DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1 AANZFTA Khu vực thương mại tự do ASEAN – Australia/New Zealand 2 ACFTA Khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc 5 AIFTA Khu vực thương mại tự do ASEAN - Ấn
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-
ĐINH THU HÀ
TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC (RCEP) ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
Hà Nội – 2016
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-
ĐINH THU HÀ
TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ
TOÀN DIỆN KHU VỰC (RCEP) ĐỐI VỚI
NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
PGS.TS Hà Văn Hội
Hà Nội – 2016
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG ii
DANH MỤC HÌNH iv
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu 1
2 Câu hỏi nghiên cứu 3
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Kết cấu luận văn 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ TRONG KHUÔN KHỔ RCEP VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ 6
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 6
1.1.1 Các nghiên cứu về tác động của hội nhập kinh tế trong khuôn khổ RCEP đối với các nền kinh tế thành viên 6
1.1.2 Các nghiên cứu về ngành công nghiệp điện tử các nước thành viên RCEP và tác động của hội nhập kinh tế khu vực đến hoạt động của ngành 11
1.1.3 Nhận xét 14
1.2 Cơ sở lý luận về hội nhập kinh tế khu vực 15
1.2.1 Bản chất của hội nhập kinh tế khu vực 15
1.2.2 Các hình thức hội nhập kinh tế khu vực 17
1.2.3 Tác động của hội nhập kinh tế khu vực 18
1.3 Tổng quan về RCEP 22
1.3.1 Bối cảnh hình thành RCEP 22
1.3.2 Cơ sở hình thành RCEP 31
1.3.3 Các nguyên tắc, nội dung và tiến trình đàm phán RCEP 35
CHƯƠNG 2: KHUNG KHỔ PHÂN TÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1 Khung khổ phân tích 39
Trang 42.2 Phương pháp nghiên cứu 41
2.2.1 Phương pháp phân tích định tính 41
2.2.1.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 41
2.2.1.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp 42
2.2.1.3 Phương pháp thống kê 43
2.2.1.4 Phương pháp so sánh 44
2.2.2 Phương pháp phân tích định lượng 45
2.2.2.1 Phương pháp phân tích chỉ số thương mại 45
2.2.2.2 Phương pháp phân tích bằng mô hình SMART 48
CHƯƠNG 3: THƯƠNG MẠI TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN RCEP 51
3.1 Tình hình sản xuất và xuất nhập khẩu của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam
51
3.2 Thương mại trong ngành công nghiệp điện tử giữa Việt Nam và các nước thành viên RCEP 54
3.3 Lợi thế so sánh và cường độ thương mại của Việt Nam và các nước thành viên RCEP trong ngành công nghiệp điện tử 60
3.3.1 Lợi thế so sánh của Việt Nam và các nước thành viên RCEP trong ngành công nghiệp điện tử 60
3.3.2 Cường độ thương mại của Việt Nam và các nước thành viên RCEP trong ngành công nghiệp điện tử 64
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 67
4.1 Cơ hội của RCEP đối với ngành công nghiệp điện tử Việt Nam 67
4.1.1 Mở rộng thị trường và tăng trưởng thương mại ngành 67
4.1.2 Thúc đẩy đầu tư vào ngành 68
4.1.3 Tham gia vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất trong khu vực 71
4.1.4 Tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến 72
4.2 Thách thức của RCEP đối với ngành công nghiệp điện tử Việt Nam 73
Trang 54.2.1 Áp lực cạnh tranh 73
4.2.2 Yêu cầu nâng cao năng lực và phát triển công nghiệp phụ trợ 74
4.2.3 Nguy cơ phát triển không bền vững 75
4.3 Đánh giá tác động định lượng của RCEP đối với ngành công nghiệp điện tử Việt Nam: kết quả từ mô hình SMART 75
4.3.1 Xây dựng mô hình 75
4.3.2 Phân tích kết quả mô hình 77
4.3.2.1 Mô hình 1 77
4.3.2.2 Mô hình 2 84
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 91
5.1 Tổng hợp kết quả nghiên cứu 91
5.2 Một số khuyến nghị 96
5.3 Những hạn chế của đề tài 100
5.4 Đề xuất hướng nghiên cứu mới 101
5.5 Kết luận chung 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104 PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1 AANZFTA Khu vực thương mại tự do ASEAN – Australia/New Zealand
2 ACFTA Khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc
5 AIFTA Khu vực thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ
6 AJCEP Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản
7 AKFTA Khu vực thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc
9 ASEAN+1 ASEAN và một đối tác ngoài khối
10 ASEAN+3 ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản
11 ASEAN+6 Khu vực các nước tham gia RCEP
12 ASEAN6 Sáu nước thành viên ASEAN gồm Indonesia, Malaysia,
Philippines, Singapore, Thái Lan và Brunei
Myanmar và Việt Nam
16 RCEP Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực
17 TPP Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương
18 UN Comtrade Cơ sở dữ liệu thống kê thương mại của Liên hợp quốc
19 WITS Trung tâm Giải pháp Hội nhập Toàn cầu World Bank
Trang 7DANH MỤC BẢNG
2 Bảng 1.2 Tỷ lệ các dòng thuế có thuế suất 0-5% theo AANZFTA
3 Bảng 1.3 Phạm vi loại bỏ thuế quan theo từng nước trong một số
5 Bảng 3.1 Kim ngạch xuất và nhập khẩu sản phẩm CNĐT của Việt
6 Bảng 3.2 Tình hình xuất khẩu sản phẩm CNĐT của Việt Nam tới các
7 Bảng 3.3 Tình hình nhập khẩu sản phẩm CNĐT của Việt Nam từ các
8 Bảng 3.4 Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu của các nước thành viên
9 Bảng 3.5 Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu của các nước thành viên
10 Bảng 3.6 Chỉ số cường độ thương mại trong lĩnh vực CNĐT giữa
Việt Nam và các nước thành viên RCEP năm 2005 64
11 Bảng 3.7 Chỉ số cường độ thương mại trong lĩnh vực CNĐT giữa
Việt Nam và các nước thành viên RCEP năm 2014 65
12 Bảng 4.1 Đầu tư trực tiếp của các nước thành viên RCEP (Luỹ kế
13 Bảng 4.2 Các dòng thuế Việt Nam còn áp dụng cho sản phẩm CNĐT
nhập khẩu từ các nước thành viên RCEP (năm 2014) 79
14 Bảng 4.3 Tác động của việc Việt Nam xóa bỏ thuế quan đối với nhập
15 Bảng 4.4 Thay đổi trong giá trị nhập khẩu sản phẩm CNĐT từ các
nước thành viên RCEP sau khi Việt Nam xóa bỏ thuế quan 82
Trang 8STT Bảng Nội dung Trang
16 Bảng 4.5
Tác động tạo lập, chệch hướng thương mại trong ngànhCNĐT Việt Nam với các nước thành viên RCEP và phúclợi của Việt Nam
84
17 Bảng 4.6 Các dòng thuế các nước thành viên RCEP còn áp dụng cho
sản phẩm CNĐT nhập khẩu từ Việt Nam (năm 2013/2014) 85
18 Bảng 4.7 Tác động của việc các nước thành viên RCEP xóa bỏ thuế
quan đối với xuất khẩu sản phẩm CNĐT Việt Nam 87
19 Bảng 4.8
Thay đổi trong giá trị xuất khẩu sản phẩm CNĐT của ViệtNam xét theo các nước thành viên RCEP sau khi xóa bỏthuế quan
88
20 Bảng 4.9 Tác động tạo lập, chệch hướng thương mại trong ngành
CNĐT của các nước thành viên RCEP với Việt Nam 89
Trang 9DANH MỤC HÌNH
1 Hình 3.1 Xuất khẩu sản phẩm CNĐT trong tổng kim ngạch xuất khẩu
2 Hình 3.2 Nhập khẩu sản phẩm CNĐT trong tổng kim ngạch nhập
khẩu của Việt Nam sang các nước RCEP (Nghìn USD) 55
3 Hình 3.3 Cơ cấu xuất khẩu theo nhóm sản phẩm CNĐT của Việt
4 Hình 3.4 Cơ cấu nhập khẩu theo nhóm sản phẩm CNĐT của Việt
5 Hình 4.1 Mô hình chuỗi giá trị gia tăng “nụ cười Stan Shi” 71
Trang 10PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership - RCEP) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa 10 nước thành viên ASEAN, trong đó có Việt Nam, và 6 quốc gia mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia
và New Zealand RCEP được kỳ vọng sẽ hoàn tất việc ký kết vào cuối năm 2016 Với dân số trên 3 tỷ người, nắm giữ giá trị GDP là 17 nghìn tỷ USD, chiếm gần 40% thương mại toàn cầu, dự kiến khu vực các nước tham gia RCEP (ASEAN+6) sẽ trở thành một trong những khu vực tự do mậu dịch lớn nhất thế giới, thúc đẩy mở cửa hơn nữa thương mại hàng hóa và dịch vụ Hiện nay, khu vực các nước tham gia RCEP đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với giá trị kim ngạch hai chiều năm 2013 đạt trên 153 tỷ USD
Trong nỗ lực hội nhập kinh tế của Việt Nam, công nghiệp điện tử (CNĐT) được xem là một trong những ngành mũi nhọn Theo Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 09/6/2014 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu “tiếp tục phát triển phương thức lắp ráp các thiết bị điện tử, tin học để đáp ứng nhu cầu sản xuất điện tử trong nước và tham gia xuất khẩu Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp ngành này giai đoạn đến năm 2020 đạt 17-18%; đến năm 2030 đạt 19-21%” Đây là mức mục tiêu cao nhất so với định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực trọng điểm khác mà Việt Nam vốn có lợi thế Trong những năm vừa qua, CNĐT là ngành chiếm
tỷ trọng cao nhất trong hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam Năm 2013, theo
