Kiểu nhà văn hiền lành vô sự

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua phê bình tiểu luận (Trang 42)

V. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

I.3.2.1.Kiểu nhà văn hiền lành vô sự

Nguyễn Minh Châu từng tâm sự: „„Sợ nhất ở một nhà văn là cái chất máu cá và thái độ lãnh đạm, dửng dƣng trƣớc mọi việc. Tôi thấy trong nhật ký của tôi có ghi một câu: Là những nhà văn hiền lành vô sự, chỉ biết ca ngợi cả đời chúng ta không làm hại ai, không làm điều ác với ai.Nhƣng cái tội lớn nhất của mỗi ngƣời chúng ta là đã khiếp đảm trƣớc cái xấu và cái ác, nhất là khi cái xấu và cái ác đã nắm quyền lực. Và lâu dần, dƣờng nhƣ chúng ta coi nhƣ không có nó – cuộc đời không có cái xấu và cái ác đang chi phối sinh mạng con ngƣời‟‟ [58, tr165]. Những trăn trở này một lần nữa lại đƣợc nhà văn nhắc tới trong cuộc trò chuyện trả lời phỏng vấn trên báo Văn nghệ. Nhƣ thế, chứng tỏ Nguyễn Minh Châu rất băn khoăn trƣớc việc những nhà văn của ta dửng dƣng, thây kệ trƣớc những bất công, ngang trái của cuộc đời, mặc cho cái xấu và cái ác tồn tại, coi nhƣ trên đời không còn gì oan khiên và oan khuất cần phải lên tiếng nữa. Nguyễn Minh Châu còn cho rằng „„tô hồng và né tránh chính là sự khiếp đảm trƣớc cái ác và cái xấu. Thú thực lắm khi tôi đọc sách đến đoạn mô tả cảnh giết ngƣời, tôi đã nhẩy qua. Cái tạng của mình nó yếu ớt đến nỗi tiếp nhận đã ghê sợ, huống hồ làm ra. Nhƣ thế không đƣợc‟‟ [58, tr172 - 173].

Từ việc thấy nhƣ thế là không thể chấp nhận đƣợc, nhà văn đã đi lý giải vì sao mà nhà văn nƣớc mình lại có cái tâm lý, tƣ tƣởng nhƣ thế: „„Tôi nghĩ rằng thời nào và ở đâu cũng vậy, các nhà văn chỉ có một công việc chính và duy nhất là viết cho hay, ngoài ra bằng uy tín của mình, anh phải tham gia tiếng nói vào những vấn đề của con ngƣời. Trƣớc những bất công, trƣớc cái ác, anh không có quyền dửng dƣng, thây kệ khi con ngƣời bị đày đọa, và công việc đó phải là phản ứng tự nhiên của các nhà văn. Nhƣng với các nhà văn nƣớc ta hình nhƣ vì mang tƣ tƣởng tự ti do tiếng nói bé bỏng, đôi khi chúng ta y nhƣ kẻ bàng quan trƣớc những vấn đề cấp bách của con ngƣời‟‟ [58, tr.156]. Đối với Nguyễn Minh Châu, tác phẩm văn học đích thực bao giờ cũng phải trở thành một tiếng nói đầy trách nhiệm của nhà văn trƣớc những vấn đề vô cùng bức xúc của con ngƣời và xã hội. Phải nhƣ thế nó mới tạo ra đƣợc sức hấp dẫn đông đảo bạn đọc thuộc nhiều giới khác nhau.

Chúng ta phải biết chấp nhận sự thật mà Nguyễn Minh Châu vạch ra về thái độ của các nhà văn Việt Nam trƣớc các vấn đề của cuộc sống để tiến bộ. Chúng ta luôn tự nhủ: thây kệ, bao giờ ngƣời ta động đến mình hẵng hay, đâu cần những „„ngƣời vác tù và hàng tổng‟‟, „„việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng‟‟. Tâm lý „„cháy nhà hàng xóm bình chân nhƣ vại‟‟ đã ăn sâu vào trong gốc rễ tính cách con ngƣời Việt Nam, lâu dần nó trở thành nếp cảm, nếp nghĩ. Mà nhà văn cũng từ chính những con ngƣời này ra, thói quen xấu đó theo họ đi vào những sáng tác, khiến họ viết toàn những điều ca ngợi, quyết không làm hại đến ai, không va chạm với ai để sống đƣợc yên ổn. Nguyễn Minh Châu gọi đây là những nhà văn có „„chất máu cá‟‟, một cách gọi rất độc đáo và rất đúng, rất trúng về những con ngƣời cầm bút ba phải, luôn xoay theo chiều gió. Kiểu nhà văn này làm chúng ta nhớ tới AQ của Lỗ Tấn, nhớ tới dân làng Vũ Đại trong Chí Phèo của Nam Cao…

