SKKN TÍCH HỢP LIÊN MÔN VÀO GIẢNG DẠY MÔN ÂM NHẠC 6 “HỌC HÁT BÀI: ĐI CẤY (Dân ca Thanh Hóa)”SKKN TÍCH HỢP LIÊN MÔN VÀO GIẢNG DẠY MÔN ÂM NHẠC 6 “HỌC HÁT BÀI: ĐI CẤY (Dân ca Thanh Hóa)”SKKN TÍCH HỢP LIÊN MÔN VÀO GIẢNG DẠY MÔN ÂM NHẠC 6 “HỌC HÁT BÀI: ĐI CẤY (Dân ca Thanh Hóa)”SKKN TÍCH HỢP LIÊN MÔN VÀO GIẢNG DẠY MÔN ÂM NHẠC 6 “HỌC HÁT BÀI: ĐI CẤY (Dân ca Thanh Hóa)”SKKN TÍCH HỢP LIÊN MÔN VÀO GIẢNG DẠY MÔN ÂM NHẠC 6 “HỌC HÁT BÀI: ĐI CẤY (Dân ca Thanh Hóa)”SKKN TÍCH HỢP LIÊN MÔN VÀO GIẢNG DẠY MÔN ÂM NHẠC 6 “HỌC HÁT BÀI: ĐI CẤY (Dân ca Thanh Hóa)”SKKN TÍCH HỢP LIÊN MÔN VÀO GIẢNG DẠY MÔN ÂM NHẠC 6 “HỌC HÁT BÀI: ĐI CẤY (Dân ca Thanh Hóa)”SKKN TÍCH HỢP LIÊN MÔN VÀO GIẢNG DẠY MÔN ÂM NHẠC 6 “HỌC HÁT BÀI: ĐI CẤY (Dân ca Thanh Hóa)”SKKN TÍCH HỢP LIÊN MÔN VÀO GIẢNG DẠY MÔN ÂM NHẠC 6 “HỌC HÁT BÀI: ĐI CẤY (Dân ca Thanh Hóa)”SKKN TÍCH HỢP LIÊN MÔN VÀO GIẢNG DẠY MÔN ÂM NHẠC 6 “HỌC HÁT BÀI: ĐI CẤY (Dân ca Thanh Hóa)”
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO THẠCH HÀ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
TÍCH HỢP LIÊN MÔN VÀO GIẢNG DẠY
MÔN ÂM NHẠC 6
“HỌC HÁT BÀI: ĐI CẤY (Dân ca Thanh Hóa)”
Hà Tĩnh, tháng 10 năm 2016
Trang 2I ĐẶT VẤN ĐỀ:
1 Lý do chọn đề tài:
Trong thời kỳ đổi mới và phát triển mọi mặt về kinh tế- văn hoá- chính trị
và xã hội hiện nay Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng vấn đề Giáo dục con người phát triển toàn diện đặc biệt là thế hệ trẻ
Giáo dục đã trở thành nhân tố tích cực, một động lực thúc đẩy sự phát triển của sản xuất mà sản phẩm chính là nguồn nhân lực cho xã hội, mở đường cho sự phát triển kinh tế khoa học công nghệ, văn hoá…vv Đại hội VIII của Đảng ta khẳng định: “Phát triển giáo dục và khoa học là quốc sách hàng đầu nhằm xây dựng chiến lược con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa đất nước phát triển nhanh chóng và bền vững, mau chóng sánh vai được với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới” từ ý nghĩa và tầm quan trọng ấy mà đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo một cách toàn diện có hiệu quả cao, thiết thực Đặc biệt là hệ thống giáo dục phổ thông, một bậc học vô cùng quan trọng Đây là bước tạo nên sự hình thành và phát triển nhân cách của lớp trẻ ViệtNam Một trong những môn học có ý nghĩa to lớn và tích cực trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh đó
là môn âm nhạc Âm nhạc là loại hình nghệ thuật quan trọng, gắn bó với cuộc sống thường ngày của mỗi con người, phản ánh cuộc sống bằng các hình tượng
âm thanh cho con người từ lúc sinh ra cho đến hết cuộc đời
Bởi vậy những cá nhân tập thể và các cơ quan chức năng cần có những biện pháp, trách nhiệm hướng dẫn cho tuổi trẻ thưởng thức âm nhạc, hiểu âm nhạc một cách có hiệu quả cao nhất, thiết thực nhất
