Tính chân thực của văn học

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua phê bình tiểu luận (Trang 31)

V. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

I.2.3.2.Tính chân thực của văn học

Trong văn học, hai tiếng chân thực rất có giá trị đối với mỗi một tác phẩm. Ngƣời ta thƣờng nói tác phẩm này có tính chân thực sâu sắc, tác phẩm kia thiếu chân thực. Chân thực là một tiêu chuẩn để đánh giá, xem xét một tác phẩm nào đó. Vậy chân thực là gì mà ngƣời ta đề cao nó và coi đây là một phẩm chất cần phải có của văn học?

Chân thực là một trong nhiều thuộc tính của văn học và đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Khái niệm chỉ phẩm chất tạo nên sức hấp dẫn, thuyết phục của văn học, thể hiện ở sự phù hợp sinh động giữa sự phản ánh của văn học với đối tƣợng phản ánh của nó, ở sự thống nhất giữa chân lý nghệ thuật với chân lý đời sống, giữa sự sáng tạo nghệ thuật với tất yếu lịch sử… Tính chân thực là một phạm trù về phẩm chất, không tách rời với khuynh hƣớng tƣ tƣởng tiến bộ, với trình độ nhận thức tiên tiến, là một khái niệm có nội dung lịch sử, tùy theo tiến trình phát triển của lịch sử” [23, tr288 - 289].

Sẽ có ngƣời đặt ra câu hỏi chân thực và hiện thực có khác nhau không, giữa hai khái niệm này có gì trùng lặp mà khiến nhiều ngƣời nhầm lẫn? “Thuật ngữ này biểu hiện một thuộc tính của văn học trong mối liên hệ với hiện thực, khẳng định sự phụ thuộc của văn học vào hiện thực khách quan…chỉ mối tƣơng quan phù hợp nhƣ thật giữa sự phản ánh của văn học với các hiện thực đời sống đƣợc miêu tả...Nói đến tính hiện thực là nói đến một thuộc tính tất yếu có ý nghĩa quy luật, không bao hàm một sự đánh giá nào về mặt chất lƣợng” [23, tr293 - 294]. Chân thực bàn tới ở đây là xét trong khía cạnh tình cảm, trách nhiệm của ngƣời viết trƣớc những nội dung mà tác phẩm phản ánh. Để đảm bảo tác phẩm có tính chân thực, ngƣời viết phải hiểu chân thực đƣợc biểu hiện dƣới hai khía cạnh: đúng với thực tế và hợp với lòng ngƣời. Nghĩa là “tác phẩm văn học nào cũng có tính hiện thực nhƣng chỉ tác phẩm xây dựng hình tƣợng phản ánh đƣợc bản chất hoặc vài ba khía cạnh bản chất của hiện thực, và phù hợp với tâm lý và thị hiếu thẩm mĩ của con ngƣời ở một giai đoạn lịch sử nhất định mới có đƣợc tính chân thực” [23, tr288]. Nhƣ thế là không phải tác phẩm nào cũng có tính chân thực dù nó có tính hiện thực cao đến đâu đi chăng nữa.

Ở đây, chúng ta đang bàn tới tính chân thực trong tác phẩm văn học theo quan niệm của Nguyễn Minh Châu. Nhà văn cho rằng: “Sự chân thực trong văn học là ở chỗ cái làm ra chứ không phải ở chỗ cái dùng đến, ở chỗ cái toàn thể toát ra trong nội dung tác phẩm chứ không phải ở một vài chi tiết sử dụng” [58, tr83 - 84]. Nghĩa là theo Nguyễn Minh Châu điều quan trọng là trong tác phẩm nhà văn nói đƣợc những điều gì, những điều đó có tính chân thực không chứ không quan trọng ở chỗ sử dụng những chất liệu để tạo ra tác phẩm có tính chân thực hay không. Rất nhiều ngƣời lầm tƣởng tính chân thực của tác phẩm là những chi tiết mà nhà văn sử dụng có tính chân thực. Trong bài tiểu luận Văn học và cách mạng, Nguyễn Minh Châu đã bác bỏ hoàn toàn quan điểm: “Có khi những cuốn sách không hề viết một ngƣời nào chết, thậm chí không có ai sứt thịt, trầy da mà vẫn chân thực và có khi có những cuốn sách mô tả đầy cảnh khốc liệt, thất thiệt, thƣơng vong mà vẫn giả, ngƣời đọc vẫn không chịu thừa nhận là chân thực. Cho nên, xét đến cùng, cái điều quan trọng nhất vẫn là qua các nhân vật đƣợc mô tả, ngòi bút nhà văn đã soi sáng ra đƣợc điều gì có tính chân lý không riêng cho một cá nhân nhân vật đó mà cho mọi ngƣời đọc, và sự chân thực sẽ toát ra từ trong hình tƣợng mang ý nghĩa ấy” [58, tr84]. Những sáng tác của nhà văn là dẫn chứng để chứng minh cho điều nhà văn nói là hoàn toàn đúng đắn và có cơ sở của nó. Đọc Người đàn bà trên chuyến tàu

