1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN Một số trò chơi giúp học sinh hứng thú học Toán

21 333 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,68 MB

Nội dung

SKKN Một số trò chơi giúp học sinh hứng thú học ToánSKKN Một số trò chơi giúp học sinh hứng thú học ToánSKKN Một số trò chơi giúp học sinh hứng thú học ToánSKKN Một số trò chơi giúp học sinh hứng thú học ToánSKKN Một số trò chơi giúp học sinh hứng thú học ToánSKKN Một số trò chơi giúp học sinh hứng thú học ToánSKKN Một số trò chơi giúp học sinh hứng thú học ToánSKKN Một số trò chơi giúp học sinh hứng thú học ToánSKKN Một số trò chơi giúp học sinh hứng thú học ToánSKKN Một số trò chơi giúp học sinh hứng thú học ToánSKKN Một số trò chơi giúp học sinh hứng thú học ToánSKKN Một số trò chơi giúp học sinh hứng thú học ToánSKKN Một số trò chơi giúp học sinh hứng thú học ToánSKKN Một số trò chơi giúp học sinh hứng thú học Toán

Trang 1

13 7 Các trò chơi rèn luyện kĩ năng giải Toán và ứng dụng trong đời sống. 14

Trang 2

I NHẬN THỨC VẤN ĐỀ.

Chương trình môn Toán ở lớp 3 là một bộ phận của chương trình môn Toán

ở tiểu học Chương trình này tiếp tục thực hiện những đổi mới về giáo dục Toán,góp phần thực hiện những đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, nhầm đápứng những yêu cầu của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước

Đất nước ta ngày càng phát triển, đòi hỏi nhu cầu của con người ngày càngcao Trong ngành giáo dục cũng vậy, chất lượng giảng dạy là tiền đề quyết địnhkết quả giáo dục Đây là yêu cầu đặt ra cho tất cả các giáo viên trường tiểu họcPhước Hòa B

Toán là môn học trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng buộc học sinh phảibiết suy nghĩ, tư duy, suy luận, nhanh trí Làm thế nào để các em tiếp thu hếtnhững mạch kiến thức đó? Làm thế nào để tiết học Toán diễn ra nhẹ nhàngkhông máy móc ? Đây chính niềm trăn trở của tất cả giáo viên trường tôi

Sau nhiều năm làm công tác giáo dục, thời gian tuy không dài lắm, nhưngtrong quá trình làm công tác giáo dục, tôi gặp không ít khó khăn trong việc dạymôn toán Đối với các em chậm tiến bộ, tiếp nhận kiến thức khó khăn, gượng

ép, qua một vài ngày các em quên hết Người giáo viên cần tạo ra môi trườnghọc tập hấp dẫn, hứng thú, lôi cuốn, giúp các em khắc sâu kiến thức hơn tronggiờ học

Làm thế nào để các em tiếp nhận kiến thức có hệ hống? Làm thế nào để các

em nhớ bài lâu? Tất cả những nguyên nhân trên thôi thúc tôi chọn đề tài:

“ Một số trò chơi giúp học sinh hứng thú học toán”

II THỰC TRẠNG.

1 Đặc điểm tình hình.

Năm học 2015 - 2016, tôi được Ban giám hiệu phân công dạy lớp 3A4 Lớp có 34/14 nữ Trong lớp có 2 học sinh lớn tuổi, qua thực tế giảng dạy

Trang 3

tôi nhận thấy lớp mình chủ nhiệm các em học Toán quá chậm, thậm chí có em kiến thức lớp 2 chẳng nhớ, kiến thức mới giáo viên cung cấp tồn tại trong đầu các em không lâu.

