Là một chuyên viên huấn luyện gắn bó với Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Great Eastern Việt Nam, tác giả nhận thấy công tác đào tạo đội ngũ đại lý bảo hiểm còn một số mặt hạn chế cần hoàn
Trang 11
PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài:
Thực tiễn phát triển các nền kinh tế thế giới đã cho thấy Bảo hiểm là một trong những lĩnh vực vô cùng quan trọng của cuộc sống Bảo hiểm là một trong những lĩnh vực kinh doanh dịch vụ tài chính phát triển trên thế giới hơn 500 năm với cái nôi ở Anh Tính đến thời điểm hiện tại, trên thế giới các Quốc gia phát triển đều có tỷ lệ dân số tham gia Bảo hiểm nói chung và đặc biệt Bảo hiểm nhân thọ rất cao: ở
Mỹ, Nhật là 90%, ở Singapore là 60%, tại Malaixia là 20% , trong khi ở Việt Nam, chỉ có 5,8% dân số có Bảo hiểm nhân thọ.(nguồn: Cục nghiên cứu và giám sát Bảo hiểm – Bộ Tài Chính) Thực tế hoạt động kinh doanh bảo hiểm thời gian qua đã cho thấy sự lớn mạnh không ngừng của ngành bảo hiểm và ngành bảo hiểm còn rất nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai Bảo hiểm đã, đang và sẽ tiếp tục trở thành một lĩnh vực rất quan trọng đối với các quốc gia nói chung
và với Việt Nam nói riêng
Tại một số Quốc gia trên thế giới, Bảo hiểm nói chung và Bảo hiểm nhân thọ nói riêng tồn tại hơn 500 năm với sự xuất hiện của rất nhiều các công ty đẳng cấp Quốc tế Mặc dù còn non trẻ nhưng ngành Bảo hiểm nói chung và đặc biệt Bảo hiểm nhân thọ nói riêng đã có những bước phát triển vô cùng to lớn Trong làng Bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam có sự xuất hiện của rất nhiều các Công
ty Bảo hiểm nhân thọ lớn trên thế giới như Manulife của Canada, Prudencial của Anh, ACE life của Mỹ, Cathay của Đài Loan… Tính đến cuối 2015, số lượng Công ty Bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam là
17 công ty Dù sao, tại Việt Nam, Bảo hiểm nhân thọ vẫn là một thị trường đầy tiềm năng và còn rất non trẻ Toàn thị trường mới có 29 công ty phi nhân thọ, 17 công ty nhân thọ, trong khi ở Nhật có gần
1500 công ty các loại hoạt động Do đó, Bảo hiểm là một lĩnh vực hứa hẹn nhiều tiềm năng trong tương lai Nhưng thực tế tại Việt Nam, người dân chưa thực sự nắm được vai trò quan trọng của Bảo hiểm nhân thọ với cuộc sống của chính bản thân gia đình minh Nói đến Bảo hiểm nhân thọ, nhiều người còn rất dị ứng và có ác cảm với Bảo hiểm Trên thực tế, người dân Việt Nam chưa được tiếp cận đầy
đủ các thông tin về Bảo hiểm nhân thọ Đội ngũ chính để đem những thông tin quan trọng của Bảo hiểm nhân thọ đến cho người dân là đội ngũ đại lý bảo hiểm nhân thọ (còn gọi là tư vấn Bảo hiểm) Trong khi quy định về đào tạo ở Việt Nam cho đội ngũ này lại chỉ trong
Trang 2thời gian ngắn, năm 2014 là 5 ngày, năm 2015, Bộ Tài Chính cho
phép doanh nghiệp chủ động triển khai Chỉ trong thời gian ngắn như
vậy, việc tiếp cận thông tin của Đại lý bảo hiểm không đầy đủ Điều
này cũng phần nào dẫn đến thông tin đem đến không đầy đủ và thậm
chí không chính xác cho khách hàng Hậu quả là niềm tin của người
dân vào Bảo hiểm nhân thọ chưa được cao Từ đó, có thể thấy công
tác đào tạo đại lý bảo hiêm là một trong những công tác dài hơi quan
trọng và có tính chất chiến lược trong phát triển bền vững ngành Bảo
hiểm cũng như nền kinh tế Việt Nam trong hiện tại và tương lai