Cơ sở dữ liệu thống kê thương mại của Liên hợp quốc (UN Comtrade), tổng giá trị xuất khẩu thiết bị điện và điện tử của Việt Nam ra trị trường thế giới đạt 32.283 triệu USD, trong đó 12.351 triệu USD là xuất sang thị trường các nước tham gia RCEP, chiếm hơn 38% tổng giá trị xuất khẩu của ngành
Trang 11Có thể thấy, ngay cả khi RCEP còn đang trong quá trình đàm phán, thị trường ASEAN+6 đã đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động thương mại Việt Nam nói chung và thương mại ngành CNĐT Việt Nam nói riêng Thực tế, ASEAN+6 hiện là khu vực sản xuất điện tử lớn nhất thế giới Nếu RCEP được ký kết và đi vào thực thi, lợi ích mà nó mang lại có thể sẽ rất đáng kể đối với ngành CNĐT Việt Nam RCEP
sẽ đẩy mạnh hơn nữa quá trình tự do hóa thương mại nội khối, tiếp tục cắt giảm thuế quan đối với nhiều loại hàng hóa, tạo điều kiện cho sản phẩm điện tử Việt Nam mở rộng thị trường và thúc đẩy tăng trưởng thương mại ngành Bên cạnh đó, RCEP cũng
sẽ tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư nội khối, dỡ bỏ rào cản đối với dòng vốn đầu
tư trong khu vực Với các ưu đãi đầu tư sẵn có, Việt Nam sẽ trở thành điểm đến thu hút hơn nữa cho các công ty điện tử lớn trên thế giới, phát triển lợi thế nhờ quy mô
và mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tăng cường hợp tác và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu Quan trọng hơn, RCEP ra đời sẽ làm giảm thiểu những ràng buộc về nguyên tắc xuất xứ, giúp giảm chi phí kinh doanh và chi chí giao dịch, qua đó thúc đẩy hơn nữa thương mại và đầu tư vào ngành
Tuy nhiên, bên cạnh những tác động khả quan, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề đáng lo ngại đối với ngành CNĐT Việt Nam khi tham gia hội nhập khu vực sâu hơn Theo thống kê, các doanh nghiệp FDI chỉ chiếm khoảng 1/3 trong tổng số doanh nghiệp điện tử Việt Nam nhưng lại sở hữu nhiều công nghệ cao, chiếm trên 80% thị trường trong nước và trên 90% kim ngạch xuất khẩu Chưa hết, trong tỉ lệ rất nhỏ đó Việt Nam cũng đang được hưởng giá trị gia tăng rất thấp vì phải nhập khẩu hầu hết nguyên liệu và lắp ráp Các doanh nghiệp Việt Nam hiện tại không đủ khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các thương hiệu điện tử lớn đang đặt nhà máy tại Việt Nam Bên cạnh đó, sự phát triển của ngành CNĐT Việt Nam không đồng đều, trong khi một số ngành mới hướng vào xuất khẩu như smartphone, máy tính, thiết bị ngoại vi có tăng trưởng ấn tượng thì một số ngành sản xuất khác hướng vào thị trường nội địa và đang được bảo hộ lại đang sụt giảm sản lượng Nếu mở cửa trong ASEAN+6, những ngành sản xuất đang được bảo hộ sẽ bị tác động tiêu cực, khó cạnh tranh với đối tác khác trong khu vực Ngoài ra, những ưu đãi lớn của chính
Trang 12phủ và các chính quyền địa phương nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào CNĐT trong nước cũng làm phát sinh nguy cơ về phát triển không bền vững, đặc biệt là khi RCEP trở thành hiện thực Việt Nam rất có thể sẽ trở thành công trường sản xuất thứ hai của thế giới sau Trung Quốc với giá nhân công rẻ; người lao động bị o bế, lạm dụng; vấn
đề kiểm soát môi trường không gắt gao Trước những thách thức trên, nếu ngành CNĐT Việt Nam không có định hướng nhằm nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành và hướng tới sự phát triển bền vững thì sự hội nhập càng sâu rộng, mà trong đó có tác động từ RCEP, sẽ càng khiến những vấn
đề đáng lo ngại này trở nên nghiêm trọng hơn
Xác định được tầm quan trọng của sản phẩm điện tử trong hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam và tiềm năng khai thác thị trường các quốc gia tham gia RCEP để phát triển hơn nữa ngành CNĐT Việt Nam, cũng như nhận thấy các vấn đề cần khắc phục trong phát triển ngành CNĐT Việt Nam trong bối cảnh hội nhập khu vực, tác giả đã lựa chọn vấn đề “Tác động của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đối với ngành công nghiệp điện tử Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế quốc tế
2 Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài tập trung vào trả lời các câu hỏi nghiên cứu:
(1) Cấu trúc và chiều hướng thương mại của ngành CNĐT Việt Nam và các nước thành viên RCEP thay đổi như thế nào trong những năm vừa qua? (2) Tác động của RCEP đối với ngành CNĐT Việt Nam như thế nào?
(3) Ngành CNĐT Việt Nam cần có những điều kiện và giải pháp gì để tận dụng
cơ hội phát triển cũng như đối phó với những bất lợi do quá trình hội nhập khu vực trong khuôn khổ RCEP mang lại?
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ thực trạng thương mại ngành CNĐT Việt Nam và các nước thành viên RCEP
Trang 13- Đánh giá tác động của RCEP đối với ngành CNĐT Việt Nam
- Đưa ra các giải pháp phát triển phù hợp cho ngành CNĐT Việt Nam trong bối cảnh hội nhập khu vực
Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở các mục đích nghiên cứu đã xác định, luận văn sẽ thực hiện các nhiệm vụ:
- Phân tích thực trạng của ngành CNĐT Việt Nam, nghiên cứu xu hướng, cơ cấu thương mại trong các sản phẩm điện tử giữa Việt Nam và các nước tham gia RCEP;
- Chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với công nhiệp điện tử Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực theo khuôn khổ RCEP;
- Phân tích tác động định lượng của RCEP đối với ngành CNĐT Việt Nam và đánh giá tiềm năng khai thác những thuận lợi, ưu đãi từ RCEP;
- Đề xuất một số giải pháp gắn với kết quả phân tích nhằm phát triển ngành CNĐT của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập khu vực
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: những tác động của RCEP tới ngành CNĐT Việt Nam Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian, luận văn nghiên cứu trong phạm vi các quốc gia đang tham gia đàm phán RCEP
- Về thời gian, luận văn nghiên cứu chủ yếu trong khoảng thời gian 10 năm, từ
2005 đến 2014 Bên cạnh đó, một số số liệu của năm 2015 và 2016 cũng được cập nhật
- Về lĩnh vực, luận văn tập trung chủ yếu vào nghiên cứu tác động của RCEP tới hoạt động thương mại của ngành CNĐT Việt Nam, từ đó đánh giá và rút
ra hàm ý đối với những ảnh hưởng tới ngành CNĐT Việt Nam nói chung
Trang 14- Về ngành hàng, các sản phẩm CNĐT được xem xét trong nghiên cứu được phân loại thành các nhóm:
Máy tính và thiết bị ngoại biên
Thiết bị viễn thông
Thiết bị điện tử tiêu dùng
Linh kiện điện tử (cấu kiện)
Một số sản phẩm điện tử khác
Ranh giới giữa các hạng mục sản phẩm điện tử này thường không rạch ròi, do người tiêu dùng ngày càng có thể tiếp cận với các thiết bị chuyên nghiệp và đa chức năng Trong hệ thống phân loại HS (Harmonized System)1, mã sản phẩm điện tử chủ yếu thuộc chương 84 và chương 85
5 Kết cấu luận văn
Luận văn bao gồm năm chương chính như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về hội
nhập kinh tế trong khuôn khổ RCEP và tác động đối với ngành công nghiệp điện tử
Chương 2: Khung khổ phân tích và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thương mại trong ngành công nghiệp điện tử Việt Nam và các nước
thành viên RCEP Chương 4: Đánh giá tác động của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực
đối với ngành công nghiệp điện tử Việt Nam Chương 5: Kết luận và khuyến nghị
1 HS là một hệ thống mã hóa và mô tả sản phẩm tương ứng, còn được gọi là hệ HS danh mục thuế quan Đây
là một hệ thống gồm tên và số chuẩn quốc tế nhằm sắp xếp các sản phẩm trong thương mại, được xây dựng và phát triển bởi Tổ chức Hải quan Thế giới Việc phân loại sản phẩm theo HS thường được sử dụng trong đo lường thương mại hàng hóa vì Hải quan của các quốc gia trên thế giới đều sử dụng cách phân loại này để báo cáo số liệu xuất nhập khẩu Cách phân loại này cho phép phân tách thương mại hàng hoá đến cấp 6 chữ số Hiện nay cơ sở dữ liệu của Trung tâm dữ liệu Hàng Hóa và Thương mại quốc tế của OECD và cơ sở dữ liệu Comtrade của Liên hợp quốc đều sử dụng hệ phân loại HS
Trang 15CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ TRONG KHUÔN KHỔ RCEP
VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác động của hội nhập khu vực trong ASEAN cũng như hội nhập trong khuôn khổ RCEP đối với các nền kinh tế thành viên nói chung, và với những ngành kinh tế cụ thể nói riêng Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, có thể xem xét các công trình nghiên cứu này trên cơ sở hai nhóm nội dung như sau: Một là nhóm các nghiên cứu về tác động của hội nhập kinh tế trong khuôn khổ RCEP đối với các nền kinh tế thành viên; hai là nhóm nghiên cứu về ngành công nghiệp điện tử các nước thành viên RCEP và tác động của hội nhập kinh tế khu vực tới hoạt động của ngành
