PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ DỰ BÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN XÂY DỰNG HÒA BÌNH CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................4 1.1 Lý do chọn đề tài:.................................................................................4 1.2 Mục đích nghiên cứu:.............................................................................4 1.3 Phương pháp nghiên cứu:......................................................................4 1.4 Đối tượng nghiên cứu: ...........................................................................4 1.5 Phạm vi nghiên cứu:...............................................................................4 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY ........................................................5 2.1 Giới thiệu chung.....................................................................................5 2.2 Lịch sử hình thành công ty .....................................................................5 2.3 Lĩnh vực kinh doanh...............................................................................6 2.4 Vị thế công ty. ........................................................................................6 2.5 Chiến lược phát triển và đầu tư..............................................................7 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY .........................8 3.1 Các báo cáo tài chính qua 3 năm đã được công bố ...............................8 3.2 Lập báo cáo ngân lưu, báo cáo nguồn tiền và sử dụng tiền....................9 3.3 Phân tích các nhóm hệ số tài chính......................................................15 3.4 Dự báo tình hình tài chính công ty........................................................17 3.5 Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả tài chính công ty ....................19
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG
TIỂU LUẬN MÔN HỌC:
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG XÂY DỰNG
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
VÀ DỰ BÁO TÀI CHÍNH
CÔNG TY: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN
XÂY DỰNG HÒA BÌNH
GVHD: PGS.TS Nguyễn Tấn Bình
TS Trần Lâm Vũ
SVTH: Trần Tiến Dũng
MSHV: 1670020
TPHCM, 12/2017
Trang 2Mục lục
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 4
1.1 Lý do chọn đề tài: 4
1.2 Mục đích nghiên cứu: 4
1.3 Phương pháp nghiên cứu: 4
1.4 Đối tượng nghiên cứu: 4
1.5 Phạm vi nghiên cứu: 4
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 5
2.1 Giới thiệu chung 5
2.2 Lịch sử hình thành công ty 5
2.3 Lĩnh vực kinh doanh 6
2.4 Vị thế công ty 6
2.5 Chiến lược phát triển và đầu tư 7
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY 8
3.1 Các báo cáo tài chính qua 3 năm đã được công bố 8
3.2 Lập báo cáo ngân lưu, báo cáo nguồn tiền và sử dụng tiền 9
3.3 Phân tích các nhóm hệ số tài chính 15
3.4 Dự báo tình hình tài chính công ty 17
3.5 Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả tài chính công ty 19
Trang 3CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Lý do chọn đề tài:
Quản trị tài chính là một bộ phận quan trọng của quản trị doanh nghiệp Tất cả các hoạt động kinh doanh đều ảnh hưởng tới tình hình tài chính của doanh nghiệp, ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu lại có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình kinh doanh Do đó, để phục vụ cho công tác quản lý hoạt động kinh doanh có hiệu quả các nhà quản trị cần phải thường xuyên tổ chức phân tích tình hình tài chính cho tương lai Bởi vì thông qua việc tính toán, phân tích tài chính cho ta biết những điểm mạnh và điểm yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như những tiềm năng cần phát huy
và những nhược điểm cần khắc phục
Từ đó các nhà quản lý có thể xác định được nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị mình trong thời gian tới Với một doanh nghiệp hay bất kì tổ chức kinh doanh dù lớn hay nhỏ khi hoạt động đều mong muốn làm sao hoạt động có hiệu quả thu về lợi nhuận nhiều nhất và đạt được mục tiêu mà công ty đề ra Để làm được điều đó đòi hỏi cần có rất nhiều yếu tố cấu thành nên như vốn, nhân lực, công nghệ v v Một trong những việc cần làm là phân tích được báo cáo tài chính của doanh nghiệp
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Áp dụng các kiến thức đã học về phân tích báo cáo tài chính, tài chính doanh nghiệp vào việc phân tích tình hình hoạt động thực tế của một doanh nghiệp để đề xuất những kiến nghị và giải pháp giúp cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp
1.3 Phương pháp nghiên cứu:
Để đạt được những mục đích như trên, phương pháp được sử dụng bao gồm: lấy thông tin báo cáo được công bố trên trang chủ công ty, lấy dữ liệu, tính toán các số liệu liên quan để so sánh, đánh giá và đưa ra kết luận
1.4 Đối tượng nghiên cứu:
Các thông tin về Công ty, số liệu, các chỉ tiêu thể hiện tình hình tài chính của Công
ty Cổ Phần Xây dựng Hòa Bình
1.5 Phạm vi nghiên cứu:
Đánh giá tình hình tài chính Công ty Cổ Phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình trong
3 năm từ năm 2014 đến năm 2016 Qua đó có cơ sở so sánh, đánh giá một cách tương đối về tình hình chính từ đó đưa ra dự đoán, nhận xét
Trang 4CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
2.1 Giới thiệu chung
Tên pháp định: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN XÂY DỰNG HÒA BÌNH
Tên quốc tế: HOA BINH CONSTRUCTION & REAL ESTATE CORPORATION Viết tắt: HBC
Trụ sở chính: 235 Võ Thị Sáu, Phường 7, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Văn phòng 2: Tòa nhà Pax Sky, 123 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84-8) 39325030
Fax: (84-8) 39302097
Email: info@hbcr.vn
Website: www.hbcr.vn
2.2 Lịch sử hình thành công ty
- Năm 1987, Văn phòng Xây dựng Hoà Bình, trực thuộc Công ty Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, bắt đầu hoạt động với việc thiết kế và thi công một số công trình nhà ở tư nhân
- Ngày 1/12/2000, CTCP Xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp phép xây dựng
- Ngày 22/11/2006, cổ phiếu của công ty được chấp thuận niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
- Tháng 7/2007, công ty tăng vốn lên 135 tỷ đồng
- Tháng 7/2008, mức vốn điều lệ của công ty là 151.195.400.000 đồng
- Tháng 7/2010, công ty tăng vốn điều lệ lên 167.310.030.000 đồng
- Tháng 2/2011, công ty tăng vốn điều lệ lên 207.881.660.000 đồng
- Tháng 12/2011, công ty tăng vốn điều lệ lên 209.425.360.000 đồng
- Năm 2012:
+ Hòa Bình tổ chức Lễ Kỷ niệm 25 năm và đón nhận Huân chương Lao động Hạng
Ba
