1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CTXH với trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

37 519 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 105,38 KB

Nội dung

trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cụ thể là trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, thực trạng và các chương trình,chính sách, mô hình can thiệp và kế hoạch trợ giúp trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ trong trường hợp cụ thể

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU 3

Phần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ MỒ CÔI 4

I Một số khái niệm 4

1 Trẻ em: 4

2 Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt 4

3 Công tác xã hội với trẻ em mồ côi 5

3.1 Công tác xã hội 5

3.2 Trẻ em mồ côi 5

3.3 Công tác xã hội với trẻ mồ côi 5

3.4 Phát triển cộng đồng 5

4 Kỹ năng CTXH 6

5 Vai trò của NVCTXH 6

II Một số lý thuyết, phương pháp và kĩ năng quan trọng trong làm việc với trẻ em mồ côi 7

1 Một số lý thuyết 7

2 Một số phương pháp tiếp cận 9

3 Một số kĩ năng 10

3.1 kĩ năng lắng nghe 10

3.2 kĩ năng giao tiếp 11

3.3 kĩ năng trình bày 11

III Một số vấn đề khái quát 13

1 Đặc điểm tâm – sinh lý 13

1.1 Đặc điểm tâm lý 13

1.2 Về thể chất 14

2 Dấu hiệu nhận biết 14

3 Thực trạng trẻ mồ côi hiện nay 14

4 Nguyên nhân 15

5 Những khó khăn của trẻ mồ côi 17

6 Nhu cầu của trẻ mồ côi 18

Trang 2

IV Một số chương trình, chính sách, mô hình trong trợ giúp trẻ em mồ côi 19

Phần 2: THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG PHÁT TRIẾN CỘNG ĐỒNG ĐỂ CAN THIỆP CHO TRẺ MỒ CÔI 23

I Mô tả trường hợp 23

II Xác định vấn đề 29

III Bảng kế hoạch trợ giúp trẻ mồ côi sống tại cộng đồng 30

IV Trình bày một phúc trình (giả định) về một buổi làm việc với thân chủ/ hệ thống thân chủ/ đối tác liên quan để đạt được một mục tiêu nào đó trong kế hoạch 31

KẾT LUẬN 37

Tài liệu tham khảo 38

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

“Trẻ em như búp trên cành, Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan” Câu thơchứa chan tình yêu thương trẻ em của Bác Hồ mãi cứ lay động cõi lòng của mỗingười Việt Nam Còn nhớ, cứ đến Ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6, Bác lại đi thămhoặc đón các cháu thiếu nhi vào chơi ở Phủ Chủ tịch và nhà Bác Tấm lòng củaBác cũng chính là tấm lòng, tình cảm căn cốt của dân tộc dành cho thế hệ măngnon đất nước

Thấm nhuần tinh thần đó Đảng và nhà nước luôn quan tâm đến việc chămsóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em Việt nam là nước đứng thứ hai trên thế giới, lànước đầu tiên ở Châu Á phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em của Liên HợpQuốc( năm 1990) và chưa đầy một năm sau nước ta đã ban hành Luật Bảo vệ,chăm sóc và giáo dục trẻ em( năm 1991) Hơn 20 năm qua nước ta đã đểa vàthực hiện hai chương trình hành động quốc gia vì trẻ em cùng với nhiều chínhsách, văn bản hướng dẫn tiêu chuẩn, quy chuẩn, chương trình mục tiêu, các dự

án, xây dựng tổ chức bộ máy, bố trí và đào tạo cán bộ quản lý, xây dựng và pháttriển các tổ chức, cung cấp dịch vụ liên quan nhằm mục tiêu bảo vệ chăm sóctrẻ em Nhờ đó công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em có những chuyểnbiến tốt Tuy nhiên cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường đi kèm hệlụy của nó đang đặt ra những vấn đề xã hội cấp bách ảnh hưởng đến an sinh củacon người và đặc biệt là trẻ em trong đó có trẻ mồ côi Năm 2012 cả nước có176.000 trẻ mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi Con số này đang gia tăng và ở mức báođộng Sự gia tăng số lượng về trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi làm nảy sinh hàng loạtvấn đề về sức khỏe – y tế, ăn mặc, đi lại, học hành và các nhu cầu vật chất, tinhthần khác, đòi hỏi sự quan tâm giải quyết của nhà nước và cộng đồng xã hội

