1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp điện tử Việt Nam khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (LV thạc sĩ)

99 1,3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 1,83 MB

Nội dung

Cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp điện tử Việt Nam khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (LV thạc sĩ)Cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp điện tử Việt Nam khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (LV thạc sĩ)Cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp điện tử Việt Nam khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (LV thạc sĩ)Cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp điện tử Việt Nam khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (LV thạc sĩ)Cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp điện tử Việt Nam khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (LV thạc sĩ)Cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp điện tử Việt Nam khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (LV thạc sĩ)Cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp điện tử Việt Nam khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (LV thạc sĩ)Cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp điện tử Việt Nam khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (LV thạc sĩ)

Trang 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM KHI THAM GIA CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC

TẾ

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế

LƯU THỊ THU HÀ

Trang 3

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp điện tử Việt Nam khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc

tế

Ngành: Kinh tế học Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế

Mã số: 60310106

Họ và tên học viên: Lưu Thị Thu Hà Người hướng dẫn: GS, TS Hoàng Văn Châu

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Học viên xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập chưa từng đượccông bố Các số liệu được thu thập từ nguồn tài liệu chính thống từ các cá nhân, đơn

vị, tổ chức trong nước và quốc tế Nếu sai, học viên xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2017

Học viên

Lưu Thị Thu Hà

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ vi

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN vii

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU VÀ VIỆC THAM GIA VÀO CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ 6

1.1 Tổng quan về chuỗi cung ứng toàn cầu 6

1.1.1 Chuỗi cung ứng 6

1.1.2 Chuỗi cung ứng toàn cầu 12

1.2 Chuỗi cung ứng toàn cầu ngành công nghiệp điện tử 18

1.2.1 Sự hình thành chuỗi cung ứng toàn cầu ngành công nghiệp điện tử 18

1.2.2 Đặc điểm của chuỗi cung ứng toàn cầu ngành công nghiệp điện tử 19

1.3 Việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu ngành công nghiệp điện tử 22

1.3.1 Sự tất yếu của việc tham gia vào chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử 22 1.3.2 Các hình thức tham gia vào chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử 23 1.3.3 Lợi ích khi tham gia vào chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử 25

1.4 Kinh nghiệm tham gia chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử của một số nước Châu Á 27

1.4.1 Kinh nghiệm tham gia chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử của Malaysia27 1.4.2 Kinh nghiệm tham gia chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử của Trung Quốc29 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM KHI THAM GIA VÀO CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU 33

2.1 Vài nét về ngành công nghiệp điện tử Việt Nam 33

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngành điện tử Việt Nam 33

2.1.2 Xuất, nhập khẩu sản phẩm điện tử giai đoạn 2010-2016 34

Trang 7

2.1.3 Vị trí và những điểm mạnh, điểm yếu của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam 38

2.2 Thực trạng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành công nghiệp

điện tử Việt Nam 51

2.2.1 Sự tham gia của Việt Nam vào các công đoạn trong chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử 51

2.2.2 Các hình thức tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam 52

2.2.3 Cơ cấu sản phẩm tham gia vào chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam 53

2.2.4 Đánh giá chung về việc tham gia của Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu ngành công nghiệp điện tử 54

2.3 Cơ hội đối với Việt Nam khi tham gia vào chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử 59

2.3.1 Thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế 59

2.3.2 Thu hút làn sóng FDI vào công nghệ cao 59

2.3.3 Chuyển giao công nghệ, lan tỏa tri thức 60

2.4 Thách thức đối với Việt Nam khi tham gia vào chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử 61

2.4.1 Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt 61

2.4.2 Yêu cầu ngày càng cao từ các hãng điện tử lớn 63

2.4.3 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa còn thấp 64

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM TẬN DỤNG CƠ HỘI VÀ VƯỢT QUA THÁCH THỨC KHI VIỆT NAM THAM GIA CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ 65

3.1 Quan điểm, định hướng tham gia chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam 65

3.2 Một số giải pháp, kiến nghị nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức khi Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu ngành công nghiệp điện tử 66

3.2.1 Giải pháp từ phía Hiệp hội ngành nghề 66

3.2.2 Giải pháp từ phía Doanh nghiệp 68

3.2.3 Kiến nghị chính sách đối với Nhà nước 70

KẾT LUẬN 80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết

APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CKD Hình thức nhập khẩu toàn bộ linh kiện của sản phẩm để lắp ráp

EMS Nhà cung cấp dịch vụ chế tạo điện tử

IKD Hình thức nhập khẩu một phần linh kiện của sản phẩm để lắp ráp,

một phần còn lại sẽ sản xuất trong nướcMETALEX Triển lãm quốc tế về công cụ máy móc và giải pháp gia công kim

loại

MTA Triển lãm quốc tế lần về máy công cụ, cơ khí chính xác và gia công

kim loạiNEPCON Triển lãm duy nhất về công nghệ SMT, thiết bị, công nghệ kiểm tra

và các ngành công nghiệp hỗ trợ cho chế tạo điện tử tại Việt Nam

ODM Nhà sản xuất theo thiết kế gốc

R&D Nghiên cứu và phát triển

RCEP Hiệp định đối tác toàn diện khu vực

SIDEC Trung tâm Phát triển công nghiệp hỗ trợ

SKD Hình thức nhập khẩu từng khối linh kiện để lắp ráp

Trang 9

Chữ viết

TPP Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương

Trang 10

giai đoạn 2004-2016 43

Bảng 2.2: Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật 50

Bảng 2.3: Xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh kinh tế toàn cầu của Việt Nam với một số nước trong khu vực 2016-2017 62

BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm điện tử và tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2016 35

Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng các thị trường xuất khẩu chủ yếu sản phẩm điện tử Việt Nam giai đoạn 2010-2016 36

Biểu đồ 2.3: Kim ngạch nhập khẩu sản phẩm điện tử và tỷ trọng trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2016 37

Biểu đồ 2.4: Quy mô, cơ cấu dân số Việt Nam theo độ tuổi 42

Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ nội địa hóa của doanh nghiệp điện tử 48

HÌNH VẼ Hình 1.1: Mô hình chuỗi cung ứng điển hình 8

Hình 1.2: Ba dòng chảy trong chuỗi cung ứng 11

Hình 1.3: Liên kết dọc và ngang của chuỗi cung ứng 15

Hình 1.4: Chuỗi cung cấp nhà sản xuất 16

Hình 1.5: Chuỗi cung ứng công nghiệp điện tử tổng quát 20

Hình 2.1: Các mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu 39

Hình 2.2: Mối quan hệ của các hoạt động trong chuỗi cung ứng hàng điện tử.51 Hình 2.2: Vị trí công nghiệp điện tử Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu 55

Trang 11

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa ởViệt Nam, công nghiệp điện tử được đánh giá là một trong 6 ngành mũi nhọn được

ưu tiên đầu tư phát triển và đã đạt được nhiều thành tựu trong thu hút đầu tư nướcngoài, tăng trưởng xuất khẩu Tuy nhiên, việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầungành công nghiệp điện tử vẫn chủ yếu là lắp ráp, gia công - khâu có giá trị tăngthấp nhất trong chuỗi Để đi sâu, tìm hiểu sự tham gia của Việt Nam trong chuỗicung ứng ngành công nghiệp điện tử, và những cơ hội, thách thức khi tham gia, từ

đó đưa ra một số giải pháp thúc đẩy sự tham gia được thuận lợi, tác giả đã thực hiện

luận văn với đề tài: “Cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp điện tử Việt

Nam khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” Luận văn gồm có 3 chương:

Trong chương 1, tác giả đã nêu lên những khái niệm về chuỗi cung ứng, chuỗicung ứng toàn cầu, chuỗi cung ứng toàn cầu ngành công nghiệp điện tử và đặc điểmcủa nó Luận văn cũng làm rõ nội hàm của việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàncầu ngành công nghiệp điện tử: sự cần thiết, các hình thức tham gia và kinh nghiệmtham gia thành công của một số nước Châu Á

Trong chương 2, tác giả đã khái quát toàn bộ ngành công nghiệp điện tử trênnhững khía cạnh về quá trình phát triển, tình hình, và xuất, nhập khẩu sản phẩmđiện tử giai đoạn từ 2010 - 2016, để thấy được những điểm mạnh, yếu và vị trí củangành công nghiệp điện tử Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu Luận văn cũngphân tích về thực trạng tham gia chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử củaViệt Nam - tham gia ở công đoạn nào, cơ cấu doanh nghiệp, sản phẩm tham gia, tácgiả cũng đưa ra những đánh giá chung về những kết quả đạt được và hạn chế trongviệc tham gia vào chuỗi

Trong chương 3, tác giả đã nghiên cứu những cơ hội và thách thức đối vớingành công nghiệp điện tử Việt Nam khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu Trên cơ

sở quan điểm, định hướng tham gia chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử, tácgiả đã đề xuất một số giải pháp, kiến nghị để tăng cường sự tham gia của ngànhđiện tử Việt Nam Về phía Nhà nước, cần cải thiện những chính sách ưu đãi đầu tư,

Trang 12

phát triển khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng nhân lực và ưu tiên phát triểncông nghiệp hỗ trợ Về phía Hiệp hội ngành, giữ vai trò kết nối Chính phủ vớidoanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp với nhau; thúc đẩy các hoạt động xúc tiếnthương mại trong nước và quốc tế Về phía doanh nghiệp, chủ động nâng cao nănglực vốn, công nghệ, lao động để tăng giá trị sản phẩm, tiến đến vị trí cao hơn trongchuỗi cung ứng.