1.1.1 Các nghiên cứu về tác động của hội nhập kinh tế trong khuôn khổ RCEP
đối với các nền kinh tế thành viên
Kawasaki Kenichi (2014), trong nghiên cứu “Tầm quan trọng tương đối của các hiệp định đối tác kinh tế trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương” (The Relative Significance of EPAs in Asia Pacific), đã phân tích về tác động của các khu vực thương mại tự do trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm RCEP, Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và việc hình thành một khu vực thương mại tự do cho cả khu vực Châu Á – Thái Bình Dương Nghiên cứu này tính đến cả tác động của việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan Kết quả mô phỏng của Kawasaki cho thấy việc xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan giúp gia tăng đáng kể lợi ích của quá trình tự do hóa thương mại Trong trường hợp của RCEP, GDP của các nền kinh tế RCEP sẽ tăng khoảng 2.7% nếu các hàng rào thuế quan được xóa bỏ hoàn toàn, và tăng tới 4.9% nếu việc xóa bỏ thế quan đi kèm với việc dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan Các nền kinh tế thu nhập thấp trong RCEP cũng sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ việc dỡ bỏ thuế quan cũng như các hàng rào phi thuế quan Bên cạnh đó, lợi ích tiềm tàng của RCEP cũng lớn hơn đáng kể so với lợi
Trang 16ích của hiệp định đối tác chiến lược TPP cả trong các phương án mô phỏng với thuế quan cũng như với các hàng rào phi thuế quan Việc hình thành một khu vực thương mại tự do cho tất cả các nền kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm cả các thành viên của RCEP và TPP, hứa hẹn mang lại lợi ích mà hai khu vực thương mại
tự do riêng rẽ này mang lại
Hiratsuka, D., K Hayakawa, K Shino và S Sukegawa (2009), trong nội dung
“Tối đa hóa lợi ích từ các FTA trong ASEAN” (Maximizing Benefits from FTAs in ASEAN ) thuộc Báo cáo “Hội nhập kinh tế sâu tại Đông Á”, đã sử dụng mô hình Thực nghiệm hồi quy probit để đánh giá việc các doanh nghiệp tận dụng lợi ích từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) hiện có Kết quả cho thấy, tỷ lệ các doanh nghiệp sử dụng các FTA trong ASEAN không cao, mặc dù quy định về tiêu chuẩn xuất xứ trong ASEAN có rất ít hạn chế Nguyên nhân là chi phí hành chính trong việc
sử dụng các FTA ở ASEAN lớn và thủ tục hành chính không hiệu quả, đặc biệt ở các quốc gia Malaysia, Philippines, và Việt Nam Bên cạnh đó, nghiên cứu chỉ ra rằng các công ty có quy mô lao động lớn hơn có xu hướng sử dụng các FTA cao hơn, điều này cho thấy các FTA hiện tại không đem lại lợi ích bình đẳng Ngoài ra, FTA trong các nước ASEAN dường như được sử dụng một cách chọn lọc theo từng ngành công nghiệp: ngành dệt may sử dụng FTA hiệu quả nhưng máy móc thiết bị điện, điện tử
và máy móc yêu cầu tính chính xác cao không tận dụng được các FTA; và chỉ khi có
sự cắt giảm đáng kể mức thuế ưu đãi trong các FTA mới có thể khuyến khích việc sử dụng FTA trong các doanh nghiệp ở những ngành công nghiệp này
Masahiro Kawai Dean và Ganeshan Wignaraja (2007) đã sử dụng mô hình Cân bằng tổng thể khả tính (CGE) thông qua Phân tích thương mại toàn cầu (GTAP) trong nghiên cứu “ASEAN+3 hay ASEAN+6: hướng đi nào cho tương lai?” (ASEAN+3
or ASEAN+6: Which Way Forward?) để đánh giá tác động của năm kịch bản FTA tại Đông Á: (1) FTA ASEAN + Trung Quốc, (2) FTA ASEAN + Hàn Quốc, (3) FTA ASEAN + Nhật Bản, (4) FTA ASEAN+3, và (5) FTA ASEAN+6 Hai kịch bản FTA quy mô Đông Á là ASEAN+3 và ASEAN+6 mang lại lợi ích lớn hơn đối với thu nhập nền kinh tế thế giới so với bất cứ kịch bản FTA ASEAN+1 nào, trong đó
Trang 17ASEAN+6 có ảnh hưởng mạnh hơn so với ASEAN+3: tạo ra 260 tỷ USD so với 214
tỷ USD trong thu nhập toàn thế giới (tính theo giá cố định năm 2001), và tạo ra 67 tỷ USD so với 62 tỷ USD trong thu nhập của các nền kinh tế ASEAN Thu nhập dự tính của các nước thành viên ASEAN tính theo phần trăm thay đổi từ mức thu nhập cơ sở năm 2017 cũng có biến động rất lớn theo kịch bản ASEAN+6: Thái Lan (12.8%), Việt Nam (7.6%), Malaysia (6.3%) và Singapore (5.4%)
Cũng sử dụng mô hình CGE và cơ sở dữ liệu GTAP, Itakura K (2013) với nghiên cứu “Tác động của tự do hóa, tăng cường liên kết và thuận lợi hóa trong ASEAN vì một Cộng đồng Kinh tế ASEAN” (Impact of Liberalization and Improved Conectivity and Facilitation in ASEAN for the ASEAN Economic Community) đã phân tích tác động của các khu vực thương mại tự do ASEAN+1, khu vực thương mại tự do giữa Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, và RCEP Bên cạnh việc cắt giảm thuế quan, nghiên cứu này cũng tính tới tác động của tự do hóa thương mại dịch vụ
và thuận lợi hóa thương mại Kết quả mô phỏng cho thấy RCEP gia tăng đáng kể lợi ích của các nước thành viên so với các khu vực thương mại tự do ASEAN+1 Bên cạnh đó, tự do hóa thương mại dịch vụ cũng như phát triển các dịch vụ hỗ trợ thương mại (logistic) cũng mang lại lợi ích đáng kể cho các nước thành viên, đặc biệt là trong các nền kinh tế thu nhập thấp trong ASEAN
Fukunaga Yoshifumi và Ikumo Isono (2013) trong nghiên cứu “Từ các FTA ASEAN+1 tới RCEP: Nghiên cứu lộ trình” (Taking ASEAN+1 FTAs towards the RCEP: A Mapping Study) đã khảo sát các khu vực thương mại tự do ASEAN+1 giữa các nước thành viên ASEAN và sáu đối tác ngoài ASEAN tham gia vào RCEP và cho thấy mức độ tự do hóa hạn chế trong các khu vực thương mại tự do ASEAN+1 Trong nhiều khu vực thương mại tự do ASEAN+1 chỉ có ít hơn 90% số dòng thuế quan chịu ràng buộc cắt giảm Bên cạnh đó, các khu vực thương mại tự do ASEAN+1 cũng có lịch trình cắt giảm thuế quan khác nhau với danh mục hàng hóa nhạy cảm khác nhau Các hàng rào phi thuế quan cũng chỉ được đề cập chung chung hoặc không được đề cập đến trong nhiều khu vực thương mại tự do ASEAN+1 Mức độ tự do hóa thương mại dịch vụ cũng tương đối thấp trong nhiều khu vực thương mại tự do
Trang 18ASEAN+1 Bên cạnh đó việc sử dụng các nguyên tắc xuất xứ khác nhau trong các khu vực thương mại tự do ASEAN+1 cũng làm tăng chi phí và gây khó khăn cho việc
sử dụng hiệu quả các khu vực thương mại tự do Fukunaga và Isono (2013) cho rằng các nước thành viên RCEP cần hướng đến tự do hóa thương mại nội khối một cách toàn diện và ở mức độ cao Bên cạnh việc cắt giảm thuế quan sâu rộng hơn, các thành viên cần dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan, tự do hóa thương mại dịch vụ, xây dựng các chương trình thuận lợi hóa thương mại và áp dụng các nguyên tắc xuất xứ chung
Nghiên cứu về tác động của hội nhập kinh tế khu vực đối với nền kinh tế Việt Nam, có thể kể đến các công trình sau:
Nguyen Tien Dung (2006), với nghiên cứu “Các tác động của hội nhập Đông Á đối với Việt Nam: Phân tích CGE” (Impacts of East Asian Integration on Vietnam:
A CGE Analysis) đã sử dụng mô hình CGE toàn cầu để lượng hóa các tác động của hội nhập kinh tế khu vực đối với nền kinh tế Việt Nam Phân tích chỉ ra rằng hội nhập kinh tế khu vực có tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam, làm tăng sản lượng, phúc lợi và thúc đẩy xuất khẩu Bên cạnh việc đánh giá tác động thông qua tự do hóa thương mại, nghiên cứu còn xem xét các vấn đề về tự do hóa đầu tư Mặc dù cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài trong vùng đang ngày càng gay gắt, Việt Nam vẫn
có thể nhận được các luồng vốn lớn hơn nhờ hội nhập, đặc biệt trong trường hợp tự
do hóa thương mại đi kèm với việc dỡ bỏ các rào cản đầu tư và xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi hơn Đầu tư nước ngoài cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hiện thực hóa các lợi ích mà hội nhập khu vực mang lại
MUTRAP III (2010) trong “Báo cáo Đánh giá tác động của các hiệp định thương mại tự do đối với kinh tế Việt Nam” đã sử dụng mô hình cân bằng tổng thể đánh giá định lượng về các FTA, mô hình lực hấp dẫn đánh giá định lượng các FTA liên quan đến Việt Nam và các phương pháp phân tích ngành đánh giá cơ hội và thách thức của FTA đối với một số ngành cụ thể Các kết quả mô phỏng cho thấy, nếu so sánh các FTA khác nhau, lợi ích lớn nhất mà Việt Nam thu được là từ các FTA với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, tiềm năng lớn cũng đến từ FTA với EU Bên
Trang 19cạnh đó, lợi ích ước tính thu được từ tự do hóa thương mại trong khuôn khổ từng FTA thấp hơn so với lợi ích thu được từ thương mại tự do với một khu vực FTA Tuy nhiên, nguồn lợi đối với Việt Nam từ bất kỳ FTA nào đều phụ thuộc vào lợi thế so sánh truyền thống như sự sẵn có của lao động chi phí thấp và một số nguồn lực khá dồi dào như cao su hoặc nguồn thủy sản Nghiên cứu cũng đề cập đến ngành CNĐT như là một trong những ngành được đặc biệt quan tâm, ngành này cho thấy tiềm năng
