Được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp chất lượng giáo dục của thành phố Sầm Sơn ngày càng được nâng lên, công tác phổ cập và xóa mù chữ, có nhiều giải pháp tích cực, các trường học được tăng cường, bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy.
Thành phố Sầm Sơn đạt phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi năm 2014, phổ cập GDTH mức độ 3 năm 2015, đạt phổ cập GDTHCS mức độ 3 năm 2020, xóa mù chữ mức độ 2 năm 2020. Ước thực hiện trong năm 2021 duy trì bền vững phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi, phổ cập GDTH mức độ 3, phổ cập GDTHCS mức độ 3, xóa mù chữ mức độ 2.
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục được học trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông và học nghề năm 2021 của 3 xã đạt 93,2%. Công tác xã hội hóa giáo dục, khuyến học, khuyến tài, xây dựng gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập ngày càng phát triển. Quỹ Khuyến học các cấp của thành phố có số tiền trên 70 tỉ đồng, hằng năm duy trì trao thưởng cho giáo viên, học sinh có thành tích xuất sắc và học sinh nghèo vượt khó với số tiền trên 350 triệu đồng. Trong 11 năm, thành phố có 172 học sinh đậu vào các trường THPT chuyên của Bộ, THPT chuyên Lam Sơn; đạt nhiều giải HSG quốc gia, HSG tỉnh.
Trung tâm Giáo dục dạy nghề - Giáo dục thường xuyên và trung tâm học tập cộng đồng các xã, phường hoạt động tích cực, phát huy được chức năng và vai trò trong việc nâng cao trình độ dân trí, tay nghề cho lao động nông thôn,
góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Thành phố Sầm Sơn đã tổ chức 08 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho 250 lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể: Năm 2016: Tổ chức 02 lớp học, gồm: 01 lớp đào tạo thuyền trưởng tàu cá hạng 4 cho 35 học viên (tại phường Quảng Cư); 01 lớp đào tạo chế biến hải sản cho 35 học viên (tại phường Quảng Tiến). Năm 2017: Tổ chức 02 lớp học nghề điều khiển tàu biển cho 70 học viên tại phường Quảng Tiến. Năm 2018: Tổ chức 02 lớp học nghề trồng rau an toàn cho 70 học viên (35 học viên/lớp) tại xã Quảng Hùng và xã Quảng Minh. Năm 2019: Tổ chức 02 lớp học nghề chế biến và bảo quản thủy sản cho 40 học viên (20 học viên/lớp), gồm: 01 lớp tại phường Quảng Cư và 01 lớp tại phường Quảng Tiến.
Hiện nay, có 3/3 xã đều đạt yêu cầu tiêu chí số 14 về giáo dục và đào tạo.
2.4.2. Y tế
Chất lượng khám, chữa bệnh được nâng lên; công tác y tế dự phòng được tăng cường, không để dịch bệnh bùng phát. Mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được củng cố và hoạt động hiệu quả. Thành phố Sầm Sơn đã quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt việc thực hiện các tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã (còn gọi là chuẩn Quốc gia y tế xã); đến nay cả 03/03 xã và 08 phường của thành phố đã đạt được Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã. Các xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế của thành phố Sầm Sơn định kỳ hàng năm được Sở Y tế kiểm tra, đánh giá đảm bảo duy trì tốt Bộ tiêu chí.
Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (cân nặng/tuổi) và thấp còi (chiều cao/tuổi) trên địa bàn toàn thành phố lần lượt là 8,1% và 9,7%; trong đó, đối với các xã, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (cân nặng/tuổi) và thấp còi (chiều cao/tuổi) lần lượt là 7,85% và 9,54%.
Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế toàn thành phố đến nay là 86,9%, trong đó 3 xã là 85,45%, tương đương 15.322 người/17.932 người (không bao gồm 54 người đi lao động ở nước ngoài), đạt 85,45%, trong đó: Quảng Đại 85,2%, Quảng Minh 85,9%, Quảng Hùng 85,4%.
Có 3/3 xã đều đạt yêu cầu tiêu chí số 15 về Y tế.
2.4.3. Văn hóa
Các thôn của 03/03 xã đã được công nhận danh hiệu văn hóa theo quy định, cụ thể: 16/16 thôn được công nhận danh hiệu "Thôn văn hóa", đạt tỷ lệ 100%; 03/03 xã đạt danh hiệu “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, đạt tỷ lệ 100%. Các hoạt động văn hóa - thông tin, tuyên truyền có nhiều đổi mới, đa dạng về hình thức, chất lượng không ngừng được nâng cao, công tác xây dựng
đời sống văn hóa cơ sở được gắn với nội dung chương trình xây dựng nông thôn mới, triển khai đến từng xã, từng thôn, từng hộ gia đình bằng nhiều hình thức; 100% các thôn đã tiến hành điều chỉnh hương ước, quy ước, bổ sung các thiết chế văn hóa tại Nhà Văn hóa các thôn. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được đẩy mạnh và mang lại hiệu quả thiết thực. Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt tỷ lệ 83%, tỷ lệ hộ gia đình thể thao đạt 48% số hộ, tỷ lệ người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên đạt 50% dân số.