Trong kết luận, tác giả đã nêu bật tầm quan trọng của việc tham gia vào chuỗicung ứng toàn cầu đối với sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam,những hạn chế lớn nhất trong việc tham gia vàthách thức cạnh tranh ngày càng gaygắt Bên cạnh đó, tác giả cũng nhấn mạnh công nghệ và nhân lực là hai nhân tố dẫnđến thành công khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu ngành công nghiệp điện tử

Trang 13

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình hội nhập kinh tế với các quốc gia và khu vực trên thế giới,Việt Nam đã và đang tham gia ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) songphương và đa phương như TPP, RCEP, ASEAN +6, … tạo ra nhiều cơ hội mới choxuất khẩu, các ngành công nghiệp và thương mại Với lộ trình cắt giảm thuế quan,Việt Nam có cơ hội nâng cao cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu sang hầu hết các thịtrường truyền thống, những thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới Cùng với đó là

sự gia tăng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tập trung vào ngành côngnghiệp sản xuất, đồng nghĩa với nhiều cơ hội sẽ mở ra cho các doanh nghiệp trongnước thâm nhập vào chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu Nhưng mặt khác, các nhàsản xuất Việt Nam cũng cần chuẩn bị để đối đầu với sự cạnh tranh cao hơn từnhững thị trường tương đồng, trong khi các tiêu chuẩn chất lượng, hàm lượng xuất

xứ, biện pháp phòng vệ thương mại sẽ trở nên gắt gao hơn khi rào cản thuế quankhông còn, đặc biệt đối với những ngành sản xuất công nghệ cao như công nghiệpđiện tử

Mặt khác, Việt Nam nằm trong khu vực Đông Á là khu vực có ngành côngnghiệp điện tử phát triển rất mạnh trên thế giới (Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN, ),nên cũng không nằm ngoài sự phát triển chung đó Ngành công nghiệp điện tử đượccoi là ngành công nghiệp trọng điểm và đã đạt được một số thành tựu trong thu hútFDI, cũng như đóng vai trò chính trong xuất khẩu của Việt Nam Tuy nhiên ViệtNam mới chỉ ở những bước đầu trong chuỗi cung ứng của ngành điện tử và đangphụ thuộc chủ yếu vào các doanh nghiệp FDI, do những hạn chế về vốn, công nghệ,nguồn nhân lực

Việc tìm hiểu những cơ hội, thách thức khi tham gia chuỗi cung ứng ngànhcông nghiệp điện tử và đánh giá thực trạng, khả năng tham gia của Việt Nam sẽgiúp các doanh nghiệp tận dụng được lợi thế và khắc phục hạn chế để xây dựngchiến lược phát triển ngành công nghiệp điện tử hòa nhập với nền kinh tế toàn cầu,góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên thị trường quốc tế Do đó, em xin lựa chọn

vấn đề: “Cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp điện tử Việt Nam khi

Trang 14

tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề

tài luận văn tốt nghiệp của mình

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Trên thế giới, thuật ngữ "chuỗi cung ứng" đã được đề cập đến trong nhiềucông trình nghiên cứu khác nhau, như Ganesham, Ran và Terry P.Harrison, 1995,

An introduction to supply chain management; Joel D.Wisner, Keah-Choon Tan, và

G Keong Leong, 2012, Principles of Supply Chain Management: A Balanced

Approach… Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, các nhà khoa học bắt đầu nghiên

cứu về “chuỗi cung ứng toàn cầu” nói chung và những vấn đề liên quan đến chuỗicung ứng ngành công nghiệp điện tử, sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

ở các nước đang phát triển,như nghiên cứu của Patrizia Silvestrelli năm 2011 về

“SMEs and Global Industries: Managing the Global Supply Chain in the Consumer

Electronic Industry”; Chuyên đề nghiên cứu của Ban nghiên cứu hỗ trợ chính sách

APEC năm 2013 “Global Supply Chain Operation in the APEC Region: Case Study

of the Electrical and Electronics Industry”;… Đề tài này vẫn đang được các nhà

khoa học từ nhiều quốc gia khác nhau tiếp tục nghiên cứu

2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Nguyễn Hoàng Ánh và cộng sự, 2008, Nghiên cứu chuỗi giá trị toàn cầu

(Global Value Chain - GVC) và khả năng tham gia của các doanh nghiệp ngành điện tử của Việt Nam, Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ, Mã đề tài B2007 - 08 -

22, Đại học Ngoại thương Đề tài nghiên cứu về chuỗi giá trị toàn cầu, các mô hìnhchuỗi giá trị toàn cầu trên thể giới, thực trạng tham gia thị trường quốc tế của ngànhđiện tử Việt Nam và vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu cùa các doanh nghiêp ngànhđiện tử Việt Nam

Hoàng Văn Châu và cộng sự, 2010, Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ

ở Việt Nam đến năm 2020, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, Mã đề tài

KX.01.22/06 - 10, Đại học Ngoại thương Đề tài đã khái quát chung về chính sáchphát triển Công nghiệp hỗ trợ và chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của một

Trang 15

số ngành chủ chốt của Việt Nam, đề xuất chính sách phát triển của Việt Nam đếnnăm 2020.

Cù Chí Lợi và cộng sự, 2011, Công nghiệp Việt Nam trong mạng sản xuất khu

vực: Vị trí, triển vọng và kiến nghị chính sách, Đề tài thuộc chương trình khoa học

và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước, Mã đề tài KX.01.20/06-10, Viện Kinh tếViệt Nam Đề tài nghiên cứu về mạng sản xuất trong bối cảnh liên kết khu vực vàquốc tế; vai trò của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) và các hình thức tổ chức củachúng trong mạng sản xuất khu vực và toàn cầu; đánh giá thực trạng và triển vọngtham gia của các ngành công nghiệp Việt Nam trong mạng sản xuất khu vực; đềxuất một số giải pháp chính sách nhằm hỗ trợ các ngành công nghiệp Việt Namtham gia có hiệu quả vào mạng sản xuất khu vực

Đoàn Thị Hồng Vân và cộng sự, 2011, Nghiên cứu chuỗi cung ứng và giải

pháp để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, Đề

tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Mã đề tài B2008 - 09 - 51, Thành phố Hồ ChíMinh Đề tài nghiên cứu những vấn đề cơ bản về chuỗi cung ứng, thực trạng chuỗicung ứng của các doanh nghiệp Việt Nam và giải pháp để các doanh nghiệp ViệtNam có thể tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Ngoài ra, còn nhiều đề tài khoa học khác nghiên cứu về chuỗi giá trị toàn cầungành công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp điện tử nói riêng trong bối cảnhhội nhập quốc tế Tuy nhiên, chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng là khác nhau Do đó,luận văn đã lựa chọn nghiên cứu và đi sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu ngành côngnghiệp điện tử và sự tham gia của Việt Nam

3 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ những cơ hội và thách thức đốivới Việt Nam khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu ngành công nghiệp điện tử,theo đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị giúp doanh nghiệp Việt tận dụng cơ hội

và vượt qua thách thức để hội nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Để đạt được mục đích như trên, luận văn cần đặt những mục tiêu như sau:

- Hệ thống hóa các lý thuyết về chuỗi cung ứng, chuỗi cung ứng toàn cầu, vàchuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử

Trang 16

- Phân tích những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi tham gia vàochuỗi cung ứng toàn cầu ngành công nghiệp điện tử Đánh giá thực trạng tham gia

và vị trí của ngành điện tử Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu

- Đề xuất một số giải pháp nhằm tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức, thúcđẩy sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu ngành công nghiệp điện tử

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Những cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng toàn cầu nóichung và chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử nói riêng; Tình hình hoạt độngcủa ngành công nghiệp điện tử Việt Nam và mức độ tham gia trong chuỗi cung ứngtoàn cầu; Kinh nghiệm tham gia của một số nước trong khu vực

- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn giới hạn trong việc tìm hiểu về tình hình, thựctrạng tham gia của các doanh nghiệp nội địa Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàncầu ngành công nghiệp điện tử Về mặt thời gian, luận văn sẽ tập trung nghiên cứutình hình xuất, nhập khẩu của ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam trong giaiđoạn từ năm 2010 - 2016

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:

- Phương pháp thống kê và phương pháp đối chiếu - so sánh: dùng các công cụthống kê để tập hợp tài liệu xuất bản ở trong và ngoài nước, số liệu; sau đó so sánh,đối chiếu để rút ra kết luận về bản chất, nguyên nhân của sự thay đổi

- Phương pháp phân tích - tổng hợp: từ những thông tin và số liệu thu thậpđược, cộng với tình hình thực tế trên thị trường đưa ra những phân tích, nhận định,đánh giá

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, các danh mục chữ viết tắt, bảng biểu, tài liệutham khảo, luận văn bao gồm ba chương như sau:

Chương 1: Chuỗi cung ứng toàn cầu và việc tham gia vào chuỗi cung ứngngành công nghiệp điện tử

Chương 2: Phân tích những cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệpđiện tử Việt Nam khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Trang 17

Chương 3: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm tận dụng cơ hội và vượt qua tháchthức khi Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu ngành công nghiệp điện tử.Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện luận văn một cách hoàn chỉnh nhất,nhưng với sự hạn chế nhất định về thời gian, kiến thức, và nguồn tài liệu tham khảonên đề tài nghiên cứu không thể tránh khỏi các thiếu sót Tác giả rất mong nhậnđược sự góp ý của quý thầy cô và bạn bè trong và ngoài trường để luận văn đượchoàn thiện hơn Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới GS, TS Hoàng VănChâu đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.

Tác giả xin chân thành cảm ơn!

