1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xã Hội Học Đô Thị: Đô thị hóa và những thách thức của quá trình đô thị hóa ở các nước đang phát triển hiện nay

17 3,6K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 839,93 KB

Nội dung

Đô thị hóa bao gồm việc mở rộng các đô thị hiện có và việc hình thành các đô thị mới.Một khu vực lãnh thổ nào đó được hóa thành đô thị khi nó có đầy đủ các tiêu chuẩn của đô thị… + Đô th

Trang 1

Đề tài: Đô thị hóa và những thách thức của quá trình đô thị hóa ở các nước đang phát triển hiện nay

I.Khái niệm liên quan.

1 Khái niệm đô thị hóa.

+ Đô thị hóa là một quá trình phát triển đô thị ở một quốc gia Đô thị hóa bao gồm việc mở rộng các đô thị hiện có và việc hình thành các đô thị mới.Một khu vực lãnh thổ nào đó được hóa thành đô thị khi nó có đầy đủ các tiêu chuẩn của

đô thị…

+ Đô thị hóa là quá trình làm tăng tỉ lệ dân cư đô thị trong tổng số cư dân quốc gia hay khu vực đồng thời là quá trình chuyển thể nhiều kiểu mẫu của đời sống xã hội

II Đô thị hóa ở các nước đang phát triển.

1 Đặc trưng cơ bản của các nước đang phát triển.

- Thu nhập thấp: ở các nước đang phát triển mức sống nói chung đều rất thấp so với đại đa số dân chúng Mức thấp biểu thị ở cả lượng và chất biểu thị bằng thu nhập, thiếu nhà ở, sức khỏe, tuổi thọ thấp Hiện các nhà kinh tế lấy mức 2000USD /người làm mức đánh giá cho vấn đề này, hiện có 100 nước có mức sống dưới 2000USD, 40 nước ở mức 600USD/ người

- Tỉ lệ tích lũy thấp: Những nước đang phát triển có mức tích lũy là rất thấp, đặc biệt những nước làm nông nghiệp thì tích lũy là 10% thu nhập, nhưng số này phải chi phí cho nhà ở và trang thiết bị cần thiết khác

- Trình độ kỹ thuật và sản xuất thấp: Ở các nước đang phát triển, hoạt động kinh tế chủ yếu trên quy mô nhỏ, kỹ thuật lạc hậu Trải qua thời kỳ cách mạng công nghiệp trên thế giới thì các nước đang phát triển đã có bộ mặt mới toàn xã hội, nhưng sản xuất vẫn ở mức độ thấp, chế biến thô sơ…

Trang 2

- Năng suất lao động thấp: dân số các nước đang phát triển cao và có nguy

cơ bùng nổ lớn, đời sống người dân thấp, mức tích lũy không cao đã kìm hãm sự phát triển của xã hội, áp lực xã hội tăng, năng suất sản xuất thấp…

- Siêu đô thị hóa đặc trưng cho các nước phát triển còn sự đô thị hóa giả tạo đặc trưng cho các nước đang phát triển Đô thị hóa giả tạo là tình trạng điển hình tại các nước đang phát triển Trong bối cảnh này sự đô thị hóa vừa không gắn với việc phát triển các chức năng thành phố, vừa liên quan tới việc “lôi” người dân ra khỏi vùng nông thôn, dẫn đến việc phân bố lại một cách tương đối cư dân nông nghiệp

2 Đô thị hóa có những đặc điểm tại các nước đang phát triển.

- Các đô thị đều chịu tàn dư của chủ nghĩa đế quốc

- Phát triển đô thị gắn liền với khôi phục, khắc phục, chậm tiến

- Dân cư đô thị không ngừng tăng lên qua các năm do sự di dân từ nông thôn

ra thành thị

- Bên cạnh các siêu đô thị thì xuất hiện các đô thị vệ tinh

- Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa góp phần cải tạo nâng cấp xây dựng các thành phố cũ đồng thời phát triển các thành phố mới

3 Quá trình đô thị hóa ở các nước đang phát triển.

3.1 Đô thị hóa ở các nước đang phát triển bề rộng thay cho chiều sâu.