Phụ huynh các em đều là dân lao động nghèo, họ chỉ lo việc miếng cơmmanh áo hằng ngày, làm gì có thời gian quan tâm đến việc học của con em Tất

cả mọi thứ phó mặc cho giáo viên chủ nhiệm Qua khảo sát môn Toán đầu năm kết quả như sau:

Môn Toán

Tổng

số Giỏi Tỉ lệ Khá Tỉ lệ Trung bình Tỉ lệ Yếu Tỉ lệ

Với tỉ lệ học sinh nói trên trong giờ học Toán thường mất rất nhiều thời gian

để cho các em hiểu được nội dung bài, giờ học diễn ra nặng nề, căng thẳng

2 Thuận lợi.

Trường Tiểu học Phước Hòa B được đạt chuẩn cấp độ 2 năm học 2013-2014nên trang thiết bị dạy học gần như đầy đủ, tôi thường sử dụng những bài giảngpower point, bảng tương tác trong những giờ dạy Toán

Được sự ủng hộ nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường, sự góp ý chânthành của đồng nghiệp

Học sinh có ý thức học tập tốt, biết vượt lên chính mình

Bản thân tôi luôn cố gắng tìm tòi học hỏi, đổi mới phương pháp, áp dụngnhiều phương pháp dạy trong giờ học, nhằm giúp các em học tốt môn Toán

Trang 4

Phụ huynh ít gặp gỡ giáo viên để trao đổi về việc học của con, nên chưa cócách hướng dẫn cho con khi học ở nhà.

Xã nhà là nơi tập trung dân cư nhiều địa phương khác đến, nên có nhiều họcsinh chuyển đến, phần lớn là học sinh chuyển đến có mức học kém hơn học sinhtại trường

III BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.

1 Tìm hiểu nguyên nhân.

Những học sinh chậm tiếp thu đa số các em còn rụt rè, chưa mạnh dạn đưatay phát biểu

Các em không nắm vững kiến thức lớp dưới, kiến thức cơ bản không thuộc

Do bận rộn với công việc, các em không được sự quan tâm từ phía cha, mẹ

2 Tìm hiểu đặc điểm học sinh.

Đa số các em đều ham chơi hơn ham học, trong quá trình dạy nếu ngườigiáo viên áp dụng cách dạy cũ, thầy hỏi trò trả lời, ngày nào cũng diễn ra nhưthế, các em cảm thấy dễ nhàm chán nản Những học sinh có học lực trung bình,yếu rất sợ học Toán, cảm thấy không hứng thú với các con số

Ngược lại ở lứa tuổi lớp 3 các em thích khám phá những cái mới, nhưnglại dễ quên.Vì vậy người giáo viên cần tìm tòi ra cách dạy giúp học sinh pháthuy tính tích cực chủ động và sáng tạo

3 Xây dựng đôi bạn cùng tiến.

Người hỗ trợ giáo viên rất lớn trong việc kiểm tra kiến thức các học sinh

chậm tiến bộ là những học sinh học tốt Giáo viên thành lập “Đôi bạn cùng tiến”, trước giờ vào lớp 5 phút, học sinh tiếp thu bài tốt kiểm tra kiến thức

những học sinh chậm tiến bộ, những nội dung giáo viên yêu cầu Sau đó báo lạicho giáo viên, công việc này có một ý nghĩa rất lớn, học sinh chậm tiến bộ nắmlại kiến thức cơ bản, giáo viên tiến hành việc dạy bài mới, ôn luyện rất dễ dàng

4 Các hình thức dạy học.

Xây dựng các phương pháp học tập phù hợp với lớp của mình

Trang 5

Đổi mới, áp dụng các phương pháp dạy tích cực nhằm lôi cuốn học sinh vàobài giảng Người giáo viên phát huy hết khả năng vốn có ở các em.

