưới gia đình, bạn bè để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống của họ

1.2.3 Đời sống tâm lý và định kiến xã hội đối với phụ nữ đơn thân và phụ nữ làm

mẹ đơn thân

Bên cạnh việc bàn về lựa chọn sống đơn thân và các đặc điểm nhân khẩu xã hội đối với phụ nữ đơn thân, một số tác giả quan tâm đến đời sống tâm lý và định kiến xã hội đối với phụ nữ đơn thân Về hướng nghiên cứu này, tác giả Nguyễn Thị Khoa qua ấn phẩm “Phụ nữ không chồng có con những khía cạnh tâm lý” đã chỉ ra rằng họ có đời sống tâm lý rất phức tạp với những giằng xé nội tâm Một trong những lý do dẫn đến sự phức tạp trong đời sống tâm lý của những phụ nữ này là bởi

họ thường có con với những người đàn ông đã có vợ nên họ có thể phải đối mặt với nhiều rắc rối với người vợ chính thức Mặc dù việc chấp nhận tình trạng sinh con ngoài giá thú, họ vẫn mong muốn, trông chờ người đàn ông có con với mình cùng chia sẻ những khó khăn đời thường như bao người vợ khác Tác giả Nguyễn Thị Khoa cũng nhấn mạnh rằng phụ nữ không có chồng mà có con phải gánh vác một mình mọi công việc trong gia đình Họ thiếu tình yêu vợ chồng, thiếu đời sống chăn gối Thêm nữa, tuy xã hội hiện nay đã có những quan tâm và giảm bớt định kiến đối với phụ nữ không chồng mà có con, nhưng thực tế nhiều khó khăn khác nhau đang từng ngày đè nặng trên cuộc sống của họ [Nguyễn Thị Khoa, 1997]

Đề cập cụ thể hơn đến đời sống tâm lý của phụ nữ đơn thân, tác giả Lê Thi trong nghiên cứu “Về tâm trạng của phụ nữ đơn thân ở nước ta hiện nay” đã nêu lên

một số vấn đề đáng lưu ý Thứ nhất, lý do phụ nữ không lấy chồng thường không

Trang 28

do chính bản thân họ mà do hoàn cảnh, điều kiện khách quan chẳng hạn như: môi trường sống ít nam giới hoặc xa xôi hẻo lánh khó kết hôn với những người phù hợp; gia đình cản trở hay quá kén chọn con rể nên họ không được quyết định về chuyện hôn nhân; hoặc do hoàn cảnh gia đình cha mẹ anh em vất vả nên họ phải hy sinh

hạnh phúc của bản thân để lo chu toàn cho gia đình…Thứ hai, phụ nữ đơn thân có

nhiều nhóm đa dạng như phụ nữ góa chồng, ly dị, ly thân, không lấy chồng sống độc thân và không lấy chồng nhưng có con ngoài giá thú Những phụ nữ này thường

có đời sống nội tâm đa dạng, phức tạp Nhìn chung họ sống cô đơn thiếu tình yêu thương và mặc cảm về thân phận, về sự thiệt thòi của bản thân mình so với những người phụ nữ khác [Lê Thi, 2001]

Phụ nữ đơn thân nói chung và phụ nữ làm mẹ đơn thân nói riêng luôn phải đối diện với các định kiến, rào cản xã hội mặc dù điều này đang ngày càng giảm

đang tồn tại sẽ làm họ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống của bản thân người phụ

nữ đơn thân và gia đình [Zarina và Anton, 2012] Tiếp tục chủ đề những trở ngại trong cuộc sống của phụ nữ làm mẹ đơn thân, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Vân (2012) đã phác họa những khó khăn trong quá trình sinh con và nuôi con của những

Mi hon mo (những người phụ nữ có con ngoài giá thú sinh con và nuôi con một mình) trong xã hội Hàn Quốc Nghiên cứu cũng đề cập sự gia tăng của nhóm phụ

nữ có trình độ học vấn cao và sự lựa chọn nuôi con một mình cùng mạng lưới hỗ trợ

xã hội nhằm bảo vệ quyền làm mẹ của người phụ nữ Đồng thời, nghiên cứu cũng bàn về sự tồn tại những định kiến đối với nhóm phụ nữ có con ngoài giá thú khi tìm việc làm và tại nơi làm việc Cụ thể là phụ nữ có con ngoài giá thú thường không được tuyển dụng trong các cơ quan sử dụng lao động vì lý do đạo đức và lo ngại về ảnh hưởng đến hiệu quả công việc do phải một mình nuôi con Theo luật pháp hiện hành của Hàn Quốc 2009, phụ nữ có con ngoài giá thú không được thừa nhận là một hộ gia đình vì vậy ảnh hưởng đến cơ hội thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của

1 Phạm Văn Bích [1999, tr 37] cho rằng người Kinh ở đồng bằng sồng Hồng cho đến tận cuối những năm

1980 vẫn không thừa nhận tình trạng phụ nữ “không chồng mà chửa”, dù rằng có thể không còn nữa tục gọt tóc bôi vôi thả trôi sông” hay “thả bè chuối trôi sông” vốn được áp dụng cho đến tận mấy chục năm đầu thế

kỷ XX

Trang 29

nhà nước đối với nhóm đối tượng này Nghiên cứu nhấn mạnh rằng những khó khăn

mà người phụ nữ nuôi con ngoài giá thú phải đối mặt cần được xã hội quan tâm và

hỗ trợ [Nguyễn Thị Thu Vân, 2012]