mở rộng với sự trợ giúp của FDI dưới tác động của các FTA, tuy nhiên ngành cần xác định rõ những thách thức hiện hữu như thiết kế còn yếu, thiếu lao động lành nghề, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước không cao
EU - MUTRAP (2015) cũng công bố “Báo cáo Đánh giá tác động của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đối với nền kinh tế Việt Nam” Nghiên cứu đánh giá những thay đổi dưới ảnh hưởng của RCEP ở cấp quốc gia, thông qua phân tích mô hình GTAP, và ở cấp ngành, bao gồm nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng, và dịch vụ, thông qua phương pháp phân tích chi tiết cấp ngành Báo cáo này chỉ đề cập đến những vấn đề mới trong RCEP như thuận lợi hóa thương mại và đầu tư, mua sắm chính phủ, quyền sở hữu trí tuệ, v.v mà không đi vào chi tiết tác động của các vấn đề tới hiệu quả kinh tế của Việt Nam Thay vào đó, nghiên cứu tập trung vào những vấn đề truyền thống của tự do hóa thương mại, là thương mại hàng hoá và dịch vụ Theo kết quả nghiên cứu, RCEP có thể đem lại lợi ích cho Việt Nam trên nhiều mặt Lợi ích chung toàn xã hội dự kiến sẽ tăng lên, nhưng sẽ phụ thuộc vào mức độ tự do hóa của Việt Nam cũng như mức độ cải thiện tiếp cận thị trường của các nước thành viên RCEP Một loạt các lợi ích, đặc biệt là tăng xuất khẩu và việc làm, cũng có thể đạt được trong một số ngành, phân ngành, bao gồm cả ngành nông lâm thủy sản, công nghiệp và dịch vụ RCEP dự kiến sẽ bổ sung thêm các điều kiện quan trọng để củng cố mạng lưới sản xuất trong khu vực ASEAN+6
Trong nghiên cứu “Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực: cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam”, Kim Ngọc và Trần Ngọc Sơn (2015) đã phân tích những cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam trước thềm RCEP Theo đó, RCEP sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường
Trang 20khu vực, thúc đẩy chuỗi sản xuất trong khu vực, có cơ hội tiếp cận nhiều luồng đầu
tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam phát triển Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt cũng phải đối mặt với nhiều thách thức
từ RCEP như vấn đề dịch chuyển thương mại bất lợi, sức ép cạnh tranh, yêu cầu phát triển các ngành dịch vụ, xây dựng tầm nhìn và chiến lược kinh doanh hợp lý
Từ Thúy Anh và Lê Minh Ngọc (2015) đã sử dụng mô hình phân tích cân bằng cục bộ SMART để phân tích tác động tiềm năng của RCEP tới các ngành hàng của Việt Nam trong nghiên cứu “Thách thức đối với Việt Nam khi hội nhập toàn diện ASEAN+6: Phân tích ngành hàng” Các ngành hàng được phân tích ở cấp độ 6 chữ
số HS Phân tích đã chỉ ra những ngành có tiềm năng chịu tác động nhiều nhất từ RCEP dưới góc độ thị trường nhập khẩu Việt Nam, thu thuế của chính phủ Việt Nam, thặng dư tiêu dùng của Việt Nam và lợi ích của các nước đối tác xuất khẩu sang thị trường Việt Nam Kết quả cho thấy, dưới tác động của RCEP, mức tăng nhập khẩu
và thị trường Việt Nam và mức thất thu từ thuế nhập khẩu của chính phủ là tương đối lớn Tuy nhiên việc nhập khẩu gia tăng chủ yếu tập trung ở những hàng hóa trung gian, yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất những mặt hàng thuộc về lợi thế so sánh
để xuất khẩu của Việt Nam
1.1.2 Các nghiên cứu về ngành công nghiệp điện tử các nước thành viên RCEP
và tác động của hội nhập kinh tế khu vực đến hoạt động của ngành
Myrna S Austria (2008) đã đánh giá về “Hiện trạng phát triển trong các mạng lưới sản xuất điện tử tại Đông Nam Á” (Recent Developments in the Electronics Production Networks in Southeast Asia) Theo tác giả, mạng lưới sản xuất toàn cầu của các công ty đa quốc gia trong lĩnh vực điện tử có sức ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng và phát triển của ASEAN 5 (bao gồm các nước CLMV và Brunei), tuy nhiên việc củng cố vị thế và duy trì tính cạnh tranh trong chuỗi sản xuất quốc tế vẫn là thách thức lớn cho các nước Đông Nam Á Các công ty đa quốc gia luôn tìm kiếm hiệu quả
hệ thống trong chuỗi sản xuất toàn cầu, họ mong đợi một liên kết chặt chẽ trong toàn khu vực 10 nước thành viên ASEAN với các lợi thế về hiệu quả chi phí, ưu đãi đầu
tư và là thị trường xuất khẩu tiềm năng Tuy nhiên, hiện nay CLMV và Brunei đang
Trang 21là mắt xích yếu nhất trong chuỗi và điều này sẽ làm giảm tính thu hút của vùng trong mạng lưới sản xuất được định hướng bởi FDI Nghiên cứu cũng cho rằng thương mại ngành CNĐT ở Đông Nam Á đang tập trung vào xuất khẩu các sản phẩm có phụ thuộc lớn vào nguyên liệu nhập khẩu nên giá trị gia tăng nội địa thấp, điều này cũng khiến đầu tư FDI vào ngành không ổn định Vì vậy nếu các nước ASEAN không nâng cấp ngành công nghiệp của mình thì khả năng trụ được trong chuỗi giá trị là thấp, đặc biệt khi đứng trước đối thủ cạnh tranh rất mạnh là Trung Quốc
Parinduri, R A và S M Thangavelu (2011), trong nội dung nghiên cứu “Các FTA ASEAN+1 và chuỗi giá trị toàn cầu tại Đông Á: Trường hợp ngành công nghiệp điện tử Malaysia” (ASEAN+1 FTAs and Global Value Chains in East Asia: The Case
of the Electronics Industry in Malaysia), đã phân tích sự phát triển ngành CNĐT của Malaysia và những thách thức, trở ngại mà các doanh nghiệp trong ngành phải đối mặt trong chuỗi cung ứng Với cách tiếp cận phân tích chỉ số thương mại và nghiên cứu trường hợp, các tác giả đã kết luận rằng ngành CNĐT Malaysia đã phát triển rất nhanh chóng trong vài thập niên gần đây nhờ sự mở rộng thương mại nội ngành về linh kiện điện tử Xu hướng sản xuất và thương mại trong CNĐT của Malaysia có sự tương quan với xu hướng của nền kinh tế thế giới Tuy nhiên năng suất lao động thấp
và sự sụt giảm lợi thế cạnh tranh trong sản xuất sản phẩm điện tử đang là mối quan ngại tới sự phát triển bền vững của ngành
Ingeborg Vind (2003), trong nghiên cứu “Sự năng động của quá trình khu vực hóa Đông Nam Á – Trường hợp ngành công nghiệp điện tử Singapore” (Southeast Asian Regionalisation Dynamics - The Case of Singapore’s Electronics Industry) đã
sử dụng các phương pháp định tính: nghiên cứu trường hợp, phỏng vấn và tổng hợp thông tin để đánh giá về tiến trình khu vực hóa năng động trong ASEAN và vai trò của Singapore trong tiến trình này Tác giả cũng nghiên cứu về ngành CNĐT của khu vực và Singapore thông qua trường hợp cụ thể là lĩnh vực sản xuất, thương mại các
ổ đĩa cứng và các chất bán dẫn Nghiên cứu khẳng định rằng chính phủ và các công
ty điện tử tại Singapore là những tác nhân quan trọng trong tiến trình khu vực hóa Đông Nam Á cũng như trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm cả Trung
Trang 22Quốc Tại Singapore, CNĐT là ngành sản xuất quan trọng nhất, nó thúc đẩy việc sử dụng rộng rãi các mạng lưới sản xuất quốc tế như một phần trong chiến lược toàn cầu của các công ty
Hisami Mitarai (2004) đã nghiên cứu về “Các vấn đề trong ngành công nghiệp điện và điện tử ASEAN và những hàm ý cho Việt Nam” (Issues in the ASEAN Electric and Electronics Industry and Implications for Vietnam), trong đó tác giả đã tổng hợp và phân tích chi tiết quá trình phát triển của ngành công nghiệp điện và điện
tử tại một số quốc gia ASEAN là Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philippines trên các phương diện chính sách công nghiệp, hồ sơ công nghiệp và các quyền ưu tiên dưới góc độ của các doanh nghiệp chế tạo của Nhật Bản Từ đó, nghiên cứu đưa ra một số bài học cho Việt Nam, một nước mà ngành công nghiệp điện và điện tử còn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, trong việc hoàn thiện khuôn khổ chính sách
và pháp lý, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và tập trung cho các ngành công nghiệp phụ trợ
Nguyen Anh Thu và Tran Trung Duc (2015), trong “Phân tích các tác động của
tự do hóa thương mại trong ASEAN tới thương mại sản phẩm điện tử của Việt Nam” (Analyzing the Impacts of ASEAN Trade Liberalization on Vietnam’s Trading of Electronic Products) đã sử dụng mô hình Trọng lực để đánh giá sự thay đổi trong thương mại sản phẩm điện tử giữa Việt Nam và 47 quốc gia đối tác dưới tác động của
tự do hóa thương mại trong ASEAN Kết quả chỉ ra rằng mức GDP cao hơn của Việt Nam và các nước đối tác dẫn tới sự tăng trưởng trong cả giá trị xuất khẩu và nhập khẩu sản phẩm điện tử Việt Nam có xu hướng giao thương với các đối tác vừa và lớn vì GDP của nước đối tác càng cao thì giá trị thương mại được tạo ra càng lớn Các tác giả cũng kết luận AFTA có ảnh hưởng tích cực tới giá trị xuất khẩu của Việt Nam nhưng lại tác động tiêu cực tới giá trị nhập khẩu Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng xác định Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trong thị trường điện
