MỞ ĐẦUNguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN) là các khoản thu từ thuế, lệ phí, từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, vay nợ, viện trợ, đóng góp của công chúng,…cho nên việc nhà nước sử dụng ngân sách như thế nào cần được công khai, minh bạch cho người dân được biết, đây là quyền lợi chính đáng của nhân dân. Việc công khai ngân sách giúp hạn chế tình trạng tham nhũng, lãng phí, thất thoát ngân sách. Cho nên Luật ngân sách nhà nước năm 2015 khi ban hành đã có sự quy định cụ thể, tiến bộ hơn về nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sách, và để làm rõ vấn đề công khai trong hoạt động ngân sách nhà nước, em xin chọn đề bài số 02:”Thế nào là nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sách? Nguyên tắc công khai có ý nghĩa thế nào? Bằng cách phân tích các quy định và liên hệ thưc tiễn, chứng minh Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 đã thể hiện tốt hơn nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sách nhà nước.”NỘI DUNGI.Lí luận chung về nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sách1.Khái niệm nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sáchTheo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật phòng chống tham nhũng năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2012) : “Công khai là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị công bố, cung cấp thông tin chính thức về văn bản, hoạt động hoặc về nội dung nhất định.” Công khai có nghĩa là để cho mọi người biết, không giữ kín để cho mọi việc trở nên rõ ràng, dễ hiểu, không thể nhằm lẫn được. Như vậy, công khai ngân sách là việc cơ quan, đơn vị công bố, cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin tài chính như : số liệu và báo cáo thuyết minh dự toán ngân sách; tình hình thực hiện ngân sách và quyết toán; kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước (trừ số liệu chi tiết, báo cáo thuyết minh thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, dự trữ quốc gia) của các dự toán ngân sách theo từng lĩnh vực.Nguyên tắc của việc công khai trong hoạt động ngân sách là một phần của nguyên tắc quản lí ngân sách nhà nước được quy định tại Khoản 1 Điều 8 Luật Ngân sách nhà nước 2015:“Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, công bằng; có phân công, phân cấp quản lý; gắn quyền hạn với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp.”
Trang 1MỤC LỤC
Trang
I Lí luận chung về nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sách………… 1
1 Khái niệm nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sách……… 1
2 Ý nghĩa của nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sách……… 2
II Nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sách nhà nước theo quy định của
Luật Ngân sách nhà nước năm 2015………
2
1 Các quy định về nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sách theo quy định
của Luật ngân sách nhà nước năm 2015……….
2
2 Liên hệ thực tiễn thực hiện hoạt động công khai ngân sách nhà nước……… 5
3 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 đã thể hiện tốt hơn nguyên tắc công khai
trong hoạt động ngân sách nhà nước……….
7
III Một số hạn chế và kiến nghị hoàn thiện quy định về nguyên tắc công khai
trong hoạt động ngân sách nhà nước………
9
khảo………
MỞ ĐẦU
Nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN) là các khoản thu từ thuế, lệ phí, từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, vay nợ, viện trợ, đóng góp của công chúng,…cho nên việc nhà nước sử dụng ngân sách như thế nào cần được công khai, minh bạch cho người dân được biết, đây là
Trang 2quyền lợi chính đáng của nhân dân Việc công khai ngân sách giúp hạn chế tình trạng tham nhũng, lãng phí, thất thoát ngân sách Cho nên Luật ngân sách nhà nước năm 2015 khi ban hành
đã có sự quy định cụ thể, tiến bộ hơn về nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sách, và để
làm rõ vấn đề công khai trong hoạt động ngân sách nhà nước, em xin chọn đề bài số 02:”Thế nào
là nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sách? Nguyên tắc công khai có ý nghĩa thế nào? Bằng cách phân tích các quy định và liên hệ thưc tiễn, chứng minh Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 đã thể hiện tốt hơn nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sách nhà nước.”
NỘI DUNG
I Lí luận chung về nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sách
1 Khái niệm nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sách
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật phòng chống tham nhũng năm 2005 (sửa đổi, bổ sung
năm 2012) : “Công khai là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị công bố, cung cấp thông tin chính thức
về văn bản, hoạt động hoặc về nội dung nhất định.”
