1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

tiểu luận ctxh trong cssktt

26 1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 156,88 KB

Nội dung

Rất nhiều người phụ nữa đã không thể vướt qua được những điều đó và họ bế tắc trong cuộc sống đẫn đến tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm sau sinh rất nhiều ở Việt Nam.. Các kiến thức khái quát liên

Trang 1

Contents

Trang 2

Lý do chọn đề tài

Cũng có thể do xã hội càng tiến bộ, con người ta mải chạy theo những thứ đó

mà quên đi mất rằng hạnh phúc đơn giản và gần ngay họ, đó chính là sự quan tâm của người với người, sự giúp đỡ nhau không mang mục đích tính toán lợi hơn Không còn sự quan tâm của những người thân nữa Đặc biệt với phụ nữ sau sinh

Họ rất cần sự quan tâm của người thân vì họ vừa trải qua một kì mang nặng đẻ đau Và ngày nay do những yếu tố trên cũng như là lo lắng trong vấn đề làm mẹ,

họ hoàn toàn bước sang một giai đoạn mới Rất nhiều người phụ nữa đã không thể vướt qua được những điều đó và họ bế tắc trong cuộc sống đẫn đến tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm sau sinh rất nhiều ở Việt Nam Nó đang được rất nhiều người quan tâm

và nghiên cứu Nó không chỉ ảnh hưởng đến người mẹ mà còn ảnh hưởng đến con nhỏ, gia đình và xã hội Cũng có rất nhiều trường hợp mắc rồi lại bị tái phát trở lại

Là một sinh viên khoa công tác xã hội và đã được trang bị kiến thức qua môn học chăm sóc sức khỏe tâm thần nhưng chưa một lần được vận dụng kiến thức mình đã học vào thực tế Có lẽ do duyên phận sắp đặt khi đi thực hành hai môn học xong tôi về nhà và tình cờ gặp trường hợp một chị bên cạnh nhà tôi mới sinh

em bé được 2 tuần nhà bên cạnh tôi vì có một số biểu hiện như: “ hay cáu gắp, nóng nảy, gắt gỏng, luôn lo lắng, bồn chồn, cả ngày và đêm cũng không ngủ, …” tôi

đã cố gắng tiếp cận và muốn giúp đỡ chị không chỉ là khỏi bệnh mà còn muốn giúp chị có những cách khắc phục căn bệnh nữa

Trang 3

Phần 1 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn

1. Các kiến thức khái quát liên quan tới sức khỏe tâm thần

1.1 Khái niệm

- Theo tổ chức Y tế thế giới( WHO): “Sức khỏe tâm thần là trạng thái hoàn toàn thoải mái mà ở đó mỗi cá nhân nhận thức rõ khả năng của mình, có thể đối phó với những căng thẳng bình thường trong cuộc sống, làm việc hiệu quả, năng suất và có thể đóng góp cho cộng đồng”

- Chăm sóc sức khỏe tâm thần nhằm mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống, giúp cá nhân tận hưởng cuộc sống một cách tốt nhất trong hoàn cảnh của họ, ngay cả khi hoàn cảnh đó rất khắc nghiệt khó khăn

1.2 Thực trạng bệnh tâm thần

- Trên thế giới

• theo WHO, hiện nay có khoảng 450 triệu người đang bị bệnh tâm thần hoặc lệch lạc trong các vấn đề tâm lí và thái độ cư xử

• Trung bình có 800.000 người tự sát/ năm

• 86% số này ở các nước thu nhập thấp và trung bình, 50% nằm trong độ tuổi 15-44

• Thống kê toàn cầu chỉ ra rằng trong năm 2010 có 36 triệu người sống với chứng mất trí trong khu vực Tây Thái Bình Dương

- Tại Việt Nam

• Theo thống kê năm 2009 tỉ lệ người Việt Nam có nguy cơ bị rối loạn tâm thần một lần trong đời là 15%-20% dân số