+ Được trao danh hiệu Thương hiệu Quốc gia lần thứ ba liên tiếp trong ba kỳ đánh giá hai năm một lần
+ Phát triển thị phần sang xây dựng công nghiệp và hạ tầng
Trang 5+ Thiết lập thành công tất cả các phân hệ của Hệ thống ERP, triển khai Hệ thống Lương 3P và Cổng Thông tin Nội bộ (Portal Office)
- Năm 2013:
+ Hòa Bình trở thành nhà thầu chính của tòa tháp cao nhất Việt Nam với độ cao 363m tại dự án Vietinbank Tower, Hà Nội
+ Hòa Bình vươn đến thị trường quốc tế thứ 2 là Myanmar với vai trò quản lý thi công xây dựng sau 2 năm đặt chân đến thị trường Malaysia
+ Ký kết hợp tác chiến lược và phát hành thành công 10 triệu cổ phiếu cho PT Nikko Securities Indonesia
- Năm 2016:
+ Hòa Bình trở thành nhà thầu xây dựng duy nhất Việt Nam 5 lần lien tiếp nhận Thương hiệu Quốc gia
+ Ghi nhận Doanh thu hơn 10.000 tỷ đồng, tăng 86% so với 2015; lợi nhuận sau thuế đạt 568 tỷ đồng, tăng 586% so với năm 2015
2.3 Lĩnh vực kinh doanh
- Xây dựng dân dụng và công nghiệp
- Xây dựng cầu đường, công trình giao thông, xây dựng hệ thống cấp thoát nước
- San lấp mặt bằng
- Kinh doanh nhà
- Tư vấn xây dựng (trừ tư vấn thiết kế công trình)
- Sản xuất, mua bán hàng vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất
2.4 Vị thế công ty
Về uy tín: Hòa Bình là một trong những công ty có uy tín bậc nhất trong ngành,
Một số công trình đã được bàn giao cho Hòa Bình với mức giá khá chênh lệch so với thị trường
Về khách hàng: Là đối tác tin cậy của nhiều công ty như: Công ty liên doanh
KTOM, công ty Sino-Pacìic
Về quản lý: hệ thống quản lý khoa học, tiên tiến và ngày càng được hoàn thiện Về nguồn nhân lực: Ban lãnh đạo có uy tín, ĐNCBCNV có trình độ và kinh
nghiệm
Trang 6Về công nghệ: tiếp thu được nhiều công nghệ tiên tiến của các nước trên thê giới Về văn hóa doanh nghiệp: Xây dựng môi trường làm việc trong sạch, lành mạnh,
có tính tự giác và lành mạnh cao
Về tài chính: Hòa Bình đã được BIDV chi nhánh TPHCM đánh giá cao và xếp
loại DOANH NGHIỆP A
2.5 Chiến lược phát triển và đầu tư
Chiến lược phát triển trung và dài hạn
Xây dựng những nền tảng cho sự phát triển lớn mạnh và bền vững của Hòa Bình, bao gồm:
- Hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp đặc sắc, giàu tính nhân văn; gìn giữ môi trường làm việc lành mạnh, trong sạch, vun trồng những nhân tố lạc quan, năng động, không chùn bước trước mọi khó khăn thử thách nhằm chinh phục những đỉnh cao
- Phát huy uy tín thương hiệu Hòa Bình trong nước và trên trường quốc tế, xứng đáng với biểu trưng Thương hiệu Quốc gia
- Thực thi đúng đắn chính sách chất lượng, chính sách trách nhiệm xã hội, chính sách công bằng và hòa hợp đối với tất cả các bên bao gồm: cổ đông, khách hàng, đối tác
và CBCNV
- Nỗ lực học hỏi, tiếp thu và cập nhật những tiến bộ mới nhất về kỹ thuật công nghệ,
về kiến thức quản lý và nghiên cứu đưa vào ứng dụng trong thực tiễn; liên tục huấn luyện
và đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, không
ngừng sáng tạo và đổi mới, nâng cao sức cạnh tranh
- Nỗ lực mở rộng hợp tác trong nước và quốc tế một cách chọn lọc, tôn trọng và thực thi nguyên tắc công bằng, bình đẳng các bên cùng có lợi
Trang 7CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY
3.1 Các báo cáo tài chính qua 3 năm đã được công bố
3.1.1 Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán trong vòng 3 năm gần nhất: 2014, 2015, 2016 được thể hiện