Thành ủy thành phố Sầm Sơn đã ban hành Chỉ thị tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về việc thực hiện nếp sống văn vinh trong việc cưới, việc tang và Lễ hội trên địa bàn thành phố và chỉ đạo các Cấp ủy, chính quyền, đoàn thể triển khai thực hiện. Vì vậy, việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều hủ tục đã được loại bỏ, đời sống văn hóa lành mạnh được nâng lên.
Thành phố Sầm Sơn có 35 di tích và danh thắng đã được xếp hạng, trong đó: 01 di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Quốc gia đặc biệt Sầm Sơn, 04 di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, 30 di tích và danh thắng cấp tỉnh. Công tác bảo tồn di sản và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc luôn được quan tâm đẩy mạnh, nhiều công trình đã được quan tâm trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị. Thời gian qua thành phố đã trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp cho các di tích với tổng kinh phí trên 30 tỷ đồng. Đặc biệt, năm 2020, HĐND tỉnh ban hành chủ trương đầu tư Dự án Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sỹ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc tại phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn với tổng mức kinh phí dự kiến khoảng 250 tỷ đồng. Thành phố đã được UBND tỉnh Thanh Hóa tặng Bằng khen, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, UBND thành phố tặng Giấy khen, đơn vị tiêu biểu như xã Quảng Minh.
Hiện nay, có 3/3 xã đều đạt yêu cầu tiêu chí số 16 về văn hóa.
2.4.4. Về công tác bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm
Xác định môi trường là một trong những tiêu chí khó thực hiện, bởi tính “động”, tính bền vững không cao trong thực hiện chương trình xây dựng NTM. Nhận thức được tầm quan trọng, từ thành phố đến cơ sở đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để tăng cường chỉ đạo có hiệu quả công tác bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm. Trong đó, chú trọng các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và nâng cao nhận thức của người dân về tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM.
Căn cứ các Chương trình, nghị quyết và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Thành ủy, UBND thành phố đã ban hành các chương trình, đề án, kế hoạch bảo vệ môi trường hàng năm để triển
khai rộng khắp đến tất cả các đơn vị trên địa bàn thành phố như Chỉ thị số 12- CT/TU ngày 10/5/2018 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Sầm Sơn; Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 10/5/2018 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường lãnh đạo, xây dựng, phát triển thành phố Sầm Sơn thành đô thị sáng – xanh – sạch – đẹp – hấp dẫn và thân thiện.
Thành phố đã chỉ đạo Uỷ ban MTTQ và các đoàn thể tăng cường các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM bằng nhiều hình thức khác nhau như phổ biến trên hệ thống loa truyền thanh, lắp đặt pano, khẩu hiệu, tổ chức thực hiện các mô hình dân vận khéo: "Trồng hoa thay thế cỏ dại ven đường", "Xây dựng bể thu gom bao bì thuốc BVTV trên các cánh đồng", hưởng ứng các hoạt động kỷ niệm "
Ngày khí tượng thế giới", "Giờ trái đất", "Ngày nước thế giới", "Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường", "Ngày môi trường thế giới". Thành phố phát động toàn dân tham gia công tác tổng vệ sinh môi trường, hàng tuần vào chiều thứ bảy, chủ nhật như: quét dọn vệ sinh, trồng hoa, hàng rào xanh ở đường làng, ngõ xóm, công sở, trường học, khu vực công cộng, tạo nhận thức và trách nhiệm của người dân, của cộng đồng về xây dựng đô thị văn minh, công dân thân thiện. Đến nay, tình hình môi trường của thành phố cơ bản được đảm bảo.
- Về nước hợp vệ sinh: Đến nay, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh trên địa bàn 3 xã Quảng Minh, Quảng Đại, Quảng Hùng đạt 100%.
- Về nước sạch: Tỷ lệ trung bình số hộ gia đình sử dụng nước sạch theo QCVN 02:2009/BYT trên địa bàn 3 xã của thành phố Sầm Sơn đạt 82,8%; trong đó, tỷ lệ số hộ sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung là 44,4%; tỷ lệ hộ sử dụng hệ thống máy lọc nước hộ gia đình 38,4%. Cụ thể, xã Quảng Đại 79,9% (tỷ lệ số hộ sử dụng nước sạch từ hệ thống nước sạch tập trung là 38,6%); xã Quảng Minh 83,4% (tỷ lệ số hộ sử dụng nước sạch từ hệ thống nước sạch tập trung là 65,7%); xã Quảng Hùng 85,4% (tỷ lệ số hộ sử dụng nước sạch từ hệ thống nước sạch tập trung là 38,6%).