Là một chuyên viên huấn luyện gắn bó với Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Great Eastern Việt Nam, tác giả nhận thấy công
tác đào tạo đội ngũ đại lý bảo hiểm còn một số mặt hạn chế cần hoàn
thiên Vì vây, tác giả muốn chọn đề tài “GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ĐẠI LÝ BẢO
HIỂM NHÂN THỌ TẠI CÔNG TY TNHH BẢO HIỂM NHÂN
THỌ GREAT EASTERN VIỆT NAM” làm luận văn tốt nghiệp
của mình Thông qua nghiên cứu, tác giả muốn tìm hiểu và phân tích
chuyên sâu về công tác đào tạo đại lý bảo hiểm để có thể giúp một số
doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhận thức rõ hơn về tầm quan
trọng của công tác đào tạo này Bên cạnh đó, tác giả muốn từ nghiên
cứu này sẽ đưa ra được các giải pháp giúp ban lãnh đạo của Công ty
tiếp cận sâu sắc nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác đào tạo đội
ngũ đại lý bảo hiểm tại Great Eastern Việt Nam Đây cũng là một
phần nhỏ tác giả hi vọng có thể đóng góp để đưa Great Eastern Việt
Nam có một đội ngũ đại lý bảo hiểm nhân thọ lớn mạnh và chuyên
nghiệp tại thị trường Bảo hiểm nhân thọ của nước nhà
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu
Phát triển và nâng cao hiệu lực công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân sự về hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp thương mại
trên địa bàn thành phố Hà Nội - Vũ Thùy Dương, đề tài khoa học
cấp Bộ
Nghiên cứu các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện qui trình và nội dung đào tạo, phát triển nhân sự trong các doanh
nghiệp thương mại ở Hà Nội - Nhóm nghiên cứu: Mai Thanh Lan,
Trần Kiều Trang, đề tài khoa học cấp trường Đại học Thương Mại
Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo tại chỗ cho các doanh nghiệp sản xuất - Phạm Minh Phương, Tạp chí
Khoa học Giáo dục số 7
Trang 33
Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý nguồn nhân lực cho doanh nghiệp dệt may theo mô hình quản lý đào tạo nhân lực tại chỗ - Phạm Minh Phương, Tạp chí Giáo dục số 268
Nâng cao chất lượng đào tạo nhà quản trị trong các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội - Nguyễn
Văn Đoan, đề tài Thạc sỹ kinh tế
Triết lý đầu tư cho đào tạo nhân lực ở doanh nghiệp -
Nguyễn Văn Chiều, Tạp chí nhà quản lý
Hoàn thiện công tác đào tạo nhân sự tại Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội – Phạm Việt Thắng, đề tài Thạc sỹ
kinh tế
Tuy nhiên, có những khoảng trống trong nghiên cứu mà
chưa ai đề cập tới, cụ thể về: “Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đại lý bảo hiểm nhân thọ công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Great Eastern (GELV) Việt Nam”
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn góp phần làm rõ công tác đào tạo đại lý bảo hiểm Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra một số nội dung của đào tạo đội ngũ đại lý bảo hiểm cần hoàn thiện và đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ đại lý bảo hiểm tại Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Great Eastern Việt Nam
Để đạt được mục đích nghiên cứu đó, đề tài cần giải quyết các câu hỏi nghiên cứu trọng tâm sau đây:
Một là, cơ sở lý luận của đào tạo nhân sự và chất lượng đào tạo nhân sự tại doanh nghiệp? Vai trò và sự cần thiết của việc đào tạo nhân sự? Quy trình đào tạo đại lý bảo hiểm?