Cùng với những nghiên cứu về định kiến xã hội đối với phụ nữ làm mẹ đơn thân ở các quốc gia chịu ảnh hưởng của quan điểm Nho giáo như Hàn Quốc, Việt Nam, Robinson và Werblow (2013) quan tâm nghiên cứu sự thay đổi của định kiến

xã hội và sự thừa nhận xã hội đối với phụ nữ làm mẹ đơn thân trong đời sống hiện nay ở Hoa Kỳ Hai tác giả đã xem xét sự hỗ trợ của bà mẹ đơn thân da màu đối với

sự thành công của con trai của họ Từ những năm 1980, những tranh luận về thành tích học tập kém của thanh thiếu niên da màu cũng như nguy cơ cao liên quan đến hành vi phạm tội trở thành vấn đề giáo dục được quan tâm ở Hoa Kỳ Robinson và Werblow đã khảo sát các bà mẹ đơn thân da màu có trình độ học vấn từ cử nhân trở xuống và con trai ở độ tuổi 16,17 có thành tích học tập khá để phân tích các yếu tố tác động đến kết quả học tập tốt của nhóm thanh niên da màu Kết quả nghiên cứu cho thấy các bà mẹ đơn thân luôn là người khích lệ, định hướng và là tác nhân tích cực hỗ trợ con trai mình trong liên kết với trường học và cộng đồng để đạt được thành tích trong học tập Mặc dù thiếu vắng người cha trong gia đình, nhưng các thanh niên da màu trong mẫu nghiên cứu đều khẳng định các bà mẹ đơn thân đã làm tròn trách nhiệm nuôi dưỡng và giáo dục con cái góp phần thay đổi định kiến xã hội đối với thanh niên da màu ở Hoa Kỳ hiện nay [Robinson, Werblow, 2013]

Tóm lại, các tác giả trong và ngoài nước đều chỉ ra rằng phụ nữ đơn thân có đời sống tâm lý phức tạp, sống cô đơn, thiếu tình yêu thương và tự ti về thân phận,

về sự thiệt thòi của bản thân mình Định kiến xã hội đối với phụ nữ đơn thân đã và đang tồn tại nhưng cũng dần thay đổi theo hướng tích cực tùy vào bối cảnh xã hội của quốc gia, vùng miền mà họ sinh sống

1.2.4 Đời sống kinh tế và chính sách xã hội của nhóm phụ nữ đơn thân/ phụ nữ làm mẹ đơn thân

Đời sống kinh tế của phụ nữ làm mẹ đơn thân là một nội dung quan trọng

trong mảng nghiên cứu về phụ nữ đơn thân, tác giả Nguyễn Thị Vinh Thi trong nghiên cứu thực nghiệm cho rằng các hộ gia đình phụ nữ đơn thân đều thuộc diện

Trang 30

khó khăn, nghèo đói Tình trạng này do nhiều nguyên nhân như: Phụ nữ đơn thân không biết làm ăn, tính toán, hay chỉ đơn thuần dựa vào sản xuất nông nghiệp truyền thống Đa phần phụ nữ đơn thân không tham gia các tổ chức xã hội ở địa phương Thêm nữa, trong quan hệ với bạn bè, hàng xóm họ vừa nhận được sự chia

sẻ đồng cảm lại phải chịu sự kỳ thị, coi thường, dè bỉu Trên phương diện chính sách xã hội, các chương trình xóa đói giảm nghèo chưa quan tâm đến phụ nữ đơn thân Ngoài ra, những phụ nữ đơn thân còn gặp khó khăn trong việc đăng ký hộ khẩu [Nguyễn Thị Vinh Thi, 1994]

Chủ đề này tiếp tục phản ánh qua hai cuốn sách của Lê Thi (1996; 2002) Các nghiên cứu này miêu tả khá chân thực đời sống, tâm tư của phụ nữ đơn thân (không lập gia đình, không có con, hay lấy chồng nhưng chồng chết, ly dị, chồng đi biệt tăm v.v.) với nhiều khó khăn thiệt thòi về vật chất, tinh thần trong việc đảm nhận vai trò chăm sóc giáo dục con cái, lao động sản xuất Ngoài ra, họ còn phải gánh chịu thêm những định kiến xã hội Các cuốn sách cho rằng những chính sách hỗ trợ của nhà nước, cộng đồng đối với phụ nữ đơn thân còn nhiều hạn chế Điểm đáng lưu ý là nghiên cứu này tập trung vào một số nhóm đơn thân điển hình Chẳng hạn như phụ nữ đơn thân là thanh niên xung phong (chẳng hạn ở làng Lòi, Yên Thành, Nghệ An) không thể kết hôn, hay không có cơ hội kết hôn sau khi chiến tranh kết thúc Hoặc là phụ nữ ở các nông lâm trường sống trong môi trường ít nam giới và

do đó ít có cơ hội tìm bạn đời [Lê Thi, 1996, 2002]

Đề cập sâu đến đời sống kinh tế đói nghèo và nhóm phụ nữ làm mẹ đơn thân

là nghiên cứu “Thực trạng đói nghèo bị đỗ lỗi một cách không công bằng cho phụ nữ làm mẹ đơn thân”(Single mothers are unfairly blamed for poverty) của Sklar trong cuốn sách “Gia đình cha mẹ đơn thân” (Single parent families) do Swisher chủ biên (1997) Tác giả đề cập đến những quan điểm bảo thủ cho rằng đói nghèo và các vấn

đề xã hội là hệ quả trực tiếp của sự gia tăng gia đình các bà mẹ đơn thân Bởi vì, thực

tế là gia đình các bà mẹ đơn thân là những người nghèo nhất, họ bị trả lương thấp nhất và họ còn chịu sự phân biệt đối xử nếu họ là phụ nữ da màu [Sklar, 1997]

Nghiên cứu của Gucciardi, Celasun và Stewart có những phát hiện tương tự các nghiên cứu đã kể đến ở trên Cụ thể là, nghiên cứu này chỉ ra rằng sự thiếu vắng

Trang 31

người chồng trong gia đình phụ nữ làm mẹ đơn thân tạo nên những khó khăn về kinh tế, xã hội và chăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình Thêm nữa, gia đình phụ nữ làm mẹ đơn thân nghèo có nguy cơ cao trong việc phụ thuộc vào trợ cấp xã hội, giảm cơ hội tiếp cận giáo dục, việc làm cũng như thiếu sự chăm sóc, quá tải về vai trò, đi liền với trầm cảm thường xuyên [Gucciardi, Celasun, và Stewart, 2004]

