V. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I.2.2.2. Tính kế thừa của văn học
Văn hóa, văn học của mỗi một dân tộc đều là di sản tinh thần không thể thiếu và không thể nào phủ nhận đƣợc đối với sự phát triển của văn học mỗi nƣớc cũng nhƣ của văn học thế giới. “Từ cổ kim, những nhà sáng tạo lớn, những nhà tƣ tƣởng lớn cũng phải chịu ảnh hƣởng lẫn nhau. Những nền văn học phong phú và rực rỡ đến đâu cũng mang những yếu tố chịu ảnh hƣởng và kế thừa lẫn nhau” [58, tr306]. Nghĩa là mỗi sự phát triển đều phải dựa trên sự kế thừa, sự tiếp nối của những di sản văn hóa, văn học, sản phẩm tinh thần của những thế hệ trƣớc để lại.
Ngày nay, vấn đề văn hóa là vấn đề “có tính thời sự, thậm chí thời đại, tính thời thƣợng” [27, tr7] do hoàn cảnh của nƣớc nhà và trào lƣu nghiên cứu có tính quốc tế tạo ra…Văn học không chỉ có khả năng bảo tồn một cách thụ động các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, mà ở một mức độ nào đó văn học còn có khả năng tái tạo, tái hiện cuộc sống dân tộc. Những tác phẩm văn học cổ xƣa còn lại ngày nay đã mô tả cuộc sống thời xa xƣa đã đành, ngay cả ngày nay, trong thời hiện đại, trên cơ sở kịch bản văn học, ngƣời ta vẫn có thể tạo dựng lại những cảnh tƣợng từ thời xa xƣa, thậm chí là cả thời tiền sử của nhân loại” [27, tr7 - 8 - 131]. Phải qua những tác phẩm văn học, chúng ta mới hiểu đƣợc những gì của quá khứ. Tâm hồn và tính cách dân tộc Việt Nam cùng với lịch sử đất nƣớc Việt Nam đã đƣợc thể hiện qua văn học Việt Nam, từ văn chƣơng bác học đến văn thơ dân gian đều chứa đựng một tinh thần dân tộc phong phú và sâu sắc. Điều đáng chú ý là, tinh thần dân tộc ấy không chỉ chứa đựng trong các kiểu lựa chọn có tính hình thức nhƣ thể loại, ngôn từ, hình ảnh… mà nằm ngay trong các yếu tố nội dung. Qua
những truyện thần thoại cổ xƣa nhất của dân tộc hiện còn lƣu giữ đƣợc nhƣ Trăm trứng, Sơn Tinh Thủy Tinh, Thánh Gióng, Cao Sơn, dù có sự giao lƣu văn hóa với
nhiều nƣớc, đặc biệt là giao lƣu với phƣơng Bắc, nhƣng nội dung của nó chủ yếu vẫn là sự hình thành dân tộc theo nghĩa đồng bào, ngƣời trong một nƣớc đƣợc quan niệm là cùng nòi giống, về những cuộc đấu tranh chống xâm lƣợc, chống thiên tai rất ngoan cƣờng và bất khuất của dân tộc ta từ thủa khai thiên lập địa… Có thể nói, đó là hoài niệm, là ký ức của dân tộc về những thời kỳ đã qua, tất cả đều đã đi vào văn học dân gian. Văn chƣơng bác học, những bài thơ của các bậc vua chúa, các nhà sƣ thời kỳ bắc thuộc, tới nay đã trên một ngàn năm nhƣng vẫn hình dung đƣợc phần nào văn hóa xã hội nƣớc ta thời bấy giờ. Những sáng tác bất hủ nhƣ Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo… đã truyền lại cho muôn đời cái thế
hệ tinh thần dân tộc bất khuất, ý chí đánh giặc ngoại xâm đến cùng. Những tác phẩm thơ ca của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hƣơng, Nguyễn Đình Chiểu, Tú Xƣơng, Phan Bội Châu, Tản Đà, Hồ Chí Minh, Tố Hữu… thực sự là những trang nhật ký hành trình của văn hóa dân tộc, tâm hồn dân tộc qua các thời đại. Qua các sáng tác của văn học thời Trung đại, chúng ta có thể thấy đƣợc sự phấn đấu của ông cha không chỉ trong việc đánh giặc giữ nƣớc mà cả trong việc xây dựng các giá trị tinh thần Việt Nam, tạo cho các giá trị ấy một tính vững bền, một vẻ độc đáo.