ở bảng sau:
Đơn vị: Triệu đồng
Bảng 3.1 Bảng cân đối kế toán trong vòng 3 năm gần nhất
Qua bảng cân đối kế toán có nhận xét khái quát về tình hình tài chính biến động của các năm như sau:
- Tài sản ngắn hạn của công ty Hòa Bình tăng mạnh qua các năm 2014-2016:
+ Năm 2015 tăng 19.5%
+ Năm 2016 tăng 53.1%
- Tài sản dài hạn của công ty Hòa Bình tăng mạnh qua các năm 2014-2016:
+ Năm 2015 tăng 41.3%
+ Năm 2016 tăng 55,7%
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Khoản phải thu 6,441,298 4,400,540 2,937,623 Hàng tồn kho 1,025,925 398,620 234,909
Tổng tài sản ngắn hạn 8,736,977 5,707,107 4,774,183
Nguyên giá tài sản cố định 2,086,628 1,390,031 1,017,489 Khấu hao (tích lũy) (502,316) (372,550) (297,506)
Tài sản cố định ròng 1,584,313 1,017,481 719,984
Tổng cộng tài sản 10,321,289 6,724,587 5,494,167
Nợ Phải Trả và vốn chủ sở hữu
Vay ngắn hạn 6,070,399 3,946,102 3,338,254 Khoản phải trả người bán 2,018,766 1,261,459 946,463 Thuế thu nhập phải trả 73,317 27,199 49,183
Tổng nợ ngắn hạn 8,162,481 5,234,760 4,333,900
Nợ vay dài hạn 530,966 350,364 186,620
Tổng cộng nợ 8,693,448 5,585,124 4,520,520
Vốn chủ sở hữu 1,079,507 956,190 859,360 Lợi nhuận giữ lại 548,334 183,274 114,286
Tổng vốn chủ sở hữu 1,627,842 1,139,464 973,647
Tổng nợ và vốn chủ sở hữu 10,321,289 6,724,587 5,494,167
Ngày 31/12
Trang 8- Khoản phải thu và hàng tồn kho của Tập đoàn Hòa Bình chiếm tỉ trọng rất cao trong tổng tài sản (khoảng 70%), đây là điều rất cần lưu ý vì nó thể hiện Tập đoàn bị chiếm dụng vốn lớn, cần có một chính sách quản trị vốn lưu động chặt chẽ và hiệu quả
- Nguyên giá tài sản cố định tăng mạnh 50% so với năm 2015 thể hiện trong năm 2016 Tập đoàn đã mở rộng quy mô, đầu tư nhiều vào các tài sản cố định
- Hòa Bình đang gia tăng chính sách sử dụng đòn bẩy tài chính thể hiện việc gia tăng nhanh các khoản nợ so với mức độ tăng vốn chủ sở hữu, đòn bẩy tài chính tăng nhanh
từ 6.4 lên 9.5 qua 3 năm
3.1.2Bảng báo cáo kết quả kinh doanh
Đơn vị: Triệu đồng
Bảng 3.2 Bảng báo cáo kết quả kinh doanh trong vòng 3 năm
=> Nhận xét:
- Doanh thu tăng mạnh qua các năm, đặc biệt tăng rất mạnh năm 2016, cụ thế:
+ Doanh thu năm 2015 tăng so với năm 2014 là 1802 tỷ đồng (47.67%)
+ Doanh thu năm 2016 tăng so với năm 2015 là 4.783 tỷ đồng (85.7%)
- Lợi nhuận tăng mạnh 361 tỷ đồng (210%) so với năm 2015 Mặc dù ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng mạnh nhưng có thể thấy các chi phí kinh doanh tăng rất nhanh theo quy mô doanh thu, do đó Tập đoàn cần có chính sách quản lý các chi phí hiệu quả hơn để tối ưu lợi nhuận
- Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE:
+ Năm 2014: 7.12%
+ Năm 2015: 7.77%
+ Năm 2016: 30.98%
- Suất sinh lời của tài sản ROA:
+ Năm 2014: 1.22%
+ Năm 2015: 1.14%
+ Năm 2016: 4.95%
Tỉ suất ROE và ROA tăng mạnh trong năm 2016, đặc biệt là ROE cao hơn rất nhiều
so với tỉ suất bình quân ngành 13% được xem là rất hấp dẫn Tuy nhiên, việc gia tăng này do tập đoàn sử dụng đòn bẩy tài chính lớn như đã đề cập, do đó cần thận trọng khi đánh giá tình hình tài chính của công ty
(-) Chi phí bán hàng 77,541 4,507 8,705 (-) Chi phí quản lý 302,597 64,819 247,245 (-) Chi phí khấu hao 129,765 75,045 59,902 (=) Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 765,834 318,586 184,814 (-) Chi phí lãi vay 138,418 110,866 90,218 (=) Lợi nhuận trước thuế 627,416 207,720 94,596 (-) Thuế thu nhập DN 94,580 35,928 20,571