• 33% phụ nữ đến phòng khám sức khỏe tổng quát tại TP Hồ Chí Minh bị trầm cảm và 19% có ý định tự tử

• Theo điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên: 27,6% đã trải qua cảm giác rất buồn hoặc thấy mình là người không có ích đến nỗi không thể hoạt động như bình thường Tỉ lệ vị thanh niên và thanh niên đã từng cảm thấy hoàn toàn thất vọng về tương lai là 21,3%; 7,5% vị thành niên và thanh niên đã từng

tự gây thương tích và 4,1% người đã từng nghĩ đến chuyện tự tử

1.3 Luật pháp, chính sách và dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần

 Trên thế giới

• Hiện nay có khoảng 75% quốc gia trên thế giới có luật sức khỏe tâm thần( Mỹ 1946; Anh 1983; Singapore 2008; Ireland 2001; Ấn Độ 1987;…)

Trang 4

• Trong số những quốc qia có luật sức khỏe tâm thần, khoảng 50% trong số đó

có luật sức khỏe tâm thần được thông qua tại thời điểm mà các cách can thiệp hiện đại với bệnh nhân tâm thần còn chưa có

• Hầu hết các nước châu Âu( chiếm 91,7%) có luật chăm sóc sức khỏe tâm thần

Dịch vụ CSSKTT cộng đòng không chính thức

Dịch vụ CSSKTT cộng đồng chính thức

Dịch vụ CSSKTT trong bệnh viện đa khoa

Dịch vụ CSSKTT dựa vào cộng đồng

Dịch vụ CSSKTT

lồng ghép trong

CSSK ban đầu

Trang 5

 Tại Việt Nam

Luật bảo vệ sức khỏe

nhân dân ban hành

năm 1989

Luật đề cập đến quyền của người rối loạn tâm thần

Dự án bảo vệ sức khỏe

tâm thần cộng Xây dựng mạng lưới, triển khai mô hình lồng ghép nội dung chăm sóc sức khỏe tâm thần với các nội

dung chăm sóc sức khỏe khác của trạm y tế xã, phường hướng tới hòa nhập cộng đồng

Luật hôn nhân và gia

đình năm 2000

Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền cùng nhau chăm sóc con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng khuyết tật hoặc mất năng lực hành vi dân sự…

Nghị định số 67- nghị

định 13 (nghị định 136)

Chính sách trợ giúp xã hội với các đối tượng bảo trợ

xã hội trong đó có người tâm thầnQuyết định số 32/QĐ-

LĐTBXH Phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người có vấn

đề tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2012-2020

Mạng lưới chăm sóc

sức khỏe tâm thần của

ngành y tế

- Một viện sức khỏe tâm thần quốc gia

- Hai bệnh viện chuyên khoa tâm thần tuyết trung ương

- 32 bệnh viện tâm thần tỉnh

- 33 khoa tâm thần thuộc bệnh viện đa khoa tỉnh, 33 khoa trong trung tâm phòng chống bệnh xã hội tuyến tỉnh

- 70% số xã/phường trên cả nước đã triển khai mô hình lồng ghép nội dung chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng trong hoạt động của trạm y tếMạng lưới chăm sóc

sức khỏe tâm thần của

Ngành Lao động-

Thương binh và xã hội

- 26 trung tâm điều dưỡng phục hồi chức năng tâm thần tại 25 tỉnh thành trong cả nước

- Chăm sóc nuôi dưỡng người có vấn đề tâm thần được thực hiện trong trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh

Trang 6

- Các bộ thuộc phòng bảo trợ xã hội huyện hướng dẫn thủ tục, thực hiện chính sách cho đối tượng là người tâm thần

2.1 Khái niệm

• Khái niệm “Trầm cảm”

Theo WHO: “Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi sự buồn bã, mất đi hứng thú hoặc khoái cảm, cảm thấy tội lỗi hoặc mất đi giá trị bản thân, bị rối loạn giấc ngủ hoặc ăn uống và kém tập trung.”