Cho đến thế kỉ 20, quá trình đô thị hóa thế giới chủ yếu diễn ra theo bề rộng với các dấu hiệu về sự tăng trưởng dân số đô thị, số lượng các thành phố sự mở rộng lãnh thổ các đô thị

Đô thị hóa ở phương Tây diễn ra trong thời kỳ hàng trăm năm Các nước đang phát triển hiện nay ở châu Á, Phi, Mỹ la tinh thì lại cố gắng đạt được cùng một kết quả trong vòng vài chục năm, thậm chí trong một thế hệ, trong bối cảnh của một thời đại khác xa so với thời mà các nước phương Tây tiến hành đô thị hóa Các nước đang phát triển giờ đây cũng là các nước nghèo nhất Đô thị hóa ở đây

Trang 3

cuốn hút những dòng di cư vào thành phố mạnh hơn các nước phát triển Nguyên nhân một phần là do quá trình đô thị hóa ở các nước đang phát triển bắt nguồn từ

sự tăng dân số quá nhanh ở nông thôn Thêm vào đó dân nhập cư vào thành phố là những người nghèo nhất và không có khả năng lao động Vì thế tình trạng điển hình ở đây là: Sự phát triển kinh tế, đặc biệt là công nghiệp quá chậm chạp so với

sự tăng dân số đô thị

Về mặt quản lý ở các nước đang phát triển sự lớn lên của các đô thị thường

do chính phủ trung ương quản lý Các chính phủ này cố gắng tìm cách gia tăng hiệu quả kinh tế trong khi vẫn duy trì cơ cấu xã hội truyền thống Việc quản lý đó không những không phù hợp trong bối cảnh hiện nay mà còn gây ra sự thiếu thốn tài chính và các nguồn lực khác

3.2 Quá trình đô thị hóa của các nước đang phát triển theo khu vực.

Khoảng 1/3 đến 2/3 dân số của phần lớn các đô thị thuộc nhóm nước đang phát triển bị đẩy tới những khu ngoại ô lụp sụp hoặc những nơi những người chiếm đất xây dựng, họ thường bất chấp chính quyền Các nhóm người không chính thức này thường có ít hoặc không có quyền lợi sư dụng các dịch vụ công cộng như nước, hệ thống cống rãnh và hệ thống thoát nước, vỉa hè và vận chuyển rác

Khoảng 20% nhà mới ở các thành phố ở nhóm nước đang phát triển là xây dựng theo luật Số còn lại phát triển không chính thức

Các đô thị của Châu phi, Châu á và Châu Mỹ la tinh chưa hoàn thiện về cơ

sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật: giao thông vận tải điện nước,…vấn đề sử dụng các phương tiện giao thông công cộng hiện đại còn rất hiếm hoi do quá trình công nghiệp hóa chỉ mới phát triển gần đây Cấu trúc đô thị cũng như văn hóa lối sống của cư dân khác xa với các nước ở Bắc Mĩ

Trang 4

Có thể nhận thấy một số đặc trưng chung của các nước nhóm đang phát triển là sự di dân lâu dài từ các vùng nông thôn vào các thành thị làm cho dân số thành thị tăng lên nhanh chóng Cư dân đông đúc các phương tiện giao thông công cộng và dịch vụ thì ít dẫn đến đời sống của dân cư ở đây gặp nhiều khó khăn và nhiều tệ nạn xã hội phát sinh

Một số đô thị còn trong thời kì tiền công nghiệp, chỉ có trung tâm thương mại hay chợ có quy mô trung bình, ở đây không có trung tâm công nghiệp còn giao thông công cộng thì rất hiếm hoi Một số đô thị khác là sản phẩm của thuộc địa phương Tây, được hình thành từ những cảng hoặc là những tiền của việc điều hành quản lí và khai thác xây dựng của người châu Âu

Mặt khác một số nước các đô thị lại phát triển quá lớn theo lối tự phát đã dẫn đến hệ thống giao thông luôn quá tải và vấn đề giao thông là vấn nạn khó giải quyết được

Hơn nữa ở các quốc gia đang phát triển còn nổi bật lên sự tập trung dân số quá mức vào một số đô thị đặc biệt là trong thủ phủ của các khu vực và của quốc gia