Công khai có nghĩa là để cho mọi người biết, không giữ kín để cho mọi việc trở nên rõ ràng,
dễ hiểu, không thể nhằm lẫn được Như vậy, công khai ngân sách là việc cơ quan, đơn vị công
bố, cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin tài chính như : số liệu và báo cáo thuyết minh dự toán ngân sách; tình hình thực hiện ngân sách và quyết toán; kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước (trừ số liệu chi tiết, báo cáo thuyết minh thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, dự trữ quốc gia) của các dự toán ngân sách theo từng lĩnh vực
Nguyên tắc của việc công khai trong hoạt động ngân sách là một phần của nguyên tắc quản lí
ngân sách nhà nước được quy định tại Khoản 1 Điều 8 Luật Ngân sách nhà nước 2015:“Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, công bằng; có phân công, phân cấp quản lý; gắn quyền hạn với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp.”
Quản lý ngân sách đòi hỏi phải công khai, xuất phát từ đòi hỏi chính đáng của người dân với
tư cách là người nộp thuế cho Nhà nước Việc Nhà nước có đảm bảo trách nhiệm trước dân về huy động và sử dụng các nguồn thu, chi hay không phụ thuộc nhiều vào tính công khai của ngân sách
Trang 32 Ý nghĩa của nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sách
Nguyên tắc công khai là một trong những nguyên tắc quan trọng các nguyên tắc quản lí của hoạt động ngân sách Nguyên tắc này nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức Nhà nước, tập thể người lao động và nhân dân trong việc thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình quản
lý và sử dụng vốn, tài sản Nhà nước; huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật; phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật; bảo đảm sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Việc thực hiện Luật NSNN đã tạo khuôn khổ pháp lý về quản lý NSNN thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ Chính sách thu ngân sách, định mức phân bổ chi NSNN, các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn về chi NSNN do Trung ương thống nhất ban hành, áp dụng trong phạm
vi cả nước, thu ngân sách được tập trung vào Kho bạc Nhà nước và thực hiện phân cấp nguồn thu giữa các cấp ngân sách theo Luật định
Dự toán ngân sách được xây dựng từ cơ sở, được tổng hợp trình Quốc hội, HĐND các cấp ở địa phương xem xét, quyết định Do vậy, đã đảm bảo quản lý NSNN chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chi an sinh xã hội, đầu tư cho kết cấu hạ tầng đã có bước phát triển tích cực; đảm bảo quốc phòng, an ninh
II Nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sách nhà nước theo quy định của
Luật Ngân sách nhà nước năm 2015
1 Các quy định về nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sách theo quy định của Luật ngân sách nhà nước năm 2015
1.1 Đối tượng công khai
Đối tượng công khai ngân sách nhà nước được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 15 Luật NSNN 2015 bao gồm :
- Dự toán ngân sách nhà nước trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân;
- Dự toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền quyết định;
- Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước;
- Quyết toán ngân sách nhà nước được Quốc hội, Hội đồng nhân dân phê chuẩn;
Trang 4- Dự toán, tình hình thực hiện, quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán ngân sách, các
tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước
Theo quy định trên, các cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn thu từ các khoản đóng góp của nhân dân được cấp có thẩm quyền cho phép thành lập theo quy định của pháp luật phải thực hiện công khai số liệu thu - chi ngân sách
Nguyên tắc công khai hoạt động ngân sách đã được Luật NSNN năm 2002 quy định tại điều
13 Tuy nhiên, chưa có quy định chi tiết về đối tượng công khai của ngân sách Thêm nữa,theo khoản 2 Điều 15, Luật NSNN đã bổ sung việc công khai thủ tục ngân sách nhà nước Theo đó các
cơ quan thu, cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước thực hiện hoạt động công khai các quy định
về quy trình, thủ tục kê khai, thu, nộp, miễn giảm, gia hạn, hoàn lại các khoản thu; tạm ứng, cấp phát, thanh toán ngân sách nhà nước