Hai là, phân tích thực trạng chất lượng công tác đào tạo đại
lý bảo hiểm tại Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Great Eastern Việt Nam
Ba là, đề xuất phương hướng và giải pháp nhắm hoàn thiện
và nâng cao chất lượng công tác đào tạo đội ngũ tư vấn bảo hiểm tại Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Great Eastern Việt Nam
Trang 41.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
1.4.1, Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn đi sâu vào nghiên cứu những lý thuyết về công tác đào tạo đội ngũ đại lý bảo hiểm nhân thọ, từ đó đưa ra được những
đặc điểm và đánh giá tầm quan trọng của việc đào tạo đội ngũ đại lý
đối với sự phát triển của Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Great
Eastern Việt Nam Từ đó, đưa ra những giải pháp giúp nâng cao chất
lượng đào tạo nguồn nhân lực đại lý bảo hiểm nhân thọ tại Công ty
TNHH Bảo hiểm nhân thọ Great Eastern Việt Nam, đồng thời góp
phần nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường Bảo
hiểm tại Việt Nam
1.4.2, Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Great Easern Việt Nam, cụ thể tại văn phòng Hà Nội Viettower, tầng 11 –
Tòa nhà Pakson, số 1, Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
Về thời gian: Từ năm 2013 đến năm 2015
1.4.3 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả thực hiện kết hợp hai phương pháp: Nghiên cứu định tính và định lượng
Mẫu nghiên cứu là 120 đơn vị
Thu thập dữ liệu
Địa điểm khảo sát là Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Great Eastern Việt Nam, tầng 11, số 1 Thái Hà, Phường Tây Sơn,
Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội
Khảo sát được thực hiện từ ngày 13/4/2015 và 20/5/2015 tại
GE Việt Nam
Thiết kế Phiếu điều tra
Tác giả lựa chọn thang đo Likert 5 điểm để nghiên cứu cho
đề tài này
Phân tích dữ liệu
Phương pháp thống kê mô tả với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 18.0
Phương pháp kế thừa: Thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá
từ các tài liệu và các công trình nghiên cứu trước
Phương pháp khảo sát thực tế: Khảo sát thực tế tại Công ty
TNHH Bảo hiểm nhân thọ Great Eastern Việt Nam
Trang 55
Phương pháp thống kê, dự báo: phương pháp này hỗ trợ để
giải các thuật toán về các số liệu thống kê để xử lý và đánh giá độ tin cậy của số liệu thu thập được
1.5 Kết cấu của luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về đào tạo nguồn nhân lực đại lý Bảo hiểm nhân thọ cho các doanh nghiệp Bảo hiểm nhân thọ
Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực đại
lý bảo hiểm nhân thọ tại Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Great Eastern Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đại lý Bảo hiểm nhân thọ tại công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Great Eastern Việt Nam
Trang 6CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN
NHÂN LỰC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM NHÂN
THỌ 1.1 Lý thuyết về đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
1.1.1 Một số khái niệm:
1.1.1.1.Khái niệm nguồn nhân lực:
1.1.1.2 Khái niệm đào tạo nguồn nhân lực:
1.1.1.3 Tầm quan trọng của đào tạo nguồn nhân lực
- Đối với doanh nghiệp
- Đối với người lao động
- Đối với xã hội
1.1.2 Quan điểm về đào tạo nhân sự của doanh nghiệp
1.1.2.1 Quan niệm truyền thống
Tuyển dụng nhân viên có năng lực sẵn không cần đào tạo nhiều
1.1.2.2 Quan niệm hiện đại
Tuyển dụng luôn đi kèm với đào tạo phát triển năng lực và trình độ nhân viên
1.1.3 Các phương pháp đào tạo nhân sự trong doanh nghiệp
1.1.3.1 Đào tạo trong công việc
Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc Đào tạo theo kiểu học nghề
Kèm cặp và chỉ bảo Luân chuyển và thuyên chuyển công việc