Vì thế các em cần được sự quan tâm đặc biệt hơn Sớm nhận biết được nhucầu cần giúp đỡ của các em, nghề CTXH nhấn mạnh đến việc cung cấp các dịch

vụ cho các em và xem đây là một lĩnh vực hỗ trợ mang tính chuyên nghiệp

Trang 4

Phần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ CÔNG TÁC XÃ

HỘI VỚI TRẺ MỒ CÔI

I Một số khái niệm

1 Trẻ em:

Công ước quốc tế về Quyền trẻ em quy định trẻ em là người dưới 18 tuổi.Còn theo Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004, thì trẻ em ViệtNam là công dân dưới 16 tuổi Quy định này của Việt Nam không có gì trái vớiCông ước quốc tế vì việc xác định độ tuổi của trẻ em được căn cứ vào các yếu

tố nhân chủng học, các chỉ số phát triển tâm sinh lí, thể lực, trí lực của conngười nói chung, cũng như các điều kiện kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia Vìthế, ngay tại Điều 1 của Công ước quốc tế quyền trẻ em quy định: “trừ trườnghợp pháp luật quốc gia áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớmhơn”.Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ, mà chúng vận động, phát triểntheo quy luật khác với người lớn, có cách nhìn, cách suy nghĩ và cảm nhậnriêng; và đặc biệt trẻ em là những người phát triển chưa đầy đủ về thể chất, tinhthần, trí tuệ, đạo đức và xã hội Hay nói cách khác, trẻ em là những người cònnon nớt về thể chất, trí tuệ, đạo đức và xã hội Chính vì vậy, trẻ em chưa có khảnăng tự chăm sóc và bảo vệ mình nên đòi hỏi phải có sự chăm sóc và bảo vệ đặcbiệt của người lớn

2 Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hiểu là trẻ em có hoàn cảnh không bìnhthường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơbản và hoà nhập với gia đình, cộng đồng Từ định nghĩa này, Điều 40 đã quyđịnh: "Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm trẻ em mồ côi không nơi nươngtựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độchoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm,tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang;trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma tuý; trẻ em vi phạm pháp luật"

Trang 5

3 Công tác xã hội với trẻ em mồ côi

3.1 Công tác xã hội

Là nghề nghiệp tham gia vào giải quyết vấn đề liên quan tới mối quan hệcủa con người và thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tăng cường sự trao quyền và giảiphóng quyền lực nhằm nâng cao chất lượng sống của con người CTXH sửdụng các học thuyết về hành vi con người và lý luận về hệ thống xã hội vào canthiệp sự tương tác của con người với môi trường sống ( hiệp hội CTXH quốc tế)CTXH có thể hiểu là một nghề nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình vàcộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội

về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồnggiải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội

3.2 Trẻ em mồ côi

Là trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng;trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theoquy định tại điều 78 của bộ Luật đan sự hoặc không đủ năng lực, khả năng đểnuôi dưỡng theo quy định của pháp luật hoặc đang trong thời gian chấp hànhhình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng ( khoản 1, điều 4, Nghịđịnh 76/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007)

3.3 Công tác xã hội với trẻ mồ côi

Là một phần trong lĩnh vực chuyên biệt của ngành CTXH với mục tiêuđem lại sự hỗ trợ cho trẻ em mồ côi, giúp bảo về trẻ em và góp phần vào nềnanh sinh trẻ em

3.4 Phát triển cộng đồng

Là một phương pháp của công tác xã hội được xây dựng trên nhữngnguyên lý, nguyên tắc và giả định của nhiều ngành khoa học xã hội khác như:Tâm lý xã hội, xã hội học, chính trị học, nhân chủng học…, được áp dụng ởnhiều nước và đã phát huy vai trò trong việc giải quyết các vấn đề của các nhómcộng đồng nghèo, các nhóm yếu thế trong thời gian qua Đó là phương pháp giảiquyết một số vấn đề khó khăn, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, hướng tới sự

Trang 6

phát triển không ngừng về đời sống vật chất và tinh thần của người dân thôngqua việc nâng cao năng lực, tăng cường sự tham gia, đoàn kết, phối hợp chặtchẽ giữa người dân với nhau, giữa người dân với các tổ chức và giữa các tổchức với nhau trong phạm vi một cộng đồng.

4 Kỹ năng CTXH

Kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục mộthay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm)nhằm tạo ra kết quả mong đợi

Kỹ năng công tác xã hội là sự vận dụng kiến thức, kinh nghiệm vào cáchoạt động trợ giúp cá nhân, nhóm, cộng đồng, phục hồi hay tăng cường chứcnăng xã hội của họ một cách có hiệu quả góp phần đảm bảo nền an sinh xã hộiTrong quá trình làm việc NVXH chủ yếu sử dụng các kỹ năng như kỹ nănggiao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thấu cảm, kỹnăng tạo lập mối quan hệ, kỹ năng quan sát, kỹ năng đặt câu hỏi Nhất là trong

kỹ năng chuyên biệt của công tác xã hội trong cộng đồng NVXH cần lưu ý hơnđối với các kỹ năng như kỹ năng tổ chức họp dân, kỹ năng tuyên truyền vậnđộng, kỹ năng tập huấn, kỹ năng điều phối… để mang lại hiệu quả cao hơn khigiải quyết các vấn đề tại cộng đồng

Các kĩ năng trong quá trình làm việc với trẻ em có thể nói đến các kĩ năngnhư: kĩ năng lắng nghe (lắng nghe để biết được các em cần gì, để biết tâm tưnghuyện vọng của các em), kĩ năng thấu cảm ( để hiểu và cảm thông với cácem), kĩ năng đặt câu hỏi (để khai thác được các nhu cầu, nguyện vọng của trẻ và

để trẻ chia sẻ thông tin của chính bản thân mình)

5 Vai trò của NVCTXH

Vai trò là người tìm hiểu, khám phá cộng đồng: NVCTXH đi vào cộngđồng để xác định vấn đề của cộng đồng để đưa ra những kế hoạch trợ giúp, theodõi, giới thiệu chuyển giao những dịch vụ cần thiết cho các nhóm thân chủ trongcộng đồng

Trang 7

Vai trò là người trợ giúp xây dựng và thực hiện kế hoạch cộng đồng: trên

cơ sở nhu cầu của cộng đồng đã được cộng đồng xác định, NVCTXH giúp cộngđồng xây dựng chương trình hành động phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, tiềmnăng của cộng đồng để giải quyết vấn đề của cộng đồng

Vai trò là người biện hộ: là người bảo vệ quyền lợi cho thân chủ để họđược hưởng những dịch vụ, chính sách, quyền lợi của họ đặc biệt trong nhữngtrường hợp họ bị từ chối những dịch vụ, chính sách lẽ ra họ được hưởng

Vai trò là người giáo dục: là người cung cấp kiến thức kỹ năng liên quantới vấn đề họ cần giải quyết, nâng cao năng lực cho cá nhân, gia đình, nhóm haycộng đồng qua tập huấn, giáo dục cộng đồng để họ có hiểu biết, tự tin và tựmình nhìn nhận vấn đề đánh giá vấn đề phân tích và tìm kiếm nguồn lực chovấn đề cần giải quyết

II Một số lý thuyết, phương pháp và kĩ năng quan trọng trong làm việc với trẻ em mồ côi

1 Một số lý thuyết

- Thuyết hành vi:

Nội dung của thuyết: Thuyết cho rằng con người có phản ứng do có sựthay đổi của môi trường để thích nghi Hành vi của cá nhân chịu ảnh hưởng củamôi trường xung quanh như môi trường sống, những kinh nghiệm sống mà cánhân đó trải qua

Thuyết này trả lời cho vấn đề trẻ luôn sống khép kín, ít giao tiếp với bạn bè

đó là do chính môi trường các trẻ đang sống, không có sự quan tâm, chăm sóccủa bố mẹ

Hành vi cấu giận khi nhìn thấy các bạn của mình được quan tâm, đó là đo

sự thiếu thốn tình cảm, các em luôn mong muốn mình sẽ có một gia đình, có sựyêu thương của cha mẹ

-Thuyết hệ thống sinh thái:

Thuyết sinh thái nhấn mạnh đến môi trường cuộc sống, những tương táccủa môi trường, vật chất đã ảnh hưởng đến con người ra sao

Trang 8

Lý thuyết hệ thống sinh thái cho rằng, một hệ thống, vừa bao gồm các tiểu

hệ thống nhỏ trong nó, đồng thời nó cũng là một tiểu hện thống nằm trong một

hệ thống rộng lớn hơn Hệ thống càng phức tạp thì tổng hợp các tiểu hệ thống

và các thành tố càng đa dạng Giữa các thành tố có mối quan hệ qua lại mật thiếtvới nhau Sự thay đổi, biến động của mỗi thành tố trong một hệ thống đều ảnhhưởng, tác động đến các thành tố khác và ngược lại Bởi những liên hệ đó màtập hợp các tiểu hệ thống và thành tố tạo thành một sự toàn vẹn, thống nhấtTrên cơ sở lý thuyết hệ thống sinh thái, tôi nhận thấy huyện X là một hệthống, bao gồm các tiểu hệ thống: các xã trong huyện, Nhân sự tại UBNDhuyện và các xã, các hội đoàn, chính sách, đối tác, cơ sở vật chất, tài chính…Mặt khác huyện X cũng là một tiểu hệ thống của tỉnh Y

Dựa trên thuyết này ta thấy được chính là huyện này hay xảy ra bão, lũ gâyảnh hưởng đến cộng đồng, nhiều người thiệt mạng trong cơn bão lũ, nhiềungười chết do đi ra sông đánh bắt rồi bị lật thuyền đễn đến tình trạng các emnhỏ bị mồ côi