Trang 18

CHƯƠNG 1: CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU VÀ VIỆC THAM GIA VÀO CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ

1.1 Tổng quan về chuỗi cung ứngtoàn cầu

1.1.1 Chuỗi cung ứng

1.1.1.1 Khái niệm

Nhiều công trình nghiên cứu đã đưa ra những định nghĩa về thuật ngữ “chuỗicung ứng” theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau Trong khuôn khổ của luận văn, tácgiả trích lược một số định nghĩa về chuỗi cung ứng nhằm củng cố cơ sở lý luận chonghiên cứu, bao gồm:

Theo Ganesham và Harrison, “Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọnsản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyểnđổi nguyên liệu thành bán thành phẩm và thành phẩm, và phân phối chúng chokhách hàng.” (Ganesham, Ran và Terry P.Harrison, 1995)

Theo Lee và Billington, “Chuỗi cung ứng là hệ thống các công cụ để chuyểnhóa nguyên liệu thô từ bán thành phẩm tới thành phẩm, chuyển tới người tiêu dùngthông qua hệ thống phân phối.” (Lee và Billington, 1995)

Theo Lambert, Stock và Ellram, “Chuỗi cung ứng là sự liên kết các công tynhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ ra thị trường.” (Douglas M Lambert, James R.Stock và Lisa M Ellram, 1998)

Theo Chopra và Meindl, “Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liênquan trực tiếp hay gián tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng Chuỗi cung ứngkhông chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, ngườibán lẻ và bản thân khách hàng Hay chuỗi cung ứng hiểu một cách đơn giản đó là sựkết nối các nhà cung cấp, khách hàng, nhà sản xuất và các tổ chức cung cấp dịch vụliên quan đến quá trình kinh doanh” (Chopra Sunil và Pter Meindl, 2007)

Theo Wisner, Tan và Leong, “Chuỗi cung ứng là chuỗi các doanh nghiệp thamgia tạo ra sản phẩm, dịch vụ đáp ứng cho người tiêu dùng, bao gồm tất cả các chứcnăng cho phép thực hiện việc sản xuất, vận chuyển và tái thu hồi các nguyên vậtliệu, bán thành phẩm và sản phẩm, dịch vụ cuối cùng.” (Joel D.Wisner, Keah-Choon Tan, và G Keong Leong, 2012)

Trang 19

Từ các định nghĩa trên, có thể thấy hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng chuỗicung ứng là một tập hợp các hoạt động của tất cả các “mắt xích” tham gia chuỗi nhưnhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà kho, các công ty cung cấp dịch vụ, và các cửa hàngbán lẻ, để sản phẩm được sản xuất và phân phối đúng như mong muốn của kháchhàng Nói cách khác, chuỗi cung ứng của một mặt hàng bắt đầu từ quá trình chuyểnđổi nguyên liệu thô thành một sản phẩm hoàn chỉnh và người tiêu dùng là mắt xíchcuối cùng của chuỗi, nhằm đạt được hai mục tiêu cơ bản, đó là: tạo mối liên kết vớinhà cung cấp của các nhà cung ứng và khách hàng của khách hàng vì họ có tácđộng đến kết quả và hiệu quả của chuỗi cung ứng.

Chuỗi cung ứng bao gồm chuỗi cung ứng đầu vào và chuỗi cung ứng đầu ra:

Chuỗi cung ứng đầu vào hay còn gọi là hoạt động cung ứng là quá trình đảm

bảo nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, dịch vụ…cho hoạt động của tổ chức/doanhnghiệp được tiến hành liên tục, nhịp nhàng và có hiệu quả

Chuỗi cung ứng đầu ra là quá trình đảm bảo sản phẩm của tổ chức/doanh

nghiệp đến tay người tiêu dùng, làm người tiêu dùng hài lòng với mức giá hợp lý vàcác dịch vụ đi kèm, đảm bảo lợi nhuận cao cho tổ chức/doanh nghiệp

1.1.1.2 Mục tiêu

Mục đích then chốt của mọi chuỗi cung ứng là tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn

hệ thống Giá trị tạo ra của chuỗi cung ứng là sự khác biệt giữa giá trị của sản phẩmcuối cùng đối với khách hàng và nỗ lực mà chuỗi cung ứng dùng vào việc đáp ứngnhu cầu của khách hàng Đối với đa số các chuỗi cung ứng thương mại, giá trị liênquan mật thiết đến lợi ích của chuỗi cung ứng, sự khác biệt giữa doanh thu màkhách hàng phải trả cho công ty đối với việc sử dụng sản phẩm và tổng chi phí của

cả chuỗi cung ứng Lợi nhuận của chuỗi cung ứng là tổng lợi nhuận được chia sẻxuyên suốt chuỗi Lợi nhuận của chuỗi cung ứng càng cao chứng tỏ sự thành côngcủa chuỗi cung ứng càng lớn Thành công của chuỗi cung ứng nên được đo lườngdưới góc độ lợi nhuận của chuỗi chứ không phải đo lượng lợi nhuận ở mỗi giai đoạnriêng lẻ Vì vậy trọng tâm không chỉ đơn giản là việc giảm thiểu đến mức thấp nhấtchi phí vận chuyển hoặc cắt giảm tồn kho mà hơn thế nữa chính là vận dụng cáctiếp cận hệ thống vào chuỗi cung ứng

Trang 20

Chuỗi cung ứng giúp tạo mối liên kết giữa các doanh nghiệp tham gia trực tiếphay gián tiếp vào chuỗi Nó sẽ tạo ra giá trị cho khách hàng ở mỗi điểm tiếp xúc Vànhư vậy sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp cũng như mạng lưới các đối tác trong chuỗicung ứng có thể tạo ra sự khác biệt sâu sắc với đối thủ cạnh tranh Lợi ích này cònđược phân chia theo hai lĩnh vực cụ thể: hiệu quả tài chính và lợi thế cạnh tranh.Hiệu quả tài chính: chuỗi cung ứng giúp các đối tác trong đó tăng lợi nhuận vàthu hút bên liên quan bằng cách tập trung trực tiếp vào nguồn lực thực sự của doanhthu và lợi nhuận - chính là khách hàng.

Lợi thế cạnh tranh: Ngoài lợi ích về hiệu quả tài chính, việc xây dựng mốiquan hệ mật thiết với khách hàng có thể cải thiện rõ ràng vị thế cạnh tranh Cáccông ty ngày nay đang cảm thấy bị thu hẹp bởi các công ty lớn và hoạt động sảnxuất, phân phối dựa trên chi phí thấp, lợi thế nhờ quy mô

1.1.1.3 Các thành phần tham gia chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng là chuỗi các doanh nghiệp tham gia tạo ra sản phẩm, dịch vụđáp ứng cho người tiêu dùng, bao gồm nhà cung ứng, nhà sản xuất, nhà phân phối,bán lẻ và khách hàng (Hình 1.1) Bên cạnh đó, mỗi chuỗi cũng có các thành phần hỗtrợ khác là các doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ cần thiết như bảo hiểm, tư vấn,cho thuê tài sản, hậu cần, vận tải, kho bãi …

Nguồn: Joel D.Wisner, Keah-Choon Tan, và G Keong Leong, 2012

Hình 1.1: Mô hình chuỗi cung ứng điển hình

Trang 21

Nhà cung ứng

Nhà cung ứng có vai trò quan trọng cho toàn chuỗi Họ đảm nhận trách nhiệmthu mua và cung ứng nguyên vật liệu thô đầu vào của quá trình sản xuất hoặc cácchi tiết trong quá trình sản xuất, hoặc cung cấp bán thành phẩm Trong chuỗi cungứng có thể có nhiều lớp nhà cung ứng Mỗi nhà cung ứng ở lớp sau đóng vai trò làkhách hàng của nhà cung ứng liền trước

Nhà sản xuất

Nhà sản xuất là nhưng doanh nghiệp sở hữu nhà máy, xí nghiệp với những dâychuyền sản xuất để tạo ra sản phẩm, bao gồm những công ty sản xuất nguyên vậtliệu thô và sản xuất bán thành phẩm, thành phẩm Các nhà sản xuất nguyên vật liệuthô là khai thác khoáng sản, khoan dầu, khí ga, cưa gỗ, và những tổ chức trồngtrọt, chăn nuôi hay đánh bắt thuỷ hải sản cũng thuộc nhóm này Các nhà sản xuấtthành phẩm sử dụng nguyên vật liệu thô và các bộ phận lắp ráp được sản xuất ra từcác công ty khác để tạo ra sản phẩm cuả mình

Nhà phân phối

Nhà phân phối là một tổ chức sở hữu một lượng lớn hàng tồn kho từ các nhàsản xuất và phân phối sản phẩm đến khách hàng Nhà phân phối cũng được xemnhư là nhà bán sỉ Họ bán sản phẩm cho những nhà kinh doanh khác với số lượnglớn hơn so với số lượng người tiêu dùng thông thường mua Do sự biến động về nhucầu sản phẩm, ngoài chức năng chính khuyến mại và bán hàng, nhà phân phối phảithực hiện các chức năng khác như quản lý tồn kho, khai thác kho hàng, vận hànhcửa hàng và vận chuyển sản phẩm cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng trước vàsau khi bán hàng

Nhà phân phối cũng là một tổ chức chỉ đại diện bán hàng giữa nhà sản xuất vàkhách hàng, không bao giờ sở hữu sản phẩm đó Loại nhà phân phối này thực hiệnchức năng chính yếu là khuyến mãi và bán sản phẩm

Với cả hai trường hợp này, nhà phân phối là đại lý nắm bắt liên tục nhu cầucủa khách hàng, làm cho khách hàng mua sản phẩm từ các công ty sản xuất

Nhà phân phối là đơn vị trung gian kết nối giữa hãng và các đại lý, hay hiểuđơn giản là họ lấy hàng từ nhà cung cấp (là các hãng) và sau đó bán buôn với số

Trang 22

lượng lớn hơn nhà bán lẻ cho các đại lý Do sự biến động nhu cầu về sản phẩm, nhàphân phối tồn trữ hàng hóa vào kho, thực hiện bán hàng và phục vụ khách hàngbằng cách cung cấp thông tin kĩ thuật, hay dịch vụ bảo hành nếu có cho các mặthàng này.