- Về tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh đảm bảo quy định về môi trường: Trên địa bàn 3 xã có tổng số 560 cơ sở sản xuất - kinh doanh, dịch vụ, bao gồm các nhóm ngành nghề như: nuôi trồng thủy sản, buôn bán các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng, đồ gia dụng, may mặc nhỏ, hàng tạp hóa... 100% các cơ sở đều đạt các yêu cầu về bảo vệ môi trường. 100% các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ đều có cam kết về việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường với UBND các xã. Trong quá trình hoạt động, các cơ sở cơ bản thực hiện
đầy đủ các nội dung đã cam kết trong hồ sơ môi trường, có thực hiện phân loại, thu gom và xử lý chất thải đúng theo quy định.
+ Có 100% các Trạm y tế xã đều có các công trình, biện pháp xử lý chất thải. Có 100% các trạm y tế xã có các công trình, biện pháp xử lý chất thải. Chất thải y tế phát sinh tại các trạm y tế xã được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất y tế. Chất thải sinh hoạt được hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom rác thải sinh hoạt để đưa về khu chôn lấp rác thải tập trung tại phường Trung Sơn, thành phố Sầm Sơn. Chất thải y tế được tâp trung đưa về Trung tâm y tế của thành phố để đưa về Bệnh viện Nhi Thanh Hóa xử lý.
+ Đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản: Trên địa bàn thành phố chủ yếu là nuôi trồng quy mô hộ gia đình như nuôi quảng canh, thâm canh trong phạm vi đất của hộ, thuê đất công ích, việc cải tạo ao hồ, thả giống đều tuân theo lịch thời vụ chính quyền địa phương ban hành. Các hộ đã cam kết bảo vệ môi trường với UBND xã và đã thực hiện vệ sinh ao nuôi thủy sản định kỳ; không sử dụng thuốc thú y thủy sản, hóa chất đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép trong nuôi trồng thủy sản.
Hàng năm, thành phố tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền, vận động, hướng dẫn về công tác bảo vệ môi trường cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, các hộ nuôi trồng thủy sản; tổ chức hội nghị tuyên truyền trực tiếp đến từng xã, treo băng zôn, lồng ghép tuyên truyền qua các buổi tập huấn, các buổi hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng.
- Về xây dựng cảnh quan, môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn: + Cảnh quan môi trường, đường làng, ngõ xóm, khu dân cư được các xã quan tâm thực hiện. Thông qua chương trình xây dựng NTM và thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường do Trung ương, tỉnh phát động. Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 18/8/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, cả hệ thống chính trị các cấp của thành phố đều ban hành kế hoạch hành động để cải thiện cảnh quan, môi trường, chỉnh trang đô thị. Các xã đã ban hành các văn bản nghị quyết, kế hoạch, quy chế, hương ước về BVMT để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác BVMT trên địa bàn đơn vị, đặc biệt là công tác vệ sinh môi trường, thu gom, xử lý chất thải, tạo cảnh quan môi trường sáng - xanh- sạch - đẹp. Thành phố đã và đang duy trì thực hiện thường xuyên tổng vệ sinh môi trường vào chủ nhật hàng tuần như việc trồng hoa, hàng rào xanh ở đường làng, quét dọn vệ sinh, chỉnh trang đường
làng ngõ xóm, công sở, trường học, khu vực công cộng,... Hàng tháng, huy động trên 3.000 lượt người ở các cơ quan, đơn vị và người dân tham gia tổng vệ sinh môi trường; tổ chức chỉnh trang và phát quang trên các trục đường giao thông nông thôn. Đến nay trên địa bàn 3 xã đã phát động trồng được trên 9 km đường hoa, cây xanh dọc các trục đường xã, đường thôn và liên thôn.
- Các xã: Quảng Minh, Quảng Hùng, Quảng Đại, thành phố Sầm Sơn đã triển khai thực hiện việc mai táng cho người từ trần, đảm bảo theo quy định tại Nghị định số 23/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và đảm bảo vệ sinh môi trường; quy định của Bộ Y tế tại Thông tư 02/2010/TT-BYT ngày 26/5/2010 về Hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng. Ban hành quy chế quản lý nghĩa trang; lập danh sách mai táng tại các nghĩa trang trong quy hoạch đã duyệt. Các nghĩa trang đều có các hàng rào cách ly bằng tường xây hoặc cây xanh; rác thải hình thành trong quá trình thực hiện mai táng, được thu gom và được sử lý bằng hình thức đốt tại các khu vực quy hoạch xử lý rác trong nghĩa trang. Công tác mai táng được thực hiện tại vị trí xác định tại các nghĩa trang theo đúng quy hoạch chung xây dựng xã đã được phê duyệt. Trong giai đoạn đoạn từ 2010 đến tháng 12/2016, việc mai táng thực hiện tại 09 nghĩa trang trong quy hoạch chung xây dựng xã được UBND huyện Quảng Xương duyệt; giai đoạn từ năm 2017 đến nay, 03 xã tiếp tục được mai táng tại 09 nghĩa trang nêu trên. Hiện nay, thành phố đã có phương án mai táng cho người từ trần của 3 xã tại nghĩa trang chung của thành phố, hiện đang triển khai thực hiện. Việc mai táng tuân thủ đúng các quy định trong quy chế quản lý nghĩa trang của xã, nghĩa trang thành phố; đảm bảo vệ sinh môi