1.2 Nội dung công khai
Nội dung công khai ngân sách nhà nước quy định tại Khoản 1 Điều 15 Luật ngân sách nhà nước năm 2015:
Thứ nhất , “Số liệu và báo cáo thuyết minh dự toán ngân sách nhà nước trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân, dự toán đã được cấp có thẩm quyền quyết định, tình hình thực hiện ngân sách nhà nước và quyết toán ngân sách nhà nước” Công khai số liệu và dự thảo dự toán ngân
sách trình Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, qua đó tạo điều kiện cho người dân và các tổ chức xã hội có thể hiểu rõ là dễ dàng giám sát công tác quản lý ngân sách ngay từ khâu lập dự toán, bố trí ngân sách cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tăng cường trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước Đồng thời với việc công khai dự toán ngân sách từ khâu trình Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp giúp cho công tác công khai minh bạch ngân sách phù hợp với thông lệ Quốc tế, đặc biệt là Chỉ số Ngân sách
mở (OBI) của Tổ chức Quan hệ đối tác ngân sách quốc tế IBP, yêu cầu cao việc công khai ngân sách từ khâu dự thảo ngân sách trình Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp cùng với việc công khai dự thảo dự toán ngân sách thì còn phải công khai tình hình thực hiện ngân sách nhà nước và
Trang 5quyết toán ngân sách nhà nước; Việc bổ sung thêm nội dung công khai tình hình thực hiện ngân sách giúp cho người dân, tổ chức xã hội giám sát được mức độ phù hợp của dự toán với thưc tế Giúp việc theo dõi thông tin được liền mạc từ lúc lập dự toán, thực hiện dự toán và quyết toán ngân sách
Thứ hai, “Kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước; trừ số liệu chi tiết, báo cáo thuyết minh thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, dự trữ quốc gia”.Việc công khai báo cáo
kết quả kiểm toán, cũng như kết quả thực hiện các khuyến nghị của kiểm toán giúp cho việc thực hiện các khuyến nghị kiểm toán được nghiêm túc và tăng cường giám sát của người dân đối với việc thực hiện các khuyến nghị, kết luận của cơ quan kiểm toán Nhà nước Riêng đối với số liệu chi tiết của hoạt động quốc phòng, an ninh, dữ trữ quốc gia là vấn đề bí mật quốc gia cho nên không thể công khai rộng rãi để tránh các thế lực xấu lợi dụng, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia
1.3 Hình thức công khai
Việc công khai ngân sách nhà nước được thực hiện bằng một hoặc một số hình thức: công bố tại kỳ họp, niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị; phát hành ấn phẩm; thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; đưa lên trang thông tin điện tử; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng
Đối với công khai thủ tục ngân sách, việc công khai được thực hiện bằng các hình thức niêm yết tại nơi giao dịch và công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan
1.4 Thời gian công khai ngân sách
Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 15 Luật NSNN 2015, thời gian công khai ngân sách nhà nước đã được rút ngắn so với quy định của luật NSNN năm 2002 :
- Báo cáo dự toán ngân sách nhà nước phải được công khai chậm nhất là 05 ngày làm việc
kể từ ngày Chính phủ gửi đại biểu Quốc hội, Ủy ban nhân dân gửi đại biểu Hội đồng nhân dân
- Báo cáo dự toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền quyết định, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê chuẩn, kết quả kiểm toán ngân sách nhà nước, kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước phải được
Trang 6công khai chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày văn bản được ban hành (thay vì quy định 60 ngày như cũ)
- Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước hằng quý, 06 tháng phải được công khai chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày kết thúc quý và 06 tháng
- Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước hằng năm được công khai khi Chính phủ trình Quốc hội vào kỳ họp giữa năm sau
1.5 Trách nhiệm công khai ngân sách
Bộ Tài chính thực hiện công khai những nội dung theo quy định đối với ngân sách nhà nước