Hình thành cho các em những nhận thức về tình cảm, thái độ đúng đắn, ởmức độ đơn giản, để phát triển nhân cách toàn diện hơn

Khi tiến hành một tiết dạy Toán tùy theo nội dung từng bài mà tôi có thểthiết kế trò chơi học tập cho phù hợp Để thay đổi không khí thu hút học sinhvào quá trình học tập

5 Một số trò chơi trong học Toán.

Để có một trò chơi vừa mang tính tích cực, kích thích sự ham muốn tìm tòi ởtừng đối tượng học sinh Tôi thường chú trọng về nội dung bài học, thời gian tổchức trò chơi từ 5 đến 7 phút, không lạm dụng trò chơi để học sinh cảm thấynhàm chán Trò chơi được xuất hiện ở những nội dung nào có thể trong bài họcnhư: kiểm tra bài cũ, phần luyện tập thực hành, ở nội dung củng cố bài học

Nhằm giúp các em được giải trí, củng cố kiến thức về bảng chia 9, chia 3,

chia 2 Tôi tổ chức cho các em chơi: “Trò chơi câu đố ”

Giáo viên chiếu trò chơi lên bảng

Giáo viên đọc câu đố:

Số nào chia 9 được 2 Chia 3 được 6, chia đôi được 10

Đồng hồ bắt đầu tính giờ 10 giây (đồng hồ tan dần từ số 10 đến số 0 là hếtgiờ) Các em đưa tay trả lời câu đó là số 18, 18, 20

Với trò chơi câu đố, nó rất bổ ích, các em lĩnh hội kiến thức nhanh chóng, tạoniềm hăng sai học tập Trong những buổi ôn tập giúp lớp củng cố lại bài một

phần hai, giáo viên tổ chức: “Trò chơi câu đố” như sau:

Giáo viên sẽ là người đọc câu đố

Tôi mong các bạn đừng cười, Quả dưa tôi bổ làm đôi rõ đều Anh tôi nửa thật, nửa trêu

“Đố em một nửa- viết lên số nào ?”

Trang 6

Số một tôi viết bừa vào ! Anh cười chế nhạo, “thôi nào số hai”

Anh tôi mới thật đùa dai!

Chê tôi dốt quá, mong ai giúp nào ?

Điều mà người giáo viên mong đợi, sau khi dứt lời tôi nhận thấy rất nhiềucánh tay đưa lên, với gương mặt hớn hở tranh nhau được trả lời câu đố Học sinhtrả lời đúng nhận được một tràng pháo tay từ phía tập thể Qua trò chơi tôi nhận

ra lớp học của mình sinh động hẳn lên

Để các em phát triển khả năng suy đoán nhanh nhẹn, người giáo viên tổ

chức: “Trò chơi câu đố ” như sau:

Đố em viết tiếpVào dãy số sau: 0, 15, 30,…

5 số nối nhauTìm mau kẻo lỡXong sau bạn cườiGiáo viên tổ chức cho 2 đội thi đua, mỗi đội cử 1 học sinh, mỗi em viết 2 số,tập thể là ban giám khảo, là cổ động viên cho hai đội chơi

Sôi nổi thi đua giữa hai đội

Trang 7

Ở trò chơi học tập này các em rất ham thích, ai cũng tranh nhau được lênbảng Lớp học vui hẳn lên bởi những tiếng tranh luận của các em.

Trang 8

Trò chơi: Đoán tuổi

Mục tiêu người chơi cần có kĩ năng tính và nắm vững các quy tắc tính nhẩmvới 4 phép tính +, -, x, :, trong phạm vi 100

Thời gian tổ chức trò chơi khoảng 10 phút

Chia lớp thành hai đội thi đua đố và giải Giáo viên viết sẵn lên bảng nguyêntắc đố Lấy tuổi em nghĩ (? x 2 + 5) x 5 = kết quả Chỉ nêu kết quả cuối cùng.Học sinh nghĩ tuổi của một người nào đó, lấy tuổi nhân với 2, được baonhiêu cộng với 5, rồi đem nhân lên 5 lần Học sinh chỉ nêu kết quả cuối cùng và