Hiện nay sự bùng nổ dân số đô thị là một hiện tượng phổ biến ở các nước đang phát triển Số dân đô thị ở các nước đang phát triển tăng nhanh, trung bình mỗi năm tăng 3.5-4% tức là chỉ sau 25 năm dân số đô thị của các nước này tăng lên gấp đôi

Ở các nước đang phát triển quá trình đô thị hóa không cùng diễn ra với quá trình công nghiệp hóa, mà chủ yếu là do sự di dân từ nông thôn ra thành thị, làm cho tình trạng đô thị hóa trở nên không kiểm soát được, gây khó khăn trở ngại đối với các vấn đề phát triển kinh tế xã hội mà đặc biệt nhất là vấn đề việc làm, nhà ở, phương tiện đi lại, là nguyên nhân gây ra các tệ nạn xã hội

Trang 5

 Đô thị hóa ở châu Á

Theo ước tính của liên hợp quốc số lượng dân số đô thị của các nước châu Á

từ năm 1990 đến 2020 sẽ tăng từ 850 -> 2,25 tỉ Trung bình hàng năm tăng 47 triệu người Do đó gây ra những mối nguy hại cho việc phát triển kinh tế, việc xuống cấp môi trường và cơ sở hạ tầng, chính vì vậy cần có những biện pháp quy hoạch thích hợp

Trung Quốc – đất nước rộng lớn với diện tích là 9,6 triệu km2, 1,3 tỉ dân, dân

số đô thị của Trung Quốc chiếm 37% dân số cả nước Nhưng trong thời gian gần đây và dự đoán tương lai sắp tới dân số đô thị của Trung Quốc sẽ tăng lên nhanh chóng và có thể đạt đến mức các nước Châu Âu hiện nay

Bắc Kinh- thủ đô- trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa, khoa học kĩ thuật, giao thông của nước

Thượng Hải: thành phố lớn thứ 5 thế giới – thành phố đông dân nhất Trung Quốc- một hải cảng lớn –một trung tâm công nghiệp hàng đầu của Trung Quốc

Phần lớn các thành phố của Trung Quốc đều tập trung ở phía đông và đông bắc nơi kinh tế phát triển sầm uất nhất Trung Quốc

Đài Loan- một con rồng Châu Á có nông công nghiệp phát triển, tỉ lệ dân số

đô thị là 78%

Indônêxia – cường quốc thứ 4 về dân số với dân số là 221,9 triệu người

2005, có tỉ lệ thị dân là 42% cao hơn mức trung bình của khu vực nhưng lại thấp hơn mức trung bình của thế giới

Trang 6

Thái Lan: trung tâm giải trí của thế giới các nước Đông Nam Á, tỉ lệ dân số

đô thị 31% thấp hơn mức trung bình của thế giới tập trung chủ yếu vào thủ đô Băng Kốc

Philippin: có mức đô thị hóa khá cao đạt tới 48% năm 2005, tâp trung chủ yếu ở thủ đô Manila

Mianma có dân số là 677 nghìn người, tỉ lệ dân cư đô thị là 29%, tập trung chủ yếu ở thủ đô Yangun với 4 triệu dân chiếm 30% dân số đô thị của cả nước

Malayxia có 26,1 triệu nười tỉ lệ dân số đô thị là 38%

Việt Nam có khoảng 83 triệu người với dân số đô thị chiếm 20%

 Đô thị hóa ở các nước châu Phi

Châu phi có dân số đô thị chiếm 36% Đây là châu lục có mức độ đô thị hóa thấp nhất và chậm chạp nhất trên thế giới Tuy nhiên, hiện nay tốc độ đô thị hóa lại tăng nhanh hơn, chủ yếu là sự di dân từ nông thôn ra thành phố

Thực dân Châu Âu đã xây dựng những khu trung tâm mới để bóc lột và cai trị các nước Châu Phi

Các nuớc Châu Phi tăng dân số đô thị qua nhanh, việc gia tăng dân số đô thị quá nhanh như là một sự bùng nổ phản ánh việc tập trung hóa của chính phủ, của

sự giàu có và quyền lực và như thế những gì tốt đẹp nhất của đô thị được xem như biểu tượng của sự phát triển và hiện đại hóa trong nền kinh tế của đất nước họ