Chính lối sống, lối viết của kiểu nhà văn hiền lành, vô sự đã khiến cho văn học nƣớc ta trong một thời gian khá dài ngƣời cầm bút rất sợ tác phẩm của mình bị

„„xét lại‟‟,bị „„đánh‟‟. Nguyễn Minh Châu cho rằng „„chúng ta không thiếu những nhà văn có lòng và có thực tài nhƣng cũng không vì thế hàng chục năm qua có khi họ phải ôm hai thứ đó trong ngƣời nhƣ hai thứ tội nợ, vì thế mà đâm ra sợ chính mình. Sau một vài lần viết ra bị vấp váp, bị thổi còi, bị phê phán trên báo, đƣợc tập thể góp ý xây dựng, nhà văn ngồi một mình ngâm nga: „„Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa‟‟ [58, tr133]. Chúng ta cũng nhớ lại vụ án văn chƣơng Vũ Trọng Phụng trƣớc kia. Những sáng tác tả chân của ông bị coi là có vấn đề, đánh lên đánh xuống khiến cho một thời gian dài, tác phẩm của nhà văn không đƣợc đánh giá đúng với giá trị của nó. Gần đây, văn học nƣớc nhà lại xôn xao: tiểu thuyết Vết sẹo

và cái đầu hói của Võ Văn Trực có vấn đề, là văn chƣơng ám chỉ khiến nhà văn

mất rất nhiều công sức xuất hiện trên các báo để „„thanh minh‟‟. Tiểu luận Hãy đọc

lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa của Nguyễn Minh Châu gây xôn

xao dƣ luận một thời. Ngƣời ta nghi ngờ chính trị của nhà văn có vấn đề, bị quy là bối rối về tƣ tƣởng, là „„chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa một nửa‟‟, cần xem xét lại. Một thời gian dài sau đó, Nguyễn Minh Châu luôn luôn thận trọng, thu mình lại. Rất nhiều truyện ngắn ông đƣa in rồi nghĩ nhƣ thế nào ông lại đến đòi về. Khi vừa viết xong Chiếc thuyền ngoài xa, ông hăm hở chuẩn bị chờ đợi sự ra đời, đến với độc giả của nó. Thế mà chỉ vì đƣa cho một ngƣời bạn xem hộ, thấy anh ta nói có vấn đề, ông vội vàng đi đòi ngay lại. Sự lo lắng, sợ hãi nhƣ làm ông suy sụp, già hẳn đi. Dƣờng nhƣ sau khi bị thổi còi về việc liên lụy đến vụ „„chủ nghĩa hiện thực phải đạo‟‟, Nguyễn Minh Châu lui về ở ẩn trong tác phẩm của mình. Truyện

Bức tranh đƣa đi in lần đầu, đã lên khuôn, ông lại đến xin rút về. Rút về rồi lại đƣa

in, lại tiếp tục cho xuất xƣởng những sáng tác mới, gây dƣ luận.

Nhiều sự ràng buộc nhƣ thế nên ngƣời cầm bút thà lựa chọn mình thuộc kiểu nhà văn có „„chất máu cá‟‟, ƣa viết những gì hiền lành vô sự miễn đừng động chạm đến ai và cũng đừng ai động chạm đến mình. Thế là ổn! Nguyễn Minh Châu gọi kiểu nhà văn này bằng một cái tên khác là „„kiểu nhà văn tầm thƣờng, kiểu nhà văn mô phỏng và khéo tay biết cài hoa kết lá vào những khái niệm chính trị sẵn có‟‟ [58, tr304]. Những nhà văn này là những nhà văn tự nguyện sống không thật với chính mình để đổi lấy hai chữ yên ổn. Nguyễn Minh Châu đã dũng cảm vạch ra sự thật đau lòng này, cất lên tiếng nói để mọi ngƣời cùng nhìn nhận và thừa nhận, chấp nhận sửa chữa để văn chƣơng nƣớc nhà khá hơn lên, theo kịp với guồng quay chung của văn học thế giới, để nhà văn nƣớc ta có quyền tự hào mình là nhà văn Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua phê bình tiểu luận (Trang 42)