1.1.3.2 Đào tạo ngoài công việc
Đào tạo ngoài công việc là các phương pháp đào tạo trong
đó người học được tách khỏi sự thực hiện các công việc thực tế
Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp
Cử đi học ở các trường chính quy Các bài giảng, các hội nghị hoặc các hội thảo Đào tạo theo phương thức từ xa
Đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm Đào tạo kỹ năng xử lý công văn, giấy tờ
Mô hình hóa hành vi
1.1.4 Tổ chức đào tạo nhân sự trong doanh nghiệp
1.1.4.1 Xác định nhu cầu đào tạo
Trang 77
Xác định nhu cầu đào tạo là xác định khi nào, ở bộ phần nào cần phải đào tạo, đào tạo kỹ năng nào, cho loại lao động nào, bao nhiêu người Mỗi bộ phận khác nhau thì đặc thù công việc lại có những yêu cầu không giống nhau Gồm các nội dung
* Phân tích nhu cầu của DN: điều này tùy thuộc nhu cầu sử
dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp như thế nào để xác định nhu cầu của từng doanh nghiệp
* Phân tích nhu cầu công việc: Phân tích công việc là
nghiên cứu công việc một cách chi tiết nhằm làm rõ các nhiệm vụ, trách nhiệm và các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm đối với người thực hiện công việc
* Phân tích nhu cầu cần đào tạo của nhân viên:giúp cho
doanh nghiệp xác định rõ đc nhu cầu của từng nhân viên để đưa ra chương trình huấn luyenẹ phù hợp
1.2.3.2 Xác định mục tiêu đào tạo
Xác định mục tiêu đào tạo là xác định cái đích đến, tiêu chuẩn cần đạt, những kết quả cần đạt được của người tham gia đào tạo khi kết thúc quá trình đó
1.1.4.2 Lập kế hoạch đào tạo
Lập kế hoạch đào tạo là bước vô cùng quan trọng trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của bất kỳ tổ chức nào Đối với việc lập kế hoạch có 2 hình thức: Kế hoạch dài hạn và kế hoạch ngắn hạn dành cho những mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn cho doanh nghiệp
1.1.4.3 Tổ chức triển khai kế hoạch đào tạo
Có nhiều phương pháp đào tạo NNL tuy nhiên, theo nghiên cứu ở nước ta và một số nước khác thì có hai phương pháp đào tạo NNL được sử dụng chủ yếu là phương pháp đào tạo trong công việc
và đào tạo ngoài công việc Mỗi phương pháp có ưu nhược điểm khác nhau
Đánh giá kết quả đào tạo
Tiến hành đánh giá hiệu quả đào tạo là công tác cuối cùng trong công tác đào tạo Các nhóm đối tượng sau đây thực hiện việc đánh giá:
- Tự bản thân người lao động
- Tập thể người lao động
- Thủ trưởng cơ quan
- Bộ phận quản lý nguồn nhân lực
Trang 8- Các chuyên gia đánh giá
Việc đánh giá hiệu qủa đào tạo chủ yếu có thể tiến hành theo các
phương thức sau đây:
- Ý kiến phản ánh của người tham gia đào tạo: thường được
gọi là đánh giá qua thái độ
- Tổ chức thi sau đào tạo: sau khi khoá đào tạo kết thúc
- Sự thay đổi hành vi của người được đào tạo sau khoá học:
1.2 Đặc điểm hoạt động Bảo hiểm nhân thọ và chất lượng nguồn
nhân lực phục vụ hoạt động của Bảo hiểm nhân thọ:
1.2.1 Giới thiệu chung về Bảo hiểm nhân thọ
1.2.1.1 Sự ra đời và phát triển của Bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm ra đời chính từ những rủi ro trong cuộc sống Năm 1347, đơn bảo hiểm hàng hải đầu tiên được tìm thấy.Hình thức
bảo hiểm nhân thọ đầu tiên ra đời năm 1583 ở Luân đôn, người được
bảo hiểm là William Gybbon Năm 1759, công ty bảo hiểm nhân
thọ đầu tiên ra đời ở châu Mỹ nhưng chỉ bán các hợp đồng bảo hiểm
cho các con chiên trong nhà thờ của họ
Tại Việt Nam, Bảo hiểm nhân thọ bắt đầu với công ty BHNT Bảo Việt (tiền thân là tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam) năm 1996
Sau đó, năm 1999 có sự tham gia của công ty bảo hiểm nước ngoài
đầu tiên Manulife Đến hiện tại toàn thị trường có 17 công ty nhân
thọ, 29 công ty phi nhân thọ và 2 công ty tái bảo hiểm
1.2.1.2 Các loại hình Bảo hiểm nhân thọ
