1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu Luận CTXH Cá Nhân123

15 264 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 207,37 KB

Nội dung

Công tác xã hội được xem là một khoa học xã hội ứng dụng và đồng thời là một nghề nghiệp được hình thành từ cuối thế kỷ XIX. Đến nay Công tác xã hội đã được phát triển rộng khắp và trở thành một ngành khoa học và nghề chuyên môn phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Trong xã hội hiện đại, Công tác xã hội có vị trí và vai trò quan trọng. Cơ sở lý luận, nội dung và các phương pháp thực hành của Công tác xã hội không ngừng được hoàn thiện cả về phương diện lý thuyết lẫn thực tiễn. Mục tiêu của Công tác xã hội là giúp các cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng yếu thế, thiệt thòi, không đảm bảo được một hay một số chức năng xã hội có thể nhận thức, giải quyết vấn đề của mình và vươn lên trong cuộc sống, hoà nhập với cộng đồng góp phần ổn định, thúc đẩy xã hội phát triển. Về mặt bản chất, Công tác xã hội cố gắng giúp các thân chủ của mình mạnh lên để có thể tự giúp mình. Trong đó, công tác xã hội cá nhân là một trong những phương pháp can thiệp chính thống có vai trò khởi đầu quan trọng của nghề công tác xã hội chuyên nghiệp.

Trang 1

Lời mở đầu

Công tác xã hội được xem là một khoa học xã hội ứng dụng và đồng thời là một nghề nghiệp được hình thành từ cuối thế kỷ XIX Đến nay Công tác xã hội đã được phát triển rộng khắp và trở thành một ngành khoa học và nghề chuyên môn phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới Trong xã hội hiện đại, Công tác xã hội có

vị trí và vai trò quan trọng Cơ sở lý luận, nội dung và các phương pháp thực hành của Công tác xã hội không ngừng được hoàn thiện cả về phương diện lý thuyết lẫn thực tiễn

Mục tiêu của Công tác xã hội là giúp các cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng yếu thế, thiệt thòi, không đảm bảo được một hay một số chức năng xã hội có thể nhận thức, giải quyết vấn đề của mình và vươn lên trong cuộc sống, hoà nhập với cộng đồng góp phần ổn định, thúc đẩy xã hội phát triển Về mặt bản chất, Công tác

xã hội cố gắng giúp các thân chủ của mình mạnh lên để có thể tự giúp mình Trong

đó, công tác xã hội cá nhân là một trong những phương pháp can thiệp chính thống

có vai trò khởi đầu quan trọng của nghề công tác xã hội chuyên nghiệp

Theo tác giả Nguyễn Thị G (1998) công tác xã hội cá nhân được định nghĩa: “ là một biện pháp can thiệp quan tâm đến những vấn đề nhân cách mà một đối tượng cảm nghiệm”

Trên nền tảng kiến thức đã được học tập, nghiên cứu môn học công tác xã hội

cá nhân và gia đình với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn THỊ T đã giúp

em hoàn thiện bài tiểu luận này Trong quá trình làm bài chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót,vì vậy em rất mong cô đóng góp cho bài làm của em được hoàn thiện

hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

Nội dung

I. Cơ sở lý luận về công tác xã hội với cá nhân

1. Khái niệm

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về công tác xã hội cá nhân nhưng tất cả các quan điểm đều hướng đến giải quyết, can thiệp vấn đề của đối tượng (thân chủ) đang gặp phải

Theo Farley và các tác giả khác (2000) công tác xã hội cá nhân là “ hệ thống giá trị và phương pháp được các nhân viên xã hội chuyên nghiệp sử dụng, ở đó các khái niệm về tâm lý xã hội, hành vi và hệ thống được chuyển thành các kĩ năng giúp đỡ cá nhân và gia đình giải quyết những vấn đề nội tâm, quan hệ giữa các cá nhân, kinh tế xã hội

và môi trường thông qua các mối quan hệ “ mặt đối mặt”

