Cảm xúc thẩm mĩ trong tác phẩm văn học

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua phê bình tiểu luận (Trang 29)

V. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

I.2.3.1.Cảm xúc thẩm mĩ trong tác phẩm văn học

Trong lý luận và phê bình văn học, chúng ta thƣờng nghe tới những cụm từ: cảm xúc thẩm mĩ, tình cảm thẩm mĩ, giá trị thẩm mĩ hay thị hiếu thẩm mĩ. Nhiều ngƣời có những cách hiểu nhầm lẫn giữa các khái niệm này. Cảm xúc thẩm mĩ là những trạng thái tình cảm, tâm tƣ của con ngƣời trƣớc cái đẹp, cái hay của cuộc sống trong tác phẩm văn học. Thực ra, bàn tới cảm xúc thẩm mĩ chính là nhắc tới những giá trị chân – thiện – mĩ của tác phẩm văn học.

Văn học là tiếng lòng của con ngƣời hƣớng tới các giá trị chân – thiện – mĩ. Tác phẩm văn học giúp con ngƣời khám phá những vấn đề xã hội, những bí ẩn trong đời sống tình cảm và tâm hồn của con ngƣời. Sự thƣởng thức văn học chủ yếu gắn với nhu cầu về cái đẹp, muốn vƣơn tới lý tƣởng, vƣơn tới sự hoàn thiện. Văn học có nhiệm vụ thỏa mãn nhu cầu ấy thông qua sự phản ánh quan hệ thẩm mĩ của con ngƣời với hiện thực khách quan, bồi dƣỡng cho con ngƣời năng lực sáng tạo và cảm thụ thẩm mĩ. Nghĩa là đọc xong một tác phẩm văn học, ngƣời đọc thấy day dứt, trăn trở không quên về những con ngƣời, những vấn đề mà nhà văn nói tới trong tác phẩm từ đó nảy sinh những trạng thái tình cảm nhƣ yêu, ghét, giận hờn, thƣơng cảm, xót xa… Chính những tác phẩm văn học giàu chất nhân văn, giàu giá trị giáo dục sẽ giúp bồi dƣỡng cho con ngƣời chúng ta năng lực sáng tạo và cảm thụ giá trị thẩm mĩ. Cảm xúc thẩm mỹ rất quan trọng bởi tính thời sự và tính trƣờng tồn của tác phẩm văn học có hay không là do cảm xúc thẩm mỹ của nhà văn quyết định.

Thế nhƣng, để có đƣợc những cảm xúc thẩm mĩ tốt hay xấu là do thị hiếu thẩm mĩ của mỗi ngƣời đọc chi phối. Đứng trƣớc một vấn đề đƣợc đặt ra trong tác phẩm, mỗi ngƣời có một suy nghĩ khác nhau, đồng tình hay phản đối là do chính quan niệm về cách sống, ứng xử, suy nghĩ của mỗi ngƣời. “Thị hiếu thẩm mĩ là năng lực của con ngƣời (xét theo năng lực cảm thấy thỏa mãn – thích hoặc không thích) trong việc tiếp nhận và đánh giá một cách có phân hóa những khách thể thẩm mĩ khác nhau, phân biệt đẹp với xấu trong thực tại và trong nghệ thuật, phân biệt cái thẩm mĩ với cái không thẩm mĩ, nhận ra những nét bi và hài trong các hiện tƣợng…Thị hiếu thẩm mĩ là tiêu chuẩn chủ quan của việc đánh giá thẩm mĩ, là cái vốn mang tính trực giác… Chất lƣợng của thị hiếu thẩm mĩ đƣợc quyết định ở mức độ phù hợp giữa sự đánh giá thẩm mĩ chủ quan và giá trị thẩm mĩ khách quan. Thị hiếu thẩm mĩ tốt là năng lực có khoái cảm trƣớc cái thực sự đẹp, từ chối cái xấu, đồng thời có nhu cầu tiếp nhận, cảm xúc và tạo ra cái đẹp trong lao động, ứng xử, sinh hoạt, trong nghệ thuật. Thị hiếu thẩm mĩ là tồi, kém, méo mó khi con ngƣời thờ ơ, thậm chí ghê tởm việc tiếp nhận cái đẹp, thích thú những cái xấu” [23, tr260 - 261].

