Đoàn kết là một truyền thống quí báu của công nhân cao su Ông Quế là sự kế thừa truyền thống đoàn kết của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam.

Một phần của tài liệu Phong trao cong nhan cao su Ong Que (Trang 62 - 65)

thừa truyền thống đoàn kết của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam.

Công nhân cao su Ông Quế thời trƣớc gồm những ngƣời lao động nghèo khổ từ các tỉnh miền Bắc, miền Trung v.v... tới. Giữa họ có những phong tục tập quán, lối sống, tôn giáo khác nhau. Nhƣng khi bƣớc chân vào Đồn điền, một thứ địa ngục trần gian, cũng chịu chung số phận bị chủ tƣ bản Đồn điền áp bức bóc lột tàn nhẫn, những ngƣời lao động nghèo khổ ấy đã phải đoàn kết lại mới đủ sức đối phó với kẻ thù giai cấp và thực tế họ đã đoàn kết lại thành một khối sắt thép. Chính tính đoàn kết giai cấp ấy đã đem lại cho họ sức mạnh chiến thắng.

Đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhất là thời kỳ chống Mỹ, nông trƣờng cao su Ông Quế là một địa bàn chiến lƣợc quan trọng, cho nên kẻ địch không những tập trung mọi lực lƣợng và phƣơng tiện chiến tranh hiện đại khá lớn để đàn áp phong trào kháng chiến mà còn dùng cả những thủ đoạn chính trị thâm độc để lôi kéo, phân hóa, chia rẽ, gây nghi ngờ lẫn nhau trong nội bộ công nhân, nhằm tách rời công nhân với cách mạng. Thậm chí chúng còn ép buộc công nhân vào những tổ chức phản động để chống lại cách mạng. Chính sách “chia để trị” là bản chất đen tối và còn là thủ đoạn hết sức thâm độc của Mỹ - ngụy. Công nhân cao su Ông Quế không mơ hồ trƣớc âm mƣu thủ đoạn đen tối và dã tâm xâm lƣợc của chúng nên suốt 30 năm chiến tranh họ đã kết nhau lại thành một khối bền vững không thể tách rời. Bị tƣ bản bóc lột, ngụy quyền, ngụy quân đàn áp, công nhân đã đoàn kết đấu tranh bằng nhiều hình thức sinh hoạt sáng tạo đòi quyền dân sinh dân chủ, đòi độc lập tự do, đánh bại mọi âm mƣu thủ đoạn của chúng.

Đoàn kết còn là bản chất của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam. Truyền thống đoàn kết còn thể hiện ở mối quan hệ giữa Đảng và công nhân cao su Ông Quế là mối quan hệ máu thịt. Truyền thống đoàn kết còn thể hiện ở sự thống nhất ý chí và hành động của Đảng viên trong Đảng bộ nông trƣờng Ông Quế. Thể hiện rõ nhất là sự nhất trí cao về mục tiêu lý tƣởng độc lập dân tộc và Chủ nghĩa Xã hội trong từng cán bộ đảng viên và cán bộ công nhân viên. Truyền thống đoàn kết còn thể hiện ở quyết tâm thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng, hoặc trong lúc cách mạng gặp khó khăn vẫn tin tƣởng ở sự lãnh đạo của Đảng, đoàn kết một lòng không chao đảo ngả nghiêng. Toàn thể cán bộ công nhân viên và các gia đình công nhân không phân biệt dân tộc, tôn giáo đã đoàn kết thành một khối thống nhất xây dựng nông trƣờng ngày một phát triển. Đoàn kết thống nhất ý chí và hành động trong Đảng bộ là tạo nên sức mạnh tổng hợp trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với phong trào cách mạng của quần chúng ở nông trƣờng. Đoàn kết còn là sự kết hợp chặt chẽ giữa nông trƣờng với chính quyền địa phƣơng. Đồng thời đây cũng là nguyên nhân quan trọng tạo nên thắng lợi của phong trào công nhân cao su Ông Quế trong cách mạng, trong kháng chiến cũng nhƣ trong xây dựng Chủ nghĩa Xã hội.

Truyền thống cần cù trong lao động, ý thức tự lực tự cƣờng khắc phục khó khăn, truyền thống yêu nƣớc, yêu CNXH, truyền thống đoàn kết, thống nhất ý chí, thống nhất hành động đã đem lại những bài học thiết thực bƣớc đầu bổ ích:

1. Đảng bộ và lãnh đạo nông trƣờng luôn luôn coi trọng công tác giáo dục chính trị và tƣ tƣởng. Coi công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng cho toàn thể công nhân là trách nhiệm của Đảng bộ, của ban Giám đốc, ban chấp hành các đoàn thể và của mỗi Đảng viên. Đặc biệt là thƣờng xuyên quán triệt đƣờng lối chính sách của Đảng để tăng lòng tin tƣởng vào sự lãnh đạo của Đảng cho ngƣời lao động.

2. Phát huy quyền làm chủ của công nhân kết hợp với tổ chức thi đua thƣờng xuyên liên tục, đánh giá khen thƣởng kịp thời là động lực thúc đẩy sự nỗ lực của công nhân vƣơn lên trong sản xuất, trong xây dựng cuộc sống mới.