Theo tác giả Grace Mathew(1992) đã nhấn mạnh công tác xã hội cá nhân hướng đến việc giúp đỡ con người giải quyết khó khăn về chức năng xã hội của họ trên cơ sở mối quan hệ nghề nghiệp một( nhân viên xã hội) – một(đối tượng)

Như vậy, dù theo quan điểm nào nhưng có thể hiểu công tác xã hội với cá nhân là phương pháp can thiệp để giúp cá nhân(thân chủ) giải quyết các vấn đề khó khăn của họ không có khả năng tìm ra lối thoát

mà nguyên nhân không chỉ xuất phát từ các khiếm khuyết của cá nhân

mà từ các điều kiện xã hội của môi trường trong đó thân chủ sinh sống

2. Mục đích

Công tác xã hội cá nhân là phương pháp công tác xã hội đầu tiên, có

vị trí quan trọng và then chốt trong nghề công tác xã hội với những mục đích đó là thiết lập mối quan hệ tốt với thân chủ, giúp cho họ hiểu rõ về chính họ, xác định lại mối tương quan giữa họ với những người xung quanh, giúp họ tăng khả năng vận dụng các nguồn lực xã hội và của bản thân để thay đổ

Mặt khác, công tác xã hội với cá nhân nhằm phục hồi, củng cố và phát triển bình thường các chức năng xã hội của cá nhân và gia đình trong bối cảnh xã hội mà vấn đề của họ đang bị tác động

3. Tiến trình công tác xã hội với cá nhân

Tiến trình công tác xã hội cá nhân là quá trình tương tác hỗ trợ giữa nhân viên và cá nhân đối tượng mà ở đó diễn ra các bước hoạt động

Trang 3

chuyên môn chuyên nghiệp nhằm hỗ trợ đối tượng tăng cường năng lực tự giải quyết vấn đề Tiến trình bao gồm các giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: tiếp nhận đối tượng là giai đoạn khởi đầu cho tiến trình trợ giúp

+ Giai đoạn 2: Thu thập thông tin giúp nhân vien xã hội dựa trên những thông tin đó xác định được vấn đề và đưa ra kế hoạch trị liệu + Giai đoạn 3: Đánh giá xác định vấn đề (chẩn đoán) có nghĩa là nhân viên xã hội sẽ đánh giá và xác thự lại những thông tin của đối tượng ở giai đoạn 2

+ Giai đoạn 4:lập kế hoạch can thiệp/hỗ trợ nhằm xây dựng các hoạt động dự kiến để tiến hành giúp đỡ đối tượng

+ giai đoạn 5:Triển khai thực hiện kế hoạch bao gồm sự chuẩn bị các điều kiện cần thiết, tạo tâm thế tốt cho đối tượng, tiếp theo là hỗ trợ đối tượng thực hiên kế hoạch

+ Giai đoạn 6: Lượng giá/ chuyển giao là công việc đo lường, thẩm định các thay đổi của đối tượng trong quá trình can thiệp, để từ đó có thể chuyển giao khi đối tượng có nhu cầu cần các dịch vụ khác hay quá trình can thiệp không mang lại lợi ích cho đối tượng

4. Kĩ năng và kĩ thuật tác nghiệp trong công tác xã hội cá nhân

4.1. Kĩ năng

- Kĩ năng giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ có nghĩa khi trong quá trình tiếp xúc và làm việc với cá nhân đối tượng nhân viên xã hội luô sử dụng các giao tiếp ngôn ngữ (lời nói

và viết) và giao tiếp phi ngôn ngữ(không lời) như qua ánh mắt, cử chỉ, nét mặt, tư thế cơ thể,…

- Kĩ năng lắng nghe tích cực là hình thức mà người nhân viên

xã hội lắng nghe đối tượng bằng cả tai, bằng mắt và bằng cái tâm của mình Từ đó giúp nhân viên xã hội phát triển mối quan hệ giữa nhân viên xã hội và thân chủ