Chức năng chính của các nhà phân phối là điều phối các dao động về cầu sảnphẩm cho các nhà sản xuất bằng cách trữ hàng tồn và thực hiện nhiều họat độngkinh doanh để tìm kiếm và phục vụ khách hàng Nhà phân phối có thể tham gia vàoviệc mua hàng từ nhà sản xuất để bán cho khách hàng, đôi khi họ chỉ là nhà môigiới sản phẩm giữa nhà sản xuất và khách hàng Bên cạnh đó chức năng của nhàphân phối là thực hiện quản lý tồn kho, vận hành kho, vận chuyển sản phẩm, hỗ trợkhách hàng và dịch vụ hậu mãi

Khách hàng

Khách hàng là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào mua và sử dụng sản phẩm Kháchhàng có thể là người tiêu dùng sản phẩm cuối cùng Hoặc họ có thể mua một sảnphẩm để kết hợp với các sản phẩm khác, rồi bán chúng cho khách hàng khác làngười sử dụng sản phẩm sau/ mua sản phẩm về tiêu dùng Hoặc họ có thể là ngườitiêu dùng sản phẩm cuối cùng

1.1.1.4 Hoạt động của chuỗi cung ứng

Trong chuỗi cung ứng có ba dòng chảy cơ bản xuyên suốt chiều dài của chuỗi

là dòng vật chất (sản phẩm/ dịch vụ), dòng thông tin và dòng tiền (Hình 1.2)

Trang 23

Nguồn: Huỳnh Thị Thu Sương, 2012

Hình 1.2: Ba dòng chảy trong chuỗi cung ứng

Dòng vật chất: Là dòng nguyên liệu dịch chuyển bắt đầu từ nhà cung cấp đầu

tiên được xử lý qua các trung gian, chuyển đến doanh nghiệp trung tâm để sản xuất

ra thành phẩm và chuyển đến tay khách hàng thông qua các kênh phân phối

Dòng tiền: Vì mục đích của chuỗi cung ứng nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ

cho người tiêu dùng nên người tiêu dùng chính là đối tượng cung ứng nguồn tiền đểchi trả cho tất cả các hoạt động tham gia tạo ra sản phẩm, dịch vụ Vì vậy, chiềudịch chuyển của dòng tiền xuất phát từ người tiêu dùng, dịch chuyển qua các mắtxích trong chuỗi và hướng về nhà cung ứng Chuỗi cung ứng tạo nên chuỗi giá trịtrong đó các thành viên có cơ hội chia sẻ dòng tiền ở mức độ khác nhau tuỳ vào vaitrò và vị thế của mỗi doanh nghiệp Dòng tiền sẽ phân bổ ít hơn ở những doanhnghiệp tạo ra ít giá trị gia tăng như sơ chế, lắp ráp; và phân bổ nhiều hơn ở nhữngdoanh nghiệp tạo ra giá trị gia tăng cao như như thiết kế, phát triển sản phẩm mới

Dòng thông tin: Là một dòng chảy vô hình trong chuỗi nhưng có vai trò vô

cùng quan trọng để kết nối dòng vật chất và dòng tiền, cũng như kết nối tất cả cácmắt xích trong chuỗi, giúp chuỗi hoạt động trơn tru, nhịp nhàng và hiệu quả Dòngchảy của thông tin là dòng có tính hai chiều: chiều từ phía khách hàng ngược vềphía trước chuỗi mang những thông tin thị trường, đặc điểm sản phẩm, nhu cầucủa khách hàng, và những ý kiến phản hồi của khách hàng sau khi sử dụng sản

Trang 24

phẩm, dịch vụ; chiều từ nhà cung cấp, phản ánh tình hình hoạt động của thị trườngnguyên liệu

Mức độ chia sẻ thông tin phụ thuộc đối tác được chọn lựa để chia sẻ, dạngthông tin và chất lượng của thông tin Có nhiều dạng thông tin trong chuỗi cungứng: dạng thông tin chiến lược, chiến thuật, vận hành Những thông tin được chia sẻthường mang lại lợi ích cho các thành viên trong chuỗi Giá trị của thông tin là kịpthời và chính xác, phụ thuộc vào lợi ích mà các doanh nghiệp có thể nhận được từthông tin đó, giá trị không còn nếu cơ hội đã trôi qua Việc xử lý chậm hoặc trì hoãnchuyển giao thông tin theo dòng ngược càng làm ảnh hưởng trầm trọng đến tốc độđáp ứng của dòng sản phẩm dịch vụ theo chiều xuôi tới khách hàng, do vậy ảnhhưởng đến cả dòng tiền phía sau

1.1.2 Chuỗi cung ứng toàn cầu

1.1.2.1 Khái niệm

Chuỗi cung ứng toàn cầu (GSC) là chuỗi liên kết các công ty, các hoạt độngcần thiết để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng từ khâu nguyên vậtliệu thô, trong đó các hoạt động được tiến hành trên quy mô rộng diễn ra ở nhiềunước, nhiều khu vực trên thế giới Về cấu trúc, nó cũng giống như chuỗi cung ứngnội địa nhưng mở rộng về phạm vi địa lý, nghĩa là các thành phần của chuỗi cungứng bao gồm nhà cung cấp, nhà sản xuất, kho hàng, trung tâm phân phối và các nhàbán lẻ được phân bố trên phạm vi toàn cầu

Bản chất của chuỗi là lợi dụng và khai thác một cách tối ưu lợi thế so sánh củamỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp để tạo ra giá trị gia tăng cho toàn bộ quy trình sảnxuất và cung ứng sản phẩm cho khách hàng

1.1.2.2 Mục tiêu

Đối với từng doanh nghiệp: Chuỗi cung ứng toàn cầu gắn với mục tiêu giảmchi phí, tối đa hóa lợi nhuận và nâng cao dịch vụ khách hàng để đáp ứng cao hơnnhu cầu của người tiêu dùng

Trang 25

Đối với từng quốc gia: Chuỗi cung ứng toàn cầu thúc đẩy phân công lao độngquốc tế và tăng cường hợp tác quốc tế để nâng cao khả năng cạnh tranh của cácquốc gia trên thị trường quốc tế

1.1.2.3 Đặc điểm

(i) Khai thác lợi thế so sánh quốc gia

Chuỗi cung ứng toàn cầu được hình thành chủ yếu là dựa trên lợi thế so sánhcủa mỗi doanh nghiệp trên mỗi khu vực địa lý khác nhau nhằm liên kết sản xuất

và phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng với chi phí thấp nhất và có lợi nhuậncao nhất

Theo lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo được phát biểu rằng “Lợi thế

so sánh là lợi thế đạt được trong trao đổi thương mại quốc tế, khi các quốc gia tậptrung chuyên môn hóa sản xuất và trao đổi những mặt hàng có bất lợi nhỏ nhất hoặcnhững mặt hàng có lợi lớn nhất thì tất cả các quốc gia đều cùng có lợi” Một quốcgia có ưu thế hơn so với các quốc gia khác trong một lĩnh vực nào đó thì được coi là

có lợi thế so sánh ở lĩnh vực đó Lợi thế so sánh được chia làm ba loại, bao gồm:

Lợi thế so sánh tự nhiên: mỗi quốc gia đều sở hữu những lợi thế riêng mà

không phải quốc gia nào cũng có, những lợi thế đó tạo điều kiện thuận lợi cho quốcgia đó thực hiện tốt hơn hoạt động nào đó so với các quốc gia khác Ví dụ như: lợi thế

về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản, lợi thế về khí hậu, về vị trí địa lý…

Lợi thế so sánh tích tụ: là những lợi thế có thể chưa xuất hiện ngay từ đầu,

nhưng trải qua thời gian, có thể bằng tác động của con người, có thể bằng sự tácđộng của những nhân tố khác mà được hình thành nên và mang lại lợi ích cho quốcgia hay doanh nghiệp sở hữu nó Qua thời gian, có thể là vô tình hoặc cố ý, mỗiquốc gia, hay mỗi doanh nghiệp sẽ tích lũy được những lợi thế so sánh riêng, khácbiệt với những quốc gia, những doanh nghiệp khác Ví dụ như: lợi thế về vốn, vềkhoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại

Lợi thế so sánh từ chính sách của chính phủ: là những lợi thế có được nhờ

những bộ luật, chính sách do Chính phủ ban hành Mỗi nhà nước, chính phủ có cáchnhìn khác nhau trong việc tạo ra khuôn khổ cho các hoạt động thương mại, đầu tư…

Trang 26

Ví dụ như: chính sách ưu đãi trong xuất nhập khẩu, chính sách hỗ trợ về đầu tưnước ngoài, môi trường chính trị ổn định…

Mỗi quốc gia đều tìm cách khai thác tốt nhất các lợi thế so sánh để lựa chọnđược các mắt xích phù hợp và thực hiện các công đoạn trong chuỗi hiệu quả nhất,giúp tập trung nguồn lực, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng khả năngcạnh tranh, tăng khả năng thích ứng với nhu cầu của thị trường… Hướng đến mụctiêu của chuỗi cung ứng nhằm tối đa hóa giá trị gia tăng cho toàn chuỗi, tối đa hóalợi nhuận

(ii) Tích hợp liên kết theo cả chiều dọc và ngang trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Liên kết dọc là sự hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi nhằm giảm chi phíchuỗi, tạo được sự đồng thuận trong chuỗi, thông tin thị trường được chia sẻ giữacác tác nhân trong chuỗi với mục đích sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường và đặcbiệt niềm tin trong chuỗi rất cao Liên kết dọc xảy ra khi một nhân tố trung tâm giatăng vai trò ảnh hưởng đến các nhân tố khác trong nhiều lớp khác nhau Nó luônhướng vào cả mối quan hệ giữa nhà sản xuất với nhà cung cấp đầu tiên và giữa nhàsản xuất với khách hàng cuối cùng

