PHONG TRÀO CÔNG NHÂN CAO SU ÔNG QUẾ SAU NGÀY MIỀN NNAM HOÀN TOÀN GIẢI PHÓNG

Một phần của tài liệu Phong trao cong nhan cao su Ong Que (Trang 31 - 57)

NGÀY MIỀN NNAM HOÀN TOÀN GIẢI PHÓNG

(1975-1996)

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta mùa xuân năm 1975 với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc.

Nhân dân ta nói chung, công nhân cao su Ông Quế nói riêng bắt đầu bƣớc vào một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập thống nhất và đi lên Chủ nghĩa Xã hội. Cũng bắt đầu từ đây cuộc đời ngƣời công nhân cao su vĩnh viễn chấm dứt những năm tháng kéo dài của kiếp “Công tra” bán cả đời mình cho những tên chủ tƣ sản Đồn điền gian ác và trở thành những ngƣời chủ thực sự của đồn điền cao su. Với địa vị mới và với khí thế của ngƣời chiến thắng, công nhân cao su Ông Quế tích cực ra sức khôi phục lại sản xuất và ổn định đời sống, xây dựng chế độ mới.

* * *

Trong chiến tranh, Đồn điền Ông Quế có đồn bốt của địch chiếm đóng để kiềm chế phong trào cách mạng trong vùng, nhiều đợt trà đi xát lại rất ác liệt. Sau giải phóng, diện tích còn lại khoảng 60%. Số diện tích còn lại đó, do bom đạn tàn phá, nên vƣờn cây có mật độ cây cạo rất thấp và phần lớn bị già cỗi. Hơn nữa trong quá trình khai thác, chủ cây đã thực hiện chủ trƣơng: Khai thác tối đa, đầu tƣ tối thiểu nên năng suất rất thấp. Đại bộ phận xe máy, cơ sở vật chất cũ kỹ, hƣ hỏng lạc hậu.

Nhiệm vụ lúc này đặt ra là phải khắc phục mọi khó khăn để khôi phục sản xuất. Mặt khác phải giải quyết kịp thời tình trạng thiếu đói xảy ra để làm sao ổn định đƣợc đời sống của công nhân. Sau giải phóng, đội ngũ công nhân cao su Ông Quế phải gánh vác một nhiệm vụ hết sức nặng nề, thậm chí nguy hiểm đến cả tính mạng. Trách nhiệm này đòi hỏi đội ngũ công nhân phải dũng cảm, nhiệt tình mới có thể vƣợt qua đƣợc.

Chính quyền cách mạng nhanh chóng đƣợc thành lập. Ủy ban nhân dân cách mạng Đồn điền ra đời do đồng chí Nguyễn Văn Trí (Ba Trí) làm bí thƣ. Ban giám đốc có đồng chí Lê Đình, Giám đốc và ông Phạm Văn Quốc, Phó giám đốc.

Sáng ngày 17-05-1975 Hội nghị đại biểu công nhân cao su đầu tiên đƣợc triệu tập tại căn nhà của tên chủ Tây tại trung tâm An Lộc trƣớc đây, 81 đại biểu công nhân đã về dự. Đoàn đại biểu của đồn điền Ông Quế có 4 ngƣời đi dự do đồng chí Nguyễn Văn Trí làm trƣởng đoàn.

Với tinh thần là ngƣời chủ thực sự của đồn điền, nhà máy, các đại biểu tập trung thảo luận tìm biện pháp nhằm khắc phục mọi trở ngại, tiếp tục khôi phục sản xuất cao su, giải quyết công ăn việc làm cho công nhân đồng thời quyết định lấy ngày 2-6-1975 là ngày ra quân đầu tiên của toàn thể cán bộ công nhân viên chức

hội Chủ nghĩa. Hội nghị ngày 17-05 đánh dấu một bƣớc ngoặt lịch sử của công nhân cao su trong vùng.