Khu vực đô thị hóa mạnh nhất là khu vực Bắc Phi có tới 47% dân số đô thị, Nam Phi 50%, Tây Phi 40%, Trung Phi 35% dân số đô thị, Đông Phi 24%

 Đô thị hóa ở các nước châu Mĩ La Tinh

Trang 7

Khu vực có mức độ đô thị hóa cao nhất nhóm nước đang phát triển

Quá trình đô thị hóa châu Mĩ La Tinh đang phát triển nhanh chóng, biến các thành phố Mĩ La Tinh thành các thành phố lớn nhất thế giới Các nhà phân tích tiên đoán rằng cho đến năm 2010, 6 trong số 28 thành phố lớn nhất thế giới nằm ở khu vực Mi La Tinh và Rio de Janeiro sẽ hợp nhất với Saopaolô thành một liên hiệp rộng lớn có chiều dài là 350 dặm với 40 triệu dân

Mêhicô đất nước đô thị hóa ồ ạt, có thành phố lớn nhất châu Mĩ La Tinh có

tỉ lệ dân cư đô thị là 75%

Thành phố Mehicô được xây dựng năm 1235, đến thời kì thực dân Tây Ban Nha thống trị Mêhicô được chọn làm thủ phủ của Liên bang Mêhicô, thành phố nằm trên cao nguyên có độ cao trên 2200m Ngày nay, Mêhicô là thành phố lớn nhất châu Mĩ La Tinh với mức tập trung cao nhất chiếm 73% dân số đô thị của toàn nước năm 1990, 2005 là 75%

Achentina có tỉ lệ dân số đô thị cao chiếm tới 89% dân số cả nước, thành phố lớn nhất là Buenốt Airet chiếm đến 41% dân số đô thị

Các nước Chilê 87%, Pêru 73%, Uruguay 93%: có tỉ lệ dân số đô thị cao nhất khu vực này

Braxin đất nước có nhiều thành phố lớn nhất châu Mĩ La Tinh, là nước đông dân nhất châu Mĩ La Tinh 179,1 triệu người 2005, tỉ lệ dân số đô thị là 81%

Các nước vùng Caribe có tỉ lệ dân số đô thị trên 50% vào những năm 60 và hiện nay là 61 %

Như vậy có thể thấy sức lôi cuốn của cuộc sống đô thị và của các vùng đã được đô thị hoá là nguyên nhân chính thu hút một khối lượng khổng lồ cư dân từ

Trang 8

vùng nông thôn ra thành thị Mặt khác những thành phố lớn ngày càng hấp dẫn và lôi cuốn cư dân từ các đô thị nhỏ hơn cũng như từ các vùng nông thôn nên càng làm cho tình hình thêm phức tạp (hạ tầng kỹ thuật quá tải; cây xanh, mặt nước, không gian trống hiếm hoi…)

4 Tác động của đô thị hóa đến đời sống người dân.

4.1 Tác động tích cực

- làm cho bộ mặt xã hội của mỗi quốc gia được thay đổi: kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, sức khỏe…

- Đời sống người dân được nâng cao, cải thiện, xóa bớt khoảng cách giàu nghèo, chênh lệch giữa nông thôn và thành thị

- Thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực của đời sống, đặc biệt ở các đô thị lớn…

- Tạo ra nhiều việc làm tăng thu nhập cho người dân, cải thiện cả đời sống vật chất và tinh thần

4.2 Tác động tiêu cực

- Qúa trình đô thị hóa làm nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội

- Đô thị hóa làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra sâu sắc hơn, làm suy cạn nhiều nguồn tài nguyên của đất nước

- Qúa trình di dân vào đô thị đặt ra nhiều vấn đề cho đô thị như nhà ở, điện, nước, gây nhiều gắng nặng cho hệ thống an sinh xã hội, khả năng mất an toàn xã hội cao…

Trang 9

III Thách thức của các nước đang phát triển trong quá trình đô thị hóa.