tử kể từ khi Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) ra đời
Trang 23Huong, Nguyen Lan (2007) đã thực hiện nghiên cứu “Các giải pháp phát triển ngành công nghiệp điện tử Việt Nam khi gia nhập tổ chức Thương mại thế giới” (Solutions for Development of Vietnamese Electronics Industry in Joining in World Trade Organization) và chỉ ra những lợi thế (nguồn lao động rẻ và có tay nghề, lĩnh vực tư nhân có tiềm năng phát triển, hệ thống chính trị ổn định, chính sách đầu tư và môi trường kinh doanh thuận lợi), cũng như bất lợi của ngành (nền CNĐT còn yếu
và non trẻ, các yếu tố bên trong như công nghệ, hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), vốn, tầm nhìn chiến lược, mức độ chuyên môn còn ở mức thấp hơn các quốc gia ASEAN khác, các yếu tố bên ngoài như cơ sở hạ tầng, công nghiệp phụ trợ, thủ tục hành chính còn chưa đạt chất lượng) Sau khi nghiên cứu trường hợp của Hàn Quốc, Singapore, Malaysia và phân tích ma trận SWOT, tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hoạt động R&D, coi đây là chìa khóa cho sự phát triển vững chắc của ngành CNĐT Việt Nam
1.1.3 Nhận xét
Có thể thấy, đã có nhiều nghiên cứu cả trên thế giới và ở Việt Nam đánh giá tác động của hội nhập kinh tế khu vực ASEAN và của RCEP đến các nền kinh tế nói chung, và tới sự phát triển ngành nói riêng Mô hình Cân bằng tổng thể được sử dụng rất phổ biến trong phân tích tác động đến phúc lợi kinh tế, tạo lập thương mại, chuyển dịch thương mại và một số biến vĩ mô khác của nền kinh tế Bên cạnh đó, việc phân tích các chỉ số thương mại hoặc mô hình Trọng lực cũng là các phương pháp định lượng hiệu quả được sử dụng trong phân tích thương mại Nhìn chung, các nghiên cứu đều cho thấy hội nhập kinh tế, đặc biệt là hội nhập kinh tế khu vực đang là xu hướng chung và có tác động thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động kinh tế của các nước thành viên Riêng đối với ngành CNĐT trong các nước tham gia RCEP, các nghiên cứu cũng chỉ ra vị trí của ngành trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực cũng như tác động của hội nhập kinh tế khu vực đến sự phát triển của ngành trong chuỗi giá trị toàn cầu Các tác động này hầu như đều theo xu hướng tích cực, tuy nhiên để tạo dựng được vị thế ngành vững chắc, các quốc gia thành viên RCEP không chỉ cần kết nối chặt chẽ trong chuỗi sản xuất công nghiệp mà còn phải có giải pháp tạo ưu thế riêng của mình trước các quốc gia có nhiều tương đồng trước sức ép cạnh tranh
Trang 24Mặc dù có đề cập đến các trường hợp ngành CNĐT tại các nước tham gia RCEP, hiện những đánh giá về tác động của hội nhập khu vực hay dự tính tác động của RCEP tới ngành CNĐT vẫn còn rất hạn chế Đặc biệt việc đánh giá tác động của RCEP đối với CNĐT của Việt Nam, ngành đang đứng đầu trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam (chiếm gần 24,7% vào năm 20122) và đang có triển vọng phát triển rất lớn, vẫn chưa được nghiên cứu thích đáng Do vậy, luận văn này sẽ tập trung đánh giá tác động của hội nhập kinh tế khu vực, cụ thể là của RCEP tới ngành CNĐT Việt Nam Bên cạnh phương pháp đánh giá định tính, nghiên cứu sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng phân tích chỉ số thương mại và mô hình SMART – một mô hình cân bằng từng phần – nhằm đưa ra cách tiếp cận mới trong việc đánh giá tác động của RCEP tới ngành CNĐT Việt Nam
1.2 Cơ sở lý luận về hội nhập kinh tế khu vực
1.2.1 Bản chất của hội nhập kinh tế khu vực
Hiện nay, toàn cầu hóa đã trở thành một xu thế khách quan, tác động đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội và tạo nên sức hút mạnh mẽ tới tất cả các quốc gia, khu vực, chi phối những biến đổi của tình hình thế giới hiện nay và sắp tới Nếu như toàn cầu hóa đặt ra yêu cầu hình thành một quá trình hướng tới sự thống nhất toàn cầu về phát triển thì hội nhập kinh tế quốc tế là sự đáp ứng của yêu cầu đó, thể hiện
ở sự bắt kịp và thích ứng của các nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế toàn cầu đang vận hành theo nguyên tắc tự do hóa, giảm thiểu khác biệt và không phân biệt đối xử
Có thể nói, hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn nền kinh tế và thị trường từng nước với thị trường khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế mỗi nước trên tất cả các cấp độ: đơn phương (sự nỗ lực cải cách tự nguyện bên trong của một quốc gia), song phương (theo các hiệp định
ký kết giữa hai bên) và đa phương (cải cách và phát triển theo các tiêu chí của từng hiệp định đã được nhiều bên cam kết)
2 Số liệu từ Trung tâm Giải pháp Hội nhập Toàn cầu World Bank (WITS)
Trang 25Trong giai đoạn mới việc hội nhập kinh tế quốc tế gắn liền với quá trình tự do hoá Không thể có hội nhập quốc tế mà không có tự do hoá kinh tế, đây là một đặc điểm mới của xu thế toàn cầu hoá ngày nay Để thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế, các điều kiện chung được quy định đối với mỗi quốc gia, là tự do hoá thương mại và đầu tư một cách công khai, rõ ràng Vấn đề quan trọng trong việc hội nhập kinh tế quốc tế là cần xác định mức độ tiến trình hội nhập và tự do hoá như thế nào cho phù hợp với trình độ phát triển kinh tế để có thể phát huy được các thế mạnh của đất nước, tận dụng được những ưu thế của hợp tác quốc tế, tạo ra sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế quốc gia, nâng cao vị thế của mình trong phân công lao động quốc tế Do đó, hội nhập kinh tế của mỗi nước vào các thể chế khu vực và toàn cầu cụ thể, ở cấp độ song phương hay đa phương là rất khác nhau
Việc các quốc gia tham gia vào các thể chế toàn cầu, hưởng các ưu đãi và tuân thủ các quy định về tự do hóa thương mại và đầu tư của các định chế và tổ chức kinh
tế quốc tế này là cấp độ thể hiện thứ nhất của hội nhập kinh tế quốc tế Cấp độ thứ hai là trong quy mô khu vực hay còn gọi là hội nhập kinh tế khu vực Quá trình hội nhập kinh tế khu vực đề cập đến việc tự do hóa thương mại và đầu tư cũng như phối hợp chính sách kinh tế trên cơ sở những thỏa thuận song phương hay đa phương giữa các nước tham gia ở cùng một khu vực địa lý Theo đó, các nước thành viên sẽ nhận được các ưu đãi cũng như phải thực hiện các nghĩa vụ cam kết trên nguyên tắc tự do hóa, giảm thiểu khác biệt và không phân biệt đối xử
Xu thế hội nhập kinh tế khu vực vừa là sự thể hiện vừa là sự phản ứng đối với
xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu Về lý thuyết, hội nhập kinh tế khu vực có mâu thuẫn với hội nhập kinh tế toàn cầu, vì có thể dẫn đến phân biệt đối xử giữa tổ chức kinh tế khu vực với phần còn lại của thế giới Nó phản ánh một thực trạng co cụm nhằm bảo
vệ những lợi ích tương đồng giữa một vài quốc gia trước những nguy cơ, những tác động tiêu cực do toàn cầu hoá đăt ra Nhưng thực tế cho thấy hội nhập kinh tế khu vực là sự bổ sung tốt cho quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu Trong quan hệ với toàn cầu hoá thì xu thế khu vực hoá được xem là bước chuẩn bị để tiến tới toàn cầu hoá
Trang 26Ngày nay, các quan hệ hợp tác khu vực đã phát triển rất mạnh mẽ, đan xen vô cùng phức tạp và gắn kết chặt chẽ với quan hệ hội nhập kinh tế toàn cầu
1.2.2 Các hình thức hội nhập kinh tế khu vực
Theo Béla Balassa (1961), hội nhập kinh tế khu vực có thể chia thành năm hình thức xét theo cấp độ cam kết tự do hóa thương mại và liên kết kinh tế từ “nông” tới
“sâu”, bao gồm: (1) Thỏa thuận thương mại ưu đãi (Preferential Trade Arrangement/PTA); (2) Khu vực thương mại tự do (Free Trade Area/FTA); (3) Liên minh thuế quan (Custom Union/CU); (4) Thị trường chung (Common Market/CM); (5) Liên minh kinh tế (Economic Union/EU)
Thỏa thuận thương mại ưu đãi là những thỏa thuận trong đó các bên tham gia
thống nhất hạ thấp một phần hàng rào thương mại hàng hóa cho nhau và duy trì hàng rào đó với các bên thứ ba không tham gia thỏa thuận Việc hạ thấp hàng rào thương mại được thực hiện thông qua cắt giảm thuế quan từng phần, tuy nhiên những ưu đãi thuế này chỉ được áp dụng cho một số sản phẩm nhất định chứ không áp dụng cho tất
cả hàng hóa được trao đổi giữa các nước Có thể thấy hình thức hội nhập này có phạm
vi tương đổi hẹp và có thể xem như là một quá trình tự do hóa thương mại từng phần
Khu vực thương mại tự do là hình thức hội nhập trong đó các bên tham gia thỏa
thuận xóa bỏ hầu hết hàng rào thương mại, thuế quan và phi thuế quan cho nhau nhưng vẫn duy trì chính sách thuế quan riêng của mỗi bên đối với các nước ngoài khu vực Việc duy trì chính sách thương mại độc lập với các nước bên ngoài tạo khả năng cho hàng hóa ngoại khối thâm nhập vào thị trường các nước trong khu vực thông qua một nước có mức thuế quan thấp nhất Các nước bên ngoài khu vực sẽ xuất hàng hóa sang nước thành viên trong khu vực có mức thuế quan thấp nhất và hàng hóa từ nước này sau đó được xuất sang các nước thành viên khác Để hạn chế khả năng này, các thỏa thuận về khu vực thương mại tự do thường đưa ra các nguyên tắc xuất xứ, theo