• Khái niệm “Trầm cảm sau sinh”

Theo TS.BS.Lê Thị Thu Hà- Khoa khám bệnh bệnh viện Từ Dũ: “Trầm cảm sau sinh là tình trạng liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán,

lo lắng xuất hiện sau sinh Những phụ nữ mắc bệnh trầm cảm sau sinh thường kèm theo trạng thái lo sợ con mình sẽ bị hại và bản thân mình là người

mẹ xấu.”

2.2 Thực trạng

- Theo thống kê của một số nghiên cứu cứ 7 phụ nữ Mỹ thì có khoảng 1 người mắc trầm cảm trước lúc có bầu, trong thời gian mang thai và sau khi sinh em bé, kết quả còn phát hiện thêm rằng hơn một nửa số phụ nữ trầm cảm sau khi sinh cũng từng trải qua cơn trầm cảm trước khi có bầu và trong suốt thời gian mang thai

- Tại Việt Nam: (TPHCM) trong khảo sát cuối năm 2002 do Bệnh viện (BV) Tâm thần phối hợp với BV Từ Dũ có 5,3% phụ nữ trầm cảm sau sinh

- theo tác giả Lương Bạch Lan ( 2009) tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm ở các bà mẹ sau sinh là 11,6%

2.3 Nguyên nhân

Theo ThS.BS Lê Thị Phương Huệ, bệnh viện Thanh Nhàn, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm sau sinh, có thể do thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ sau khi sinh (giảm đột ngột nội tiết tố estrogen và progestrogen) Hormones tuyến giáp giảm nhanh chóng cũng có thể gây ra cảm giác mệt mỏi và trầm cảm sau sinh

Trang 7

Ngoài ra, cũng phải kể đến một số nguyên nhân khác tác động đến tâm lý của người mẹ như: Mắc phải một số bệnh sau sinh viêm nhiễm sau sinh, viêm tắc tuyến sữa, ung thư vú… Mâu thuẫn gia đình; vấn đề tài chính; thiếu sự giúp

đỡ của người thân đặc biệt người chồng trong việc chăm sóc con cái…

Nhiều sảm phụ, nhất là những người lần đầu làm mẹ khó tránh khỏi cảm giác

lo lắng, cảm thấy khó khăn trong chăm sóc con Từ đó, dễ dần tới cảm mất hứng thú sống và mất kiểm soát bản thân

Điều đáng nói là, hầu hết các trường hợp bị trầm cảm sau sinh, chị em đều không kiểm soát được tâm trạng của mình, không hề nhận ra mình đang bị trầm cảm, cần được giúp đỡ nên họ thực hiện các hành vi một cách vô thức, không biết mình đang làm những gì, làm những điều đó có đúng hay không.Sau khi tổng hợp nhóm đưa ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh ở phụ nữ:

- Bạo lực gia đình: Sau khi phụ nữ sinh con, người chồng giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc động viên tinh thần, giúp đỡ vợ vượt qua những khó khăn trong việc chăm con, nếu người chồng có những hành vi bạo lực sẽ làm trầm trọng thêm những cảm xúc tiêu cực đang diễn ra ở người vợ làm tình trạng trầm cảm cảm nghiêm trọng

- Mâu thuẫn gia đình: mẹ chồng, nàng dâu, vấn đề tài chính, thiếu sự giúp đỡ của người thân dẫn đến những căng thẳng về mặt thần kinh, cùng với những khó khăn khi mới chăm sóc con là một nguyên nhân dễ dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh ở phụ nữ

- Khó khăn trong chăm sóc bé: Nhiều bà mẹ cảm thấy căng thẳng, mất ngủ, lo lắng về khả năng chăm sóc bé Từ đó cảm thấy mất hứng thú sống và mất kiểm soát cuộc sống bản thân