Đô thị hóa là quá trình tất yếu đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, đặc biệt là các nước châu Á, trong đó có Việt Nam Nền kinh tế càng phát triển thì quá trình

đô thị hóa diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh Đô thị hóa góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, nâng cao đời sống nhân dân Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, quá trình đô thị hóa cũng phát sinh nhiều vấn đề, thách thức cần giải quyết như: vấn đề việc làm cho nông dân bị mất đất, phương pháp đền bù khi giải phóng mặt bằng, cách thức di dân, dãn dân, nhà ở, môi trường, tệ nạn xã hôi.…

1 Về việc làm.

Đô thị là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, xí nghiệp, nơi đây có rất nhiều loại công việc cho người lao động làm và có thu nhập tương đối Vì vậy đô thị thu hút được sự quan tâm của người lao động, nhưng khi dân số dân số tăng các

đô thị lại không đủ sức chứa, việc làm nhiều nhưng người dân về trình độ lại không đáp ứng được nhu cầu của các nhà kinh doanh vì vậy đô thị luôn tồn tại 2 khía cạnh của vấn đề là thiếu lao động và thừa việc làm

Trên thế giới ước tính có 3 tỉ người đang làm việc nhưng hơn một nửa trong

số đó làm việc trong khu vực nông nghiệp, doanh nghiệp nhỏ của gia đình,các công việc không thường xuyên hoặc theo thời vụ với mức thu nhập khá thấp…

Như vậy đô thị hóa vừa tạo ra nhiều công việc cho người dân nhưng nó lại đòi hỏi ở người lao động phải có một trình độ tay nghề cao, trong khi đó các nước đang phát triển người lao động xuất thân chủ yếu từ nông thôn, quen với công việc đồng áng vì vậy nó đặt ra cho nhà kinh doanh vấn đề nhân lực làm sao để có được đội ngũ lao động chuyên nghiệp phù hợp với từng loại việc

2 Dân số

Trang 10

Qúa trình đô thị hóa luôn gắn liền với hàng loạt các dòng di dân từ các vùng

về đô thị và sự bùng nổ dân số đô thị, chính vì vậy nó tạo ra một sức ép lớn cho toàn đô thị Trong thế kỷ XX, sự gia tăng dân số quá nhanh và không kiểm soát được xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới Theo các chuyên gia Liên Hợp Quốc, ước tính đến năm 2030 dân số thế giới có thể sẽ vượt qua ngưỡng 8 tỷ Sức “hấp dẫn” của cuộc sống đô thị và của các vùng đã được đô thị hoá là nguyên nhân chính lôi cuốn một khối lượng khổng lồ cư dân nông thôn đi tìm miền “đất hứa” Dân số tăng nhanh, chất lượng dân số vẫn còn ở mức thấp… đã gây ra nhiều vấn đề, thách thức cho nhà quản lý và cho đô thị về cung cấp nhà ở cho người dân, việc làm, an sinh xã hôi, phúc lợi xã hội… không chỉ thế mà gia tăng dân số còn làm gây ô nhiễm môi trường đô thị, bệnh dịch, các tệ nạn xã hội xuất hiện nhiều, vấn đề đảm bảo an toàn cho đô thị cũng rất khó khăn do sự không đồng nhất về dân số

Sự di dân và tăng đột ngột dân số ở đô thị làm mất cân bằng dân số ở các khu vực không chỉ mình đô thị mà còn cả khu vực nông thôn ở nông thôn đổ dồn lên đô thị làm thuê làm cho dân số ít dần, ruộng đất ít được canh tác mà bắt đầu chuyển đổi dần sang hướng sản xuất khác

3 Môi trường.

Dưới áp lực ngày càng lớn của gia tăng dân số và sự tăng trưởng hoạt động kinh tế môi trường ở các nước đang phát triển ngày càng bị ô nhiễm và suy thoái nặng nề gây nhiều hậu quả nghiêm trọng

- Biến đổi khí hậu và suy giảm tầng ôzôn

Quá trình đô thị hóa đã hình thành và ra đời hàng loạt các nhà máy xí nghiệp cùng với đó là rác thải, khói bụi của các khu công nghiệp thải ra gây ô nhiễm môi trường sống Lượng CO2 tăng lên đáng kể trong khí quyển gây ra hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trái đất tăng lên Việc sử dụng năng lượng trong công nghiệp và sinh hoạt ở các nước đang phát triển đã đưa vào khí quyển một lượng

Ngày đăng: 19/11/2014, 16:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w