đố đối phương đoán nhanh số tuổi Chẳng hạn, học sinh nghĩ 2 tuổi, khi đó họcsinh lấy 2 x 2 = 4; 4 + 5 = 9; 9 x 5 = 45 Khi học sinh nói “45” và đội kia phảinhẩm đoán ra tuổi bạn đã nghĩ trong khi các bạn đội đối phương đếm 1,2,3 Sauhai lần đoán sai thì thua Chuyển sang lần đố khác Mỗi đội được đố đội kia 3lần và ghi kết quả trả lời Sau đổi vai trò ngược lại Giáo viên tổng kết đội nào

có số lần đố và giải đố đúng hơn thì thắng cuộc

Riêng trò chơi trắc nghiệm giúp các em tri xuất lại kiến thức đã học trongmột thời gian nhất định, dần dần kiến thức này trở nên bền vững khó quên Tròchơi trắc nghiệm được tổ chức như sau

Trò chơi: Trắc nghiệm

Kiểu trò chơi này người giáo viên áp dụng với bài ôn tập về tìm thành phần

số bị chia, số chia, thương, bài tìm số hạng hoặc những bài tìm về số bị trừ, sốtrừ, hiệu

Mục tiêu người chơi cần nắm vững thành phần và kết quả của các phép tính(+,-, x,:) mối liên hệ ngược giữa các phép tính và có kĩ năng tính nhẩm với 4phép tính

Giáo viên tổ chức cho các em chơi khoảng 5 đến 7 phút

Giáo viên cần chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 4 em chơi, số còn lại cổ vũbạn, chuẩn bị sẵn vào giấy với nội dung như sau:

Trang 9

Hãy khoanh tròn câu trả lời đúng cho mỗi trường hợp sau:

được câu hỏi chưa được mở liền, chờ giáo viên hô hiệu lệnh 1,2,3 bắt đầu vàtính giờ thì các em mở giấy ra, xem mình phải trả lời câu nào Bấy giờ các emmau chóng nhẩm kết quả và khoanh tròn 1 trong 3 kết quả đã cho, rồi chuyểngiấy lại cho giáo viên (nhớ ghi tên đội ở sau tờ giấy)

Giáo viên cùng lớp trưởng tổng hợp điểm, mỗi ý đúng được 10 điểm, nếu cảđội xong trước khi hết thời gian được cộng 4 điểm Nếu có bạn trong đội mở câuhỏi ra xem trước khi tính giờ thì câu đó chấm điểm 0 Nếu kết quả tẩy xóa,không rõ ràng thì trừ 3 điểm Đội nhiều điểm sẽ thắng cuộc

Trang 10

Trò chơi trắc nghiệm Trò chơi trắc nghiệm

Cũng hình thức trắc nghiệm nhưng giáo viên tổ chức cho các em chơi cánhân Giáo viên sử dụng trò chơi này vào phần kiểm tra bài cũ hoặc củng cố bài.Dạng trò chơi trắc nghiệm này người giáo viên dạy được nhiều bài, các bàithuộc bảng nhân và các bài thuộc bảng chia

VD: Khi dạy bài bảng nhân 8 ở phần kiểm tra bài cũ tôi thiết kế dạng trò chơinày Chọn đáp án đúng ghi vào bảng con

Trang 11

Bên cạnh đó trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng” giúp giáo viên kiểm tra lại kiến

thức các em đã học Trò chơi được tổ chức như sau:

Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng

Yêu cầu người chơi cần có kĩ năng xem đồng hồ

Thời gian tổ chức trò chơi 7 đến 10 phút

Chuẩn bị: Cô chia lớp thành hai đội, mỗi đội chọn ra 5 bạn đại diện để chơi

Cô vẽ sẵn đồng hồ, mỗi đội với yêu cầu như sau:

Vẽ thêm kim dài, kim ngắn để đồng hồ chỉ:

Mỗi đội 5 em, cả lớp hô 1,2,3 bắt đầu các đội mới tiến hành vẽ Đội nào

vẽ đúng được 10 điểm, đội xong sớm cộng 2 điểm Đội vẽ xong sau giáo viênvẫn tuyên dương các em Số học sinh còn lại theo dõi cổ vũ