Ngay sau đó, Thƣờng vụ khu ủy chỉ định thành lập Ban Tổng Giám đốc Công ty Quốc doanh cao su Đông Nam bộ để lãnh đạo khôi phục và phát triển sản xuất.

Đảng ủy đồn điền chuyển sang lãnh đạo công tác chính trị tƣ tƣởng và xây dựng chính quyền cách mạng.

Chi bộ đồn điền Ông Quế đi sâu lãnh đạo công tác chính trị tƣ tƣởng xây dựng bộ máy lãnh đạo và các đoàn thể quần chúng.

Đúng sáng ngày 02-06-1975 tiếng còi tầm của nhà máy An Lộc vang lên, nhƣ công khai tuyên bố với công nhân là lịch sử đã sang trang mới, trang sử đầu tiên của những ngƣời công nhân làm chủ chế độ.

Trên 540 cán bộ công nhân viên chức nông trƣờng cùng với toàn thể cán bộ công nhân viên chức toàn Công ty chính thức làm việc với tƣ thế của ngƣời chiến thắng, bắt đầu làm chủ vận mệnh của mình, làm chủ vƣờn cây nhà máy, làm chủ tài sản xã hội chủ nghĩa.

Anh chị em cạo mủ đi rọc mƣơng đóng máng, làm kiềng lƣợm chén, kiếm thùng tìm dao. Công nhân cơ xƣởng vận tải lăn vào sửa chữa xe, máy móc hƣ. Cán bộ văn phòng sắp xếp lại hồ sơ tài liệu. Lực lƣợng tự vệ tổ chức tháo gỡ bom mìn để phục hồi sản xuất. Có thể nói ngày 2-6-1976 là ngày hội của nông trƣờng và cũng từ đó trở thành ngày truyền thống của nông trƣờng Ông Quế và của toàn Công ty. Buổi đầu đi vào sản xuất với một tinh thần vô cùng khó khăn, diện tích vƣờn cây còn lại 2315,61ha thì có trên 70% là cây già cỗi, bị chủ tƣ sản khai thác tối đa để vơ vét mủ lại không đầu tƣ bồi dƣỡng, nên vƣờn cây trớ nên sơ sác tiêu điều, không những thế còn bị chiến tranh tàn phá hƣ hỏng nặng, nên năng suất bình quân chỉ còn 5,5 tạ một hécta trong năm.

* * *

Lực lƣợng công nhân sau giải phóng còn lại 1150 ngƣời trong đó 690 ngƣời là nữ. Số già yếu, kiệt sức lao động lại mang nhiều bệnh tật mãn tính khá nhiều. Trẻ em bị còi xƣơng chiếm đến 65%.

Nhà ở công nhân bị chiến tranh tàn phá trên 85%.

Các hệ thống phúc lợi coi nhƣ không có gì đáng kể. Đời sống thiếu thốn khó khăn, các tệ nạn xã hội do chế độ Mỹ - ngụy để lại đầy rẫy, bao chùm lên cuộc đời ngƣời công nhân cao su.

Trong quá trình vừa khôi phục vừa mở rộng sản xuất, ngoài lớp công nhân cũ có tay nghề có kỹ thuật ra, nông trƣờng còn đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ công nhân cao su kế thừa, đồng thời tiếp nhận thêm lao động ở các nơi khác đến. Sau một thời gian ổn định và khôi phục lại sản xuất, đội ngũ công nhân cao su ngày càng đông lên. Lúc bấy giờ tuy cuộc sống còn rất nhiều khó khăn nhƣng họ vẫn tự hào là công nhân của chế độ mới nên mọi ngƣời đều tích cực ra sức làm việc góp phần khôi phục lại sản xuất. Chính lực lƣợng ban đầu này là những hạt nhân nòng cốt của phong trào công nhân cao su của nông trƣờng sau này. Sau lớp ngƣời tiên phong đó là một lực lƣợng công nhân mới đƣợc bổ sung từ nhiều nguồn khác nhau. Có ngƣời trƣớc đây là bộ đội, trong những năm tháng còn