- Kĩ năng quan sát là sự quan sát các hành vi, cử chỉ,…để nhận biết những diễn biến tâm lý, suy nghĩ của đối tượng nhằm thu thập thông tin, so sánh chúng với những thông tin ngôn ngữ để thấy được tính xác thực của thông tin

- Kĩ năng thấu cảm là khả năng hiểu được suy nghĩ của đối tượng, đặt mình vào vị trí của họ để nhìn nhận vấn đề

Trang 4

- Kĩ năng đặt câu hỏi là khả năng nhân vien xã hội sử dụng nhiều loại câu hỏi khác nhau để thu thập thông tin cũng như

hỗ trợ đối tượng bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc của mình

- Kĩ năng phản hồi là khả năng phản hồi lại cho những đối tượng những thông tin, suy nghĩ, tâm trạng , cảm xúc của nhân viên xã hội và đối tượng trong quá trình giao tiếp

- Kĩ năng vấn đàm/phỏng vấn là cuộc phỏng vấn, trao đổi thông tin hay bàn thảo về cách thức giải quyết vấn đề cho cá nhân đối tượng

- Kĩ năng tham vấn là một quá trình trợ giúp tâm lý, có sự trao đổi, tương tác tích cực giữa nhân viên xã hội và đối tượng

- Kĩ năng biện hộ là hoạt động bảo vệ quyền con người, nhân viên xã hội giúp cho đối tượng có được tiếng nói, quan điểm hoặc đại diện cho họ đưa ra tiếng nói và cố gắng đảm bảo các quyền lợi và nhu cầu tối thiểu của đối tượng

- Kĩ năng xử lí căng thẳng thần kinh (stress) là một trạng thái cảm xúc đi cùng với sự lo lắng hoặc sợ hãi, có thể mang tính chủ quan và đôi khi sẽ gặp khó khăn trong việc xử lí căng thẳng

- Kĩ năng xử lí khủng hoảng là một trạng thái sốc tinh thần do một sự kiện hoặc một chuỗi các sự kiện bất thường gây ra những ảnh hưởng tiêu cực trầm trọng tới cá nhân

- Kĩ năng ghi chép và lưu trữ hồ sơ công tác xã hội cá nhân là

sự ghi lại của nhân viên xã hội về các sự việc, hiện tượng, tình huống, kết quả hoạt động của nhân viên xã hội và đối tượng trong quá trình giải quyết vấn đề

4.2. Kĩ thuật

- Các kĩ thuật giúp đối tượng vận động, thay đổi không khí, tạo hoạt động vui vẻ và trị liệu

- Các kĩ thuật giúp đối tượng nói r suy nghĩ, tình cảm như sử dụng ngôn ngữ viết, vẽ tranh, cắt dán giấy, nặn đất, sử dụng tranh ảnh

- Các kĩ thuật sử dụng lấy ý kiến, giúp các đối tượng học hỏi

kĩ năng mới như sắm vai,mệnh đề tôi

5. Xu hướng tiếp cận

Trang 5

- Tiếp cận tâm lý xã hội: mối quan tâm chính là thực tiễn tâm lý xã hội nội tâm của con người theo cách nhận thức về bản thân và nhìn nhận vấn đề với bối cảnh xã hội đang sống Chẳng hạn như trong một gia đình, bố, mẹ, các thành viên trong gia đình đều đặt kì vọng vào người con, nhưng người con không đạt được mong muốn của gia đình, từ đó mà tự đánh giá thấp bản thân, tự ti muốn rời bỏ cuộc sống thực tại

- Tiếp cận giải quyết vấn đề là việc thân chủ chịu nhờ sự tác động của nhân viên xã hội vào tiến trình giải quyết vấn đề tự nó là một cách trị liệu