và ngân sách trung ương Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công khai hoặc giao Sở Tài chính thực hiện công khai các nội dung theo quy định đối với ngân sách cấp tỉnh và địa phương Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện công khai hoặc giao cho Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện thực hiện công khai các nội dung theo quy định đối với ngân sách cấp huyện Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện công khai các nội dung ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác ở xã
1.6 Về giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng
Luật ngân sách nhà nước năm 2015 đã bổ sung một Điều quy định về việc giám sát ngân sách
nhà nước của cộng đồng, trong đó quy định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chủ trì tổ chức việc giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng
Nội dung giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng gồm:
- Việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước;
- Tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước hằng năm;
- Việc thực hiện công khai ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 15 của Luật này
2 Liên hệ thực tiễn thực hiện hoạt động công khai ngân sách nhà nước
Theo như kết quả khảo sát toàn cầu về chỉ số công khai ngân sách mới nhất vào 9/9/2015 (OBI 2015) thì chỉ số công khai ngân sách mở của Việt Nam khá thấp, chỉ chưa bằng một nửa mức trung bình toàn cầu, cũng thấp hơn nhiều nước trong khu vực như Philipin, Thái Lan, Malaixia, điều đó cho thấy khi thực hiện công khai ngân sách nhà nước theo Luật ngân sách nhà nước năm 2002 thì công chúng được cung cấp rất ít thông tin về ngân sách Điểm xếp hạng ba trụ cột của xếp hạng công khai ngân sách của Việt Nam có những thay đổi đáng ghi nhận Sự tham
Trang 7gia của công chúng đạt 42/100 điểm, giám sát ngân sách của cơ quan lập pháp đạt 61/100 điểm, giám sát ngân sách của cơ quan kiểm toán là 75/100 Tuy nhiên các câu hỏi khảo sát của Việt Nam cho thấy việc giám sát trong quá trình lập kế hoạch ngân sách là đầy đủ và trong quá trình thực thi ngân sách là hạn chế
Hiện nay, hoạt động công khai ngân sách đã cơ bản thực hiện được việc công khai quá trình lập dự toán và tình hình thực hiện ngân sách bằng văn bản cụ thể và được đăng trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ và địa phương, cụ thể như sau:
Hoạt động công khai ngân sách trước tiên đã được thể hiện bằng dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 Cụ thể, ngày 11/11/2016 Quốc hội đã thông qua công khai Nghị quyết về dự toán ngân sách năm 2017 Theo đó, tổng số thu cân đối NSNN là 1.212.180 tỷ đồng; Tổng số chi cân đối NSNN là 1.390.480 tỷ đồng.Mức bội chi NSNN là 178.300 tỷ đồng, tương đương 3,5% tổng sản phẩm trong nước (GDP), gồm: Bội chi ngân sách trung ương là 172.300 tỷ đồng (tương đương 3,38% GDP); Bội chi ngân sách địa phương là 6.000 tỷ đồng (tương đương 0,12%GDP) Tổng mức vay của NSNN, bao gồm vay bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc của NSNN là 340.157 tỷ đồng.1
Tiếp theo đó các địa phương cũng công khai rõ ràng tình hình thực hiện ngân sách trên cấc cổng thông tin điện tử Ví dụ như công khai tình hình thực hiện ngân sách quý 3 năm 2017 của tỉnh Lào Cai Tổng thu NSNN trên địa bàn tháng 9 ước đạt 4.600.000 triệu đồng, bằng 96,2%
dự toán trung ương giao là bằng 65,7% dự toán đã được UBND tỉnh giao và bằng 119% so với cùng kỳ năm trước Tổng chi ngân sách địa phương ước đạt 8.558.000 triệu đồng, bằng 93,3% dự toán trung ương giao, bằng 68,5% dự toán địa phương giao và bằng 121% so với cùng kỳ năm trước2
Sau khi Luật ngân sách nhà nước năm 2015 được Quốc hội thông qua đã có nhiều tác động đến tính công khai hoạt động ngân sách nhà nước Vào ngày 27/10/2016 Trung tâm nghiên cứu Truyền thống Phát triển (RED) và liên minh Minh bạch Ngân sách (BTAP) tổ chức hội thảo
về “Một số vấn đề về thực hiện luật ngân sách nhà nước năm 2015” Tại hội thảo, tổ chức đã
đánh giá việc thực hiện Điều 15 Luật Ngân sách nhà nước 2015 về công khai ngân sách nhà
1 Nghị quyết số 27/2016/QH14 về Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2017.
2 Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai, Công bố số liệu và thuyết minh tình hình thực hiện dự toán ngân sách địa phương quý 3 năm 2017.