độc đáo, bất ngờ, hầu nhƣ chƣa gặp bao giờ với ngƣời đọc. Có ngƣời coi Quỳ là một ca khá đặc biệt mà ta khó gặp trong văn chƣơng viết về phụ nữ Việt Nam. Cuộc phiêu lƣu tình cảm của Quỳ là một dị thƣờng. Rất nhiều chi tiết Nguyễn Minh Châu sử dụng trong truyện gây nghi ngờ cho ngƣời đọc nhƣng rồi lại đƣợc bỏ qua vì ở chính nội dung nhà văn đem đến cho ngƣời đọc chân thực quá. Vậy tạo ra đƣợc sự chân thực trong tác phẩm văn học khó hay dễ, ngƣời viết phải làm nhƣ thế nào? Đây không chỉ là điều mà Nguyễn Minh Châu trăn trở mà chính là điều mà cả ngƣời đọc có tâm huyết cũng trăn trở. Theo nhà văn, cần phải xác định rõ ràng rằng: “Văn học nghệ thuật sở dĩ có sức mạnh của nó vì nó có khả năng diễn tả sự vật ở trong các dạng quá trình sinh thành. Một vụ việc chỉ là một vụ việc. Nhƣng nếu mô tả con ngƣời tham gia vào vụ việc ấy với tất cả chiều sâu của tiến trình diễn biến tâm lý và tính cách thật là chân thực và khách quan thì khiến ngƣời đọc không thể thờ ơ đƣợc” [58, tr100]. Những sáng tác của Nguyễn Minh Châu hầu hết đều đạt đƣợc thành công, khiến ngƣời đọc không thể nào thờ ơ bởi chính nhà văn đã làm đƣợc cái điều cần thiết để mỗi sáng tác của mình đứng đƣợc với thời gian. Trong Cỏ lau, Lực, Thai, Phi Phi… tất cả đều rất hiện thực, hiện thực đến mức

chân thực. Nói một cách khoa trƣơng, những con ngƣời đó thật hơn cả những con ngƣời thật ngoài đời. Cuộc đời của họ đều gặp bất hạnh bởi chiến tranh, và bởi cả chính cách con ngƣời đối xử với nhau. Nhƣng cái cách chờ đợi ngƣời chồng cũ của Thai, cái cách yêu vợ của chồng Thai, cách Phi Phi – cô gái làm nghề phe phẩy nhƣng lại đi tìm ngƣời yêu – một liệt sĩ, một ngƣời lính cách mạng làm nhiều ngƣời ngày hôm nay nghi ngờ. Nghi ngờ nhƣng ngƣời đọc vẫn tin là thật bởi những nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu sống với nhau bằng niềm tin, bằng chính ngọn lửa mà ngƣời Việt Nam chúng ta đã thắp lên để chiến thắng nhiều kẻ thù mạnh hơn ta gấp nhiều lần. Trong đời thƣờng, dù có yêu ngƣời phụ nữ nào đến đâu, thì cũng chẳng có ngƣời đàn ông nào bằng lòng lấy một ngƣời đàn bà suốt đời chỉ yêu một ngƣời đàn ông, chấp nhận lấy ngƣời đàn ông khác với một điều kiện là không đƣợc hỏi han, ghen tuông gì với ngƣời đàn ông đã đi qua đời mình, chỉ cần nghe tin ngƣời cũ còn sống, chị sẽ bỏ đến với anh ta ngay. Có lẽ, những ngƣời đàn ông và những ngƣời đàn bà trong Cỏ lau chúng ta chỉ gặp trong sáng tác của

Nguyễn Minh Châu. Nhƣng rồi ngƣời đọc vẫn tin và thầm cầu mong trong cuộc đời mình sẽ gặp đƣợc những con ngƣời tốt đẹp nhƣ thế. Chính yếu tố chân thực, “thật hơn cả những con ngƣời thật ngoài đời” đã tạo nên thành công cho những sáng tác của nhà văn.