Trò chơi làm cho lớp học sôi nổi, sinh động hẳn lên không kém gì các trò

chơi khác là: “Trò chơi truyền điện”

Người chơi cần thuộc lòng các bảng nhân, bảng chia trong phạm vi 100.Giáo viên tổ chức cho các em chơi khoảng 5 – 7 phút

Luật chơi: Tổ chức cho học sinh cá nhân, giáo viên sẽ là người chơi đầu tiên,giáo viên đọc phép tính 8 x 8 rồi gọi bất kì một em nào đó phải nói ra ngay kếtquả là 64 Nếu kết quả đúng em có quyền “ truyền điện” một bạn khác Trò chơi

cứ thế tiếp tục đến hết thời gian qui định

Chú ý ở trò chơi này khi được quyền trả lời học sinh không nói ra được kếtquả thì mất quyền trả lời, giáo viên sẽ chỉ định 1 học sinh khác bắt đầu lại

Trang 12

Vui nhộn cùng trò chơi truyền điện

Ngoài ra tôi thường thiết kế trò chơi ở phần củng cố, giúp các em tri xuấtkiến thức vừa được giáo viên cung cấp

VD: Khi dạy các bài về bảng nhân, bảng chia tôi cho các em chơi trò chơi

Trò chơi: “Tìm lá cho hoa”

Yêu cầu của trò chơi, học sinh ôn lại các bảng nhân hoặc bảng chia

Luật chơi: Trên mỗi bông hoa có kết quả của phép nhân hoặc phép chia Trênnhững chiếc lá có ghi các phép tính.Nhiệm vụ của các em tìm phép tính trên lá

có kết quả tương ứng với bông hoa Để thuận tiện cho việc giảng dạy giáo viên dạy có thể dạy này bài trên powerpoint Tôi thiết kế trò chơi như sau:

6 Những trò chơi về hình học

Để củng cố kiến thức về hình học, giáo viên tổ chức cho các em các trò chơisau:

Trò chơi: Vui - tạo hình

Các trò chơi xếp hình bằng que tính, que diêm có tác dụng rèn luyện trítưởng tượng và tư duy hình học năng động Giúp các em tích lũy dần kinhnghiệm chơi

30

10

3 x 6

6

Trang 13

Để củng cố kiến thức về hình học, giúp các em phân biệt được các dạng hìnhvuông, chữ nhật, tứ giác Tôi tổ chức cho các em chơi như sau:

Lấy 9 que tính, xếp tạo hình lá cờ hiệu (đuôi nheo) có cán cờ và vẽ vào vở.Hãy thay đổi vị trí của một số que tính để tạo nên cả 1 cột cờ, bệ cờ và lá cờ

Tổ chức cho các em thi đua nhóm, học sinh 4 em là một nhóm, giáo viênkhen thưởng những nhóm xếp đúng, vẽ đẹp, xong sớm

Cờ hiệu ( cờ nheo) Cột cờ, bệ cờ, lá cờ

Trò chơi xếp tạo hình với 8 que tính, hãy xếp tạo ngôi nhà có mái lợp, vẽhình vào vở, đếm xem có bao nhiêu hình chữ nhật ?, bao nhiêu hình vuông?, baonhiêu hình tam giác ?, bao nhiêu hình tứ giác ? Tổ chức cho các em thi đuanhóm, nhóm nào xếp được ngôi nhà 5 điểm, trả lời được 5 điểm, làm xong trướccộng 2 điểm

Trang 14

Vui nhộn Hào hứng

Với 8 que diêm được xếp tạo dáng một con cá cảnh đang bơi (hình đã cho).Khi chuyển 2 que diêm sẽ tạo dáng một con cá cảnh đã quay đầu một hướngkhác

Hình đã cho Học sinh làm được

8 que diêm xếp được com bướm, con tôm như sau:

Tạo dáng con bướm Tạo hình con tôm

8 Que diêm tạo thành 3 hình vuông

8 que tính xếp được 3 tam giác gồm: (1); (2) và ( 1 + 2 + 3 )