Trang 8nước; Chia sẻ nhu cầu thông tin và các ưu tiên trong dự thảo ngân sách nhà nước năm 2017; Đưa
ra các khuyến nghị đối với các cơ quan có thẩm quyền liên quan Theo Báo cáo đề dẫn về công khai minh bạch ngân sách của Việt Nam và việc thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 công bố tại Hội thảo, Chỉ số công khai ngân sách của Việt Nam có xu hướng tăng qua các kỳ đánh giá Các chuyên gia cũng khẳng định, khi công khai ngân sách và có người dân tham gia quá trình giám sát thì nguồn lực ngân sách nhà nước sẽ được phân bổ tốt hơn, hiệu quả hơn và cải thiện việc cung cấp các dịch vụ công, nhất là trong lĩnh vực y tế, giáo dục, hạ tầng công cộng Tính công khai của các tài liệu ngân sách (bao gồm 8 loại tài liệu như: định hướng xây dựng ngân sách, dự thảo dự toán ngân sách, dự toán ngân sách, ngân sách công, báo cáo quý (kỳ), báo cáo giữa kỳ (6 tháng), báo cáo cuối năm, báo cáo kiểm toán) đã có nhiều tiến bộ, đặc biệt là dự toán ngân sách nhà nước sau khi được Quốc hội thông qua, các báo cáo giữa kỳ và cuối năm Năm
2015 cũng là năm đầu tiên Chính phủ Việt Nam công bố bản Sách về ngân sách nhà nước - ấn phẩm này được xem như là bản ngân sách dành cho công dân
3 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 đã thể hiện tốt hơn nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sách nhà nước.
Trên cơ sở thừa kế các nguyên tắc của Luật ngân sách nhà nước năm 2002 và tiếp thu các nguyên tắc được các tổ chức quốc tế khuyến nghị, Điều 8 Luật ngân sách nhà nước năm 2015 quy định về nguyên tắc công khai, minh bạch Theo đó, ngân sách nhà nước được quản lí thống, nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công khai Điều 55 Hiến pháp năm 2013 quy định:
“Ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính khác do Nhà nước thống nhất quản lí và được sử dụng hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật ” Thêm nữa, để tạo căn cứ pháp lí đầy đủ cho chủ thể liên quan, nội dung về công khai
ngân sách cũng được xác định rõ ràng tại Luật ngân sách nhà nước năm 2015 Điều 15 Luật ngân sách năm 2015 là điểm nhấn mạnh đặc biệt về tính công khai của hoạt động ngân sách và vai trò của giám sát ngân sách nhà nước khi quy định về đối tượng công khai, nội dung công khai và thời gian cần phải thực hiện công khai Điều đó chứng tỏ được tầm quan trọng của nguyên tắc này trong các toàn bộ các khâu của quy trình ngân sách, bao gồm cả lập dự toán và chấp hành dự toán, cũng như trong kiểm tra, thanh tra, giám sát việc chấp hành ngân sách của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan Công khai ngân sách là điều kiện cần để nâng cao hiệu quả của ngân sách và tăng cường khả năng giám sát của cộng đồng và giảm lãng phí, kém hiệu quả do sự tuỳ tiện, thiếu trách nhiệm của các đơn vị sử dụng ngân sách gây ra
Trang 9Luật Ngân sách nhà nước đã phân định rõ vai trò, quyền hạn giữa Quốc hội và HĐND các cấp; quy định rõ, công khai, minh bạch việc phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương; quy định rõ trách nhiệm và nâng cao quyền chủ động, trách nhiệm quản lý, sử dụng ngân sách của các bộ, địa phương, đơn vị sử dụng ngân sách Việc công bố công khai số liệu thu, chi ngân sách nhà nước ngày càng được tăng cường Ngoài việc quy định công bố công khai số liệu dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước đã được Quốc hội
và HĐND các cấp quyết định, phê chuẩn, còn mở rộng nội dung công khai ngân sách và kinh phí của các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí; công khai các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân; các dự án, công trình đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn ngân sách nhà nước; công khai các khoản hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho các cá nhân, dân cư…