Mục đích của giáo dục âm nhạc trong nhà trường THCS là vô cùng quan trọng, bởi đã đưa âm nhạc vào đời sống của học sinh góp phần giáo dục thẩm
mỹ, đạo đức lối sống, phát triển trí tuệ, thể chất ở học sinh, khích lệ các em có khả năng phát triển toàn diện để sau này trở thành những con người “Vừa hồng vừa chuyên” xây dựng đất nước đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của cách mạng dưới sự lãnh đạo của nước ta
Trang 3Là một giáo viên dạy tại trường THCS, trực tiếp giảng dạy bộ môn âm nhạc thông qua các phân môn: Dạy hát, nghe nhạc, tập đọc nhạc, âm nhạc thường thức, chính vì vậy phải có tinh thần trách nhiệm cao, có kiến thức chuyên môn giỏi, có tâm hồn và lối sống trong sáng lành mạnh, có tình thương yêu học sinh để hướng các em vào học môn âm nhạc có hiệu quả cao nhất
2 Mục tiêu dạy học:
a, Mục tiêu chung:
Âm nhạc lấy chất liệu từ văn, thơ từ đời sống hiện thực, nhưng các em dường như coi việc học âm nhạc là một môn học trong nhà trường cần phải học, không hề có chút liên hệ tới đời sống thực tế hàng ngày Bởi vậy mà việc học
âm nhạc và dạy nhạc trong các nhà trường hiện nay đang là một thử thách đặt ra với mỗi thầy cô và các em học sinh Các tác phẩm âm nhạc thường là những câu chuyện, những bài thơ dạy ta cái hay, cái đẹp, sự lạc quan yêu đời, biết yêu, biết ghét, biết nhớ ơn, … Nhưng tình cảm đó dường như chỉ được dừng lại ở mức độ cảm nhận của người học mà chưa thực sự đi vào đời sống trở thành kĩ năng sống cho học sinh Hơn nữa, mỗi tác phẩm âm nhạc đều gắn với một thời điểm lịch sử nhất định, gắn với một địa danh cụ thể nào đó Nhưng sau khi học sinh học xong, các em đã quên đi một cách nhanh chóng các địa danh, các sự kiện lịch sử
có liên quan Chính vì thế mà mục tiêu bài học liên môn này, người thầy muốn các em vận dụng được kiến thức liên môn để giải quyết các câu hỏi, các tình huống thực tế gắn với tác phẩm nhằm giúp các em nắm chắc kiến thức tác phẩm, tạo được kĩ năng sống trong đời sống hàng ngày và thấy được sự hỗ trợ tích cực của kiến thức liên môn trong khi học và giải quyết vấn đề thực tiễn
b, Mục tiêu cụ thể:
* Về kiến thức:
- Môn Tiếng Anh: Giúp các em:
+ Học sinh hát được một số bài hát Tiếng Anh như: Hello, ABC… để lồng vào luyện thanh thang âm đô trưởng
- Môn Âm nhạc: Giúp các em:
Trang 4+ Học sinh được học một bài hát rất quen thuộc của Dân ca Thanh Hóa, bài
Đi cấy Dân ca là sản phẩm tinh thần quý giá của cha ông để lại nên chúng ta phải học tập, giữ gìn và phát huy các vốn quý đó
+ Học sinh hát đúng cao độ, trường độ và lời ca bài hát
+ Bài Đi cấy được trích trong “ Tổ khúc múa đèn” dân ca Thanh Hóa.
Bài hát nhịp nhàng uyển chuyển được phổ trên những câu thơ lục bát sau:
Lên chùa bẻ một cành sen
Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng
Ba cô có bạn cùng chăng Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm.
Cầu cho trong ấm ngoài êm!