Tiếp nối chủ đề này phải kể đến nghiên cứu của Blank và Kovac (2007) về

“Sự gia tăng các vấn đề của phụ nữ làm mẹ đơn thân bị tách biệt” (The growing problem of disconnected single mothers) đã đề cập những sự khác nhau trong các nhóm bà mẹ đơn thân ở Hoa Kỳ Trong số các bà mẹ đơn thân có một tỷ lệ đáng kể những bà mẹ đơn thân có thu nhập tăng mặc dù trợ cấp xã hội giảm Hai tác giả đặc biệt chú ý đến sự gia tăng số lượng nhóm bà mẹ đơn thân bị cô lập, tách biệt Đây là nhóm rất nghèo và thường thuộc loại gia đình chỉ có một mình bà mẹ đơn thân là người lớn trong hộ gia đình Các tác giả bài viết tin rằng việc đánh giá những thay đổi trong mạng lưới an sinh có thể là cơ sở để có cách hỗ trợ cho những gia đình có phụ nữ làm mẹ đơn thân và con cái của họ [Blank và Kovac, 2007]

Qua bài viết: “Nghiên cứu ban đầu về tích luỹ tài sản trong các bà mẹ đơn thân ở Malaysia”(A Preliminary study of asset accumulation among single mothers

in Malaysia) Zarina và Anton (2012), hai tác giả đã chỉ ra xu hướng gia tăng số lượng phụ nữ làm mẹ đơn thân ở Malaysia Nghiên cứu đã làm rõ những khó khăn trong cuộc sống mà các bà mẹ đơn thân gặp phải khi nguồn hỗ trợ tài chính từ chính phủ không đáp ứng nhu cầu của họ Đặc biệt là, những phụ nữ đơn thân có từ 2 đến

3 đứa con gặp rất nhiều khó khăn Zarina và Anton cũng khẳng định rằng việc tích lũy tài sản của nhóm phụ nữ này rất hạn hữu bởi vì thu nhập của họ thì ít ỏi, trong khi đó lại có nhiều nhu cầu trong cuộc sống cần phải chi tiêu Nghiên cứu chỉ ra rằng nhóm phụ nữ làm mẹ đơn thân thu nhập thấp chỉ tích lũy được ít tài sản trong khi đó họ lại phải đảm bảo đời sống kinh tế cho nhiều thành viên gia đình

Tiếp tục chủ đề là nghiên cứu “Duy trì bền vững sinh kế của phụ nữ làm mẹ đơn thân thông qua tích lũy tiền bạc và các cơ hội tiết kiệm: Con đường dài phía trước” (Sustaining the Livelihood of single mothers throughwealth creation and

Trang 32

savings opportunities: along road ahead) của Zarina và Kami (2012) đã khẳng định

về sự hạn chế trong việc tích lũy tài sản của phụ nữ làm mẹ đơn thân Các tác giả đã phân tích sâu cuộc sống khó khăn của các bà mẹ đơn thân khi nguồn hỗ trợ từ chính

phủ hạn chế [Zarina, Kamil, 2012]

Cùng thống nhất với những phát hiện kể trên, bài viết “Phụ nữ là chủ hộ" (Breadwinner mom) của Wang, Parker và Taylor (2013) cũng chỉ rõ xu hướng gia tăng phụ nữ làm mẹ đơn thân ở Hoa Kỳ, tỷ lệ phụ nữ đơn thân chưa bao giờ kết hôn tăng từ 4,0% năm 1960 lên 44,0% năm 2011 Ngoài ra, so với phụ nữ làm mẹ đơn thân do ly dị, góa bụa, ly thân thì nhóm phụ nữ đơn thân chưa bao giờ kết hôn có đặc điểm trẻ hơn, da đen hay gốc Tây Ban Nha và ít có khả năng có bằng đại học

Họ cũng là nhóm thu nhập thấp nhất trong số các gia đình có trẻ em ở Hoa Kỳ, cụ thể là mức thu nhập của họ chỉ cao hơn một chút ngưỡng nghèo năm 2011 [Wang, Parker, và Taylor, 2013]

Trên cơ sở những điểm luận về một số đặc điểm về kinh tế, xã hội của phụ nữ làm mẹ đơn thân ở nhiều quốc gia, có thể thấy các nghiên cứu trong và ngoài nước

về chủ đề này đều chỉ ra phụ nữ làm mẹ đơn thân là nhóm phụ nữ đang ngày càng

có xu hướng gia tăng và trẻ hóa về độ tuổi Họ thường có trình độ học vấn thấp, đời sống kinh tế khó khăn và phụ thuộc vào các mạng lưới hỗ trợ xã hội của gia đình, cộng đồng Vì vậy, nhóm phụ nữ này rất cần được sự quan tâm bằng các chính sách

hỗ trợ xã hội thực sự hiệu quả Phần tiếp theo tìm hiểu sâu hơn về những chính sách xã hội đối với phụ nữ đơn thân nói chung và phụ nữ làm mẹ đơn thân nói riêng đang được thụ hưởng

Công trình đáng lưu ý thuộc hướng nghiên cứu này là ấn phẩm của Nguyễn Thị Thanh Tâm với tên gọi “Hướng tới việc xây dựng chính sách xã hội cho những gia đình phụ nữ cô đơn” Nguyễn Thị Thanh Tâm chỉ ra rằng nhiều phụ nữ đơn thân phải chịu định kiến xã hội nặng nề và sự phân biệt đối xử Bản thân phụ nữ đơn thân và gia đình họ rất cần sự trợ giúp đặc biệt là sự hỗ trợ của các chính sách xã hội nhằm giúp họ giải quyết những khó khăn trong cuộc sống của họ Nghiên cứu này cũng kết luận rằng các chính sách xã hội tuy đã mang lại những sự thay đổi nhất định đối với đời sống của phụ nữ đơn thân, nhưng những chính sách này thiếu tính

Trang 33

đồng bộ, tính hệ thống nên chưa phát huy được hiệu quả trong việc hỗ trợ nhóm phụ

nữ này Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần có chính sách trợ cấp cụ thể đối với từng nhóm đối tượng phụ nữ đơn thân nhằm giúp họ giải quyết những khó khăn của bản thân phụ nữ đơn thân và gia đình họ [Nguyễn Thị Thanh Tâm, 1994]