- Tiếp cận theo chức năng là sự tích cực tác động vào chức năng hoạt động tâm lý xã hội của một cá nhân trong giai đoạn khủng hoảng, giúp thân chủ đạt một mục tiêu cụ thể do họ chọn và thực hiên trong một thời gian cũng là phương pháp trị liệu

Công tác xã hội ngày nay có xu hướng mang tính tổng quát, nhấn mạnh đến sức mạnh của thân chủ nhiều hơn là chỉ chú ý đến những khó khăn của họ, để từ đó giúp họ “tự thân vân động” có nghĩa là giúp họ tự nhận thức được bản thân tìm thấy tiềm năng trong bản thân để tự giải quyết vấn đề của mình trong mọi trương hợp, hoàn ảnh

II. Thực trạng vận dụng kiến thức vào một vấn đề

1. Giới thiệu ca

Trang 6

Anh C (30 tuổi) là cán bộ làm trong cơ quan Nhà nước, và chị L (25 tuổi) ở nhà kinh doanh, anh chị tìm hiểu và kết hôn được 3 năm cuộc sống những tưởng trôi qua em đềm, hạnh phúc cùng một đứa con trai kháu khỉnh nhưng sau một thời gian do tính chất công việc nên anh thường xuyên phải giao tiếp với khách hàng, nhậu nhẹt về khuya Đây cũng chính là nguyên nhân khiến vợ anh “nổi máu Hoạn Thư” rồi sẵn sàng “thưởng cẳng chân, hạ cẳng tay” với chồng Mặc dù chồng

đã hết lời giải thích nhưng chị vẫn một mực không tin Và một điều nữa đó là mức lương cán bộ công chức so với công việc kinh doanh của vợ anh luôn là người “yếu thế”, chính điều này luôn khiến chị L khinh thường chồng Cũng từ những nguyên nhân trên, mâu thuẫn thường xuyên xảy ra và mỗi lần như thế, anh C lại phải hứng chịu những trận đòn tàn khốc từ vợ

Được biết, khi nên nghĩa vợ chồng Anh C và chị L đã có thời gian tìm hiểu khá lâu Nhưng khi đó, chị L luôn thể hiện là người chân yếu tay mềm nhưng sau này anh mới biết vợ mình học võ với trình độ không tồi Những lần tâm trạng vợ không tốt, anh lại phải hứng chịu những trận đòn “thừa sống thiếu chết” nếu không kịp chạy trốn Đôi khi không chịu nổi sự quá đáng của vợ và do bản năng anh cũng ra tay phản ứng nhưng đều là người thua cuộc Đã có nhiếu lần vì những mâu thuẫn chị L đã vác dao đuổi chồng khiến cho anh sợ hãi và không dám về nhà

Qua những lần cãi vã, mâu thuẫn, anh đã cố nín nhịn, nhường nhịn vợ

vì anh vẫn còn rất yêu vợ muốn giữ tổ ấm gia đình Nhưng anh càng nhường nhị bao nhiêu thì chị lại càng quá đáng bấy nhiêu Anh trở nên

bế tắc và rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lý

Do thương con trai,phải chịu đựng tính hung hăng, bạo lực của con dâu, Bà đã tìm đến nhân viên xã hội để tìm cách can thiệp và giúp đỡ anh C

Trang 7

2. Quá trình can thiệp, hỗ trợ cá nhân

Sau khi hiểu về vấn đề thân chủ đang gặp phải Trong quá trình can thiệp, nhân viên sẽ sử dụng các kĩ năng:

+ Sử dụng kĩ năng giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ trong buổi gặp đầu tiên với thân chủ thì sẽ giúp thân chủ tạo được ấn tượng ban đầu, tạo sự tin cậy với thân chủ Chẳng hạn trong vấn đề của anh C thì nhân viên xã hội sẽ gợi mở, trao đổi

về vấn đề khó khăn anh đang gặp phải là sự nóng nảy của vợ anh – chị L tuy nhiên nếu anh C chưa thật sự muốn chia sẻ về vấn đề thì nhân viên xã hội sẽ sử dụng kĩ năng giao tiếp phi ngôn ngữ chú ý tới ánh mắt, cử chỉ, nét mặt và giọng nói của thân chủ để thấy được cảm xúc của thân chủ