Ngày nay, mỗi con ngƣời Việt Nam chúng ta đều ít nhiều mang trong mình những giá trị văn hóa tinh thần đƣợc kế thừa từ quá khứ của ông cha. Ngƣời ta thƣờng nói nhiều đến văn hóa, bản sắc phƣơng Đông trong mỗi con ngƣời Việt Nam với ngầm ẩn đó là nét đẹp tâm hồn cần phải giữ gìn và phát huy. Vẻ đẹp tâm hồn ấy đƣợc truyền lại cho các thế hệ sau không gì tốt hơn bằng chính những tác phẩm văn học. Trong những sáng tác của Nguyễn Minh Châu, ngƣời đọc chúng ta bắt gặp những ngƣời phụ nữ nhƣ Thai, Hạnh, Quỳ, Nết, Xiêm… họ mang trong mình vẻ đẹp mà nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn gọi là “thiên tính nữ”, “mẫu tính”, những ngƣời đàn bà nhẫn nhịn, hy sinh, chịu đựng, hết lòng vì chồng, vì con. Vẻ đẹp ấy chính là sự thừa hƣởng từ những ngƣời phụ nữ trong quá khứ để hình thành nên vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ Việt Nam mà ngày nay chúng ta hay nói tới, hay ngợi ca.
Để phát triển một nền văn học xứng tầm với con ngƣời và đất nƣớc Việt Nam trong thời đại mới, Nguyễn Minh Châu đã tự ghi nhận những giá trị của văn hóa, văn học trong quá khứ của ông cha đối với sự phát triển của văn học dân tộc trong sổ tay ghi chép của mình: “Chúng mình phải cùng nhau giữ lấy cái chuẩn mực của văn học, nó có từ đời cha ông để lại. Từ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hƣơng, Tú Xƣơng…mỗi ngƣời một vẻ … Mỗi nhà văn gắn chặt với số phận dân tộc và đất nƣớc mình – nhƣ cái đai của ngƣời mẹ quấn quanh mình đứa trẻ. Và hình nhƣ còn hơn thế nữa. Ngƣời nghệ sĩ là một đứa con của đất nƣớc mà chỉ nó mới có thể giao cảm hết những cái vui buồn và nhọc nhằn của ngƣời mẹ - cả những điều mà ngƣời mẹ không bao giờ nói ra” [58, tr178 - 179]. Cái mà Nguyễn Minh Châu nhận thấy có từ đời cha ông để lại, chính là những di sản văn hóa, văn học mà ngày nay chúng ta tiếp thu, kế thừa và phát huy. Đã là ngƣời Việt Nam, ai mà không thuộc một câu
Kiều của Nguyễn Du. Nhà thơ Chế Lan Viên đã có lần kể rằng: ông về quê hƣơng Nguyễn Du, hỏi thăm một bà cụ đâu là nhà của nhà thơ Nguyễn Du? Bà cụ không biết Nguyễn Du là ai nhƣng đến khi nhà thơ họ Chế hỏi quê của tác giả Truyện Kiều thì bà cụ trả lời ngay. Câu chuyện này đƣợc kể với mọi ngƣời chỉ để khẳng
định một điều rằng những gì là nghệ thuật, văn chƣơng đích thực thì dù có thế nào nó vẫn sống trong lòng thời gian, con ngƣời, không gì có thể phủ nhận đƣợc. Kể từ khi Truyện Kiều của Nguyễn Du ra đời, cho đến nay, nó đã khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho không biết bao tác phẩm nghệ thuật từ văn chƣơng đến hội họa, âm nhạc, sân khấu dân gian, kịch nói…, đi vào đời sống tinh thần của con ngƣời Việt Nam. Nguyễn Minh Châu trong bài tiểu luận Tác dụng kỳ diệu của tác phẩm văn học đã đề cập đến một vấn đề: “Nơi ranh giới giữa hai chiến tuyến nóng bỏng đã có
một cuộc trao đổi văn hóa. Giá khi T.Sêkhốp còn sống, có ai nói cho ông biết tiểu thuyết của ông sau này đã đƣợc đọc trên chiến tuyến của một đất nƣớc xa xôi trong một khung cảnh nhƣ vậy, hẳn ông sẽ đỏ mặt và ngƣợng nghịu” [58, tr92]. Nghĩa là chính văn học, với sức mạnh huyền bí của nó đã nối liền tất cả những ranh giới lại, bất chấp sự khốc liệt bạo tàn của chiến tranh, bom đạn, làm con ngƣời gần ngƣời hơn!