Liên kết ngang là sự hợp tác giữa các tác nhân trong cùng một công đoạnnhằm giảm chi phí và hoàn thiện sản phẩm Nó xảy ra khi có hai hoặc nhiều hơn các

tổ chức không liên quan và cạnh tranh nhau, nhưng hợp tác với nhau nhằm chia sẻcác thông tin hoặc nguồn lực như liên kết các trung tâm phân phối, chẳng hạn nhưnhà sản xuất, nhà phân phối, nhà chuyên chở và nhà bán lẻ chia sẻ trách nhiệm,nguồn lực và thông tin nhằm phục vụ cho các tổ chức có liên quan tương tự nhưngười tiêu dùng cuối cùng

Trang 27

Nguồn: Huỳnh Thị Thu Sương, 2012

Hình 1.3: Liên kết dọc và ngang của chuỗi cung ứng Bảng 1.1: Các chú thích trong cấu trúc liên kết của chuỗi cung ứng

Mối liên kết dạng quản lý quá trìnhMối liên kết dạng giám sát

— — — Không phải liên kết theo quá trình quản lý

- - - - Mối liên kết dạng không phải thành viên

Doanh nghiệp trung tâmCác thành viên trong chuỗiCác doanh nghiệp không phải thành viên

Nguồn: Huỳnh Thị Thu Sương, 2012

1.1.2.4 Cấu trúc

Trang 28

Nguồn: Thảo Nguyên 1

Hình 1.4: Chuỗi cung cấp nhà sản xuất

Dựa vào năng lực cung ứng, từng quốc gia, doanh nghiệp có thể tiếp cận chuỗicung ứng toàn cầu bằng các hình thức khác nhau ở từng khâu trong chuỗi cung ứng.(Hình 1.4):

- Khâu cung ứng nguyên vật liệu (phần đầu chuỗi): Thuộc về các quốc gia cósẵn nguồn nguyên vật liệu hoặc các thị trường có vị thế uy tín và kinh nghiệm đểcóthể nắm bắt nhanh nhu cầu, khai thác và tổ chức mua bán nguyên liệu sang các thịtrường khác Khâu đầu chuỗi có thể không thuộc về các quốc gia xuất khẩu hàngđầu thếgiới Do hầu hết các quốc gia xuất khẩu chủ lực này phải phụ thuộc nguồnnguyên liệu nhập khẩu từ bên ngoài

- Khâu sản xuất (phần giữa chuỗi): đang được chuyển từ các thị trường có sẵnnguyên liệu, có công nghệ sang các thị trường có lợi thế về nhân công giá rẻ, đặcbiệt là các nước đang phát triển

Một nhà cung cấp dịch chuyển nguyên vật liệu trực tiếp đến nhà sản xuất lànhà cung cấp cấp một (thường là các công ty xuyên quốc gia chịu trách nhiệm vềthiết kế và phát triển sản phẩm); nhà cung cấp đảm nhiệm việc dịch chuyển nguyên

1 Thảo Nguyên, Lý thuyết Supply Chain, tại địa chỉ: https://www.academia.edu/16352850/Ly_thuyet_Supply_Chain , truy cập ngày 01/04/2017

Trang 29

vật liệu cho nhà cung cấp cấp một được gọi là nhà cung ứng cấp hai (thường là cácnhà đầu tư nước ngoài chuyên sản xuất linh kiện nổi tiếng), cứ ngược dòng như vậy

sẽ đến nhà cung cấp cấp ba (thường là các nhà cung ứng đại phương) rồi đến tậncùng sẽ là nhà cung cấp gốc

Các doanh nghiệp sản xuất có thể tham gia vào chuỗi dưới các hình thức sau:

Assembly (gia công lắp ráp thuần túy): Đây là loại hình sản xuất hàng hóa dưới

dạng các hợp đồng phụ trong đó các nhà máy sản xuất hàng điện tử nhập khẩu toàn

bộ linh kiện để lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh Hình thức tham gia này đem lạigiá trị gia tăng thấp nên chủ yếu được thực hiện bởi các quốc gia có trình độ pháttriển thấp

OEM (Original Equipment Manufacturing - Sản xuất thiết bị gốc): Là hình

thức một công ty sẽ nhận các sản phẩm và linh kiện theo thiết kế, thông số kỹ thuậtđược đặt trước để cung cấp cho các công ty lớn có thương hiệu thực hiện công đoạnlắp ráp, tiêu thụ Sản phẩm được phân phối ra thị trường dưới thương hiệu của công

ty đặt làm sản phẩm Một ví dụ cho hình thức OEM đó là mối quan hệ giữa Apple

và Foxconn trong sản xuất điện thoại Iphone Trong đó Apple đóng vai trò kháchhàng, đảm nhiệm việc nghiên cứu công nghệ và phân phối sản phẩm Còn Foxconn

là công ty OEM, sản xuất ra sản phẩm thực tế từ những khối nhôm đầu tiên Ưuđiểm của chiến lược OEM đó là giúp cho các đối tác nhận được sản phẩm mà khôngcần phải xây dựng một nhà xưởng mới Thông qua đó, chi phí sản xuất có thể giảmxuống Ở giai đoạn OEM, các công ty nội địa có thể tận dụng cơ hội được làm nhàcung cấp cho các công ty lớn hơn và chính sách chuyển giao công nghệ để học hỏi,bắt chước và cải tiến sản phẩm cũng như tạo lợi thế cạnh tranh để từng bước tự pháttriển sản phẩm

ODM (Original Design Manufacturing - Sản xuất thiết kế gốc): Là hình thức

công ty nhận thiết kế và sản xuất sản phẩm để cung cấp cho các công ty lớn cóthương hiệu Hình thức ODM sẽ mang lại nhiều giá trị gia tăng cho sản phẩm hơn

so với OEM Đối với hình thức ODM, quyền sở hữu trí tuệ về sản phẩm thiết kếthuộc về nhà sản xuất ODM cho tới khi người mua chọn mua toàn bộ quyền sử dụng

Trang 30

những thiết kế này Cho tới khi người mua nắm toàn quyền sử dụng thì nhà sản xuấtODM không tự sản xuất các bộ thiết kế tương tự nếu không được bên mua ủy quyền.

OBM (Original Brand Manufacturing -Sản xuất thương hiệu gốc): Là hình

thức tham gia GSC ở mức độ cao nhất Các công ty lớn chuyển việc sản xuất, lắpráp cho các công ty vệ tinh và chỉ tập trung vào làm thương hiệu cho sản phẩm Cáccông ty đó mua lại sản phẩm được chế tác hoàn toàn bởi công ty khác và chỉ đóngthương hiệu của mình lên đó để làm tăng giá trị cho sản phẩm

- Khâu phân phối (phần cuối chuỗi): Thuộc về các nhà phân phối lớn, chuyênnghiệp trên toàn cầu Các nhà phân phối này thường chủ động tìm kiếm đến các thịtrường sản xuất để đặt hàng trong đó thông thường đặt luôn cả mẫu mã và thiết kế.Sau đó thông qua vai trò của họ sẽ tiếp tục phân phối sỉ (khách hàng cấp 1 - nhậnsản phẩm trực tiếp từ nhà sản xuất) đến các nhà bán lẻ (khách hàng cấp 2 - nhận sảnphẩm từ khách hàng cấp 1), rồi đến khách hàng cuối cùng tại các thị trường tiêu thụtrên thế giới Như vậy có thể thấy rằng khâu phân phối là một hoạt động rất cần uytín thương hiệu để tạo niềm tin nơi người tiêu dùng - điều này khó có thểcó được tạicác nước đang phát triển như Việt Nam

1.2 Chuỗi cung ứng toàn cầu ngành công nghiệp điện tử

1.2.1 Sự hình thành chuỗi cung ứng toàn cầu ngành công nghiệp điện tử

Ngành công nghiệp điện tử ngày nay đang trở một ngành công nghiệp hàngđầu của các quốc gia trên thế giới Công nghiệp điện tử cũng giữ một vai trò quantrọng đối với các ngành công nghiệp khác, bởi hầu hết các ngành công nghiệp đều

sử dụng sản phẩm của ngành công nghiệp điện tử Đặc điểm của ngành công nghiệpđiện tử là ngành có vốn đầu tư lớn, sử dụng công nghệ hiện đại, bao gồm nhiềucông đoạn khác nhau nên các hãng điện tử thường không thực hiện tất cả mọi côngđoạn để tạo ra sản phẩm cuối cùng Bởi việc một công ty tự mình thực hiện tất cảcác công đoạn sẽ không đạt được tính hiệu quả về chi phí, đồng thời khả năng đểthay đổi công nghệ, phát triển sản phẩm mới cũng kém linh hoạt Điều này dẫn tớitính chuyên môn hóa trong ngành công nghiệp điện tử Quá trình từ khi lên ý tưởngsản phẩm tới khi sản phẩm cuối cùng được phân phối đến tay người tiêu dùng được

Trang 31

phân đoạn thành nhiều công đoạn nhỏ hơn Mỗi công đoạn lại có sự tham gia củacác công ty khác nhau Các công ty được liên kết với nhau thông qua các quan hệ về

sở hữu (công ty mẹ - công ty con) hay quan hệ hợp đồng để hình thành một chuỗiliên tiếp để tạo ra sản phẩm, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng cuối cùng Chuỗi liênkết các doanh nghiệp trong trường hợp này chính là chuỗi cung ứng ngành côngnghiệp điện tử Chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử là mạng lưới liên kếtgiữa các doanh nghiệp tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào các công đoạn từ thumua nguyên liệu, sản xuất linh kiện, hợp phần điện tử, lắp ráp sản phẩm, đến phânphối các sản phẩm cuối cùng tới người tiêu dùng cuối cùng