chiến tranh ác liệt đã từng sống và chiến đấu ở chiến trƣờng này, sau chiến tranh họ xuất ngũ, phục viên hoặc chuyển ngành tự nguyện tham gia vào đội ngũ công nhân cao su. Một lực lƣợng khác đông hơn là những ngƣời ở những vùng đông dân cƣ tự nguyện đi xây dựng vùng kinh tế mới. Một nguồn bổ sung quan trọng là thanh niên trẻ khỏe có trình độ văn hóa, có nhiệt tình cách mạng đƣợc tuyển chọn tăng cƣờng cho lực lƣợng công nhân phục vụ lâu dài cho việc sản xuất cao su.

Bằng tất cả những nguồn nhân lực trên mà đội ngũ công nhân nông trƣờng từng bƣớc hình thành và phát triển nhanh cả về số lƣợng và chất lƣợng. Chỉ sau một năm khôi phục lại sản xuất, lực lƣợng công nhân nông trƣờng đã tăng lên 1361 ngƣời.

Về mặt nhận thức chính trị của công nhân nông trƣờng, nhất là những công nhân lớn tuổi đã từng làm việc dƣới chế độ cũ, từng chịu biết bao bất công tủi nhục, đều thấy là cuộc sống đã thực sự đổi đời. Trƣớc kia là thân phận của ngƣời làm thuê, nay chuyển sang địa vị ngƣời làm chủ, họ cảm thấy sung sƣớng, thoải mái tự hào. Điều đó luôn thôi thúc họ sẵn sàng chấp nhận những khó khăn trƣớc mắt và phấn đấu để vƣợt qua.

Cùng với sự phát triển của công ty cao su, diện tích cao su của nông trƣờng Ông Quế đƣợc phát hoang phục hóa và trồng mới ngày càng tăng thêm, đội ngũ công nhân cao su của nông trƣờng cũng đông lên. Đến cuối năm 1980, tổng số công nhân nông trƣờng lên đến 2010 ngƣời (dƣới chế độ cũ thời kỳ cao nhất lực lƣợng công nhân cũng chỉ khoảng 1250 ngƣời) lực lƣợng công nhân đều đƣợc bố trí vào các tổ đội sản xuất.

Song song với việc sắp xếp lại lực lƣợng lao động, nhiều tổ chức khác nhƣ chi bộ, chi đoàn thanh niên, công đoàn cũng đƣợc thành lập và củng cố từng bƣớc.

Đời sống của công nhân tạm ổn định. Trƣờng học, trạm xá, nhà trẻ, nhà công nhân bị chiến tranh tàn phá đƣợc Công ty xuất vật liệu ra xây dựng lại, con em công nhân tiếp tục đi học..

Ngày 1-1-1976 Chính phủ quyết định sáp nhập 3 tỉnh: Biên Hòa, Bà Rịa- Long Khánh và Tân Phú thành tỉnh Đồng Nai, một số huyện cũng đƣợc sáp nhập lại, trong đó có 8 xã đồn điền sáp nhập với thị xã Long Khánh thành huyện Xuân Lộc.

Công ty Quốc doanh Cao su Đông Nam bộ đƣợc đổi tên thành Công ty Quốc doanh Cao su Đồng Nai, trực thuộc sự chỉ đạo của tỉnh Đồng Nai.

Đến tháng 7-1976, Đảng ủy đồn điền giải thể, chi bộ Đảng các nông trƣờng chuyển sang trực thuộc sự lãnh đạo của các Đảng bộ huyện có địa bàn, vƣờn cây cao su. Chi bộ Đảng nông trƣờng Ông Quế lúc đó có 7 Đảng viên, do đồng chí Nguyễn Văn Trí (Ba Trí) làm bí thƣ. Và trực thuộc sự lãnh đạo của huyện ủy huyện Xuân Lộc (cũ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đến năm 1979, Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy Đồng Nai quyết định thành lập Đảng bộ Công ty Cao su Đồng Nai để lãnh đạo thống nhất các cơ sở Đảng trong công ty. Thời gian này, chi bộ Đảng nông trƣờng Ông Quế lại chuyển về trực thuộc sự lãnh đạo của Đảng ủy Công ty Cao su Đồng Nai.