Nhà văn còn đƣa ra cách đánh giá khá mạnh bạo về văn học thế giới trong tình hình văn học Việt Nam lúc bấy giờ: “Cả Đông Ki Sốt lẫn AQ chẳng hề làm xấu Tây Ban Nha lẫn Trung Quốc, mà làm đẹp cho cả hai đất nƣớc này”[58, tr135 - 136]. Không chỉ có Tây Ban Nha hay Trung Quốc tự hào về Đông Ki Sốt hay AQ mà dƣờng nhƣ đây là niềm tự hào chung cho cả thế giới trƣớc những hình tƣợng nhân vật lớn lao đến thế. Và hai hình tƣợng này đã trở thành đề tài sáng tác cho rất nhiều tác phẩm nghệ thuật lớn trên thế giới… Câu chuyện về chàng hiệp sĩ lang thang Đông - ki - sốt khá quen thuộc với độc giả Việt Nam (tác phẩm đã đƣợc dịch sang tiếng Việt lần đầu cách đây hơn 40 năm). Câu chuyện về chàng hiệp sĩ đa tình này cũng là nguồn cảm hứng cho các nghệ sĩ nổi tiếng nhƣ nhà văn Pháp G.Flaubert, nhà soạn nhạc Đức R.Wagner và nhiều họa sĩ, trong đó có danh họa Tây Ban Nha P.Picasso.
Nguyễn Minh Châu sau khi đánh giá hai hình tƣợng lớn của văn học thế giới, cuối cùng đã đi đến một lời kêu gọi nghe đầy xót xa nhƣng cũng không kém phần trách nhiệm của một nhà văn mang nặng trong mình lòng tự trọng của một công dân yêu nƣớc: “Chẳng lẽ mãi mãi thế hệ nhà văn Việt Nam chúng ta vẫn cứ yên tâm sản xuất ra toàn những sản vật không bao giờ đƣợc ngó đến trong nền văn học thế giới, chẳng lẽ Việt Nam ngày nay chỉ hƣởng của thiên hạ mà không làm ra đƣợc cái gì góp vào của chung của thiên hạ? Chẳng lẽ các nhà văn Việt Nam đi ra ngoài mãi mãi chỉ có một cái tên riêng là nhà văn Việt Nam. Để rồi quay trở về con hát mẹ khen hay? Và đàn con cứ mãi mãi suốt đời tự hào vì đƣợc ngƣời mẹ ở trong nhà khen ngợi” [58, tr136 - 137].
Nhà văn cho rằng “muốn hiểu sâu không thể bỏ quên quá khứ, bỏ qua lịch sử, tách rời ngàn xƣa với hôm nay đƣợc” [58, tr210]. Sự tiếp nối của văn hóa, văn học sẽ đem đến cho văn học Việt Nam trong quá trình đổi mới những sự khởi sắc riêng đáng chú ý. Đây chính là mong mỏi không chỉ của mình Nguyễn Minh Châu bởi
nhà văn tin rằng: “Hình nhƣ nhân dân, cái nhân dân Việt Nam đầy trầm tĩnh và kỳ tài mà hình ảnh đã đƣợc nghệ thuật điêu khắc từ hàng trăm năm nay chạm khắc lên khối gỗ thành bức tƣợng ngàn mắt ngàn tay, đến hôm nay vẫn không ngừng sáng suốt lựa chọn giúp cho chúng ta những cái gì đích thực của nghệ thuật, giữa những đồ giả, để bỏ vào cái gia tài văn hóa của đất nƣớc để lại từ Đinh, Lê, Lý,Trần” [58, tr139].