đó, chỉ những hàng hóa đáp ứng yêu cầu tối thiểu về giá trị được sản xuất bởi chính thành viên trong khu vực này mới được hưởng ưu đãi thuế quan
Trang 27Liên minh thuế quan thể hiện mức độ hội nhập kinh tế cao hơn khi các bên tham
gia hình thành khu vực thương mại tự do không chỉ cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan trong nội khối mà còn có chính sách thuế quan chung đối với các nước bên ngoài liên minh Việc xây dựng một chính sách thuế quan thống nhất như vậy sẽ thúc đẩy quá trình phân bổ nguồn lực trong các nước thành viên
Thị trường chung là hình thức hội nhập kinh tế ở mức độ cao hơn, trong đó các
nước tham gia hình thành Liên minh thuế quan đồng thời cho phép sự dịch chuyển tự
do của các nhân tố sản xuất là vốn và lao động Nói cách khác, bên cạnh việc tự do hóa thương mại nội khối, thống nhất chính sách thuế quan chung đối với các quốc gia ngoại khối, thì ở Thị trường chung các rào cản đối với sự di chuyển vốn và lao động được xóa bỏ hoàn toàn giữa các nước thành viên Điều này sẽ thúc đẩy quá trình phân
bổ nguồn lực, giúp các nguồn lực đến được nơi mà chúng tạo ra hiệu quả cao nhất
Liên minh kinh tế là hình thức hội nhập kinh tế ở mức độ cao nhất Theo đó, các
bên tham gia hình thành thị trường chung đồng thời xây dựng chính sách kinh tế chung toàn liên minh bằng cách hài hòa hóa các chính sách tài khóa và tiền tệ quốc gia Thông thường một số thể chế chung sẽ được thành lập có trách nhiệm lập chính sách kinh tế chung cho cả liên minh thay thế cho các thể chế ở cấp độ quốc gia Việc tham gia vào một Liên minh kinh tế đòi hỏi các quốc gia thành viên phải sẵn sàng từ
bỏ quyền kiểm soát đối với nền kinh tế nội địa
Trong năm hình thức của hội nhập kinh tế khu vực, hai hình thức đầu tiên hình thành Thỏa thuận thương mại ưu đãi và Khu vực thương mại tự do được coi là cấp
độ hội nhập “nông”, nghĩa là mới điều tiết những vấn đề thuế quan tại biên giới và tự
do hóa thương mại thuần túy, ba hình thức còn lại được phân loại vào nhóm thỏa thuận hội nhập “sâu”, bao hàm các nội dung về hài hòa hóa các vấn đề chính sách trong biên giới quốc gia thành viên, điều phối và xây dựng chính sách chung cho toàn nhóm thành viên và ở mức độ nào đó là hình thành những thể chế khu vực có tư cách pháp lý cao hơn thể chế quốc gia thành viên
1.2.3 Tác động của hội nhập kinh tế khu vực
Trang 28a) Tạo lập thương mại và chệch hướng thương mại
Hội nhập kinh tế khu vực đều hướng tới việc dỡ bỏ các hạn chế và rào cản đối với thương mại nội khối và do đó, đều hứa hẹn mang lại những lợi ích của thương mại tự do Tuy nhiên, bên cạnh việc tạo điều kiện cho thương mại tự do và là một bước tiến đến tự do hóa thương mại, với tính phân biệt trong tự do hóa thương mại giữa các thành viên tham gia với các thành viên ngoài khối, hội nhập kinh tế khu vực cũng có thể tạo ra những phí tổn
Trong Lý thuyết về liên minh thuế quan của Jacob Viner (1950), tác giả đã phân tích việc tự do hóa trong khu vực có tính chất phân biệt và sẽ có hai tác động đối nghịch nhau: tác động tạo lập thương mại và tác động chệch hướng thương mại Do
sự có mặt của những tác động đối nghịch nhau, tác động phúc lợi cuối cùng của hội nhập khu vực là không rõ ràng, tùy thuộc vào tác động tạo lập thương mại hay tác động chệnh hướng thương mại chiếm ưu thế
Theo phân tích của Viner, tác động tạo lập thương mại là việc thay thế hàng sản xuất trong nước có chi phí cao bằng hàng nhập khẩu rẻ hơn từ nước đối tác thương mại Trong trường hợp này hội nhập kinh tế khu vực sẽ làm gia tăng thương mại giữa các nước cũng như thúc đẩy quá trình phân bổ nguồn lực giữa các nước thành viên Tác động tạo lập thương mại làm tăng phúc lợi của các nước tham gia và phụ thuộc vào sự sẵn có các nguồn nhập khẩu giá rẻ trong khu vực
Ngược lại với tác động tạo lập thương mại là chệch hướng thương mại, xuất hiện do việc tự do hóa có tính chất phân biệt trong khu vực hội nhập Do thuế quan
và các rào cản phi thuế quan chỉ được dỡ bỏ với các hàng hóa trao đổi nội khối, trong khi vẫn được duy trì đối với hàng hóa từ các nước không phải thành viên, sự hình thành khu vực tự do thuế quan có thể chuyển hướng nhập khẩu từ các nước không phải thành viên tới các nước thành viên Chệch hướng thương mại diễn ra khi hàng nhập khẩu từ một nước không phải thành viên bị thay thế bởi hàng nhập khẩu có giá thành cao hơn từ một nước thành viên (nhưng nhờ được cắt giảm thuế quan nên giá nhập khẩu từ nước trong thành viên vẫn thấp hơn từ nước không phải thành viên)
Trang 29Tác động chệnh hướng thương mại rõ ràng làm giảm lợi ích của các nước thành viên tham gia vào liên minh thuế quan
b) Lợi ích kinh tế nhờ quy mô
Tính kinh tế nhờ quy mô xuất hiện do sự có mặt của chi phí cố định Chi phí cố định bao gồm chi phí về nhà xưởng, chi phí nghiên cứu và triển khai, tiền thuê văn phòng và tiền lương trả cho nhân viên hành chính và quản lý Chi phí này không phụ thuộc vào mức sản lượng Điều đó có nghĩa là, khi sản xuất gia tăng chi phí cố định tính trên mỗi đơn vị sản phẩm giảm xuống, và chi phí sản xuất cũng sẽ giảm xuống Ngược lại, ở mức sản lượng thấp, chi phí sản xuất sẽ cao và sản xuất kém hiệu quả
và không có tính cạnh tranh
Việc tham gia hội nhập kinh tế khu vực có thể giúp các nước thành viên khai thác tính kinh tế theo quy mô nhờ mở rộng thị trường, qua đó cải thiện tính hiệu quả sản xuất Thay vì sản xuất cho thị trường nội địa nhỏ hẹp, việc cắt giảm thuế quan trong các nước thành viên khi tham gia hội nhập kinh tế khu vực cho phép các doanh nghiệp trong mỗi nước có thể sản xuất và bán hàng trong cả liên minh Thị trường
mở rộng tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong các nước thành viên cắt giảm chi phí sản xuất thông qua việc mở rộng quy mô sản xuất Tác động này thường được gọi là tác động cắt giảm chi phí sản xuất Ngoài ra chi phí sản xuất giảm nhờ khai thác tính kinh tế quy mô cũng giúp hạn chế tác động chệch hướng thương mại và tăng cường hơn nữa lợi ích của hội nhập
c) Gia tăng cạnh tranh, chuyên môn hóa sản xuất và tính hiệu quả
Việc cắt giảm thuế quan, cùng với lợi ích kinh tế nhờ quy mô mà hội nhập kinh
tế khu vực mang lại sẽ thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa sản xuất trong các nước thành viên Việc chuyên môn hóa sản xuất giúp tăng cường hiệu quả và năng suất thông qua quá trình học thông qua làm việc Việc chuyên môn hóa vào một ngành sản xuất nhất định giúp tích lũy kinh nghiệm và tri thức, thúc đẩy việc đổi mới và sáng tạo, và qua đó nâng cao hiệu quả và năng suất trong các nước thành viên
Trang 30Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan hạn chế cạnh tranh và các doanh nghiệp được bảo hộ trên thị trường nội địa thường có ít động lực để đổi mới quản lý và công nghệ cũng như nâng cao tính cạnh tranh Động lực đổi mới sẽ càng hạn chế nếu các doanh nghiệp này có vị trí độc quyền trên thị trường nội địa và được bảo hộ Việc cắt giảm thuế quan giúp gia tăng cạnh tranh trong khu vực Cạnh tranh nhiều hơn sẽ buộc các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác động tích cực của thương mại quốc tế tới năng suất và đổi mới công nghệ, và qua đó tới tăng trưởng kinh tế Một số nghiên cứu
đã chỉ ra rằng, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa thường có năng suất lao động cao hơn, và do đó có mức tiền lương cao hơn các doanh nghiệp chỉ bán trên thị trường nội địa Một số nghiên cứu khác cho thấy rằng chỉ những doanh nghiệp tốt mới có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện thương mại tự do Quá trình “lựa chọn” thông qua thương mại quốc tế cũng sẽ giúp tăng năng suất và tính hiệu quả của nền kinh tế nói chung3
d) Tạo lập đầu tư và chệch hướng đầu tư
Hội nhập kinh tế trong khu vực đóng góp vào việc thúc đẩy đầu tư của các nước thành viên, bao gồm cả đầu tư nội khối và đầu tư từ các nước ngoài khu vực Việc xóa bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan giúp phân bổ hiệu quả các nguồn lực vốn và lao động trong các nước thành viên Điều này giúp tăng cường phúc lợi và kích thích tăng truởng kinh tế, và tăng trưởng cao hơn cũng nâng cao mức đầu tư Một khi thuế quan và các hàng rào phi thuế quan được xóa bỏ, việc đầu tư vào một nước thành viên trong khu vực thương mại tự do sẽ cho phép khai thác thị trường rộng lớn của cả khu vực này Việc mở rộng thị trường vì vậy giúp khai thác tính kinh
