1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

quan điểm đường kuznet đối với các nước công nghiệp trước đây và các nước đang phát triển hiện nay

21 483 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 71,21 KB

Nội dung

Các nhà kinh tế đã sử dụng các dữ liệu về môi trường cũngnhư thu nhập đầu người ở các quốc gia để nghiên cứu về mối quan hệ này.Nhiều bằng chứng đã cho thấy, mức độ suy thoái môi trường

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bài phát biểu năm 1954 với tư cách chủ tịch trước Hiệp hội kinh tế

Mỹ, Simon Kuznets đã cho rằng bất bình đẳng thu nhập đầu tiên gia tăngnhưng sau đó giảm xuống khi đất nước công nghiệp hoá (1955) Trong nhữngnăm sau đó, nhiều nghiên cứu học thuật xác nhận hiệu ứng Kuznets cho các

nước công nghiệp tiên tiến.

Trong khi cuộc tranh luận của các học giả gần như không có tầm quantrọng bên ngoài giới học thuật, việc tìm hiểu các áp lực làm giảm tình trạngbất bình đẳng có tiềm năng mang lại những ảnh hưởng âm vang trong cuộcsống thực tế

Việc tìm hiểu đầy đủ hơn về chữ U ngược quan trọng hơn bao giờ hếtứng với sự chú trọng nhiều vào các chiến lược phát triển được chi phối bởităng trưởng của chủ nghĩa tự do mới hiện đang ngự trị tại các nước đang pháttriển, ngay cả tại nhiều nước - như Costa Rica - vốn có truyền thống chútrọng vào công bằng Chính vì lý do đó, tôi xin chọn đề tài nghiên cứu

‘Quan điểm về đường Kuznet đối với các nước công nghiệp trước đây và các nước đang phát triển hiện nay.’

1

Trang 2

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Lý thuyết đường cong Kuznet

Tại cuộc họp thường niên lần thứ 67 của Hiệp hội Kinh tế châu Mỹ vàotháng 12/1954, Simon Kuznets lần đầu tiên giới thiệu về khái niệm đườngcong Kuznets, mô tả mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và vấn đề bất bìnhđẳng thu nhập Đến năm 1991, đường cong Kuznets trở thành một phươngtiện để mô tả mối quan hệ giữa chất lượng môi trường và thu nhập đầu ngườitheo thời gian Các nhà kinh tế đã sử dụng các dữ liệu về môi trường cũngnhư thu nhập đầu người ở các quốc gia để nghiên cứu về mối quan hệ này.Nhiều bằng chứng đã cho thấy, mức độ suy thoái môi trường và mức thunhập đầu người cũng tuân theo quy luật đường cong U ngược Kuznets: suythoái môi trường sẽ gia tăng trong các giai đoạn đầu của phát triển, nhưngcuối cùng sẽ đạt đến đỉnh hay ngưỡng chuyển đổi (turning point) và bắt đầugiảm khi mức thu nhập vượt một ngưỡng nào đó Đây được gọi là đườngcong Kuznets môi trường (EKC)

Logic của của đường cong EKC khá dễ hiểu Vào thời kỳ đầu của quátrình công nghiệp hóa, ô nhiễm gia tăng một cách nhanh chóng do đặt ưu tiêncao cho việc gia tăng năng suất đầu ra, và người dân quan tâm nhiều đến việclàm và thu nhập hơn là không khí hay nguồn nước sạch Sự phát triển nhanhchóng dẫn đến việc sử dụng nhiều hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên và phátthải nhiều hơn các chất ô nhiễm làm suy thoái môi trường trầm trọng Ở cácthời kỳ sau của công nghiệp hóa, khi thu nhập tăng lên, người dân có ý thứchơn về giá trị môi trường, luật pháp, chính sách môi trường cũng như các cơquan thi hành trở nên nghiêm khắc và hiệu quả hơn, các công nghệ sạch,

Trang 3

công nghệ tiên tiến được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi tạo điều kiện cảithiện chất lượng môi trường.

Rõ ràng, theo lý thuyết đường cong EKC, sự tăng ô nhiễm là không thểtránh khỏi trong giai đoạn đầu của phát triển kinh tế Tuy nhiên, sẽ rất nguyhiểm nếu người làm chính sách nhầm hiểu ý nghĩa của đường cong EKC ởchỗ ô nhiễm không là vấn đề gì bởi sự tổn hại sẽ tự động phục hồi sau này

Sự phục hồi của chất lượng môi trường có xảy ra hay không, nhanh haychậm đòi hỏi người làm chính sách phải đưa ra những quyết sách đúng đắntrong việc điều phối nguồn ngân sách tăng lên, nâng cao năng lực của hệthống quản lý môi trường, nghiên cứu chuyển giao và áp dụng công nghệsạch, công nghệ tiên tiến, nâng cao ý thức cộng đồng

Ngoài ra, các nhà làm chính sách cũng cần phải chú ý đến ngưỡng phụchồi của môi trường sinh thái Nếu như tiếp tục phát triển mà không quan tâmđúng mức đến công tác BVMT thì có thể sẽ vượt qua ngưỡng phục hồi của

hệ sinh thái trước khi đạt đến ngưỡng chuyển đổi của đường cong EKC Khi

đó, chất lượng môi trường không những không thể phục hồi trở lại cho dù cóthực hiện bất cứ biện pháp nào mà còn có thể tác động tiêu cực trở lại sự pháttriển kinh tế

Đường cong môi trường Kuznets (EKC)

1.2 Khái niệm nước công nghiệp trước đây

Trang 4

Có thể giải thích một cách đơn giản rằng, nước công nghiệp là nước đãhoàn thành quá trình công nghiệp hóa, hoặc ngược lại, công nghiệp hóa làquá trình trở thành một nước công nghiệp, song rõ ràng là định nghĩa nhưvậy không giải quyết được nguồn gốc của vấn đề Tuy nhiên, câu trên cũng

có ý nghĩa ở chỗ, trong hai khái niệm “nước công nghiệp” và “công nghiệphóa” chỉ cần định nghĩa cụ thể một khái niệm, còn khái niệm kia có thể tựsuy ra được.Vì vậy, ở đây sẽ xuất phát từ một khái niệm là “công nghiệphóa”

Các nhà kinh tế học phát triển đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau vềcông nghiệp hóa, dựa vào các tiêu chuẩn khác nhau như thu nhập quốc dân,

cơ cấu kinh tế, cơ cấu công nghiệp, cơ cấu lao động, mức độ phát triển côngnghiệp chế tác, loại công cụ sản xuất, các hàm sản xuất cơ bản, phương thứcsản xuất, v.v, song cách trình bày tương đối gọn ghẽ mà làm nổi rõ được đặctrưng chính của khái niệm có thể phát biểu như sau:

Theo nghĩa hẹp, công nghiệp hóa được hiểu là quá trình chuyển dịch từkinh tế nông nghiệp (hay tiền công nghiệp) sang nền kinh tế lấy công nghiệplàm chủ đạo, từ chỗ tỷ trọng lao động nông nghiệp chiếm đa số giảm dần vànhường chỗ cho lao động công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn hơn Theo nghĩarộng, công nghiệp hóa là quá trình chuyển dịch từ kinh tế nông nghiệp (haytiền công nghiệp) sang kinh tế công nghiệp, từ xã hội nông nghiệp sang xãhội công nghiệp, từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp

Định nghĩa trên dùng trong trường hợp từ “công nghiệp hóa” là danh từ,chỉ một quá trình Còn trong trường hợp tính từ, từ công nghiệp hóa là chỉmột trạnh thái, trạng thái đã hoàn thành quá trình công nghiệp hóa, hay nóigọn hơn, là đã công nghiệp hóa

Quá trình công nghiệp hóa đã bắt đầu từ nửa cuối thế kỷ 18 tại Anh vớicuộc cách mạng công nghiệp (1770-1780), khoảng 50 năm sau lan sangPháp, Bỉ (1820-1830) và chuyển sang Mỹ, Đức với cuộc cách mạng công

Trang 5

nghiệp lần thứ hai (1870-1880), sau đó lan truyền đến Nhật, Nga khoảng năm

1890 Các nước khác ở châu Âu tiếp nối tiến hành vào thời gian liền theo.Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất dựa vào nguồn tài trợ từ cuộccách mạng nông nghiệp trước đó và từ phát triển thương mại hàng hải từ thế

kỷ trước Nguồn năng lượng cho cuộc cách mạng này là than chạy máy hơinước thúc đẩy phát triển ngành đường sắt và nhiều ngành khác Các côngnghiệp đặc trưng là công nghiệp dệt (chủ yếu là sợi bông) và công nghiệpluyện kim (chủ yếu là sắt)

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đi đầu là Mỹ và Đức Khác vớicuộc cách mạng trước, lần này tài trợ chủ yếu là do cuộc cách mạng lần thứnhất; nguồn năng lượng là điện và dầu lửa; các ngành công nghiệp mới làcông nghiệp hóa chất giúp cho nông nghiệp về phân bón và cho ngành dệt vềsợi nhân tạo Công nghiệp mới về cơ khí tác động đến ngành chế tạo ô tô vàmáy nông nghiệp Sáu quốc gia nổi trội trong đợt này là Mỹ, Anh, Pháp,Đức, Nga và Nhật

Công nghiệp hóa cổ điển có những đặc điểm sau:

- Công nghiệp hóa cổ điển dựa vào cách mạng kỹ thuật với tiêu chí cơgiới hóa, điện khí hóa, tự động hóa, luôn luôn theo đuổi hiệu quả và hiệusuất, trình độ chuyên môn hóa ngày càng cao; đồng thời dựa vào mở rộng thịtrường với các cuộc chinh phục và khai thác thuộc địa, để lại những hậu quả

vô cùng bi thảm

- Công nghiệp hóa cổ điển chú ý nhiều đến mặt kinh tế, trong kinh tế coitrọng tăng trưởng hơn phát triển, trong tăng trưởng chú ý phương thức chiềurộng hơn

- Đi liền với công nghiệp hóa, biến đổi về mặt tổ chức xã hội là xu thế

đô thị hóa

- Thời gian thực hiện rất dài, hàng trăm năm

Trang 6

- Tạo ra bất công xã hội, phân cực giầu nghèo và thất nghiệp.

- Lãng phí tài nguyên và hủy hoại môi trường

1.3 Khái niệm nước đang phát triển hiện nay

Nước đang phát triển là quốc gia có mức sống còn khiêm tốn, có nềntảng công nghiệp kém phát triển và có chỉ số phát triển con người (HDI)không cao Ở các nước này, thu nhập đầu người ít ỏi, nghèo nàn phổ biến và

cơ cấu tư bản thấp "Nước đang phát triển"gần nghĩa với Thế giới thứ

ba thường dùng trong Chiến tranh Lạnh

Mức độ phát triển của một xã hội bao hàm cơ sở hạ tầng hiện đại (cả vềmặt vật chất và thể chế) và sự chuyển đổi ra khỏi những lĩnh vực sản xuất tạo

ra giá trị gia tăng thấp như nông nghiệp và khai thác tài nguyên tự nhiên

Ở các quốc gia phát triển , hệ thống kinh tế dựa trên sự tăng trưởng mạnh mẽ

và bền vững ở những lĩnh vực dịch vụ, giáo dục, nghiên cứu phát triển, thôngtin, v.v

Việc áp dụng thuật ngữ nước đang phát triển cho toàn thể các nước chưađạt trình độ nước phát triển trong nhiều trường hợp là không thích hợp,không ít quốc gia nghèo không hề có những cải thiện tình hình kinh tế thậmchí là suy giảm

Các quốc gia có sự tiến bộ vượt trội các nước đang phát triển nhưngchưa với tới trình độ các nước phát triển được đưa vào nhómnước côngnghiệp hóa mới

Sự phát triển của một đất nước được đo đạc bằng các chỉ số thống kênhư tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP /người), tuổi thọtrung bình , tỷ lệ người biết chữ , v.v Liên hiệp quốc xây dựng Chỉ số pháttriển con người , một chỉ số tổng hợp của các thống kê trên để xác định mức

độ phát triển con người ở mỗi quốc gia

Trang 7

Nước đang phát triển, nói chung, là các quốc gia có mức sống thấp, chưađạt được mức độ công nghiệp hóa tương xứng với quy mô dân số Có một sựtương quan chặt chẽ giữa mức thu nhập bình quân đầu người thấp với sự giatăng dân số nhanh chóng, kể cả giữa các quốc gia và giữa các nhóm dân cưtrong một quốc gia.

Thuật ngữ "nước đang phát triển" nhiều khi được thay thế bởi "nướckém phát triển", "nước chậm phát triển", Thế giới thứ ba , Nam bán cầu, thậmchí "nước kém phát triển nhất "

Trang 8

CHƯƠNG 2 QUAN ĐIỂM VỀ ĐƯỜNG KUZNET ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC CÔNG

NGHIỆP VÀ CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 2.1 Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và ô nhiễm môi trường

Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa kinh tế vàmôi trường dựa trên nền tảng lý thuyết EKC Các nghiên cứu thực nghiệm vềđường cong EKC chủ yếu tập trung vào hai chủ đề chính:

Liệu các chỉ thị của suy thoái môi trường có tuân theo mối quan hệ Ungược với các mức thu nhập đầu người không

Tính toán điểm ngưỡng chuyển đổi khi chất lượng môi trường cải thiệntheo sự tăng lên của thu nhập đầu người

Trong thời gian gần đây cũng đã có nhiều quốc gia trên thế giới thựchiện các nghiên cứu về mối quan hệ kinh tế và môi trường đặc thù cho riêngquốc gia mình như Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc Hầu hết cácnghiên cứu này cũng đều tìm ra được mối quan hệ theo quy luật EKC cũngnhư xác định được mức ngưỡng thu nhập khi chất lượng môi trường bắt đầutăng theo thu nhập đầu người cho riêng quốc gia mình

Đa số các nghiên cứu này tập trung vào lĩnh vực ô nhiễm không khí(SO2, NOx, SPM, CO) Chỉ có một số ít nghiên cứu quan tâm đến lĩnh vực ônhiễm nước và chất thải rắn Xin giới thiệu các kết quả nghiên cứu thựcnghiệm nêu trên cùng với một số bằng chứng thực tế về mối quan hệ EKCgiữa ô nhiễm môi trường và mức thu nhập đầu người

2.2 Mối quan hệ giữa thu nhập đầu người và ô nhiễm không khí

Có thể nói, mối quan hệ giữa các chỉ tiêu ô nhiễm không khí và thu nhậpđầu người đã và đang được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất Các chỉ tiêu ô

Trang 9

nhiễm không khí được đề cập phổ biến có thể kể đến SO2, NOx, CO, bụi vàkhói.

Tại Đài Loan, các nghiên cứu cho thấy mối quan hệ EKC cho 2 chất ônhiễm NO2 và CO Ngưỡng chuyển đổi của NO2 nằm ở mức thu nhập đầungười 384.000 đài tệ (tương đương 12.800 USD thời điểm 1996) và ngưỡngchuyển đổi của CO ở mức thấp hơn là 205.000 đài tệ (tương đương 6.833USD thời điểm 1996)

Kết quả nghiên cứu này cũng rất phù hợp với thực tế đã diễn ra tại ĐàiLoan trong thập niên 90 Vào năm 1990, Cục BVMT Đài Loan bắt đầu ápdụng quy định mới bắt buộc các xe ô tô mới phải lắp đặt bộ chuyển đổi xúctác giúp làm giảm đáng kể lượng phát thải NO2 và CO từ hoạt động giaothông Quy định này tỏ ra rất hiệu quả Ngưỡng chuyển đổi của NO2 cao hơngấp đôi so với CO do thực tế là hoạt động giao thông tạo ra phần lớn lượngphát thải CO trong khi chỉ tạo ra 1 nửa lượng phát thải NO2 Phải đến năm

1998, Cục BVMT Đài Loan mới bắt buộc các nguồn cố định phải kiểm soátphát thải NO2 do chi phí xử lý khí này rất cao

Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy ngưỡng thu nhập đầu người khichất lượng môi trường bắt đầu được cải thiện là rất cao, dao động trongkhoảng trên 3.000 USD - 15.000 USD Các số liệu thực tế cũng đã chứngminh cho các kết quả nghiên cứu này

- Các thành phố có mức thu nhập đầu người dưới 1.000 USD/nămthường có mức ô nhiễm rất cao và mức độ cải thiện ô nhiễm không đáng kể;Các thành phố nằm trong mức thu nhập đầu người từ trên 3.000 -10.000USD/năm đều có những cải thiện ô nhiễm đáng kể, tiêu biểu như Băng Cốc(Thái Lan), Seoul (Hàn Quốc), Mexico City (Mêhicô); Các thành phố thuộcnhóm nước phát triển có mức thu nhập trên 10.000 USD đều đã đạt đượcchất lượng không khí rất tốt Ví dụ, các TP như: London (Anh) hay Los

Trang 10

Angeles (Mỹ) nồng độ các chất ô nhiễm không khí đều đã đạt tiêu chuẩn củaWHO;

- Tại các nước phát triển, vấn đề ô nhiễm bắt đầu gia tăng từ cách mạngcông nghiệp và lên đến đỉnh điểm vào đầu thập niên 70 và sau đó bắt đầuđược cải thiện Nhưng phải đến cuối thập niên 90, đầu thập niên 2000, tức làsau 30 năm, chất lượng không khí mới đạt chất lượng tốt

Trong khi đó, một số nước đang phát triển đã có những cải thiện ô nhiễmđáng kể trong thời gian ngắn hơn và ở một mức thu nhập thấp hơn, tiêu biểu

là trường hợp của Thái Lan chỉ mất khoảng 10 năm (từ đỉnh điểm năm 1991 2000) đã giảm được nồng độ SPM xuống hơn 50%

-2.3 Mối quan hệ giữa thu nhập đầu người và ô nhiễm nước

So với lĩnh vực ô nhiễm không khí, mối quan hệ giữa phát triển kinh tế

và ô nhiễm nước ít được quan tâm nghiên cứu hơn

Tại Hàn Quốc, các nghiên cứu đã tìm ra được mối quan hệ đường congEKC đối với nồng độ BOD của sông Hàn Theo đó, nồng độ BOD trên sôngHàn đạt đỉnh vào năm 1984, khi mức thu nhập đầu người của Hàn Quốc đạtkhoảng hơn 4.000 USD rồi sau đó giảm liên tục khi mức thu nhập tăng lên.Các nghiên cứu dữ liệu trên 64 nguồn nước thuộc bang Louisiana (Mỹ)cũng đã tìm được mối quan hệ EKC cho các chỉ tiêu ô nhiễm Nitơ vàPhopho Ngưỡng chuyển đổi của Nitơ nằm ở mức thu nhập đầu người 11.375

- 12.981 USD/năm, của Phot pho là 6.773 — 14.312 USD/năm (tỉ giá năm1996) Đây là mức thu nhập đầu người của Louisiana vào thập niên 80, hiệnnày thu nhập bình quân đầu người của bang Louisiana đã đạt mức trên37.000 USD/năm

Như vậy, ngay cả đối với các chỉ tiêu ô nhiễm nước, mức thu nhập khiđạt đến ngưỡng chuyển đổi cũng rất cao, đặc biệt là đối với các chỉ tiêu ô

Trang 11

nhiễm hữu cơ như N, P, BOD, COD, dao động từ mức 4.000 — trên 15.000USD.

2.4 Mối quan hệ giữa thu nhập đầu người và phát sinh chất thải rắn

Có rất ít nghiên cứu về phát triển kinh tế và vấn đề chất thải rắn Trong

số các nghiên cứu tiên phong về đường EKC, chỉ sử dụng một dữ liệu đaquốc gia đề cập đến vấn đề chất thải rắn sinh hoạt Nghiên cứu này khôngtìm thấy đỉnh của đường cong EKC, thay vào đó nghiên cứu này khẳng địnhlượng chất thải sinh hoạt phát sinh tăng liên tục theo mức thu nhập Có mộtnghiên cứu tìm thấy mối quan hệ tuyến tính giữa thu nhập đầu người và chấtthải rắn công nghiệp của Hàn Quốc

Đối với chất thải sinh hoạt, đường cong EKC đạt ngưỡng chuyển đổi vàonăm 1991, khi mà mức thu nhập đầu người tại Hàn Quốc đạt khoảng trên7.500 USD/năm Xu hướng giảm vẫn còn tiếp tục cho đến nay Xu hướnggiảm chất thải sinh hoạt từ những năm 90 đến nay là do có sự đóng góp rấtlớn của chương trình cấp quốc gia “Hệ thống thu phí rác thải dựa vào thểtích” bắt đầu vào đầu năm 1995 Chương trình này đã giúp giảm 31 % lượngrác sinh hoạt trong năm 1995 Đối với chất thải rắn công nghiệp, lượng phátthải tăng đều theo thu nhập đầu người được giải thích là do sự gia tăng liêntục của các hoạt động công nghiệp, đặc biệt là do sự tăng lên nhanh chóngcủa rác thải xây dựng

Các nghiên cứu tiến hành trên 30 tỉnh/thành phố ở Trung Quốc, đã tìm rangưỡng chuyển đổi đối với chất thải rắn công nghiệp ở mức thu nhập đầungười là 34.040 tệ, tương đương 4.525 USD (tỷ giá năm 2000)

2.4 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng

Một là có quan điểm cho rằng tăng trưởng và công bằng có mâu thuẫn.Hai là cũng co quan điểm cho rằng tăng trưởng và công bằng không có mâu

Ngày đăng: 15/12/2017, 20:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w