+ Sử dụng kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng quan sát, kĩ năng thấu cảm, kĩ năng đặt câu hỏi và kĩ năng xử lý căng thẳng thần kinh trong những giai đoạn tiếp theo của quá trình để có thể hiểu rõ thân chủ và hỗ trợ thân chủ giải quyết vấn đề

Cụ thể: trong trường hợp anh C thì việc vận dụng các kĩ năng

đã nêu một cách hiệu quả sẽ giúp anh có thể chia sẻ được những điều khó nói trong mối quan hệ giữa vợ chồng anh

- Kĩ năng quan sát và lắng nghe tích cực có thể giúp nhân viên xã hội thấy được dáng vẻ, giọng nói mệt mỏi, bế tắc của anh C, sự lo

sợ về mối quan hệ giữa vợ chồng anh

- Kĩ năng thấu cảm giúp trong nhân viên xã hội có thể giúp anh C cảm nhận được sự quan tâm và chấp nhận của người ngoài cuộc về vấn đề đang gặp phải để từ đó, anh có thể chia sẻ nhiều hơn về vấn đề giúp nhân viên xã hội có thêm thông tin trong qua trình can thiệp

Ví dụ: nhân viên xã hội có thể nói: “ Qua sự chia sẻ của anh tôi hiểu hiện giờ anh đang rất bối rối,và dường như anh vẫn còn yêu chị nhiều phải không?”

Mặt khác trong vấn đề của anh C nhân viên xã hội cần sử dụng kĩ thuật giúp đối tượng vận động, thay đổi không khí, tạo hoạt động vui vẻ và trị liệu giúp đối tượng trải qua những căng thẳng thần kinh(stress)

Tiếp nhận ca

Trang 8

• Những mặt thuận lợi trong việc hỗ trợ giải quyết vấn đề anh C là:

+ Trong buổi gặp đầu tiên, có thể nhận thấy anh C là một người đàn ông hiền lành và có mong muốn nhận sự hỗ trợ để giải quyết vấn đề gia đình

+ Anh C và chị L kết hôn trên cơ sở là tình yêu

+ Các thành viên trong gia đình anh C đều có mong muốn được nhân viên can thiệp giúp đỡ anh C nên có thuận lợi trong việc tìm hiểu thông tin

• Những khó khăn trong qúa trình can thiệp

+ Sự mâu thuẫn của anh C và chị L có thể nảy sinh bất cứ khi nào và theo bản tính của chị L thì có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của anh C

+ Chị L với tính tình nóng nảy, cố chấp có thể sẽ không quan tâm sự can thiệp của nhân viên xã hội

+ Anh C có thể lo sợ dư luận xã hội mà có sự chia sẻ thẳng thắn

4. Thu thập thông tin

4.1. Thông tin về thân chủ, gia đình thân chủ và các mối quan hệ xã

hội xung quanh Anh C là một cán bộ trong cơ quan Nhà nước, với bản tính hiền lành, sống hòa đồng được mọi người yêu quý Bố mẹ anh

C là cán bộ đã về hưu, em trai là bác sĩ và vợ là chị L đã kết hôn được 3 năm Do nhà có hai anh em nên anh C được bố mẹ hai bên giúp đỡ xây dựng nhà và ra ở riêng, chị L ở nhà và bán hàng tạp hóa Vì anh C đi làm nên các mối quan hệ xã hội của anh rất nhiều nhưng anh đều được lòng mọi người

Tuy nhiên, trong mối quan hệ giữa hai vợ chồng anh lại luôn nảy sinh những mâu thuẫn Và người hay động thủ lại là chị L, đỉnh điểm là chị L đã vác dao đuổi chém anh khiến anh C không có chỗ ở và khủng hoảng tâm lý trầm trọng