1.2.2 Đặc điểm của chuỗi cung ứng toàn cầu ngành công nghiệp điện tử

1.2.2.1 Tính chuyên môn hóa, toàn cầu hóa của chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử

Đặc điểm này của chuỗi thể hiện ở hai phương diện Thứ nhất về thị trườngtiêu thụ sản phẩm: sản phẩm của ngành công nghiệp điện tử được tiêu thụ ở khắpnơi trên thế giới Nhờ sự phát triển của hệ thống phân phối và vận tải, các sản phẩmcủa ngành công nghiệp điện tử được cung cấp cho thị trường toàn cầu Thứ hai vềthành viên trong chuỗi: các thành viên trong chuỗi là các tổ chức, doanh nghiệp ở cácquốc gia khác nhau Quá trình sản xuất cũng được phân chia thành nhiều công đoạn, bốtrí mỗi công đoạn ở nhiều quốc gia khác nhau theo yêu cầu và điều kiện cụ thể, tạo ramột mạng lưới sản xuất sản phẩm điện tử mang tính toàn cầu Lợi thế so sánh quốc gia

và sự chuyên môn hóa lao động quốc tế đã tạo điều kiện cho sự tham gia vào chuỗicung ngành công nghiệp điện tử của các doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau

1.2.2.2 Chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử được dẫn dắt bởi các hãng điện tử dẫn đầu trên thế giới

Khởi nguồn của ngành công nghiệp điện tử ngày nay được bắt đầu tư các nướcphát triển Trải qua hàng thập kỷ, ngành công nghiệp điện tử ngày càng phát triển

về cả chất lượng và giá trị Công nghệ kỹ thuật trong ngành công nghiệp điện tửngày càng hiện đại, tân tiến Việc nắm giữ lợi thế về công nghệ cao giúp các quốcgia này giành được lợi thế trong việc tham gia vào chuỗi ở những công đoạn tạo ragiá trị gia tăng lớn và đồng thời cũng đóng vai trò dẫn dắt chuỗi Những công đoạn

Trang 32

tạo giá trị gia tăng cao chủ yếu là nghiên cứu, thiết kế, phát triển sản phẩm,marketing và phân phối Những công đoạn tạo ra giá trị gia tăng thấp như sản xuất,gia công, lắp ráp, thường được thực hiện ở các quốc gia có công nghệ kém pháttriển hơn Những công nghệ mà các quốc gia này sở hữu thường được chuyển giao

từ chính các quốc gia có công nghệ cao Điều này dẫn tới việc phụ thuộc công nghệcủa các quốc gia đi sau vào các quốc gia phát triển Hiện tại, các hãng điện tử dẫnđầu trong chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử chủ yếu là các công ty của

Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu, Hàn Quốc (Sturgeon, J.T., Kawakami, M., 2010)

1.2.2.3 Chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử là mạng lưới liên kết các nhà cung ứng, sản xuất, phân phối

Một chuỗi cung ứng sản phẩm công nghiệp điện tử bao gồm sự tham gia củanhà cung ứng nguyên liệu và các hợp phần, tiếp theo trong chuỗi là các công tytham gia vào quá trình sản xuất, các hãng sở hữu tên thương hiệu và cuối cùng làcác nhà phân phối (Hình 1.5)

Nguồn: Linden G., Kreamer K.L, Dedrick J., 2007

Hình 1.5: Chuỗi cung ứng công nghiệp điện tử tổng quát

Khâu cung ứng

Trang 33

Mỗi sản phẩm điện tử chứa một lượng lớn các hợp phần giá trị thấp như tựđiện, điện trở Mặc dù các nhà sản xuất các hợp phần này vẫn thu được lợi nhuận,tuy nhiên họ chỉ chiếm một phần nhỏ giá trị trong tổng giá trị tăng thêm của chuỗicung ứng Đồng thời, những nhà sản xuất này cũng đóng góp tương đối nhỏ vào sựđổi mới trong chuỗi Đa phần các sản phẩm điện tử cũng chứa một ít các hợp phầngiá trị cao như màn hình hiển thị, ổ đĩa cứng hay mạch tích hợp Những hợp phầnnày phần lớn được sản xuất bởi những công ty sở hữu những công nghệ thiết kếriêng biệt giúp cho các công ty nắm giữ một giá trị tương đối lớn trong tổng giá trịtăng thêm của sản phẩm trong chuỗi Bên cạnh đó, những đổi mới trong chuỗithường diễn ra ở những đổi mới trong các hợp phần này, hay chính xác là bắt nguồn

từ sự đổi mới trong công nghệ thiết kể của các nhà sản xuất Những hợp phần phứctạp có thể sở hữu những chuỗi cung ứng riêng của chúng Ví dụ, với mạch tích hợp

có thể được bán bởi các công ty Mỹ nhưng công đoạn chế tạo được thực hiện bởicác công ty Đài Loan, sau đó đóng gói ở Hàn Quốc trước khi được chuyển tới nhàmáy lắp ráp để tạo ra sản phẩm cuối cùng

Khâu sản xuất

Các doanh nghiệp đóng vai trò chủ yếu ở công đoạn này là các nhà sản xuấttheo hợp đồng (CM) Các công ty này là những nhà cung cấp dịch vụ lắp ráp từ cáchợp phần thành sản phẩm hoàn chỉnh Một số doanh nghiệp CM nổi tiếng hiện naynhư Flextronics, Solectron, Foxconn, Quanta, Compal Hiện nay, với xu hướng hoạtđộng mua ngoài ngày càng phát triển thì ngay cả những hãng điện tử nổi tiếng vốntrước đây tự thực hiện công đoạn lắp ráp như Sony, Toshiba thì nay cũng ký hợpđồng mua dịch vụ lắp ráp từ các CM

Khâu phân phối

Sau khi các CM lắp ráp xong sản phẩm cuối cùng thì sản phẩm sẽ đượcchuyển sang khâu phân phối Các hãng điện tử sở hữu sản phẩm có thể xây dựng hệthống phân phối riêng của mình hoặc thông qua hệ thống phân phối của các nhàphân phối, các nhà bán lẻ Các kênh phân phối chủ yếu là bán hàng trực tuyến vàbán hàng truyền thống sẽ đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng Các nhà phân phối

Trang 34

được chia thành các nhà phân phối toàn cầu như Arrow, TechData, IngramMicro vànhà phân phối địa phương Các hãng bán lẻ cũng đóng góp một vai trò lớn trongviệc phân phối các sản phẩm điện tử, như Best Buy, Circuit City, Fry’s.

1.3 Việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầungành công nghiệp điện tử

1.3.1 Sự tất yếu của việc tham gia vào chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử

1.3.1.1 Xu thế toàn cầu hóa kinh tế

Tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu đang diễn ra với tốc độ cao, kèm theo xuhướng phân công lao động quốc tế, để có thể duy trì một cách ổn định vị trí trên thịtrường quốc tế, một doanh nghiệp, một ngành hay một quốc gia khó có thể tồn tạimột cách độc lập Hội nhập tới đâu, thì chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ phát triển tới đó,

sự liên kết giữa các nền kinh tế sẽ được phát triển và mở rộng Việc tham gia vàochuỗi cung ứng toàn cầu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tận dụng được thếmạnh của mình, trong so sánh tương đối với những chủ thể khác, nhằm tăng hiệuquả sản xuất, tăng giá trị gia tăng, từ đó tăng năng lực của các chủ thể này

Toàn cầu hóa đem lại khả năng thâm nhập thị trường, tiếp cận nguồn lực vànăng lực sản xuất bên ngoài biên giới doanh nghiệp và ngoài biên giới quốc gia dễdàng hơn Quá trình tự do hóa và giảm bớt rào cản về thương mại quốc tế, đầu tưcùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, đã thúc đẩy quá trìnhcải cách và tái cấu trúc kinh tế trong từng quốc gia cũng như sự chuyển dịch cơ cấukinh tế giữa các quốc gia, góp phần khai thác tối đa lợi thế so sánh của các nướctham gia vào nền kinh tế toàn cầu Những sự thay đổi này là dẫn đến sự hình thànhchuỗi cung ứng toàn cầu

1.3.1.2 Xu hướng của các MNCs và TNCs

Sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia (MNCs) và các tập đoàn đa quốc gia(TNCs) với cơ sở, nhà máy sản xuất; các đại lý, văn phòng đại diện và trung tâmphân phối hàng hóa trên khắp thế giới, đã kết nối các thị trường địa phương và hoạtđộngsản xuất địa phương vào hệ thống toàn cầu Đây chính là cơ hội để tham giavào mạng lưới cung ứng quốc tế, đặc biệt đối với các nước đang phát triển

Trang 35

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các MNCs, TNCs đóng một vai trò vô cùngquan trọng trong việc hình thành và phát triển của GSC Nó giúp hình thành nên sựtập trung công nghiệp tại một số khu vực nhất định từ đó tạo nền tảng để có đượccác liên kết bên ngoài doanh nghiệp Đồng thời FDI góp phần định hướng vị trí, vaitrò của các quốc gia khác trong GSC Hướng đầu tư FDI của nước chủ đầu tư ở cácnước chủ nhà sẽ xác định lĩnh vực mà quốc gia đó tham gia vào GSC.