Thế nhƣng, tự nhà văn cũng nhận ra rằng trong những sáng tác của giai đoạn trƣớc 1975, hình nhƣ thiếu tính chân thực: “Nhìn lại những tác phẩm viết về chiến tranh của ta, các nhân vật thƣờng khi có khuynh hƣớng đƣợc mô tả một chiều, thƣờng là quá tốt, chƣa thực. Hình nhƣ tất cả những mặt tính cách đa dạng phải phơi bày trong đời sống thực thì lại có thể tạm thời giấu mình trên trang sách” [58, tr57]. Sau 1975, bƣớc vào thời kỳ đổi mới, để tạo nên đƣợc tính chân thực trong văn học, qua những sáng tác cảu Nguyễn Minh Châu, chúng ta hiểu rằng mỗi tác phẩm phải là một lát cắt của đời sống, phải là tiếng nói đầy trách nhiệm của nhà văn, mỗi tác phẩm phải có độ lùi trong không gian và môi trƣờng sống.

Trƣớc hết, mỗi tác phẩm để đạt đƣợc yêu cầu “là một lát cắt, một tờ biên bản của một chặng đời sống con ngƣời ta, trên con đƣờng dài dằng dặc đi đến cõi hoàn thiện” [58, tr112]; tức là nhà văn khi đặt bút viết, phải hiểu rằng mình đang viết cho ai, viết vì ai. Từ đó, nhà văn phải cân nhắc viết cái gì. Nghĩa là nhà văn phải xác định đƣợc trong tình hình mới hiện nay, độc giả mới, trình độ cao hơn, cuộc sống mới sôi động đang diễn ra thì nội dung cần phải phản ánh của văn học bây giờ là gì. Dùng cách nói “mỗi tác phẩm phải là một lát cắt của một chặng đời sống”, Nguyễn Minh Châu đã đem đến cho văn học những sáng tác mang đậm hơi thở, sức sống của đời thƣờng nhƣ Mẹ con chị Hằng, Đứa ăn cắp, Hương và Phai, Lũ trẻ ở dãy

K...Chỉ là những chuyện vụn vặt của cảnh mẹ lên thành phố chăm con gái đẻ, chăm

cháu ngoại. Những tƣởng chỉ có cảnh mẹ chồng nàng dâu mới va chạm bởi ông cha ta từng có câu “khác máu tanh lòng”, nhƣng không, đến mẹ đẻ và con gái vẫn có những va chạm làm phật lòng nhau. Rồi chỉ là chuyện nghi ngờ ngƣời này lấy trộm vật này vật kia khi cuộc sống khó khăn, cuối cùng dẫn đến cái chết của một ngƣời, và ngƣời ta ân hận thì đã muộn... Hay chỉ là chuyện hai đứa trẻ bàn mƣu tính kế làm mai làm mối cho anh trai đứa này, chị gái của đứa kia lấy nhau cho gần gũi, tình cảm, thế mà thành sự thật. Chính những sáng tác này của Nguyễn Minh Châu đã gây cho văn học Việt Nam một luồng gió mới và ngƣời ta càng thêm tin tƣởng vào vai trò mở đƣờng của nhà văn.