Đề cập cụ thể hơn đến quá trình thay đổi các chính sách dành cho phụ nữ làm mẹ đơn thân là nghiên cứu của Herbst (2013) về “Tính hợp pháp của bà mẹ đơn thân ở Israel thông qua năm vòng thảo luận”(The legitimacy of single mothers in Israel examined through five circles of discourse) Tác giả đã xem xét mối tương quan giữa thực trạng làm mẹ đơn thân ở Israel và sự thừa nhận xã hội dành cho họ thông qua các chính sách xã hội và những quy định của pháp luật trong 3 thập kỷ 1970; 1990; 2000 Thông qua phân tích dữ liệu của các thảo luận với nhóm, tổ chức; hội nghị và báo chí từ năm 1960 đến năm 2003, nghiên cứu này cho thấy đây

là những giai đoạn mà các chính sách xã hội quan tâm hơn đối với nhóm phụ nữ làm mẹ đơn thân Đặc biệt là trong các bộ luật, quyền của phụ nữ làm mẹ đơn thân

đã được công nhận Bên cạnh đó, nghiên cứu còn cho thấy sự tồn tại của quan niệm

rằng: nhóm bà mẹ đơn thân là mô hình “khác” của xã hội Israel, và việc phụ nữ làm

mẹ đơn thân nhận được quyền lợi xã hội như là sự ban phát tình thương hơn là sự thừa nhận quyền lợi xã hội của họ một cách chính đáng [Herbst, 2013]

Bên cạnh đó, mạng lưới hỗ trợ xã hội đối với phụ nữ làm mẹ đơn thân được quan tâm qua nghiên cứu “Những mạng lưới hỗ trợ xã hội đối với các phụ nữ trẻ làm mẹ đơn thân” (Social support networks of single young mothers) của Schrag và Tieszen (2014) tìm hiểu mạng lưới hỗ trợ xã hội đối với bà mẹ trẻ đơn thân ở Hoa

Kỳ Qua phỏng vấn những phụ nữ trẻ người Mỹ gốc Phi, Schrag và Tieszen chỉ ra mối tương quan chặt chẽ giữa kích thước của mạng lưới hỗ trợ và mức độ hỗ trợ đối với các bà mẹ trẻ đơn thân Các tác giả còn chỉ ra sự căng thẳng giữa nhu cầu được

hỗ trợ và mong muốn sống độc lập của các bà mẹ trẻ đơn thân Thêm nữa, con cái là động lực để các bà mẹ trẻ tìm công việc ổn định để duy trì kinh tế gia đình Đối với mạng lưới hỗ trợ bà mẹ trẻ, nghiên cứu đã đề cập đến sự hỗ trợ từ bố của đứa trẻ, từ gia đình mở rộng, từ các nhóm đồng đẳng, và từ bạn bè của các bà mẹ trẻ; trong đó quan trọng nhất là sự hỗ trợ từ gia đình mở rộng Nghiên cứu còn cho biết đối với

Trang 34

các chương trình hỗ trợ xã hội, phương pháp quản lý trường hợp trong công tác xã hội đã được vận dụng nhằm nâng cao hiệu quả mạng lưới hỗ trợ vốn có của các bà

mẹ trẻ Thêm nữa, hỗ trợ đồng đẳng cũng là loại hỗ trợ giúp các bà mẹ trẻ cách thức hành động sáng tạo để đạt được mục tiêu trong cuộc sống của họ [Schrag, Tieszen, 2014]

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Vân về “Hiện tượng người mẹ đơn thân ở Hàn Quốc và liên hệ với Việt Nam từ góc nhìn chính sách xã hội” đã lưu ý đến các chính sách hỗ trợ cho những người mẹ đơn thân ở Hàn Quốc đồng thời liên hệ cụ thể đến chính sách hỗ trợ người mẹ đơn thân ở Việt Nam Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ở Hàn Quốc, mặc dù các chính sách hỗ trợ góp phần trợ giúp cho người mẹ đơn thân cả về phương diện vật chất lẫn tinh thần ở mức độ nhất định nhưng do chi phí hỗ trợ còn quá thấp nên trong trường hợp người mẹ đơn thân nuôi con nhỏ thường không đủ để trả các chi phí phụ trội như học thêm của con cái họ Bên cạnh

đó nghiên cứu đã khẳng định rằng ở Việt Nam các chính sách trợ giúp người mẹ đơn thân chỉ dành cho đối tượng người đơn thân thuộc diện hộ nghèo, đang nuôi con dưới 16 tuổi Tuy nhiên trên thực tế, các thủ tục xác nhận là hộ nghèo khá phức tạp và nhiều bất cập nên người mẹ đơn thân gặp nhiều khó khăn, mức hỗ trợ chỉ từ 200.000 – 300.000 đồng/người/tháng là rất thấp Từ những phân tích trên, nghiên cứu đưa ra những gợi ý trong xây dựng chính sách phúc lợi đối với người mẹ đơn thân ở Việt Nam [Nguyễn Thị Thu Vân, 2015a]

Các nghiên cứu về các chính sách hỗ trợ xã hội đối với phụ nữ làm mẹ đơn thân đã khẳng định rằng ở nhiều quốc gia các chính sách xã hội đã quan tâm nhiều hơn đến nhóm phụ nữ làm mẹ đơn thân Pháp luật thừa nhận quyền lợi của phụ nữ làm mẹ đơn thân và các hỗ trợ về chính sách tập trung vào đời sống kinh tế, trong

đó mạng lưới xã hội hỗ trợ bà mẹ đơn thân ngày càng đa dạng và mở rộng

1.3 Các công trình nghiên cứu về sinh kế

1.3.1 Các nghiên cứu về phương pháp tiếp cận sinh kế

Cho đến nay trên phạm vi toàn thế giới, nhiều công trình nghiên cứu về sinh

kế đã được triển khai Các nghiên cứu bàn về những chiều cạnh khác nhau của sinh

kế ở nhiều nơi trên thế giới Trong các công trình về sinh kế đã có, chủ đề phương

Trang 35

pháp tiếp cận sinh kế là một trong những chủ đề được nhiều tác giả quan tâm Ấn phẩm của Bộ phát triển Quốc tế của Anh Quốc (DFID) là công trình đáng lưu ý trong số đó Công trình “Sustainable livelihoods guidance sheets” (Bản hướng dẫn các chiến lược sinh kế bền vững) của DFID năm 1999 bàn sâu về khung sinh kế bền vững như là một công cụ để nâng cao sự hiểu biết về sinh kế bền vững đặc biệt là sinh kế của người nghèo DFID coi khung sinh kế bền vững là khuôn khổ để phân tích các yếu tố chính ảnh hưởng đến sinh kế và mối quan hệ giữa các yếu tố đó Yếu

tố đầu tiên trong khung sinh kế này là bối cảnh dễ bị tổn thương, trong đó có ba yếu tố: những cú sốc, các xu hướng, và tính thời vụ Yếu tố thứ hai là tài sản sinh kế bao gồm năm loại vốn Năm loại vốn này được vận dụng trong môi trường được tạo thành bởi nhiều yếu tố như luật pháp, chính sách, văn hóa, thiết chế, quản trị và để tạo nên chiến lược sinh kế Và, chiến lược sinh kế tạo ra kết quả sinh kế, với những chiều cạnh cụ thể như: tạo thu nhập, sự hài lòng với cuộc sống, việc giảm tổn thương, an ninh lương thực, và sử dụng bền vững hơn các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên [Department for International Development, 1999]

Cùng chủ đề nghiên cứu phương pháp tiếp cận sinh kế, cuốn sách

“Sustainable livelihoods: lessons from early experience” (Sinh kế bền vững: bài học

từ kinh nghiệm mới) của Ashley và Carney (1999) DFID phản ánh cách suy nghĩ

về những mục tiêu, phạm vi, và ưu tiên đối với phát triển nhằm nâng cao sự tiến bộ trong việc giảm nghèo Tiếp cận sinh kế bền vững dựa trên các nguyên tắc cốt lõi: lấy con người làm trung tâm, tiếp cận đa chiều và chủ động đối với phát triển Ashley và Carney cũng chỉ ra rằng khung sinh kế bền vững có thể được áp dụng trong nhiều tình huống khác nhau như thiết kế dự án mới, chương trình mới, hoặc thay đổi, cải cách chính sách [Ashley, Carney, 1999]

Tiếp tục bàn sâu về tính toàn diện của tiếp cận sinh kế bền vững nghiên

cứu“The Sustainable Livelihood Approach to Poverty Reduction: An introduction”

(Bước đầu tiếp cận sinh kế bền vững đối với giảm nghèo) của Krantz (2001) cho rằng tiếp cận sinh kế bền vững không chỉ tập trung vào các khía cạnh nhất định như thu nhập thấp mà còn đề cập đến tính dễ bị tổn thương và sự liên kết xã hội thiếu chặt chẽ của người nghèo Nếu quan tâm đến các yếu tố này thì có thể tăng cường

Trang 36

khả năng của người nghèo trong việc thực hiện sinh kế của mình Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra rằng khung sinh kế bền vững là sự nhận thức sâu sắc về đói nghèo dưới

các khía cạnh như: Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế là cần thiết để xoá đói giảm nghèo

nhưng để giảm nghèo còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng người nghèo tận dụng

những nguồn lực và cơ hội Thứ hai, người nghèo biết rõ tình hình và nhu cầu của

họ do đó họ cần được tham gia vào thiết kế các chính sách và dự án giảm nghèo Nghiên cứu cũng đánh giá tính linh hoạt trong ứng dụng phương pháp tiếp cận khung sinh kế như một khung phân tích cho lập kế hoạch và đánh giá chương trình,

dự án trong đó đặt trọng tâm xem xét một cách toàn diện và đa dạng các loại nguồn lực như vốn vật chất, vốn tự nhiên, vốn tài chính, vốn xã hội và con người Bên cạnh đó, tiếp cận khung sinh kế cũng mang lại sự hiểu biết về nguyên nhân cơ bản của nghèo đói bằng cách tập trung và các yếu tố tác động trực tiếp hay gián tiếp hạn chế khả năng tiếp cận với các nguồn lực và cơ hội của người nghèo ở các cấp độ khác nhau [Krantz, 2001]

Bên cạnh đó là nghiên cứu của Kollmair và Gamper (2002) “The Sustainable

Livelihoods Approach” (Phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững) bàn về phương

pháp sinh kế Hai tác giả quan tâm đến phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững - như một công cụ để người nghèo sử dụng trong việc ứng phó với nghèo đói Nghiên cứu mô tả khung sinh kế bền vững bao gồm các yếu tố giúp thực hiện sinh kế bền vững: vốn tài chính, vốn con người, vốn tự nhiên, vốn vật chất và vốn xã hội tạo thành tài sản sinh kế; tính dễ bị tổn thương ảnh hưởng đến chiến lược sinh kế gồm những cú sốc, những căng thẳng và tính thời vụ; cấu trúc và quá trình biến đổi là môi trường được tạo nên bởi pháp lý, tổ chức, chính sách, văn hóa, thể chế tác động đến chiến lược sinh kế tạo nên kết quả sinh kế Thiết kế của khung sinh kế bền vững khá linh hoạt nên có thể áp dụng cho các địa phương khác nhau xây dựng các chương trình chính sách mới hoặc đánh giá những can thiệp hiện thời [Kollmair, Gamper, 2002]

Nối tiếp chủ đề là nghiên cứu “Môi trường và sinh kế: các chiến lược phát triển bền vững” của Neefies (Nguyễn Văn Thanh dịch) đã đề cập đến mối quan hệ giữa đói nghèo và thay đổi môi trường Cuốn sách gợi ý những bước tiến hành trong