1.3.1.3 Sự phát triển của khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ phát triển kéo theo sự chênh lệch lớn giữa các quốc gia,đòi hỏi mỗi quốc gia phải chọn tập trung vào một lĩnh vực mà bản thân họ có điềukiện sản xuất thuận lợi và đạt hiệu quả cao Do đó, kéo theo là sự thay đổi trongphân công lao động quốc tế Một quốc gia để sản xuất ra một sản phẩm, thay vì sảnxuất tất cả các bộ phận, linh kiện của sản phẩm đó thì có thể chỉ tập trung vào mộtthứ và nhập khẩu những phần còn lại từ các quốc gia khác Phân công lao độngquốc tế từ đó mà được hình thành một cách ngẫu nhiên và sự phân công này diễn ratheo hướng chuyên môn hóa, hợp tác hóa trong sản xuất

Sự phát triển của khoa học công nghệ, mạng lưới thông tin làm cho hàng hóa,dịch vụ được lưu thông một cách xuyên suốt, kịp thời, đảm bảo sự phối hợp chặtchẽ đồng bộ giữa các mắt xích trong chuỗi, cơ sở hình thành chuỗi cung ứng toàncầu với liên kết chặt chẽ hơn giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.Đây là yếu tố có vai trò quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứngtoàn cầu

1.3.2 Các hình thức tham gia vào chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử

Về cơ bản, chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử có sự tham gia của banhóm đối tượng chính, đó là: Các hãng dẫn đầu, các nhà sản xuất theo hợp đồng, vàcác nhà dẫn đầu nền tảng (Sturgeon, J.T., Kawakami, M., 2010)

Trang 36

nghiệp hay các tổ chức của Chính phủ Các hãng dẫn đầu thường sở hữu công nghệrất hiện đại, đây là lợi thế giúp các hãng này giữ một vai trò dẫn đầu trong sự đổimới công nghệ trong chuỗi Năng lực này của các hãng dẫn đầu giúp chúng nắm giữđược sức mạnh thị trường Các hãng điện tử dẫn đầu tham gia vào chuỗi ở các côngđoạn như R&D, thiết kế sản phẩm, marketing và xây dựng thương hiệu, phân phốisản phẩm cuối cùng Những hoạt động này có giá trị gia tăng tương đối cao Do đó,giá trị mà các hãng dẫn đầu nắm giữ cũng tương đối lớn Đây là hình thức tham giacao nhất trong chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử.

1.3.2.2 Các nhà sản xuất theo hợp đồng

Nhà sản xuất theo hợp đồng thực hiện công việc tạo ra sản phẩm cho chocáchãng dẫn đầu và cũng cung cấp một số dịch vụ về thiết kế Đôi lúc, các hãng dẫnđầuvẫn thực hiện hoạt động lắp ráp sản phẩm cuối cùng ở trong nhà máy củachúng,nhưng việc sử dụng các nhà sản xuất theo hợp đồng ngày càng trở thành xuhướngphổ biến kể từ cuối những năm 1980 Các nhà sản xuất theo hợp đồng baogồm hailoại chính: các nhà cung cấp dịch vụ chế tạo điện tử (EMS) và các nhà sảnxuất theo thiết kế gốc (ODM)

- Các EMS

Đặc điểm của các doanh nghiệp này là chúng không thực hiện chức năngR&D, thiết kế sản phẩm bởi chúng không sở hữu những công nghệ hiện đại, tântiến Các doanh nghiệp này chỉ thực hiện chức năng cung cấp các dịch vụ độc lậpnhư hoạt động thu mua hợp phần, linh kiện; lắp ráp bảng mạch; lắp ráp sản phẩmcuối cùng; thử nghiệm Các EMS có xu hướng hoạt động trên phạm vi toàn cầu vàcung cấp dịch vụ chế tạo cho các hãng dẫn đầu ở những phân khúc sản phẩm nhấtđịnh Hiện nay, các EMS lớn nhất trên thế giới là các doanh nghiệp của Đài Loan,Singapore, Mỹ, Canada (Sturgeon, J.T., Kawakami, M., 2010)

- Các ODM

Là những doanh nghiệp đảm nhận toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm từ việcthiết kế, thu mua nguyên vật liêu, lắp ráp thành sản phẩm cuối cùng và đóng gói.Hiện nay, các ODM lớn trên thế giới chủ yếu là đến từ Đài Loan (Sturgeon, J.T.,Kawakami, M., 2010)

Trang 37

1.3.2.3 Các nhà dẫn đầu nền tảng

Các nhà dẫn đầu công nghệ nền tảng là những công ty đã thành công trongviệc gắn kết công nghệ (dưới dạng phần mềm, phần cứng hay cả hai) vào trong cácsản phẩm của các công ty đó Trong những trường hợp cụ thể, các nhà dẫn đầu nềntảng có thể thâu tóm được phần lớn lợi nhuận của ngành công nghiệp và duy trì một

sự kiểm soát chặt chẽ quá trình đổi mới trong ngành công nghiệp Trong ngànhcông nghiệp điện tử, trường hợp sản xuất máy tính xách tay và điện thoại di động sẽcho thấy rằng tại sao những hãng dẫn đầu sở hữu những sản phẩm với thương hiệuriêng của mình như Dell hay Motorola lại không phải là những hãng nắm giữ phầnlớn giá trị tạo ra trong chuỗi Đối với ngành công nghiệp máy tính, Intel là một ví

dụ điển hình của nhà dẫn đầu nền tảng Với năng lực công nghệ hiện đại của mình,Intel đã thực hiện việc tích hợp công nghệ vào các sản phẩm chíp máy tính củamình để tạo ra một dòng chíp máy tính có tốc độ xử lý cực mạnh và tạo ra sự độcquyền trên thị trường các sản phẩm chíp máy tính

1.3.3 Lợi ích khi tham gia vào chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, chuỗi cung ứng toàn cầu ngày càng trởnên quan trọng trong việc liên kết các nước với thị trường quốc tế để tiếp cận vớinguồn cung cấp, sản phẩm, và lao động trên khắp thế giới Trước đây, hoạt độngcủa chuỗi cung ứng toàn cầu chỉ được thực hiện trong một vài ngành kinh tế nhấtđịnh, và phần lớn tập trung ở các nước phát triển Sự tham gia của các nước đangphát triển vào chuỗi cung ứng toàn cầu là không đáng kể, và chỉ giới hạn ở việccung cấp nguyên liệu đầu vào Những thay đổi gần đây về toàn cầu hóa và nhữngcải tiến trong quản lý chuỗi cung ứng và những thay đổi trong cơ cấu công nghiệpcủa các nước đang phát triển đã cho thấy sự tham gia tích cực vào phần lớn các quytrình sản xuất của chuỗi cung ứng toàn cầu của các nước đang phát triển Việc thamgia vào chuỗi không chỉ là chiến lược hiệu quả đối với các nước phát triển nhằm cắtgiảm chi phí sản xuất, tối đa hóa doanh thu bằng việc sử dụng các dịch vụ thuêngoài, tận dụng chi phí nhân công thấp ở các nước đang phát triển; mà còn mang lạinhiều cơ hội lớn đối với các nước đang phát triển

Trang 38

1.3.3.1 Tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại, tiên tiến

Chuỗi cung ứng toàn cầu hoạt động như kênh chuyển giao kiến thức, hỗ trợ kỹthuật hiệu quả từ các tập đoàn lớn trên thế giới tới các công ty nhỏ hơn ở các nướcđang phát triển Học hỏi công nghệ từ các mắt xích khác ở trong chuỗi giúp doanhnghiệp tiếp cận được với các công nghệ tiên tiến trên thế giới để nâng cao chấtlượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh trong chuỗi cung ứng

1.3.3.2 Tìm được chỗ đứng và tạo dựng thương hiệu trên thị trường

Hầu hết các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu từ các nướcđang phát triển đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên vị thế cạnh tranh trên thịtrường thấp, khả năng tham gia phân công lao động quốc tế hạn chế Việc tham giavào chuỗi cung ứng toàn cầu giúp doanh nghiệp gia tăng cơ hội để sản xuất hànghoá và thúc đẩy xuất khẩu Từ đó, khẳng định được sự tồn tại và năng lực của doanhnghiệp Nâng cao được hình ảnh và vị thế trên thị thường thế giới

1.3.3.3 Tạo việc làm, nâng cấp nguồn nhân lực, mở rộng cơ hội tham gia cho các nước đang phát triển

Sự chuyển giao công nghệ, tri thức sẽ giúp cải thiện trình độ nhân lực và tăngnăng suất lao động Năng suất lao động tăng lên ở các nước nghèo là một trongnhững yếu tố mang tính nhân văn nhất của công cuộc phát triển GSC bởi vì nó chophép đẩy nhanh công cuộc xoá đói giảm nghèo, trực tiếp mang cơ hội có thu nhậpcho những tầng lớp tuy được đào tạo cơ bản song không có hoặc thiếu cơ hội tiếpcận việc làm phù hợp

Bên cạnh những cơ hội toàn cầu, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với nhữngrủi ro toàn cầu Để có thể liên kết và hưởng lợi từ chuỗi cung ứng toàn cầu, cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ phải tăng cường khả năng cạnh tranh và tạo sự kết nối tốthơn bằng cách trở thành nhà cung ứng cho các công ty lớn hơn có trụ sở tại thịtrường trong nước hoặc liên kết với các nhà sản xuất và người mua ở các nướckhác Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến một số yếu tố khác là vấn

đề tài chính, huy động vốn, sức mạnh của quan hệ khách hàng, mục tiêu của doanh

Trang 39

nghiệp, trình độ học vấn, kinh nghiệm và sự tiếp xúc thị trường quốc tế của doanhnghiệp.