Đối tượng bảo hiểm của BHNT là con người, cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết Gồm các nghiệp vụ:
Bảo hiểm tử kỳ Bảo hiểm sinh kỳ Bảo hiểm hỗn hợp Bảo hiểm trọn đời Bảo hiểm trả tiền định kỳ Bảo hiểm hưu trí
Bảo hiểm liên kết đầu tư
1.2.2 Đại lý bảo hiểm nhân thọ
1.2.2.1 Khái niệm đại lý bảo hiểm nhân thọ
Đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được DNBH ủy quyền trên cơ sở hợp đồng ĐLBH để thực hiện hoạt động Đại lý BH theo
quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của
pháp luật có liên quan
Trang 99
Có hai hình thức đại lý:
Đại lý là cá nhân (tư vấn bảo hiểm) đại diện doanh nghiệp và hưởng hoa hồng
Điều kiện để một cá nhân có thể trở thành đại lý:
Công dân VN thường trú tại VN;
Đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân
sự đầy đủ;
Có chứng chỉ đại lý BH Đại lý là tổ chức (công ty môi giới) là đại diện cho khách hàng, được hưởng hoa hồng do doanh nghiệp trả
1.2.2.2 Nhiệm vụ của đại lý bảo hiểm nhân thọ
Thu phí BH
Thu xếp việc giao kết HĐBH
Thu xếp giải quyết bồi thường
Các hoạt động khác có liên quan
1.2.2.3 Trách nhiệm và quyền lợi của đại lý bảo hiểm nhân thọ
* Trách nhiệm của đại lý bảo hiểm nhân thọ:
Thực hiện đúng cam kết trong HĐĐL
Tham gia các khóa huấn luyện do DNBH tổ chức
Giới thiệu, tư vấn bảo hiểm cho khách hàng
Ký quỹ cho DNBH nếu có thỏa thuận trong HĐĐL
Chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật
* Quyền lợi của đại lý bảo hiểm nhân thọ:
Lựa chọn và ký hợp đồng đại lý với doanh nghiệp
Được đào tạo và nâng cao trình độ
Được cung cấp thông tin cần thiết cho hoạt động của mình
Được hưởng hoa hồng và các lợi ích hợp pháp khác theo quy định
Được hoàn trả tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp (nếu có)
Các quyền theo quy định của pháp luật
1.3 Đào tạo nguồn nhân lực đại lý bảo hiểm cho các doanh nghiệp Bảo hiểm nhân thọ
1.3.1 Vai trò của công tác đào tạo nguồn nhân lực đại lý bảo hiểm tại các doanh nghiệp Bảo hiểm nhân thọ
Trang 10Tại các công ty BHNT, việc đào tạo đại lý bảo hiểm giữ một vai trò quan trọng Đối tượng đông nhất và giữ vai trò quan trọng
nhất tại các doanh nghiệp BHNT là các đại lý bảo hiểm Đào tạo đã
trở thành mạch máu và là yếu tố quan trọng nhất của các DNBH tại
Việt Nam
Trang 1111
1.3.2 Nội dung công tác đào tạo đại lý bảo hiểm nhân thọ tại các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
1.3.2.1 Đào tạo cơ bản: Theo chương trình của Bộ Tài Chính Kết
thúc có một kỳ thi sát hạch do Bộ Tài Chính giám sát thực hiện
1.3.2.2 Đào tạo kỹ năng mềm
Tập trung chủ yếu vào các chuyên đề kỹ năng:
o Kỹ năng lập kế hoạch
o Kỹ năng tìm kiếm khách hàng tiềm năng
o Kỹ năng gọi điện xin hẹn
o Kỹ năng tiếp xúc và phân tích nhu cầu
o Kỹ năng trình bày giải pháp
o Kỹ năng xử lý từ chối
o Kỹ năng chốt hợp đồng
o Kỹ năng chăm sóc khách hàng
o Kỹ năng xin lời giới thiệu
Với các chuyên đề đào tạo kỹ năng cơ bản này, toàn bộ hệ thống tư vấn sau khi qua chương trình cơ bản có cơ hội được tiếp cận những kỹ năng thường xuyên cần trong công việc
1.3.2.3 Đào tạo kỹ năng nâng cao
Một số chương trình nâng cao thường được đưa vào đào tạo:
Chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp
Tư vấn theo nhu cầu
Kỹ năng giao tiếp
Nghệ thuật chốt hợp đồng
Kỹ năng quản lý và họp
Kỹ năng động viên
Kỹ năng làm việc nhóm
1.4 Tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đại lý Bảo hiểm nhân thọ
Bộ Tài Chính dựa vào các tiêu chí sau:
Tỷ lệ thi đạt của đại lý bảo hiểm mới
Tỷ lệ đại lý bảo hiểm hoạt động sau 14 ngày
Tỷ lệ duy trì đại lý bảo hiểm 3 tháng
Độ lớn bình quân hợp đồng của đại lý bảo hiểm
1.5 Các nhân tố tác động đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đại lý Bảo hiểm nhân thọ: