Nhà văn hóa với phẩm chất thành thực và cá tính sáng tạo

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua phê bình tiểu luận (Trang 50)

V. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

I.3.3.2. Nhà văn hóa với phẩm chất thành thực và cá tính sáng tạo

khép lại những năm tháng khổ đau của cả một dân tộc anh hùng. Giờ đây, ngƣời ta không còn phải „„ăn nắng nằm sƣơng‟‟, „„khoét núi ngủ hầm, mƣa dầm cơm vắt‟‟ nữa. Giờ là những ngày tháng toàn dân tộc tập trung vào một nhiệm vụ khác cao cả không kém. Nguyễn Minh Châu nghĩ „„Nhà văn vừa phải phấn đấu cho tính hiện đại, vừa phải am hiểu sâu sắc và bảo toàn lấy những giá trị lâu đời của dân tộc mình. Đã đến lúc phải nói với nhau rằng: đứng trƣớc trách nhiệm xây dựng con ngƣời mới và một nền đạo đức mới trong tình hình xã hội ta hiện tại, mỗi nhà văn chúng ta đang mang trọng trách nhƣ một nhà văn hóa. Chúng ta có nhiệm vụ chăm chút, gìn giữ cho đất nƣớc những cái gì thật lâu đời, bền chặt mà cũng thật là mong manh : tính thật thà, hồn hậu, niềm tin, nền phong hóa nhân bản, tính bẽn lẽn cả thẹn của ngƣời phụ nữ, ý thức cộng đồng dân tộc tạo nên khí phách anh hùng, lòng trung thực và tính giản dị‟‟ [58, tr112].

Không phải cho tới bây giờ Nguyễn Minh Châu mới đề cập tới trách nhiệm của nhà văn trƣớc đất nƣớc mình phải nhƣ một nhà văn hóa mà ông đã đề cập đến vấn đề này rất nhiều lần trong cả sáng tác cũng nhƣ trong phê bình - tiểu luận. Ngày nay, ngƣời ta nói nhiều đến văn hóa, làm sao để giữ gìn, bảo tồn và phát huy nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc? Nguyễn Minh Châu đã báo động và mong muốn mọi ngƣời cùng chung tay góp sức từ rất lâu. Chính ông cũng đã làm một cách lầm lụi và dũng cảm.

„„Văn học nghệ thuật là một phƣơng tiện bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc‟‟ [27, tr.118]. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định : Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển. Đại hội VIII của Đảng lại tiếp tục khẳng định ý nghĩa nền tảng, mục tiêu, động lực của văn hóa và mở rộng hơn nữa thành ý nghĩa „„môi trƣờng‟‟ của văn hóa. Mọi hoạt động văn hóa, văn nghệ phải nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con ngƣời Việt Nam về tƣ tƣởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, xây dựng môi trƣờng văn hóa lành mạnh cho sự phát triển xã hội. Lý do văn hóa có tính thời sự, đƣợc đề cao nhƣ vậy là bởi vì xuất phát từ nhu cầu hiện đại hóa, nhu cầu quốc tế hóa của Việt Nam ta. Phải đến những năm 90 của thế kỷ XX, vấn đề văn hóa mới đƣợc ngƣời ta nói nhiều đến nhƣ thế. Nhƣng Nguyễn Minh Châu đã rất tinh nhanh, nhạy bén, đề cập tới từ những năm 80. Theo Nguyễn Minh Châu, văn hóa không phải ở đâu xa xôi, viển vông. Nó chính là „„những giá trị lâu đời của dân tộc‟‟ nhƣ lòng yêu nƣớc, tinh thần tự lực tự cƣờng, lòng tự hòa dân tộc, truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc, những phẩm chất, vẻ đẹp bên trong tâm hồn con ngƣời nhƣ đức hy sinh, lòng vị tha, sự chia sẻ, đùm bọc nhau giữa con ngƣời với con ngƣời…Và những điều này đƣợc nhà văn phát biểu rất rõ ràng không chỉ trong phê bình - tiểu luận mà còn qua những sáng tác.

Nguyễn Minh Châu đã tâm sự: „„Cái đời sống của ngày hôm nay nó bắt tôi phải quan tâm [58, tr98]. Những điều mà nhà văn lo lắng, tâm sự với ngƣời đọc chúng ta về những đổi thay của tính cách con ngƣời Việt Nam nay đã khác trƣớc, xã hội còn dùng những từ rất nặng nhƣ suy thoái, suy đồi đạo đức, sự xuống cấp về văn hóa…Vậy làm nhƣ thế nào cho „„vấn nạn‟‟ này thay đổi theo chiều hƣớng tốt

lên? Mỗi nhà văn cần phải làm gì? Nguyễn Minh Châu đã dùng những từ „„chăm chút, giữ gìn‟‟, „„mang trong mình trọng trách nhƣ một nhà văn hóa‟‟ dùng ngòi bút để phanh phui những thói tật của con ngƣời, giúp con ngƣời ngày nay nhận ra đƣợc cái gì nên và không nên để mà sống tốt hơn, xứng đáng với cha anh, với truyền thống của dân tộc trong quá khứ. Nói theo kiểu nhà văn là dùng ngòi bút „„xông vào cái mặt trận đạo đức này…dùng ngòi bút tham gia trợ lực vào cuộc giao tranh giữa cái tốt và cái xấu bên trong mỗi ngƣời… Tôi nghĩ rằng nhà văn phải là ngƣời chiến sĩ trên mặt trận tƣ tƣởng của Đảng nhất là trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội đầy thử thách với từng con ngƣời này…Mỗi truyện ngắn tôi nêu ra một trƣờng hợp cụ thể và xen vào mạch kể chuyện, tôi bàn bạc về quan niệm sống hoặc báo động một điều gì‟‟ [58, tr100]. Những suy nghĩ của Nguyễn Minh Châu là những suy nghĩ của không chỉ một nhà văn có trách nhiệm, lƣơng tâm nghề nghiệp mà còn là của một ngƣời công dân yêu đất nƣớc, dân tộc, của một ngƣời công dân hiểu đất nƣớc mình có gì và cần gì…

Đất nƣớc vừa trải qua những năm đau thƣơng tàn khốc, giành lại đƣợc tự do, độc lập chúng ta phải bắt tay vào xây dựng lại một đất nƣớc hầu nhƣ bắt đầu bằng con số không. Đã thế, lại còn bao vấn nạn xã hội mà kẻ thù để lại, cả những vấn nạn nảy sinh trong môi trƣờng, hoàn cảnh sống mới…Điều Nguyễn Minh Châu yêu cầu, mong mỏi ở những ngƣời cầm bút là hoàn toàn đúng đắn và có cơ sở của nó. Chính ông, chứ không phải ai khác đã xung phong đi đầu, gánh những khó khăn đầu tiên trong một vai trò mới của những nhà văn. Điểm qua những sáng tác của ông, chúng ta đều thấy ông đề cập tới vấn đề này. Tế nhị có, thẳng thừng có, bóng bẩy có…(Hạng, Bức tranh, Cơn giông, Chiếc thuyền ngoài xa, Mẹ con chị Hằng,

Đứa ăn cắp…) Kể cả những sáng tác ông viết trên giƣờng bệnh những năm tháng

cuối đời ông cũng tiếp tục đề cập. ( Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát).

Nỗi day dứt của Nguyễn Minh Châu là sáng tác mà nhà văn viết ra phải „„bắt ngƣời đọc nghĩ hoài về chính mình và những ngƣời chung quanh mình (làm sao sống tốt hơn, làm sao có những con ngƣời tốt đẹp hơn) trong những ngày tháng chúng ta đang trần lực xây dựng chủ nghĩa xã hội của hôm nay, cũng nhƣ đời sống trong cái dòng đời liên tục của con cháu chúng ta mai sau, trên đất nƣớc yêu dấu của chúng ta‟‟ [58, tr109]. Để làm đƣợc những điều này, mỗi nhà văn phải là một nhà văn hóa với phẩm chất thành thực và cá tính sáng tạo. Tức là mỗi ngƣời viết phải có cá tính, mang dấu ấn cá nhân của riêng mình, đừng đi theo những lối mòn sẵn có, hãy dũng cảm khai phá những vỉa quặng đầu tiên dù khó khăn, chông gai. „„Văn chƣơng không cần đến những ngƣời thợ khéo tay biết làm theo một vài kiểu mẫu đƣa cho. Văn chƣơng chỉ dung nạp những ngƣời biết đào sâu, biết tìm tòi, biết khơi những nguồn chƣa ai khơi và sáng tạo những gì chƣa có‟‟ (Nam Cao). Văn học phản ánh cuộc sống mà hiện thực cuộc sống không ngừng biến đổi, cái mới xuất hiện luôn luôn để thay thế cái cũ bị đào thải. Nhà văn khi mô tả cái hiện thực cần phải biết phát hiện ra những quy luật mới bên cạnh những quy luật cũ và không bị gò bó bởi những quy luật cũ. Muốn làm đƣợc điều này đòi hỏi nhà văn phải có cá tính sáng tạo. Cá tính sáng tạo là một phẩm chất không thể thiếu ở mỗi ngƣời cầm bút, bởi nếu không có cá tính, „„không tạo ra đƣợc tiếng nói riêng, giọng điệu

riêng, thì đó là sự tự sát trong văn học‟‟ [55]. Tố Hữu cũng khẳng định „„mỗi ngƣời có cách viết của mình, cách sáng tạo của mình, không bắt chƣớc của ai đƣợc‟‟[55]. Nguyễn Khải mở rộng hơn, đặt ra vấn đề này một cách bức thiết hơn: „„Mọi thứ trong tôi đều có chừng mực. Đó là nhƣợc điểm chết ngƣời của một nghệ sĩ. Ngƣời sáng tạo phải say mê, phải cuồng nhiệt, phải triệt để trong mọi niềm tin và yêu ghét‟‟ [35]. Nguyễn Minh Châu quan niệm: „„Mỗi tác phẩm của nhà văn là một cuộc săn tìm những quy luật mới không phải bao giờ cũng xuất hiện luôn luôn. Có khi lại là những quy luật rất cũ kỹ từ khi có con ngƣời và cuộc sống loài ngƣời, nhƣng thêm một lần nữa đƣợc nhắc lại dƣới một biểu hiện cụ thể và mang màu sắc hiện đại, vì thế có những nét riêng mới. Cộng thêm với tài năng phô diễn độc đáo, nhà văn có thể dùng nó để tạo nên những tác phẩm đúc kết đƣợc cả một giai đoạn của đất nƣớc và dân tộc mình‟‟ [58, tr56]. Tức là, theo Nguyễn Minh Châu, sự sáng tạo là một trong những yếu tố làm nên tài năng của ngƣời cầm bút, làm nên ngƣời nghệ sĩ chân chính. Qúa trình nhà văn khám phá, sáng tạo là một quá trình đầy khó khăn, thử thách và không phải bao giờ cũng đạt tới đích. Nhƣng nếu thành công, nó sẽ mang lại những tác phẩm có „„giá trị xứng đáng‟‟ với dân tộc và đất nƣớc.

Trƣớc sự đổi thay lớn lao của đất nƣớc, mỗi nhà văn trong vai trò là một nhà văn hóa cần phải có sự đổi mới để phù hợp với yêu cầu mới. Đứng trƣớc „„ngã ba đời sống‟‟, mỗi ngƣời viết phải chọn cho mình một hƣớng đi để tự đổi mới mình, „„tự thay máu‟‟ cho chính mình. Ý thức đƣợc điều đó, Nguyễn Minh Châu đặc biệt đề cao phẩm chất sáng tạo ở mỗi nhà văn. Bên cạnh đó, nhà văn còn cho rằng khi cầm bút, hãy sống thật với chính lòng mình để viết sao cho chân thực nhất bởi „„cái ngày hôm nay với những khó khăn không cho phép chúng tôi, những ngƣời đã nếm trải chiến tranh, đã biết nhƣ thế nào là cái nghiêm khắc của chiến tranh, cầm bút một cách điệu đàng, ca ngợi và vuốt ve đời sống một cách dễ dãi‟‟ [58, tr110]. Đứng trƣớc hiện thực cuộc sống, đòi hỏi nhà văn phải là ngƣời „„trung thực đến đáy, dám hết mình cho sự lựa chọn nghệ thuật‟‟, không thể cầm bút một cách giả dối vì thành thực với mình chính là thành thực với ngƣời đọc. Bày tỏ quan niệm của mình về phẩm chất thành thực của nhà văn, Nguyễn Minh Châu cho rằng: „„Trong tƣ chất của ngƣời nghệ sĩ có cái chất „„thật‟‟ chả khác nào trong quả sấu có chất chua chát, nhƣ có điều thiên phú‟‟ [58, tr163]. Nhà văn thấy cái chất thật tồn tại trong mỗi nhà văn hiển nhiên nhƣ đƣợc trời phú cho và ông khẳng định, bất kỳ ngƣời nghệ sĩ nào cũng phải mang trong mình sự thành thực. Đó là phẩm chất đầu tiên và có ý nghĩa cơ bản tồn tại trong tƣ chất mỗi ngƣời cầm bút : „„Thành thực trong tâm hồn và thành thực trên trang viết, đó là cách tốt nhất để nhà văn truyền đạt những niềm tin, những lo âu, những hy vọng và cả… những sợ hãi của mình với ngƣời đọc‟‟ [47, tr23].

Trong bài chân dung văn học Bên nhà văn Nguyễn Huy Tưởng cùng ngắm Hồ Gươm, Nguyễn Minh Châu lại khẳng định một lần nữa: „„mỗi nhà văn chúng ta

mang trọng trách nhƣ một nhà văn hóa‟‟ [58, tr270]. Nhƣ thế, sứ mệnh của nhà văn thêm phần nặng nề và cao quý. Nguyễn Minh Châu đã đƣa ra một hình mẫu „„nhà văn đồng thời là một nhà văn hóa‟‟ qua Nguyễn Huy Tƣởng. Nguyễn Minh Châu viết nhƣ tâm sự: „„nghĩ về ông, bao giờ tôi cũng tƣởng tƣợng ra một nhà văn đồng

thời là một nhà văn hóa . Đấy là một cái điều mà các nhà văn ngày nay cần học tập ở ông . Phải, đã đến lúc phải nói với nhau điều này : trong sự nghiệp xây dựng con ngƣời và một nền đạo đức mới trong hoàn cảnh xã hội ta hiện nay, mỗi nhà văn chúng ta mang trọng trách nhƣ một nhà văn hóa‟‟ [58, tr270]. Phẩm chất nhà văn hóa bộc lộ ở những sáng tác của Nguyễn Huy Tƣởng, tiêu biểu là những trang viết về Hà Nội trong Sống mãi với thủ đô. Thủ đô Hà Nội đƣợc nhìn vào thời điểm mùa đông năm 1946 dƣới góc nhìn văn hóa. Hà Nội với từng con đƣờng, từng góc phố, từng ngôi nhà, từng vòm cây…, tất cả đều in đậm những dấu ấn, những sự kiện lịch sử. Một Hồ Gƣơm với sự tích đẹp, hào hùng về những năm tháng giữ nƣớc hào hùng trong quá khứ. Hà Nội đƣợc nhìn nhƣ „„cái xuất xứ của một nền văn hóa‟‟, chạm vào đâu cũng thấy văn hóa. Chạm vào đâu cũng là chạm vào những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc không chỉ một thời quá vãng mà cả trong hiện tại, tƣơng lai xa xôi…Đọc những trang văn nhƣ thế, trong lòng ngƣời đọc chúng ta dậy lên những tình cảm yêu nƣớc thiết tha, yêu những giá trị lâu đời, những gì thuộc về truyền thống của dân tộc. Nguyễn Huy Tƣởng nhƣ thế đã thành công trong vai trò: một nhà văn hóa, đồng thời là một nhà văn. Ngƣời nhƣ Nguyễn Huy Tƣởng không bao giờ chết trong lòng độc giả và dân tộc. Nguyễn Minh Châu đã tƣởng tƣợng: „„tôi đang thấy Anh - nhà văn Nguyễn Huy Tƣởng - nhà văn của một nền văn hóa và phong hóa đất nƣớc đang trở về để sống mãi với thủ đô. Anh đang trở về, cầm tay anh là cả một thế hệ tuổi trẻ Hà Nội‟‟[58, tr275].

Nhà văn cần mang trọng trách là một nhà văn hóa với phẩm chất thành thực và cá tính sáng tạo. Để làm tốt vai trò mới này, nhà văn phải có tinh thần trách nhiệm, lòng thiết tha với văn hóa dân tộc. Nhƣng quan trọng hơn cả là nhà văn phải hiểu sâu sắc đất nƣớc mình, nền văn hóa nƣớc mình, là ngƣời có bề dày kiến thức, hiểu sâu rộng về văn hóa dân tộc. Bởi có hiểu và yêu văn hóa nƣớc mình cũng nhƣ văn hóa, văn minh nhân loại mới làm cho ngƣời khác cũng hiểu và yêu văn hóa dân tộc mình. Mỗi nhà văn cần „„gắn chặt với số phận dân tộc và đất nƣớc mình - nhƣ cái đai của ngƣời mẹ quấn quanh mình đứa trẻ. Và hình nhƣ còn hơn nhƣ thế nữa. Ngƣời nghệ sĩ là một đứa con của đất nƣớc mà chỉ có nó mới có thể giao cảm hết những cái vui buồn và nhọc nhằn của ngƣời mẹ - cả những điều mà ngƣời mẹ không bao giờ nói ra !‟‟ [58, tr179].

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua phê bình tiểu luận (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)