Trang 37

quá trình thực hiện dự án phát triển vận dụng khung sinh kế bền vững; đồng thời phân tích sự tác động của chiến lược và chính sách đối với việc giải quyết vấn đề giảm nghèo và bảo vệ môi trường [Neefjes, 2003]

1.3.2 Ứng dụng của khung sinh kế bền vững trong thực tiễn

Đề cập đến sự ảnh hưởng của các nghiên cứu đối với sự thay đổi trong chính sách của DFID là ấn phẩm “Sustainable rural livelihoods: a framework for analysis” (Các sinh kế nông thôn bền vững: Một khung phân tích) của Scoones (1997) đã phân tích kết quả ứng dụng thực tế của tiếp cận khung sinh kế bền vững ở Bangladesh, Etiopia và Mali Các tác giả cho rằng có năm yếu tố chính để đánh giá kết quả của một sinh kế bền vững, bao gồm: tạo việc làm và thu nhập cho người dân; mức độ nghèo đói; mức độ hài lòng và năng lực của người dân; thích ứng sinh

kế, tính dễ bị tổn thương và khả năng hồi phục; sự bền vững về mặt tài nguyên thiên nhiên Năm chỉ số để đánh giá một sinh kế là bền vững được nêu ra ở trên khá rõ ràng đồng thời là những mục tiêu hướng tới của các dự án, chương trình phát triển, cũng như kế hoạch và chiến lược sinh kế Nghiên cứu cũng bàn về các loại vốn khác nhau tạo nên tài sản sinh kế bao gồm: vốn tự nhiên, vốn vật chất, vốn tài chính, vốn con người, vốn xã hội Đây là các yếu tố quyết định khả năng theo đuổi các chiến lược sinh kế Chiến lược sinh kế là một nội dung quan trọng được các tác giả đề cập ở ba lĩnh vực chính: thâm canh nông nghiệp (bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, lâm nghiệp); đa dạng hoá sinh kế và di cư Chiến lược sinh kế là quá trình lựa chọn và sử dụng tài sản sinh kế trong bối cảnh cụ thể của địa phương Vì vậy nó rất đa dạng về cấp độ chiến lược sinh kế như: cá nhân, hộ gia đình, thôn, khu vực hoặc quốc gia Scoones cũng chỉ ra rằng ngoài những can thiệp thông thường như chuyển giao công nghệ và tăng cường kỹ năng, cách tiếp cận sinh

kế bền vững nhấn mạnh việc thiết lập thể chế, điều chỉnh chính sách nhằm nâng cao hiệu quả những can thiệp thông thường và mở rộng phạm vi lựa chọn của các chiến lược sinh kế [Scoones, 1998]

Khá gần với tiếp cận của Scoones vừa được đề cập đến ở trên là nghiên cứu “The Sustainable Livelihoods Approach and Programme Development in Cambodia” (Tiếp cận sinh kế bền vững và chương trình phát triển ở Cambodia) của

Trang 38

Turton (2000) giới thiệu bối cảnh phát triển và vấn đề nghèo đói ở Campuchia Tác giả vận dụng tiếp cận sinh kế bền vững để khảo sát những vấn đề ảnh hưởng đến sinh kế nông thôn Nghiên cứu nhận diện những cơ hội then chốt cho hỗ trợ các sinh kế ở nông thôn trong thời gian ngắn hạn qua đáp ứng những nhu cầu trực tiếp

và trong thời gian dài hạn qua thay đổi chính sách và thể chế Nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng những thay đổi chính sách, thể chế phải đi liền với việc triển khai các chương trình giải quyết những thúc ép trực tiếp đối với sinh kế nông thôn bền vững [Turton, 2000]

Tác giả Solesbury (2003) cũng tiếp tục bàn về khung sinh kế bền vững qua

ấn phẩm “Sustainable livelihoods: a case study of the evolution of DFID policy” (Các sinh kế bền vững: Một nghiên cứu trường hợp về sự phát triển chính sách của DFID) Solesbur cho biết từ năm 1997, DFID đã xem sinh kế bền vững như là một nguyên tắc cốt lõi của mình trong chiến lược hoạch định chính sách hỗ trợ người nghèo Quá trình hình thành và phát triển khung sinh kế qua các mốc thời gian cho thấy những nỗ lực liên tục của các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách

và thành viên tham gia các dự án phát triển để các nghiên cứu về khung sinh kế bền vững phù hợp hơn với thực tiễn Từ báo cáo của Brundtland 1987 đến những ấn phẩm của DFID gần đây đã cho thấy sự phát triển và hoàn thiện đối với khung sinh

kế bền vững Trong vòng chưa đầy một thập kỷ từ năm 1987 đến 1997 khung sinh

kế bền vững đã trở thành một bộ khung hướng dẫn các chính sách phát triển của Vương quốc Anh Những yếu tố tác động đến sự phát triển và hoàn thiện đối với khung sinh kế bền vững bao gồm: nhu cầu xã hội, mạng lưới các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách tham gia đã làm cho các tranh luận và phân tích trở nên đầy đủ và liên tục Cần nhấn mạnh rằng yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển khung sinh kế bền vững là sự thay đổi dần nhận thức của các nhà hoạch định chính sách để chấp nhận các ý tưởng mới của các nhà nghiên cứu thông qua những kết quả từ thực tiễn [Solesbury, 2003]

Một nghiên cứu đáng lưu ý trong hướng nghiên cứu về vận dụng khung sinh kế bền vững để nghiên cứu thực tiễn là công trình “Development of a multidimensional sustainabe livelihood model for rural Bangladesh” (Phát triển các

Trang 39

mô hình sinh kế bền vững đa chiều cho nông thôn Bangladesh) của Chowdhury (2014) đã sử dụng số liệu thu thập từ 30 làng ở Bangladesh để cung cấp mô hình sinh kế đa chiều linh hoạt tại một số địa phương ở nông thôn Bangladesh Nghiên cứu này đã góp phần hoàn thiện mô hình sinh kế của DFID trong đánh giá việc cải thiện đời sống của đàn ông và phụ nữ ở các gia đình nghèo Những phát hiện của nghiên cứu cho thấy phụ nữ có thành tích tốt hơn trong việc gây dựng vốn xã hội (chẳng hạn như bỏ phiếu, ra quyết định, tham gia các cuộc họp,vv…) nhưng hạn chế trong tạo dựng vốn tài chính Trong khi đó, nam giới có được kết quả tốt hơn trong việc tích lũy vốn tài chính thể hiện qua tiền tiết kiệm Trong khi đó, vốn con người ở địa bàn nghiên cứu lại rất hạn chế, điều này được biểu hiện qua sự hoành hành của bệnh tật ở mức đáng báo động [Chowdhury, 2014]