Môi trường bị ô nhiễm, do các chất thải của các nhà máy, xí nghiệp đễnđến tình trạng nhiều người chết vì bệnh tật, các em nhỏ phải gánh hậu quả vôcùng nghiêm trọng, mất đi gia đình, mất đi người thân khi còn nhỏ

kinh tế phát triển con người luôn chạy theo vật chất không quan tâm đếngiá trị tinh thần, lối sống văn minh, luôn chạy theo đồng tiền mà đánh mất cácgiá trị đạo đức vốn có đẫn đến nhiều tình trạng li di, li thân, bỏ rơi con cái

- Thuyết tương tác biểu trưng:

Nội dung: thuyết này nhấn mạnh vai trò của yếu tố tư duy, ý thức và tự ýthức của cá nhân trong hành vi, hoạt động, giao tiếp, nhất là mối tương tác xãhội

Thuyết này giải thích cho việc các em ý thức về việc học tập với hànhđộng làm luôn bài tập trong giờ ra chơi để có thể về phụ giúp cho ông bà Vớisuy nghĩ là nghỉ học để kiếm tiền chăm sóc cho bản thân và cho ông bà có cuộcsống tốt hơn nhưng các em chưa có suy nghĩ sâu xa hơn mà mới nghĩ đến cái lợi

Trang 9

trước mắt mà xong hành với nó chính là các em có nguy cơ bị bóc lột sức laođộng Sự tương tác của xã hội dẫn đến việc các em có những suy nghĩ như vậy.

2 Một số phương pháp tiếp cận

Khi làm việc với trẻ em có hoàn cảnh đăc biệt nhất là đối với nhóm trẻ em

mồ côi thì có rất nhiều phương pháp tiếp cận:

+ Phương pháp tiếp cận dựa trên thế mạnh

+ Phương pháp tiếp cận dựa trên khả năng phục hồi

+ Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền

+ Phương pháp tiếp cận dựa trên nhu cầu

+ Phương pháp tiếp cận dựa trên giải pháp

Trong bài này tôi chọn phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người đểtiếp cận và giải quyết vấn đề của trẻ mồ côi

Tiếp cận dựa trên quyền con người là một khung lý thuyết có chứa dựngcác nguyên tắc, tiêu chuẩn và mục tiêu của hệ thống quyền con người trong quátrình lập kế hoạch và tiến trình thực hiện các hoạt động công tác xã hội

Cách tiếp cận này lấy nền tảng cơ bản chính là hệ thống quyền con người

đã được pháp luật quốc tế bảo vệ với cách tiếp cận theo quyền, nhân viên côngtác xã hội cần dựa trên hệ thống quyền con người để xây dựng các phương pháp

và hoạt động của mô hình phát triển xã hội Theo cách tiếp cận này nhân viêncông tác xã hội thực hiện việc trao quyền cho con người thực hiện các quyềncủa mình đồngthời đảm bảo những bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ củamình

Trên phương diện vĩ mô, cách tiếp cận dựa trên quyền có bàn đến tầm quantrọng của nhà nước và chính phủ trong mối quan hệ tương quan với công dâncủa họ về mặt quyền và nghĩa vụ Cách tiếp cận theo quyền lôi kéo sự chú ý củanhà nước về mặt chăm lo đời sống của những người dễ bị tổn thương, kể cảnhững người không thể đứng lên đòi quyền lợi cho mình

Cũng giống như những cách tiếp cận khác, tiếp cận dựa trên quyền nhằmhướng đến việc cải thiện hoàn cảnh của con người, tập trung vào nhu cầu, vấn

Trang 10

đề và tiềm năng của họ Theo cách này, cách tiếp cận dựa trên quyền có đề cậpđến những vấn đề luôn được coi trọng là trọng yếu đối với sự phát triển, như làthực phẩm , nước, nhà ở, y tế, giáo dục, an toàn, tự do Quyền con người vượtlên trên ý niệm về nhu cầu cơ bản mà nó chứa đựng một cái nhìn nhân đạo hơn

về con người về khía cạnh công dân, chính trị, xã hội, kinh tế và vai trò văn hóa.Đồng thời, nhắc đến quyền con người chúng ta nói đến nghĩa vụ và trách nhiệm.Cách tiếp cận này mang tính nhân văn, coi trọng con người với nhữngquyền mà họ được hưởng với cách tiếp cận này, đối tượng dù có gặp vấn đềkhó khăn cũng được tôn trọng như là một người với đầy đủ các giá trị Tiếp cậndựa trên quyền coi con người là trung tâm, tập trung vào nhu cầu và tiềm năngcủa họ để đi tới giải quyết vấn đề Với cách tiếp cận này, nhân viên công tác xãhội là người thực hiện vai trò biện hộ, ngay cả khi đối tượng có hoặc chưa nhậnthức được những quyền của họ

3 Một số kĩ năng

3.1 kĩ năng lắng nghe

Lắng nghe là một yếu tố kỳ diệu giúp con người tạo dựng được mối quan

hệ bền lâu và hạnh phúc Biết lắng nghe giúp chúng ta tìm ra mã số, sở thích,mong muốn, nhu cầu của người khác Kỹ năng lắng nghe rất quan trọng bởigiao tiếp là một trong những hoạt động luôn diễn ra hàng ngày xung quanhchúng ta tuy nhiên, để đạt được mục đích giao tiếp mà cụ thể là thấu hiểu đượcnhững gì người khác nói thì mỗi chúng ta cần phải rèn luyện cho bản thân kỹnăng lắng nghe hiệu quả Với trẻ mồ côi chúng ta cần sử dụng kĩ năng này đểlắng nghe những tâm tư, nhu cầu nguyện vọng của các em và để phản hồi lạinhững gì các em chia

Cách thức thực hiện: Kỹ năng lắng nghe tích cực trong công tác xã hội làmột quá trình lắng nghe tích cực đòi hỏi người cán bộ xã hội phải biết quan sáthành vi của đối tượng một cách tinh tế, phải tập trung chú ý cao độ và phải tôntrọng, chấp nhận đối tượng và vấn đề của họ, đồng thời giúp họ nhận biết làđang được quan tâm và chia sẻ

Trang 11

- Ý nghĩa: Giúp cho NVXH nắm bắt và hiểu được vấn đề của cộng đồng từ

phía người dân cách hiệu quả nhất

3.2 kĩ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là năng lực vận dụng có hiệu quả những tri thức, hiểubiết về quá trình giao tiếp, các yếu ố tham gia và ảnh hưởng tới quá trình giaotiếp cũng như sử dụng có hiệu quảu các phương tiện giao tiếp, phối hợp hài hòatoàn bộ hành vi, ứng xử, cử chỉ…để giúp chủ thể đạt được mục đích nhất địnhcủa hoạt động giao tiếp đó

- Ý nghĩa: Đạt được các mục tiêu nhất định cho cuộc giao tiếp, tạo lập

được niềm tin và sự tôn trọng của trẻ đối với mình hoặc niềm tin của cộng đồngvào NVXH

- Cách thức thực hiện: NVXH phải nhận thức được vấn đề mà mình đanggiao tiếp, giao tiếp được thực hiện trên cơ sở kế hoạch đó định trước Ngoài racòn yêu cầu NVXH phải có khả năng thiết lập các mối quan hệ, biết lắng nghetích cực, biết phản hồi cảm xúc và nội dung của đối tượng giao tiếp và biết cáchthu thập và xử lý thông tin qua việc đặt câu hỏi…

3.3 kĩ năng trình bày

Kỹ năng trình bày là kỹ năng được thể hiện qua cuộc giao tiếp có tínhthuyết phục dựa trên các mục đích nhằm làm thay đổi thái độ của người nghe.Hầu hết các cuộc trình bày đều được đưa ra trước đám đông đó là một khía cạnhrất quan trọng của việc trình bày

- Ý nghĩa: Đối với NVXH khi làm việc đối với cộng đồng kỹ năng trình

bày được thữ hiện trong các buổi họp dân, tọa đàm hay các thảo luận để đưa racác giải pháp để giải quyết vấn đề đang tồn đọng trong thôn Chính vì thế nếu

Trang 12

được thực hiện thành công thì chắc chắn NVXH đó đã thực hiện thành côngđược một nửa chặng đường của mình Vì khi sử dụng hiệu quả kỹ năng nàyngười dân sẽ nắm bắt được hiệu quả các thông tin mà NVXH muốn truyền tải

và đem lại được hiệu quả cao trong việc tham gia đóng góp ý kiến và xây dựngvấn đề được hoàn chỉnh

- Cách thức thực hiện: Để sử dụng kỹ năng trình bày hiệu quả NVXH cầnchuẩn bị các điều sau:

+ NVXH chuẩn bị nội dung trình bày đồng thời đặt mình dưới góc độngười nghe và sử dụng ngôn ngữ đơn giản và xúc tích

+Giọng trình bày củaNVXH cần phải đủ truyền đạt tới toàn bộ người dân.+ Ngôn ngữ cơ thể sẽ làm cho NVXH trở nên tự tin hơn và thể hiện NVXH

có kiến thức về nội dung trình bày

+ NVXH nên biết cách để dẫn dắt mọi người và mô tả tỷ mỉ nội dung bằngcác ví dụ, nếu cần thiết

+ NVXH nên ăn mặc theo cách ăn mặc phù hợp với các buổi gặp mặt vớidân NVXH nên mặc trang trọng, tránh ăn mặc quá bình thường

+ Luôn luôn luyện tập bài trình bày một vài ngày trước đó

+ Sử dụng các hỗ trợ nghe nhìn để bổ sung cho các thông tin của NVXHtruyền tải đến nhân dân

+ Hỗ trợ về hình ảnh sẽ giúp các bạn thuyết phục được người nghe

+ Trình bày bằng Powerpoint sử dụng text, đồ họa và các biểu đồ dạnhbánh, đồ họa để tạo các thông tin tổng hợp đơn giản Bằng cách sử dụng cácphương pháp này bạn có thể tăng được sự quan tâm của người nghe lên tới gấp

5 lần Nhưng nếu sử dụng công cụ Powerpoint thì nên có bản in để nhân dân dễtheo dõi

+ Điều chỉnh giọng điều thích hợp là công cụ trình bày hiệu quả nhất.+ Sử dụng sự khác nhau, các phông chữ và màu bắt mắt

+ NVXH bày nên tìm hiểu căn phòng nơi người đấy sẽ trình bày ở đó.+ Nhìn người nghe để khuyến khích họ

Trang 13

- Rào cản:

Kỹ năng trình bày không được thành công là do các rào cản sau:

+ Đối với NVXH: Có thể NVXH là người nhút nhát, không tự tin hoặcchưa quen với áp nên không thể trình bày các thông tin có hiệu quả

III Một số vấn đề khái quát

1 Đặc điểm tâm – sinh lý.

1.1 Đặc điểm tâm lý.

- Trẻ thiếu tình thường của cha, mẹ có cảm giác cô đơn trống trải Trẻ tự ti,

dễ tủi thân sống thầm lặng , mặc cảm với số phận… trẻ sợ lo lắng, sợ hãi xalánh không muốn quan hệ với bạn bè… một số trẻ liều lĩnh gan lỳ

- Trẻ mồ côi thường có những cử chỉ, thái độ lập dị, thiếu chuẩn mực hành

vi giao tiếp xã hội, khó thiết lập các mối quan hệ xã hội ở tuổi trưởng thành

Trang 14

- Thiếu cha, mẹ, thiếu gia đình đứa trẻ lớn lên thường có những biểu hiện

về rối loạn tâm lý, hoặc dễ bị kích động đi vào những con đường làm ăn phipháp hoặc quá tự ti, rụt rè sợ sệt

2 Dấu hiệu nhận biết.

Không có cha, mẹ dẫn đến mồ côi

Tâm lý nhút nhát ngại tiếp xúc với người khác, tự cô lập bản thân

Có suy nghĩ trưởng thành hơn so với những đứa trẻ cùng lứa tuổi

Được người thân trong gia đình hoặc các trung tâm bảo trợ nuôi dưỡng

3 Thực trạng trẻ mồ côi hiện nay

Theo nghiên cứu từ Bộ LĐTB&XH trong 7 năm (từ 2004-2012), Việt Nam

có 176.000 trẻ em bị bỏ rơi và trẻ mồ côi Các số liệu định tính cho thấy, tìnhtrạng trẻ em bị bỏ rơi không nơi nương tựa, mồ côi đang có xu hướng gia tăng.Đáng chú ý có 80-90% trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài được cho là

“bị bỏ rơi” Số trẻ em “bị bỏ rơi” được nhận làm con nuôi tăng 400%

Theo số liệu thống kê gần đây, số trẻ em có HCĐB trong phạm vi cả nướctính đến cuối năm 2015 là 1,5 triệu em chiếm khoảng 1,7% dân số và khoảng5% dân số trong độ tuổi trẻ em, trong đó có khoảng 176.000 trẻ mồ côi, trẻ bị

bỏ rơi

Hiện nay trên địa bàn cả ngước có tất cả hơn 262 cơ sở bảo trợ xã hội cônglập và noài công lập dưới nhiều hình thức và tên gọi khác nhau như trung tâm(bảo trợ, cứu trợ, hỗ trợ, nuôi dưỡng, gióa dục, dạy nghề ), làng trẻ sos, nhà trẻ,nhà tình thương, nhà nuôi dưỡng, nhà an toàn, mái ấm tình thương, cô nhiviện Trong đó mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội ở Hà Nội ngày càng đa dạng vàphát triển Tuy vậy mạng lưới cơ sở chưa kịp để đáp ứng kịp thời sự gia tăng

Trang 15

nhanh chóng về số lượng trẻ em cầm được bảo vệ nói chung, trẻ em mồ côi nóiriêng.

Ông Nguyễn Hải Hữu - Cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em chorằng, hiện nay các chính sách trợ cấp xã hội còn ở mức thấp

Theo đó, mức chuẩn trợ cấp cho mỗi bé tại trung tâm bảo trợ tối thiểu là180.000 đồng/tháng, cao nhất là 360.000 đồng/1 tháng Chỉ 30% trẻ em khókhăn được cấp thẻ BHYT

Bà Lê Thị Hồng Loan, Trưởng Chương trình Bảo vệ trẻ em - Quỹ Nhiđồng Liên Hợp Quốc (Unicef) nhận định, việc thiếu các dịch vụ hỗ trợ trongviệc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mới chính là nguyên nhân khiến nguy cơ bỏrơi con ngày càng tăng cao ở Việt Nam

Hiện nay, tỉ lệ trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi đang có xu hướng gia tăng vàtình cảnh sống của các em đang ở mức báo động Nhiều em sống trong cảnhthiếu ăn, thiếu mặc, thiếu một nơi ở an toàn, không được học tập, thăm khámsức khỏe hay vui chơi giải trí Có em phải lao động để phụ giúp gia đình hay để

tự nuôi sống bản thân Còn có em phải đối mặt với nhiều nguy cơ: bóc lột sứclao động, bạo hành trẻ em, bị lợi dụng hay lôi cuốn vào các tệ nạn xã hội Chămsóc trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi không nơi nương tựa, cho các em một mái ấm giađình thay thế để các em có đủ điều kiện phát triển, đảm bảo quyền của trẻ emđòi hỏi sự quan tâm, giải quyết của Nhà nước và sự chung tay của cộng đồng xãhội

4 Nguyên nhân

* Nguyên nhân khách quan:

- Nguyên nhân về kinh tế - xã hội:Trong điều kiện phát triển kinh tế thịtrường, xã hội ngày càng phát triển và có nhiều biến đổi; bên cạnh mặt tích cựcthì lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền làm một số giá trị đạo đức xã hội bịđảo lộn như li dị, li thân, bỏ rơi con cái là một trong những nguyên nhân khiếntrẻ trở thành mồ côi

Trang 16

-Nguyên nhân về điều kiện tự nhiên: Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thiêntai, bão lũ thường xuyên xảy ra, hàng năm gây thiệt hại lớn về người và tài sảndẫn đến cảnh đói nghèo, dịch bệnh, người chết, tàn tật, mất tích Trong số đó,không ít trẻ em bị mồ côi.

- Ngoài ra, trong cuộc sống không thể tránh khỏi những rủi ro thiệt hại vềtài sản, tính mạng Trong đó có nguyên nhân vì những tai nạn đáng tiếc mà trẻ

em bị mất đi cha mẹ, người thân nên trẻ rơi vào tình trạng mồ côi

* Nguyên nhân chủ quan:

- Nhận thức về trẻ mồ côi còn hạn chế:

Không chỉ riêng nhận thức của trẻ em, gia đình mà còn cả xã hội về vấn đềtrẻ em mồ côi còn nhiều hạn chế,chưa thấy được trách nhiệm tổ chức thực hiện

và gánh nặng đối với xã hội

Ngoài ra việc chăm sóc và bảo vệ quyền trẻ em mồ côi vẫn chưa đượcquan tâm một cách đúng đắn đặc biệt là mối quan hệ gắn liền với vấn đề trẻ em

mô côi với phát triển nguồn nhân lực cao trong tương lai

* Nguyên nhân thuộc về gia đình:

Những biến đổi nhanh chóng của sản xuất, đời sống, giao thông liên lạc,thông tin đại chúng đang làm thay đổi những mối quan hệ của con người tronggia đình và xã hội Hiện tượng li hôn, bỏ rơi con không còn là cá biệt mà đãtrở thành phổ biến tăng lên nhiều lần trong những năm qua

Những đối tượng phụ nữ có nguy cơ cao bỏ rơi con chủ yếu là các bà mẹ ởtuổi vị thành niên, sinh viên mang thai ngoài ý muốn; công nhân trẻ ở các khucông nghiệp do thiếu hiểu biết nên bỏ rơi trẻ khiến trẻ mồ côi

Những khó khăn trong cuộc sống như: nghèo khó, vấn đề về sức khỏe;mang thai ngoài hôn nhân; sự kỳ thị từ quan điểm bất bình đẳng giới trong giađình… được cho là những nguyên nhân khiến nhiều bậc cha mẹ từ bỏ quyềnnuôi con, dẫn đến trẻ bị bỏ rơi, mồ côi

* Nguyên nhân thuộc về xã hội:

Trang 17

Nhà nước thiếu một hệ thống chính sách đồng bộ về đầu tư, giáo dục, y tế,chính sách xã hội.Trong vấn đề chăm sóc và bảo vệ trẻ em mồ côi,nhiều chínhsách và giải pháp chưa được tổ chức thực hiện và cũng không phải chịu tráchnhiệm,đầu tư của nhà nước còn hạn chế, hiệu lực thực hiện pháp luật chưa cao Ngoài ra, ở một số địa phương, cơ sở thiếu sự quan tâm chỉ đạo hoặc quantâm chưa đúng mức Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, các cơ sở chăm sóc trẻ

mồ côi còn gặp nhiều vấn đề, khó khăn, thiếu thốn ở hầu hết các địa phương,nhất là ở miền núi và nông thôn, vùng có khó khăn về kinh tế

5 Những khó khăn của trẻ mồ côi.

Những trẻ em khi sinh ra và lớn lên không có sự quan tâm, chăm sóc củacha mẹ có nghĩa là chúng sẽ phải đương đầu với rất nhiều khó khăn trong cuộcsống:

- Trong đó khó khăn lớn nhất là thiếu thồn về đời sống vật chất và Nhữngkhó khăn về đời sống vật chất như thiếu thốn thực phẩm, không có nước sạch để

sử dụng, không có nhà ở hoặc có thì là nhà tạm không an toàn hoặc nhà kiên cốnhưng quá chật chội không đủ điều kiện sinh hoạt hàng ngày, không đượchưởng điều kiện chăm sóc vệ sinh… Khó khăn về đời sống vật chất không chỉkìm hãm sự phát triển thể chất của trẻ em mà còn làm các em mất đi nhiềuquyền cơ bản như học tập, vui chơi giải trí hay tham gia hoạt động xã hội

- Thiếu thốn tình yêu thương chăm sóc của cha mẹ Các em mất đi tình yêuthương của cha mẹ sẽ luôn có cảm giác cô đơn, lo lắng, sợ hãi vì thấy không antoàn

- Các em phải lao động để phụ giúp gia đình hay để tự nuôi sống bản thân

- Các em phải đối mặt với nhiều nguy cơ: Bị bóc lột sức lao động, bị bạohành, bị lạm dụng hay bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội

- Các em không được sống trong một môi trường yêu thương và giáo dụcđầy đủ

Trang 18

6 Nhu cầu của trẻ mồ côi

Để hiểu rõ hơn về nhu cầu của trẻ mồ côi tôi đi theo phân tích về 4 nhóm quyềncủa trẻ em để hiểu rõ hơn nhu cầu của trẻ mồ côi

+ Quyền được sống còn: bao gồm quyền của trẻ em được sống cuộc sốngbình thường và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triểnthể chất Đó là mức sống đủ, có nơi ở, ăn uống đủ chất, được chăm sóc sứckhoẻ Trẻ em phải được khai sinh ngay sau khi ra đời

Với trẻ mồ côi hai vế sống tại cộng đồng các em được người thân trong giađình nuôi dưỡng hoặc sống cùng ông bà, hoặc bị bố mẹ bỏ rơi không nơi nươngtựa liệu các em có được đáp ứng như cầu cơ bản nhất này không? Chắc chắn làkhông rồi Các em sẽ không được ăn uống đủ chất, và có khi không có nơi để ởthì nhu cầu về chăm sóc sức khỏe làm sao mà có được Các em không được đápứng nhu cầu cơ bản nhất mà đáng lẽ ra một đứa trẻ đáng và phải được hưởng+ Quyền được phát triển: gồm những điều kiện để trẻ em có thể phát triểnđầy đủ nhất về cả tinh thần và đạo đức, bao gồm việc học tập, vui chơi, tham giacác hoạt động văn hoá, tiếp nhận thông tin, tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng vàtôn giáo Trẻ em cần có sự yêu thương và cảm thông của cha mẹ để có thể pháttriển hài hoà

Ở nhóm quyền này các trẻ mồ côi đã chịu thiệt thòi ngay từ ban đầu, các

em không có được sự yêu thương và cảm thông của cha mẹ, ngay từ ban đầucác em đã thiếu thốn tình yêu thương từ khi bố mẹ bỏ lại các em Mất đi bố mẹthì rất nhiều em tự nhiên đồng thời mất đi việc học tập, vui chơi, tham gia cáchoạt động văn hóa mà thay vào đó các em phải lao động kiếm sống Ở đây các

em cần được học tập, vui chơi và tham gia các hoạt động để phát triển bản thân

cả về tinh thần lẫn thể xác

+ Quyền được bảo vệ: bao gồm những quy định như trẻ em phải được bảo

vệ chống tất cả các hình thức bóc lột lao động, bóc lột và xâm hại tình dục, lạmdụng ma tuý, sao nhãng và bị bỏ rơi, bị bắt cóc và buôn bán Trẻ em còn đượcbảo vệ khỏi sự can thiệp vô cớ vào thư tín và sự riêng tư

Ngày đăng: 20/03/2018, 22:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w