- Trẻ tử vong ngay sau khi sinh: Mất con sau khi sinh là một cú sốc vô cùng lớn đối với người mẹ, nếu không có sự quan tâm, chăm sóc, động viên của người thân bà mẹ rất dễ bị khủng hoảng, và không thể vượt qua được sự mất mát ấy

Trang 8

- Sinh con gái (ở một số địa phương): Quan niệm “Trọng nam khinh nữ” đã có

từ lâu, và đến nay suy nghĩ ấy hầu hết đã thay đổi, tuy nhiên ở một số vùng sâu, vùng xa, kinh tế khó khăn, điều kiện thiếu thống, người dân chưa có nhiều kiến thức

- Thay đổi về nội tiết: Sau khi sinh, việc giảm đột ngột estrogen và progestrogen góp phần gây nên Hormones tuyến giáp giảm nhanh chóng gây

ra cảm giác mệt mỏi và trầm cảm

- Yếu tố di truyền: trong gia đình có người bị trầm cảm (mẹ, chị, cha) thì nguy

cơ bệnh cao

- Thiếu sự quan tâm của chồng

- Khó khăn kinh tế, nghề nghiệp không ổn định

- Sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, ma túy…đẻ khó, đẻ mổ

- Sinh con ở độ tuổi vị thành niên không có người hỗ trợ chăm sóc

- Sinh con trong tình trạng li dị hoặc ly thân

- Đặt áp lực quá nhiều trong việc chăm sóc con

2.4 Ảnh hưởng của trầm cảm sau sinh đến sức khỏe

• Ảnh hưởng đến bản thân người mẹ

– Thể chất: suy dinh dưỡng, tụt cân

– Về tinh thần: suy nhược thần kinh, mất ngủ, bánh bột lọc có nhiều hành vi nguy hiểm

• Ảnh hưởng đến người thân:

– Mức độ nhẹ: chồng và con không được chăm sóc tốt, trẻ sơ sinh thiếu nguồn sữa mẹ

– Mức độ nặng: người bị trầm cảm dễ có ý định tự tử Ở một số người rối loạn tâm thần gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ sơ sinh

2.5 Một số kĩ năng chính

Trang 9

- Kỹ năng đánh giá, kỹ năng phỏng vấn

- Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe

- Kỹ năng phản hồi, kỹ năng xác định vấn đề, kỹ năng ghi chép

- Kỹ năng quan sát, kỹ năng tuyên truyền, kỹ năng tham vấn, biện hộ

- Kỹ năng huy động kết nối nguồn lực, kỹ năng lập kế hoạch…

2.6 Vai trò của NVXH

1. Vai trò tham vấn

Đây là một vai trò vô cùng quan trọng của nhân viên xã hội khi làm việc với phụ nữ trầm cảm sau sinh NVXH sẽ sử dụng những kiến thức, kỹ năng tham vấn của mình để hỗ trợ cho phụ nữ trầm cảm sau sinh và gia đình họ vượt qua thời kỳ khủng hoảng Để thực hiện tốt vai trò này đòi hỏi ở người NVXH ngoài những kiến thức về tham vấn, còn phải vô cùng nhạy cảm và có kiến thưc liên quan đến bà mẹ sau sinh Làm tốt vai trò này, nhiều ca trầm cảm sau sinh đã có thể được giải quyết mà không cần đến các việc thực hiện các hoạt động khác

2. Vai trò kết nối

Trong vai trò này, NVXH ở vị trí của người chuyên môn trong việc kết nối thân chủ với các nguồn lực, dịch vụ xã hội Chính vì vậy NVXH cần có kiến thức về các dịch vụ này, cũng như xác định đúng đắn nhu cầu của phụ nữ trầm cảm sau sinh để có hỗ trợ tối ưu nhất

3. Vai trò là người quản lý trường hợp

Với vai trò là một người quản lý trường hợp, NVXH sẽ làm việc với nhiều cơ quan, tổ chức, ban ngành và các cơ sở để có thể cung cấp cho phụ nữ trầm cảm sau sinh các dịch vụ phù hợp