- 1 hình tứ giác

1

Trang 15

Ngoài ra từ bốn hình tam giác học sinh cũng có thể tạo được hình con cá nhưsau:

Con cá

Trò chơi vui tạo hình là trò chơi học tập mà học sinh lĩnh hội tri thức mộtcách nhanh nhất Các em vui nhộn, say mê khắc sâu kiến thức dễ dàng

7 Các trò chơi rèn luyện kĩ năng giải Toán và ứng dụng trong đời sống.

Giúp các em sử dụng, ứng dụng linh hoạt các kiến thức kĩ năng và phươngpháp suy luận Toán học ở Tiểu học để giải quyết các tình huống đặt ra Nhữngtình huống rất gần gũi trong đời sống hằng ngày mà các em có thể đã hoặc sẽgặp phải Qua đó, rèn luyện khả năng lập luận logic, chặt chẽ, cách diễn đạttrong sang các suy nghĩ của mình

Giáo viên chuẩn bị một cây cảnh để ở trong lớp Cắt giấy màu trang trí, mỗikhi có điều kiện thời gian và luyện tập ứng dụng các dạng Toán, thì sẽ cài đặtnhững câu hỏi lên cành cây dưới hình thức: hình con chim đậu trên cành, hìnhquả cam, quả táo, hình bông hoa, hình ngôi sao hoặc những chiếc bong bóng…

để viết câu hỏi ở mặt sau:

Luật chơi: Thi đua giữ cá nhân trong toàn lớp, ai trình bày đúng, rõ ràng sẽđược nhận 1 viên kẹo từ phía giáo viên

Sau đây là một số nội dung các câu đố có thể đặt lên cây cảnh trong các trò

chơi “ Hái hoa dân chủ”, theo hình thức nêu trên câu có dự kiến đối tượng trả

lời

Câu 1: Người ta chia đều số nam và số nữ vào các nhóm để tập thể dục, mỗinhóm có 5 người Bình đếm được trong 3 nhóm có 9 nam Hỏi trong 6 nhómnhư thế có bao nhiêu nữ ?

Câu 2: Cho bảng sau gồm 9 ô, trong đó đã có ba ô trên đường chéo được ghicác số 4, 5, 6 như hình vẽ Em hãy xếp tiếp 6 số 1,2,3,7,8,9 vào các ô còn lại,sao cho tổng các số ở mỗi dòng, mỗi cột, mỗi đường chéo bằng nhau

Trang 16

Câu 3: Có 7 con đường để đi từ nhà An tới trường và có 5 con đường để đi từtrường của An tới nhà bà ngoại Hỏi An có bao nhiêu cách chọn đường để đi từnhà ghé qua trường rồi tới nhà bà ngoại ?

Câu 4: Lan có 7000 Lan mua kẹo hết 2000 Đố bạn Lan còn mấy nghìn?Câu 5: An đến lớp lúc 7 giờ 20 phút Nhưng trường học của An vào lớp lúc 7giờ Hỏi An đến lớp sớm hay muộn ? Vì sao ?

Câu 6: Một nhóm xếp hàng đi ra sân Bạn đi đầu, đi trước bốn bạn, bạn đicuối đi sau bốn bạn, bạn đi giữa, đi chính giữa bốn bạn Hỏi nhóm đó có mấyhọc sinh?

Câu 7: Trên chiếc thuyền chở súc vật gồm 36 con dê, 28 con thỏ, 15 con chó

Đố em:

a Thuyền đó chở bao nhiêu con vật ?

b Thuyền đó chở bao nhiêu con gấu ?

c Thuyền trưởng bao nhiêu người ?Câu 8: Hiện nay anh tám tuổi còn em hai tuổi Em nhẩm xem mấy năm nữaanh sẽ gấp hai lần tuổi em ?

Câu 9: Viết số thích hợp vào chỗ chấm

Ngày đăng: 27/12/2017, 14:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w