3. Công tác kiểm tra trong sản xuất đƣợc chú ý thƣờng xuyên đã tạo cho công nhân có ý thức nâng cao tay nghề, lao động có kỹ thuật, có năng suất, có chất lƣợng và đạt hiệu quả cao.

4. Luôn luôn biết phát huy sức mạnh tổng hợp trong chiến tranh và trong lao động sản xuất. Tinh thần chủ động sáng tạo, ý thức tự lực tự cƣờng xây dựng nông trƣờng ngày một phát triển về mọi mặt.

5. Tin tƣởng, quyết tâm thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng. Đảng bộ luôn luôn phát huy vai trò lãnh đạo - kiên định lý tƣởng độc lập dân tộc và Chủ nghĩa Xã hội. Tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng ủy và ban Giám đốc Công ty Cao su Đồng Nai.

Thành quả chiến đấu và lao động xây dựng nông trƣờng của Đảng bộ và công nhân cao su Ông Quế đạt đƣợc trong 75 năm qua là một tài sản vô giá. Tin tƣởng sâu sắc rằng các thế hệ công nhân cao su nông trƣờng Ông Quế sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy tốt truyền thống và bài học quí báu đó, tạo thêm những thành tích mới rực rở hơn nữa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh.

MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU ... 3 LỜI NÓI ĐẦU ... 4 CHƢƠNG MỘT-PHONG TRÀO CÔNG NHÂN CAO SU NÔNG TRƢỜNG ÔNG QUẾ TỪ NGÀY THÀNH LẬP ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945 ... 6 *Nông trƣờng cao su Ông Quế... 6 Cuộc sống khốn cùng của công nhân đồn điền Ông Quế dƣới chế độ tƣ bản Pháp7 Vùng lên đập nát xích xiềng nô lệ ... 10 CHƢƠNG HAI-CÔNG NHÂN ĐỒN ĐIỀN ÔNG QUẾ TRONG CHÍN NĂM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP ... 16 CHƢƠNG BA-PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG CỦA CÔNG NHÂN CAO SU ĐỒN ĐIỀN ÔNG QUẾ (1954-1975) ... 20 Đấu tranh đòi dân sinh dân chủ, đòi thi hành Hiệp định Genève (1954-1956). . 20 Vƣợt qua sự khủng bố ác liệt của kẻ thù, giữ vững phong trào đấu tranh, tiến lên vũ trang khởi nghĩa (1957-1960) ... 22 Đánh bại “Quốc sách ấp chiến lƣợc” phá thế kìm kẹp của địch, giành quyền làm chủ Đồn điền (1961-1965) ... 23 Công nhân cao su Đồn điền Ông Quế, liên tục tấn công, đánh bại âm mƣu “bình định” Đồn điền cao su của Mỹ-ngụy và chƣ hầu (1966-1972) ... 24 Ba mũi giáp công đánh Mỹ, diệt ngụy và quân chƣ hầu (1966-1968)... 24 Kiên cƣờng bám trụ, tiếp tục đánh địch, giữ vững địa bàn phát triển thế tiến công (1969-1972) ... 26 Tiến công và nổi dậy giải phóng Đồn điền cao su (1973-4/1975) ... 28 CHƢƠNG IV-PHONG TRÀO CÔNG NHÂN CAO SU ÔNG QUẾ SAU NGÀY MIỀN NNAM HOÀN TOÀN GIẢI PHÓNG (1975-1996) ... 31 Công nhân cao su nông trƣờng Ông Quế trong thời kỳ phát triển sản xuất, cải thiện đời sống (1981-1985) ... 36 Phong trào công nhân cao su Nông trƣờng Ông Quế trong công cuộc đổi mới (1986-2000) ... 43 KẾT LUẬN ... 59 1. Truyền thống cần cù trong lao động và tinh thần tự lực tự cƣờng khắc phục khó khăn để tồn tại và phát triển ... 61 2. Yêu nƣớc là một truyền thống tốt đẹp của công nhân Nông trƣờng cao su Ông Quế ... 61 3. Đoàn kết là một truyền thống quí báu của công nhân cao su Ông Quế là sự kế thừa truyền thống đoàn kết của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam. ... 62

PHONG TRÀO CÔNG NHÂN CAO SU ÔNG QUẾ Biên soạn: Biên soạn:

CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI

BAN TUYÊN HUẤN ĐẢNG ỦY CÔNG TY

Chịu trách nhiệm xuất bản ĐẶNG TẤN HƯỚNG

Biên tập: LÊ ĐĂNG KHÁNG Sửa bản in: LÊ ĐĂNG KHÁNG

Bìa: HỒ GIÁO

Nhà Xuất bản tổng ĐỒNG NAl, 210 Quốc lộ 1K, TP Biên Hòa, Đồng Nai. Điện thoại: (061) 946519. Ban Biên tập: (061) 825292

Ban Giám đốc: (061) 946529 - (061) 822613 - FAX: (061) 946530 Email: nxbdongnai@hcm.vnn.vn

Một phần của tài liệu Phong trao cong nhan cao su Ong Que (Trang 62 - 65)