Cùng với yêu cầu mỗi “tác phẩm phải là một lát cắt của một chặng đời sống”, Nguyễn Minh Châu còn nói tới yêu cầu “mỗi tác phẩm phải là tiếng nói đầy trách nhiệm của nhà văn”: “ Những ngƣời viết văn có trách nhiệm biết mình yêu cái gì, và ghét cái gì. Chúng tôi, với ý thức trách nhiệm biết nên viết cái gì, và cái gì chƣa nên viết. Chúng tôi, trong khi sống hàng ngày và lúc cầm bút, biết mình cần phải tắm trong một cái dòng lớn của công cuộc cách mạng” [58, tr293]. Với cách nói đó, nhà văn mong muốn đƣợc viết, cần viết những gì có ích cho con ngƣời, đất nƣớc. Nhƣ thế tự bản thân nhà văn đã nhận lấy trách nhiệm cao cả về mình, và bằng những sáng tác, nhà văn mong sẽ đóng góp đƣợc một phần nào đó để giúp con ngƣời Việt Nam ngày hôm nay gìn giữ mình, sống tốt đẹp hơn, xứng đáng với cha anh trong quá khứ.

Để đạt đƣợc tính chân thực cho tác phẩm văn học, để tác phẩm đứng đƣợc với thời gian, chứng minh giá trị của mình, nhà văn cho rằng: “Chúng ta thuộc về một lớp ngƣời viết văn viết về một cuộc chiến tranh lớn: cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc mà không có một quãng lùi lại trong thời gian. Thi ca, hơn nữa, tiểu thuyết đều ra đời cùng lúc với những bản tin chiến sự do thông tấn xã phát ra, những lời kêu gọi, những trang báo hàng ngày. Để bù vào cái chỗ thiệt thòi, chúng ta phải tìm một chỗ lùi lại trong không gian và môi trƣờng sống” [58, tr184]. Lời tâm sự rất thật của Nguyễn Minh Châu trong bài tiểu luận trên ngầm cho chúng ta hiểu: Muốn viết để tạo đƣợc tính chân thực cho mỗi tác phẩm văn học, tác phẩm viết ra đều phải “có độ lùi trong không gian và môi trƣờng sống”. Để ngƣời đọc nhiều năm sau này, khi cầm lại những cuốn sách thời chiến, họ vẫn ngầm công nhận rằng đó là những trang viết hết sức chân thực về một thời kỳ lịch sử đã qua của dân tộc. Soi mình vào trong những cuốn sách ấy, ngƣời đọc hôm nay còn có

cảm giác nhƣ đang sống trong những năm tháng hào hùng xƣa. Đấy là trƣờng hợp của những Cửa sông, Dấu chân người lính, Cỏ lau... và hàng loạt những truyện

ngắn về chiến tranh và ngƣời lính của Nguyễn Minh Châu trong cả hai giai đoạn sáng tác trƣớc và sau đổi mới của nhà văn.

Sự chân thực trong tác phẩm văn học không phải là điều dễ dàng đạt đƣợc ở mỗi một tác phẩm. Có nhà văn viết về chiến tranh không hề có một trang nào viết về những tổn thất, mất mát, hy sinh (điều không thể không có trong mỗi cuộc chiến), thế mà tác phẩm vẫn đƣợc coi là đậm đặc chân thực. Sự chân thực đâu cần phải là những con số, những dòng liệt kê? Ngƣời viết cần xác định rằng những gì đúng với tâm lý là có tính chân thực nhƣng đúng về thực tại chƣa chắc đã có tính chân thực.Chân thực chính là ở tấm lòng, thái độ, trách nhiệm của ngƣời viết trƣớc vấn đề mà nhà văn đặt ra trong tác phẩm. Chân thực chính là ở chỗ những gì nhà văn viết ra đúng với thực tế, hợp với lòng ngƣời chứ không phải ở những chất liệu mà nhà văn sử dụng trong khi sáng tác. Dù qua bao nhiêu năm tháng, dòng thời gian cứ trôi, những gì chân thực đúng với thực tế và hợp với lòng ngƣời sẽ còn lại với cuộc sống. Đây chính là điều mà nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn gửi lại cho đồng nghiệp và những ngƣời yêu văn hôm nay.

I.3.Quan niệm của Nguyễn Minh Châu về nghề văn và nhà văn.

Nguyễn Minh Châu là ngƣời rất coi trọng nghề văn. Với ông, viết văn là một nghề: “Không có một cái nghề nào mà kết quả công việc lại có thể cắt nghĩa rõ rệt chân giá trị của ngƣời làm ra nó nhƣ nghề viết văn” [58, tr25]. Qua những trang tiểu luận – phê bình, ông đã đƣa ra những quan niệm về nghề rất chân thành và nghiêm túc.

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua phê bình tiểu luận (Trang 31)