4.2. Nguyên nhân của vấn đề

+ Chị L không coi trọng công việc và mức thu nhập của anh C

+ Bản tính cố chấp, nóng nảy “con nhà võ” của chị L

+ Anh C lo sợ dư luận xã hội

Trang 9

+ Anh C mong muốn giữ trọn vẹn tổ ấm nên cố gắng nhương nhịn vợ

4.3. Vấn đề của thân chủ

+ Anh C đang trong tình trạng khủng hoảng về mặt thể xác lẫn tinh thần, cuộc sống của anh không được đảm bảo an toàn khi sống cùng người vợ “vũ thê”

+ Sự đàm tếu của xã hội, đồng nghiệp về việc anh bị vợ đánh đập khiến anh cảm thấy không có lòng tự trọng, tự ti về trách nhiệm, “bản lĩnh đàn ông” của mình

+ Do lo sợ, khiến anh bị khủng hoảng tâm lý rầm trọng, stress

5. Xác định vấn đề

5.1. Sơ đồ sinh thái

Gia đình nhà vợ

Đồng nghiệp

Trạm y tế

Họ hàng bà con thân thiết

Hàng xóm

Chính quyền

điạ phương

C Gia đình anh C

L

Trang 10

Chú thích: Quan hệ hai chiều

Quan hệ một chiều

Quan hệ xa cách

Phân tích sơ đồ: trong sơ đồ sinh thái thể hiện các mối quan hệ xã hội của gia đình anh C với các thành phần xã hội khác

Sự tương tác hai chiều giữa gia đình anh C và hàng xóm, họ hàng bà con thân thiết

và với đồng nghiệp Bởi gia đình anh C luôn sống hòa đồng với cộng đồng và xã hội và bản thân anh C khi đi làm thì các mối quan hệ, liên hệ giữa các đồng nghiệp

là điều tất yếu

Với sự tương tác một chiều với chính quyền địa phương và trạm y tế thì thể hiện vì

là chuyện gia đình nên chính quyền địa phương có thể ít quan tâm, can thiệp, dù có cũng chỉ là sự nhắc nhở khi hai vợ chồng mâu thuẫn, cãi nhau làm ảnh hưởng đến mọi người và với trạm y tế thì chỉ khi có nhu cầu cần khám chữa thì gia đình mới

có sự can thiệp hỗ trợ của nhân viên y tế

Trong mối quan hệ xa cách với gia đình nhà vợ thể hiên sự không quan tâm đến vấn đề của gia đình anh C, và gia đình chị L có lối suy nghĩ “xuất giá tòng phu” con gái mình khi gả cho nhà người ta thì sẽ là con nhà họ Vì vậy, dù có chuyện gì thì cũng sẽ không can thiệp nữa

5.2. Sơ đồ phả hệ

Trong gia đình anh C gồm nhiều thế hệ, ông bà nội và ông ngoại đã mất, chỉ còn bà ngoại nhưng vì khoảng cách địa lý khá

xa nên sự cản trở, xa cách trong quan hệ giữa anh C và bên ngoại gồm: bà ngoại, bác ruột, bác dâu và cả chị họ Chỉ khi có công việc của dòng họ, thời gian rảnh anh C mới có thể gặp mặt

Tuy nhiên, anh C lại thân thiết bên nội so với bên ngoại, có sự tác động qua lại nhiều hơn.Hơn nữa, anh C còn có mối quan hệ thân thiết với chú ruột của mình, anh C vẫn thường xuyên hỏi ý kiến khi quyết định hơn là bố và tình cảm của anh C và em trai vẫn gắn bó, hai anh em vẫn hay nói chuyện chia sẻ với nhau

Em họ

Bà ngoại

Ông ngoại Bố

Chú

Ông nội

Bà nội

Ngày đăng: 15/12/2017, 22:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w