4. Vai trò tác nhân thay đổi

Trang 10

Khi làm việc với bất kì một thân chủ nào NVXH cũng cần thiết phải tin tưởng vào sự thay đổi ở bản thân họ Việc này thực sự không hề dễ dàng, nhưng đó

là yếu tố cần thiết để phụ nữ trầm cảm sau sinh có niềm tin vào NVXH Khi thực hiện vai trò này NVXH cần đặc biệt lưu ý phương châm của nghê “Cho cần câu chứ không cho xâu cá”, NVXH luôn là người hỗ trợ, giúp đỡ, kết nối

để đưa thân chủ phát huy tiềm năng thế mạnh của mình, chứ không làm hộ, làm thay họ

5. Vai trò biện hộ

Vai trò này nhằm mục đích đề cao quyền của thân chủ trong việc tiếp cận các dịch vụ và tích cực cho việc thay đổi các chương trình, chính sách có tác động tiêu cực trước cá nhân, gia đình và nhóm thân chủ Khi làm việc với phụ nữ trầm cảm sau sinh, NVXH sẽ thể hiện vai trò này trong một số trường hợp

2.7 liệu pháp tâm lý

Trị liệu tâm lý có hiệu quả trong điều trị bệnh trầm cảm sau sinh Trị liệu tâm lý thường được sử dụng kết hợp với điều trị thuốc Trong nhiều trường hợp, sự phối hợp trị liệu tâm lý với điều trị thuốc tỏ ra có hiệu quả Thuốc chống trầm cảm có thể nâng trạng thái cảm xúc, giúp người bệnh tham gia tích cực hơn vào quá trình trị liệu và đưa đến kết quả tốt hơn Nhưng với cương vị là một người NVCTXH thì việc am hiểu về thuốc là còn hạn chế nên dưới đây tôi tập chung vào những phương pháp trị liệu tâm lý

Liệu pháp phân tâm (phân tích tâm lý): cho rằng người ta mắc bệnh là do những xung đột giữa những nhu cầu, những mong muốn mang tính bản năng với khả năng thoả mãn những nhu cầu, mong muốn đó Người bệnh không ý thức được những nguyên nhân này, nên nhiệm vụ của nhà trị liệu là bằng nghiệp vụ chuyên môn của mình phải phát hiện ra những dồn nén, tức là những nguyên nhân gây bệnh Khi nguyên nhân được soi sáng trên bình diện

ý thức (được giải toả), thì xung đột sẽ hết, người bệnh sẽ khỏi bệnh

Liệu pháp hành vi: không chú trọng đến nguyên nhân, chỉ tập trung vào điều chỉnh những hành vi lệch lạc Người bệnh chỉnh hành vi theo mẫu đúng, có sự

Trang 11

hướng dẫn đánh giá của nhà trị liệu và chế độ thưởng phạt rõ ràng Người bệnh nhận thức được hành vi cần phải điều chỉnh như thế nào.

Liệu pháp nhận thức: cho rằng những nghĩ sai lệch và không được tổ chức (những suy nghĩ này có ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi của người bệnh)

là điểm chung cho tất cả các xáo trộn tâm lý Việc đánh giá hiện thực và làm giảm những suy nghĩ này tạo sự tiến bộ về cảm xúc và hành vi Nhà trị liệu bằng nhiều cách khác nhau tìm kiếm việc tạo ra những thay đổi nhận thức - thay đổi hệ thống tư duy và niềm tin của người bệnh - trong trật tự - Để cuối cùng đem đến sự thay đổi trong cảm xúc và hành vi

tự tin, thoải mái hơn khi chăm sóc em bé sơ sinh

Ngoài ra, để khắc phục chứng trầm cảm thì các thành viên trong gia đình cố gắng tạo bầu không khí vui vẻ, quan tâm đến người mẹ cũng như chia sẻ phần nào việc chăm sóc em bé mới chào đời để người mẹ thực sự cảm thấy được hỗ trợ, động viên từ gia đình Sẽ không còn cảm giác lo lắng không chăm sóc tốt cho con hay cảm thấy cô đơn, tủi thân Tránh gây tổn thương tâm lý cho sản phụ