Và để phát huy hơn nữa hiệu quả của việc công khai ngân sách, Luật ngân sách nhà nước năm 2015 bổ sung quy định các cấp ngân sách và các đơn vị sử dụng ngân sách có trách nhiệm công khai tình hình thực hiện dự toán ngân sách; công khai các thủ tục ngân sách nhà nước Lần đầu tiên trong Luật ngân sách quy định: Các đối tượng có trách nhiệm phải thực hiện công khai theo quy định của pháp luật, nếu như không thực hiện công khai, đầy đủ, đúng hạn sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật, đồng thời chỉ rõ trác nhiệm thực hiện công khai ngân sách nhà nước được giao cho Bộ Tài chính Theo đó, hàng quý, Bộ Tài chính thực hiện công khai số liệu ngân sách nhà nước theo mẫu báo cáo thống kê tài chính Chính phủ Số liệu về thực hiện ngân sách hàng năm được công khai 2 lần, lần thứ nhất vào thời điểm tháng 11 của năm đó và lần thứ 2 vào thời điểm tháng 5 của năm sau Các số liệu quyết toán ngân sách và báo cáo kiểm toán cũng được công khai theo quy định Bên cạnh đó, với sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng, nhân dân có thể dễ dàng tiếp cận được với những nội dung công khai ngân sách của các cấp ngân sách được in thành ấn phẩm hoặc đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là trên chính những trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính, của các tỉnh thành phố, trực thuộc trung ương,…
III Một số hạn chế và kiến nghị hoàn thiện quy định về nguyên tắc công khai trong
hoạt động ngân sách nhà nước
1 Hạn chế
Trang 10Mặc dù về mặt thể chế đã có nhiều văn bản quy định công khai ngân sách nhà nước nhưng trên thực tế sử dụng ngân sách đã thực hiện công khai nhưng không minh bạch Điều này thể hiện ở chỗ chỉ công khai dự toán và quyết toán sau khi được Quốc hội, Hội đồng nhân dân phê duyệt Công tác công khai hoạt động ngân sách vẫn chưa tạo được những hiệu quả thực tế thật sự ấn tượng, chưa tạo được những chuyển biến tích cực trong hoạt động của các đơn vị sử dụng ngân sách, đặc biệt là các Tổng công ty Nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ sử dụng ngân sách nhà nước
Nội dung công khai lại quá phức tạp, nhiều con số, ít thuyết minh, giải trình, chưa thực sự phù hợp với mối quan tâm của người dân Đặc biệt tại các địa phương chưa có những cơ chế giải đáp, tháo gỡ những thắc mặt hoặc ý kiến của người dân, trừ kênh tiếp xúc cử tri của người dân, người dân không biết hỏi ai do đó ngân sách công khai nhưng chưa có sự thu hút tham gia và
quan tâm của cộng đồng trong quá tình quản lí ngân sách ,“Có khoảng 10% số công chúng hiểu được thông điệp và những thông tin đã được công khai do đó công khai chỉ mang tính hình thức, không giúp người dân hiểu và có khả năng giám sát”3
Luật Ngân sách đã có quy định về công khai ngân sách nhưng chưa quy định rõ công tác đánh giá và trách nhiệm giải trình các số liệu công khai của các bên liên quan.Thiếu các quy định
về việc kiểm tra, thanh tra các đối tượng có liên quan trong việc thực hiện chế độ công khai ngân sách Nhà nước, chưa quy định rõ về các hình thức xử lý đối với các hành vi vi phạm
2 Kiến nghị
Thứ nhất, xây dựng một hệ thống kế toán nhà nước hoàn chỉnh và sát với thông lệ quốc tế để
sử dụng chung cho tất cả các đơn vị sử dụng ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương; nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống phân loại ngân sách hiện hành phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm phục vụ tốt hơn trong tổ chức quản lý ngân sách như công tác công khai, minh bạch và hội nhập quốc tế
Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện quy trình ngân sách, nhất là các thủ tục nộp cũng như thanh toán
ngân sách đơn giản hơn, rõ ràng, tránh chồng chéo, gắn quyền hạn với trách nhiệm, nhất là trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu được giao giải quyết công việc
3Bà Vũ Xuân Đào, Trần Thị Trâm Anh, Báo cáo tại Hội thảo về Công khai ngân sách nhà nước của Bộ