- Môn Địa lí: Giúp các em:
+ Xác định được vị trí địa lý của tỉnh Thanh Hóa
+ Học sinh hiểu về đất nước Việt Nam (tỉnh Thanh Hóa, một tỉnh thuộc miền Bắc Trung Bộ)
- Môn Lịch sử: Giúp các em:
+ Xác định được tỉnh Thanh Hóa là quê hương của các anh hùng dân tộc nổi tiếng Bà Triệu, Lê Lợi, Lê Lai
- Môn GDCD: Giúp các em:
+ Giáo dục các em học tập giữ gìn và phát huy ngôn ngữ phong tục tập quán của mỗi vùng miền dân tộc khác nhau
- Môn Mĩ thuật: Giúp các em:
+ Cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương đất nước con người Việt Nam
- Môn Thể dục: Giúp các em:
+ Các em được vận động chân tay phụ họa động tác cho bài hát
* Về kỹ năng:
+ Biết cách lấy hơi thể hiện các câu hát nhẹ nhàng, mềm mại và duyên dáng Có sử dụng dấu luyến, dấu hoa mỹ
+ Biết kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách
+ Biết trình bày bài hát theo lối hát hòa giọng, đối đáp
Trang 5* Về thái độ:
- Giáo dục tư tưởng: Qua bài hát các em cảm nhận được vai trò của âm nhạc trong cuộc sống
- Giáo dục các em biết yêu quý học tập, lao động, thích và hát các làn điệu dân ca, cụ thể là bài hát Đi cấy,
3 Đối tượng dạy học của bài học:
* Đối tượng dạy học của bài học là học sinh
- Số lượng học sinh: 33 em - Lớp 6A
- Số lớp thực hiện: 1 lớp
- Khối lớp: 6
* Một số đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học:
+ Thứ nhất: Các em học sinh lớp 6 tiếp cận với kiến thức chương trình bậc THCS Không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm với những hình thức kiểm tra, đánh giá mà giáo viên đề ra
+ Thứ hai: Đối với bộ môn Âm nhạc các em đã được học rất nhiều bài từ lớp 6 có liên quan đến vấn đề Lịch sử, Địa lí, GDCD, Mĩ thuật, Thể dục các tình huống liên quan thực tế mang tính giáo dục kĩ năng sống
+ Thứ ba: Đối với các môn học khác cũng vậy như môn Lịch sử, Địa lí, GDCD, Mĩ thuật, Thể dục… các em đã được tìm hiểu về kiến thức liên quan đến
kĩ năng sống, những phẩm chất tốt đẹp, những địa danh, những thời điểm lịch sử
có liên quan đến tác phẩm âm nhạc được tích hợp trong các bài học Vì vậy nên khi cần thiết kết hợp kiến thức của một môn học nào đó vào bộ môn Âm nhạc để giải quyết một vấn đề trong bài học, các em sẽ không cảm thấy bỡ ngỡ
4 Ý nghĩa của bài học:
Qua thực tế dạy học nhiều năm tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức giữa các môn học “tích hợp” vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học
là việc làm hết sức cần thiết Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy
mà còn cần phải không ngừng trau rồi kiến thức của những môn học khác để giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách
Trang 6nhanh nhất, hiệu quả nhất Tôi đã trình bày và thực hiện thử nghiệm một dự án nhỏ đối với môn Âm nhạc học lớp 6
- Đồng thời tôi thấy rằng “tích hợp” vận dụng kiến thức liên môn là một
khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực Đặc biệt trong giáo dục tích hợp kiến thức các môn học vào để giải quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề trong môn học đó
- Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy,
sự sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tiễn
- Tích hợp kiến thức liên môn đòi hỏi người giáo viên bộ môn thật khéo léo.Nếu không thì vô hình chung người thầy biến giờ dạy Âm nhạc thành giờ dạy Lịch sử, Địa lí hay GDCD
* Cụ thể:
- Khi thực hiện sẽ giúp các em học sinh nắm được, hiểu rõ được phong tục tập quán của mỗi vùng miền, các anh hùng dân tộc nổi tiếng của dân tộc Việt Nam
- Từ nội dung, ý nghĩa tác phẩm, giúp các em tự tìm thấy được nỗi gian lao vất vả của những người nông dân chân lấm tay bùn (Ăn cơm bằng đèn, đi cấy sáng trăng) nhưng họ vẫn có tinh thần lạc quan, luôn yêu đời, yêu lao động, họ vần ca hát và mong muốn cuộc sống yên vui hạnh phúc đó cũng chính là đức tính công dung ngôn hạnh của người phụ nữ Việt Nam
* Trong thực tế:
Tôi thấy khi bài soạn có kết hợp với kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra trong sách giáo khoa Từ đó bài dạy sẽ trở nên sâu sắc, sinh động hơn Học sinh có hứng thú học bài, được tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ sáng tạo nhiều hơn Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn
5 Thiết bị dạy học, học liệu:
* Mô tả các thiết bị, đồ dùng dạy học, học liệu được sử dụng trong dự án:
- Thiết bị dạy học:
Trang 7+ Máy tính, máy chiếu: Được sử dụng vào việc hỗ trợ giảng dạy bài học nhằm góp phần giải quyết nhanh, gọn các câu hỏi đặt ra và hỗ trợ hình ảnh làm bài giảng sinh động, hấp dẫn với người học
- Đồ dùng dạy học:
+ Bản đồ Việt Nam: Dùng để giúp học sinh xác định được vị trí địa lí của tỉnh Thanh Hóa liên quan trong bài
+ Đàn, đài, băng đĩa nhạc
- Học liệu dạy học:
+ Kiến thức lịch sử: Giúp người dạy và người học nắm được một số sự kiện lịch sử dân tộc
+ Kiến thức Địa lí: Học sinh xác định được vị trí địa lí tỉnh Thanh Hóa trên bản đồ
+ Kiến thức môn GDCD: Giúp học sinh thấy được những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ cần cù, chịu thương, chịu khó Giáo dục học sinh biết yêu quý học tập, lao động
+ Kiến thức môn Mĩ thuật: Giúp học sinh thấy được màu sắc cảnh đẹp trong bài (Vẽ được một số bài vào giấy A4)
+ Kiến thức môn Thể dục: Giúp các em có những động tác phụ hoạ cho bài hát thêm sinh động
+ Kĩ năng giải quyết tình huống thực tiễn rút ra từ bài học
6 Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
TIẾT 13: HỌC HÁT BÀI ĐI CẤY
Dân ca Thanh Hóa
I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Học sinh biết bài hát đi cấy là bài hát dân ca Thanh Hóa, trích trong tổ khúc múa đèn
- Học sinh hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát, tập hát theo hình thức đơn
ca, song ca, tốp ca
II TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG.