Nếu vẫn lo lắng, bỡ ngỡ về cách chăm sóc em bé, đừng ngại trao đổi, chia sẻ với những người có kinh nghiệm Những lời khuyên, tư vấn của họ sẽ rất hữu ích vì ít nhiều họ đã có kinh nghiệm trải qua thời gian mang thai, sau sinh và chăm sóc em bé Tham khảo thêm thông tin trên sách báo, internet để giảm bớt tâm lý lo lắng, hoang mang

Trang 12

Một lưu ý mà sản phụ luôn cần ghi nhớ rằng ngoài chăm sóc con, sản phụ cũng cần chăm sóc cho bản thân, cố gắng dành thời gian dù chỉ trong chốc lát

để nghỉ ngơi, thư giãn như nghe nhạc, đọc sách, đan len, đi dạo bộ Những việc tuy rất đơn giản nhưng lại có thể giúp bạn thoải mái, thư thái hơn

Người chồng, người thân trong gia đình nên để ý xem thái độ, biểu hiện cùa người phụ nữ sau sinh Nếu thấy sản phụ có các dấu hiệu như kể trên và kéo dài trong thời gian dài mà tình trạng không bớt thì nên đưa sản phụ đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ là nhân tố giúp điều trị thành công và hết bệnh nhanh

Việc điều trị bệnh đôi khi chỉ cần điều trị về liệu pháp tâm lý để giúp giải toả tâm lý lo lắng, hoang mang nhưng đối khi trong một số trường hợp phải cần

sử dụng thuốc và kết hợp cả hai cách để điều trị bệnh Do đó việc phát hiện sớm là rất quan trọng, điều trị trong giai đoạn đầu bao giờ cũng dễ dàng hơn.Người mẹ cần:

- Ngủ đủ giấc: Khi cảm thấy căng thẳng mệt mỏi và trầm cảm thì hãy điều khiển cuộc sống bạn theo một hướng tích cực hơn, và đặc biệt hãy dành nhiều thời gian ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể thoải mái bớt đi mệt nhọc do phải chăm em bé cả ngày lẫn đêm, hãy nhờ người nhà giúp bạn trông bé để có thời gian nghỉ ngơi thêm

- Ăn uống lành mạnh: Bà mẹ sau sinh cần có chế độ ăn uống hợp lý theo chỉ dẫn của bác sĩ, đặc biệt không vì quá buồn stress mà sử dụng thuốc lá hay rượu bia

- Giao tiếp nhiều hơn: Hãy nói với chồng, bạn bè và người thân biết cảm giác

mà bạn đang thấy Mọi người sẽ dành nhiều thời gian trò chuyện tâm sự với bạn nhiều hơn, giúp bạn giải tỏa tâm lý căng thẳng

- Dành nhiều thời gian cho bản thân: Phụ nữ thời nay cần phải chăm chút bản thân nhiều hơn, hãy cố gắng chăm chút cho bản thân nhiều hơn, đó chính là yêu bản thân mình thêm, sẽ làm cho bạn có cảm giác cuộc sống thêm phần tươi đẹp hơn

Trang 13

- Nói chuyện với con hàng ngày: Hãy dành thời gian nựng con và chơi với con, nói chuyện nhiều với con, con bạn tuy chưa nhận thức được nhưng sẽ cảm nhận được phần nào niềm vui đó, việc làm này sẽ giúp bạn cảm nhận được thêm nhiều niềm vui trong cuộc sống.

Ngày đăng: 20/05/2017, 13:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w