tế quy mô và tăng hiệu quả đầu tư Hiệu quả đầu tư cao hơn sẽ giúp thu hút đầu tư từ các nước thành viên cũng như các nước bên ngoài Tác động này có thể được xem là tác động tạo lập đầu tư Bên cạnh tác động tạo lập, hội nhập kinh tế khu vực cũng có
3 Các bằng chứng kinh nghiệm về tác động của thương mại quốc tế tới năng suất và tăng trưởng kinh tế được trình bày trong WTO (2008)
Trang 31thể gây chệch hướng đầu tư Tác động chệch hướng đầu tư xảy ra khi việc thành lập một khu vực tự do hóa thương mại thu hút đầu tư vào các nước thành viên trong khi
nó có thể được đầu tư hiệu quả hơn trong các nước ở ngoài khu vực Tác động chệch hướng đầu tư có thể làm giảm phúc lợi của một hình thức hội nhập kinh tế khu vực
e) Tạo lập khả năng gây ảnh hưởng đến điều kiện thương mại
Thương mại tự do không nhất thiết tối đa hóa phúc lợi cho tất cả các nước Khác với trường hợp của nước nhỏ, một nước lớn có sức mạnh trong thương mại quốc tế
và có thể tác động đến điều kiện thương mại Trong trường hợp này, một nước lớn có thể tăng phúc lợi cho mình bằng cách áp dụng thuế quan và qua đó ảnh hướng đến điều kiện thương mại
Khả năng tác động đến điều kiện thương mại cũng hứa hẹn những lợi ích khi tham gia hội nhập kinh tế khu vực.Trong khi từng nước là nhỏ và không thể tác động đến điều kiện thương mại, một liên minh bao gồm nhiều nước nhỏ có thể có tác động đến thương mại quốc tế và điều kiện thương mại Trên ý nghĩa này, các nước nhỏ có thể bảo vệ mình tốt hơn khi tham gia vào một khu vực thương mại tự do Các nước nhỏ cũng có thể tăng cường sức mạnh thương lượng của mình khi tiến hành thương lượng như một nhóm thay vì thương lượng riêng rẽ Điều này cũng cho thấy hội nhập trong khu vực có lợi thế hơn so với tự do hóa thương mại đơn phương
1.3 Tổng quan về RCEP
1.3.1 Bối cảnh hình thành RCEP
RCEP là một hiệp định thương mại tự do đang trong thời gian đàm phán giữa
10 nước thành viên ASEAN và 6 quốc gia mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại
tự do là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand Ý tưởng xây dựng RCEP ra đời trong bối cảnh hội nhập trong ASEAN và giữa ASEAN với các nước trong và ngoài khu vực Đông Á đang được tích cực đẩy mạnh Bên cạnh
đó là sự xuất hiện nhu cầu thống nhất các khu vực thương mại tự do giữa ASEAN và một số đối tác, làm sâu sắc hơn nữa quá trình tự do hóa thương mại trong các nước thành viên
Trang 32a) Hội nhập trong ASEAN
Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN - Association of Southeast Asian Nations) được thành lập năm 1967 gồm 5 thành viên là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan Tính đến cuối năm 1999, ASEAN đã mở rộng gồm 10 thành viên, kết nạp thêm Brunei (1984), Việt Nam (1995), Lào (1997), Myanmar (1997) và Campuchia (1999) Các nước ASEAN cùng hướng tới mục tiêu chung là thúc đẩy hội nhập, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tăng cường hợp tác,
an ninh và ổn định của khu vực
Quá trình hội nhập trong ASEAN được bắt đầu với việc thỏa thuận về Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) vào năm 1992 AFTA hoạt động dựa trên Hiệp định về cơ chế ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) - một công cụ cắt giảm thuế theo lộ trình Hiệp định chia sản phẩm thành các nhóm khác nhau dựa trên mức
độ nhạy cảm của từng sản phẩm để cho Chính phủ dư địa về chính sách CEPT chia sản phẩm thành danh mục cắt giảm chung, loại trừ tạm thời và danh mục nhạy cảm
Từ năm 2010, tất cả thuế áp dụng cho ASEAN6 giảm xuống 0%, trong khi đối với Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam mục tiêu này phải thực hiện vào năm 2015 Cùng với việc thực hiện các nội dung trong khuôn khổ AFTA, các nền kinh tế ASEAN đang thúc đẩy hơn nữa quá trình hội nhập kinh tế trong khu vực với việc xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) Đây là bước tiến cao nhất trong hội nhập kinh tế ASEAN cho tới hiện tại Kế hoạch Tổng thể AEC, được thống nhất tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 12, đã đặt ra mục tiêu làm thay đổi ASEAN thành (1) một thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất; (2) một khu vực kinh tế có tính cạnh tranh cao; (3) một khu vực phát triển kinh tế đồng đều và (4) hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế toàn cầu Trong AEC, các loại thuế quan đối với thương mại nội khối ASEAN sẽ được xóa bỏ hoàn toàn và những hạn chế trong thương mại dịch vụ cũng như rào cản dịch chuyển vốn cũng được dỡ bỏ Sự hình thành AEC đã biến ASEAN trở thành một cơ sở sản xuất và thị trường đơn nhất với các luồng thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư được tự do hóa, cùng với đó là sự cho phép lưu chuyển lao động không hạn chế giữa các nước thành viên
Trang 33Khác với hội nhập trong Cộng đồng kinh tế ASEAN, các khu vực thương mại
tự do ASEAN+1 về cơ bản vẫn tập trung vào việc tự do hóa thương mại hàng hóa Vấn đề tự do hóa thương mại dịch vụ vẫn được tiếp tục thương lượng trong nhiều khu vực thương mại tự do ASEAN+1 Trong khi đó, một số khu vực thương mại tự do đã đạt được thỏa thuận về thương mại dịch vụ, mặc dù các cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ vẫn còn rất hạn chế
Khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA – ASEAN-China Free Trade Area)
ACFTA là kết quả của quá trình nhiều bước bắt đầu từ năm 2002 khi các nhà lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc ký kết Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN-Trung Quốc Hiệp định khung này thúc đẩy tự do hóa thương mại hàng hóa, tạo cơ sở để tiếp tục đàm phán đi đến việc ký kết Hiệp định thương mại hàng hóa và Hiệp định về cơ chế giải quyết tranh chấp của Hiệp định khung ACFTA đi xa hơn
và còn bao gồm cả Hiệp định về Thương mại dịch vụ và Hiệp định về đầu tư Hiệp định thương mại hàng hóa ký năm 2004 và được các nước ASEAN thực hiện vào ngày 1/7/2005 và được Trung Quốc thực hiện vào ngày 20/7/2005 Hiệp định thương mại dịch vụ có hiệu lực vào tháng 2/2007 Theo Hiệp định này, dịch vụ và các nhà cung cấp/cung ứng dịch vụ trong khu vực sẽ được hưởng lợi từ việc cải thiện mức độ
Trang 34mở cửa thị trường và đối xử quốc gia trong các ngành/phân ngành có đưa ra cam kết Hiệp định đầu tư được thực hiện vào ngày 15/2/2010 Hiệp định này sẽ tạo nên một môi trường thuận lợi và minh bạch hơn và đem lại cho các công ty ở ASEAN ưu thế cạnh tranh để khai thác các cơ hội to lớn ở Trung Quốc
Theo hiệp định Thương mại hàng hóa, việc cắt giảm và/hoặc loại bỏ thuế quan được áp dụng với hầu hết các sản phẩm, tương ứng sẽ có các lộ trình thực hiện khác nhau và cùng với đó là sự linh hoạt trong đối xử ưu đãi về thời gian thực hiện và mức
độ cam kết dành cho các nước thành viên ASEAN kém phát triển Các sản phẩm được phân loại thành các danh mục như sau: (1) Chương trình thu hoạch sớm; (2) Lộ trình thông thường (trong đó có Lộ trình thông thường 1 và Lộ trình thông thường 2; (3)
Lộ trình nhạy cảm (trong đó có Danh mục nhạy cảm và Danh mục đặc biệt nhạy cảm) Trong lộ trình thông thường, thuế quan sẽ bắt đầu được cắt giảm vào năm 2005
và được dỡ bỏ hoàn toàn từ khoảng 2010-2012 đối với Trung Quốc và các nước ASEAN6, từ 2015 hoặc 2018 đối với Việt Nam và các thành viên ASEAN mới Thuế quan sẽ được cắt giảm theo tỷ lệ bằng nhau nhưng trong một số trường hợp, thuế cao
sẽ đòi hỏi cắt giảm mạnh hơn
- Chương trình “thu hoạch sớm” (EHP – Early Harvest Program): được thực hiện từ ngày 01/01/2004 Theo đó, mức thuế đối với các hàng hóa nông sản mã HS 01-08 trong biểu thuế xuất nhập khẩu sẽ được giảm xuống mức 0% vào ngày 01/01/2006 đối với các nước ASEAN6 và Trung Quốc; vào ngày 01/01/2008 đối với Việt Nam; vào ngày 01/01/2009 đối với Lào và Myanmar và vào ngày 01/01/2010 đối với Campuchia Chương trình EHP được áp dụng với khoảng hơn 500 hàng hóa nông sản giữa Trung Quốc và các nước ASEAN
- Chương trình cắt giảm thông thường (NT - Normal Track): bắt đầu được thực hiện từ ngày 01/7/2005, áp dụng đối với các hàng hóa còn lại trong biểu thuế xuất nhập khẩu Theo đó, mức thuế đối với các hàng hóa này sẽ giảm xuống 0% vào ngày 01/01/2010 đối với ASEAN6 và Trung Quốc; và vào ngày 01/01/2015 đối với các nước CLMV
Trang 35- Cắt giảm thuế quan đối với các hàng hóa trong danh mục nhạy cảm (ST – Sensitive Track) và đặc biệt nhạy cảm (HST - Highly Sensitive Track): mỗi nước có những mặt hàng riêng trong danh mục ST và HST