1.3.3 Nghiên cứu về loại hình và phương thức chuyển đổi sinh kế

Trong các nghiên cứu về loại hình và phương thức chuyển đổi sinh kế ở Việt

Nam mảng đề tài liên quan đến sinh kế của nông dân, ngư dân, dân tộc thiểu số cũng đã được bàn đến với khá nhiều nghiên cứu trong đó đáng lưu ý là các đề tài sinh kế của hộ gia đình nông dân trong quá trình đô thị hóa được thực hiện bởi Nguyễn Duy Thắng (2007), Nguyễn Xuân Mai (2007, 2011), Nguyễn Văn Sửu (2014) Các nghiên cứu này áp dụng tiếp cận sinh kế bền vững để nghiên cứu về chuyển đổi sinh kế của các cộng đồng dân cư trong bối cảnh quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng ở nhiều thành phố ở Việt Nam Nghiên cứu đáng lưu ý

“Sử dụng vốn xã hội trong chiến lược sinh kế của nông dân cùng ven đô Hà Nội dưới tác động của đô thị hóa” của Nguyễn Duy Thắng (2007) phân tích ảnh hưởng của vốn xã hội đối với chiến lược sinh kế của nông dân vùng ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hóa Tác giả chỉ ra rằng ảnh hưởng tiêu cực của quá trình đô thị hóa

là việc thu hồi đất nông nghiệp để phát triển cơ sở hạ tầng đô thị khiến người nông dân mất đất và phải tự xây dựng chiến lược sinh kế của riêng mình trên cơ sở các nguồn lực mà họ có Cụ thể là người nông dân phải sử dụng vốn xã hội trong sản xuất và đời sống để hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn và thử thách Nghiên cứu cho thấy một bộ phận nông dân vùng ven đô biết sử dụng vốn xã hội để giảm chi phí sản xuất, giao dịch và tìm kiếm việc làm, thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như chia sẻ

Trang 40

thông tin để tránh rủi ro trong sản xuất, kinh doanh Bên cạnh đó, vẫn còn nhóm nông dân có tâm lý trông chờ, ỷ lại và chưa biết vận dụng vốn xã hội để tạo dựng, phát triển chiến lược sinh kế của mình [Nguyễn Duy Thắng, 2007]

Tiếp nối chủ đề này Phòng Xã hội học Đô thị - Viện Xã hội học (2008) cũng

có nghiên cứu “Sử dụng vốn xã hội trong sinh kế của người nông dân vùng ven trong quá trình đô thị hóa” nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sự biến đổi vốn xã hội của nông dân vùng ven đô Hà Nội Trong nghiên cứu này, các tác giả tìm hiểu việc sử dụng vốn xã hội của các nông hộ ở xã Đồng Quang, Từ Sơn, Bắc Ninh, hướng tới xây dựng một chiến lược sinh kế bền vững Mỗi hộ gia đình đều dựa vào khả năng của mình để xây dựng một chiến lược sinh kế thích ứng với những điều kiện mới, với những lợi thế của địa phương và ưu thế về vốn xã hội của mình Những quan hệ xã hội mới nảy sinh vừa tạo ra lợi ích sinh kế lại vừa tạo

ra những mâu thuẫn về lợi ích, văn hóa Các tổ chức chính thức và không chính thức có vai trò nhất định trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sinh kế của hộ gia đình [Phòng Xã hội học Đô thị - Viện Xã hội học, 2008]

Bàn về chủ đề sinh kế của nông dân trong quá trình đô thị hóa, các tác giả Huỳnh Văn Chương và Ngô Hữu Hoạnh (2010) đề cập đến: “Ảnh hưởng của việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đến sinh kế của người nông dân tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam” Các tác giả chỉ ra rằng chủ trương thu hồi đất nông nghiệp để chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp của nhà nước đã làm thay đổi nguồn tài nguyên tạo sinh kế sản xuất nông nghiệp truyền thống của người nông dân Đây có thể coi là sự chuyển đổi lớn, gây xáo trộn việc làm và thu nhập của nông dân Điều này dẫn đến thực trạng các nguồn tài nguyên tạo sinh kế có sự luân chuyển cho nhau Hình thức chuyển đổi chủ yếu là đất đai - vốn vật chất của người nông dân - chuyển thành vốn tài chính, chứ ít khi chuyển thành vốn xã hội hay vốn con người Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhiều hộ dân gia tăng thu nhập sau khi chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp nhưng thu nhập không ổn định và cuộc sống thì nhiều bất ổn do thay đổi sinh kế Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh rằng cần có những giải pháp cụ thể hơn về tạo việc làm, tư vấn sử dụng nguồn tài chính bồi thường, hỗ trợ đền bù tái định cư từ phía Nhà nước để người dân xây