Nguyễn Minh Châu đã kể về việc các đồng chí thƣơng binh ham đọc sách của L.Tônxtôi, Tsêkhốp đến quên ăn quên ngủ: “Thƣơng binh thì đông mà Chiến tranh

và hòa bình chỉ có một bộ. Đến nỗi đành phải tháo rời từng tay sách, ngƣời này đọc

chƣa xong đã có dăm bảy ngƣời khác giục rối lên, đòi đổi. Hầu nhƣ những ngƣời lính giải phóng trẻ tuổi đã quên khuấy vết thƣơng, chỉ còn mải bàn tán về chàng Anđrây đẹp trai, yêu nƣớc và nghiêm nghị, hoặc nhân vật Bêdukhốp đƣợc đem ra bàn cãi rất nhiều. Và ngƣời nào cũng lắng lòng mình lại, lục trong ký ức ra một cô bạn học hoặc em gái của mình, hoặc một cô gái nào đó đã gặp trên đƣờng chiến tranh và khăng khăng đấy là một Natasa!...Các nhân vật của Sêkhốp có đánh đấm với ai đâu…mà các thƣơng binh ngoài mặt trận lần đó cũng tranh nhau đọc một cách hăm hở, thậm chí đến hôm tất cả số thƣơng binh ứ đọng đã đƣợc chuyển đi hết thì chính Sêkhốp cũng đi theo với họ về trạm phẫu thuật ở phía sau. Nói một cách nôm na, cuốn sách đã bị mất” [58, tr90 - 91].

Nếu những tác phẩm văn học ấy không có đƣợc những tình cảm đồng điệu (dù văn hóa của hai dân tộc khác xa nhau) thì chắc hẳn những ngƣời lính đã chẳng đam mê đến thế. Hóa ra, dù sống ở vùng trời nào, mang trên mình màu da nào, nói thứ ngôn ngữ nào thì con ngƣời ta vẫn có những quan tâm chung, xúc cảm chung. Những gì là đẹp, là nền tảng của đạo đức, văn hóa, lối sống, ứng xử thì sẽ là tâm điểm thu hút chung của độc giả. Dù là văn học của nƣớc nào thì vẫn là những trăn trở, suy nghĩ của con ngƣời trên trái đất. Chỉ cần qua những tác phẩm văn học, mỗi ngƣời đọc đều thấy đƣợc cái đẹp, cái xấu, cái nên và không nên để mà ứng xử trong cuộc sống, tự hoàn thiện mình để sống tốt đẹp hơn.

Một tác phẩm văn học lớn là tác phẩm phải có những giá trị thẩm mĩ nhất định nào đó. “Tính đặc thù của giá trị thẩm mĩ bị quy định bởi tính đặc thù của quan hệ thẩm mĩ giữa con ngƣời đối với hiện thực – tức là bởi lối cảm thụ (tiếp nhận) vô tƣ, trực tiếp, vừa tinh thần vừa cảm tính, nhằm nhận thức và đánh giá cái hình thức chứa nội dung, cấu trúc, mức độ tính tổ chức và tính trật tự của những khách thể hiện thực… Những cái mang giá trị thẩm mĩ có thể là khách thể tự nhiên, nhƣng nội dung của nó bao giờ cũng là những nội dung xã hội - lịch sử” [23, tr 110 - 111]. Tức là mỗi một tác phẩm phải cung cấp cho ngƣời đọc đƣợc những thông tin, những nội dung về cuộc sống, về những gì đang diễn ra xung quanh mà họ quan tâm.

Là một nhà văn nặng lòng với đời và nghề, một ngòi bút có lƣơng tâm và trách nhiệm, Nguyễn Minh Châu luôn muốn viết những tác phẩm có giá trị để không phải ân hận vì “Chúng ta chƣa làm cho ngƣời đọc khi gấp cuốn sách lại, ngƣời ta phải liên tƣởng không dứt về cuộc đời và con ngƣời, những nhân vật anh hùng hay một kẻ hèn nhát, một tên phản bội cách mạng sống trên trang sách chiến tranh chƣa khiến ngƣời đọc phải băn khoăn không dứt về ý nghĩa và quy luật của đời sống, bắt ngƣời đọc phải nghĩ hoài về chính mình và những ngƣời chung quanh mình (làm sao sống tốt hơn, làm sao có những con ngƣời tốt đẹp hơn)” [58, tr109]. Nghĩa là nhà văn đã bàn đến những cảm xúc thẩm mĩ trong tác phẩm văn học. Thế nhƣng nhà văn không đƣa ra những định nghĩa, những khái niệm mà thông qua việc bàn đến những giá trị mỗi tác phẩm văn học chân chính cần phải có để qua đấy ngƣời

đọc tự nhận thấy, sống tốt đẹp hơn trong cuộc đời.