(=) Lợi nhuận ròng 532,835 171,792 74,026
Trang 93.2 Lập báo cáo ngân lưu, báo cáo nguồn tiền và sử dụng tiền
3.2.1Báo cáo ngân lưu theo phương pháp trực tiếp
Đơn vị: Triệu đồng
Bảng 3.3 Bảng báo cáo ngân lưu theo phương pháp trực tiếp
LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ - TRỰC TIẾP 2016 2015
I HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
(+) Thu tiền từ khách hàng 8,325,155 4,119,412 (-) Chi trả tiền mua hàng 8,960,175 4,968,087 (-) Chi trả chi phí bán hàng 77,541 4,507 (-) Chi trả chi phí quản lý 302,597 64,819 (-) Chi trả chi phí lãi vay 138,418 110,866 (-) Chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 48,462 57,912
Dòng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh (1,202,038) (1,086,780)
II HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
Tăng trong tài sản cố định (chi tiền) (696,597) (372,542)
Dòng tiền ròng từ hoạt động đầu tư (696,597) (372,542)
III HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
Vay ngắn hạn (thu tiền) 2,124,297 607,848 Vay dài hạn (thu tiền) 180,603 163,744
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 2,260,443 765,617
TỔNG CỘNG (I+II+III) 361,808 (693,705)
Đối chiếu:
=> Thay đổi trong tồn quỹ tiền mặt 361,808 -693,705
Trang 103.2.1Báo cáo ngân lưu theo phương pháp gián tiếp
Đơn vị: Triệu đồng
Bảng 3.4 Bảng báo cáo ngân lưu theo phương pháp gián tiếp
Mặc dù công ty làm ăn có lãi (532 tỷ năm 2016 và 171 tỷ năm 2015) nhưng hoạt động kinh doanh không mang tiền về mà ngược lại làm tiêu tốn tiền đi, thể hiện từ ngân lưu ròng hoạt động kinh doanh âm hơn 1000 tỷ
LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ - GIÁN TIẾP 2016 2015
I Hoạt động kinh doanh
Các điều chỉnh:
Khoản phải trả người bán 757,306 314,996 Thuế thu nhập phải trả 46,118 (21,984)
II Hoạt động đầu tư
Tăng trong tài sản cố định (696,597) (372,542)
III Hoạt động tài chính -
TỔNG CỘNG (I+II+III) 361,808 (693,705)
Đối chiếu:
Tồn quỹ tiền mặt cuối năm 1,269,754 907,946 Tồn quỹ tiền mặt đầu năm 907,946 1,601,651
=> Thay đổi trong tồn quỹ tiền mặt 361,808 (693,705)
Trang 113.2.2 Báo cáo nguồn tiền và sử dụng tiền
Đơn vị: Triệu đồng
Bảng 3.5 Bảng ngân lưu thay đổi qua các năm
Tài Sản 2016 2015 2014 2016-2015 2015-2014 2016 2015
Tiền mặt 1,269,754 907,946 1,601,651 361,808 (693,705) (361,808) 693,705 Khoản phải thu 6,441,298 4,400,540 2,937,623 2,040,757 1,462,918 (2,040,757) (1,462,918) Hàng tồn kho 1,025,925 398,620 234,909 627,305 163,711 (627,305) (163,711)
Nguyên giá tài sản cố định 2,086,628 1,390,031 1,017,489 696,597 372,542
Khấu hao (tích lũy) (502,316) (372,550) (297,506) (129,765) (75,045)
Tổng cộng tài sản 10,321,289 6,724,587 5,494,167
Nợ Phải Trả và vốn chủ sở hữu
Vay ngắn hạn 6,070,399 3,946,102 3,338,254 2,124,297 607,848 2,124,297 607,848 Khoản phải trả người bán 2,018,766 1,261,459 946,463 757,306 314,996 757,306 314,996 Thuế thu nhập phải trả 73,317 27,199 49,183 46,118 (21,984) 46,118 (21,984)
Nợ vay dài hạn 530,966 350,364 186,620 180,603 163,744 180,603 163,744
Vốn chủ sở hữu 1,079,507 956,190 859,360 123,317 96,830 123,317 96,830 Lợi nhuận giữ lại 548,334 183,274 114,286 365,061 68,987 365,061 68,987
Tổng nợ và vốn chủ sở hữu 10,321,289 6,724,587 5,494,167
THAY ĐỔI DÒNG TIỀN