Ngày đăng: 29/12/2017, 19:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Tuấn Anh (2011), “Vốn xã hội và mấy vấn đề đặt ra trong nghiên cứu vốn xã hội ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Xã hội học (3), tr.9 -12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vốn xã hội và mấy vấn đề đặt ra trong nghiên cứu vốn xã hội ở Việt Nam hiện nay”", Tạp chí Xã hội học
Tác giả: Nguyễn Tuấn Anh
Năm: 2011
2. Nguyễn Tuấn Anh (2012a), “Quan hệ họ hàng - một nguồn vốn xã hội trong phát triển kinh tế hộ gia đình nông thôn”, Tạp chí Nghiên cứu Con người (1), tr.48 - 61 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ họ hàng - một nguồn vốn xã hội trong phát triển kinh tế hộ gia đình nông thôn”", Tạp chí Nghiên cứu Con người
3. Nguyễn Tuấn Anh (2012b), Vốn xã hội trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay, Đề tài nhóm A cấp Đại học Quốc gia (Mã số: QGTĐ.11.16), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vốn xã hội trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay
4. Nguyễn Tuấn Anh (2012c), “Vốn xã hội và sự cần thiết nghiên cứu vốn xã hội ở nông thôn Việt Nam hiện nay”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế: Đóng góp của Khoa học Xã hội Nhân văn trong phát triển kinh tế - xã hội, Hà Nội, tr.557- 565 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vốn xã hội và sự cần thiết nghiên cứu vốn xã hội ở nông thôn Việt Nam hiện nay”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế": Đóng góp của Khoa học Xã hội Nhân văn trong phát triển kinh tế - xã hội
5. Nguyễn Thị Vân Anh (2006), “Sinh kế và tiếp cận nguồn lực đất đai của phụ nữ tại hai xã nông thôn đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ”, Tạp chí Xã hội học (3), tr.87 - 94 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh kế và tiếp cận nguồn lực đất đai của phụ nữ tại hai xã nông thôn đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ”", Tạp chí Xã hội học
Tác giả: Nguyễn Thị Vân Anh
Năm: 2006
6. Ban chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam huyện Yên Thành (2010), Lịch sử đảng bộ huyện Yên Thành [1993- 2005], NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử đảng bộ huyện Yên Thành [1993- 2005]
Tác giả: Ban chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam huyện Yên Thành
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2010
7. Bélanger D. (1996), “Sự suy giảm hôn nhân ở Châu Á tình trạng phụ nữ độc thân trong bối cảnh Việt Nam”, Gia đình phụ nữ thiếu vắng chồng, Lê Thi, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự suy giảm hôn nhân ở Châu Á tình trạng phụ nữ độc thân trong bối cảnh Việt Nam”, "Gia đình phụ nữ thiếu vắng chồng
Tác giả: Bélanger D
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 1996
8. Chi cục thống kê huyện Yên Thành (2015), Số liệu thống kê tình hình kinh tế xã hội 5 năm 2010 – 2014, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số liệu thống kê tình hình kinh tế xã hội 5 năm 2010 – 2014
Tác giả: Chi cục thống kê huyện Yên Thành
Năm: 2015
11. Huỳnh Văn Chương, Ngô Hữu Hoạnh ( 2010), “Ảnh hưởng của việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đến sinh kế của người nông dân tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam”, Tạp chí khoa học Đại học Huế (62A), tr. 48-58 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đến sinh kế của người nông dân tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam”, "Tạp chí khoa học Đại học Huế
12. Lê Ngọc Hùng (2008b), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử và lý thuyết xã hội học
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
13. Nguyễn Thị Khoa (1997), “Phụ nữ không chồng có con: những khía cạnh tâm lý”, Tạp chí Tâm lý học (1), tr. 42 - 48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phụ nữ không chồng có con: những khía cạnh tâm lý”, "Tạp chí Tâm lý học
Tác giả: Nguyễn Thị Khoa
Năm: 1997
14. Bùi Bích Lan(2011), “Vấn đề sinh kế và môi trường của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (trường hợp người Kháng ở Chiềng Bôm, Thuận Châu, Sơn La”, Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội (12), tr.47- 53 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề sinh kế và môi trường của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (trường hợp người Kháng ở Chiềng Bôm, Thuận Châu, Sơn La”, "Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội
Tác giả: Bùi Bích Lan
Năm: 2011
15. Ngô Phương Lan (2012), “Bất ổn sinh kế và di cư lao động của người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Nghiên cứu Con người (3), tr.44 - 54 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bất ổn sinh kế và di cư lao động của người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long”, "Tạp chí Nghiên cứu Con người
Tác giả: Ngô Phương Lan
Năm: 2012
16. Vũ Mạnh Lợi (1994), Hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Viện Xã hội học - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ ở Việt Nam
Tác giả: Vũ Mạnh Lợi
Năm: 1994
17. Nguyễn Xuân Mai (2007), “Chiến lƣợc sinh kế của hộ gia đình vùng ngập mặn các tỉnh phía Nam”, Tạp chí Xã hội học (3), tr.59 - 65 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lƣợc sinh kế của hộ gia đình vùng ngập mặn các tỉnh phía Nam”, "Tạp chí Xã hội học
Tác giả: Nguyễn Xuân Mai
Năm: 2007
18. Nguyễn Xuân Mai, Nguyễn Duy Thắng (2011), “Sinh kế của cộng đồng ngƣ dân ven biển thực trạng và giải pháp”, Tạp chí xã hội học (4), tr.54 - 66 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh kế của cộng đồng ngƣ dân ven biển thực trạng và giải pháp”, "Tạp chí xã hội học
Tác giả: Nguyễn Xuân Mai, Nguyễn Duy Thắng
Năm: 2011
19. Neefjes K (2003), Môi trường và sinh kế - các chiến lược phát triển bền vững, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường và sinh kế - các chiến lược phát triển bền vững
Tác giả: Neefjes K
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2003
20. Chính phủ (1993), Nghị định số 64-CP ban hành bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 64-CP ban hành bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp
Tác giả: Chính phủ
Năm: 1993
21. Trần Thị Vân Nương (2014), “Chuẩn mực hôn nhân: những quan niệm và khác biệt”, Tạp chí Gia đình và giới (4), tr.76 - 84 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn mực hôn nhân: những quan niệm và khác biệt”, "Tạp chí Gia đình và giới
Tác giả: Trần Thị Vân Nương
Năm: 2014
22. Phinney H. (1998), “Vấn đề con cái của phụ nữ độc thân ở Bắc Việt Nam”, Hội thảo Quốc Tế lần thứ nhất T.IV, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.432 - 442 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề con cái của phụ nữ độc thân ở Bắc Việt Nam”, "Hội thảo Quốc Tế lần thứ nhất
Tác giả: Phinney H
Năm: 1998

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w