* * *

Mặc dù phải chịu đựng nhiều khó khăn thử thách trong cuộc sống, nhƣng với tinh thần làm chủ, với tƣ tƣởng cách mạng tiến công, công nhân cao su nông trƣờng Ông Quế tích cực lao động, hăng hái tham gia vào công cuộc khôi phục sản xuất.

Thực hiện Quyết định số 69 của Hội đồng Chính phủ về việc đƣa Công ty Quốc doanh Cao su Đồng Nai lên định hình 60.000ha cây trồng: Đầu năm 1976, nông trƣờng cao su Ông Quế cùng với các nông trƣờng khác trong công ty mở rộng thêm diện tích trồng mới.

Năm 1976 nông trƣờng đã trồng mới đƣợc 211,01ha và mở rộng thêm một số diện tích khai thác khác, nhờ đó góp phần giải quyết đƣợc nạn thiếu việc làm tại chỗ và thu hút thêm 211 lao động từ các nơi khác đến lập nghiệp.

Tháng 5-1979, Đại hội lần thứ nhất Đảng bộ Công ty Cao su Đồng Nai đã kiểm điểm đánh giá tình hình từ ngày thành lập Công ty đến năm 1978 và đề ra nhiệm vụ của Đảng bộ trong 2 năm 1979-1980 với những mục tiêu cơ bản là:

“Khôi phục phát triển sản xuất, giải quyết công ăn việc làm cho công nhân viên chức, ổn định và bảo đảm đời sống, giữ gìn trật tự xã hội, xây dựng cơ sở cách mạng (Đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể) tạo ra nguồn hàng xuất khẩu cho cả

nước, tiến lên xây dựng công ty chuyên canh cây công nghiệp cao su.”(8)

Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, mặc dầu do ảnh hƣởng của thiên tai mất mùa, công nhân phải ăn độn từ 80-90% nhƣng với tinh thần khắc phục khó khăn, thi đua thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ Công ty lần thứ nhất, chi bộ đã lãnh đạo toàn thể cán bộ công nhân viên hƣởng ứng "phong trào làm cao su giỏi” do công đoàn phát động trong toàn ngành. Phong trào này kết hợp nhiều mặt (phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật tăng năng suất, luyện tay nghề, thi thợ giỏi, hợp lí hóa tổ chức, cải tiến lề lối làm việc) thực hiện tốt: “Phong trào làm cao su giỏi” đƣợc vận dụng thành phong trào thi đua giành năm điểm cao của nông trƣờng.

Hƣởng ứng phong trào thi đua giành 5 điểm cao để lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ năm, toàn thể cán bộ, đoàn viên và công nhân viên chức ra sức phấn đấu hoàn thành kế hoạch nhà nƣớc năm 1980 và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1975-1980.

Tổng diện tích cao su của nông trƣờng tính đến năm 1980 có 3566,27ha, số lƣợng mủ khai thác đƣợc 8204 tấn. Chăm sóc vƣờn cây đúng kỹ thuật và các chỉ tiêu khác đều đạt và vƣợt mức kế hoạch đã đề ra.

Kết quả trong 5 năm (1975-1980) toàn nông trƣờng đã có 20 tổ lao động tiên tiến, 2 tổ lao động Xã hội Chủ nghĩa, 701 cá nhân lao động tiên tiến và 4 chiến sĩ thi đua.