Đối với hàng hóa trong danh mục ST, ASEAN6 và Trung Quốc cam kết cắt giảm thuế xuống 20% không muộn hơn ngày 01/01/2012; xuống 0-5% không muộn hơn ngày 01/01/2018 Việt Nam cam kết cắt giảm xuống 20% không muộn hơn ngày 01/01/2015; xuống 0-5% không muộn hơn ngày 01/01/2020 Đối với các nước CLM, thuế suất sẽ giảm xuống 20% không muộn hơn ngày 01/01/2015; xuống 0-5% không muộn hơn ngày 01/01/2020
Hàng hóa trong danh mục hàng đặc biệt nhạy cảm sẽ được giảm 50% tại thời điểm cam kết của danh mục hàng nhạy cảm
Khu vực thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA – ASEAN-Korea Free Trade Area)
Việc thành lập AKFTA được đề xuất vào tháng 10/2003 tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Hàn Quốc tổ chức tại Bali, Indonesia Đàm phán bắt đầu vào năm 2005
và Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện đã được ký bởi các lãnh đạo tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Hàn Quốc lần thứ 9 vào ngày 13/12/2005 Hiệp định khung này nhằm thiết lập Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN-Hàn Quốc trước 2008 (linh hoạt tới năm 2010) đối với Hàn Quốc, năm 2010 (linh hoạt tới năm 2012) đối với Brunei, Indonesia, Malaysia, Phillippines, Singapore và Thái Lan, năm 2016 đối với Việt Nam và năm 2018 đối với Campuchia, Lào và Myanmar Trên cơ sở Hiệp định khung, các bên đã thỏa thuận và ký kết các Hiệp định về Cơ chế Giải quyết Tranh chấp, Hiệp định về Thương mại Hàng hóa, Hiệp định về Thương mại Dịch vụ,
và Biên bản ghi nhớ thành lập Trung tâm ASEAN-Hàn Quốc
Theo Hiệp định về Thương mại hàng hóa, tương tự như ACFTA, việc cắt giảm thuế trong AKFTA tuân theo các lộ trình khác nhau và phụ thuộc vào việc các sản phẩm được xếp vào danh mục nà Danh mục sản phẩm phải nhượng bộ thuế quan trong AKFTA được phân loại thành: (1) Danh mục thông thường (trong đó bao gồm
Trang 36Danh mục thông thường 1 và Danh mục thông thường 2); (2) Danh mục nhạy cảm; (3) Danh mục đặc biệt nhạy cảm FTA ASEAN-Hàn Quốc cũng áp dụng phương thức giảm thuế theo tầng Cắt giảm thuế dựa theo mức thuế ưu đãi MFN
Bảng 1.1: Cắt giảm thuế quan theo AKFTA
Thông
thường
ASEAN6 + Hàn Quốc
(0% từ 1/1/2010)
90% danh mục
hơn 90% của giá trị nhập khẩu
Hàn Quốc: 70% các sản phẩm 0% từ 1/1/2007
0% từ 2010 ASEAN6:
2009: 90% các sản phẩm được liệt kê 0%
2010: 0% đối với tất cả các sản phẩm (linh hoạt: 2012 đối với 5% các sản phẩm được liệt kê) CLMV
(0% từ 1/1/2018 đối với Việt Nam)
(0% từ 1/1/2020 đối với CLM)
75% các dòng thuế
2013 đối với Việt Nam (2014 đối với CLM): 0-5%
2015 đối với Việt Nam (2017 đối với CLM): 90% các sản phẩm được liệt kê 0%
2016 đối với Việt Nam (2018 đối với CLM): 0% đối với tất cả các sản phẩm (linh hoạt: 2018 cho Việt Nam và 2020 cho Campuchia với 5% sản phẩm được liệt kê)
Danh mục
nhạy cảm
ASEAN6 + Hàn Quốc
(Tối đa 10%
danh mục dòng thuế và 10% giá trị nhập khẩu)
20% không quá 1/1/2012 0-5% không quá 1/1/2016
Việt Nam: 10%
danh mục dòng
20% không quá 1/1/2017 (CLMV 2020) 0-5% không quá 1/1/2021 (CLMV 2024)
Trang 37thuế và 25% giá trị nhập khẩu CLM: 10% danh mục dòng thuế Đặc biệt nhạy
nhất là 1/1/2016 (VN 2012, CLMV 2024) Nhóm 3 ASEAN6+Hàn Quốc: thuế phải giảm 50% muộn
nhất là 1/1/2016 (VN 2012, CLMV 2024) Nhóm 4 Hàng hóa chịu hạn ngạch thuế quan Nhóm 5 Miễn cắt giảm thuế Tối đa 40 dòng thuế ở mức 6
chữ số
Nguồn: MUTRAP III (2010)
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP - ASEAN-Japan Comprehensive Economic Partnership)
AJCEP là một hiệp định hợp tác toàn diện với những quy định kinh tế ở mức độ rất sâu AJCEP bắt đầu đàm phán vào tháng 4/2005 Sau đó, hiệp định được ký kết giữa ASEAN và Nhật vào tháng 3/2008 và có hiệu lực vào tháng 12/2008 Tính đến tháng 11/2009, Nhật Bản, Singapore, Lào, Việt Nam, Myanmar, Brunei, Malaysia, Thái Lan và Campuchia đã phê chuẩn hiệp định
Đối với nhiều chương, AJCEP vẫn chủ yếu trong giai đoạn đàm phán Hiệp định mới tập trung vào các vấn đề về tự do hóa thương mại hàng hóa, còn lại các vấn đề
về tự do hóa thương mại dịch vụ, đầu tư vẫn trong quá trình thỏa thuận Khi hoàn tất, Hiệp định sẽ bao gồm nhiều vấn đề quan trọng liên quan tới thương mại hàng hóa, quy tắc xuất xứ, kiểm dịch động thực vật, hàng rào kỹ thuật, thương mại dịch vụ, đầu
tư, hợp tác kinh tế và giải quyết tranh chấp
Thương mại hàng hóa: Loại bỏ hoặc cắt giảm thuế (áp dụng một hệ thống nhượng bộ chung trong đó việc cắt giảm và loại bỏ thuế giữa Nhật Bản và các nước ASEAN được áp dụng như nhau đối với mỗi quốc gia ký kết), tự vệ, thủ tục hải quan
Trang 38Thuế quan đối với 93% hàng nhập khẩu từ ASEAN vào Nhật sẽ được loại bỏ trong
10 năm, trong khi đó 50% nhập khẩu từ Nhật Bản vào ASEAN sẽ được 6 nước ASEAN (Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore and Thái Lan) cắt giảm trong vòng 10 năm Bên cạnh các trường hợp ngoại lệ chung vì mục đích an toàn, an ninh, có một số sản phẩm được miễn cam kết cắt giảm hoặc loại trừ hoàn toàn, chúng
đa dạng từ sản phẩm nông nghiệp tại Nhật Bản đến xe ô tô tại các thành viên ASEAN Quy tắc xuất xứ: Chứng nhận xuất xứ (áp dụng một quy định chung về quy tắc xuất xứ đối với các quốc gia ký kết và đưa ra quy chế tổng hợp các quy định về xuất
xứ ở Nhật Bản và các nước ASEAN
Các biện pháp kiểm dịch động, thực vật: Quyền và nghĩa vụ liên quan tới các biện pháp kiểm dịch động thực vật dựa vào Hiệp định về Các biện pháp Kiểm dịch động thực vật (SPS) đã ký được tái xác nhận Một tiểu ban sẽ được thành lập để trao đổi thông tin và thúc đẩy hợp tác
Tiêu chuẩn và thủ tục đánh giá tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn tự nguyện, tiêu chuẩn bắt buộc, các thủ tục đánh giá tuân chuẩn không được tạo ra những rào cản không cần thiết cho thương mại
Khu vực thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA - ASEAN-India Free Trade Area)
Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Ấn Độ lần thứ hai năm 2003, Hiệp định khung giữa ASEAN và Ấn Độ về Hợp tác kinh tế toàn diện đã được ký kết bởi các lãnh đạo của hai bên Hiệp định khung này đã tạo nền móng vững chắc cho sự thành lập khu vực Thương mại và Đầu tư ASEAN-Ấn Độ (RTIA), bao gồm các hiệp định thương mại tự do về hàng hóa, dịch vụ và đầu tư
ASEAN và Ấn Độ đã ký kết Hiệp định về Thương mại hàng hóa (TIG) tại Bangkok ngày 13/8/2009 sau sáu năm đàm phán Việc ký kết thỏa thuận này đã mở đường cho việc thành lập một trong những khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới – một thị trường với gần 1,8 tỷ dân với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 2,75 nghìn
tỷ USD AIFTA sẽ xóa bỏ cam kết thuế quan cho trên 90% các mặt hàng được buôn
bán giữa hai khu vực, bao gồm cả những “sản phẩm đặc biệt” như dầu cọ (thô và tinh
Trang 39chế), cà phê, trà đen và hạt tiêu Thuế quan đối với trên 4000 dòng sản phẩm sẽ được
Hội nghị Thượng đỉnh Kỷ niệm ASEAN, Australia và New Zealand năm 2004
đã khởi đầu cho các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do Vào ngày 27/2/2009, Hiệp định thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA) đã được ký kết bởi các Bộ trưởng kinh tế ASEAN, Australia
và New Zealand bên lề Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 14 tại Cha-am/Hua Hin, Thái Lan; hiệp định có hiệu lực vào ngày 1/1/2010 Đây là thỏa thuận kinh tế riêng lẻ toàn diện nhất và cũng là hiệp định phức tạp nhất mà ASEAN tham gia từ trước đến nay Thực tế, AANZFTA điều tiết tất cả các khía cạnh quan trọng nhất của quan hệ kinh tế quốc tế, đi xa hơn các Hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Nó không chỉ bao gồm nội dung về thương mại hàng hóa và thương mại dịch
vụ (bao gồm dịch vụ tài chính và dịch vụ viễn thông) mà còn bao gồm quy định về nguồn gốc xuất xứ, các biện pháp kiểm dịch, thương mại điện tử, di chuyển thể nhân, đầu tư, tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật và các thủ tục đánh giá tiêu chuẩn, thủ tục hải quan, tự vệ, giải quyết tranh chấp, cạnh tranh và quyền sở hữu trí tuệ cùng với một
số cam kết về hợp tác kinh tế AANZFTA cũng là thỏa thuận liên khu vực đầu tiên của ASEẠN và hiệp định thương mại tự do đầu tiên mà Australia và New Zealand cùng tham gia đàm phán
Bảng 1.2: Tỷ lệ các dòng thuế có thuế suất 0-5% theo AANZFTA (tính theo %)
Năm
Trang 40Thứ nhất, các hiệp định FTA ASEAN+1 dù quan trọng nhưng bản thân chúng
không thể thay thế được cho các hiệp định đa phương Các FTA này chỉ nhằm thúc đẩy thương mại và cơ hội liên quan giữa những nhóm nhỏ của các nền kinh tế, trong khi đó chưa thể đảm bảo được những lợi ích trực tiếp như cải thiện việc tiếp cận thị trường và giảm nguy cơ dễ bị tổn thương trước những thay đổi bất lợi trong cơ chế thương mại đầu tư nước ngoài, lẫn những lợi ích gián tiếp khác như dẫn tới những cải cách trong nước và thuận lợi hóa thương mại Bên cạnh đó, các FTA ASEAN+1