1 Kiến thức:
Trang 8- Giáo viên tích hợp kiến thức liên môn vào bài giảng.
+ Học sinh hát được một số bài hát Tiếng Anh như: Hello, ABC… để lồng vào luyện thanh thang âm đô trưởng
- Môn Âm nhạc: Giúp các em:
+ Học sinh được học một bài hát rất quen thuộc của Dân ca Thanh Hóa, bài
Đi cấy Dân ca là sản phẩm tinh thần quý giá của cha ông để lại nên chúng ta phải học tập, giữ gìn và phát huy các vốn quý đó
+ Học sinh hát đúng cao độ, trường độ và lời ca bài hát
+ Bài Đi cấy được trích trong “ Tổ khúc múa đèn” dân ca Thanh Hóa.
Bài hát nhịp nhàng uyển chuyển được phổ trên những câu thơ lục bát sau:
Lên chùa bẻ một cành sen
Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng
Ba cô có bạn cùng chăng Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm.
Cầu cho trong ấm ngoài êm!
- Môn Địa lí: Giúp các em:
+ Xác định được vị trí địa lý của tỉnh Thanh Hóa
+ Học sinh hiểu về đất nước Việt Nam (tỉnh Thanh Hóa, một tỉnh thuộc miền Bắc Trung Bộ)
- Môn Lịch sử: Giúp các em:
+ Xác định được tỉnh Thanh Hóa là quê hương của các anh hùng dân tộc nổi tiếng Bà Triệu, Lê Lợi, Lê Lai
- Môn GDCD: Giúp các em:
+ Giáo dục các em học tập giữ gìn và phát huy ngôn ngữ phong tục tập quán của mỗi vùng miền dân tộc khác nhau
- Môn Mĩ thuật: Giúp các em:
+ Cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương đất nước con người Việt Nam
- Môn Thể dục: Giúp các em:
+ Các em được vận động chân tay phụ họa động tác cho bài hát
2 Về kỹ năng:
Trang 9+ Biết cách lấy hơi thể hiện các câu hát nhẹ nhàng, mềm mại và duyên dáng Có sử dụng dấu luyến, dấu hoa mỹ
+ Biết kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách
+ Biết trình bày bài hát theo lối hát hòa giọng, đối đáp
3 Về thái độ:
- Giáo dục tư tưởng: Qua bài hát các em cảm nhận được vai trò của âm nhạc trong cuộc sống
- Giáo dục các em biết yêu quý học tập, lao động, thích và hát các làn điệu dân ca, cụ thể là bài hát Đi cấy
III CHUẨN BỊ.