* * *

Ngoài nhiệm vụ trọng tâm là khôi phục lại sản xuất, với tính chất là lực lƣợng tiên phong trong mọi phong trào, công nhân cao su Nông trƣờng Ông Quế còn tích

cực tham gia nhiều phong trào khác. Thời kỳ đầu xây dựng và củng cố nông trƣờng mới chỉ có 7 Đảng viên, so với quần chúng mới chiếm 0,6%. Số lƣợng Đảng viên nhƣ thế rõ ràng chƣa đủ để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo và chỉ đạo phong trào. Song, do khí thế chiến thắng tác động mạnh đến tinh thần cách mạng và ý thức làm chủ nên tất cả công nhân vẫn hăng say hoạt động, tạo đƣợc phong trào quần chúng rất sôi nổi.

Các phong trào khác, đặc biệt là phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao cũng phát triển khá mạnh, nhất là trong những năm 1975-1978. Vì nhận thức rõ các hoạt động văn nghệ thể dục thể thao là món ăn tinh thần rất quan trọng; nên cấp ủy, ban Giám đốc, tổ chức công đoàn hết sức quan tâm. Chính vì vậy mà hàng năm lãnh đạo nông trƣờng đã chi ra hàng chục triệu đồng để đầu tƣ cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao. Nông trƣờng đã tổ chức đƣợc các đội bóng đá, bóng chuyền và đội văn nghệ. Công nhân nhiệt tình hƣởng ứng tham gia dự hội thi tiếng hát “truyền thống công nhân” và hội thao do công ty tổ chức.

Phong trào tự lực cánh sinh chăm lo đời sống cũng đƣợc đại bộ phận công nhân tích cực hƣởng ứng. Trong khi toàn nông trƣờng ra sức phấn đấu khôi phục và mở rộng diện tích cây cao su, một khó khăn lớn nổi lên là không đủ lƣơng thực thực phẩm để cung cấp cho công nhân trực tiếp lao động sản xuất. Lãnh đạo nông trƣờng cũng hết sức cố gắng giải quyết nhiệm vụ cấp bách này, nhƣng cũng chỉ giải quyết đƣợc một phần. Với tinh thần tự lực cánh sinh là chính, các gia đình công nhân đã năng động vừa tập trung chăm sóc các vƣờn cây, vừa tranh thủ lao động ngoài giờ trên cơ sở tận dụng các khoảng đất trống còn hoang hóa để trồng hoa màu, tỉa lúa trồng bắp và đậu các loại, đồng thời phát triển chăn nuôi gia cầm, gia súc để tự cung cấp một phần lƣơng thực, thực phẩm cho gia đình. Ngoài ra nông trƣờng còn phát triển kinh tế tập thể để tăng thu nhập cho công nhân.

Phong trào thi đua “Rèn luyện tay nghề” phấn đấu “đạt chỉ tiêu kế hoạch” do công đoàn phát động hàng năm đƣợc công nhân tích cực tham gia hƣởng ứng. Nhờ công nhân chăm sóc kỹ thuật mà các vƣờn cây luôn luôn xanh tốt.

Tay nghề của công nhân ngày một nâng lên. Năng suất lao động ngày càng tăng. Nhờ tinh thần thi đua phấn đấu đạt kế hoạch, nên hàng năm đều đạt và vƣợt các chỉ tiêu. Trong suốt 5 năm, nhờ kết hợp nhiều biện pháp thích hợp nên dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhà ở còn thiếu, điều kiện làm việc chƣa đƣợc tốt, nhƣng công nhân nông trƣờng cao su Ông Quế vẫn hăng hái sản xuất phấn đấu và vƣợt chỉ tiêu kế hoạch đƣợc Công ty giao hàng năm và đƣa các hoạt động dần dần vào nề nếp.

Ngoài các phong trào trên, công nhân cao su nông trƣờng còn tích cực tham gia phong trào tuần tra bảo vệ, giữ gìn an ninh trật tự cho đơn vị. Đội ngũ công nhân trẻ cũng tích cực tham gia vào lực lƣợng dân quân tự vệ để bảo vệ nông

Một phần của tài liệu Phong trao cong nhan cao su Ong Que (Trang 31 - 57)