Điểm qua những sáng tác của Nguyễn Minh Châu trong suốt cả hai giai đoạn sáng tác, ngƣời đọc đều thấy lòng mình nhƣ đắm say, nhƣ cũng bồi hồi xúc động trƣớc những trang văn hào sảng, thấm đẫm chất thơ, mang đậm hơi thở của đời thƣờng. Những trang viết miêu tả những cuộc hành quân trong Dấu chân người lính khiến cho những độc giả đã từng trải qua chiến tranh phải dằn lòng gác lại

những kỷ niệm đang trào sôi. Thế nhƣng cũng chính những trang viết trong tiểu thuyết nổi tiếng này, Nguyễn Minh Châu đã khiến những độc giả chƣa từng trải qua chiến tranh cũng phải xao động và thầm tự hào trong lòng về những năm tháng hào hùng đã qua của dân tộc. Rồi những cử chỉ, suy nghĩ và hành động của Quỳ trong

Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành với ngƣời mẹ già của Hậu, với Ph. làm cho

mỗi chúng ta đọc xong phải suy ngẫm về chính mình. Ngƣời đọc ngày nay sẽ nghi ngờ về những điều mà nhà văn viết trong tác phẩm nhƣng rồi họ sẽ lại bỏ qua bởi đó là hoàn cảnh chiến tranh và những năm đầu sau chiến tranh, nhiều nét đẹp trong mỗi con ngƣời vẫn còn chứ chƣa hề bị những bon chen, xô bồ, cám dỗ của đời thƣờng lấy đi.

Bên cạnh đó, những câu chuyện mà nhà văn kể về những con ngƣời đời thƣờng trong cuộc đời thƣờng cũng làm chúng ta phải “tự vấn lƣơng tâm”. Một Mẹ

con chị Hằng với những va chạm đời thƣờng giữa mẹ đẻ và con gái. Một Hương và Phai với những mảnh đời vụn vặt và bình dị, tất cả đƣợc dựng lại từ góc nhìn của

“hai con nhóc” nhƣ những lát cắt dở dang của cuộc sống. Hay một Đứa ăn cắp,

trong cái dòng đời quen thuộc ở một khu tập thể nọ, chỉ là những tiếng kêu thét, sự hả hê, căm phẫn, chút bịn rịn, xót thƣơng…Toàn những chuyện có thật nhàm chán, vô trách nhiệm xung quanh mấy ngƣời đàn bà với muôn vàn đề tài bàn luận của những ngƣời đàn bà thóc mách.

Và vô vàn, vô vàn những câu chuyện đời thƣờng nữa của Nguyễn Minh Châu khiến ngƣời đọc chúng ta phải giật mình vì đó chính là những điều đang diễn ra hàng ngày xung quanh chúng ta mà chỉ vì vô tình, dửng dƣng, chúng ta không quan tâm, để ý đến. Đọc những sáng tác của nhà văn, chúng ta không thể nào cứ vô cảm, dửng dƣng mãi nhƣ trƣớc nữa. Những xúc cảm cứ ùa về, khiến không chỉ mình Nguyễn Minh Châu lên tiếng mà ngƣời đọc chúng ta cũng phải lên tiếng. Chính vì vậy nên đỉnh điểm cảm xúc thẩm mĩ chính là sự thanh lọc tâm hồn con ngƣời. Đó là lí do vì sao nhà văn cầm bút và quyết tâm “xông vào cái mặt trận đạo đức này”, “cảnh tỉnh nhân loại” và “dự báo cho tƣơng lai” nhƣ có lần nhà văn đã tâm sự. Nhƣ thế, ngƣời đọc chúng ta đủ biết một tác phẩm có cảm xúc thẩm mĩ có vai trò quan trọng nhƣ thế nào trong việc giữ gìn những nét văn hóa, bản sắc của dân tộc trên con đƣờng đổi mới văn học!

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua phê bình tiểu luận (Trang 29)