1 Giáo viên:
- Máy chiếu
- Nhạc cụ quen dùng (Đàn Organ)
- Băng đĩa nhạc bài hát đi cấy
- Đànvà hát thành thục bài hát đi cấy
- Bản đồ Việt Nam để giới thiệu cho học sinh về vị trí địa lí tỉnh Thanh Hóa
2 Học sinh:
- Sách giáo khoa, vở ghi, thanh phách
IV TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2 Bài cũ: Em hãy cho biết dân ca là những bài hát như thế nào? Kể tên
một số bài dâ ca mà em biết
3 Bài mới Học hát bài Đi cấy - Dân ca Thanh Hóa
Trang 10HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
- Giáo viên cho học sinh hát một số
bài hát Tiếng Anh: Hello, ABC…
- Giáo viên trình chiếu bản đồ Việt
Nam
? Nhìn vào Bản đồ em hãy cho biết
tỉnh Thanh Hóa thuộc vào miền nào
trên đất nước ta
- Thanh Hóa là tỉnh nằm ở cực Bắc
của Trung bộ Việt Nam
- Giáo viên trình chiếu bản đồ Thanh
Hóa
? Thanh Hóa là tỉnh giáp với những
tỉnh nào
- Phía Bắc giáp 3 tỉnh: Sơn La, Hòa
Bình và Ninh Bình
- Phía Nam và Tây Nam: Giáp tỉnh
Nghệ An
- Phía Tây giáp tỉnh: Hủa Phăn nước
Lào
- Giáo viên giới thiệu:
1 Luyện thanh:
Thanh Hóa là một tỉnh ở Bắc Trung Bộ
Thanh Hóa là một tỉnh ở Bắc Trung Bộ
Trang 11+ Thanh Hóa là tỉnh có 3 vùng địa dư
Đồng Bằng
Miền Núi
- Giáo viên trình chiếu:
- Sông Mã chảy qua Thanh Hóa là nơi
sản sinh ra các điệu hò đã được lưu
truyền tư bao đời nay
- Giáo viên giới thiệu:
+ Thanh Hóa là quê hương của các vị
Trung Du
Miền Núi
Sông Mã
Trang 12anh hùng dân tộc nổi tiếng.
Lê Lợi
2 Giới thiệu bài hát:
? Hình ảnh trên giúp các em liên
tưởng đến công việc gì của nhà nông
- Đi cấy là công việc của người nông
dân Họ phải cấy hái cho kịp thời vụ
Tuy vất vả nhưng với bản chất lạc
quan, yêu đời, yêu lao động, yêu ca
hát Họ luôn vui tươi
- Thanh Hóa có nhiều làn điệu dân ca,
đặc biệt là Tổ khúc Múa đèn Múa
đèn là một hình thức diễn xướng, hát
múa, mỗi diễn viên đội trên đầu 1 cài
đèn Tổ khúc múa đèn gồm 10 bài hát
Di Cấy được trích trong Tổ khúc Múa
đèn
3 Tìm hiểu bài hát.
- Bài hát được phổ trên những câu thơ
Bà Triệu
Trang 13lục bát sau:
Lên chùa bẻ một cành sen
Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng
Ba cô có bạn cùng chăng
Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm.
Cầu cho trong ấm ngoài êm!
? Nhận xét ô nhịp đầu tiên của bài hát
- Hãy nêu các kí hiệu có trong bài
hát?
- Cho biết số chỉ nhịp của bài?
4 Chia đoạn, chia câu.
- Bài hát chia làm 4 câu
5 Tập hát từng câu.
- Giáo viên hát mẫu bài hát 1 lần
- Ô nhịp đầu tiên là ô nhịp lấy đà
- Sử dụng dấu luyến
dấu nối
dấu hoa mỹ
Nhịp 2/4
- Câu 1: Từ đầu đến 'Sáng trăng"
- Câu 2: Tiếp theo đến chỗ "Cùng chăng"
- Câu 3: Tiếp theo đến "Cầu cho"
- Câu 4: Phần còn lại
Trang 14- Giáo viên đàn từng câu, tập từng câu
hát theo lối móc xích
- Mỗi câu hát khoảng 3-4 lần Chú ý:
Các từ hát luyến, chổ đảo phách tròn
ở câu 4
- Hát nối tiếp cả 4 câu
- Giáo viên hướng dẫn
6 Hát đầy đủ cả bài.
- Giáo viên đàn bài hát, học sinh thực
hiện
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách
hát lĩnh xướng, kết hợp hát hòa giọng
- Giáo viên chỉ định và nhận xét
- Giáo viên cho học sinh vừa hát vừa
kết hợp gõ đệm theo phách
7 Củng cố:
Kiểm tra khả năng tiếp thu của học
sinh Cho từng tổ trình bày lại bài hát
- Giáo viên nhận xét chỉ ra những chổ
còn sai hoặc chưa tốt
- Giáo viên khen ngợi học sinh
- Một học sinh lĩnh xướng Riêng câu 3
"Thắp đèn… ý rằng cầu cho" Hát 2 lần, kết bài bằng cách nhắc lại câu 3 và câu 4 thêm 1 lần nữa
- Học sinh thực hiện theo nền nhạc của bài hát