1.4 Kinh nghiệm tham gia chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử của một số nước Châu Á

1.4.1 Kinh nghiệm tham gia chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử của Malaysia

1.4.1.1 Tình hình tham gia

Malaysia là một quốc gia có nền công nghiệp điện tử phát triển tại Đông Á.Các doanh nghiệp điện tử của Malaysia hiện đang đóng vai trò chủ chủ yếu là cácEMS Malaysia đã nâng cấp được giá trị trong chuỗi cung ứng, từ việc tham gia ởcông đoạn lắp ráp sang sản xuất các linh kiện phục vụ xuất khẩu (APEC, 2013)

Từ năm 1970, công nghiệp điện tử Malaysia đã bắt đầu dạng lắp ráp các chipđiện tử do các hãng điện tử Mỹ yêu cầu Đến năm 1980, Malaysia sản xuất các sảnphẩm điện tử gia dụng theo yêu cầu của Nhật Bản; tiếp tục tham gia vào mạng lướisản xuất toàn cầu, thông qua việc liên kết hợp tác sản xuất với các hãng điện tử của

Mỹ tại Đài Loan để sản xuất ra máy tính, thiết bị điện tử viễn thông

Trong giai đoạn 1986-1995, Malaysia đã đưa ra kế hoạch làm chủ công nghiệp

đã tăng sản lượng, giá trị xuất khẩu, vốn đầu tư và thu hút lao động, nhờ thu hútFDI của các hãng sản xuất điện tử hàng đầu trên thế giới Các sản phẩm điện tử củaMalayxia đã xuất hiện tại nhiều thị trường lớn trên thế giới và chiếm thị phần lớn.Xuất khẩu trở thành động lực chính cho quá trình tăng trưởng công nghiệp điện tử

Từ năm 2000, Malaysia tiếp tục thay đổi chiến lược phát triển công nghiệpđiện tử lần thứ hai với tham vọng khắc phục các hạn chế về nguyên liệu nhập khẩu,công nghiệp phụ trợ, sự phụ thuộc vào Mỹ, nguồn lao động Mục tiêu của chiếnlược là từ bỏ các hoạt động lắp ráp, tiến thẳng vào hoạt động chế tạo làm phong phúthêm chuỗi giá trị dựa vào các khu công nghiệp chế tạo điện tử đạt năng suất cao.Các nội dung cơ bản của chiến lược là:

Trang 40

Thứ nhất, đẩy mạnh các hoạt động chế tạo cần tập trung đầu tư vào hoạt động

R&D, tiếp thị sản phẩm và hoạt động bán hàng Mặt khác, thành lập các khu côngnghiệp chuyên chế tạo bán thành phẩm, tạo ra giá trị gia tăng cao hơn, đồng thờinâng cấp hệ thống sản xuất nội địa Bốn khu công nghiệp điện tử lớn đã được thànhlập trong khuôn khổ chương trình làm chủ công nghiệp lần thứ hai này, đó làPenang, Selangor, khu vực phía Nam Ihor và Multimedia Super Corridor xungquanh Kuala Lumpur Việc hình thành các khu công nghiệp này đã giúp choMalaysia giảm sự phụ thuộc từ nước ngoài, các cơ sở ở trong nước được nângcấp có thể tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu thông qua việc liên kết vớicác trung tâm chế tạo hàng đầu của thế giới, từ đó mở rộng các cơ sở sản xuất ranước ngoài

Thứ hai, liên kết các hoạt động công nghệ thông tin với nước ngoài, đặc biệt

đối với các nước Châu Á Cạnh tranh về kỹ năng công nghệ thông tin tại Châu Á sẽgiúp cho Malaysia thu được lợi nhuận cao hơn, tiến sâu hơn vào mạng lưới sản xuấttoàn cầu Đồng thời thu hút các OEM đầu tư các hoạt động sản xuất chuyên mônhóa tại các khu công nghiệp điện tử của Malaysia Hoạt động liên kết có thể đưa lạithành công như đã từng xảy ra tại Singapore và Đài Loan vào năm 2000 và trởthành nhân tố quan trọng cho quá trình phát triển công nghiệp điện tử Malaysia Vớimột quốc gia có quy mô vừa tại Châu Á, thì chính sách phát triển phụ thuộc vàonhiều yếu tố như cơ sở hạ tầng, công nghiệp phụ trợ và nguồn nhân lực có kỹnăng Tất cả các yếu tố này cần phải được nâng cấp Những năm gần đây, trongtiến trình tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu, khu công nghiệp điện tửPenang đã hợp tác sản xuất máy tính cá nhân với hãng Dell của Mỹ, đĩa cứng vớiQuantum, chip máy tính với Intel và phần mềm với Motorola Nhiều nhà cung cấpcủa Malaysia hiện nay không còn phụ thuộc vào các OEM của Mỹ, bởi vì họ đangtrở thành các thành viên mới trong mạng lưới sản xuất theo hợp đồng của Nhật Bản,Châu Âu và Đài Loan

Thứ ba, phải nhanh chóng tranh thủ các cơ hội tiếp thu tri thức công nghệ

quốc tế từ MNCs, TNCs Đầu tư vào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, liênkết giữa hoạt động đào tạo, nghiên cứu với các cơ sở sản xuất trong ngành công

Ngày đăng: 29/12/2017, 19:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Alessandro Nicita, Victor Ognivtsev and Miho Shirotori, 2013, Global supply chains: Trade and Economic Policies for Developing countries, International Trade and Commodities Study Series No. 55, UNCTAD, Geneva Sách, tạp chí
Tiêu đề: Global supplychains: Trade and Economic Policies for Developing countries
2. Nguyễn Kim Anh, 2006, Tài liệu hướng dẫn học tập quản lý chuỗi cung ứng, Đại học Mở Bán Công TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hướng dẫn học tập quản lý chuỗi cung ứng
3. Nguyễn Hoàng Ánh và cộng sự, 2008, Nghiên cứu chuỗi giá trị toàn cầu (Global Value Chain - GVC) và khả năng tham gia của các doanh nghiệp ngành điện tử của Việt Nam, Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ, Mã đề tài B2007 - 08 - 22, Đại học Ngoại thương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chuỗi giá trị toàn cầu(Global Value Chain - GVC) và khả năng tham gia của các doanh nghiệpngành điện tử của Việt Nam
4. APEC, 2013, Global Supply Chain Operation in the APEC Region: Case Study of the Electrical and Electronics Industry Sách, tạp chí
Tiêu đề: APEC, 2013
5. Trương Thị Chí Bình, 2010, Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành công nghiệp điện tử gia dụng ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trương Thị Chí Bình, 2010, "Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành côngnghiệp điện tử gia dụng ở Việt Nam
6. Bowersox, D.J., Closs, D., & Stank, T.P. , 2001, 21st Century Logistics:Making Supply Chain and Integration, 2nd Edition, Boston, MA: Harvard Business School Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: 21st Century Logistics:"Making Supply Chain and Integration
7. Hoàng Văn Châu và cộng sự, 2010, Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam đến năm 2020, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, Mã đề tài KX.01.22/06 - 10, Đại học Ngoại thương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợở Việt Nam đến năm 2020
10. Nguyễn Đình Cung và cộng sự, 2011, Báo cáo nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu trong ba ngành may mặc, thủy sản, và điện tử ở Việt Nam, Viện nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung Ương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Đình Cung và cộng sự, 2011, "Báo cáo nghiên cứu năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp xuất khẩu trong ba ngành may mặc, thủy sản, và điệntử ở Việt Nam
11. Diễn đàn phát triển Việt Nam (VDF), 2006, Hoạch định chính sách công nghiệp ở Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản: Bài học kinh nghiệm cho các nhà hoạch định chính sách Việt Nam, Hà Nội: NXB Lao động Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạch định chính sách côngnghiệp ở Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản: Bài học kinh nghiệm cho các nhàhoạch định chính sách Việt Nam
Nhà XB: NXB Lao động Xã hội
13. Phùng Lê Dung và Đỗ Hoàng Điệp, 2009, Phát triển nguồn nhân lực dựa trên các chiến lược kinh tế, Tạp chí nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 2 (42) tháng 2/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nguồn nhân lực dựa trêncác chiến lược kinh tế
14. Fasika Bete Georgise, Thoben Klause-Dieter, Marcus Seifert, Integrating Developing Country Manufacturing Industries into Global Supply Chain, Journal of Industrial Engineering and Management Sách, tạp chí
Tiêu đề: IntegratingDeveloping Country Manufacturing Industries into Global Supply Chain
15. Ganesham, Ran và Terry P.Harrison, 1995, An introduction to supply chain management, Department of Management Sciences and Information System, 303 Beam Business Building, Penn State University Sách, tạp chí
Tiêu đề: An introduction to supply chainmanagement
17. Kaplinsky, R. and M. Morris, 2001, A Handbook for Value Chain Research., Brighton, United Kingdom, Institute of Development Studies, University of Sussex Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Handbook for Value Chain Research
18. Katunzi, T.M., 2011, Obstacles to Process Integration along the Supply Chain: Manufacturing Firms Perspective, International Journal of Business and Management, 6(5), 105-113 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Obstacles to Process Integration along the SupplyChain: Manufacturing Firms Perspective
19. Kureshi, N. , 2010, Supply chain integration of manufacturing SMEs - The logic and need in developing economies, 4th scientific quality congress Middle East Proceedings Sách, tạp chí
Tiêu đề: Supply chain integration of manufacturing SMEs - Thelogic and need in developing economies
20. Hà Thị Hương Lan, 2014, Công nghiệp hỗ trợ một số ngành công nghiệp ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hà Thị Hương Lan, 2014, "Công nghiệp hỗ trợ một số ngành công nghiệp ởViệt Nam
21. Lê Thị Ái Lâm và Nguyễn Hồng Bắc, 2009, Mạng sản xuất toàn cầu trong ngành điện tử, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh doanh, số 25 tháng 8/2009, trang 167-175 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Thị Ái Lâm và Nguyễn Hồng Bắc, 2009, "Mạng sản xuất toàn cầu trongngành điện tử
23. Lizbeth Navas-Aleman, Tamara Guerrero, 2016, Procurement practices and SMEs in global supply chains: what do we know so far?, International Labour Office, Enterprises Department Sách, tạp chí
Tiêu đề: Procurement practices andSMEs in global supply chains: what do we know so far
24. Đinh Thị Thanh Long, 2015, Chuỗi giá trị toàn cầu - Cơ hội và thách thức cho sự phát triển, Tạp chí Khoa học và đào tạo ngân hàng, số 159 tháng 8/2015, trang 55 - 62 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuỗi giá trị toàn cầu - Cơ hội và thách thứccho sự phát triển
39. Ngọc Cầm, Lắp ráp điện tử: Công việc nặng nhọc và nguy hiểm, tại địa chỉ:http://thoibaokinhdoanh.vn/Kinh-doanh-xanh-16/Lap-rap-dien-tu-Cong-viec-nang-nhoc-va-nguy-hiem-15292.html, truy cập ngày 10/04/2017 Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w